Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dược phẩm hoa linh giai đoạn 2010...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dược phẩm hoa linh giai đoạn 2010 2014

.DOCX
147
1303
104

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay,Việt Nam đang bước vào công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước với những chiến lược quan trọng nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh làm sao để giảm chi phí nói chung và chi phí sản xuất sản phẩm nói riêng, tăng lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp trên thi trường. Để đạt được những mục tiêu trên thì doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất và kinh doanh hợp lý, nâng cao công tác quản lý sản xuất và nghiên cứu thị trường để sử dụng và phát huy tối đa nguồn nội lực, tận dụng được những ngoại lực có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thì việc nắm bắt thông tin kinh tế là rất cần thiết. Tài chính là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, không chỉ trong doanh nghiệp mà cả trong toàn xã hội. Đối với mỗi doanh nghiệp muốn kinh doanh tốt thì phải nắm rõ tình hình tài chính và trong nền kinh tế thị trường tài chính là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Kỳ thực tập tốt nghiệp được tiến hành nhằm củng cố lý thuyết và kết hợp giữa lý thuyết với thực tế sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, thực hiện nguyên lý giáo dục lý thuyết phải gắn với thực tế sản xuất. Với mục đích giúp sinh viên làm quen với công tác sản xuất – kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất, tình hình tổ chức quản lý, tổ chức lao động – tiền lương và các loại công tác chủ yếu trong các doanh nghiệp. Chính vì lý do đó em đã xin thực tập tại công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Linh. Trong thời gian thực tập tại đây, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ kinh tế tại công ty, giúp em có cái nhìn thực tế và khách quan về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hiện nay Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh, được sự hướng dẫn của các thầy cô và cán bộ nhân viên công ty em đã hoàn thành thực tập. Từ những lý do trên em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2010 – 2014 của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh” bao gồm 3 chương Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh. Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh năm 2014. Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh giai đoạn 2010-2014. 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOA LINH 2 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh 1.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh Tiền thân của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh là công ty TNHH Nata (tên giao dịch Nata pharmaceutical limited) được thành lập từ ngày 18 tháng 10 năm 2001 theo đăng ký kinh doanh số 0102003656 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tên giao dịch: Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh Tên giao dich quốc tế: Hoa Linh Pharmaceutical CO.,LTD Trụ sở chính: B19D6 - khu đô thị mới Cầu Giấy- P.Dịch Vọng - Q.Cầu Giấy - Hà Nội. Điện Thoại: 043.7676986 Website: www.hoalinhpharma.com .vn Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng) Quy mô: 371 ( bao gồm cả nhân viên chi nhánh, nhà máy và trình dược viên các tỉnh) Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Linh Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất dược, mỹ phẩm, thực phẩm. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh Ngày đầu thành lập, Dược phẩm Nata(tên gọi đầu tiên) sản xuất và phân phối hai mặt hàng chính : Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương và sản phẩm khử mồ hôi dạng xịt Zuchi. Liên tục trong 6 năm (2001-2007), Dạ Hương và Zuchi là những sản phẩm tiêu biểu và luôn dành chỗ đứng tin cậy trên thị trường người tiêu dùng. Đặc biệt, Dạ Hương không chỉ là nhãn hiệu vệ sinh phụ nữ được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, có mặt trên khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc mà còn xuất khẩu và ưa chuộng tại các thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia….Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và phân phối hai mặt hàng Dạ Hương và Zuchi, công tác đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn được coi trọng, đặc biệt là các sản phẩm đông dược. *Tháng 6/2002, xưởng sản xuất Đông Nam Dược Hoa Linh được xây dựng và đi vào hoạt động. Các sản phẩm đông dược: Thuốc ho cao cấp Bảo Thanh, viên ngậm Ngọc Hầu, viên ngừa mụn Hoa Linh, thông táo Hoa Linh lần lượt ra mắt thị trường và nhanh chóng nhận được sự quan tâm, tin dùng của khách hàng. Sự ủng hộ của khách hàng là động lực to lớn để công ty tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sản xuất, kinh doanh. 3 * Tháng 10/2006, để đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu của việc mở rộng sản xuất nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP được khởi công xây dựng tại khu công nghiệp thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Tây(nay là Hà Nội) dự kiến khánh thành và đi vào hoạt động vào tháng 1/2008. Nhà máy được trang bị nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại gồm: dây truyền sản xuất mỹ phẩm, thuốc đông dược và thực phẩm chức năng. * Tháng 10/2007, công ty chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Dược phẩm Nata-Hoa Linh. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Dược phẩm NataHoa Linh sẽ tiếp tục những nỗ lực không ngừng đưa thương hiệu Nata-Hoa Linh thực sự trở thành một thương hiệu tin cậy cho sức khỏe người tiêu dùng. * Tháng 02/2010, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh, thể hiện sự hài hòa và thống nhất với biểu tượng logo Hoa Linh hình bông sen cách điệu. 1.1.3. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh Hoa Linh là một thương hiệu dược phẩm ngày càng được biết đến nhiều và có vị thế nhất định trong lĩnh vực y dược nội địa. Hoa Linh cũng trở thành cái tên quen thuộc và dành được nhiều tình cảm của người tiêu dùng khắp cả nước. Có lẽ ngay bởi cái tên thương hiệu Hoa Linh, bản thân cũng đã gây được nhiều tình cảm của mỗi người khi nhắc tới. Đó là sự thể hiện uớc vọng và mong muốn chắt lọc tinh hoa của nền y học phương Đông, tiếp thu, học hỏi tinh hoa y học phương tây, để sản xuất ra những sản phẩm thực sự là sự kết tinh của những tinh hoa ấy. Tinh hoa của sản phẩm được hiện thực bằng sự linh nghiệm, hiệu quả trong vai trò phòng bệnh, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe con người. Nhắc tới tên Hoa Linh người ta còn cảm nhận được những giá trị thuộc về tâm linh, văn hóa và tình cảm của người Việt. Nó có sự liên hệ với những giá trị tinh thần, đạo đức của người thầy thuốc. Do vậy, nó không chỉ thể hiện cái tâm trong mỗi người thầy thuốc mà hơn nữa là những tình cảm và đạo đức tốt đẹp trong mỗi con người Việt Nam. Cái tên Hoa Linh cũng ra đời từ những tâm huyết của những người luôn mong muốn đóng góp những giá trị thực sự cho con người, cho xã hội, cho đất nước. Và biểu tượng logo Hoa Linh với hình ảnh hoa sen, là quốc hoa biểu tượng cho quốc hồn, quốc túy của dân tộc Việt Nam cũng chính là sự hài hòa với mong ước đó. Không một lĩnh vực nào lại gần hơn với lương tâm và trách nhiệm như lĩnh vực y dược, bởi nó liên quan tới tài sản vô giá của con người “Sức khỏe”. Những người khi xác định mình sẽ trở thành một người thầy thuốc phải luôn sẵn sàng một tinh thần và tâm thức “Lương y như từ mẫu”. Hay đơn giản hơn, trong mỗi việc mình làm phải luôn xác định việc đó thực sự có giá trị và đem lại những lợi ích thiết 4 thực vì sức khỏe cộng đồng. Dược phẩm Hoa Linh tâm đắc vì đã hội tụ được những người thầy thuốc như thế. Cái tinh thần “Hoa linh” như một giá trị vô hình khơi dậy nhiệt tâm trong mỗi con người và gắn kết họ với một mong ước chung “Là người thầy thuốc Việt Nam, hãy yêu lấy người Việt Nam, cống hiến vì sức khỏe và thế hệ tương lai của dân tộc Việt nam”. Đó là lí do các sản phẩm của Hoa Linh lần lượt ra đời có chất lượng và hiệu quả từ những lợi ích thiết thực mang lại cho sức khỏe con người. Và phần thưởng quý giá nhận được chính là từ lòng tin, sự ủng hộ của người dân trên mọi miền đất nước đối với các sản phẩm của Hoa Linh. Người Hoa Linh ít nhiều tự hào vì những thành tựu đã đạt được: Nhãn hiệu Dạ Hương đã trở thành nhãn hiệu dung dịch vệ sinh phụ nữ số 1 tại Việt Nam. Thuốc ho Bảo Thanh cũng là nhãn hiệu thuốc ho đông dược cao cấp đầu tiên có sự kết tinh giữa nền y học cổ truyền phương Đông sâu sắc và triết lý với kinh nghiệm dân gian Việt Nam chân thực, mộc mạc mà linh nghiệm. Hướng tới tự nhiên hiền hòa và thân thiện với con người, cũng là lí do tại sao Hoa Linh xác định cho mình một hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại: Hoa Linh – Chuyên các sản phẩm cao cấp từ tự nhiên. Các sản phẩm của Hoa Linh luôn có sự gần gũi với tự nhiên. Đó cũng là xuất phát điểm để Hoa Linh tiếp cận, đi sâu nghiên cứu, phát huy những bài thuốc dân gian, bài thuốc y học cổ truyền, hay những thành tựu chung của nền y học thế giới trong việc ứng dụng các hoạt chất tự nhiên để phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Hoa Linh đặc biệt nhấn mạnh đặc thù “cao cấp” trong các sản phẩm của mình. Bởi Hoa Linh tự tin với chất lượng, hiệu quả sản phẩm đem tới người tiêu dùng. Bởi những gì mà Hoa Linh có: Định hướng của người đầu tàu (lãnh đạo công ty) “Uy tín chất lượng để phát triển bền vững”. Từ đó trở thành tinh thần và tâm niệm cho toàn thể cán bộ nhân viên công ty. Hoa Linh tập hợp được đội ngũ dược sĩ có trình độ, có tâm huyết với ngành nghề. Hoa Linh không ngần ngại đầu tư và ứng dụng những kĩ thuật tiên tiến của thế giới trong nghiên cứu, bào chế và sản xuất. Tuy rằng sẽ có thể mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho mỗi đứa con (là các sản phẩm) tâm huyết ra đời nhưng Hoa Linh đồng lòng với những sự đầu tư như thế để có được những sản phẩm có giá trị thực sự không chỉ trong hiện tại mà còn cả tương lai lâu dài. Trong bối cảnh toàn xã hội đang lên tiếng ủng hộ “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, ngành y tế cũng có tiếng nói “Ưu tiên dùng thuốc nội”, Hoa Linh nhận thấy đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức trên bước đường phát triển của mình. Cơ hội là vì Hoa Linh thực sự là một doanh nghiệp dược Việt Nam thuần túy. Nhưng ngay từ khi ra đời, đã xác định cho mình hướng phát triển có ý nghĩa chiến lược, lấy uy tín chất lượng làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Do vậy, Hoa 5 Linh đã có những bước đi rất chắc chắn trên con đường khẳng định uy tín của một thương hiệu dược phẩm trong nước. Sản phẩm Hoa Linh được khách hàng trên khắp cả nước biết tới và tin dùng chính là những thành tựu không thể phủ nhận. Đó là động lực để Hoa Linh có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững và thịnh vượng hơn trong tương lai. Và thách thức được đặt ra ở đây chính là việc Hoa Linh phải luôn nỗ lực hết mình trong việc giữ vững định hướng phát triển, trong cách thức thực hiện để luôn đảm bảo sự tin cậy về chất lượng trong mỗi sản phẩm của mình. Điều này đòi hỏi ở Hoa Linh những tố chất nhất định:”Không ngần ngại đầu tư cho nghiên cứu, cho ứng dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở phát huy những thế mạnh sẵn có của nền y học dân gian và y học cổ truyền Việt Nam”. Giá trị tinh thần khơi nguồn từ giá trị đạo đức, từ lòng tự tôn, tự hào dân tộc, cùng với nhiệt huyết của những con người trong thời đại mới sẽ làm nên một thương hiệu Hoa Linh – luôn sẵn sàng cho sự phát triển đi lên, hài hòa, vững chắc và thịnh vượng! 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế của công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh 1.2.1 Điều kiện địa lý, khí hậu * Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. * Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. 6 Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. * Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m… 1.2.2. Điều kiện về lao động dân số Mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km 2, (cao hơn 7,4 lần mật độ dân số cả nước 256 người/km2) và phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã. Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km 2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2. Về chất lượng dân số, do tỷ lệ sinh giảm và điều kiện chăm sóc y tế được cải thiện đã tác động tích cực tới chất lượng của dân số. Đặc biệt là cải thiện cơ cấu tuổi của dân số, làm cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số trong tổng số dân cư. Theo cơ cấu tuổi dân số hiện tại nước ta đang bước vào thời kỳ “Dân số vàng”. Để tận dụng thời cơ “vàng” này, nhà nước và các địa phương cần phải nhanh chóng có chính sách tạo lực lượng lao động và phát huy sức mạnh của đội ngũ đó để phát triển kinh tế-xã hội. 1.2.3. Điều kiện kinh tế. Việc trụ sở của công ty đặt tại Hà Nội trung tâm kinh tế của cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho công ty. Giao thông thuận lợi, thông tin nhanh chóng, việc cập nhật khoa học kĩ thuật rất tiện lợi. Qua phân tích về điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Hà Nội rất thuận lợi cho việc mua nguyên liệu để sản xuất, giao hàng tới nhà phân phối cũng thuận tiện. Là thủ đô của đất nước với nền kinh tế phát triển nên rất đễ cho việc tiêu thụ nhiều người có điều kiện mua sắm làm đẹp cho mình nhiều hơn những vùng quê. 1.3. Công nghệ sản xuất của công ty TNHH dược Phẩm Hoa Linh 1.3.1.Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH dược Phẩm Hoa Linh Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh có hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng sản xuất Mỹ phẩm và phân xưởng sản xuất Đông dược. Từng phân xưởng chia thành các tổ sản xuất thực hiện từng khâu công việc trong quy trình sản xuất sản phẩm như Tổ dược liệu, Tổ trộn hóa chất và pha chế, Tổ đóng chai… 7 nhưng giữa các tổ có tính lưu động cao, dễ dàng luân chuyển công việc khi cần thiết. Quy trình sản xuất trên dây chuyền mới ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động khép kín với chu trình sản xuất ngắn, từ khi bắt đầu đưa nguyên liệu vào chế biến cho đến khi hoàn thành. Do đó công ty quản lý sản xuất theo đối tượng sản xuất và tổ chức sản xuất theo kiểu chế biến liên tục. Mỗi loại sản phẩm khác nhau được làm qua nhiều giai đoạn công nghệ độc lập, có quy trình cụ thể chi tiết khác nhau song đều phải tuân thủ chặt chẽ các khâu cơ bản trình bày theo sơ đồ sau: Trộn hóa Đóng chất chai Dập Date Kiểm Dán Nhãn Đóng gói nghiệm Nhập kho Hình 1.1.Sơ đồ công nghệ sản xuất Dược Mỹ Phẩm Khâu trộn hóa chất là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Các loại dược liệu phần lớn là có nguồn gốc thiên nhiên như Tỳ bà diệp, bạch phục linh, sinh địa, mật ong… kết hợp với các hóa chất được phép sử dụng như Nipazil, Nipazol, vitamin E… theo đúng tỷ lệ và công thức đã đăng ký với Cục quản lý dược và được cấp phép sản xuất trên dây chuyền máy móc tự động đảm bảo vệ sinh an toàn của Bộ y tế. Các sản phẩm của công ty hầu hết có dạng lỏng hoặc nước si rô, kết thúc quá trình pha chế được đưa vào đóng chai, dán nhã rồi qua khâu kiểm nghiệm chất lượng lầ cuối trước khi được đóng gói và nhập kho thành phẩm sản xuất. Rửa dược liệu Nấu dược liệu Đóng Dập Date Dán nhãn Đóng gói chai Nhập kho Kiểm nghiệm Hình 1.2.Sơ đồ công nghệ sản xuất Đông Dược Quy trình sản xuất thuốc Đông dược phức tạp hơn quy trình sản xuất Dược mỹ phẩm vì có thêm giai đoạn rửa dược liệu ban đầu đều ở dạng tươi hoặc mới qua sơ chế. Riêng đối với sản phẩm Viên ngừa mụn có khâu đưa vào đóng thành viên nang sau khi kết thúc khâu nấu dược liệu. Qua hai sơ đồ mô tả lại quá trình chế tạo sản phẩm của công ty ta nhận thấy quy trình hoàn toàn hợp lý cho việc sản xuất mà lại tiết kiệm được nguyên vật liệu, 8 các khâu diễn ra đơn giản và được kiểm tra chặt chẽ nhẵm cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất với gía cả hợp lý nhất. 1.3.2.Thiết bị sản xuất chủ yếu của công ty Bảng tổng hợp máy móc, trang thiết bị Bảng 1.1 STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Nước sản xuất I Máy móc, thiết bị 1 Dây chuyền sản xuất 1 Cái 1 Nhật Bản 2 Dây chuyền sản xuất 2 Cái 1 Hàn Quốc 3 Máy co màng Cái 2 Hàn Quốc 4 Máy rót tay Cái 3 Trung Quốc 5 Máy rót tự động Cái 2 Trung Quốc 6 Máy vào hộp tự động Cái 2 Trung Quốc 7 Máy rót dạ hương túi Cái 3 Thái Lan 8 Máy indate Cái 1 Nhật Bản 9 Máy co thùng Cái 2 Trung Quốc 10 Máy pha chế Cái 1 Nhật Bản 11 Máy nấu kẹo Cái 3 Nhật Bản 12 Máy dập nắp Cái 4 Nhật Bản II Thiết bị dụng cụ quản lý 1 Máy điều hòa Cái 15 Hàn Quốc 2 Máy in phun Cái 4 Hàn Quốc 3 Máy in canon Cái 9 Hàn Quốc 4 Máy fax Cái 9 Nhật Bản 5 Máy photo Cái 3 Nhật Bản 6 Máy camera Cái 6 Hàn Quốc 7 Tivi Cái 3 Nhật Bản 8 Máy vi tính Cái 30 Nhật Bản 9 Laptop Cái 6 Nhật Bản III Phương tiện vận tải 1 Xe đổ hàng chiếc 10 2 Xe đưa đón công nhân viên chiếc 3 3 Xe ô tô Honda Civic 2.0L 5 AT chiếc 4 4 Xe HUYNDAI chiếc 2 5 Xe ô tô mercedes spriter 15 chỗ chiếc 1 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 9 GIÁM ĐỐC Kế toán trưởng PGĐ phụ trách sản xuất PGĐ khoa học Công PGĐ kinh doanh nghệ Phòng tài Phòng Phòng kỹ Phòng chính kế hành chính thuật kiểm tra toán Phòng Phòng kế nghiên cứu hoạch sản chất phát triển xuất lượng Phòng điều hòa sản xuất Phân Phân xưởng Phân xưởng chế chế phẩm xưởng phụ thuốc Phòng an Phòng Phòng toàn sản Marketing bán hàng xuất cơ điện Hình 1.3.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh 1.4.2.Chức năng nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức của công ty thì hình thức cơ cấu theo hình thức trực tuyến chức năng. • Giám đốc : là người phụ trách chung quản lý xí nghiệp và điều hành mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thường ngày của công ty. Thực hiện kế họach kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Bên cạnh đó đưa ra các phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý công ty theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. 10 • Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc trong việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, thay mặt giám đốc khi đi vắng. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất : Quản lý các phân xưởng sản xuất chế thuốc, phân xưởng sản xuất chế thuốc, phân xưởng phụ cơ điện, phân xưởng chế phẩm. Bên cạnh đó còn quản lý nhân viên các phân xưởng. Định ra kế hoạch cho các nhân viên. - phó giám đốc khoa học công nghệ: quản lýPhụ trách chuyên môn về tình hình nghiên cứu sản phẩm mới và duy trì các sản phẩm hiện có của công ty. Tham mưu cho công ty về tình hình biến động dược phẩm trong nước, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó còn quản lý nhân viên các phân xường. Định ra kế hoạch cho các nhân viên. + Phòng nghiên cứu phát triển: nhiệm vụ là đánh giá tuổi thọ các mặt hàng đang sản xuất, mức độ sai hỏng của các mặt hàng nếu có. Cùng với phòng marketing nắm bắt về nghiên cứu các sản phẩm mới trên giác độ phòng thí nghiệm để từ đó triển khai ứng dụng sản xuất. + phòng kỹ thuật: Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao năng lượng, vật tư các sản phẩm). + phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): quản lý tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm; kiểm tra nghiệm thu sản phẩm trong toàn Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng xây dựng kế hoạch bao gồm: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động, xây dựng và đầu tư, và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của công ty. Tham khảo ý kiến của các phòng ban có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, và các kế hoạch khác của công ty. Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả thi trường dược phẩm trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong công ty, tổ chức quản lý các thông tin kinh tế, báo cáo thống kê để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi giám đốc có yêu cầu. Ngoài ra, còn phải đảm bảo thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của công ty. + Phòng bán hàng – Marketing : có nhiệm vụ nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, giới thiệu sản phẩm và đưa ra các dự báo; Xây dựng và giám sát việc thực thi các chính sách marketing nhằm đảm bảo và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty; thực hiện việc giao hàng đến các khách hàng ; tham gia xây dựng 11 kế hoạch sản xuất và nhận đơn hàng của khách hàng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ thiết kế ý tưởng quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức và lên kế hoạch rồi thực hiện các kế hoạch Marketing của công ty. Phối hợp với các phòng khác để đưa ra kế hoạch kinh doanh nghiên cứu cung cầu trên thị trường. Nghiên cứu thị trường rồi tham mưu cho ban lãnh đạo tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Kế toán trưởng: + Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ: Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán, trong đó đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ tài chính của công ty của Nhà Nước. Tổ chức quản lý kế toán, kiểm tra việc hoạch toán kế toán theo đúng chế độ công ty. Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty. Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng công ty. Theo dõi công nợ của công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Thực hiện công tác đối nội và thanh toán quốc tế. Chấm công và tính lương thưởng, bảo hiểm xã hội trả lương cho công nhân viên trong công ty. + Phòng hành chính: Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thử tục và chế độ tuyển dụng thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu … Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ, nhân viên và công nhân cho toàn công ty. Nghiên cứu và tổ chức lao động khoa học, xây dựng các định mức lao động, giá thành của lao động trên đơn vị sản phẩm (cùng các phòng nghiệp vụ ) cho các đơn vị trực thuộc. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng. Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội hợp, sinh hoạt định kỳ, bất thuờng. 1.4.3 . Tình hình sử dụng lao động của công ty.  Tình hình lao động của công ty: Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2014 là 371 người được thống kê trong bảng 1-2. 12 Bảng thống kê số lượng lao động của Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh năm 2014 Bảng 1-2 STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) A 1 2 B 1 2 C 1 2 3 2 3 D 1 2 3 4 Tổng số lao động 371 100 Cán bộ văn phòng, quản lý 73 19,67 Công nhân 298 80,33 Theo giới tính Nam 160 43,12 Nữ 211 56,88 Theo trình độ Trên đại học 5 1,34 Đại học 72 19,4 Cao đẳng 80 21,56 Trung cấp 169 45,55 Trung học, phổ thông 45 12,15 Theo độ tuổi Từ 18 – 30 tuổi 167 45,01 Từ 31 – 39 tuổi 136 36,65 Từ 40-49 tuổi 56 15,09 Từ 50 – 60 tuổi 12 3,25 Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như tới hiệu quả kinh doanh của một tổ chức kinh doanh. Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành trong những năm qua của công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh đã thực thi những bước quan trọng trong việc củng cố bộ máy, cải tiến bộ máy sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Song song với việc mở rộng sản xuất, lực lượng lao động cũng không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng với những đòi hỏi cấp thiết của việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Công ty luôn chú trọng tới công tác đào tạo từ mấy năm gần đây Công ty đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi đào tạo ngoài. Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thường xuyên được cho đi đào tạo để nâng cao trình độ. Qua bảng số liệu bảng 1-2 ta thấy: Do đặc trưng của ngành sản xuất dược cung cấp sản phẩm về sức khỏe nên trình độ lao động phải qua đào tạo nhất định và 13 tìm hiểu về ngành dược mà số đông người lao động của công ty vẫn là lao động có trình độ trung cấp trở lên với tỷ lệ chiếm 45,55% tổng số lao động, đây là những lao động chủ yếu là công nhân. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm 2014 là 152 người chiếm 40,96%. Như vậy, đa số cán bộ văn phòng, quản lý trong Công ty đều là những người có trình độ và tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, họ là nguồn lực không thể thiếu của Công ty. Cũng do đặc trưng của ngành dược mà công ty là công ty sản xuất nên lượng lao động chủ yếu là lao động đã qua trình độ trung cấp, lao động là nữ và nam giới chênh lệch không nhiều nam là 160 chiếm 43,12 %, còn nữ giới chỉ chiếm 56,88%. Dựa theo độ tuổi, ta có thể thấy công ty có nguồn lao động trẻ độ tuổi từ 1830 chiếm tỷ lệ cao 45,01%, sau đó tới độ tuổi từ 31-39 chiếm 36,65%, điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề của công ty. Do điều kiện là công ty sản xuất và làm theo ca(8h/ca) nên độ tuổi lao động trẻ chiếm phần lớn trong công ty. Lao động từ 18-39 tuổi chiếm phần lớn do nguồn lao động này đang trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt, ổn định thời gian làm việc, và gắn bó lâu dài với công ty  Chế độ làm việc của công ty. - Cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban trực thuộc công ty đều phải chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động, làm việc đủ 8h trong một ngày và 44h trong một tuần. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: làm việc theo ca, hai ca một ngày, mỗi ca 8 tiếng: Ca 1 từ 6h - 14h, ca 2 từ 14h - 22h. - Thời gian nghỉ ngơi: +Người lao động làm việc 8h liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc. Các ngày lễ tết được nghỉ theo quy định hiện hành của Bộ Luật Lao Động. + Người lao động, các nhân viên nữ được nghỉ trước và sau khi sinh đẻ cộng lại là từ 6 tháng. +Nghỉ điều trị ốm đau tại bệnh viện, người lao động được hưởng chế độ BHXH và BHYT theo quy định hiện hành của nhà nước. 1.5. Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai Mỗi công ty đều tự hoạch định cho mình một chiến lược phát triển riêng. Nhưng để phát triển bền vững và phồn thịnh, tất yếu không thể thiếu một cái nhìn luôn hướng về con người. Vì rốt cuộc con người mới là trung tâm. Điều này liên hệ tới 2 yếu tố có vai trò quan trọng đồng thời đối với sự phát triển của doanh nghiệp: Đối nội và đối ngoại. Đối nội là hướng về con người trong doanh nghiệp, một tập thể bao gồm lãnh đạo, người quản lý, nhân viên đang cùng làm việc để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Đối ngoại là hướng tới con người bên ngoài 14 doanh nghiệp, bao gồm khách hàng tiêu dùng sản phẩm, lớn hơn là cộng đồng, xã hội, quốc gia. Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ để phục vụ con người. Bản thân sản phẩm, dịch vụ khi đi vào thị trường đều chịu tác động bởi qui luật đào thải tự nhiên. Chỉ những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của con người mới được lựa chọn và tồn tại. Sản phẩm, dịch vụ không phù hợp, không mang lại giá trị cho con người và xã hội, sớm muộn sẽ bị đào thải theo thời gian. Nhận thức và hành động của doanh nghiệp có phù hợp với qui luật này hay không quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn hay dài hạn. Những doanh nghiệp tốt, đặt con người làm trung tâm, lấy nhiệm vụ sáng tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có giá trị là sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ tạo cho doanh nghiệp những bước phát triển trong dài hạn. Thực tế, doanh nghiệp cần tạo ra lợi nhuận, càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào lợi nhuận thì chưa chắc là đã đạt được nó, hoặc chỉ đạt được trong ngắn hạn mà không có được sự phát triển dài hạn. Trong kinh doanh, nếu đạt được các mục tiêu về hiệu năng cán bộ, mục tiêu thỏa mãn khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm, mục tiêu đổi mới, cải tiến, phát triển thương hiệu… thì mặc nhiên, lợi nhuận đạt được như một hệ quả tất yếu. Bởi vậy, lợi nhuận không được xác định là mục tiêu hàng đầu đối với một tầm nhìn kinh doanh dài hạn. Quan điểm trên càng trở nên phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y dược. Vì trong nhận thức và tình cảm của con người, của xã hội, lĩnh vực y dược bản thân đã chứa đựng những giá trị nhân văn, liên quan đến trách nhiệm và y đức của người thầy thuốc đối với sức khỏe, tính mạng của con người. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp y dược cần đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp tốt lên trước mục tiêu trở thành doanh nghiệp lớn, có nhiều lợi nhuận. Theo đó, những nỗ lực cho ra đời những sản phẩm tốt, những đầu tư không kể thời gian, công sức, tiền bạc chính là một phần quan trọng của hành trình tiến tới sự vững mạnh; Trở thành quyết định mạnh dạn nhất của những nhà lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn, cho dù phải nhiều năm sau đó, lợi nhuận mới có thể bù đắp những đầu tư đã bỏ ra. *Định hướng về Chất lượng Uy tín chất lượng để phát triển vững bền là định hướng phát triển xuyên suốt của công ty. Song để thực sự có được những sản phẩm chất lượng và hiệu quả, thì định hướng đúng đắn phải luôn gắn liền với những giải pháp thiết thực và đồng bộ từ nghiên cứu công thức, quy trình bào chế tới thực tiễn sản xuất. Mỗi sản phẩm của công ty ra đời đều là kết quả nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc của tập thể các dược sĩ có trình độ chuyên môn cao, dưới sự tham vấn của nhiều lương y, bác sĩ, thạc sĩ chuyên ngành khác nhau. Công tác đảm bảo chất lượng được thực hiện đồng bộ 15 trong toàn khâu sản xuất và đặc biệt tập trung vào những yếu tố then chốt: Nguyên liệu, Bao bì – Công nghệ và Con người. - Nguyên liệu sản xuất được xác định là có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới hiệu quả sản phẩm. Bởi vậy, kiểm soát nguyên liệu được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo nguyên liệu sạch, không mốc mọt, không sử dụng hóa chất bảo quản, lựa chọn nhà cung cấp tin cậy - Mạnh dạn đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị hiện đại, tự động không chỉ có ý nghĩa tăng năng suất mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. - Quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. Các sản phẩm sau khi được kiểm định, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới tiến hành xuất xưởng, lưu kho, phân phối. * Chính sách giá hợp lý Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm, chiến lược xây dựng niềm tin ở khách hàng còn được thực hiện thông qua chính sách giá hợp lý. Việc xây dựng giá thành sản phẩm luôn được xác định trên cơ sở phản ánh đúng, chân thực giá trị và hiệu quả của sản phẩm. Là một doanh nghiệp dược trong nền kinh tế thị trường sôi động, nhiều cạnh tranh, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời với việc đảm bảo mức giá hợp lý luôn là những thách thức không nhỏ. Song vì những giá trị đích thực của ngành dược Việt Nam, vì niềm tin của người tiêu dùng và thành công của thương hiệu, Dược phẩm Hoa Linh cam kết sản xuất - phân phối các sản phẩm uy tín, chất lượng với giá hợp lý. => Khẳng định cho định hướng phát triển đúng đắn đó là những thành tựu bước đầu mà Dược phẩm Hoa Linh đã đạt được. Niềm tin về chất lượng và chính sách giá hợp lý được khẳng định bằng sự quan tâm, ủng hộ của khách hàng khắp mọi miền đất nước. Đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh thành phía nam và tăng cường hoạt động xuất khẩu Dạ Hương, Bảo Thanh ra nước ngoài mà sắp tới là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Trung Quốc… Tiếp tục nghiên cứu để mở rộng mặt hàng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, không chỉ dược phẩm, mỹ phẩm mà còn là thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm chữa bệnh. Tiếp tục đầu tư và mở rộng quy mô công ty để đáp ứng kịp tốc độ phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh, ta thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 16 * Thuận lợi: Tài sản thiết bị của Công ty tốt cả về chất lượng lẫn số lượng Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề, tận tâm với công việc, nên đã vượt qua mọi khó khăn của cơ chế thị trường để đứng vững tồn tại và phát triển. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gọn gàng, phù hợp với cơ chế quản lý mới hiện nay. Hiện nay Công ty sở hữu dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại và công suất làm việc tương đối cao. Công ty không ngừng nghiên cứu sản phẩm mới và nâng cao phát triển sản phẩm cũ. Nắm bắt kịp thời những nhu cầu của thị trường đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng và những khách hàng khó tính. *Khó khăn : - Là doanh nghiệp vừa và nhỏ,chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế. đặc biệt là môi trường cạnh tranh khốc liệt. - Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực nhưng công ty vẫn giữ vững được uy tín đối với người tiêu dùng. => Từ thuận lợi và khó khăn trên, công ty muốn đứng vững và phát triển cần phải tăng cường hiệu quả quản lý điều hành, sắp xếp bộ máy, đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng năng lực các cán bộ quản lý. Hoàn thiện hệ thống phòng ban và hoàn thiện công tác lập định mức trong sản xuất. Đầu tư có hiệu quả giữ vững và tích cực mở rộng thị trường, giảm chi phí sản xuất, quản lý, thực hành tiết kiệm, phòng và chống lãng phí tiêu cực nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho người lao động. Trên đây là những nét chung nhất những khái quát và các điều kiện sản xuất kinh doanh của công TNHH dược phẩm Hoa Linh. Để tìm hiểu về mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh doanh chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong chương 2 và đánh giá các điểm mạnh,điểm yếu, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra chiến lược lâu dài nhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tận dụng hết các nguồn lực để Công ty ngày càng phát triển. 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOA LINH NĂM 2014 18 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dược Phẩm Hoa Linh 2.1.1. Khái niệm và mục đích phân tích Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng những phương pháp chuyên dùng để đánh giá thực trạng của quá trình sản xuất kinh doanh, tìm ra nguyên nhân những ưu nhược điểm, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích làm cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh đó là các chỉ tiêu của một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp được mở rộng hay thu hẹp quy mô đều được đánh giá qua các chỉ tiêu của kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh hoặc có thể là kết quả tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhằm mục đích đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu cũng như phát hiện ra những khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được sử dụng để nhận thức các hiện tượng và kết quả hoạt động kinh tế nhằm xác định hệ số cấu thành và phát triển của chúng. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một công cụ quan trọng để phát hiện tình hình, thực trạng của sản xuất. Đưa việc phân tích vào để doanh nghiệp tìm ra khâu nào, bộ phận nào, vào thời điểm nào chưa đạt hiệu quả tối ưu hay còn những mặt hạn chế chưa được khắc phục. Ngoài ra, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến nó từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, thích hợp cho đà phát triển, phát huy được những nhân tố tích cực, khai thác được những thế mạnh, khả năng sẵn có để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. 19 2.1.2. Nhiệm vụ của phân tích thông tin số liệu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ bộ phận thống kê, kế toán, các phòng ban nghiệp vụ, tiến hành tổng hợp để xem xét tình trạng tốt hay xấu. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch thông qua từng chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch và từng chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đánh giá mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng của sản xuất như: vốn, lao động… đồng thời phát hiện những tiềm năng còn chưa được phát huy và khả năng tận dụng chúng thông qua các biện pháp tổ chức kỹ thuật trong sản xuất. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến các cấp lãnh đạo và các bộ phận quản lý của Công ty, điều đó giúp các nhà quản lý các định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn. Như vậy nhiệm vụ của phân tích là nhằm xem xét dự báo, dự đoán mức độ có thể đạt được trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.1.3. Các phương pháp phân tích Phương pháp phân tích là cách thức thực hiện việc phân tích. Việc lựa chọn một phương pháp thích hợp và đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến tính chính xác của kết quả phân tích. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiểu và giải thích được bản chất sự việc, hiện tượng kinh tế cũng như việc đưa ra các kết luận đúng đắn và chính xác của người phân tích. Dựa trên sự phân tích các số liệu thống kê để đánh giá về mặt số lượng, cũng như có thể xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, song chưa đề cập bản chất cũng như mối liên hệ giữa nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Việc đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh được trình bày trong bảng 2-1. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan