Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của sản...

Tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của sản phẩm tô tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen

.PDF
93
638
125

Mô tả:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM TÔN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN Tên nhóm : The Four Pigs Thành viên: Phạm Ý Nhi – PS01610 Lâm Trúc Quyên – PS01798 Lê Thanh Huyền – PS01657 Hồ Nhật Huy – PS00078 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Trường Thành phố Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm The Four Pigs lớp QTKD1. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực trùng khớp với số liệu của công ty. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Người cam đoan Hồ Nhật Huy Lâm Trúc Quyên Phạm Ý Nhi Lê Thanh Huyền Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 3 NHẬN XÉT (Của cơ quan hướng dẫn nếu có) Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 4 NHẬN XÉT (Của giáo viên hướng dẫn) Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 5 NHẬN XÉT (Của hội đồng phản biện) Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 6 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................................... 8 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 10 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 10 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................................. 13 1.1. Định nghĩa Marketing. .............................................................................................. 14 1.2. Môi trường vi mô – vĩ mô. ........................................................................................ 14 1.3. Định nghĩa SWOT .................................................................................................... 16 1.4. Tổ hợp Marketing – Mô hình 4P .............................................................................. 17 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 20 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN ........................................ 20 2.1. Tổng quan doanh nghiệp .............................................................................................. 21 2.2. Lịch sử hình thành:....................................................................................................... 22 2.3. Sứ mệnh và tầm nhìn: .................................................................................................. 23 2.4. Mục tiêu của doanh nghiệp: ......................................................................................... 23 2.5. Cơ cấu tổ chức: ............................................................................................................ 25 2.6. Thực trạng và vị thế của sản phẩm tôn Hoa Sen .......................................................... 29 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................ 30 THỰC TRẠNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 30 3.1. Môi trường Marketing .................................................................................................. 31 3.1.1. Môi trường vĩ mô. .................................................................................................. 31 3.1.2. Môi trường vi mô. .................................................................................................. 36 3.2. SWOT .......................................................................................................................... 39 3.2.1.Điểm mạnh .............................................................................................................. 40 3.2.2.Điểm yếu ................................................................................................................. 41 3.2.3. Cơ hội..................................................................................................................... 42 Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 7 3.2.4. Thách thức ............................................................................................................. 42 3.3. Phân tích tổ hợp Marketing cho sản phẩm tôn của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen. ............................................................................................................................................. 44 3.3.1. Product (sản phẩm) ................................................................................................ 44 3.3.2. Price (giá) ............................................................................................................... 57 3.3.3. Phân phối ............................................................................................................... 63 3.3.4. Promotion (xúc tiến) .............................................................................................. 68 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................................ 81 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN ...................................................... 81 4.1 Nhận xét và đề xuất về chiến lược sản phẩm ................................................................ 82 4.2 Nhận xét và đề xuất về chiến lược giá .......................................................................... 83 4.3 Nhận xét và đề xuất về chiến lược phân phối ............................................................... 86 4.4 Nhận xét và đề xuất về chiến lược xúc tiến .................................................................. 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 90 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 92 Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 2.1.1 2.5.1 3.1.1.4.1 3.3.1.1.1 3.3.1.1.2 3.3.1.1.3 3.3.1.1.4 3.3.1.3.1 3.3.1.3.2 3.3.1.5.1 3.3.1.5.2 3.3.1.5.3 3.3.3.1.1 3.3.4.2.1 3.3.4.2.2 3.3.4.2.3 3.3.4.2.4 3.3.4.3.1 3.3.4.3.2 3.3.4.4.1 3.3.4.4.2 3.3.4.5.1 3.3.4.6.1 Chú thích Logo Tập đoàn Hoa Sen Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Dây chuyền sản xuất thép cán nguội Tôn lạnh Hoa Sen Tôn kẽm Hoa Sen Tôn metallic dùng để lợp mái Tôn vân gỗ dùng để ốp tường Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, bên sản phẩm tôn dày mạ kẽm đầu tiên của Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ Toàn cảnh dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm theo công nghệ NOF Logo Hoa Sen cũ Logo Hoa Sen mới Logo các dòng sản phẩm Kênh phân phối đến các nước trên thế giới Chương trình Tỏa sáng Nghị lực Việt trên VTV6 Website Hoa Sen Group Fanpage Hoa Sen Group Quảng cáo ngoài trời Tôn Hoa Sen Hoa Sen Group tài trợ xây cầu Tư Triều Bài viết về Tập đoàn Hoa Sen được đăng trên báo Doanh nhân số ra ngày 01/03/2014 Hình ảnh gian hàng của Tập đoàn Hoa Sen tại Hội chợ Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc Nhân viên Hoa Sen Group tư vấn sản phẩm cho khách hàng Trao bằng khen cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc khối phân phối Quảng cáo số điện thoại liên hệ mua Tôn Hoa Sen Trang 23 27 37 47 48 48 49 56 57 59 59 60 70 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 9 Biểu đồ/sơ đồ 2.6.1 3.1.2.4.1 3.3.1.2.1 3.3.1.2.2 3.3.3.1.1 3.3.3.1.2 3.3.3.1.3 3.3.3.1.4 Tên biểu đồ/ sơ đồ Biểu đồ thị phần tôn năm 2014 Biểu đồ thị phần tôn 11 tháng đầu năm 2014 Sơ đồ danh mục sản phẩm của công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp Biểu đồ phát triển hệ thống chi nhánh phân phối của Tập đoàn Hoa Sen Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng theo kênh bán hàng Bảng 3.3.1.1.1 3.3.2.2.1 3.3.2.2.2 3.3.2.2.3 3.3.2.3.1 Tên bảng Bảng đặc điểm, lợi thế, lợi ích của sản phẩm Bảng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Bảng chi phí bán hàng Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp Bảng giá một số sản phẩm tôn Trang 31 41 53 54 68 68 69 71 Trang 50 63 63 64 67 Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam được Nhà nước định hướng chú trọng phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Một trong những ngành công nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay là ngành công nghiệp thép. Ngành công nghiệp thép tăng trưởng 12% năm 2014 có đóng góp của tất cả các sản phẩm thép như sản phẩm thép cán nóng, thép cán nguội, thép xây dựng, tôn,…Trong đó đặc biệt sản phẩm tôn thép có mức đóng góp lớn khi tăng trưởng khoảng gần 40% so với năm 2013. Ngành tôn thép tại nước ta tăng trưởng mạnh những năm gần đây nhưng cũng phải đang chịu những khó khăn hiện hữu như giá thép giảm khoảng 200.000đ/tấn nữa đầu năm 2014 do nhu cầu tiêu thụ giảm khi kinh tế chững lại những năm gần đây nhưng giá điện, than…những nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thép lại tăng lên. Ngoài ra hàng rào thuế quan Việt Nam cũng đang nới lỏng dần để thu hút đầu tư nước ngoài khiến cho sự cạnh tranh sản phẩm tăng lên khi các sản phẩm ngoại nhập xâm nhập sâu rộng thị trường Việt Nam. Tôn Hoa Sen là một trong những công ty cung cấp các sản phẩm ngành thép lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm vị trí số 1 về thị phần sản xuất tôn. Tính đến thời điểm hiện tại Tôn Hoa Sen đã xây dựng nhà máy sản xuất có quy mô khép kín lớn nhất Đông Nam Á, áp dụng những công nghệ hiện đại trong ngành và các chương trình thúc đẩy mạnh về thương hiệu để tạo nên là một trong những thương hiệu tôn thép hàng đầu. Tôn Hoa Sen là công ty sản xuất sản phẩm công nghiệp hàng đầu ngành tôn thép nhưng cũng là một trong những công ty hàng đầu thực hiện các chiến lược Marketing bàn bản với quy mô lớn, tăng sức nhận diện thương hiệu bằng các chương trình tri ân khách hàng, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng và tài trợ rất nhiều cho các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Nhận thấy được những điều trên, đề tài “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing sản phẩm tôn thép của công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen” sẽ cho chúng ta thấy được cách thức hoạt động kinh doanh, quản lý thương hiệu, chiến lược quảng bá sản phẩm tôn Hoa Sen và từ đó đề xuất giải pháp cải thiện những vấn đề gặp phải. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 11 2. Tầm quan trọng của đề tài Việc thực hiện đề tài này giúp nhóm sinh viên có cơ hội trau dồi một cách có hệ thống toàn bộ lý thuyết về tổ hợp Marketing đã được học. Bên cạnh đó, dựa vào nền tảng lý thuyết để phân tích thực tế các chiến lược Marketing của tập đoàn Hoa Sen mà nhóm đã chọn. Bằng việc phân tích các chiến lược Marketing của doanh nghiệp, nhóm sinh viên có thể thấy được cách một công ty xây dựng và thực hiện hoạt động Marketing nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Từ việc doanh nghiệp tận dụng những cơ hội để phát huy điểm mạnh và che lấp điểm yếu đến cách doanh nghiệp đối phó với những thách thức từ môi trường. Ngoài ra, sau khi phân tích thực trạng hoạt động Marketing của tập đoàn Hoa Sen, nhóm sinh viên nhận xét những ưu điểm và đề xuất giải pháp khắc phục những thiếu sót. Việc này giúp các sinh viên có cơ hội cùng thảo luận, đánh giá và đề xuất ý kiến để doanh nghiệp có thể hoàn thiện chiến lược Marketing của mình. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng chiến lược Marketing của dòng sản phẩm tôn Hoa Sen. 4. Phạm vi nghiên cứu Dòng sản phẩm tôn của công ty cổ phần tôn Hoa Sen. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng là các nghiên cứu trong đó các dữ liệu cần thu thập ở dạng định lượng. Các dữ liệu định lượng là các dữ liệu cho phép chúng ta đo lường chúng bằng số lượng, giá trị, con số. Phương pháp nghiên cứu định tính là nghiên cứu sử dụng các phương pháp không phải là định lượng (những con số). Nghiên cứu định tính cũng có thể được xem là cách thức sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu chất lượng hoặc bản chất của một sự vật, hiện tượng, sự kiện. Dữ liệu sơ cấp (primary data) được thu thập cho mục đích cụ thể của cuộc điều tra đang được tiến hành. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 12 Dữ liệu thứ cấp (secondary data) là dữ liệu được thu thập ở đâu đó cho một mục đích nào khác nhưng có thể sử dụng cho cuộc điều tra đang được tiến hành. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 4 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận.  Chương 2: Giới thiệu Công ty Cổ phẩn Tập Đoàn Hoa Sen.  Chương 3: Thực trạng Marketing 4P của sản phẩm tôn tại công ty Cổ phần Tập Đoàn Hoa Sen.  Chương 4: Nhận xét về thực trạng Marketing tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen và đề xuất biện pháp hoàn thiện. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 14 1.1. Định nghĩa Marketing. Theo định nghĩa của Học viện Marketing Hoàng gia Anh Quốc thì Marketing là quá trình quản lý bao gồm nhận diện, dự báo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sao cho hiệu quả và mang lại lợi ích. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ thì Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện quan điểm, định giá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Theo Philip Kotler thì Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. 1.2. Môi trường vi mô – vĩ mô. Môi trường vi mô là mối quan tâm thường trực và có thành phần cấu thành riêng tùy theo mỗi tổ chức. Các tổ chức khác nhau có mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hay chủ thể liên quan khác nhau.  Khách hàng: là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Có các dạng khách hàng sau: người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối, cơ quan Nhà nước, khách hàng nước ngoài.  Đối thủ cạnh tranh: một doanh nghiệp thường gặp phải sự cạnh tranh từ các nguồn như: cạnh tranh giữa các thương hiệu, cạnh tranh về hình thức sản phẩm (dạng sản phẩm), cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế, cạnh tranh giữa các nhu cầu.  Các nhà trung gian: là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng bao gồm: trung gian phân phối, các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu thông hàng hóa, các tổ chức cung cấp dịch vụ Marketing, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính – tín dụng. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 15  Các nhà cung cấp: là người cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, sự tăng giá hay khan hiếm các yếu tố đầu vào trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô là những yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức (PEST).  Political-legal factor: Yếu tố chính trị - pháp lý gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách. Đây là một yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất kể ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế, Luật pháp tại khu vực đó.  Economic factor: Yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái…tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.  Social and cultural factor: Yếu tố văn hóa và xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Đây là yếu tố tạo nên thị trường. Quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng của nó cũng như sự khác nhau về tuổi tác, tôn giáo, trình độ học vấn, khu vực địa lý sinh sống... là những yếu tố mà người làm công tác Marketing cần chú ý tới vì đó là các yếu tố chính tạo ra nhu cầu và tác động vào các động lực kinh tế khác. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hoá và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại khu vực Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 16 đó. Bên cạnh đó, những đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, từ những yếu tố đó sẽ chia thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khách nhau.  Technological: Yếu tố công nghệ là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng,… Cả thế giới hiện nay đang lao vào cuộc cách mạng không ngừng nghỉ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, trong lĩnh vực vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp rút khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải. Sự thay đổi công nghệ có giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mới, tiếp cận sản phẩm và dịch vụ dễ dàng... 1.3. Định nghĩa SWOT Phân tích SWOT là đánh giá thẩm định điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunity), thách thức (Threat) liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhầm xác lập điều kiện để chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn.  Điểm mạnh (Strength) cho biết doanh nghiệp có điểm mạnh nào cần khai thác.  Điểm yếu (Weakness) cho biết doanh nghiệp có điểm yếu nào cần cải thiện.  Cơ hội (Opportunity) cho biết môi trường kinh doanh mang lại cơ hội nào? Tiềm năng tạo lợi nhuận vốn có và khả năng khai thác cơ hội đáng giá của tổ chức.  Thách thức (Threat) cho biết những thách thức nào có thể phát sinh? Các đối thủ cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. SWOT ở cấp độ Marketing:  Điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố nội bộ mà các nhà quản trị Marketing có thể kiểm soát; chúng là các yếu tố 7P Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 17  Cơ hội, thách thức là những yếu tố bên ngoài, ngoài tầm kiểm soát, có liên quan đến việc đánh giá tình trạng hay thay đổi của sản phẩm/thị trường Thông qua việc đánh giá điểm mạnh và điểm yếu cho phép ta nhận diện khả năng chủ yếu của tổ chức. Mục tiêu của SWOT là so sánh điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức với cơ hội và nguy cơ tương ứng. Có 3 tiêu chuẩn có thể áp dụng để nhận diện những khả năng chủ yếu của một tổ chức là:  Khả năng có thể tạo ra tiềm năng để mở rộng thị trường  Khả năng cốt yếu có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn từ các loại hoàng hóa và dịch vụ mà họ đã mua.  Khả năng có thể tạo ra những sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh không thể sao chép được. 1.4. Tổ hợp Marketing – Mô hình 4P Marketing 4P là việc một tổ chức có khả năng cung ứng một sản phẩm phù hợp, với một mức giá hợp lý, thông qua các đại lý thích hợp (phân phối) và được giới thiệu theo một cách thức hợp lý (xúc tiến) Mô hình 4P, bao gồm:  Product (sản phẩm): sản phẩm không đơn thuần là thứ doanh nghiệp sản xuất ra, mà là thứ người tiêu dùng mua. Sản phẩm gồm sản phẩm hữu hình có thể chạm vào được như là đèn, quạt, cửa,…Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành dịch vụ, ngành khách sạn,… Sản phẩm gồm các tiêu chí như: sự đa dạng, chất lượng, mẫu mã, tính năng, đặc điểm, nhãn hiệu, bao bì, dịch vụ khách hàng,… Người làm Marketing coi sản phẩm là sự kết hợp các yếu tố bao bì, giá cả, lợi ích, tên hiệu, uy tín, hình ảnh, dịch vụ chăm sóc khách hàng, những yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng. Do đó, sản phẩm là tập hợp các thuộc tính vật chất, biểu tượng và dịch vụ được thiết kế nhằm thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 18  Price (giá cả): giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Có rất nhiều tác động tiềm năn lên giá cả như: chi phí nguyên liệu, mức giá của đối thủ cạnh tranh, thị phần, giá trị cảm nhận của người tiêu dùng. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định giá là những chiến lược mà công ty áp dụng để định giá hàng hóa và dịch vụ được phát triển từ các chiến lược marketing để đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức bao gồm: chiến lược định giá hớt váng, chiến lược định giá thâm nhập, chiến lược định giá cạnh tranh.  Place (phân phối): tiếp xúc là một yếu tố chính của quá trình Marketing, nếu bạn không thể tiếp xúc với các khách hàng, thì bạn không thể bán được bất kỳ sản phẩm nào. Thậm chí với nhiều sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào bên thứ ba để tiếp cận với khách hàng. Bên thứ ba này gọi chung là “trung gian” và cách thức trung gian tiếp cận khách hàng gọi là các kênh phân phối. Có hai loại trung gian: nhà buôn, đại lý và môi giới. Các kênh phân phối ngày càng phức tạp. Thời gian gần đây, ở một số thị trường, các nhà trung gian ngày càng có vai trò to lớn. Các nhà phân phối đã và đang đầu tư và phát triển công nghệ thông tin để có thể hoạt động hiệu quả, đủ khả năng cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận hơn.  Promotions (xúc tiến thương mại): tổ hợp xúc tiến gồm các yếu tố như quảng cáo, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng. Một đặc điểm quan trọng của tổ hợp Marketing là phải mang tính nhất quán. Điều đó có nghĩa là các yếu tố trong tổ hợp Marketing phải phù hợp và bổ sung cho nhau. Tổ hợp Marketing không thể thành công được nếu thiếu tính nhất quán và các yếu tố Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 19 không bổ sung cho nhau, cho dù nó có liên quan đến một sản phẩm, một dòng sản phẩm hay một thương hiệu. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen 20 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing của sản phẩm tôn tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan