Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cp xi măng hà tiên...

Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cp xi măng hà tiên

.DOC
6
280
128

Mô tả:

Việt Nam được đánh giá là con Rồng của Châu Á, là nước đang phát triển mạnh và có sức thu hút đầu tư lớn. Hiện tại, có nhiều dự án xây dựng đang được triển khai, việc nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn bùng nổ, mở đường cho các tiểu ngành liên quan khác như vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam rõ ràng là có tiềm năng rất lớn. Vật liệu xây dựng phục vụ không chỉ cho sự phát triển ngành xây dựng của thị trường trong nước mà còn tạo ra một thị trường ngách trên thị trường thế giới. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước thì nhu cầu về xây dựng cơ bản là rất lớn kéo theo đó là các nguồn vật liệu xây dựng đầu vào như: Xi măng, sắt thép, cát, đá, sỏi…là không thể thiếu để hình thành nên các hạng mục công trình xây dựng. Mặt khác tốc độ đô thị hoá của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và rộng khắp, các dự án đầu tư, các công trình xây dựng mọc lên như nấm, đó cũng là cơ hội và thị trường ổn định và tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty CP xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của ngành xây dựng tại Miền Nam. Hơn 40 năm qua, Công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết kế 1.500.000 tấn xi măng/năm. Công tác tiêu thụ sản phẩm được tổ chức lại từ cuối năm 1999 theo phương châm tạo thuận lợi nhất, cùng với các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Theo dự báo, nhu cầu xi măng của khu vực trong thời gian tới sẽ tăng trên 15% hàng năm, đây là cơ hội để các công ty xi măng phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, các nhà máy xi măng ở Miền Nam hiện sản xuất không đủ cho thị trường, nên một phần nhu cầu ở khu vực này do các công ty ở phía Bắc cung 1 cấp. Ðối với các công ty xi măng ở phía Bắc việc chen chân được vào thị trường Miền Nam trong năm tới không đơn giản, vì không có được lợi thế về phí vận chuyển như các nhà máy xi măng Hà Tiên 1 và Holcim. Hiện nhiều công ty phải trả đến 12-13 đô-la Mỹ cho mỗi tấn xi măng vận chuyển vào Miền Nam. Hiện nay, Xi măng Hà Tiên 1 chiếm khoảng 43,25 % thị phần xi măng khu vực Miền Nam, cao hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh Holcim (Sao Mai cũ), Nghi Sơn và Chinfon, 5 tháng đầu năm 2007, Hà Tiên 1 sản xuất và cung ứng được 1.011.835 tấn xi măng các loại. Đạt được kết quả khả quan này, ngoài việc không ngừng áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, Hà Tiên 1 đã có những bước đi vững chắc để mở rộng thị trường ra các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hệ thống các Nhà Phân Phối Chính của Hà Tiên 1 tại các địa bàn ngày càng tỏ rõ lợi thế trong cung ứng và vận chuyển hàng hóa đến các công trình trọng điểm. Thương hiệu Xi măng Hà Tiên 1 liên tục 11 năm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”, trong đó 2005, 2006 được bình chọn “Thương hiệu mạnh”; và mới đây được tặng danh hiệu “Thương hiệu dẫn đầu”. Theo Ban Tổ Chức “Thương hiệu dẫn đầu” (Leading Brand) ngoài các tiêu chí phải có của thương hiệu mạnh là chất lượng sản phẩm - dịch vụ, tính ổn định bền vững, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động, với xã hội, với môi trường, cần có thêm 3 tính chất đó là :  Doanh nghiệp có đổi mới  Khai phá thị trường  Sức hút với người tiêu dùng Với những điều kiện và thế mạnh thị trường nêu trên, Xi măng Hà Tiên 1 là một trong những nhà sản xuất và cung cấp xi măng có ảnh hưởng nhất tại thị trường khu vực Miền Nam của đất nước. Mặc dù là một trong những ngành sản xuất công nghiệp có tiềm năng cả ở hiện tại và trong tương lai, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải những 2 thuận lợi và rủi ro nhất định có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như sau: 1. Rủi ro Đặc tính nổi bật của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác.Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc… của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, tốc độ lạm phát tăng, các chi phí yếu tố đầu vào thường có xu hướng tăng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán, tiền tệ ngân hàng chưa thật sự ổn định, chưa là công cụ và bà đỡ cho các doanh nghiệp liên quan đến việc huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh, chưa đảm bảo tối đa sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. 2. Thuận lợi Trong 20 năm qua, Việt Nam đã phần nào thành công trong việc xây dựng mở rộng và phát triển hệ thống sở hạ tầng, tuy nhiên tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa phát triển kịp so với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, các chính sách của nhà nước trong thời gian tới vẫn là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn để thúc đẩy và đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. 3 Để có thể đạt được mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, đáp ứng sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đang huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, trong đó có thu hút đầu tư của cả khu vực công, tư nhân và tài trợ từ các nhà tài trợ quốc tế vào đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn quốc. Như vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế cao của Việt Nam hiện nay và chính sách ưu tiên xây dựng phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Nhìn chung lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, nhưng điều quan trọng là các Công ty phải luôn bám sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, liên hệ thường xuyên với các đối tác và bạn hàng để chủ động triển khai kế hoạch, tạo tiền đề cho việc thực hiện đúng các cam kết đã ký trong Hợp đồng kinh tế. Luôn giữ uy tín với các đối tác kinh doanh và khách hàng, chính điều đó đã tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội kinh doanh ổn định và lâu dài trên thị trường. Hiện nay và trong thời gian tới, dự báo rằng các yếu tố chi phí đầu vào sẽ tiếp tục tăng, các Công ty cần chủ động linh hoạt, áp dụng các chính sách phù hợp, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất, đảm bảo hiệu quả kinh doanh có lợi. Bên cạnh đó, cùng với sự biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính tiền tệ nói riêng thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.  Theo kết quả khảo sát thì 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành sản xuất xi măng hiện nay là xi măng Bỉm Sơn và xi măng Hoàng Thạch. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là một công ty sản xuất xi măng rất tiềm năng bởi vì nhãn hiệu Xi măng Bỉm Sơn được đưa ra thị trường từ những những năm 80 của thế kỷ trước và là một trong những thương hiệu xi măng hàng đầu tại Việt Nam. 4 Lợi thế của xi măng Bỉm Sơn là vị trí gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng đầy đủ nguồn nguyên liệu chủ yếu với chi phí rẻ để sản xuất xi măng chất lượng cao với giá thành thấp, là một trong những lợi thế canh tranh rất lớn của công ty. Hiện xi măng Bỉm sơn đang thực thi dự án phát triển mở rộng, nâng cao công suất nhà máy lên 3,8 triệu tấn/năm. Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai: Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối chính, xi măng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã hội và xác lập lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hiện nay công ty có tới 33 nhà phân phối chính trên toàn quốc, trong đó 3 nhà phân phối dự án. Xi măng Hoàng Mai đã đầu tư xây dựng dây chuyền II với công suất từ 1,4 đến 2 triệu tấn xi măng/năm. Sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, 2 công ty trên luôn chú trọng đến công tác Marketing. Hoạt động Marketing của 2 công ty được thực hiện chủ yếu thông qua 2 bộ phận: bộ phận marketing và bộ phận Chăm sóc khách hàng:  Bộ phận marketing có các nhiệm vụ - Nghiên cứu thông tin về thị trường - Xây dựng chiến lược marketing cho từng giai đoạn phát triển; - Tìm kiếm khách hàng và đối tác;  Bộ phận chăm sóc khách hàng có các nhiệm vụ: - Tập hợp nghiên cứu và trực tiếp giải quyết các ý kiến của khách hàng; - Liên hệ với các đơn vị, phòng ban liên quan để giải quyết các yêu cầu chính đáng của khách hàng; Sau khi xem xét hoạt động marketing của xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Mai, xi măng Hà Tiên 1 đã triển khai chiến lược marketing như sau:  Thực hiện quảng cáo truyền hình, đây là chìa khóa giúp tăng độ nhận biết của sản phẩm. 5  Hỗ trợ quảng cáo truyền hình là hoạt động quảng cáo trên báo chí, giúp nhắc nhớ hình ảnh của thương hiệu thường xuyên trong tâm trí người tiêu dùng.  Phân bổ hợp lý giữa chương trình khuyến mại cho trung gian phân phối và hoạt động truyền thông, đặc biệt là quảng cáo truyền hình. Cắt giảm những chương trình khuyến mại không phù hợp để chuyển ngân sách cho truyền thông. Bởi lẽ với một ngân sách marketing có hạn, nhà quản lỷ cần biết tập trung nguồn lực một cách hợp lý.  Duy trì các hoạt động tài trợ, quan hệ công chúng, giữ tần suất xuất hiện hình ảnh của sản phẩm đều đặn. Bên cạnh đó, khâu quản lý hoạt động khuyến mại, xúc tiến bán hàng cần có sự giám sát thường xuyên và chặt chẽ, tránh tình trạng cắt xen giải thưởng của các trung gian phân phối, hoạt động khuyến mại cho người tiêu dùng cuối cùng. Điều này không những giúp tăng doanh số mà còn tăng độ nhận biết về hình ảnh của xi măng Hà tiên 1. Trên đây là những phân tích, đánh giá 1 số nét cơ bản môi trường ngành của Công ty CP xi mănh Hà Tiên và chiến lược marketing của 02 công ty xi măng điển hình là Bỉm Sơn và Hoàng Thạch. Với số liệu thu thập được và nhận thức của bản thân thấy việc so sánh, phân tích 02 đối thủ cạnh tranh điển hình nêu trên đủ nói lên rằng công ty CP xi măng Hà Tiên cần phải nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, có chiến lược marketing tốt hơn nữa để cạnh tranh thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan