Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công...

Tài liệu Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty viễn thông quân đội (viettel

.DOC
12
302
75

Mô tả:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL). Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông. Được thành lập từ năm 1989, tuy nhiên Viettel mới chính thức bước vào thị trường viễn thông từ năm 2000 với dịch vụ điện thoại đường dài 178. Nhờ có chiến lược phát triển đúng đắn, trong những năm qua Viettel đã có sự phát triển vượt bậc; so với năm 2000 thì năm 2008: doanh thu tăng 600 lần, từ 53 tỷ đồng lên 33.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 6.000 lần, từ 1,4 tỷ đồng lên 8.600 tỷ đồng, quân số tăng 125 lần, từ 120 người lên 15.000 người,… Sau 8 năm tham gia thị trường, Viettel đang khẳng định là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới. Với tốc độ phát triển như vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ quan, đơn vị là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi bài tập cá nhân kết thúc môn học Quản trị nguồn nhân lực, xin phân tích một số khía cạnh liên quan đến chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Viettel đến năm 2015, như sau: I. KHÁI NIỆM 1. Nguồn nhân lực: là các khả năng, các thuộc tính cần có, chẳng hạn như tri thức, kỹ năng, thái độ, của con người,… để các cá nhân, tổ chức, xã hội, quốc gia có thể phát triển. 2. Phát triển nguồn nhân lực: là việc hình thành, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực do chính phủ, địa phương, công ty nhà nước và tư nhân, trường đại học, viện nghiên cứu và các dạng tổ chức khác đề đạt để thực hiện các mục tiêu của mình. II. VÀI VÍ DỤ THỰC TIỄN 1. Một ví dụ về các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc (giai đoạn 2006-2010): 1) Củng cố khả năng của mọi cá nhân thông qua chính sách nuôi dưỡng việc học tập suốt đời và sự suy nghĩ sáng tạo của mọi công dân; 2) Xây dựng niềm tin và sự gắn kết trong xã hội, đây là giá trị danh nghĩa của nguồn vốn xã hội trong mọi quốc gia phát triển; 3) Tạo một động cơ mới thông qua việc đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế; 2. Một ví dụ về các chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc (giai đoạn 2006-2010): 1) Hệ thống mở và kết nối; 2) Phù hợp với kỷ nguyên thông tin; 3) Bớt qui định, tăng tự giác; 4) Tối đa hóa tiềm năng của nguồn nhân lực quốc gia; 5) Khuyến khích sự tham gia của các thành phần chính phủ và tư nhân. 3. Lời khuyên của Jack Welch, cựu chủ tịch huyền thoại của GE, một tập đoàn hàng đầu trên thế giới, để trở thành một công ty dẫn đầu thị trường: 1) Là số 1 hoặc số 2: “Khi số 1 hắt hơi, số 4, số 5 sẽ bị viêm phổi. Là số 1, chúng ta sẽ điều khiển được định mệnh của mình.” 2) Chất lượng: “Chất lượng không chỉ để hơn đối thủ cạnh tranh, mà chúng ta sẽ đưa chất lượng đến 1 tầm cao mới. Chúng ta sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng rất đặc bịêt, rất giá trị cho khách hàng của chúng ta; để cho chúng mãi là lựa chọn duy nhất đích thực cho họ.” 3) Liên tục tập trung vào các cách tân: “Chúng ta cần liên tục cải tiến. Cần tạo ra nhiều sản phẩm hiệu quả hơn thông qua nguồn vốn trí tuệ. Tránh xa các tích lũy lặt vặt và tìm kiếm các bước nhảy vọt.” 4) Tốc độ: “Tốc độ là tất cả. Là chất xúc tác không thể thiếu được của tính cạnh tranh. Tốc độ, đơn giản và sự tự tin quyện chặt lẫn nhau. Bằng việc đơn giản hóa tổ chức và tràn ngập sự tự tin, bạn sẽ tạo dựng được nền tảng cho một tổ chức tốc độ.” 5) Hành xử như một công ty nhỏ: Các công ty nhỏ có các lợi thế cạnh tranh rất lớn. “Chúng được tổ chức đơn giản và bất quy tắc. Chúng phát triển nhờ vào niềm đam mê và bỏ qua tính quan liêu. Chúng trưởng thành nhờ vào các ý tưởng tốt, không cần quan tâm nguồn gốc cuả nó. Chúng cần mọi người, liên kết mọi người và thưởng hay phạt nhân viên dựa vào sự đóng góp của họ cho thành công. Công ty nhỏ có các giấc mơ lớn và đặt ra các mục tiêu lớn.” III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN 2015 1. Viettel muốn gì? Đến năm 2015, Viettel sẽ là: 1) Là một tập đoàn đa ngành nghề, xoay quanh ngành Viễn thông. 2) Công ty Viễn thông sẽ trở thành một trong 20 công ty hàng đầu thế giới, xét ở khía cạnh doanh thu. 3) Tổng doanh thu của tập đoàn sẽ ở dải từ 20 tỉ đến 25 tỉ USD, với cơ cấu 40% từ nội địa và 60% ở nước ngoài. 4) Năng suất lao động bình quân sẽ đạt khoảng 500 000 USD/ đầu người 2. Viettel sẽ sống và làm việc trong môi trường như thế nào? 1) Thế giới: - Trào lưu mua bán & sát nhập (M&A) công ty đã tạo ra những công ty toàn cầu khổng lồ (sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị của bất cứ một công ty nào liên quan do đặc tính lợi thế kinh tế theo quy mô); - Chuyển hóa (Transformation) để tồn tại và tiếp tục phát triển; - Giá dầu mỏ tiếp tục tăng cao (trong vòng 10 năm qua, từ 1998 đến 2008, giá dầu thô đã tăng 10 lần, từ 10 USD/thùng đến 100 USD/thùng) và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia đang phát triển (do nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng); - Nước giàu vẫn tiếp tục giàu lên, do nắm giữ phần lớn các bí quyết, phát minh (các quốc gia công nghiệp chiếm giữ 97% số bằng phát minh sáng chế),… và thực hiện các công việc có giá trị gia tăng cao (thiết kế, sáng tạo,…). 2) Khu vực: a. Các nước Đông Á: - “Thực hiện một chính sách kiên trì nhiều khi đến cực đoan trong việc theo đuổi kỹ năng, công nghệ, và tri thức tiên tiến để có thể giúp các doanh nghiệp của mình xâm nhập thị trường sản phẩm mới và hiện đại hóa quá trình sản xuất”. (Đài Loan thành lập công viên khoa học công nghệ Hsin-Chu để thu hút các nhà khoa học và doanh nhân Đài Loan từ thung lũng Silicon và các nước khác về làm việc). - “Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đã tiến xa trên con đường học hỏi và cải tiến để cuối cùng bước vào được các thị trường sản phẩm phức tạp và tinh vi hơn”. (Trong năm 2007, Samsung đã vượt qua Motorola để đứng thứ 2 toàn cầu về thị phần điện thoại di động, chiếm 40%). - “Bản chất thành công của các nước Đông Á nằm ở khả năng của những nước này trong việc phát triển những nền kinh tế có tính cạnh tranh quốc tế”. b. Trung Quốc: - “Mặc dù các ngành công nghiệp của Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhưng chúng vẫn dựa chủ yếu vào các biện pháp cắt giảm chi phí thay vì cải tiến hay khai thác hiệu quả kinh tế theo qui mô.” Nguyên nhân chủ yếu là do “chính quyền trung ương đã chuyển đầu tư và các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp địa phương chứ không phải là các doanh nghiệp “quán quân” của TW”; - “Chạy theo tăng trưởng, xem nhẹ phát triển bền vững về mặt xã hội và môi trường, Trung Quốc không phải là mô hình tốt cho Việt Nam học tập.” (Mặc dù TQ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, nhưng nó chỉ có 22 công ty thuộc danh sách Top 500 của Fortune’s Global. Không những thế, những công ty này đều thuộc những ngành được bảo hộ cao và thiếu tính cạnh tranh (dầu khí, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, đường sắt, truyền tải điện). Trung Quốc cũng không có doanh nghiệp nào nằm trong Top 100 của Business Week, đồng thời chỉ có 2 doanh nghiệp đa quốc gia thực sự là Lenovo và Huawei”). c. Các nước Đông Nam Á - “Cho đến nay, nền kinh tế của Đông Nam Á vẫn dựa vào việc khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên tự nhiên”; - “Ngoại trừ Malaysia, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á đều đã từng trải qua những giai đoạn thăng trầm chính trị và biến động xã hội.”; - “Quá trình đô thị hóa ở những nước này đang diễn ra một cách hỗn loạn, với hàng triệu con người đang phải sống lay lắt trong các khu ổ chuột dọc thủ đô Jakarta, Manila, Bangkok.”; - Chưa quốc gia Đông Nam Á nào vượt ngưỡng thu nhập bình quân 10.000 USD(trừ Singapore) mà tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống 4% - 6%, sau hàng thập kỷ giữ mức độ tăng trưởng bình quân cao (6,8% đến 7,6%). Cũng không có trường đại học nào ở đây đạt chuẩn quốc tế; d. Việt Nam: - “Sự cất cánh của Việt Nam chỉ mới bắt đầu, Việt Nam vẫn còn nghèo so với các nước Đông Nam Á khác và rất nghèo so với các nước phát triển ở Đông Á. Là người đi sau, VN có ưu thế là có thể có các bài học kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước đi trước, trong đó bài học bao trùm là là các quốc gia quyết định tốc độ tăng trưởng của mình thông qua việc thực hiện hay không thực hiện những quyết sách chiến lược thường là khó khăn về mặt chính trị.”; - “Tương lai của VN phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quyết sách của Chính phủ. Thành công hay thất bại là sự lựa chọn chứ không phải là định mệnh.”; - “Hệ thống giáo dục của Việt Nam đang khủng hoảng. Kết quả trượt tốt nghiệp Phổ thông trung học trong năm 2009 vừa qua cho thấy nhiều học sinh thậm chí còn không nắm được kiến thức cơ bản.” (có nhiều tỉnh tỉ lệ đỗ dưới 60%). - “Khoảng 50% sinh viên ra trường không làm đúng ngành đào tạo” (85% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên); - Năng suất lao động bình quân ở VN chỉ ở mức 30% trung bình của Thế giới. (Theo Website của Viện kinh tế Tp.HCM); - “Dùng mọi thước đo khách quan, dường như nền khoa học và công nghệ của Việt Nam là một thất bại. Đây là một trở ngại chính cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện KHCN (VAST) đăng được 41 bài báo trên các tạp chí quốc tế. (so với 2.286 bài của chỉ riêng các nhà nghiên cứu ở Đại học Phúc Đán, Thượng Hải). - Chưa có chiến lược phát triển Nguồn nhân lực cấp quốc gia. 3) Công nghệ (theo báo cáo OECD Information Technology Outlook 2004): - Công nghệ Nano: cho phép sản xuất những bộ vi xử lý nhỏ hơn rất nhiều nhưng có năng lực tính toán tăng lên khoảng 50%. Đến năm 2015, công nghệ này có thể tạo ra doanh thu 1.000 tỷ USD và 2 triệu việc làm trên toàn cầu; - Grid Computing: Năng lực tính toán sẽ tăng lên rất nhiều nhờ vào việc cộng lực của một mạng lưới liên kết các máy tính; - RFID: cho phép phát triển một loạt các ứng dụng về định vị (tracking) cho các ngành vận tải, hàng tiêu dùng,… - Vô tuyến băng rộng: cho phép đưa mức độ thâm nhập băng rộng đến tận các vùng sâu vùng xa; - Spam: sẽ tiếp tục tạo ra ảnh hưởng xấu đến người dùng ICT. 4) Xu thế khách hàng (Theo báo cáo Tiêu dùng VN 2007 của TNS): - Nâng cấp các nhu cầu (nhà cửa, phương tiện đi lại,…); - Tiện lợi (e-commerce, m-payment,…); - Thụ hưởng (thể thao, giải trí,…); - Thể hiện (hàng hiệu,…); - Phụ nữ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều mặt; - Sáng tạo (84% nhóm trẻ tuổi (15-24 tuổi) ở thành thị sử dụng Internet hàng tuần); - Khác biệt (giới trẻ, chiếm 57% dân số, đang thay đổi, chủ yếu để khác biệt); - Di dân về thành thị tiếp tục tăng (khoảng 200.000 người di cư về Tp.HCM hàng năm); - Đồ chơi công nghệ (thống kê 2006, 58% dân số thành thị có mobile.). 3. Phân tích các sự kiện 1) Cơ hội: - Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao (8% /năm); - Dân số trẻ (57% dưới 25 tuổi) là động lực cho các thay đổi và thích ứng; - Đội ngũ trí thức Việt kiều trở về quê hương; - Công nghiệp ICT tiếp tục hấp dẫn; - Vô tuyến băng rộng cho phép tăng nhanh mức độ thâm nhập Internet (thống kê 2006: khu vực thành thị có 20% sử dụng Internet tại nhà); 2) Thách thức: - Các loại chi phí tăng, bao gồm cả chi phí lao động; - Cạnh tranh với các công ty đa quốc gia khổng lồ; - Đào tạo và dạy nghề không đáp ứng được nhu cầu nhân lực (trong năm 2000, tỉ lệ lao động tốt nghiệp đại học chỉ chiếm 2% dân số, so với 5% của Trung Quốc và 8% ở Ấn Độ là những nước đông dân hơn rất nhiều); - Không thể cạnh tranh trực tiếp bằng giá rẻ với quốc gia khổng lồ láng giềng; - Năng suất lao động thấp (khoảng 30% mức trung bình thế giới); - Tăng trưởng nhanh + thay đổi công nghệ tạo ra các khoảng thiếu hụt về khả năng cũng như kỹ năng trong đội ngũ lao động. 4. Nguồn nhân lực của Viettel sẽ như thế nào? - Với các mục tiêu như trên, Viettel cần một đội ngũ nhân lực không chỉ về số lượng, mà còn về chất lượng, để đáp ứng được sự phát triển nhảy vọt (doanh thu tăng gấp 10 lần trong vòng 7 năm; nằm trong danh sách 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới), trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cộng với sự thiếu hụt nghiêm trọng ở cấp quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực; Nếu xem Viettel là một tổ chức như một quốc gia thu nhỏ, vì vậy vẫn có thể “lựa chọn thành công”, với điều kiện tiên quyết là có sự “quyết tâm chính trị - được hiểu như là ý chí thực hiện cho bằng được những quyết sách tuy khó khăn về mặt chính trị nhưng có lợi cho quốc kế dân sinh” từ cấp lãnh đạo; - Ngoài ra, để có thể phát triển nhảy vọt, con người Viettel phải có các nền tảng tốt, bao gồm nhưng không hạn chế các nền tảng về tư tưởng nhận thức, gia đình, văn hóa, và tri thức. Và con người Viettel phải đủ năng lực tư duy và sự tự tin cạnh tranh quốc tế, làm các công việc có hàm lượng chất xám cao để tạo ra giá trị gia tăng cao như tư vấn, thiết kế, tích hợp giải pháp, … 5. Một số vấn đề cần có trong trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Viettel trong thời gian tới: 1) Những nền tảng cần có: Con người Viettel cần có các nền tảng sau: - Về Tính cách cá nhân: Chính trực; Dũng cảm; Cần cù và Bền bỉ; Tỉ mỉ nhưng Khoáng đạt; Hòa nhã nhưng Kiên quyết; Tự tin và có Chính kiến; Có Óc tưởng tượng và/hoặc Yêu đọc sách; - Về Nhận thức: 8 giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel; - Về Gia đình: Hòa hiếu và/hoặc Hạnh phúc; - Về Tư duy: lối tư duy “Tại sao” và tư duy “Hệ thống” 2) Những kỹ năng cần có: - Kỹ năng căn bản: Đọc, Viết, Nghe, Ngoại ngữ và Tính toán; - Kỹ năng cốt lõi: Phân tích, Giải quyết vấn đề, Suy nghĩ sáng tạo, Kỷ luật bản thân. 3) Những vai trò cần có: Nhà lãnh đạo; Nhà Diễn giải: Nhà Tích hợp: Nhà Thích ứng; Nhà kiến trúc; Nhà Quản lý; Chuyên gia; Lao động lành nghề. 4) Những chính sách cần có: Tuyển dụng và Đào tạo; Động viên, khen thưởng và Kỷ luật; Lương bổng và Đãi ngộ; Phát triển nghề nghiệp; Nghiên cứu Phát triển. 5) Những bộ máy cần có: Bộ máy tổ chức; Quản lý nhân sự, Trường Đại học Viettel, Trung tâm phân tích thông tin Viettel. 6) Cơ cấu cần có: Bao gồm nhưng không hạn chế các yếu tố sau: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học; Nước ngoài/Trong nước/Việt kiều; Nam/Nữ; Độ tuổi; Chuyên môn; Thứ bậc; Quản lý/Nhân viên; Quân đội/Hợp đồng;… HẾT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan