Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay nb nasco...

Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay nb nasco

.DOC
28
168
137

Mô tả:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NB NASCO A. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP NASCO. B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH. C. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 2 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MẠNH NHẤT TRONG NGÀNH . D. BÀI HỌC THỰC TIỄN RÚT RA TỪ BÀI HỌC NÀY. BÀI LÀM A. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP NASCO. I/ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NASCO I.1, TÊN CÔNG TY : */ Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI */ Tên giao dịch quốc tế : NOIBAI AIRPORT SERVICES JOINT- STOCK COMPANY. */ Tên giao dịch quốc tế viết tắt là : NASCO . */ Trụ sở công ty tại : Sân bay quốc tế Nội Bài - Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội . */ Điện thoại liên lạc : ( 84.4 )38865457 – 38843378 * Fax : ( 84.4 )38865555 */ Website : www.nasco.com.vn . */ E-mail : [email protected] */ Biểu tượng của công ty : 1 */ Ngày Truyền thống của Công ty: ngày 01 tháng 07 I.2, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY : */ Tiền thân của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài là một doanh nghiệp nhà nước mang tên là Công ty Dịch Vụ Cụm Cảng Hàng Không sân bay Miền Bắc ( tên giao dịch tiếng Anh là NORTHERN AIRPORT SERVICES COMPANY viết tắt là NASCO ), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7 /1993 . */ Tháng 5 năm 1995, Công ty được đổi tên thành Công ty Dịch Vụ Hàng không sân bay Nội Bài ( NOI BAI AIRPORT SERVICES COMPANY - NASCO ), trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (VIETNAM AIRLINNES CORPORATION ). */ NASCO được chuyển thành Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (Tên giao dịch tiếng anh là : NOIBAI AIRPORT SERVICES JOINT- STOCK COMPANY, viết tắt là NASCO ) theo quyết định số 3798/ QĐ- BGTVT( ngày 21/05/2005)của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải . */ NASCO chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp từ ngày 05/4/2006, trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của NASCO được Đại hội cổ đông Công ty thông qua ngày 12/2/2006, sửa đổi bổ sung ngày 22/8/2007. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 013011589 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp . */ Vốn điều lệ = 45.000.000.000 đồng */ Nhà nước nắm giừ = 51 %, còn lại 49 % là của cổ đông trong công ty và cổ đông bên ngoài . 2 II/ MỤC TIÊU, PHẠM VI KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Điều 3. Mục tiêu hoạt động của Công ty : 1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: a. Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát; b. Chế biến xuất ăn phục vụ hành khách đi máy bay; c. Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình, hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức bằng vàng, đá quý; mua bán thuốc lá nội, rượu, bia, nước giải khát, hàng công nghệ phẩm, đồ lương thực, thực phẩm, hàng nông, lâm, thủy, hải sản; đại lý kinh doanh văn hóa phẩm, xuất bản phẩm được phép lưu hành; d. Kinh doanh hàng miễn thuế phục vụ hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh; trên máy bay. e. Vận chuyển hành khách, hàng hóa trong sân đỗ máy bay; vận chuyển hành khách bằng ôtô, taxi khách nội tỉnh - liên tỉnh; vận tải hàng hóa bằng ôtô, taxi tải nội tỉnh - liên tỉnh; dịch vụ vận tải mặt đất; f. Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp hàng hóa; g. Dịch vụ giao nhận chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; đại lý bán vé máy bay; h. Dịch vụ kho ngoại quan; i. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy; mua bán vật tư, phụ tùng thay thế, dầu nhớt ôtô, xe máy; j. Kinh doanh khách sạn; lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; k. Kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách đi máy bay của các hãng Hàng không trong nước và quốc tế; l. Dịch vụ vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp tại cảng hàng không; 3 m. Dịch vụ vận hành, sửa chữa hệ thống điện, điện tử, điện lạnh, hệ thống nước; n. Kinh doanh bất động sản; cho thuê nhà ở, văn phòng, kho, bãi, nhà xưởng; o. Dịch vụ làm thủ tục hàng không tại thành phố, khai thuê hải quan; p. Dịch vụ lắp đặt trang thiết bị phục vụ mặt đất ngành hàng không; khai thác dịch vụ kỹ thuật thương mại ngành hàng không; q. Dịch vụ đóng gói hàng hóa, hành lý; r. Dịch vụ giặt là dân dụng và công nghiệp; s. Đại lý bán lẻ xăng dầu, khí hóa lỏng; t. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ; đầu tư tài chính; u. Kinh doanh khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke); v. Quảng cáo thương mại; w. Xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ hành khách và các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh; dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa; đại lý dịch vụ viễn thông và kinh doanh thiết bị viễn thông; đại lý bảo hiểm. 2. Mục tiêu hoạt động của Công ty: a. Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tăng lợi tức cho các cổ đông; tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty; b. Công ty có thể có các mục tiêu khác trong quá trình hoạt động phù hợp với quy định của Pháp luật . Điều 4. Phạm vi kinh doanh và hoạt động: 4 1. Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty. 2. Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được pháp luật cho phép và được Hội đồng quản trị phê chuẩn. III/ TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN : 1/ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI ( NASCO ) ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ( NASCO ) BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH , CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI ( NASCO ) Cơ quan tham mưu Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Văn phòng Hành chính – Tổ chức Xí nghiệp Thương Mại HKNB Đơn vị hạch toán phụ thuộc Xí Nghiệp vận tải Ôtô HKNB 5 Xí Nghiệp Dịch vụTổng hợp HKNB Xí Nghiệp Dịch vụDu lịch khách sạn Chi nhánh Công ty DVHK SBNB Phòng kinh doanh hàng Miễn thuế Chú thích : - Quan hệ chỉ đạo ---- Quan hệ báo cáo . Quan hệ phối hợp . 2/ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG BỘ PHẬN : 2.1 , Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty : Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty , người đại diện của Công ty trước Pháp luật Nhà nước , chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu ( là Nhà nước ) và là người nắm giữ 51 % vốnvà có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề trọng yếu của Công ty như qui hoạch Sản xuất – Kinh doanh và Đầu tư, bố trí bộ máy Tổ chức - Cán bộ, bố trí sử dụng các nguồn vốn trong toàn Công ty . 2.2 , ủy viên Hội đồng quản trị công ty : Là người giúp việc cho chủ tịch HĐQT và được phân công theo dõi , kiểm tra kiểm soát từng việc cụ thể nhằm giúp cho việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, thay mặt chủ tịch HĐQT công ty trù chì việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện phương án kinh doanh, việc thực hiện nghị quyết của HĐQT khi được chủ tịch HĐQT ủy quyền . 2.3 , Ban kiểm soát công ty : Là người giúp việc cho chủ tịch HĐQT và được phân công theo dõi kiểm soát từng việc cụ thể nhằm giúp cho việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả và theo dõi kiểm tra giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo kịp thời cho chủ tịch 6 HĐQT trong các kỳ họp Hội đồng quản trị nhằm giúp cho hhooij đồng quản trị đưa ra quyết định kịp thời . 2.4, Giám Đốc điều hành Công ty : Là người được Chủ tịch HĐQT của Công ty bổ nhiệm và thay mặt HĐQT điều hành việc sản xuất kinh doanh của công ty , người đại diện thay mặt người lao động kiến nghị và xây dựng kế hoạch kinh doanh- đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Pháp luật Nhà nước , chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu vốn ( là Nhà nước ) về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh . Giám đốc quyết định và đề bạt lên chủ tịch HĐQT các vấn đề trọng yếu của Công ty như qui hoạch Sản xuất – Kinh doanh và Đầu tư, bố trí bộ máy Tổ chức - Cán bộ, bố trí sử dụng các nguồn vốn trong toàn Công ty . 2.5 , Phó Giám đốc Công ty : ( 02 Phó giám đốc Công ty ) Là người lãnh đạo giúp việc cho Giám đốc Công ty, thay mặt Giám đốc Công ty chỉ đạo và điều hành các công việc của Công ty theo sự phân công – uỷ quyền của Giám đốc công ty khi giám đốc Công ty đi vắng , một Phó Giám đốc Công ty sẽ đuợc Giám đốc Công ty uỷ quyền bằng văn bản để thay mặt Giám đốc quản lý và điều hành có thời hạn đối với các hoạt động của Công ty . 2.6 , Phòng Kế hoạch - Kinh doanh : Là đơn vị quản lý tham mưu của Công ty có chức năng và nhiệm vụ chính là : +/ Lập các chiến lược, dự án, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty về đầu tư, sản xuất và kinh doanh . +/ Quản lý nghiệp vụ về : Kế hoạch, định mức Kinh tế – Kỹ thuật , đầu tư , hợp đồng kinh tế, tiếp thị và quảng cáo , ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin mới . +/ Tham gia thẩm định , đề xuất các phương án giá sản phẩm – dịch vụ thuộc phạm vi Giám đốc Công ty trực tiếp quyết định . 7 +/ Tham gia đàm phán , thẩm định , đề xuất các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi Giám đốc Công ty hoặc Phó Giám đốc Công ty trực tiếp ký kết . +/ Tham gia duy trì và năng cao hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 của Công ty . 2.7, Phòng Tài chính – Kế toán : Là đơn vị quản lý tham mưu của Công ty, có chức năng và nhiệm vụ chính là : +/ Lập các kế hoạch tài chính và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tài chính được lãnh đạo Công ty duyệt để bố trí , bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả . +/ Tổ chức các hoạt động kế toán trong toàn Công ty phù hợp Pháp luật Nhà nước và cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty . +/ Quản lý nghiệp vụ về : Kế toán Thống kê, lập các định mức về chi phí kinh doanh . +/ Tham gia đàm phán , thẩm định, đề xuất các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi Giám đốc Công ty trực tiếp ký kết . +/ Tham gia thẩm định , đề xuất các phương án giá sản phẩm – dịch vụ thuộc phạm vi Giám đốc Công ty trực tiếp quyết định . +/ Hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất lượng và khi cần thiết, cung cấp các dữ liệu cần thiết để tính toán các chi phí chất lượng . 2.8, Văn phòng Hành chính – Tổ chức : Là đơn vị quản lý tham mưu của Công ty, có chức năng và nhiệm vụ chính là : +/ Lập kế hoạch và triển khai thực hiện tốt kế hoạch được lãnh đạo Công ty duyệt về bố trí sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động để đảm bảo nhu cầu nhân lực của công ty . Lập kế hoạch về tiền lương và các khoản chi trả hợp pháp cho người lao động . 8 +/ Quản lý sử dụng các tài sản và thiết bị được trang bị tại khu trụ sở của Công ty, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu làm việc của lãnh đạo Công ty và các phòng ban chức năng Công ty . +/ Tổ chức thực hiện công tác Hành chính, Văn thư - Lưu trữ . +/ Quản lý nghiệp vụ về : Quản lý nhân sự, xác định và thanh toán tiền lương cho Cán bộ - Công nhân viên trong Công ty . 2.9, Xí Nghiệp Thương mại Hàng Không Nội Bài : Là đơn vị trực tiếp kinh doanh , hạch toán phụ thuộc Công ty, với các lĩnh vực chính là : Cửa hàng Bách hoá, cửa hàng bán hàng Lưu niệm, cửa hàng Ăn uống trong và ngoài nhà ga Cảng Hàng Không Quốc tế Nội bài . 2.10, Xí Nghiệp Vận tải Ôtô Hàng Không Nội Bài : Là đơn vị trực tiếp kinh doanh , hạch toán phụ thuộc Công ty, với các lĩnh vực chính là : Dịch vụ vận chuyển Hành khách bằng Ôtô Bus , Minibus, trong và ngoài nhà ga Cảng Hàng Không Quốc tế Nội bài, bằng TAXI đi- đến cảng Hàng Không Quốc tế Nội Bài hoặc trong thành phố Hà Nội , Dịch vụ Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa Ôtô - Xe máy, vận chuyển hàng hoá bằng Ôtô … 2.11, Xí Nghiệp Dịch vụ Tổng hợp Hàng Không Nội Bài : Là đơn vị trực tiếp kinh doanh , hạch toán phụ thuộc Công ty, với các lĩnh vực chính là : Dịch vụ phục vụ Hành khách hạng Thương Gia tại nhà ga Cảng Hàng Không Quốc tế Nội Bài, Dịch vụ làm sạch và bảo vệ Môi trường trong và ngoài nhà ga Cảng Hàng Không Quốc tế Nội Bài… 2.12, Xí Nghiệp Dịch vụ Du lịch - Khách sạn Hàng Không Nội Bài : Là đơn vị trực tiếp kinh doanh , hạch toán phụ thuộc Công ty, với các lĩnh vực chính là : Dịch vụ Khách sạn quá cảnh tại Cảng Hàng Không Quốc tế Nội Bài , Dịch 9 vụ Khách sạn Du lịch tại bãi biển Sầm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá, dịch vụ Du lịch Lữ hành trong nước … 2.13, Phòng kinh doanh hàng Miễn Thuế : Là đơn vị trực tiếp kinh doanh , hạch toán phụ thuộc Công ty, với các lĩnh vực chính là : Cửa hàng Miễn thuế phục vụ khách Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh tại Cảng Hàng Không Quốc tế Nội Bài, cửa hàng Miễn thuế trên các chuyến bay Quốc tế của Vietnam Airlines… 2.14, Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh : Là đơn vị trực tiếp kinh doanh , hạch toán phụ thuộc Công ty, với các lĩnh vực chính là : Đại lý vé máy bay trong nước và Quốc tế, chuyển phát nhanh hàng hoá trong nước và Quốc tế bằng đường Hàng Không , vận chuyển hàng hoá bằng ôtô trong phạm vi Cảng Hàng Không Quốc tế : Nội Bài – Tân Sân Nhất . A1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT Năm 2008 – Sau kiểm toán I.Bảng cân đối kế toán kết thúc ngày 31/12/2008 : ( Đơn vị tính : Đồng Việt Nam) STT I 1 2 3 4 II 1 - NỘI DUNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN Tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ hữu hình Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình 10 31/12/2007 110.330.455.046 69.450.300.010 17.453.301.051 21.656.821.504 1.770.032.481 28.896.549.660 19.744.972.040 80.867.688.724 (61.417.275.017 31/12/2008 124.655.605.563 46.760.855.599 20.770.021.514 56.389.451.328 735.277.122 41.773.862.442 30.297.566.493 99.697.155.416 (69.718.775.723) 2 3 4 III Nguyên giá TSCĐ vô hình Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ vô hình Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN ) 320.100.000 (25.541.667) 654.006.323 4.523.130.000 3.974.441.297 139.227.004.706 IV 1 2 V 1 2 VI NỢ PHẢI TRẢ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Thặng dư vốn cổ phần Cổ phiếu quĩ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Nguồn kinh phí và quỹ khác Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ khen thưởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 46.287.804.585 46.287.804.585 0 92.939.200.121 81.661.801.500 49.498.600.000 0 0 32.163.201.500 11.277.398.621 7.683.662.490 2.072.521.450 1.521.214.681 139.227.004.706 509.213.000 (190.026.200) 2.342.752.291 6.694.690.000 2.438.853.658 166.429.468.005 64.412.625.294 64.412.625.294 0 102.016.842.711 81.036.180.851 49.498.600.000 0 0 31.537.580.851 20.980.661.860 15.295.985.091 3.818.506.519 1.886.170.250 166.429.468.005 II. Kết quả hoạt động kinh doanh : STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 CHỈ TIÊU Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp DV Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11 31/12/2007 111.363.004.113 111.363.004.113 51.212.559.282 60.150.444.831 8.802.432.216 2.580.859.093 37.028.979 52.176.703.384 3.324.099.084 10.841.215.486 392.725.420 144.926.864 247.798.556 11.119.014.042 31/12/2008 440.184.300.240 440.184.300.240 211.876.450.296 228.307.849.944 18.005.092.886 4.999.271.471 110.468.679 184.921.435.186 11.427.617.028 44.964.619.145 493.845.985 149.105.767 344.740.218 45.309.359.363 14 15 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 11.119.014.042 2.218 0 45.309.359.363 8.658 III. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản : STT CHỈ TIÊU 1 Cơ cấu tài sản ( %) - Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản - Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 2 Cơ cấu nguồn vốn ( % ) - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn - Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 3 Khả năng thanh toán ( Lần) - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán hiện hành 4 Tỷ suất lợi nhuận ( % ) -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn CSH 31/12/2007 31/12/2008 25,1% 74,9% 25,1% 74,9% 38,7% 61,3% 38,7% 61,3% 0,74 2,58 0,74 2,58 6,7% 10,0% 10,9% 27,2% 10,3% 44,4% A2. PHƯƠNG ÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN NĂM 2008 STT NỘI DUNG TỶ LỆ(%) 1 Lợi nhuận trước thuế 2 Lợi nhuận chia đối tác 3 Thuế TNDN được miễn ghi tăng quỹ bổ sung SỐ TIỀN ( Đồng) 45.309.359.363 2.453.335.373 7.612.322.601 4 5 6 7 vốn điều lệ Lợi nhuận sau thuế Thù lao hội đồng quản trị Lợi nhuận còn được phân phối Phân phối các quỹ 100% 10% - Trích quỹ dự phòng tài chính 5% LNST 5% 1.746.150.069 - Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi =5%LNST 5% 1.746.150.069 12 35.243.701.389 320.700.000 34.923.001.389 3.492.300.138 8 9 Thưởng ban điều hành Công ty Chia cổ tức cho cổ đông 0,86% năm 74,4% 300.000.000 25.986.765.000 10 2008(52,5%VĐL) Lợi nhuận còn lại 5.143.936.251 - Tăng vốn điều lệ 2009 4.503.454.909 11 12 Lợi nhuận còn lại chưa chia Lợi nhuận các năm trước để lại Lợi nhuận chuyển sang năm sau 640.841.342 109.849.600 750.330.942 A3. PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ CỔ TỨC NĂM 2008 - Số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2008 : 25.986.765.000 đồng - Tỷ lệ chia cổ tức : 52,50% Vốn điều lệ - Phương thức chia cổ tức : Bằng tiền mặt (5.250 đ/ 1 CP) B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH: Phân tích 4 yếu tố cạnh tranh trong ngành của công ty Nasco : I. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN CỦA CÔNG TY : - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công ty đã xác định được các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong môi trường ngành là năm 2009 Chính phủ cho phép thành lập các Tổng Công ty cảng Hàng không ở 3 miền ( Tổng Công ty cảng HK Miền Bắc; Tổng Công ty cảng HK Miền Trung; Tổng Công ty cảng HK Miền Nam ) từ đó phát sinh thêm các công ty trực thuộc đã được thành lập và đăng ký hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề với công ty, các công ty này hoạt động dưới danh nghĩa công ty công ích nhà nước, họ được ưu ái về mặt bằng kinh doanh, hơn nữa họ còn tìm các phát triển các loại hình kinh doanh tương tự như công ty NASCO. -Ví dụ như : Các công ty thuê mặt bằng khai thác tại nhà ga Nội Bài họ tiến hành mở ra các công ty kinh doanh về bán hàng Miễn thuế, Xí nghiệp vận tải ô tô phục vụ trong 13 sân đỗ tàu bay, các quầy bán hàng giải khát, hàng lưu niệm, nhà hàng khách sạn phục vụ Tổ lái, Đoàn tiếp viên và khách chậm lỡ chuyến bay..... - Từ khi các công ty của các Tổng công ty cảng Hàng không này ra đời làm cho : +, Lợi nhuận của công ty Nasco giảm đi nghiêm trọng. +, Thị trường kinh doanh của Nasco bị thu hẹp lại đáng kể . +, Làm lượng vốn đầu tư vào dự án ít, đầu tư vào phát triển mở rộng kinh doanh kém. +, Tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch về giá bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty nhằm giữ thị phần và khách hàng... II. NHÀ CUNG CẤP CỦA CÔNG TY NASCO : - Các nhà của công ty từ đó tìm cách hạ giá thành các mặt hàng mà đối thủ của Nasco có phương án kinh doanh cao họ tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho họ..., họ dùng các cách tính giá giao linh hoạt và phầm trăm thay đổi theo số lượng bán ra/ tháng. - Từ đó làm cho công ty luôn phải đào tạo và định hướng khuyến khích nhân viên trong các ca làm việc bằng hình thức khen thưởng bằng tiền... nhằm tăng doanh số bán và phục vụ khách hàng quen biết của công ty lâu năm. - Tuy vậy nhà cung cấp họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận của họ, khi có mặt hàng nào bán chạy lập tức họ giao cho các công ty cùng kinh doanh trong nhà ga sân bay. - Ví dụ : loại riệu vang bịch 5 lít (vang Pháp) khi chưa có các doanh nghiệp khác đi vào hoạt động thì cứ 1 tháng công ty bán được 1 công ten nơ loại 40 phít loại riệu vang này... và cũng tương tự như các khía cạnh khác cũng vậy hiện nay lượng bán giảm đi khoảng một nửa so với khi chưa có các doanh nghiệp này đi vào hoạt động kinh doanh cùng lĩnh vực... III. KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY NASCO : 1. Hoạt động Kinh doanh hàng Miễn thuế và Vận tải ô tô là có triển vọng hơn cả vì nó mang thương hiệu nổi tiếng gắn liền với ngành Hàng không là VIETNAM AIRLINNES , là AIRPORT TAXI và chuỗi cửa hàng DUTY FRY. đồ lưu niệm của 14 Công ty được khách hàng trong và ngoài nước biết đến qua các chất lượng dịch vụ với tinh thần phục vụ hành khách tận tình chu đáo và văn minh lịch sự của đội ngũ Công nhân viên giàu kinh nghiệm được tuyển dụng và đào tạo ký càng nên vẫn phát huy và giữ được khách hàng quan trọng và bằng hợp đồng ký kết lâu dài. Ví dụ: Công ty vẫn được hãng Hàng không quốc gia Việt Nam VIETNAM AIRLINNES giao cho mảng vận chuyển hành khách trong sân đỗ tàu bay với doanh thu 1 năm = 12 tỷ đồng với số lao động là 32 người và 16 xe ô tô gồm : ( 6 xe COBUS, 4 xe loại 45 chỗ, 2 xe 34 chỗ, 2 xe 24 chỗ, 2 xe 05 chỗ) . 2. Hoạt động vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước , dịch vụ tổng hợp bị suy giảm là do Tổng Công ty cảng HK Miền Bắc quản lý nhà ga T1 Nội Bài cho mở thêm công ty vận chuyển hàng hóa hàng không trực thuộc(Ví dụ Công ty hàng hóa NIAGS, Công ty hàng hóa hàng không thuộc VIETNAM AIRLINNES, các cửa hàng phục vụ ăn uống tư nhân tham gia kinh doanh trên mặt bằng nhà ga là giảm thị phần dẫn đến suy giảm lượng khách vì phải chia sẻ cho các đối tác cạnh tranh trên cùng mặt bằng kinh doanh. IV. SẢN PHẨM THAY THẾ CỦA NASCO : Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do ngành có mức giá cao bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm dịch vụ thay thế tiềm ẩn, Nasco có thể bị tụt lại với các thị phần nhỏ bé. Vì vậy các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các dịch vụ kinh doanh thay thế tiềm ẩn. Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình. - Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm truyền thống của công ty tiến hành khuyến mãi giá cho hành khách đi xe taxi HAN đi NBA. - Công ty mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới không theo truyền thống như mử cửa hàng bán hàng Miễn thuế trên máy bay, chuyển sang làm các tua du lịch trong và ngoài nước...cho khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài đến Việt Nam. 15 - Đầu tư vốn mua các cổ phần của công ty trong ngành HK mới cổ phần bán gia làm tăng lợi nhuận lên đáng kể. Ví dụ: năm 2007 công ty bỏ ra 2 tỷ đồng mua Cổ phần của công ty CP Hàng hóa Nội Bài NIAGS đến cuối năm 2008 đã tăng lên là 10 tỷ đồng. - Công ty mở rộng điểm bán hàng của mình và ký kết trực tiếp với công ty chủ nhà vườn hoa ở Đà lạt để vận chuyển và bán hoa cho họ đã làm tăng thêm việc làm và tạo ra doanh thu và là mô hình tạo dòng sản phẩm mới. - Trong lĩnh vực của chi nhánh tại 3 miền đã mở thêm các dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa, bưu phẩm, thư tín....tăng doanh thu và tạo thêm công ăn việc làm ( Ví dụ năm 2007 chi nhánh NASCO chỉ có 150 lao động đến nay tăng lên gần 275 lao động, doanh thu đạt gần 1.5 tỷ đồng /năm) => Qua đó ta thấy về môi trường kinh doanh dịch vụ mặt đất trong ngành Hàng không hiện nay của công ty NASCO nói nên rằng, nó đầy những tiềm ẩn báo hiệu một môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các đối thủ tiềm ẩn và các đối thủ trực tiếp cùng với nhà cung cấp đa dạng và các sản phẩm đa dạng mà các doanh nghiệp sản xuất ra, làm cho Nasco phải tìm tòi ra cho mình những quyết sách mới nhất, hay nhất nhằm gữi được khách hàng và uy tín và tìm ra hướng đi mới cho tương lai của mình nhằm đứng vững và phát triển trên thị trường . C. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 2 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MẠNH NHẤT TRONG NGÀNH : Hiện nay 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành đối với NASCO là Trung tâm khai thác ga Nội Bài thuộc Tổng công ty cảng HK Miền Bắc và Công ty dịch vụ mặt đất Nội Bài ( NIAGS ) ta đi sâu vào nghiên cứ và phân tích chiến lược của hai đối thủ này theo : 1. Chiến lược Marketing của các doanh nghiệp: Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc đào tạo duy trì mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và 16 tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà các doanh nghiệp hướng tới. Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, hoạt động marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp bởi chỉ cần một chính sách marketing đúng đắn có thể giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn được nguy cơ trên bờ vực phá sản hoặc có thể đem lại cho doanh nghiệp một món lợi lớn, cũng có thể đem lại uy tín và sức cạnh tranh mới cho doanh nghiệp trên thị trường. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty NASCO gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành dịch vụ phục vụ cho ngành hàng không của mình. Nhằm đứng vững trên thị trường, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ của ngành Hàng Không và phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, Nasco đã vận dụng linh hoạt chiến lược Marketing kết hợp với các nội dung so với 2 đối thủ mạnh của mình là : a. Chiến lược sản phẩm hàng hóa dịch vụ (Products): - Công ty NASCO: Với phương châm: “Luôn tạo ưu thế tuyệt đối cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình về tính năng cũng như chủng loại và phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, công ty cho ra đời một loạt các sản phẩm hàng hóa dịch vụ mang đặc trưng riêng phù hợp với từng không gian, từng địa điểm tại nhà ga T1. Đó là một quá trình khép kín: Các ý tưởng của khách hàng "biến" thành các ý tưởng kinh doanh và marketing biến ý tưởng kinh doanh thành những sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh, như vậy khi tạo ra được một sản phẩm mới thì giá trị của công ty cũng tăng lên. Bắt đầu từ việc nghiên cứu những sự thay đổi về chất trong nhu cầu của hành khách đi máy bay, họ là người có thu nhập cao và là doanh nhân, thương gia, cán bộ...do nhu cầu ngày càng lớn hơn trước rất nhiều, khiến yêu cầu về chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách như điểm tâm, ăn uống, phòng chờ VIP C, các quầy bán hàng Lưu niệm, Miễn thuế.... và tính thẩm mỹ về nhà hàng khách sạn, sản phẩm hàng hóa ngày càng cao hơn. 17 Thêm vào đó việc thương mại hoá hàng hoá, sự xuất hiện của Internet, quá trình toàn cầu hoá đã góp phần không nhỏ vào quá trình biến đổi thị trường, điều này vừa là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ với công ty trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ của mình. - Đối với 2 đối thủ của Nasco là Trung tâm khai thác ga Nội Bài thuộc Tổng công ty cảng HK Miền Bắc và Công ty dịch vụ mặt đất Nội Bài ( NIAGS ) : Vì 2 công ty này vưa được thành lập và tách ra từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Cảng vụ Hàng không Miền Bắc nên về bộ máy tổ chức của họ còn non trẻ, chưa hoàn chỉnh và các thế mạnh về khách hàng và giá cả còn cao do phải đầu tư lớn vào máy móc trang thiết bị, nhà xưởng, trụ sở ... ban đầu, việc đào tạo nhân viên mới chưa thạo công việc còn bỡ ngỡ, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đại đa số làm theo mô hình và các sản phẩm hàng hóa dịch vụ giống của Nasco. Họ còn mạng tính chất phục vụ công ty công ích Hàng không trước kia.... dẫn đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của họ mở ra mà không tiêu thụ hay bán được.... ( Ví dụ : 2 Công ty này cũng đã mở ra các nhà hàng ăn uống, Bán hàng Miễn thuế, lưu niệm, đội xe chuyên chở hành khách ra tàu bay, hàng hóa..... trong nhà ga T1 để phục vụ cho hành khách và người đưa đón khách đi máy bay, nhưng phải đóng cửa hay cho doanh nghiệp bên ngoài thuê lại mặt bằng do kinh doanh không có lãi) nên họ dần phải đóng cửa các dịch vụ này. Từ đó Nasco luôn đề cao nhận thức về thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu. Công ty sẽ khó có được thành công vượt trội nếu chỉ hoạt động co cụm trong một vùng hoặc một thị trường đơn lẻ, và cho dù mỗi chiến dịch marketing có thu được kết quả khả quan đến mấy đi nữa, sẽ là vô cùng sai lầm nếu công ty đánh mất mối liên hệ bền chặt với khách hàng và người tiêu dùng ngày một tăng lên . b. Chiến lược về giá (Price): Ngày nay trên thị trường thế giới, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian và điều kiện giao hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Nhưng giá cả vẫn có vai trò nhất định, thậm chí còn diễn ra gay gắt. Giá cả vẫn còn là quan tòa xác định lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua. 18 * Công ty Nasco : Khi xây dựng chiến lược giá cả công ty Nasco thường dựa vào 4 yếu tố sau: - Chi phí thuê mặt bằng, nhân công... và giá thành đơn vị sản phẩm trong dự toán. - Cơ sở ước lượng được tổng cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. - Phải phù hợp với đặc điểm thị trường cạnh tranh và các điều kiện về thời gian và không gian cụ thể. - Phù hợp với quy định của ngành Hàng không Việt Nam, ICAO và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, công ty xây dựng chiến lược giá theo quan điểm của Philip Kotler. Cụ thể chiến lược giá cả các sản phẩm của công ty là chiến lược hốt phần ngọn hoặc là chiến lược bám chắc thị trường. Với mục tiêu này, công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ hành khách đi và đến sân bay Nội bài là yếu tố hàng đầu. * Trung tâm khai thác ga Nội Bài thuộc Tổng công ty cảng HK Miền Bắc và Công ty dịch vụ mặt đất Nội Bài ( NIAGS ) : Hai đối thủ về giá này đối với Nasco họ đã đưa ra các chiêu khuyến mại giảm giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ của họ nhằm thu hút khách hàng, lôi kéo khách hàng từ Nasco về họ như vậy mục tiêu của họ là thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của họ với giá cả thấp tuy vậy mục đích này có phần không đạt được theo ý muốn là vì : Khách hàng họ là những người có thu nhập cao và uy tín trong xã hội nên phần giá cả là không quan trọng ( Ví dụ : như 2 đối thủ này dùng chiến lược hạ giá cho khách hàng khi gửi hàng hóa qua công ty họ, Hạ giá phòng khách sạn cho khách, đoàn tiếp viên, đoàn bay quá cảnh..., hiện nay họ bán 1 bán phở giá 20.000đ thấp hơn của Nasco 5.000đ, hay một ly cà phê của Nasco so với 2 đối thủ cạnh tranh là 15.000đ/25.000đ ly cao hơn so Nasco là 10.000đ, tuy vậy nó chỉ mang lại lượng khách nhỏ không đáng kể sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của họ) 19 Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là mức độ chấp nhận về giá cả dịch vụ, hiểu được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa và uy tín lâu năm, tính chuyên nghiệp, ổn định của các doanh nghiệp. c. Chiến lược phân phối: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phân phối có vai trò quan trọng làm cho cung và cầu ăn khớp với nhau. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh ngành dịch vụ của các công ty dịch vụ hàng không thường tập trung ở một vài điểm song khách hàng lại mỗi người có nhu cầu khác nhau tùy từng nơi, tùy thời điểm, thời gian trong ngày, các chuyến bay... và có những yêu cầu khác nhau. - Chiến lược phân phối của công ty Nasco : Qua kinh nghiệm hoạt động của mình, công ty Nasco đã chọn phương thức mua bán nhanh, phục vụ tận tình chu đáo, nhằm tạo tính kịp thời cho hành khách thông qua các nhân viên phục vụ có trình độ và thái độ văn minh lịch sự...,để phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Nasco . Với phương thức phục vụ và phân phối này đảm bảo được việc phân phối nhanh chóng và trách nhiệm đối với khách hàng nhằm tạo một niềm tin trong lòng khách hàng ( Ví dụ nhân viên của công ty phải ăn mặc đúng trang phục, khi có khách hàng đến liên hệ hay yêu cầu được phục vụ thì niềm nở chào hỏi ( Ví dụ Anh chị và ngài dùng gì ạ..., giới thiệu về nhứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mình có...đến cho khách hàng lựa chọn) Tính đến tháng 12 năm 2008, Công ty đã có khách hàng truyền thống trong và ngoài nước đánh giá cao về thương hiệu của Nasco ( Ví dụ như AIRPORT TAXI, Hotel AIRPORT, Dịch Vụ chuyển phát nhanh, Phòng bán vé máy bay ...) khi họ đã sử dụng sản phẩm dịch vụ của Công ty Nasco. - Chiến lược phân phối của 2 đối thủ của Nasco : Hai công ty này cũng đưa ra các chiến lược phân phối riêng của mình như họ tuyển dụng nhân viên mới vào các vị trí quan trọng như kênh thủ tục, giao nhận hàng hóa, lễ tân, tiếp thị .....với trình độ yêu cầu cao về ngoại ngữ, giao tiếp.... từ đó họ đầu tư vào công nghệ máy móc hiện đại, các trang thiết bị về phục vụ hành khách đa số là máy móc tân tiến và hiện đại nhất 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan