Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đà đoạn chảy qua địa phận tỉn...

Tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh hòa bình và đề xuất vài giải pháp bảo vệ môi trường

.PDF
89
474
129

Mô tả:

Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh hòa bình và đề xuất vài giải pháp bảo vệ môi trường
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Ngô Thị Kim Lan PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG ĐÀ ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH HÒA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Ngô Thị Kim Lan PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG ĐÀ ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH HÒA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THU HÀ Hà Nội - Năm 2012 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 6 1.1 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc mô ̣t số sông miền Bắ c .............................. 6 1.2 Sơ lƣợc về chế độ thuỷ văn tại vùng hồ sông Đà .................................... 8 1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc............................................................. 10 1.4 Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc ....................................... 15 1.4.1 Phương pháp thủy lý hóa học ................................................................ 15 1.4.2 Phương pháp sử dụng sinh vật chỉ thị ................................................... 18 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 22 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 23 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 23 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa............................................... 23 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................ 23 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 24 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 26 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình ................................ 26 3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 26 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 30 3.2 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc vùng nghiên cứu. ................................... 32 3.2.1 Nhiệt độ .................................................................................................. 35 3.2.2 pH........................................................................................................... 35 3.2.3 Độ dẫn.................................................................................................... 36 3.2.4 Độ đục .................................................................................................... 37 3.2.5 Độ muối.................................................................................................. 38 3.2.6 Hàm lượng oxi hòa tan ( DO)................................................................ 39 3.2.7 Nhu cầu oxi hóa hóa học ( COD ) ......................................................... 40 2 3.2.8 Hàm lượng NO3- .................................................................................... 41 3.2.9 Hàm lượng NH4+.................................................................................... 42 3.2.10 Hàm lượng PO43- ............................................................................... 43 3.3 Thành phần loài sinh vật nổi ................................................................. 49 3.3.1 Thành phần loài Thực vật nổi ................................................................ 49 3.3.2 Thành phần loài Động vật nổi ............................................................... 56 4. Đánh giá chất lƣợng nƣớc tại các điểm nghiên cứu ............................ 62 4.1 Đánh giá bằng các thông số thủy lí hóa học. ........................................... 62 4.2 Đánh giá bằng chỉ số đa dạng ................................................................. 63 4.2.1 Tảo và vi khuẩn lam ............................................................................... 63 4.2.2 Động vật nổi .......................................................................................... 64 4.3 Nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ............................................................................... 65 4.3.1 Nguyên nhân.......................................................................................... 65 4.3.2 Hậu quả của suy giảm chất lượng nước. ............................................... 67 4.3.3 Để xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước. ........ 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số Tên bảng Trang Bảng 1 Hệ thống phân loại của Lee và Wang 21 Bảng 2 Giá trị D và phân loại các mức ô nhiễm 22 Bảng 3 Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm 26 Bảng 4. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số & mật độ tỉnh Hoà Bình ( Năm 2010) 27 Bảng 5 Bảng chỉ tiêu thủy lý hóa các điểm nghiên cứu tại hồ Hòa 30 Bình, tỉnh Hòa Bình ( năm 2011 ) Bảng 6. Danh mục thành phần loài thực vật nổi đã gặp tại các ĐNC 46 Bảng 7. Mật độ số lƣợng thực vật nổi 51 Bảng 8. Danh sách động vật nổi các địa điểm nghiên cứu 53 Bảng 9. Mật độ số lƣợng động vật nổi 57 Bảng 10 Kết quả đánh giá theo hệ thống Lee và Wang 60 Bảng 11 Chỉ số D về TVN tại các ĐNC 61 Bảng 12 Chỉ số D về ĐVN tại các ĐNC 61 DANH MỤC CÁC HÌNH 1 Hình số Tên hình Trang Hình 1 Vị trí các điểm thu mẫu 24 Hình 2 Nhiệt độ tại các điểm nghiên cứu 32 Hình 3 Nồng độ pH tại các điểm nghiên cứu 33 Hình 4 Độ dẫn tại các điểm nghiên cứu 34 Hình 5 Độ đục tại các điểm nghiên cứu 35 Hình 6 Nồng độ muối tại các điểm nghiên cứu 36 Hình 7 Giá trị DO trung bình tại các điểm nghiên cứu 37 Hình 8 Giá trị COD trung bình tại các điểm nghiên cứu 38 Hình 9 Hàm lƣợng NO-3 tại các điểm nghiên cứu 39 Hình 10 Hàm lƣợng NH+4 tại các điểm nghiên cứu 40 Hình 11 Hàm lƣợng PO3-4 tại các điểm nghiên cứu 41 Hình 12 Sự biến thiên nhiệt độ qua các năm nghiên cứu 42 Hình 13 Sự biến thiên nồng độ pH qua các năm nghiên cứu 43 Hình 14 Sự biến thiên nồng độ DO qua các năm nghiên cứu 43 Hình 15 Sự biến thiên độ đục qua các năm nghiên cứu 44 Hình 16 Sự biến thiên độ dẫn qua các năm nghiên cứu 45 Hình 17 Sự biến thiên nồng độ NO-3 qua các năm nghiên cứu 45 Hình 18 Tỷ lệ thành phần loài giữa các nhóm thực vật nổi 50 Hình 19 Mật độ TVN trung bình tại các điểm nghiên cứu 52 Hình 20 Sự biến động TVN qua các năm 53 Hình 21 Tỷ lệ thành phần loài giữa các nhóm ĐVN 57 Hình 22 Sự biến động mật độ ĐVN trung bình tại các ĐNC 59 Hình 23 Thành phần ĐVN qua các năm 60 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Diễn giải 1 ĐVN Động vật nổi 2 ĐNC Điểm nghiên cứu 3 ĐVKXS Động vật không xƣơng sống 4 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 5 TVN Thực vật nổi 6 STT Số thứ tự 7 TP Thành phố 3 MỞ ĐẦU Nƣớc là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống nếu không có nƣớc vì nó cung cấp cho mọi nhu cầu sinh hoạt của con ngƣời. Con ngƣời sử dụng nƣớc hằng ngày để phục vụ cho những hoạt động sống của mình. Với sự phát triển kinh tế nhƣ hiện nay, nƣớc không chỉ là sự sống còn của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi trên trái đất. Song song với sự phát triển về kinh tế thì con ngƣời càng ngày thải ra nhiều chất thải vào môi trƣờng làm cho chúng bị suy thoái và gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng mà trong đó chất lƣợng nƣớc là mối quan tâm hàng đầu. Có quản lý tốt, kiểm soát đƣợc nguồn nƣớc sử dụng đầu vào thì ta mới có thể làm giảm bớt và khắc phục tình trạng nƣớc bị ô nhiễm. Sông Đà, còn gọi là sông Bờ là phụ lƣu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hƣớng Tây bắc - Đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lƣu vực là 52.900 km. Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km), với 2,2 triệu ngƣời sinh sống. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sông có lƣu lƣợng nƣớc lớn, cung cấp 31% lƣợng nƣớc cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Sông Đà là lƣu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trƣng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao. Sông Đà có một vai trò rất lớn trong đời sống của ngƣời dân Tây Bắc. Dòng sông mang đến cho ngƣời dân ở đây cuộc sống ấm no đầy đủ hơn. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì việc bảo vệ nguồn nƣớc của dòng sông cũng nhƣ sự đa dạng sinh học trên dòng sông cũng là vấn đề rất cần đƣợc quan tâm. Chính vì những điều đó mà đề tài “Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường" là một sự cần thiết cho việc quản lý chất lƣợng nƣớc của lòng hồ sông Đà. Mục tiêu của đề tài bao gồm: 4 - Tìm hiểu chất lƣợng nƣớc sông Đà khu vực chảy qua địa phận Hòa Bình dựa vào các thông số thủy lý, hóa học - Sơ bộ điều tra thành phần loài Động vật nổi, Thực vật nổi - Đánh giá chất lƣợng nƣớc tại các điểm nghiên cứu bằng các thông số thủy lý hóa và các chỉ số sinh học. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc sông Đà. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc mô ̣t số sông miền Bắ c Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội. Sự phát triển không ngừng của kinh tế đã làm cải thiện đáng kể bộ mặt của đất nƣớc, đời sống dân sinh đƣợc nâng cao lên, nhƣng đi cùng với nó là các nguy cơ bùng nổ trong đó có nguy cơ về sự ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng đang là thách thức lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên nƣớc, đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu sử dụng nƣớc một cách phù hợp. Ở miền Bắc, sông Hồng tại Hà Nội có hàm lƣợng COD, BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép so với nguồn nƣớc loại A tới 3-5 lần, các chỉ tiêu NH4, NO3 đều cao hơn gấp 1.5 – 2 lần [20]. Sông Thƣơng tại Bắc Giang có hàm lƣợng COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép với nguồn nƣớc loại A tới 10mg/l, hàm lƣợng NO2 cao tới 0.7mg/l. Tại Hải Phòng tổng lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp của thành phố khoảng 65000 – 75000 m3/ ngày đêm. Nƣớc thải từ các cống xả rất bẩn, hàm lƣợng BOD từ 60 – 390mg /l, COD từ 80 – 500mg/l... Toàn bộ hệ thống nƣớc thải này đổ thẳng ra sông Cấm và sông Tam Bạc. Hàng năm trên đồng ruộng Hải Phòng ngƣời dân đã đổ ra lƣợng thuốc trừ sâu rất lớn với lƣợng thuốc hóa học rất nhiều gây nên sự ô nhiếm nguồn nƣớc mặt [5]. Cũng ở miền Bắc, môi trƣờng nƣớc mặt tại lƣu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu ảnh hƣởng mạnh của nƣớc thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề và nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Chất lƣợng nƣớc của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5, COD, Coliform tại các điểm đo đều vƣợt QCVN08:2008/BTNMT loại A1 nhiều lần. Hiện mỗi ngày sông Nhuệ - Đáy phải tiếp nhận gần 4 triệu m3 nƣớc thải, trong đó lƣợng nƣớc thải từ trồng trọt, chăn nuôi chiếm 62%. Trong tổng các nguồn thải đang gây ô nhiễm cho lƣu vực sông này, Thành phố Hà Nội chiếm tới 48,8%, tiếp đó là các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và thấp nhất là Hòa Bình chiếm 4,4%. Riêng 45500 cơ sở sản xuất kinh doanh, 19 khu công nghiệp, 6 nhiều cụm công nghiệp và khoảng 450 làng nghề ở 5 tỉnh và thành phố ƣớc tính mỗi năm xả thải 232 triệu m3, làm môi trƣờng lƣu vực sông Nhuệ - Đáy ngày một ô nhiễm nghiêm trọng và đang gia tăng theo thời gian [ 15]. Tại sông Nhuệ, khu vực đầu nguồn sau khi nhận nƣớc sông Hồng, nƣớc sông hầu nhƣ không bị ô nhiễm. Tuy nhiên từ đoạn sông chảy qua khu vực Hà Đông (Phúc La) cho tới trƣớc khi nhận nƣớc sông Tô Lịch, nƣớc đã bắt đầu bị ô nhiễm: nồng độ các chất ô nhiễm tại các điểm đo đều vƣợt QCVN loại A1 nhiều lần. Sau khi tiếp nhận nƣớc thải của sông Tô Lịch, nƣớc sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng. Có thể thấy nƣớc thải sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nƣớc thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho sông Nhuệ (từ điểm sông Cầu trở đi). Lƣợng nƣớc thải đổ xuống sông Tô Lịch quá lớn khiến dòng sông không còn khả năng tự làm sạch. Hàm lƣợng BOD5 vƣợt chỉ tiêu cho phép loại B tới 2 lần, COD vƣợt tới 1,5 lần, NH4+ vƣợt 30 lần và Coliform vƣợt tới gần 50 lần chỉ tiêu cho phép [5]. Chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Đáy và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ và ô nhiễm mang tính cục bộ. Một số nơi chỉ chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải sinh hoạt, một số nơi khác lại chịu ảnh hƣởng của nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp của thành phố Phủ Lý dồn xuống. Một số khu vực nhƣ khu vực nhận nƣớc thải của Hà Đông (cầu Mai Lĩnh) và hợp lƣu với sông Nhuệ (cầu Hồng Phú), nƣớc sông Đáy bị ô nhiễm đáng kể, các thông số đều không đạt QCVN08:2008/BTNMT loại A1 [9]. Nhìn chung mức độ ô nhiễm có sự khác biệt giữa các sông thuộc lƣu vực sông Nhuệ - Đáy. Theo kết quả quan trắc, ngoại trừ các sông, hồ trong nội thành Hà Nội, hàm lƣợng các thông số ô nhiễm trên các nhánh sông phụ lƣu thuộc lƣu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn đáp ứng yêu cầu QCVN08:2008/BTNMT loại A2 và B1 [14]. Sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn có dấu hiệu ô nhiễm, các thông số xấp xỉ ngƣỡng QCVN08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1. Khi chảy vào thành phố Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm gia tăng đáng kể do chịu tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. Tại các điểm đo trên đoạn sông 7 chảy qua tỉnh Thái Nguyên, giá trị quan trắc các thông số ô nhiễm đều vƣợt QCVN08:2008/BTNMT loại A1. Vùng hạ lƣu sông Cầu (đoạn chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh), mặc dù chịu ảnh hƣởng do tiếp nhận nƣớc của sông Cà Lồ tại Bắc Giang và sông Ngũ Khê tại Bắc Ninh nhƣng nhìn chung, mức ô nhiễm vẫn ở dƣới ngƣỡng cho phép của QCVN08:2008/BTNMT loại A2 [17]. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lƣu vực sông Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề trải suốt từ Đông Anh, Hà Nội cho đến cống Vạn An của Bắc Ninh. Nƣớc sông bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng tại các vị trí đều cao hơn QCVN08:2008/BTNMT loại A1 nhiều lần, xấp xỉ hoặc vƣợt ngƣỡng B2[14]. 1.2 Sơ lƣợc về chế độ thuỷ văn tại vùng hồ sông Đà Hòa Bình có tài nguyên nƣớc mặt rất dồi dào, tổng lƣợng nƣớc hàng năm của các con sông suối trong tỉnh khoảng 60 tỷ m3. Ngoài ra trong tỉnh cũng có lƣợng hồ chứa khá lớn, ngoài hồ Hòa Bình còn có khoảng 335 hồ chứa nƣớc khác. Chỉ tính riêng hồ chứa nƣớc có diện tích nƣớc mặt trung bình từ 5 hecta trở lên thì có 135 hồ phân bố khắp các huyện, thành phố trong tỉnh với diện tích nƣớc mặt lên tới 1294,4 ha là nguồn cung cấp nƣớc dồi dào cho tƣới tiêu trong nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ hoạt động sinh hoạt cho ngƣời dân, cũng nhƣ trong chăn nuôi thủy sản và là nguồn nƣớc dự trữ cho mùa hè sử dụng cho các vụ đông xuân. Hồ Hòa Bình có dung tích 9,5 tỷ m3 phục vụ cho mục tiêu kinh tế và quốc phòng nhƣng trong đó phục vụ cho việc phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình – nguồn cung cấp điện năng cho cả nƣớc – và có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mƣa, điều tiết nƣớc chống hạn hán về mùa khô cho đồng bằng sông Hồng [10]. Chảy trong địa phận tỉnh Hòa Bình có 4 hệ thống lƣu vực sông suối chính là sông Đà, sông Bôi, sông Bƣởi và sông Bùi. Các sông suối vừa và nhỏ khác đều chảy vào 4 con sông này. Hệ thống sông suối trong tỉnh phân bố không đồng đều, có mật độ lƣới sông trung bình khoảng 0,6km/km2. Tuy nhiên có những nơi mật độ chỉ đạt 0,3km/ km2 chiếm 1541 km2, đó là các địa danh thuộc các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy và phía Tây huyện Đà Bắc, phía đông nam huyện Lạc Thủy. Phần diện tích có mật độ lƣới sông từ 0,3 – 0,8km/km2 chiếm khoảng 8 1106 km2, đó là các địa danh thuộc các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lƣơng Sơn và phía đông huyện Đà Bắc. Phần diện tích có mật độ lƣới sông từ 0,8 – 2km/km2 chiếm 1607 km2 không tạo thành diện tích lớn, thuộc các huyện Lƣơng Sơn, Lạc Thủy, thành phố Hòa Bình, Kim Bôi và phía đông huyện Đà Bắc. Phần có diện tích mật độ lƣới sông từ 2 – 2,5km/km2 chỉ chiếm 436 km2, thuộc các địa danh phía đông tỉnh Hòa Bình trong đó huyện Kim Bôi có diện tích tƣơng đối lớn. Phần diện tích từ 12,5 – 6km/km2 chỉ chiếm 213km2 chỉ có ở 2 địa danh chủ yếu thuộc Tây Nam huyện Kim Bôi và phía Nam huyện Lạc Thủy. Nhìn chung thì lƣới sông của tỉnh Hòa Bình thuộc cấp 2 [10]. Chế độ thủy văn của các sông tỉnh Hòa Bình có 2 đặc điểm chính là các con sông đều nhỏ chỉ có hồ Hòa Bình và sông Đà là lớn nhất và có ý nghĩa vô cùng lớn đối với thủy điện quốc gia và tỉnh Hòa Bình. Dòng chảy năm của sông Đà rất dồi dào: tổng lƣợng nƣớc bình quân nhiều năm của sông Đà khoảng 54,2 km3 ứng với lƣu lƣợng bình quân nhiều năm là 1720m3/s. Do lƣợng mƣa của lƣu vực sông Bƣởi tƣơng đối nhiều, lƣợng dòng chảy của sông Bƣởi tƣơng đối dồi dào, tổng lƣợng nƣớc nhiều năm là 1,65 tỷ m3, ứng với lƣu lƣợng bình quân là 52,5 m3/s. Lƣu lƣợng bình quân nhiều năm của sông Bôi là 44,7 m3/s. Tổng lƣợng bình quân nhiều năm là 1,43 tỷ m3 [35]. Về sự phân bố trên lãnh thổ của dòng chảy năm, nhìn chung phân bố lãnh thổ khá phù hợp với sự phân bố lƣợng mƣa năm. Vùng thƣợng nguồn sông Bôi và sông Bùi, tả ngạn thƣợng nguồn sông Bƣởi, phía Bắc huyện Mai Châu và hầu hết huyện Đà Bắc có modul dòng chảy năm từ 35 – 40 l/s/km2. Vùng núi Viên Nam khu Đồi Bù ( Lƣơng Sơn) có modul dòng chảy năm là 40l/s/km2. Vùng đá vôi phía Bắc huyện Mai Châu có modul dòng chảy năm là 45l/s/km2; mặc dù ở đây không phải là nơi có lƣợng mƣa lớn nhất tỉnh, chƣa có cơ sở để lý giải hiện tƣợng này, có thể thấy rằng khu vực Bãi Sang nằm trong núi đá vôi, rất có khả năng đƣợc tiếp nhận nƣớc từ các khu vực xung quanh. Phần rìa phía Tây giáp tỉnh Sơn La có modul dòng chảy năm thấp nhất trong tỉnh, từ 25 – 30 l/s/km2. Bộ phận còn lại có modul dòng chảy năm nằm trong khoảng từ 30 – 35 l/s/km2. 9 Phân phối trong năm của dòng chảy năm ở Hòa Bình, mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10 và diễn ra tƣơng đối đồng đều trong phạm vi toàn tỉnh. Mùa cạn kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tuy nhiên trong từng năm cụ thể, do sự biến động của chế độ mƣa mùa lũ có thể bắt đầu sớm hoặc đến muộn 1 tháng. Lƣợng dòng chảy trong mùa cạn của các sông ngòi ở Hòa Bình đều thấp, modul dòng chảy mùa cạn của các sông từ 10 – 14 l/s/km2 và modul dòng chảy 3 tháng liên tiếp nhỏ nhất chỉ đạt 5,2 – 8,7 l/s/km2. Đặc biệt vào thời gian tháng 3 đến tháng có dòng chảy nhỏ nhất trong năm, modul dòng chảy chỉ đạt 4,5 – 7 gl/s/km2 và lƣợng dòng chảy tháng này chỉ đạt 1 – 2 % dòng chảy cả năm. Tuy nhiên nó có giá trị kinh tế rất lớn, vì thời gian mùa cạn cơ bản trùng với thời kì mùa khô ít có mƣa, độ ẩm thấp, lƣợng hơi nƣớc bốc cao. Nhu cầu nƣớc trong mùa cạn lại rất lớn, vì vậy tình trạng thiếu nƣớc sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với sản xuất, nếu không có nƣớc thì vụ sản xuất lúa và hoa màu sẽ bị thất bại. Cũng do mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc trong sông suối thấp, nên giao thông đƣờng sông cũng gặp trở ngại [36]. Nhìn chung khả năng cung cấp nƣớc của sông ngòi Hòa Bình trong mùa cạn là kém, song về mùa mƣa lũ, nguồn sinh thủy lại phong phú, đôi khi còn nguy hại đối sản xuất và đời sống nhƣ lũ, ngập lụt. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ tầng phủ vùng thƣợng nguồn cùng với việc xây dựng các hồ chứa nƣớc để tích nƣớc trong mùa mƣa, làm tăng khả năng tiềm tàng của nguồn nƣớc trong mùa cạn. 1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc. Khi thành phần và tính chất hóa học môi trƣờng nƣớc bị thay đổi, không đảm bảo chất lƣợng để cung cấp nƣớc sinh hoạt cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống hay các mục đích khác thì nguồn nƣớc bị coi là ô nhiễm. Bất kì hiện tƣợng nào làm giảm chất lƣợng nƣớc đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc có thể là do tự nhiên cũng có thể là do con ngƣời gây nên và mức độ ô nhiễm ngày càng có nguy cơ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nếu trƣớc đây ngƣời ta chỉ nghĩ ô nhiễm nguồn nƣớc chủ yếu là do chất thải đổ vào môi trƣờng thì ngày nay, ngay hoạt động giao thông vận tải cũng là một 10 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc một cách nghiêm trọng. Mặt khác hoạt động của các nhà máy công nghiệp đóng tàu cũng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm nguồn nƣớc. Dƣới đây một số nguyên nhân gây ô nhiếm nguồn nƣớc đã đƣơ ̣c thố ng kê: + Nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lí: Nƣớc thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trƣờng học, các cơ quan đƣợc gọi chung là nƣớc thải sinh hoạt. Đặc điểm cơ bản của loại nƣớc này là có hàm lƣợng các chất hữu cơ cao, dễ phân hủy sinh học. Trong thành phần của nƣớc có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng, chất rắn, vi trùng cao. Nguồn nƣớc này đƣợc đổ chung vào các hệ thống thoát nƣớc qua hoặc không qua xử lí sau đó đổ trực tiếp ra nguồn nhận. Trong số các loại nƣớc thải đô thị thì nƣớc thải từ các bệnh viện là nguồn thải chứa nhiều thành phần nguy hiểm gây ô nhiễm cho cộng đồng nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nƣớc thải bệnh viện có đặc điểm ô nhiễm chủ yếu nhƣ nƣớc thải sinh hoạt chứa vi khuẩn, trong đó có vi sinh vật gây bệnh đƣờng ruột vốn dễ dàng lây truyền qua nƣớc. Một số chất độc tế bào hay dƣ lƣợng thuốc kháng sinh cũng có khả năng có trong nƣớc thải bệnh viện. Nƣớc thải y tế còn có thể chứa kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ. Kim loại nặng có trong nƣớc thải y tế phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0,4 – 0,95 m3 nƣớc thải trên một giƣờng bệnh trong ngày. Thống kê của Bộ Y tế mới đây cho thấy 67,7% số bệnh viện tuyến trung ƣơng, 56,1% bệnh viện tuyến tỉnh và 44,4% bệnh viện tuyến huyện thực hiện thu gom và xử lý nƣớc thải theo quy định. Nhƣ vậy vẫn còn rất nhiều cơ sở y tế xả chất thải lỏng ra môi trƣờng [37]. Nƣớc dùng trong sinh hoạt của dân cƣ các đô thị ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt. Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại Việt Nam nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nƣớc rất nặng nề. Đô thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, nhƣng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý 11 nƣớc thải sinh hoạt tại Việt Nam vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng, ngƣời Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nƣớc uống chính bằng nƣớc sinh hoạt thải ra hàng ngày [37]. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng Việt Nam (VACNE), nƣớc thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nƣớc thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nƣớc và vấn đề này có xu hƣớng càng ngày càng xấu đi. Ƣớc tính, hiện chỉ có khoảng 6% lƣợng nƣớc thải đô thị đƣợc xử lý. Một điều đang diễn ra là quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá khiến luồng di cƣ đổ về đô thị. Song việc thu gom, xử lý rác thải và nƣớc thải sinh hoạt lại không đƣợc để ý. Một báo cáo toàn cầu mới đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2010 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 ngƣời tử vong do điều kiện nƣớc sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nƣớc ta liên quan đến nguồn nƣớc. Ngƣời dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trƣờng nƣớc đang ngày một ô nhiễm trầm trọng [34]. Ngay cả các vùng quê, cho dù ở những vùng sâu vùng xa, ngƣời ta không khó để tìm ra những bãi rác thải lộ thiên, không đƣợc xử lý, luôn bốc mùi khó chịu, và mỗi khi mƣa xuống, nƣớc bẩn từ bãi rác thải mặc nhiên chảy xuống sông, hồ, kênh, rạch… gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Trong ký ức của mỗi ngƣời, làng quê luôn yên bình và thơ mộng, nơi ấy có dòng sông trong xanh là nơi mọi ngƣời thƣờng nô đùa tắm mát, có những rặng tre xanh cứ chiều hè ngƣời dân hay ngồi hóng gió. Nhƣng giờ đây hình ảnh đó đã đi vào dĩ vãng, thay vào đó là ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc. Giờ đây khi về những vùng quê, không khó khăn gì để tìm ra một bãi rác tự phát của ngƣời dân, nó xuất hiện khắp mọi nơi: ở đầu đê, bờ sông, đầu ruộng. Những túi nilon, chai lọ bằng nhựa, các sản phẩm đƣợc sản xuất bằng vô cơ khó phân hủy hoặc thời gian phân hủy lâu đang trôi nổi ở những kênh, ngòi, ở những con đƣờng, ngõ xóm [38]. Ngƣời dân vứt rác sinh hoạt bừa bãi khắp nơi, một số gia đình ở gần sông, hồ hoặc các mƣơng nƣớc đi qua thì vứt rác xuống, không hề quan tâm đến hậu quả lâu 12 dài. Nhiều gia đình đã gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ nơi khác. Cả những con vật nhƣ lợn, gà, vịt bị chết cũng đƣợc mang vứt dƣới lòng sông, mƣơng lâu ngày bốc mùi hôi thối và gây ách tắc dòng chảy. Bên cạnh đó là rác thải ở các chợ cũng đã đến hồi báo động, các đống rác đƣợc chất đống nhiều ngày không đƣợc thu gom bốc mùi khó chịu, ảnh hƣởng đến cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân xung quanh chợ. Rác hiển hiện ở khắp mọi nơi, ở trong làng, ngoài ngõ, ở chợ và rác cũng tràn ra ngoài đồng (nông dân sau khi phun thuốc trừ sâu bảo vệ mùa màng đã tiện tay vứt bỏ các vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật ngay tại chân ruộng hoặc bờ mƣơng). Tình trạng vứt rác bừa bãi của một bộ phận ngƣời dân nông thôn không chỉ làm ảnh hƣởng đến cảnh quan nông thôn mà còn tác động xấu đến môi trƣờng sống, hủy hoại môi trƣờng trong lành của những làng quê. Các dòng nƣớc sông, ngòi, kênh, mƣơng bị ô nhiễm, nƣớc chuyển sang màu vàng hoặc đen xì, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, làm cho nguồn nƣớc ngọt dần dần bị khan hiếm. Đến nay, số dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ công trình cấp nƣớc tập trung chiếm tỷ lệ khá cao, tuy vậy, một bộ phận ngƣời dân vẫn phải dùng nƣớc giếng đào, nƣớc ao hồ, sông ngòi hoặc nƣớc mƣa để sinh hoạt. Chính vì vậy, nguồn nƣớc ngọt bị ô nhiễm sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe của ngƣời dân nông thôn vì đây là nơi ủ các mầm bệnh gây ra những bệnh về da, bệnh đƣờng ruột, bệnh đau mắt, bệnh phụ khoa, đặc biệt ở những nơi có tồn dƣ hàm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cao có thể gây ra bệnh ung thƣ...[16]. Ở các đô thị đã có một số trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ nƣớc đƣợc xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Nƣớc thải sinh hoạt trong khu dân cƣ, các khu du lịch và nƣớc thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chƣa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nƣớc ta. Ngoài ra, nƣớc thải từ hoạt động của các làng nghề đang ở mức báo động đặc biệt. Theo kết quả điều tra gần đây có tới hơn 90% lƣợng nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất tại làng nghề chƣa qua xử lý đƣợc thải chung vào đƣờng cống của làng chảy thẳng ra kênh, mƣơng khiến nƣớc ao hồ đen quánh, bốc mùi ô nhiễm, ảnh 13 hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe của những ngƣời dân sinh sống xung quanh khu vực làng nghề [25]. + Nƣớc thải công nghiệp Là nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp... Tùy theo đặc điểm từng ngành sản xuất mà chúng có đặc điểm khác nhau và gây ra sự ô nhiễm môi trƣờng khác nhau. Nƣớc thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nƣớc thải ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu; nƣớc thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD), chất dinh dƣỡng nhƣ hợp chất Nitơ, phốt pho…[24]. Theo báo cáo mới nhất của Cục cảnh sát Môi trƣờng (C49) tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trƣờng, hiện nƣớc ta có 1.250 khu công nghiệp đi vào hoạt động, trong đó hơn 70% khu công nghiệp xử lý thẳng nƣớc thải ra môi trƣờng không qua xử lý đã gây suy thoái nghiêm trọng nguồn nƣớc, nhất là là tại các lƣu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ và sông Đáy. Đặc biệt, chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp ngày càng lớn về số lƣợng, đa dạng về tính chất độc hại (chất thải nguy hại chiếm khoảng 20% tổng lƣợng chất thải công nghiệp), nhƣng tỷ lệ thu gom, phân loại và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng rất thấp. Do việc sử dụng các công nghệ lạc hậu đã thải ra môi trƣờng các sản phẩm, hóa chất độc hại không đƣợc xử lí gây ra những hậu quả ô nhiễm nguồn nƣớc. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp gây ra cho môi trƣờng nƣớc ngày càng trở nên nghiêm trọng [23]. + Nƣớc thải nông nghiệp Bao gồm nƣớc thải từ đồng ruộng, các cơ sở chăn nuôi gây ra sự nhiễm bẩn các thủy vực. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Trung bình 20-30% thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không đƣợc cây trồng tiếp nhận sẽ theo nƣớc mƣa và nƣớc tƣới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nƣớc mặt và tích lũy trong đất, nƣớc ngầm dƣới dạng dƣ lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. 14 Đặc biệt chúng lại là các chất khó phân hủy và đi vào trong các chuỗi, các lƣới thức ăn tích tụ lại trong các sinh vật gây nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là hiện tƣợng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. + Hoạt động giao thông vận tải và sự cố tràn dầu: Việc gia tăng số lƣợng các tàu phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải, mục đích vận chuyển hàng hóa, đánh bắt khai thác thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Các tàu thuyền này thải trực tiếp các chất thải ra môi trƣờng mà không qua bất kì một quá trình xử lí nào. Hơn nữa việc các tàu thuyền thải dầu thải ra môi trƣờng nƣớc làm cho lƣợng dầu trong nƣớc tăng lên rất lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh vật trong nƣớc [15]. + Từ sản xuất ngƣ nghiệp: Các chất thải từ nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dƣ thừa bị phân hủy trong môi trƣờng nƣớc tạo ra các hợp chất hữu cơ có hại cho môi trƣờng nƣớc. Ngoài ra còn có các chất nhƣ kháng sinh,...trong nuôi trồng thủy sản cũng đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng nƣớc. + Bên cạnh các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nƣớc thì các nguyên nhân do tự nhiên nhƣ núi lửa, bão lụt... cũng gây tác động xấu đến môi trƣờng nƣớc. Hàng năm hiện tƣợng cháy rừng cũng gây ra hiện tƣợng ô nhiễm do khói và do bụi. Ngoài ra quá trình thối rữa của xác động, thực vật đã chết sinh ra ô nhiễm không chỉ cho nguồn nƣớc mà còn gây ra ô nhiễm cho không khí của các khu vực. 1.4 Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc 1.4.1 Phương pháp thủy lý hóa học Phƣơng pháp này cho phép ta đánh giá các tác động của nguồn ô nhiễm đối với nguồn nƣớc một cách nhất thời hay độc lập, dựa trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu thủy lý hóa để đánh giá nhƣ: 15 - Đánh giá đô ̣ ô nhiễm của nƣớc thông qua các thông qua các thông số vật lý nhƣ độ pH, nhiệt độ,.. - Các thông số BOD, DO, COD... dùng để đánh giá gián tiếp mức độ nhiễm bẩn hữu cơ, trạng thái chất lƣợng nƣớc, khả năng tự làm sạch của nguồn nƣớc. - Các thông số NH4, NO2, NO3-, PO43- dùng để đánh giá mức độ phú dƣỡng của nƣớc. - Nhiệt độ của nƣớc là một đại lƣợng phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ của nƣớc phụ thuộc vào từng loại nguồn nƣớc. Nhiệt độ có ảnh hƣởng lớn đến quá trình xử lý sinh học do tác động đến đời sống thủy sinh và nồng độ oxy hòa tan. Ngoài ra, nhiệt độ ảnh hƣởng đến độ nhớt và lực cản trong quá trình lắng. - Độ đục của nƣớc là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nƣớc. Độ đục của nƣớc có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm những loại có kích thƣớc hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên nhƣ các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật. Về thành phần hóa học, chất gây đục có thể là chất vô cơ hoặc hữu cơ, hoặc cả hai, do nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Độ đục cao ảnh hƣởng tới quá trình quang hợp của một số sinh vật trong nƣớc. - Nồng độ muối chỉ tổng nồng độ của các ion hòa tan trong nƣớc trong đó đặc biệt lƣu ý đến nồng độ của 7 ion quan trọng nhất chiếm tới 95% tổng số các ion hòa tan trong nƣớc bao gồm: Na+, K+, Ca2+, Mn2+, Cl-, SO42-, và HCO3- [20]. - Độ dẫn của nƣớc liên quan đến sự có mặt của các ion trong nƣớc. Các ion này thƣờng là muối của kim loại nhƣ NaCl, KCl, SO42-, NO3-, PO43- v.v... Tác động ô nhiễm của nƣớc có độ dẫn điện cao thƣờng liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nƣớc. Độ dẫn của nƣớc phụ thuộc và tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ nƣớc. Nhiệt độ nƣớc tăng lên 10oC thì độ dẫn điện của nƣớc sẽ tăng 2-3%. Thông thƣờng độ dẫn đƣợc đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 25oC [16]. - Độ pH là một trong những nhân tố môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật nhƣ: sinh trƣởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dƣỡng. pH thích hợp cho tất cả các động vật đều gần bằng 7. Do đó, khi pH môi trƣờng quá cao hoặc quá thấp đều không thuận 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất