Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thị trường xe máy ở việt nam...

Tài liệu Phân tích thị trường xe máy ở việt nam

.PDF
42
177
58

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Nội dung đề tài: ...........................................................................................................1 1.1. 1.2. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................1 1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài: .................................................................................1 1.4. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................1 CHƯƠNG 2: CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ2 MÔI TRƯỜNG DÂN SỐ: .......................................................................................2 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng: ......................................................................................2 2.1.1. 2.1.1.1. Tuổi tác: .......................................................................................................2 2.1.1.2. Trình độ học vấn: .......................................................................................4 2.1.1.3. Khu vực địa lý sinh sống: ..........................................................................4 2.1.2. Ý kiến và giải pháp: ..........................................................................................5 Môi trường kinh tế: ................................................................................................6 2.3. Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến thị trường:...........................................6 2.2.1. 2.2.1.1. Thu nhập của người dân: ..........................................................................6 2.2.1.2. Giá cả qua các năm: ..................................................................................7 2.2.1.3. Tiết kiệm của người tiêu dùng: .................................................................8 4. Tín dụng trong nước, mô hình hành vi người tiêu dùng: .....................9 2.2.1. 2.2. Ý kiến và giải pháp: ............................................................................................9 Môi trường vật chất, thiên nhiên: .................................................................... 10 2.3. 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng .................................................................................... 10 2.3.1.1. Sự khan hiếm của nguyên vật liệu: ....................................................... 11 2.3.1.2. Sự gia tăng chi phí năng lượng:............................................................ 12 2.3.1.3. Sự gia tăng mức ô nhiễm môi trường: .................................................. 12 2.3.1.4. Sự thay đổi của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường:.................. 13 2.3.2. Ý kiến và giải pháp: ........................................................................................... 15 2.4.2. Môi trường công nghệ:.................................................................................... 17 2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng:................................................................................... 17 2.4.1.1. Thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng:........................................... 17 2.4.1.2. Các cơ hội của phát minh hầu như không có giới hạn........................ 22 2.4.1.3. Sự biến đổi của ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển: ....... 23 2.4.1.4. Sự gia tăng của việc kiểm soát đối với thay đổi công nghệ:.............. 26 1 2.4.2 Ý kiến và giải pháp:........................................................................................ 26 Môi trường chính trị, pháp luật: .................................................................... 27 2.5.2 2.5.1. Những chính sách của nhà nước trước khi mở cửa nền kinh tế. ....... 27 2.5.2. Mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy cơ chế thị trường. .................................. 27 2.5.3. Gia nhập WTO:.............................................................................................. 28 2.6. 2.5.3.1. Tự do hóa thương mại: ........................................................................... 28 2.5.3.2. Khuyến khích cạnh tranh công bằng, phát triển và cải cách kinh tế: ... ................................................................................................................... 30 2.5.3.3. Chính sách đãi ngộ Quốc gia: ............................................................... 31 2.5.3.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường:.............................................. 33 2.5.3.5. Áp dụng chuẩn ISO: ................................................................................ 34 Môi trường văn hóa: ........................................................................................... 35 2.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng:................................................................................. 35 2.6.1.1. Cơ sở hạ tầng: ......................................................................................... 35 2.6.1.2. Văn hóa đô thị: ........................................................................................ 36 2.6.1.3. Văn hóa kẹt xe: ........................................................................................ 37 2.6.2. Ý kiến và giải pháp: ..................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ................................................................................................ 40 2 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Nội dung đề tài: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố môi trường maketing vĩ mô nhằm nhằm xác định tình thế, thời cơ, và nguy cơ có thể xảy ra. Đánh giá đúng thực chất khả năng kinh doanh của công ty mình và các đối thủ cạnh tranh. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường xe máy từ đó đưa ra những cơ hội cũng như thách thức để xác định sự phát triển hay thu hẹp của thị trường tại Việt Nam. 1.2. Lý do chọn đề tài: Tìm hiểu rõ hơn về môn marketing cũng như nắm vững những kiến thức về các yếu tố vĩ mô marketing trong các thị trường sản phẩm, đặc biệt là thị trường xe máy tại Việt Nam. 1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đánh giá đúng thực chất khả năng kinh doanh của công ty về sản phẩm xe máy và các đối thủ cạnh tranh. Qua đó các công ty có thể xác định thị trường trọng điểm và định vị thành công nhãn hiệu, mặt hàng của mình trên thị trường trọng điểm mà các yếu tố vĩ mô tác động. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, so sánh, đưa ra các số liệu dẫn chứng, ý kiến và các giải pháp chung. 1 CHƯƠNG 2: CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ 2.1. MÔI TRƯỜNG DÂN SỐ: 2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng: Việt Nam đã thực hiện thành công chính sách dân số đúng mức chỉ tiêu của “ Chiến lược dân số” trong giai đoạn 2011-2020. Với tỉ lệ dân thành thị chiếm 32.3%. Dân số là một vấn đề nan giải trong việc phát triển kinh tế- xã hội, yếu tố chi phối toàn bộ các lĩnh vực của một đất nước. Nhưng với quy mô dân số 90 triệu người, với lợi thế chuyển đổi cơ cấu dân số là thành tựu chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.Thành tựu dân số Việt Nam đạt 90 triệu người vào năm 2013 là một vận hội lớn của đất nước trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Đây cũng là cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà quản trị Marketing cũng như những doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường. 2.1.1.1. Tuổi tác: Những dữ liệu mới đây và dự báo dân số tương lai cho thấy dân số Việt Nam đang “già hóa” khá nhanh. Tính trung bình mỗi năm tuổi trung bình trong giai đoạn sau chiến tranh tăng khoảng 0.3 tuổi mỗi năm. Giai đoạn 3 (sau 2010), tuổi trung bình có vẻ tăng nhưng chậm hơn, tính trung bình khoảng 0.16 tuổi mỗi năm. Theo một qui ước chung, người 65 tuổi trở lên được xem là “cao tuổi”. Do đó, một cách định lượng tình trạng lão hóa là tính tỉ trọng dân số cao tuổi. Năm 2010, cứ 100 dân số thì có 6 người 65 tuổi trở lên. Con số này tăng lên 8% vào năm 2020 Bảng 1. Tỉ trọng (%) dân số 2010 - 2020 Nhóm tuổi 2010 2020 0 – 14 15 – 64 Trên 64 Tổng dân số 24% 70% 6% 87.8 triệu 21% 71% 8% 96.4 triệu 2 Trong khi tỉ trọng dân số cao tuổi tăng thì tỉ trọng dân số thiếu niên giảm theo thời gian. Năm 2010, khoảng 24% dân số ở trong độ tuổi dưới 15 (tức nói chung là “thiếu niên”). Đến năm 2020, dự báo tỉ trọng này giảm xuống còn 21%, Tỉ số dân số cao tuổi trên dân số thiếu niên thường hay được biết đến như là chỉ số lão hóa (aging index). Năm 2010, cứ 100 trẻ em 0-14 tuổi, có 25 người cao tuổi. Năm 2020 tỉ số này là 37%. Vậy có thể thấy tỷ trọng dân số Việt Nam đang có sự chênh lệch với người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn. Trong khi đó thị trường xe máy đòi hỏi đánh tập trung cao vào các đối tượng trẻ (nhất là độ tuổi 30-35), có công việc và thu nhập ổn định, có thể tự chi trả được các loại phương tiện mình sử dụng. Dựa vào độ tuổi ta có cơ hội cũng như các nhu cầu để từ đó tạo ra hay cải tiến những loại sản phẩm phù hợp với khách hàng. - Những khách hàng trẻ đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra các loại xe máy có chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, sẵn sàng chấp nhận trả với mức giá cao để có sản phẩm ưng ý - Trong khi đó những khách hàng lớn tuổi lại ưu tiên chọn lựa các loại xe dễ điều khiển, dễ tương tác và khả năng an toàn cao. 3 2.1.1.2. Trình độ học vấn: Tầng lớp trí thức, thành đạt ngày nay chiếm tỷ trọng khá cao trong xã hội. Đối với tầng lớp này, họ có thu nhập và địa vị cao trong xã hội họ cũng luôn đòi hỏi một cái gì đó cao hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân. Trong đó xe máy ngoài là một phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, lao đông nó còn là phương tiện thể hiện năng lực tài chính, năng lực cá nhân. Từ đó phát sinh nhu cầu đòi hỏi về sản phẩm xe cũng cao lên về mẫu mã, giá cả, kiểu dáng, chất lượng, độ an toàn. Chính vì vậy các nhà quản trị marketing luôn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu tâm lí để có thể nắm bắt được cơ hội nhằm phát triển, tấn công vào các đối tượng tri thức muốn nhắm đến. Từ những yếu tố đó những doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy bắt đầu nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp như: - Công nghệ hiện đại. - Độ an toàn cao. - Kiểu dáng công nghiệp, hiện đại, bắt mắt, có thẩm mỹ. - Về giá cả, khách hàng chuộng những loại xe đắt tiền, các loại xe nhập ngoại. Các doanh nghiệp lúc này sẽ ưu tiên tối đa cho chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao của loại khách hàng này. Doanh nghiệp không còn chịu sức ép phải giảm giá thành. 2.1.1.3. Khu vực địa lý sinh sống: Về khu vực sinh sống thì nước ta chỉa tỉ lệ gồm có thành thị và nông thôn. Trong đó tỉ trọng dân thành thị đang có xu hướng tăngdo xu hướng chuyển dịch lao động. Dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3,4% mỗi năm trong khi tốc độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Có ba tỉnh, thành phố có quy mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là Tp.HCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hóa là 3,401 triệu người. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước. Trong khi đó, dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4% trong tổng dân số. Như vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3,4% mỗi năm trong khi tốc độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Từ đó có thể thấy: 4 - Dân cư thành thị trong tương lai sẽ tăng, đây là bộ phận có thu nhập cao, nhu cầu đi lại lớn… Từ đó, các doanh nghiệp phải làm sao để khai thác mạnh bộ phận dân cư này, đáp ứng nhu cầu của họ. Cải tiến công nghệ kỹ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh, cho ra các dòng sản phẩm phù hợp với môi trường giao thông đô thị: tiết kiệm nhiên liệu, cải tiến công nghệ hướng đến thân thiện với môi trường như sử dụng nhiên liệu thay thế (xe chạy bằng điện, bằng nhiên liệu sinh học), thiết kế gọn nhẹ linh động với điều kiện giao thông đông đúc, chật hẹp nhiều ngỏ hẽm… từ đó hướng người tiêu dùng sử dụng đến sản phẩm của nhà sản xuất thay vì chuyển sang sử dụng các phương tiện thay thế như xe đạp, xe đạp điện, xe bus hay thậm chí là ô tô. - Dân cư nông thôn trong tương lai sẽ giảm, song đây sẽ là thành phần sẽ giàu nên trong tương lai. Khi nông dân có thêm thu nhập thì nhu cầu cũng sẽ tăng cao. Từ đó các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ra đời. Tuy nhiên số dân cư có thu nhập thấp ở khu vực này vẫn sẽ có tỷ lệ không nhỏ, do đó luôn có nhu cầu là một chiếc xe máy giá rẻ hợp túi tiền phục vụ nhu cầu lao động chính đáng. Từ đó các sản phẩm xe máy giá bình dân được xây dựng nhưng vẫn đáp ứng độ bền, khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thiết kế tốt có khả năng chống chịu các điều kiện khắc nghiệt của môi trường và địa hình nông thôn, vùng núi. 2.1.2. Ý kiến và giải pháp: Môi trường dân số có nhiều tác nhân, nhiều yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến thị trường xe máy tại Việt Nam. Các nhà quản trị marketing cần chú ý vì đây chính là các yếu tố chính tác động đến những môi trường khác như kinh tế, dân số. Để đưa ra được những chiến lược trung và dài hạn cho thị trường cũng như đảm bảo được sự tăng trưởng của thị trường xe máy thì cần chú trọng và tỉ lệ dân số hiện nay và trong tương lai là tỉ lệ già sẽ nhiều hơn trẻ. Quan tâm hơn vào tâm lí đặc biệt là những người có trình độ văn hóa cao, chúng ta phải đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi cũng như cao hơn mỗi ngày của họ để sự dịch chuyển sáng hướng phương tiện khác được giảm thiểu một cách tốt nhất. Và quan trọng hơn là nên nhìn vào khu vực sinh sống để đáp ứng đúng cuộc sống nông thôn và thành thị, vì đây là môi trường có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng gây bất lợi cho thị trường nhất là ở thành thị, những đô thị đang phát triển với đòi hỏi cao. Kết luận nhà 5 quản trị marketing cần đưa ra những tầm nhìn trong tương lai xa hơn để đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường xe máy tại Việt Nam. 2.3. Môi trường kinh tế: 2.2.1. Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến thị trường: Khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây Cuộc khủng hoảng tồi tệ bắt đầu từ năm 2008, làm chao đảo thế giới suốt nửa thập kỷ qua. Bối cảnh này, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và chưa thể thoát khỏi đáy suy thoái. Nhưng tính đến năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại mặc dù vẫn còn chậm nhưng đã mang lại những thành quả rõ rệt. Cụ thể, ta có chỉ số sau: 2.2.1.1. Thu nhập của người dân: Diễn biến của tốc độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và thu nhập của người tiêu dùng hoặc tác động đến sự sẽ sàng mua và khả năng mua của họ. Nếu tốc độ tăng GDP diễn ra theo chiều hướng tốt, người tiêu dùng tin rằng nền kinh tế đang phát triển thuận lợi và họ sẽ tăng tiêu dùng và ngược lại, họ sẽ tiết kiệm tiêu dùng và cắt giảm mua sắm. Những hoạt động của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán và các quyết định marketing của doanh nghiệp. (ĐVT: USD) GDP bình quân đầu người 700 796 919 2005 2006 2007 1145 1160 1273 2008 2009 2010 1517 2011 1749 2012 GDP bình quân đầu người Nguồn: Tổng cục thống kê Ta thấy, GDP bình quân đầu người tăng qua các năm, đây là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Khi thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể, họ không chỉ có khả năng chi nhiều tiền để mua những sản phẩm thiết yếu mà còn chi cho các sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ, ngoài ra họ vẫn còn 6 có thể tiết kiệm được từ khoản thu nhập. Tuy nhiên chỉ xét về GDP bình quân đầu người thì chưa phản ánh hết về khả năng hưởng thụ từ thu nhập của người tiêu dùng. 2.2.1.2. Giá cả qua các năm: Đơn vị tính: % Tốc độ tăng giá tiêu dùng 19.89 18.13 12.63 11.75 6.81 6.52 2007 2008 2009 2010 2011 2012 6.6 2013 Nguồn: Tổng cục Thống Kê Vì nên kinh tế đang trên đà khôi phục nên cung cầu tăng đều tạo nên một thị trường màu mỡ với các sản phẩm đa dạng hơn rất nhiều. Nhưng đi kèm theo sự khôi phục đó là vấn đề luôn làm đau đầu nhà quản lý trong các năm qua: kiểm soát lạm phát. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Giai đoạn này, đồng tiền bị mất giá gây ảnh hưởng đến giá cả của các sản phẩm và lượng tiêu thụ của chúng giảm đi đáng kể: Nguồn: Tổng cục Thống kê 7 Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm, thị trường tiêu thụ vẫn đang giảm. Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu. Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống. Tại một báo cáo khảo sát doanh nghiệp gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lúc này không còn là lãi suất mà chính là thị trường tiêu thụ. 2.2.1.3. Tiết kiệm của người tiêu dùng: Người Việt Nam có thói quen tiết kiệm và đặc biệt sau thời kỳ suy thoái kinh tế thì việc tiết kiệm ngày càng tăng. Theo ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson (TNS), đưa ra những con số cho thấy nhiều người dân Việt Nam đang thực hiện tiết kiệm nhiều hơn. Cụ thể, nếu như trong năm 2011, 55% số người dành 5% thu nhập hằng tháng để tiết kiệm thì qua năm 2012 có hơn 50% người để dành từ 5 - 10% thu nhập hằng tháng. Thậm chí, không ít người còn để dành đến 20% thu nhập. Phần chi tiêu lớn nhất của đa số người dùng hiện nay là cho giáo dục, chiếm đến 47% tổng chi tiêu. Điều này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ trong nước. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng xa xỉ vì nghĩ rằng điều đó đồng nghĩa với chất lượng tốt. Điều này hơi khác với các nước phát triển khi người tiêu dùng cho rằng hàng xa xỉ đồng nghĩa với sự khác biệt. Và theo nghiên cứu mới nhất do Kantar Worldpanel Vietnam (một công ty con thuộc Tập đoàn WPP - Mỹ) vừa công bố cho thấy chân dung người tiêu dùng Việt Nam cũng đã thay đổi mạnh mẽ. Hiện 1/3 hộ gia đình ở khu vực nông thôn cũng có thu nhập trên 1 triệu đồng/người/tháng, gấp đôi con số của năm 2008 và phân khúc này cũng bắt đầu chuyển dần sang lối sống hiện đại. Kantar dự báo đến năm 2022, những sản phẩm như xe máy, bếp gas, tủ lạnh và điện thoại di động sẽ có mặt ở hầu hết các hộ nông thôn, sẽ tạo điều 8 kiện thuận lợi để người tiêu dùng tại đây tiếp cận các kênh mua sắm hiên đại. Tuy nhiên, người Việt Nam thường chi tiêu rất hoang phí và thiếu thông minh, thường chạy theo cái mới và đắt tiền để khẳng định cái tôi. 2.2.1. 4. Tín dụng trong nước, mô hình hành vi người tiêu dùng: Trong nền kinh tế đang khôi phục trở lại, thì việc doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng vay tiền ở ngân hàng là điều cần cân nhắc rất kỹ. Với việc doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh mở rộng sản xuất hoặc sử dụng trong việc mua bán, lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm của đầu vào lẫn đầu ra, củ thể là với mức lãi suất cho vay hiện tại của các ngân hàng thì giá thành sản phẩm vẫn ở mức cao. Còn với người tiêu dùng, ngân hàng vẫn còn e dè trong việc cho vay: Người vay phải có thu nhập từ 6-10 triệu trở lên, Thâm niên công tác 24 tháng trở lên và tối thiểu 12 tháng tại đơn vị hiện tại, hoặc làm việc tại đơn vị hiện tại từ 18 tháng, có tài sản thế chấp, … bên cạnh đó người Việt Nam vẫn không có thói quen vay tiền Ngân hàng cho tiêu dùng. Để đánh giá, dự đoán được sự phát triển của thị trường xe máy Việt Nam ta cần nắm rõ văn hóa, xã hội, cá tính, tâm lý của người tiêu dùng (Hộp đen của người mua). 2.2. Ý kiến và giải pháp: Từ những phân tích kinh tế vĩ mô trên, nhóm nghiên cứu đã thấy rằng GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần từ năm 2010, tuy nhiên giá tiêu dùng đã tăng lên đỉnh điểm vào năm 2011 và giảm dần từ năm 2012- 2013 đã được kiềm chế từ đó đã gây nên tâm lý hoang man cho người tiêu dùng, cụ thể ta thấy được phản hồi từ phía người tiêu dùng là mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh. Cộng thêm sự khủng hoảng trong hệ thống Ngân hàng làm ảnh hưởng đến khả năng vay tiền của người dân. Dù vậy người dân rất tin tưởng vào năm 2014 đầy tăng trưởng, đây là chính là động lực 9 của nền kinh tế. Qua đó ta thấy những tác động xấu của kinh tế vĩ mô đã làm chậm lại sự phát triển của thị trường xe máy Việt Nam. Người tiêu dùng đã phải đắn đo cho việc chi tiêu để mua một chiếc xe máy vì tâm lý hoang man về nền kinh tế, tuy nhiên các sản phẩm xe máy với mức giá trung bình vẫn là ưu tiên hàng đầu. bên cạnh đó với thói quen chi tiêu của người Việt đã nêu trên cũng một phần giúp thị trường xe máy năng động hơn. Theo phân tích vĩ mô nhóm nghiên dự đoán thị trường xe máy Việt Nam sẽ tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có mật độ dân số cao, đường sá chưa phát triển được tốt nên phương tiện lưu thông chủ yếu là xe máy vì nó tiện lợi dễ điều khiển, giá cả ở mức vừa phải. Thêm vào đó là xe máy đã trở thành một trong những phương tiện truyền thống của Việt Nam nhiều năm trờ lại đây, vậy nên thị trường xe máy vẫn là một trong những thị trường tiềm năng cho đến năm 2017 khi thuế suất nhập khẩu cuả ôtô giảm xuống còn 10% và năm 2018 là 0% thì thị trường sẽ bắt đầu thu hẹp lại nhưng tương đối chậm. Nhưng vì với thói quen đi xe máy và đường sá vẫn phát triển chậm thì phân khúc thị trường của xe máy vẫn còn rất tiềm năng cho phân khúc bình dân và phân khúc trung cấp. 2.3. Môi trường vật chất, thiên nhiên: 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng  Ảnh hưởng đến cung xe máy: - Chính sách hạn chế hạn ngạch NK linh kiện - Chính sách ngưng đăng ký xe máy - Chính sách thuế NK linh kiện - Sự thay đổi chiến lược KD (XK, chuyển TT mục tiêu về nông thôn …)  Ảnh hưởng đến cầu xe máy: - Kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm mới - Chính sách ngưng đăng ký xe máy - Giá xe máy, thu nhập - QĐ về việc đăng ký xe (phải có bằng đk đăng ký…) - Thị hiếu (kiểu dáng, màu sắc…)  Việc ngưng đăng ký xe máy chủ yếu là nhằm tác động vào cầu xe máy: Quy đinh này có tác dụng: - Giảm số lượng tai nạn giao thông, hạn chế ách tắc giao thông. 10 - Nhu cầu sử dụng xe máy của người dân giảm xuống. - Chuyển hưởng người dân sử dụng xe máy => phương tiện giao thông công cộng. 2.3.1.1. Sự khan hiếm của nguyên vật liệu: Mức dự trữ dầu mỏ ngày càng giảm làm nguồn năng lương cung cấp cho xe ngày càng quý giá và hiếm. Tính lũy kế từ 1-1 đến 15-11, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu là gần 6,4 triệu tấn, cùng giảm mạnh (23%) so với cùng kỳ năm 2012. Trong số các mặt hàng, giảm mạnh nhất là DO 0,05S với lượng nhập khẩu từ đầu năm đến 15-11 là hơn 2,76 triệu tấn, giảm tới 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá đầu vào bình quân của năm nay là 921,7 đô la Mỹ/tấn cũng giảm khá nhiều so với giá bình quân giai đoạn này năm trước (mức 959,7 đô la Mỹ/tấn). Tương tự, mặt hàng xăng nhập khẩu giảm hơn 20% về lượng và 3,2% về giá. Theo nguồn tin từ Thời Báo Kinh tế Sài gòn Online, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho rằng, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khối lượng xăng dầu nhập khẩu giảm trong thời gian qua. Đầu tiên là do lượng hàng cung cấp từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tăng khá. Bản thân Saigon Petro cũng đã cắt giảm 30% lượng nhập khẩu từ nước ngoài trong năm nay và chuyển sang mua từ Dung Quất. Thứ hai, do tình hình tiêu thụ trong nước sụt giảm khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu hẹp sản xuất cũng như người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm. Bên cạnh đó còn có một phần nguyên nhân từ lượng hàng nhập lậu trên thị trường. Phó cục trưởng Cục Hải quan TPHCM cũng nhìn nhận, nguồn thu chính của đơn vị này là thuế nhập khẩu xăng dầu bị ảnh hưởng trong năm nay khi lượng nhập khẩu giảm do nhà máy Dung Quất hoạt động tốt. Được biết, nhà máy lọc dầu Dung Quất công bố hoàn thành kế hoạch năm 2013 sớm 54 ngày,tính đến ngày 8/11, đơn vị này đã sản xuất và bẩn 5,65 triệu tấn sản phẩm. Trong khi đó, ở nguyên nhân thứ hai, mới đây Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết Tổng lượng xăng dầu bán ra tại thị trường nội địa trong 11 tháng ước đạt 6,77 triệu m3, giảm nhẹ (2%) so với cùng kỳ năm 2012. 11 Theo số liệu thống kê chưa chính thức, tổng lượng xăng dầu tiêu thụ trong cả nước mỗi năm từ 15 đến 16 triệu m3, tương đương 15 đến 16 tỉ lít. Trong đó, Petrolimex vẫn là đơn vị đứng đầu về thị phần, gần 50%. Kế đến là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), chiếm gần 30% thị phần sau khi sáp nhập một số công ty. Đơn vị khác là Saigon Petro chiếm dưới 10% thị phần. 2.3.1.2. Sự gia tăng chi phí năng lượng: Các loại xe tiết kiệm năng lượng cũng ảnh hưởng đến tương lai của tình hình xe máy Việt Nam trong những năm tới. Khi có rất nhiều người tiêu dùng vẫn ưa dùng các loại xe số, xe 50cc, thì cũng không ít người vẫn thích các loại xe tay ga mới ra và đảm bảo về mẫu mã, chất lượng và mức độ tiêu thụ xăng tiết kiệm. Sau đây là 1 số mức tiêu thụ về các loại xe thông dụng và được ưa chuộng nhất trên thị trường. VD về mức độ tiêu thụ xăng của các xe: Honda Wave RSX 1,67L – 1,79L cho 100 km. Nozza có mức tiêu thụ 56,5km/l Nouvo là 53,2 km/lít 2.3.1.3. Sự gia tăng mức ô nhiễm môi trường: Ước tính có khoảng 50-60% mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn khí thải, là nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các đô thị lớn. Mật độ phương tiện giao thông lớn nhưng chất lượng các loại phương tiện kém, cộng với hệ thống đường giao thông chưa tốt làm thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông đang có xu hướng gia tăng. Số lượng xe gắn máy sẽ còn tiếp tục tăng lên để đáp ứng nhu cầu đi lại, nhưng đường sá thì không phát triển theo kịp nên xảy ra ùn tắc triền miên càng làm gia tăng ô 12 nhiễm.( Thống kê của Bộ GTVT năm 2010 cũng cho thấy, ô nhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70%. 2.3.1.4. Sự thay đổi của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập đồng bộ cả ở Trung ương, địa phương và từng bước được kiện toàn. Dẫn chứng: - Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập. - Năm 2008, Tổng cục Môi trường được thành lập, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Ở các bộ, ngành đã có các đơn vị trực thuộc chuyên trách công tác bảo vệ môi trường. - Lực lượng phòng chống tội phạm môi trường đã được thành lập, góp phần ngăn ngừa, hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Các cơ chế, công cụ, chế tài bảo vệ môi trường cũng được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Thuế bảo vệ môi trường. Hầu hết các luật này đã được bổ sung, sửa đổi, có đạo luật được sửa đổi một số lần trong thời gian giữa các nhiệm kỳ Đại hội IX, X và XI nên kịp thời thể chế hóa, góp phần sớm đưa các chủ trương, quan điểm bảo vệ môi trường của Đảng vào cuộc sống. - Nước ta đã tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia 20 điều ước quốc tế về môi trường; đã có gần 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường được thực hiện với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. - Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn thế giới và khu vực về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong khu vực châu Á, ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. 13 Những hạn chế, yếu kém Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện trong bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, mới mang tính nguyên tắc. Nguồn vốn ODA cho bảo vệ môi trường còn thấp, phân tán và đang có xu hướng giảm dần. “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo môi trường”, “người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền” chưa được áp dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ. Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI xác định: Đến năm 2020, Việt Nam…; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Một số kết quả bước đầu Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập đồng bộ cả ở Trung ương, địa phương và từng bước được kiện toàn. Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập. Năm 2008, Tổng cục Môi trường được thành lập, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở các bộ, ngành đã có các đơn vị trực thuộc chuyên trách công tác bảo vệ môi trường. Lực lượng phòng chống tội phạm môi trường đã được thành lập, góp phần ngăn ngừa, hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường. Các cơ chế, công cụ, chế tài bảo vệ môi trường cũng được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Thuế bảo vệ môi trường. Hầu hết các luật này đã được bổ sung, sửa đổi, có đạo luật được sửa đổi một số lần trong thời gian giữa các nhiệm kỳ Đại hội IX, X và XI nên kịp thời thể chế hóa, góp phần sớm đưa các chủ trương, quan điểm bảo vệ môi trường của Đảng vào cuộc sống. 14 Nước ta đã tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia 20 điều ước quốc tế về môi trường; đã có gần 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường được thực hiện với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn thế giới và khu vực về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong khu vực châu Á, ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Những hạn chế, yếu kém Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể, thường xuyên. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện trong bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, mới mang tính nguyên tắc. Nguồn vốn ODA cho bảo vệ môi trường còn thấp, phân tán và đang có xu hướng giảm dần. “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo môi trường”, “người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền” chưa được áp dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ. 2.3.2. Ý kiến và giải pháp: Một đề án kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động GTVT vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí chỉ trong giai đoạn 2011-2015 đã lên đến 752 tỷ đồng(đến năm 2015 ít nhất có 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe khách loại 1 có thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; 30% cảng biển quốc tế có phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển) - Trước mắt sẽ áp dụng một loạt các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm như nghiên cứu, xây dựng lộ trình nâng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô lên các mức Euro 3, 4, 5; kiểm tra khí thải lần đầu, định kỳ đối với các loại mô tô, xe gắn máy… Phải tăng cường phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, xe điện trên không, xe điện ngầm,...) và các hình thức giao thông không gây ô nhiễm. Phải xem việc phát 15 triển phương tiện vận chuyển công cộng như là trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn và ô nhiễm giao thông tại các đô thị Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong nhân dân. Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên trách về bảo vệ môi trường. Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường Thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng, theo đó, các phương tiện xe cộ đã đăng ký phải được kiểm tra về sự phát thải hàng năm trước khi cấp, đổi giấy phép lái xe. Khuyến khích việc vệ sinh môi trường giao thông bằng cách phun nước, quét đường; khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như: Khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và điện. Ngoài ra, việc tiến hành thu phí môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông cũng cần được xem xét như một giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân với môi trường. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong nhân dân. Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên trách về bảo vệ môi trường. Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường. 16 2.4.2. Môi trường công nghệ: 2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng: Xe máy phổ thông không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn giúp chủ nhân thể hiện cá tính, thời trang và cả mục đích lưu trữ. Chỉ với một thay đổi nhỏ có ảnh hưởng tốt đến khả năng vận hành, tính tiện dụng trên sản phẩm đã tạo ra trào lưu mới trong giới tiêu dùng. Điều này buộc các hãng xe phải thay đổi để bắt kịp công nghệ mới nếu không muốn nhường lại sân chơi cho đối thủ. Công nghệ là nhân tố mà bất kì doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua, đặc biệt là hiện nay khi mà khoa học- kĩ thuật ngày càn phát triển nhanh chóng. Việc phát minh ra các thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Và việc nhận biết , áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất, quản lý bán hàng giúp các doanh nghiệp tạo lợi thế riêng cho mình. Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có bí quyết công nghệ , máy móc thiết bị hiện đại được áp dụng trong sẩn xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó có thể tạo ra sự khác biệt nhanh chóng trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, các công ty sản xuất xe máy không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm của mình. Và 4 xu hướn công nghệ cần được các nhà quản trị quan tâm: 2.4.1.1. Thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng: Ngày nay có rất nhiều sản phẩm thông thường mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống như máy vi tính cá nhân, đồng hồ đeo tay hiện số, máy fax hay điện thoại có hình…cách đây vài ba chục năm là niềm mơ ước không tưởng của nhiều người. Alvin Tofler trong tác phẩm “ Cú sốc tương lai” (Future Shock) đã nhìn thấy có sự tăng tốc trong phát minh, ứng dụng và truyền bá các công nghệ mới. Ngày càng có nhiều ý tưởng đem lại kết quả, và khoảng cách về thời gian giữa các ý tưởng mới đến việc áp dụng chúng thành công , cũng như giữa thời điểm giới thiệu đến thời điểm đỉnh cao của sản phẩm đang rút ngắn lại. Cũng như vậy, trên thị trường xe máy ngày nay,chứng kiến cuộc chạy đua công nghệ của các hãng xe với một loạt các sản phẩm mới ra đời. Nhằm này càng đáp ứng nnhu cầu của người tiêu dùng, các công ty sản xuất xe máy ngày càng chú trọng, quan tâm tới việc cải tiến ,áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tạo ra những mẫu xe đặc biệt, mang những nét riêng và nhắm trực tiếp tới những nhóm 17 khách hàng cụ thể.Sự thay đổi của khoa học công nghệ nhanh chóng kéo theo sự thay đổi của các loại xe. Từ những chiếc xe máy với kết cấu đơn giản như Honda Super Club, Dream, Monkey Z50M hay Vespa PX 125, Yamaha Zuma đến những chiếc xe với két cấu hoàn thiện hơn, nhiều chức năng hơn, sành điệu hơn như Lead125, SH mode, Exciter, Raider 125…ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ly hợp (côn) tự động Ly hợp (thường được gọi là côn), là bộ phận liên kết trục khuỷu với hộp số. Muốn thay đổi cấp số, cần ngắt ly hợp. Ở những xe máy cũ như Honda 67, Win ly hợp ngắt bởi tay côn bên trái tay lái. Đòi hỏi kết hợp nhịp nhàng giữa tay côn, phanh, tay ga, cần số để có thể điều khiển xe côn tay chạy mượt mà. Honda 67 là chiếc xe sử dụng côn tay Tuy nhiên xe máy ngày càng trở thành phương tiện di chuyển phổ thông, người lái là nữ giới ngày càng nhiều, vì thế cần các thao tác đơn giản. Do đó công nghệ ly hợp tự động ra đời, bộ phận tay côn được cắt giảm. Thay vào đó, mỗi lần nhấp cần số, một càng liên kết sẽ tự động tách ly hợp để vào số dễ dàng. Nhờ công nghệ này, việc điều khiển xe máy dễ dàng hơn trước rất nhiều, chỉ cần vặn ga và vào số. Các hãng xe ngày càng sản xuất nhiều xe sử dụng côn tự động, côn tay chỉ còn thấy trên các dòng xe thể thao hoặc phân khối lớn có mô-men xoắn lớn. Tiếp sau côn tự động là công nghệ tay ga với việc loại bỏ hẳn cần sang số, thay vào đó là truyền động dây cua-roa với vô số cấp. Nhờ bỏ chân số mà các hãng có thể tạo ra sàn xe, lấy chỗ để chân. Những dòng xe này ngay lập tức ăn khách ở Việt Nam dù giá đắt hơn xe số côn tự động. rộng hơn 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan