Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo thời gian và theo c...

Tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo thời gian và theo các chỉ tiêu sử dụng sức lao động

.DOCX
46
1374
138

Mô tả:

ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ........................3 §1- Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế....................................................3 §2- Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài...........................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH....................................................................................6 Chương I: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các bộ phận cấu thành...................................................................................................................................6 §1- Mục đích, ý nghĩa.....................................................................................................6 §2- Phân tích...................................................................................................................7 §3- Kết luận..................................................................................................................17 Chương II: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo thời gian..........19 §1- Mục đích, ý nghĩa...................................................................................................19 §2- Phân tích.................................................................................................................19 §3- Kết luận..................................................................................................................34 PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................37 * Kết luận.........................................................................................................................37 * Kiến nghị.......................................................................................................................42 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 1 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội thời mở của hiện nay, rất nhiều các công ty, doanh nghiệp được thành lập và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Và muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có những chiến lược về quản lý, về điều hành,về sản xuất đúng đắn, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp diễn ra hết sức phức tạp. Các doanh nghiệp hoạt động vì một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận , để đạt được điều này thì công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh ngiệp là điều cần thiết bởi vì : Thông qua việc phân tích các nhà quản lý mới có cơ sở để đưa ra được những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp mới thấy được hết các tiềm năng trong doanh nghiệp từ đó có biện pháp để khai thác có hiệu quả và những mặt hạn chế cần khắc phục. Ngày nay công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để làm tốt được điều này đòi hỏi người phân tích phải có một trình độ nhất định, phải có một cái nhìn bao quát, tổng thể, phát hiện ra những nguyên nhân chủ yếu làm biến động các chỉ tiêu kinh tế đồng thời phải đề ra được những biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quá trình hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế cung cấp các thông tin cần thiết về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời… của doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư, các cổ đông đưa ra các quyết định hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Bài đồ án môn học này Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo thời gian và theo các chỉ tiêu sử dụng sức lao động. Em hoàn thành bài đồ án môn học này dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Lan Hương. Trong quá trình làm bài mặc dù đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài đồ án môn học này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 2 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ §1- Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế I. - - II. - Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế. Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế Nhận thức đúng chúng ta sẽ có các quyết định đúng, và tổ chức thực hiện kịp thời các quyết định đó đương nhiên sẽ thu được các kết quả mong muốn. Ngược lại nhận thức sai sẽ dẫn đến các quyết định sai và nếu thực hiện các quyết định sai đó thì hậu quả không thể lường trước được. Để nhận thức được các hiện tượng và sự vật người ta sử dụng công cụ là phân tích hoạt động kinh tế. Sử dụng công cụ này người ta nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế từ đó cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn trong tương lai vì vậy phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà Nước. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 3 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ §2- Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài I. Phương pháp chi tiết 1. Chi tiết theo thời gian - Phương pháp này giúp cho việc đánh giá kết quả được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. - Phương pháp này giúp xác định thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất. - Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp khai thác tiềm năng, khắc phục được sự mất cân đối, tính thời vụ thường xảy ra trong quá trình kinh doanh. 2. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành - Phương pháp này giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý, II. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố  Phương pháp cân đối Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số. cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu thì chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số gốc của bản thân nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác. Khái quát nội dung của phương pháp: Chỉ tiêu phân tích: y Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c + Phương trình kinh tế: y = a + b – c Giá trị chỉ tiêu kì gốc: yo = ao + bo - co Gía trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 - c1 + Xác định đối tượng phân tích: ∆y = y1 – yo = (a1 + b1 - c1) – (ao + bo - co) + Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: *) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a1 –ao Ảnh hưởng tương đối: δya = (∆ya.100)/yo (%) *) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = b1 –bo Ảnh hưởng tương đối: δyb = (∆yb.100)/yo (%) *) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = c1 –co Ảnh hưởng tương đối: δyc = (∆yc.100)/yo (%) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 4 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y Δya + δyb + δyc = δ = (∆y.100)/yo (%) Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 5 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Lập bảng phân tích: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 6 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ STT 1 2 3 C h ỉ ti ê u N h â n t ố t h ứ n h ấ t N h â n t ố t h ứ h a i N h â n t ố Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc So sánh Mđahh→y Chênh lệch (%) (%) Qui mô Tỷ trọng Tỷ trọng Quy mô (%) (%) ao da a1 da δa ∆a δy bo db b1 db δb ∆b δy co dc c1 dc δc ∆c δy Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 7 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ t h ứ b a C h ỉ ti ê u p h â n tí c h yo Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 100 Page 8 y1 100 δy ∆y - ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH Chương I: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các bộ phận cấu thành §1- Mục đích, ý nghĩa I. - - II. - - Ý nghĩa Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm là kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất thì các doanh nghiệp phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng sẵn có về nhân lực, tài sản. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm vững các nhân tố, các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất. Một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới giá trị sản xuất là quy mô sản xuất gồm các bộ phận cấu thành nên giá trị sản xuất đó như: thành phẩm đạt tiêu chuẩn, công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài, giá trị chênh lệch cuối kì so với đầu kì sản phẩm dở dang, giá trị phế liệu phế phẩm, giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị. Thông qua các yếu tố trên ta có thể phân tích đánh giá được giá trị sản xuất của doanh nghiệp tốt, hay chưa tốt, đạt tiêu chuẩn hay chưa đạt tiêu chuẩn. Để từ đó đưa ra những phương hướng, biện pháp cải tiến, thúc đẩy doanh nghiệp đưa ra những phương hướng để đầu tư cho hợp lý. Mặt khác việc phân tích còn chỉ ra những ưu, nhược điểm của các bộ phận đó về sử dụng phế liệu, phế phẩm, máy móc..để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các bộ phận đó. Mục đích Trong doanh nghiệp quy mô sản xuất cũng là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp có hoàn thành hay chưa hoàn thành đến giá trị sản xuất. Mục đích của việc phân tích này là đánh giá tình hình thực hiện giá trị sản xuất theo các bộ phận, xác định nhu cầu về các bộ phận trong thời gian tới và đề xuất các kiến nghị về công tác về nâng cao hay giảm đi những bộ phận nào làm tăng hay giảm giá trị sản xuất. Qua phân tích giúp ta xem xét được các bộ phận cấu thành của các hiện tượng và ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh tế. Qua phân tích sẽ giúp ta nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác hơn và xác Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 9 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý, để doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp nâng cao hay hạn chế cho phù hợp với từng bộ phận cấu thành. §2- Phân tích I. Lập biểu số liệu  Phương trình kinh tế: Gs = GT + GC + G L + G F + G M Trong đó: GT : Giá trị thành phẩm chế biến bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp và bằng nguyên vật liệu của khách hàng. GC : Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. G L : Giá trị chênh lệch cuối kì so với đầu kì, sản phẩm dở dang. GF : Giá trị hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị. G M : Giá trị phế liệu, phế phẩm. - Giá trị sản xuất các bộ phận cấu thành kỳ gốc: GS0 3 = GT 0 + GC 0 + G L 0 + G F 0 + G M 0 = 88.912.146 ( 10 đ) - Giá trị sản xuất các bộ phận cấu thành kỳ gốc: GS1 3 = GT 1 + GC 1 + G L1 + G F 1 + G M 1 = 80.271.613 ( 10 đ) * Đối tượng phân tích: ΔGs 3 ΔGs = Gs1 – Gs0 = -8.640.533 ( 10 đ) * Xác định mức độ ảnh hưởng Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 10 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ΔGi δGi = * 100 (%) Gs0 ΔGi = Gi1 – Gi0 Trong đó: δGi: mức độ ảnh hưởng của tháng thứ i đến giá trị sản xuất ΔGi: chênh lệch tuyệt đối giữa giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu với kỳ gốc của tháng thứ i. Gs0 : giá trị sản xuất kỳ gốc  Bảng phân tích: II. Đánh giá chung Dựa vào bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các bộ phận cấu thành, ta nhận thấy: Giá trị sản xuất theo các bộ phận cấu thành có sự thay đổi rõ nét qua hai kì: 3 : giá trị sản xuất là 88.912.146 ( 10 đ) - Kì gốc - 3 Kì nghiên cứu : giá trị sản xuất là 80.271.613 ( 10 đ) Như vậy giá trị sản xuất ở kì nghiên cứu so với kì gốc đạt 90,28% tức giảm 9,72% tức là 3 giảm 8.640.533 ( 10 đ). Giá trị sản xuất theo các bộ phận cấu thành là: thành phẩm đạt tiêu chuẩn, công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài, giá trị chênh lệch cuối kì so với đầu kì sản phẩm dở dang, giá trị phế liệu, phế phẩm, giá trị hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị. Giá trị sản xuất giảm do trong đó có 2 nhân tố giảm ít là giá trị chênh lệch CK so với ĐK Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 11 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 3 sản phẩm dở dang 370.535 ( 10 đ  tương ứng giảm 76,59% tức giảm 23,41% và 3 thành phẩm đạt tiêu chuẩn giảm mạnh nhất là 9.551.186 ( 10 đ) tương ứng giảm 88,56% tức giảm 11,44% so với kì gốc. 3 bộ phận cấu thành còn lại tăng, trong đó bộ 3 phận giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị tăng mạnh nhất là 781.478 ( 10 đ) tương ứng tăng 1564,90% tức là tăng 1464,9% và bộ phận giá trị phế liệu, phế phẩm… 3 tăng chậm nhất 165.365 ( 10 đ) tương ứng tăng 243,07% tức tăng 143,07%. Qua bảng ta thấy mức độ ảnh hưởng của bộ phận giá trị hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị là lớn nhất 0,88% và bộ phận thành phẩm đạt tiêu chuẩn là nhỏ nhất -10,74%. Từ đó ta có thể thấy sự thay đổi của chỉ tiêu giá trị sản xuất là chưa tốt, vì giá trị sản xuất giảm đi giữa 2 kì, thêm vào đó thành phẩm đạt tiêu chuẩn giảm, giá trị hoạt động cho thuê máy móc tăng, giá trị phế liệu, phế phẩm tăng ,gía trị sản xuất vẫn giảm chứng tỏ doanh nghiệp còn chưa chú trọng vào sản xuất chất lượng sản phẩm, còn nhiều sản phẩm hỏng, lỗi, chưa quan tâm công tác quản lý, theo dõi thúc đẩy sản xuất. III. Phân tích chi tiết 1. Nhân tố: Thành phẩm đạt tiêu chuẩn 3 Trong kì gốc thành phẩm đạt tiêu chuẩn là 83.497.396 ( 10 đ), kì nghiên cứu là 3 3 73.946.210 ( 10 đ) tức giảm đi 9.551.186 ( 10 đ) hay giảm 11,44% so với kì gốc. Việc các thành phẩm đạt tiêu chuẩn giảm có thể do các nguyên nhân như sau: - Nguyên nhân 1: Quá trình cung ứng nguyên vật liệu về chất lượng, số lượng, tiến độ, dự trữ… Trong kì nghiên cứu, thành phẩm đạt tiêu chuẩn bị giảm so với kì gốc do quá trình cung ứng nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, tiến độ, dự trữ chưa được đảm bảo. Về mặt thời gian các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu không đúng thời gian quy định, số lượng mặt hàng bị thiếu và còn bị hỏng, chất lượng hàng kém, khiến doanh nghiệp của ta không sản xuất đúng theo tiến độ về mặt thời gian, không những thế với chất lượng nguyên vật liệu kém và số lượng nguyên vật liệu được cung ứng không đảm bảo đã kéo theo sản phẩm đạt tiêu chuẩn của chúng ta bị giảm. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 12 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ + Đối với bản thân doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ thời gian cung cấp của các doanh nghiệp đối tác, luôn cho người phụ trách kỹ vấn đề vận chuyển. Có thể kết hợp với nhiều doanh nghiệp để luôn dự trữ phương án 2 cho kế hoạch, để đảm bảo thời gian cung cấp đúng quy định cam kết để quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ. + Chọn doanh nghiệp có uy tín để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đúng chất lượng. - Nguyên nhân 2: Trình độ tay nghề của công nhân còn kém, chưa được nâng cao. Cũng trong kì nghiên cứu, thành phẩm đạt tiêu chuẩn bị giảm hơn so với kì gốc còn có khả năng do tay nghề lao động của công nhân còn hạn chế, những người có tay nghề tốt ít hơn, nên họ làm ra số sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ làm được làm ra ít hơn. Công nhân tay nghề kém làm ra sản phẩm vừa mất thời gian hơn, vừa gây lãng phí nguyên vật liệu, do đó số sản phẩm đạt tiêu chuẩn cũng sẽ được làm ra ít hơn. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Các doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến trình độ tay nghề của công nhân, nên mở những chương trình đào tạo tay nghề, giúp nhân viên học hỏi mở mang kiến thức, nâng cao cả trình độ chuyên môn và tay nghề. + Ngoài ra nên có các chương trình khen, tặng hoặc cung cấp những chuyến đi chơi, du lịch dành cho công nhân để khuyến khích, động viên tinh thần họ làm việc. Nên có những chế độ đãi ngộ hoặc tăng lương đối với ai có thành tích trong công việc tốt. - Nguyên nhân 3:Biện pháp quản lý sản xuất chưa phù hợp. Trong kì nghiên cứu vừa rồi, biện pháp quản lý sản xuất chưa phụ hợp cũng là nguyên nhân gây ra giảm các thành phẩm đạt tiêu chuẩn so với kì gốc. Các nhà quản lý ở kì này chưa theo dõi kỹ đến quá trình sản xuất, lơ là không chú trọng theo dõi đến từng giai đoạn sản xuất. Chỉ cần một công đoạn trong giai đoạn đó mà có một công nhân làm sai, mà nhà quản lý không theo dõi để phát hiện kịp thời thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ bị lỗi, không đảm bảo chất lượng. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực * Đề xuất với doanh nghiệp: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 13 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ + Các doanh nghiệp nên tuyển dụng các nhà quản lý có chuyên môn, biết đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, để giúp cho việc sản suất được thuận lợi. + Quản lý thời gian, giám sát công nhân trong nhà máy từ sức khỏe, chất lượng và khối lượng công việc đến quá trình thao tác trong sản xuất; cũng như đánh giá kết quả làm việc của công nhân sau đó sẽ có các chương trình đạo tào cho phù hợp. - Nguyên nhân 4: Biến động tiền tệ Trong kì nghiên cứu vừa rồi, biến động tiền tệ cũng là một vấn đề đáng lưu tâm cuả các doanh nghiệp, do trong kì này giá cả cao nên doanh nghiệp đã chọn những nguyên vật liệu có giá rẻ hơn, và chất lượng có thể không tốt bằng để sản xuất cho kịp tiến độ, do đó chất lượng sản phẩm không đảm bảo, do đó các thành phẩm đạt tiêu chuẩn đã bị giảm xuống. Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Do giá cả thị trường thường xuyên biến động, nên các doanh nghiệp thường xuyên phải theo dõi giá cả để có những phán đoán về các nguyên vật liệu mà mình muốn mua. Nên dự trữ nguyên vật liệu trong kho để tránh giá cả quá cao, doanh nghiệp không đáp ứng được. + Tìm hiểu kỹ các đối tác doanh nghiệp và nên hợp tác với nhiều doanh nghiệp để khi giá tăng doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn và có thể kiếm được các nguồn cung cấp nguyên liệu khác nhau và có giá rẻ hơn, vì khi giá thị trường lên quá cao, các doanh nghiệp có xu hướng giảm giá để cạnh tranh sản phẩm với nhau. 2. Nhân tố: Công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. 3 Trong kì gốc công việc có tính chất công nghệp làm cho bên ngoài là 3.663.181 ( 10 3 3 đ), kì nghiên cứu là 3.997.526 ( 10 đ), tức tăng lên 334.345 ( 10 đ) hay tăng 9,13%. Việc công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài tăng có thể do một số nguyên nhân sau : - Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp mình cho bên ngoài thuê máy móc. Trong kì nghiên cứu, công việc có tính chất công nghiệp của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên so với kì gốc do doanh nghiệp ta đợt vừa rồi có nhập nhiều thiết bị máy móc, Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 14 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ doanh nghiệp ta đã cho bên ngoài thuê máy móc, thiết bị. Do thị trường giá cả có thể lên mà bên ngoài có thể hạn chế mua các trang thiết bị, họ có thể đi thuê máy móc thiết bị ngắn hạn hoặc dài hạn để giảm chi phí, như vậy doanh nghiệp chúng ta cũng thu them một khoản thu nhập vào giá trị sản xuất. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Doanh nghiệp cần phát huy mở rộng thêm việc nhập máy móc thiết bị để cho bên ngoài thuê có thể với giá rẻ hơn so với thị trường để tạo uy tín cho bên ngoài. + Các nhà quản lý nên có những biện pháp thu hút bên ngoài thuê máy móc, thiết bị của doanh nghiệp ta như những ưu đãi, … - Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp ta cho người sửa chữa máy móc, thiết bị cho bên ngoài. Trong kì ngiên cứu, doanh nghiệp cho người đi sửa chữa máy móc, thiết bị cho bên ngoài mà kì gốc chưa có hoạt động này, do doanh nghiệp có nhiều người có trình độ cao, gây được uy tín với bên ngoài nên ngày càng có nhiều nhu cầu sửa chữa máy móc hơn từ phía bên ngoài, và đó cũng là yếu tố giúp nâng cao giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Cần tích cực nâng cao trình độ của các kĩ sư, chuyên viên về sửa chữa máy móc thiết bị. + Tuyển dụng thêm nhiều nhà quản lý có kinh nghiệm về đào tạo cũng như sửa chữa máy móc, thiết bị - Nguyên nhân 3: Nhận được nhiều hợp đồng xây lắp bên ngoài hơn. Trong kì nghiên cứu một trong những biện pháp giúp làm tăng giá trị sản xuất hơn so với kì gốc đó là do doanh nghiệp mình ngày càng tạo được uy tín khi cho người ra ngoài sửa chữa, nên càng ngày càng có nhiều hợp đồng về xây lắp hơn đối với doanh nghiệp làm tăng công việc có tính chất công nghiệp ở bên ngoài đem lại nguồn doanh thu làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 15 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ * Đề xuất với doanh nghiệp: + Nhân cơ hội tạo được uy tín, doanh nghiệp cần phát huy hơn việc mở rộng giao lưu với các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn có cả nước ngoài, để có thể mở rộng doanh nghiệp ra phạm vi nước khác. 3. Nhân tố: Giá trị chênh lệch CK so với ĐK sản phẩm dở dang. 3 Trong kì gốc giá trị chênh lệch CK so với Đk sản phẩm dở dang là 1.582.636 ( 10 đ), 3 3 kì nghiên cứu là 1.212.101 ( 10 đ) tức giảm đi -370.535 ( 10 đ) hay giảm 23,41% so với kì gốc. Giá trị chênh lệch CK so với ĐK sản phẩm dở danh giảm có thể do một số nguyên nhân như sau: - Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp cải tiến công nghệ, rút ngắn chu kì sản xuất. Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư phát triển về công nghệ hơn, với nhiều trang thiết bị hiện đại tân tiến hơn so với kì gốc, giúp doanh nghiệp đã có thể rút ngắn được chu kì sản xuất hơn sản xuất ra được nhiều sản phẩm chất lượng hơn, làm cho các sản phẩm dở dang cũng bị giảm bớt từ đó nâng cao được giá trị sản xuất do rút ngắn được giá trị của các sản phẩm không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Mở rộng sản xuất doanh nghiệp và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, hiện đại của các hãng uy tín. + Đào tạo lại và thu hút thêm các lao động có trình độ chuyên môn quản lý và sử dụng các công nghệ đó. - Nguyên nhân 2: Chi phí sản xuất trong kì giảm. Trong kì nghiên cứu, do áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại, các sản phẩm làm ra hầu như đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn hơn so với kì gốc do đó chi phí sản xuất giảm đi và không phát sinh thêm tiền mua nguyên vật liệu, hay nhân công để làm lại cũng như sửa chữa các sản phẩm, không gây tốn kém thời gian. Đây là yếu tố chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 16 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ + Tuyển dụng các nhà quản lý có trình độ luôn theo dõi, giám sát quá trình sản xuất của doanh nghiệp. + Luôn có các kế hoạch dự phòng để khắc phục những sai sót ngay khi có thể tránh để tốn kém thời gian và làm phát sinh thêm các chi phí khác. - Nguyên nhân 3: Thị trường biến động làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm. Trong năm nghiên cứu, thị trường biến động hơn so với kì gốc làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm xuống, doanh nghiệp có cơ hội mua thêm nhiều nguyên vật liệu để bù đắp sản xuất, tái tạo các sản phẩm dở dang, các sản phẩm nhanh chóng được hoàn thành và đưa ra thị trường tiêu thụ do đó giá trị chênh lệch CK so với đầu kì sản phẩm dở dang đã giảm xuống làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Khi giá thị trường giảm có thể mua tăng lên số lượng nguyên vật liệu để đề phòng hoặc bán cho doanh nghiệp khác. 4. Nhân tố: Giá trị phế liệu, phế phẩm... 3 Trong kì gốc giá trị phế liệu, phế phẩm.. là 115.586 ( 10 đ), kì nghiên cứu là 280.951 ( 103 đ), tương ứng tăng 165.365 ( 103 đ), tức tăng 143,07% so với kì gốc. Giá trị phế liệu, phế phẩm tăng có thể do một số nguyên nhân như sau: - Nguyên nhân 1: Các sản phẩm đạt chất lượng bị giảm. Trong kì nghiên cứu, ở trong quá trình sản xuất, do máy móc thiết bị chưa được chú trọng, có thể xảy ra hỏng hóc, kéo dài thời gian sản xuất và số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn được sản xuất ra đạt tiêu chuẩn bị giảm đi do đó sẽ làm tăng lên các phế liệu, phế phẩm không cần thiết. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 17 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ + Đào tạo nâng cao tay nghề cho các công nhân viên. + Tuyển dụng nhiều kĩ sư hay thu hút người lao động giỏi về với doanh nghiệp. - Nguyên nhân 2: Nguyên vật liệu nhập về để sản xuất có chất lượng kém. Trong kì nghiên cứu, so với kì gốc có thể do biến động giá cả doanh nghiệp nhập các nguyên liệu giá rẻ có chất lượng không đảm bảo về sản xuất dẫn đến việc trong quá trình sản phẩm nguyên vật liệu bị hỏng, lỗi và bị thải hồi rất nhiều ra các phế liệu, vật liệu. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tạo mối quan hệ than thiết để có thể mua được nguyên liệu giá phù hợp mà chất lượng vẫn được đảm bảo. - Nguyên nhân 3: Thiết kế của sản phẩm không đạt yêu cầu. Trong kì nghiên cứu, so với kì gốc doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và nguyên vật liệu cũng do khách hàng cung cấp, nhưng nguyên vật liệu đó do khi nhập không kiểm tra kĩ toàn là nguyên vật liệu có chất lượng không tốt, nên khi sản xuất đã gặp nhiều khó khăn dó chất liệu kém làm sản phẩm hỏng lỗi tăn lên và phế liệu vật liệu tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Khi khách hàng yêu cầu cung cấp nguyên vật liệu phải có hợp đồng cam kết ghi rõ về chất lượng nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp phải đảm bảo chất lượng theo yêu quy định của nhà nước. + Hợp tác với khách hàng có uy tín nếu không ta mà nhập nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng về không những làm phế liệu, phế phẩm tăng lên mà còn gây tốn kém thời gian và các chi phí phát sinh khác. 5. Nhân tố: Giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị. 3 Trong kì gốc giá trị hoạt động của máy móc thiết bị là 53.347 ( 10 đ) kì nghiên cứu là 3 3 834.825 ( 10 đ), tương ứng tăng lên 781.478 ( 10 đ) hay tăng lên 1464,90% so với kì Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 18 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ gốc. Giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị tăng lên có thể do một số nguyên nhân như sau: - Nguyên nhân 1: Do công việc có tính chất công nghiệp như sửa chữa may móc bên ngoài tăng lên. Trong kì nghiên cứu để làm tăng giá trị sản xuất doanh nghiệp có triển khai các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài và được đánh giá cao, uy tín của doanh nghiệp tăng lên doanh nghiệp không những sửa chữa tốt cho bên ngoài mà còn có các máy móc trang thiết bị tốt để cho thuê làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp so với kì gốc trước đó. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Giao lưu với các doanh nghiệp bên ngoài, khi mình được yêu cầu sửa chữa máy móc thiết bị cho họ, doanh nghiệp mình nên quảng cáo về thiết bị máy móc của doanh nghiệp mình để các doanh nghiệp khác cũng biết đến. - Nguyên nhân 2: Cho thuê máy móc thiết bị theo yêu cầu của khách hàng và có kèm theo kỹ sư, công nhân của doanh nghiệp Trong kì nghiên cứu, khi doanh nghiệp hợp tác với khách hàng, do điều kiện của khách hàng không đủ để mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại họ sẽ thuê trang thiết bị của ta đển giảm thiểu chi phí, và bên doanh nghiệp ta cũng cho thuê kèm theo cả kỹ sư có chuyên môn và công nhân giúp họ làm việc, nếu tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt thì họ sẽ tin tưởng và tiếp tục thuê máy móc của doanh nghiệp ta nhờ đó mà giá trị sản xuất của doanh nghiệp ta tăng lên hơn so với kì gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Tăng cường nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng. + Tuyển dụng nhiều kỹ sư máy móc có trình độ cao để có thể điều khiển sử dụng máy móc và có thể cho thuê nhân công. - Nguyên nhân 3:Giá cả cho thuê máy móc của ta rẻ hơn so với một số doanh nghiệp khác. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 19 ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Trong kì nghiên cứu, để cạnh tranh doanh nghiệp ta đã giảm giá cho thuê máy móc thiết bị so với các doanh nghiệp khác nhằm thu hút bên ngoài thuê máy móc thiết bị hơn so với kì gốc, dần dần hình thành các mối quan hệ thân quen điều đó cũng góp phần làm tăng giá trị hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực. * Đề xuất với doanh nghiệp: + Tăng cưởng ngoại giao với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. + Mở rộng quy mô về máy móc thiết bị cho thuê. §3- Kết luận Trong năm nay giá trị sản xuất của doanh nghiệp bị giảm so với kì gốc tác động của các nhân tố thành phẩm đạt tiêu chuẩn, công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài, giá trị chênh lệch CK so với ĐK sản phẩm dở dang, giá tri phế liệu, phế phẩm…, giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị. Trong đó các nhân tố làm cho giá trị sản xuất giảm xuống đó là thành phẩm đạt tiêu chuẩn giảm 11,44%, và tăng giá trị phế liệu, phế phẩm 143,07%. Và việc cho thuê máy móc thiết bị mặc dù có tăng cao 1464,9% hay việc giá trị chênh lệch CK so với đầu kì sản phẩm dở dang có giảm xuống 23,41% cũng không thể giúp giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng lên so với kì trước. Nhìn vào bảng phân tích có thể thấy so với kì gốc thì ở kì nghiên cứu thành phẩm đạt tiêu 3 chuẩn đã giảm đi đáng kể tương ứng với 9.551.186 ( 10 đ) cho thấy chấ lượng sản phẩm đã không còn được tốt như ở kì trước, có lẽ doanh nghiệp đã lơ đãng không quản lý quá trình sản xuất, hoặc nguyên vật liệu không đủ đảm bảo chất lượng dẫn đến giá trị phế 3 liệu, phế phẩm kì này cũng tăng lên 165.365 186 ( 10 đ) điều này làm cho giá trị sản xuất giảm đi rõ rệt chứng tỏ doanh nghiệp chưa chú trọng vào sản xuất về chất lượng của sản phẩm. Mặt khác ta thấy công việc có tính chất công nghiệp bên ngoài tăng 334.345 ( 3 10 đ) và giá trị hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị tăng lên khá nhiều so với kì gốc 3 là 781.478 ( 10 đ) cho thấy tuy chưa chú trọng vào khâu sản xuất về chất lượng sản phẩm nhưng doanh nghiệp lại đầu tư vào hoạt động bên ngoài tuy điều đó cũng làm tăng doanh thu của doanh nghiệp nhưng so với sản xuất của chính doanh nghệp thì vẫn còn hạn chế. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang-53273 Lớp : QKT54-DH3 Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan