Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích môi trường ngành – chiến lược marketing và đối thủ cạnh tranh của công...

Tài liệu Phân tích môi trường ngành – chiến lược marketing và đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk)

.DOC
18
253
65

Mô tả:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH – CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) Bản báo cáo này không được viết với tham vọng có thể phân tích đầy đủ các yếu tố môi trường ngành đang ảnh hưởng và chi phối đến doanh nghiệp được đề cập cũng như bao quát và phân tích được các chiến lược marketing của các doanh nghiệp cạnh tranh, bởi học viên không thể có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu hết các chiến lược marketing của họ (vì chiến lược marketing dường như là bí quyết của các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay). Đây là bản báo cáo sau môn học Quản trị Marketing, được viết dựa trên những kiến thức lĩnh hội từ bài giảng của giảng viên trên lớp cũng như qua việc tìm hiểu các tài liệu liên quan, nhằm phản hồi những kiến thức mà cá nhân học viên đã hiểu và nắm bắt được (có thể chưa đầy đủ) về khái niệm marketing hiện đại cũng như việc quản trị công việc marketing trong doanh nghiệp như thế nào. Với lý do nêu trên, bản báo cáo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức, mong cô giáo và người đọc thông cảm và nếu có thể, hãy góp ý để học viên rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức của mình. Nội dung báo cáo này gồm 3 phần như sau: 1. Khái niệm về marketing, quản trị marketing, môi trường ngành của doanh nghiệp. 2. Giới thiệu về Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Phân tích môi trường ngành của Vinamilk. Phân tích chiến lược marketing của 3 đối thủ cạnh tranh nhất trong ngành của Vinamilk 3. Kết luận – Bài học thực tiễn. Phần 1. Khái niệm về marketing và quản trị marketing: Với một hệ thống hơn 29,000 cửa hàng bán lẻ ở 120 nước khác nhau trên 6 châu lục, với doanh thu hàng năm đến vài chục tỷ đôla Mỹ, với số lượng khách hàng lên tới 45 triệu người mỗi ngày trên khắp thế 1/18 giới, với tốc độ phát triển trung bình khoảng 8 tiếng đồng hồ sẽ lại có một nhà hàng mới được khai trương ở một nơi nào đó trên toàn thế giới, McDonald’s đã được biết đến như một thương hiệu thống lĩnh có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong thị trường đồ ăn nhanh trên thế giới. Thương hiệu McDonald’s không còn là hiện tượng của nước Mỹ mà đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực. Sỡ dĩ McDonald’s có được thành quả như vậy là vì sự định hướng tiếp thị bán hàng (hay marketing) mạnh mẽ của hãng. McDonald’s biết được nên làm thế nào để có thể mang lại sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng cùng với khả năng thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu của họ. Ngay từ những ngày đầu tiên, McDonald’s đã nhận ra tầm quan trọng của “Marketing” trong quá trình xây dựng thương hiệu. Ray Kroc, chủ thương hiệu McDonald’s đã nói: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là Marketing một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”1. Vậy Marketing là gì ? Hàng ngày chúng ta xem rất nhiều quảng cáo trên báo chí, truyền hình, tờ rơi và rất nhiều sự chào mời từ người bán hàng tại các cửa hàng, những khu chợ và từ những nhân viên tới tận công sở của chúng ta. Chúng ta cũng chứng kiến hay tham dự nhiều hoạt động xúc tiến bán hàng khác như khuyến mại, tài trợ cho các sự kiện, triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng…Tất cả những hoạt động trên đều thuộc phạm vi của marketing nhưng chưa phải là bản chất của marketing, nó mới chỉ phản ánh sự tham gia của marketing trong giai đoạn tiêu thụ sản phẩm (Tiêu thụ sản phẩm là những hoạt động diễn ra sau khi đã sản xuất ra sản phẩm nhằm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hay quyền sở hữu dịch vụ cho người mua và thu tiền về), trong khi đó tiêu thụ mới chỉ là một trong 4 giai đoạn của quá trình kinh doanh, gồm chuẩn bị sản xuất, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ sau bán hàng. Thực ra hoạt động marketing có mặt trong cả 4 giai đoạn của quá trình kinh doanh đó. 1 Nguồn: “McDonald’s và định nghĩa về Marketing” - www.thitruongviet.com 2/18 Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing, có những định nghĩa mang tính xã hội, cho rằng Marketing là một hoạt động mang tính xã hội của con người nhằm thoả mãn nhu cầu thông qua trao đổi”, hay “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện những ý niệm, định giá, khuyếch trương và phân phối những ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra những trao đổi với mục đích thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức” (Hiệp hội Marketing của Mỹ), hoặc: “ Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất-kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho Công ty thu được lợi nhuận dự kiến” (Viện Marketing của Anh) Theo Philip Kotler thì “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”2. Tóm lại, Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới sự thoả mãn hay gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên trị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp và cao hơn đối thủ cạnh tranh. Như vậy những doanh nghiệp quản trị marketing giỏi là những doanh nghiệp biết vận dụng hoạt động marketing như một khoa học và nghệ thuật trong việc chọn lựa thị trường mục tiêu, tìm – giữ lại và làm gia tăng lượng khách hàng, hướng tới gia tăng giá trị sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng và đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như mang lại một chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Việc quản trị marketing của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích những yếu tố môi trường đang ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, như môi trường bên trong (điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp) và bên ngoài (gồm môi trường ngành; môi trường vĩ mô như các yếu tố về kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hóa xã hội, công nghệ và tự nhiên; hay môi trường quốc tế: những yếu tố này có thể tạo ra cơ hội hay thách thức cho doanh nghiệp). Hình vẽ dưới đây mô tả môi trường hoạt động của doanh nghiệp3 2 Giáo trình ‘Quản trị marketing”_GAMBA_Griggs - NU 3 Hình minh họa: Nguồn: Giáo trình quản trị marketing_GAMBA_Griggs_NU 3/18 Môi trường quốc tế Doanh nghiệp Môi trường ngành Môi trường vĩ mô Môi trường quốc tế Doanh nghiệp Môi trường ngành Môi trường vĩ mô 4/18 Phân tích Môi trường ngành của doanh nghiệp gồm: Phân tích các đối thủ cạnh tranh (phân tích từng đối thủ cạnh tranh về các tiềm năng chính yếu của họ, các ưu nhược điểm, các phản ứng và hành động của họ…); Khách hàng – Người mua (mức độ tín nhiệm, hài lòng của khách hàng và khả năng ép giá của họ); Nhà cung ứng (các nhà cung ứng có ưu thế thường gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ đi kèm…); đối thủ tiềm ẩn mới (Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết…) và sản phẩm thay thế (Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Sơ đồ về môi trường ngành của doanh nghiệp (hay còn gọi là mô hình 5 lực lượng theo quan điểm của Michael Porter): Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Họ cũng phân tích mô hình này để tìm ra các chiến lược cạnh tranh hữu hiệu và coi nó là công cụ để họ hiểu rõ bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động. Công ty cổ phần sữa Vinamilk là một doanh nghiệp năng động, và họ cũng thành công trong việc nghiên cứu các yếu tố môi trường ngành để đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả 5/18 nhằm mở rộng thị phần sữa trong nước và cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng sản xuất sữa nước ngoài. Phần 2. Công ty cổ phần sữa Vinamilk và môi trường ngành: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực được thành lập vào năm 1976. Công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức trở thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp vào tháng 12 năm 2003 Vinamilk hiện đang là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 37% thị phần sữa của cả nước. Hiện nay Vinamilk đang sở hữu 10 nhà máy và 1 nhà máy chế biến cà phê tại các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước. Công ty cũng đang sở hữu 4 trang trại bò sữa tại các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An và Lâm Đồng với lượng sữa cung cấp trung bình khoảng 30 tấn/ngày4 Sản phẩm chính của Vinamilk là sữa bột, sữa đặc, sữa tươi, sữa chua, cà phê, kem và nước ép trái cây trong đó sữa đặc, sữa nước và sữa bột là 3 nhóm sản phẩm chủ lực đóng góp lớn nhất, khoảng 25% cho doanh thu của toàn công ty. Phần lớn sản phẩm Vinamilk cung cấp ra thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”. Đây là thương hiệu đã liên tục được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” “một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất” hay “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm liền. Vinamilk đang theo đuổi chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và lợi ích của khách hàng, củng cố xây dựng và phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu hàng đầu trên thị trường Việt Nam, đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và cạnh tranh với sản phẩm sữa ngoại. Sản phẩm Vinamilk hiện được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Việt Nam, ngoài ra sản phẩm Vinamilk cũng đã có mặt ở các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. 4 Nguồn: www.vinamilk.com.vn 6/18 Sau 34 năm ra mắt người tiêu dùng, Vinamilk không ngừng trưởng thành và đã thể hiện rõ năng lực và lợi thế cạnh tranh của mình. Về năng lực: Công ty có đội ngũ lãnh đạo, quản lý năng động, dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình. Ban lãnh đạo đã đi đúng hướng khi ngay từ đầu đã tập trung xây dựng thương hiệu vững mạnh và phát triển mạng lưới phân phối cũng như đa dạng hóa sản phẩm (sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ, người lớn, người già…). Họ luôn chủ động và linh hoạt trong chiến lược, có mục tiêu rõ ràng và thực hiện tốt trong từng giai đoạn, có khả năng đón đầu thị trường và phản ứng nhanh với biến động của thị trường cũng như trước từng chiến lược cạnh tranh của đối thủ. Họ cũng tỏ rõ năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo định hướng thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ bán hàng của công ty có kinh nghiệm, biết phân tích và xác định thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh: Vinamilk có khả năng sản xuất, xây dựng và giám sát hệ thống phân phối sản phẩm lớn nhất, phủ khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Sản phẩm sữa của Vinamilk đa dạng và đảm bảo chất lượng tốt. Do có vùng nguyên liệu nội địa đáp ứng 40% nhu cầu nguyên liệu đầu vào ổn định nên giá sản phẩm hết sức cạnh tranh. Vinamilk biết đầu tư vào quảng bá và tiếp thị sản phẩm nhờ lợi thế thương hiệu. Công ty còn sở hữu một loạt các dây chuyền công nghệ sản xuất cũng như hệ thống bán hàng hiện Việc đầu tư hệ thống bán hàng hiện đại là một rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống bởi vì việc trang bị hệ thống này đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn. Tuy có nhiều năng lực và lợi thế cạnh tranh, nhưng cũng như các doanh nghiệp khác, Vinamilk cũng phải đối mặt với những thách thức từ môi trường ngành nhất là trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, nhiều thành phần tham gia và toàn cầu hóa thương mại như hiện nay. Những yếu tố môi trường ngành tác động lên hoạt động của doanh nghiệp gồm: 1) Nhà cung cấp; 2) khách hàng; 3) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; 4) Sản phẩm thay thế; 5) cạnh tranh trong nội bộ ngành. 1) Nhà cung cấp: Vinamilk có lợi thế là nhà thu mua lớn, chiếm 60% sản lượng sữa trong cả nước nên công ty có thể chủ động đàm phán về giá nguyên liệu. Do lượng sữa nguyên liệu thu mua chiếm 40% nên công ty vẫn phải nhập nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài. Tuy nhiên chi phí để pha chế ra 1 kg sữa nước từ sữa bột nhập khẩu vẫn 7/18 thấp hơn giá thu mua sữa tươi trong nước. Do đó, đây không phải là nhược điểm quá lớn đối với Vinamilk Trong tương lai, khi các vùng nguyên liệu ổn định (các trang trại bò sữa do Vinamilk quản lý) thì yếu tố nhà cung cấp sẽ không còn là vấn đề đối với Vinamilk. 2) Khách hang: (Vinamilk không bán hàng trực tiếp nên khác hàng đề cập ở đây chính là các nhà phân phối): Vinamilk không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Hiện công ty có hai kênh phân phối: (1) kênh truyền thống (138 nhà phân phối và hơn 94,000 điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty; (2) phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro …). Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy, Vinamilk có khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. 3) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối với sản phẩm sữa bột chi phí gia nhập ngành sữa không cao, do đó các đối thủ tiềm năng dễ dàng tham gia vào phân khúc thị trường này. Ngược lại, chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao, và quan trọng hơn, để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn nên hiện tại Vinamilk đang có lợi thế lớn trong vấn đề này. 4) Sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa hiện chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác như nước giải khát…Do đó, Vinamilk ít chịu thách thức từ sản phẩm thay thế mà ngược lại đây còn là thị trường tiềm năng để Vinamilk phát triển ra nhiều sản phẩm nước uống có lợi cho sức khỏe và mở rộng thị phần. 5) Cạnh tranh ngay trong ngành: Vinamilk cũng bị cạnh tranh ở mức độ cao với các công ty sữa trong nước như Hanoimilk, Sữa Mô ̣c Châu, Công ty nước ngoài như Abbott, Mead Johnson; Nestlé (Ancomilk), Dutch Lady... Trong tương lai, khi các chính sách vĩ mô bình ổn, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng thì mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng cao hơn. Hiê ̣n nay do mức sống của người dân được cải thiê ̣n, ý thức về chăm sóc sức khoẻ được nâng cao, sản phẩm sữa nô ̣i, ngoại trên thị trường rất dồi dào nên Vinamilk đang bị các đối thủ trong ngành cạnh tranh mạnh mẽ. Để đánh bại đối thủ và chiếm lĩnh vai 8/18 trò nhà cung cấp sữa nô ̣i số 1, Vinamilk cần phải tìm hiểu kỹ chiến lược marketing của các đối thủ cạnh tranh khác nhằm đưa ra chiến lược marketing hiê ̣u quả hơn so với đối thủ của mình. Chiến lược marketing là cách mà các doanh nghiệp định vị sản phẩm, thị trường, khách hàng và triển khai cụ thể chiến lược marketing vào một phân khúc thị trường thông qua sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và quảng cáo tiếp thị xúc tiến bán hàng (gọi là marketing hỗn hợp). Bài báo cáo này se chy đề câ ̣p đến cách thức triển khai chiến lược marketing hỗn hợp của 3 đối thủ cạnh tranh vơi sản phẩm sữa bột của Vinamilk, đó là Duth Lady, Mead Johnson và Aabott Nutrition. Chiến lược marketing hỗn hợp của các đối thủ cạnh tranh vơi sản phẩm của Vinamilk: Sản phẩm Đối thủ cạnh cạnh tranh tranh 1. Sữa bột Dutch Lady5 Marketing mix (marketing hỗn hợp) 1. Sản phẩm: Với tầm nhìn “Cải thiện cuộc sống” và sứ mênh: “Xây dựng một cộng đồng đầy sức sống”, Dutch Lady cam kết đưa ra thị trường những sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phẩm của công ty đa dạng, mẫu mã đẹp, có giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm được phân loại theo nhãn hiệu (như Dutch Lady, Friso, Dutch Lady Gold, Dutch Lady 123456, Longevity..) hay theo lứa tuổi (sữa cho bà bầu, cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi, trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi, từ 1 tuổi trở lên, 2 tuổi trở lên, hay sữa bột nguyên kem cho người lớn). Dù với sản phẩm nào, Dutch Lady cũng chú trọng đến thành phần dinh dưỡng cần thiết cho từng lứa tuổi. Sữa cho trẻ nhũ nhi thì 5 Dutch Lady có mặt ở Việt Nam từ năm 1993. Sản phẩm của công ty có mặt rộng rãi trên thị trường vào năm 1996. Công ty có trụ sở tại tỉnh Bình Dương. Sản phẩm của công ty ngày càng được ngừời tiêu dùng đón nhận. Dutch Lady là công ty thực phẩm đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 về hệ thống quản lý. Công ty cũng được trao tặng “Huân chương lao động hạng 3”, “Huân chương vì sức khỏe nhân dân”, được công nhận là một trong “top 10 thương hiệu nổi tiếng Việt nam trong ngành thực phẩm và đồ uống”…>Nguồn: www.dutchlady.com.vn 9/18 gồm những thành phần DHA, SA là những chất quan trọng cho sự phát triển của não bộ, hay Nucleotides giúp tăng sức đề kháng, Prebiotic giúp kích thích tiêu hóa và hấp thụ. Sữa cho bà bầu gồm synbiotics, probiotics, Prebiotics, Selen, betacaroten…nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho cả mẹ và con, giúp hoàn thiện não bộ, võng mạc và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Các sản phẩm của Dutch Lady đều công khai các thành phần, có hướng dẫn cách dùng cụ thể và không quên những lời tư vấn cho các bà mẹ về cách sử dụng sữa hiệu quả. Sữa bột của Dutch Lady được đóng hộp thiếc và giấy với khối lượng 400g và 900 g. 2. Giá: Do nguyên liệu một phần được nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan (Dutch Lady còn có 2 nhà máy chế biến sữa ở Bình Dương và Hà Nam) với các công đoạn kiểm tra chất lượng ngặt nghèo từ khâu sản xuất đến khâu thu mua để đảm bảo chất lượng nên sản phẩm sữa bột Dutch Lady có giá thành khá cao so với sữa nội, ví dụ sữa hộp 900g cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi hiện tại có giá 374,000 đồng (so với sữa cùng loại của Vinamilk là 148,000 đồng/hộp). Điều này dễ hiểu vì các công ty sản xuất sữa ngoại đã biết định vị thương hiệu lâu năm và nổi tiếng cùng với sự độc đáo của sản phẩm vào giá sữa (Ví dụ năm 2006 Dutch Lady cho ra đời sản phẩm sữa Friso Gold tăng cường miễn dịch cho trẻ em, đã tạo ra một sự đột biến về sản phẩm sữa). Giá cao như vậy nhưng người tiêu dùng vẫn ưa chuộng và chọn lựa, điều này cho thấy hiệu quả của việc quảng bá chất lượng sữa 10/18 của họ tới người tiêu dùng. 3. Phân phối: Tại Việt Nam, hàng năm, Công ty FrieslandCampina Việt Nam6 (tên mới của Dutch Lady) cung cấp trên 1,5 tỉ suất sữa các loại, thông qua hệ thống hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ, từ các siêu thị cho đến các tiệm tạp hóa với trên 15.000 người đang trực tiếp và gián tiếp làm việc cho công ty. Trước khi sát nhập, thị phần của Dutch Lady chiếm khoảng 30% nay đã tăng ước tính khoảng 1%/năm. Hàng năm công ty tổ chức đào tạo cho các nhà phân phối, các đại lý và cả những hộ nông dân nuôi bò sữa (có khoảng 2.600 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cung cấp nguyên liệu cho công ty) để nâng cao hiểu biết, tăng cường năng lực bán hàng và quản lý chất lượng sữa. Đây là những hoạt động cho thấy Dutch Lady rất chú trọng đến phát triển và duy trì hiệu quả các kênh phân phối sản phẩm. 4. Quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại: Công ty quảng bá thương hiê ̣u của mình thể hiện qua viê ̣c thực thi trách nhiê ̣m xã hô ̣i bằng viê ̣c xây dựng các “quỹ học bổng Đèn Đom Đóm” “chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm” , các chương trình khuyến mại vào các dịp lễ, Tết đặc biệt là các chương trình “phát triển ngành sữa” giúp tư vấn, đào tạo nông dân làm giàu bằng việc chăn nuôi bò sữa. Hoạt động này một mặt giúp tạo thu nhập cho người dân, mặt khác phát triển đàn bò sữa (tăng nguồn nguyên liệu đầu vào) và nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của sữa. Ngoài ra Dutch Lady còn thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng, các bộ 6 Năm 2009, Công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam (thuộc tập đoàn thực phẩm Royal FrieslandFoods) đã công bố đổi tên thành FrieslandCampina Việt Nam sau sự hợp nhất của hai tập đoàn sữa Friesland và Campira) 11/18 phận chăm sóc khách hàng và đường dây trực tuyến trả lời thắc mắc về dinh dưỡng của khách hàng. Đây là cách thức các công ty sữa ngoại quảng cáo và tiếp thị cho hình ảnh sản phẩm của mình một cách khác biệt và chuyên nghiệp so với sữa nội. Các hoạt động này tuy vậy chiếm một số tiền không nhỏ trong tổng chi phí của công ty và góp phần làm tăng giá sữa bán ra. 2. Sản phẩm Mead Johnson 1. Sản phẩm: Sản phẩm của Mead Johnson rất sữa bột Nutrition7 phong phú đa dạng. Cũng như các sản phẩm sữa bột của Vinamilk, Dutch Lady và Aabott, Mead Johnson cũng phân loại sữa thành loại cho bà mẹ mang thai (Enfamama A+), loại cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi (Enfalac A+), từ 6 – 12 tháng (Enfapro A+), ( từ 1 – 3 tuổi (Enfagrow A+) và từ 3 tuổi trở lên (Enfakid A+). Ngoài ra còn có dòng sản phẩm đặc biệt, dành cho trẻ em có vấn đề về hấp thụ, hệ tiêu hóa, trẻ sinh non nhẹ cân, hệ miễn dịch yếu như Enfalac lactofree A +; Enfalac premature A+ …). Như vậy, cũng với 2 loại sản phẩm hộp thiếc và giấy, trọng lượng 400g và 900g nhưng Mead Johnson đã áp dụng những công thức tiên tiến nhằm tăng cường dinh dưỡng cho từng loại sản phẩm áp dụng cho từng loại đối tượng (sữa cho bà bầu Enfamama A+ có DHA, bổ sung sắt, axít Folic, canci, các vitamine, bổ sung đạm cung cấp đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của bà mẹ và bé; Sữa Enfalac cho trẻ 0-6 tháng tuổi thì ngoài việc bổ sung các chất cần thiết còn có thành phần hỗ trợ 7 Mead Johson Nutrition là một công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng đã có lịch sử phát triển hàng thế kỷ. Đây là công ty thường xuyên đi tiên phong trong việc đưa ra các sản phẩm mới, thực thi các cam kết của công ty với khách hàng nhằm mang đến các bậc cha mẹ, các em bé những tiến bộ mới nhất về công nghệ và ngành công nghiệp về dinh dưỡng. Nguồn: www.giadinhenfa.com.vn 12/18 miễn dịch, phát triển thể chất, trí tuệ, hạn chế nhiễm trùng…) Các sản phẩm có mẫu mã sinh động, kích thích thị giác khách hàng, có hướng dẫn cụ thể, công khai thành phần, thông tin về nhà cung cấp, điện thoại liên hệ… 2. Giá: Do có những yếu tố: nhập khẩu sữa bột, các công thức độc đáo nhằm thu phục khách hàng về ưu điểm vượt trội của mình, với khẩu hiệu “Mead Johnson chăm sóc các thế hệ tương lai”, sản phẩm sữa của Mead Johnson có giá thành rất cao so với sản phẩm cùng loại của Vinamilk. Sữa Enfalac A+ cho trẻ tù 0-6 tháng tuổi có giá 352.000 đồng/hộp thiếc 900g, (trong khi sữa cùng loại của Vinamilk giá 148.000 đồng/hộp); .Sữa Enfamama A+ loại 900g có giá 352.000 đồng (sữa của Vinamilk cùng loại có giá 138.000 đồng). Như vậy sự chênh lệch về giá thể hiện sự ưa chuộng hàng ngoại với những chiêu thức quảng cáo ưu điểm vượt trội cùng tâm lý “tiền nào của nấy” của người tiêu dùng. Đây là một khó khăn cho sữa nội, làm sao để thu phục người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm có chất lượng không kém sữa ngoại mà giá thành chỉ bằng một nửa. 3. Phân phối: Với hệ thống phân phối gồm 1 nhà phân phối chính, các đại lý phân phối tại các tỉnh, hệ thống bán lẻ tại các siêu thị, bệnh viện, cửa hàng tạp hóa…, sản phẩm của Mead Johnson có mặt ở tất cả 3 miền Bẳc, Trung, Nam. Khách hàng dễ dàng tìm thấy một cửa hàng tạp hóa trưng bày sản phẩm của Mead Johnson và không lo sợ mua phải sản phẩm làm giả. Điều đó 13/18 chứng tỏ hệ thống phân phối và kiểm soát bán lẻ của Mead Johnson hoạt động rất hiệu quả. Quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại: Là một Tập đoàn dinh dưỡng có lịch sử hàng 100 năm, các hình thức quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến bán hàng của họ tỏ ra hoàn toàn chuyên nghiệp. Hình thức quảng cáo sản phẩm độc đáo, dùng hình ảnh trẻ em gửi thông điệp cho sản phẩm đã thu hút sự quan tâm của các bậc cha mẹ là những khách hàng. Các chiêu thức khuyến mại như tặng quà kèm với mua sản phẩm cũng đặc biệt thu hút. Hình thức công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa, tư vấn trực tiếp về dinh dưỡng cho trẻ qua hệ thống phòng khám, hay tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về dinh dưỡng bà mẹ mang thai, trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em cần can thiệp đặc biệt. Mead Johnson còn có các kênh theo dõi sự phát triển của trẻ nhỏ qua các biểu đồ tăng trưởng.Tất cả các hoạt động xúc tiến bán hàng và cách thức tiếp thị, khuyến mại đã làm cho người tiêu dùng “quên” đi vấn đề giá cả. Điều mà họ quan tâm là sự cam kết về chất lượng với những ưu điểm vượt trội, đáp ứng đúng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em mà các bà mẹ đang tìm kiếm. Với sữa nội, chúng ta mới chỉ quan tâm đến quảng cáo, nhưng để thu phục khách hàng và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì chúng ta chưa thực sự lưu tâm đến. 3. Sản phẩm Tập đoàn 1. Sản phẩm: Với lịch sử trên 100 năm, Tập đoàn sữa bột Aabott (Mỹ)8 sữa Aabott và các sản phẩm sữa bột của họ đang là đối thủ mà Vinamilk cần phải quan tâm cạnh tranh 8 Tập đoàn Aabott có lích sử phát triển trên 120 năm. Khẩu hiệu của Aabott là “chuyển khoa học thành sự chăm sóc” đã là trở thành “lời hứa cho cuộc sống” và triết lý kinh doanh của 1 trong những tập đoàn dinh dưỡng lớn nhất thế giới này 14/18 để giành thế mạnh về sữa nội Người tiêu dùng Việt Nam biết đến sản phẩm sữa Aabott với chất lượng vượt trội và thương hiệu nổi tiếng của một hãng sữa có cách làm thị trường chuyên nghiệp, bài bản. Aabott chú trọng đến sự quan tâm hiện tại của người tiêu dùng về các tiêu chí: phát triển trí não, chiều cao, thị giác, tăng sức đề kháng và củng cố hệ tiêu hóa nên sản phẩm của hãng không ngừng được tăng thêm giá trị dinh dưỡng. Người tiêu dùng biết đến Aabott với những sản phẩm có DHA, Canxi, Prebiotic, vitamin, ARA…, với những chủng loại đa dạng, nhắm đến từng độ tuổi (phân khúc thị trường), ví dụ như: Similac (cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi); Similac gain (cho trẻ từ 6-12 tháng tuối); Gain Plus (từ 1-3 tuổi)…Hãng còn đưa ra các sản phẩm cho trẻ phát triển IQ, cho những trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng; cho những người già (Ensure); bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân ung thư…Tất cả các sản phẩm đều được đóng hộp, có thông tin dinh dưỡng và chỉ dẫn cách dùng rõ ràng, hàm lượng công khai…. 2. Giá: Giá sữa bột Aabott rất đắt và đắt hơn sữa của Vinamilk rất nhiều. Ví dụ như giá sữa cho 0 – 6 tháng tuổi Dielacsure của Vinamilk giá 148.000 đồng/hộp 900 g thì sản phẩm cùng loại mang tên Similac của Aabott hiện có giá 388.000. Về thực tế, sữa bột nhập khẩu không đắt, nhưng các Hãng như Aabott đã “cộng thêm” giá trị thương hiệu của mình cùng với việc phân bổ chi phí quảng cáo khổng lồ vào giá sữa bán ra nên giá sữa của Aabott trở nên quá cao so với sữa nội Nguồn: www.Aabott.com. 15/18 cùng thành phần, cho cùng đối tượng Vinamilk cũng cho ra đời nhiều loại sản phẩm sữa với những đối tượng từ trẻ em nhũ nhi đến người già hay bệnh nhân tiểu đường, thiếu can xi, bà bầu… giá cả lại rẻ hơn rất nhiều, nhưng người tiêu dùng dường như vẫn đi tìm sữa ngoại như Aabott.. Đây là vấn đề mà Vinamilk cần phân tích và tìm câu trả lời trong chiến lược marketing của mình. 3. Phân phối: Aabott có nhà phân phối độc quyền từng vùng và có mạng lưới phân phối rộng khắp phủ khắp các bệnh viện, siêu thị, cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Việc phân phối và tiêu thụ sữa được phân chia và theo dõi cho từng đối tượng (phân đoạn thị trường) như khu vực bệnh viện, khu vực trường học, khu siêu thị…Aabott có hệ thống theo dõi giám sát đại lý tại các tỉnh, thành phố. Mỗi nhân viên đại lý theo dõi từng mảng phân phối (như khu vực bệnh viện, khu siêu thị, khu tạp hóa, khu trường học…) Điều này chứng tỏ sự triển khai, giám sát hệ thống phân phối sản phẩm rất qui mô và chặt chẽ. 4. Quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại: Người tiêu dùng Việt Nam “làm quen” với sản phẩm sữa Aabott từ những chiêu thức quảng cáo và khuyếch trương độc đáo sáng tạo của họ. Từ việc phân đoạn thị trường, họ chủ trương tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng các cuộc hội thảo tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ, phụ nữ mang thai, kiểm tra thị lực học đường, chỉ số IQ cho trẻ em các trường mẫu giáo, tiểu học. Aabott còn tìm về địa phương với những dự án phát triển cộng đồng như xây 16/18 dựng trường học…Tất cả nhằm khuyếch trương cho thương hiệu mang tên Aabott. Các sản phẩm khuyến mại của Aabott thì vô cùng đa dạng, chúng nhằm vào thị hiếu và sở thích của trẻ em mọi lứa tuổi: từ chiếc bút, hộp đựng đồ dùng học tập, quyển lịch bàn, khung ảnh, áo mưa, ly nước..Điều này cho thấy Aabott nắm bắt được sự quan tâm của các bậc cha mẹ dành cho con trẻ nên hình ảnh quảng cáo sữa của Aabott luôn trọng tâm vào sự thông minh, khỏe mạnh của trẻ em mà sữa Aabott mang lại. Quảng cáo khuyếch trương chuyên nghiệp như vậy là nhằm để phát triển thị phần, tuy nhiên chi phí quảng cáo (theo số liệu công bố) lên tới 30 triệu Đô La Mỹ hàng năm quả là không nhỏ. Và khách hàng chứ không phải là ai khác sẽ phải gánh chịu chi phí quảng cáo này. Tuy vậy lượng tiêu thụ sữa Aabott vẫn không giảm, đây là bài toán cho các công ty sữa nội như Vinamilk: Làm thế nào để cạnh tranh về chất lượng, giá trị sản phẩm và thương hiệu để lôi kéo khách hàng Việt về với sữa Việt…! Phần 3: Kết luận – Bài học thực tiễn Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường và có hiệu quả. Quan điểm marketing hiện đại là phải biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Thống kê cho rằng 75% các sản phẩm/dịch vụ mới của các doanh nghiệp khi tung ra thị trường thường là thất bại. Lý do có thể là họ đã không đánh giá đúng vai trò của hoạt động marketing. Marketing là quá trình duy nhất bao gồm hàng loạt các nguyên 17/18 tắc/bước thực hiện nhất định và nhiệm vụ chính của marketing là tạo ra chiến lược kinh doanh cho sản phẩm. “Báo cáo tổng kết thị trường Việt Nam của một công ty sữa đa quốc gia nêu rõ: GDP Việt Nam tăng khoảng 8%/năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn khoảng trên 20%. Sân chơi của doanh nghiệp kinh doanh sữa nằm ở khả năng mua sắm ngày càng lớn của người tiêu dùng và các khoản ngân sách quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong vòng 10 năm tới”9 Với sự đầu tư qui mô, chiến lược phát triển đồng bộ, đội ngũ lãnh đạo năng đô ̣ng dày dạn kinh nghiệm và tâm huyết, với những chuyển biến tích cực về môi trường vĩ mô (các chính sách kiểm soát sữa nhập khẩu và bình ổn giá sữa ngoại, tạo sân chơi công bằng) cùng với chiến lược marketing hiệu quả, khả năng nghiên cứu môi trựờng ngành, tìm hiểu đối thủ (gồm cả tìm hiểu cách thức đối thủ quảng cáo và tiếp thị bán hàng như đã phân tích ở phần trên) và cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk có đủ cơ sở để biến mục tiêu chiếm lĩnh “ít nhất 35% thị phần sữa” trong 2 năm tới, “doanh số 1 tỷ USD”, hay là “quán quân sữa nội” thành hiện thực. Sẽ thâ ̣t không hay nếu người tiêu dùng Viê ̣t Nam luôn hàng ngày bỏ ra khoản tiền rất lớn trong thu nhâ ̣p khiêm tốn của mình để mua sữa ngoại trong khi đó chất lượng sản phẩm sữa nô ̣i không hề thua kém sữa ngoại ở bất cứ điểm nào ! 9 Nguồn: www.dantri.com.vn 18/18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan