Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa một bắp ở huyện bình tân - vĩnh long...

Tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa một bắp ở huyện bình tân - vĩnh long

.PDF
72
107
54

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ----- oo0oo----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH HAI LÚA - MỘT BẮP Ở HUYỆN BÌNH TÂN – VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Quốc Dũng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việt Tú MSSV: 4054331 Mã số lớp: KT 0523A1 – K31 Cần Thơ, 05/2009 LỜI CẢM TẠ  Trong suốt 4 năm theo học tại trường em đã được các giảng viên của trường cũng như của khoa truyền đạt những kiến thức về xã hội lẫn chuyên ngành rất hữu ích cả về lý thuết và thực tiễn. Những kiến thức này sẽ trang bị cho em các kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống. Với tất cả lòng biết ơn, em xin chúc cho các quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ cũng như quý thầy cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh dồi dào sức khỏe và ngày càng thành công trên con đường truyền đạt kiến thức mới. Đặc biệt em xin cám ơn thầy Trần Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn ra trường này. Đồng thời em cũng xin cám ơn các cô, chú,anh, chị phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bình Tân nhất là chú Võ Văn Theo đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Chúc các cô, chú, anh, chị công tác tốt. Ngày 21 .tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Việt Tú LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan là đề tài này do chính tôi thực hiện , các số liệu thu thập và kết quả phân tích là trung thực, đê tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Việt Tú NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên người hướng dẫn: Trần Quốc Dũng Học vị: Thạc sĩ Chuyên ngành : Kế toán – kiểm toán Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán – kiểm toán, khoa KT & QTKD Tên học viên: Nguyễn Việt Tú Mã số sinh viên: 4054331 Chuyên nghành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp với chuyên nghành đào tạo…………………………………….. ………………………………………………………………………………….. 2. Về hình thức .................................................................................................... …………………………………………………………………………………. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:…………………… ………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:………………………. ………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được ( theo mục tiêu nghiên cứu): ……………….. …………………………………………………………………..…………….. 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 7. Kết luận: …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2009 Người nhận xét Ths. Trần Quốc dũng MỤC LỤC  Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu................................................. 2 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ...................................................................... 2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 1.4.1. Không gian ................................................................................................. 2 1.4.2. Thời gian .................................................................................................... 3 1.4.3. Đới tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. Lược khảo tài liệu..................................................................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 4 2.1. Phương pháp luận..................................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ ............................................................... 4 a. Khái niệm về hộ gia đình ............................................................................... 4 b. Khái niệm về kinh tế hộ ................................................................................. 4 c. Vai trò của kinh tế hộ ..................................................................................... 4 d. Đặc điểm của kinh tế hộ................................................................................. 5 e. Xu hướng của hộ gia đình .............................................................................. 5 2.1.2. Khái niệm luân canh, đặc điểm sinh trưởng phát triển của bắp, lúa ............. 5 a. Khái niệm luân canh....................................................................................... 5 b. Đặc điểm cây bắp........................................................................................... 5 c. Đặc diểm cây lúa............................................................................................ 5 2.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ........................................ 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 8 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 8 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 8 Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................11 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu..................................................................................11 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................11 3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .................................................................................12 3.1.3. Thời thiết, khí hậu......................................................................................12 3.2. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Bình Tân................................................................14 3.3. Giới thiệu chung về hai xã Tân Qưới và Thành Lợi .................................................16 3.3.1. Xã Tân Qưới..............................................................................................16 3.3.2. Xã Thành Lợi.............................................................................................16 3.4. Tình hình sản xuất lúa, bắp ở huyện Bình Tân .........................................................17 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH...............................25 4.1. Tổng quan về các hộ điều tra ...................................................................................24 4.1.1. Về diện tích sản xuất..................................................................................24 4.1.2. Về lao động................................................................................................25 4.1.3. Về trình độ học vấn....................................................................................25 4.1.4. Về kinh nghiệm sản xuất............................................................................26 4.1. Tình hình sản xuất của mô hình 2 lúa – 1 bắp ở địa bàn nghiên cứu.........................27 4.3. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của mô hình ................................................28 4.3.1 Phân tích doanh thu bình quân/ha................................................................28 4.3.2 Phân tích chi phí bình quân/ha ....................................................................29 4.3.3 Phân tích lợi nhuận bình quân/ha ................................................................30 4.4. Đánh giá mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ...............................................................31 Chương 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN CANH ..............32 5.1. Vụ lúa Đông Xuân...................................................................................................32 5.1.1 Năng suất....................................................................................................32 5.1.2 Lợi nhuận....................................................................................................34 5.2. Vụ lúa Hè Thu.........................................................................................................37 5.2.1 Năng suất...................................................................................................37 5.2.2.Lợi nhuận...................................................................................................38 5.3. Vụ bắp Thu Đông ....................................................................................................40 5.3.1 Năng suất ..................................................................................................40 5.3.2 Lợi nhuận...................................................................................................41 5.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình ............................................................ 3 5.4.1. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình..............43 5.4.1.1. Cơ cấu mùa vụ .......................................................................................43 5.4.1.2 Kỹ thuật canh tác, trình độ học vấn .........................................................44 5.4.1.3. Về thị trường..........................................................................................44 5.4.1.4. Về vốn ...................................................................................................44 5.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ..........................................................44 5.4.2.1. Nhóm các giải pháp rút ra từ việc phân tích hiệu quả mô hình................44 4.4.2.2. Nhóm các giải pháp khác .......................................................................45 a. Thay đổi cơ cấu giống.....................................................................................45 b. Chuẩn bị đất thật kỹ .........................................................................................46 c. Áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng ....................................................................46 d. Cơ giới hóa đồng ruộng ...................................................................................47 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................49 6.1. Kết luận...................................................................................................................49 6.2. Kiến nghị.................................................................................................................50 6.2.1. Đối với nông hộ ..........................................................................................50 6.2.2. Đối với chíng quyền địa phương .................................................................50 6.2.3.Đối với nhà nước .........................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG  Bảng 1:BIỂU THỐNG KÊ PHÂN HẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN BÌNH TÂN Bảng 2: TỔNG SẢN PHẨM ( GDP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN Bảng 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH TÂN Bảng 4: TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, XÃ HỘI Ở HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ THÀNH LỢI NĂM 2008 Bảng 5: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA – NGÔ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Bảng 6: DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÀ BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Ở H UYỆN BÌNH TÂN Bảng7: SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Ở HUYỆN BÌNH TÂN Bảng 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Bảng 9: 15 GIỐNG LÚA ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU NHẤT NĂM 2008 Bảng 10: DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN Bảng 11: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Bảng 12: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT Bảng 13: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008 Bảng 14: DOANH THU BÌNH QUÂN/ HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008 Bảng 15: TỔNG HỢP CHI PHÍ BÌNH QUÂN/ HA CỦA MÔ HÌNH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008 Bảng 16: TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHẬN/HA CỦA MÔ HÌNH Bảng 17: TỔNG HỢP CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ BÌNH QUÂN/HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008 Bảng 18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Bảng 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 DANH MỤC HÌNH  HÌNH 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG HÌNH 2 : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 HÌNH 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 HÌNH 4: NĂNG SUẤT LÚA VÀ BẮP GIAI ĐỌAN 2006 – 2008 HÌNH 5: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN HÌNH 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN HÌNH 7: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT HÌNH 8:TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH/HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  ĐBSCL đồng bằng Sông Cửu Long ĐX đông xuân HT hè thu TĐ thu đông DT diện tích NS năng suất SL sản lượng NN nông nghiệp DVNN dịch vụ nông nghiệp TS thủy sản TT trồng trọt CN chăn nuôi CN – XD công nghiệp – xây dựng N - L – TS nông – lâm – thủy sản TPHCM thành phố Hồ Chí Minh GDP tổng sản phẩm LN lợi nhuận CP chi phí Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp cho nên nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân…Ngày nay bạn bè trên thế giới biết đến Việt Nam là một cường quốc về sản xuất và xuất khẩu gạo, đặc biệt ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( Wold Trade Organnization - WTO) đã tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nhất là các ngành xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên hội nhập cũng tạo một thuận lợi không nhỏ cho công cuộc công nghịệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó có quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà. Hai khu vực có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam và của cả thế giới là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, riêng đồng bằng sông Cửu Long có 2,977 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm 75% diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, cây ăn trái, mía, hoa màu,….với số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao. Cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo chiều hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn như: mô hình luân canh hai vụ lúa – một vụ màu, một vụ lúa – hai vụ màu, hai vụ lúa – một vụ cá,…Một trong những địa phương thực hiện rất tốt công tác này là huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Lãnh đạo và nhân dân địa phương đã tổ chức thực hiện rất tốt công tác luân canh và đã đạt hiệu quả rất cao, góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo; trong đó mô hình luân canh hai vụ lúa – một vụ bắp đã được nhân dân trong vùng áp dụng phổ biến. Do bắp là lọai cây trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ khá hấp dẫn,…Để đánh giá lại hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp của huyện Bình Tân nhằm giúp cho nông dân có cái nhìn đúng đắn hơn về tính kinh tế của mô hình qua đó đề xuất những giải pháp cũng như khuyến cáo giúp cho nông dân đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng mô hình, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa - một bắp ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả mô hình luân canh hai lúa - một bắp ở huyện Bình Tân , tỉnh Vĩnh Long. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, những ưu và nhược điểm của mô hình để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển mô hình trên địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài đi vào nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích thực trạng sản xuất của mô hình luân canh hai lúa – một bắp. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh. - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất giải pháp nhằm nhân rộng mô hình cho địa phương. 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu: 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định: Mô hình sản xuất có hiệu quả không? và sự ảnh hưởng của các yếu tố nào đến hiệu quả của mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Thông tin chung về nông hộ (số nhân khẩu, số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, số năm kinh nghiệm, diện tích đất canh tác,..) - Những khỏan chi phí phát sinh, thu nhập và lợi nhuận khi áp dụng mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp. - Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi áp dụng mô hình sản xuất này. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Không gian : Số liệu đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn 50 hộ nông dân ở 2 xã Thành Lợi và Tân Quới thuộc huyện Bình Tân, Vĩnh Long. 1.4.2. Thời gian: Do những hạn chế khách quan nên bài luận văn chỉ phân tích các số liệu thu thập được của năm 2008, do đó chưa thấy được sự biến động trong quá trình sản xuất qua các năm như chi phí phân bón, chi phí nông dược, giá bán, năng suất, sản lượng cũng như những ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu,…Cho nên bài nghiên cứu chưa thể đánh giá được chính xác, khách quan về tính hiệu quả của mô hình. Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 20/04/2009. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Tính hiệu quả cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình. 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan Luận văn tốt nghiệp “ phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản tại phường Vĩnh Hiệp thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang” năm 2007 của Hồ Thị Linh. Tác giả kỳ vọng các yếu tố như: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi phí phân bón và chi phí thuê mướn lao động sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai yếu tố làm tăng thu nhập là năng suất và giá bán còn các khoản chi phí còn lại làm giảm thu nhập. Đề tài đã đưa ra kết luận năng suất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, các khoản chi phí còn kinh nghiệm và trình độ học vấn tuy có ảnh hưởng nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Luận văn tốt nghiệp “ so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa mè với mô hình 2 lúa ở nông trường sông Hậu TPCT” năm 2005 của Nguyễn Quang Diệp. Đề tài trên tác giả đã cho thấy được giữa mô hình luân canh lúa mè với lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất và hiệu quả hơn. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận: 2.1.1. Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ: a. Khái niệm về hộ gia đình: Hộ gia đình là những người cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có cùng một ngân quỹ. Hay nói cách khác hộ gia đình là hình thức liên kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung , sở hữu chung, có hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất của hộ gia đình. Trong cấu trúc nội tại của hộ gia đình, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể chính. Do đó hộ gia đình có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như có sự thống nhất giữa quá trình tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng trong nội bộ. b. Khái niệm về kinh tế hộ: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trong nông – lâm – ngư nghiệp, các hoạt động sản xuất có mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thành viên trong hộ. Với tư cách là một đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều khía cạnh : - Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực sản xuất như: đất đai, lao động, vốn,… - Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế phân theo ngành nghề, vùng, lãnh thổ nông nghiệp. - Trình độ phát triển của kinh tế hộ. - Hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ. c. Vai trò của kinh tế hộ: Ở Việt Nam mặc dù kinh tế hộ còn ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phân tán nhưng có vai trò rất quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn các nguồn lực sản xuất như : đất đai, lao động, vốn,…giúp tăng việc làm ở nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay đã tạo ra sự thay đổi to lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống nông thôn luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta. d. Đặc điểm của kinh tế hộ: Có quy mô sản xuất nhỏ và có xu hướng ngày càng nhỏ hơn do tốc độ gia tăng dân số rất nhanh trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng mà ngày càng giảm. Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông sản phục vụ nhu cầu chính họ. Vì vậy hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần. Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên còn thấp. Chú trọng năng suất là chính. Tổ chức quản lý có tính huyết thống, gia tộc nên có sự thống nhất chặt chẽ giữa sở hữu quản lý và sử dụng các nguồn lực sản xuất. Có một người có quyền quyết định cao nhất (thường là chủ hộ). e. Xu hướng sản xuất của kinh tế hộ gia đình: Chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Dần cơ giới hóa các khâu sản xuất. Chuyển từ chú trọng năng suất sang chú trọng chất lượng và hiệu quả kinh tế. Có xu hướng tích tụ ruộng đất, tư liệu sản xuất. Có xu hướng ly nông. 2.1.2. Khái niệm luân canh; đặc điểm sinh trưởng phát triển của bắp, lúa: a. Khái niệm luân canh: Luân canh là việc trồng liên tiếp nhiều lọai cây trồng trên cùng một khỏanh đất, mỗi thời gian một lòai nhằm cải tạo đất, tận dụng các lớp đất Những lợi ích của việc luân canh cây trồng: - Hạn chế các tác hại của sâu bệnh vì khi luân canh là ta hay đổi liên tục cây trồng trên một đơn vị diện tích mà mỗi loại sâu bệnh có thói quen dinh dưỡng riêng. - Giảm rủi ro về măt kinh tế vì khi luân canh cây trồng là ta đã phân tán rủi ro, nếu thất bại ở lọai cây này thì ta còn cây khác để bù lại thu nhập. - Góp phần cải tạo đất b. Đặc điểm cây bắp: Cây bắp có tên khoa học là Zeamay, bắp là loài cây hằng niên thân thảo thẳng và ít đâm nhánh. Thân bắp cao từ 1,5đến 3 m, tiết diện hình bầu dục, thân có 8 – 30 lóng. Bắp là cây trồng quan trọng thứ ba trên thế giới sau lúa mì và lúa gạo. Tất cả các bộ phận của cây bắp từ hạt, đến thân, lá đều có thể sử dụng được để làm thức ăn cho người, gia súc. Bắp là cây trồng có năng suất rất cao. Ở nước ta, diện tích, năng suất và sản lượng bắp không ngừng tăng lên. Cây bắp không kén đất, do vậy có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, song thích hợp nhất là đất trung tính (pH từ 6,0-7,2), tơi xốp, thoát nước tốt, giàu mùn và dinh dưỡng. Bắp là cây trồng nhiệt đới, được trồng phổ biến trong khoảng vĩ độ 30– 55. Bắp thích hợp với thời tiết ấm, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng mạnh là từ 21-27oC. Khi nhiệt độ dưới 19oC bắp sinh trưởng phát triển chậm lại. Lượng mưa thích hợp nhất cho bắp trong khoảng 600-900 mm/năm. Bắp là cây có thể trồng được nhiều vụ trong năm. c. Đặc điểm cây lúa: Cây lúa thuộc họ hòa thảo, chi Oryza. Cây lúa là một trong những cây cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, căn cứ vào những tài liệu khảo cổ ở Việt Nam thì cây lúa xuất hiện từ 3.000 – 2.000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt nhưng có một thực tiễn được rất nhiều người thừa nhận là cây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng tỷ người trên thế giới. Thời gian sinh trưởng cây lúa tính từ lúc nảy mầm đến chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở nước ta các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90 đến 120 ngày, các giống trung ngày có thời gian sinh trưởng dài 140 – 160 ngày, lúa vụ mùa thì 200 – 240 ngày cá biệt có những giống có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày. Trong toàn bộ thời gian sinh trưởng cây lúa có thể chia ra làm 2 thời kỳ sinh trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. + Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng tính từ lúc gieo trồng đến lúc làm đòng. Trong thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như lá, rễ, đẻ nhánh,… + Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ phân hóa, hình thành cơ quan sinh sản được tính từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông và hình thành hạt. 2.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất: Hiệu quả kinh tế: là việc lựa chọn thứ tự ưu tiên sao cho đạt kết quả cao nhất, nó gồm có 3 yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí; chi phí thấp nhất; sản xuất theo nhu cầu. Hiệu quả kinh tế là đề cập đến vấn đề giá trị, điều này có nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào của cácc yếu tố đầu vào làm tăng giá trị thì có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả. - Tổng doanh thu: là tổng giá trị nông hộ thu được cho một loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Tổng doanh thu = Năng suất * giá * diện tích - Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí mà nông hộ phải bỏ ra cho hoạt động sản xuất để thu về sản phẩm nông nghiệp. Tổng chi phí = Chi phí cày xới + chi phí giống + chi phí gieo, trồng + chi phí thuốc + chi phí phân bón + chi phí chăm sóc + chi phí tưới tiêu + chi phí thu hoạch + chi phí phơi sấy + chi phí bảo quản + chi phí khác Lưu ý : đối với ngô thì Tổng chi phí = Chi phí làm đất + chi phí giống + chi phí trồng + chi phí thuốc + chi phí phân bón + chi phí chăm sóc + chi phí tưới tiêu + chi phí khác. - Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí - Lợi nhuận trên chi phí Thu nhập Lợi nhuận trên chi phí = Chi Hệ phí số này cho chúng ta biêt cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì nông hộ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Thu nhập trên doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Ý nghĩa của hệ số này là cho biết cứ 1 đồng doanh thu mà nông hộ thu về thì có bao nhiêu đồng là thu nhập. - Doanh thu trên chi phí Doanh thu Doanh thu trên chi phí = Chi phí Hệ số này giúp chúng ta biết được để thu được 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Tổng số mẩu điều tra là 50 mẫu, chọn 2 xã ( Thành Lợi và Tân Quới) , mỗi xã chọn 3 ấp mỗi ấp chọn 10 hộ để phỏng vấn. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng