Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ và một số gợi ý giải pháp ...

Tài liệu Phân tích cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ và một số gợi ý giải pháp cắt giảm áp dụng cho Việt Nam”

.PDF
74
523
116

Mô tả:

Phân tích cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ và một số gợi ý giải pháp cắt giảm áp dụng cho Việt Nam”
MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Cấu trúc bài nghiên cứu...................................................................................... 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ ................................................................................ 4 1.1.Vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải .......................................... 4 1.1.1.Hệ thống vận tải ....................................................................................... 4 1.1.2.Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân ........................ 7 1.1.3.Tính chất của vận tải .............................................................................. 10 1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải ........................................................ 11 1.2.Vai trò vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải ............................ 12 1.3.Chi phí trong vận tải hàng hoá đường bộ ....................................................... 13 1.3.1.Phân loại chi phí .................................................................................... 13 1.3.2.Chi phí vận tải hàng hoá đường bộ ....................................................... 15 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải hàng hoá đường bộ ................. 16 1.4.Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG BỘ VÀ PHÂN TÍCH CẤU THÀNH CHI PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ................. 27 2.1.Thực trạng vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam ........................................... 27 2.1.1. Chi phí vận tải hàng hóa đường bộ ....................................................... 27 i 2.1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng đường bộ ....................................................... 29 2.2.Phân tích cấu thành chi phí vận chuyển đường bộ ở Việt Nam ...................... 33 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ............................................................................ 38 3.1.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 38 3.2.Mô tả dữ liệu ................................................................................................... 40 3.3.Phân tích dữ liệu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường bộ ........................................................................................................................... 42 CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM .. 49 4.1.Kinh nghiệm cắt giảm chi phí vận tải đường bộ trên thế giới ........................ 49 4.1.1.Kinh nghiệm ở thành phố Stockholm, Thụy Điển ................................. 49 4.1.2.Kinh nghiệm ở Paris, Pháp – Hệ thống vận tải đa phương thức trong việc phân phối hàng hóa ................................................................................. 49 4.1.3.Kinh nghiệm ở Amsterdam, Hà Lan ...................................................... 50 4.1.4.Kinh nghiệm của Mexico ....................................................................... 51 4.2.Gợi ý giải pháp cắt giảm chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam ..................... 52 4.2.1.Gợi ý giải pháp cho Chính phủ .............................................................. 52 4.2.2.Gợi ý giải pháp cho doanh nghiệp ......................................................... 56 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 61 1. Đóng góp đề tài ................................................................................................. 61 2. Hạn chế đề tài ................................................................................................... 61 3. Hướng phát triển đề tài ..................................................................................... 61 4. Kết luận ............................................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 63 A. TIẾNG VIỆT ...................................................................................................... 63 B. TIẾNG ANH ...................................................................................................... 64 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 66 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt 1 BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - Kinh doanh Chuyển giao 2 BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng- Chuyển giao Kinh doanh 3 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội 5 GSO General Statistics Office Of Vietnam Tổng cục Thống kê 6 GTVT 7 JICA 8 NAFTA 9 Giao thông vận tải Japan International Cooperation Agency Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản North America Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 10 PPP Public - Private Partner Hợp tác Nhà nước và Tư nhân 11 TEU Twenty-foot equivalent units Đơn vị tương đương 20 foot 12 TPP Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương 13 USD United States Dollar Đô la Mỹ 14 15 VITRANSS The Comprehensive Study on the Nghiên cứu Toàn diện về Phát Sustainable Development of 2 triển Bền vững Hệ thống Giao Transport System in Vietnam, thông Vận tải Việt Nam JICA, 2010 WTO World Trade Organization iii Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chiều dài đường bộ của hệ thống đường bộ Việt Nam ..................... 30 Bảng 2.2. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông Bộ GTVT quản lý giai đoạn 2009-2011 ................................................................................31 Bảng 2.3. Nâng cấp đường bộ tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2009..................32 Bảng 2.4. Bảng hệ số tương quan của các chỉ số chính trong ngành vận tải đường bộ ...........................................................................................................34 Bảng 3.1. Thống kê nhân tố ảnh hưởng ............................................................. 41 Bảng 3.2. Thống kê mô tả hệ thống đường bộ kém chất lượng ........................ 43 Bảng 3.3. Thống kê mô tả về quy định và giấy phép ........................................44 Bảng 3.4. Thống kê mô tả về chi phí nhiên liệu ................................................46 Bảng 3.5. Thống kê mô tả về tham nhũng ......................................................... 47 Bảng 3.6. Thống kê mô tả chiều về xe trống hàng ............................................48 iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1Tỷ trọng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trên một số hành lang chính .................................................................................................................27 Hình 2.2.Giá vận chuyển và số km đi được trong năm theo quãng đường vận chuyển .................................................................................................................28 Hình 2.3. So sánh đơn giá chi phí vận chuyển đường bộ/ tấn- km ở cấp độ quốc tế .................................................................................................................29 Hình 2.4.Tỷ trọng trong tổng chi phí vận hành phương tiện ............................... 36 Hình 3.1.Quy trình nghiên cứu.............................................................................39 Hình 3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường bộ ............................. 42 Hình 4.1.Các yếu tố chính phủ nên đưa ra biện pháp để cắt giảm ....................... 53 Hình 4.2.Các yếu tố doanh nghiệp nên đưa ra biện pháp để cắt giảm .................56 Hình 4.3.Vận chuyển xe tải không sử dụng quy trình kết nối ............................. 57 Hình 4.4.Vận chuyển xe tải có sử dụng quy trình kết nối ....................................57 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng khi tích cực tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế lớn hay kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do như tổ chức thương mại quốc tế WTO, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), … Kinh tế càng phát triển, lưu thông hàng hoá hiệu quả giữa các vùng miền và giữa các quốc gia trên thế giới càng trở nên cần thiết. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động logistics trong nền kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay. Chi phí logistics càng nhỏ, chất lượng dịch vụ càng cao góp phần tích cực vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu. Những nước phát triển như Nhật Bản và Mỹ, dịch vụ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn đối với Việt Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15 - 20% GDP. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Trong dịch vụ logistics, khâu quan trọng nhất là vận tải chiếm từ 40 - 60% chi phí như vậy, vận tải cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Theo thống kê của Bộ giao thông vận tải (2015), thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam bị chi phối bởi loại hình đường bộ (65%) và vận tải thủy nội địa. Do đó, số lượng phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa tập trung quá nhiều vào đường bộ dẫn đến tình trạng quá tải và chi phí cao. Vận tải hàng hoá đường thủy nội địa mới ở mức 30,28% thị phần vận chuyển hàng hoá mặc dù tiềm năng này rất lớn còn vận tải bằng các hình thức khác cũng đang còn rất thấp: đường sắt chỉ khoảng 2%; hàng không 0,02%... Hơn nữa, chi phí vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường bộ cao hơn hẳn so với các phương thức khác, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hiện đang cao nhất, từ 1.200 - 3.500 đồng/km so với vận tải đường sắt chỉ 220 - 780 đồng/km; đường thủy 207 - 3.500 đồng/km... Như vậy, vận tải hàng hoá đường bộ tuy đóng góp một phần lớn vào vận tải hàng hoá của Việt Nam nhưng chi phí và cước phí vận tải hàng hoá đường bộ tại Việt Nam lại quá cao, dẫn đến giảm năng lực cạnh trang của hàng hoá. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến chi phí vận tải hàng hoá đường bộ ở Việt Nam cao, tuy nhiên cần xác định được nhân tố quyết định từ đó đưa ra hướng giải pháp kịp 1 thời để cải thiện chi phí vận tải đường bộ, qua đó giảm một phần chi phí của hàng hoá là một thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập. Trong khi đó, cho tới nay, việc phân tích cước phí và chi phí vận tải hàng hoá ở Việt Nam vẫn là một chủ đề mới, thể hiện qua số lượng học giả và công trình nghiên cứu còn rất hạn chế. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu về đề tài “Phân tích cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ và một số gợi ý giải pháp cắt giảm áp dụng cho Việt Nam” trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết. Nhóm nghiên cứu kì vọng kết quả nghiên cứu cung cấp thêm nguồn tài liệu học thuật cũng như tài liệu có giá trị tham khảo thực tiễn, nhằm giúp hàng hoá Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích cước phí, chi phí vận tải hàng hóa đường bộ và đề ra các giải pháp cắt giảm cho Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục tiêu thứ nhất là tìm hiểu những thành tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng tới cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó. - Mục tiêu thứ hai là từ những kết quả nghiên cứu, đưa ra được những khuyến nghị có tính ứng dụng thực tiễn trong quản trị vận tải cho những nhà quản trị logistics của các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà bài nghiên cứu hướng tới: các thành tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng đến cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 2006 đến 2015. Về phạm vi không gian: do hạn chế về thời gian và nguồn lực, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định tại Hà Nội. 4. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được đưa ra, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: “Những thành tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam, và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó?” 2 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp: nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua tìm đọc tài liệu nghiên cứu, các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, trên cơ sở đó, tìm hiểu các nhân tố và đánh giá tác động của các nhân tố đó đến chi phí và cước phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với các tài xế vận tải hàng hoá tại Hà Nội để có được những thông tin khách quan nhằm phân tích được thực trạng, nguyên nhân dẫn đến chi phí, cước phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam. 6. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu có bố cục 4 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về vận tải hàng hóa đường bộ: Chương này cung cấp khái niệm sơ lược, vai trò của vận tải hàng hóa đường bộ trong hệ thống vận tải, các yếu tố cấu thành chi phí, cước phí vận tải hàng hóa đường bộ và giới thiệu tình hình nghiên cứu về yếu tố cấu thành và tác động đến chi phí, cước phí vận tải hàng hóa đường bộ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Chương 2 Thực trạng vận tải hàng hoá đường bộ và phân tích cấu thành chi phí vận tải đường bộ Việt Nam: Chương này nêu thực trạng chi phí vận tải đường bộ và hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Đồng thời, chương 2 cũng xem xét và đánh giá sơ bộ các yếu tố cấu thành chi phí vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam. Chương 3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam: Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương này đưa ra kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải hàng hóa đường bộ ở Việt Nam. Qua kết quả trên, nhóm đi đến kết luận về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới chi phí vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam; đưa ra nhận xét, bàn luận về các kết luận trên. Chương 4 Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý một số giải pháp cắt giảm chi phí vận tải đường bộ áp dụng cho Việt Nam: Từ kết quả nhận được ở chương 3 và việc phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về việc cắt giảm chi phí vận tải hàng hóa đường bộ, nhóm nghiên cứu đưa ra các gợi ý giải pháp thực tế cho Chính phủ và các Doanh nghiệp trong ngành dựa trên bối cảnh phát triển hiện nay. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.1. Vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải 1.1.1. Hệ thống vận tải 1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến vận tải a. Vận tải Nhu cầu đi lại và vận tải hàng hoá là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, có ý nghĩa quan trọng cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy, ngành giao thông vận tải luôn phải đi trước một bước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người (hành khách) và vật phẩm (hàng hoá). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. Tất cả của cải, vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến; nông nghiệp và vận tải. Đối với một ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp... trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố trên. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải... Hơn nữa, đối tượng lao động (hàng hoá, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định. Theo giáo trình nhập môn vận tải đường bộ của trường Đại học giao thông vận tải, vận tải là sự di chuyển vị trí của hàng hoá và hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 4 b. Chu kỳ vận tải (chuyến xe) Tất cả các công việc của quá trình vận tải được thực hiện ở các địa điểm khác nhau vào thời gian khác nhau nên hiệu quả của quá trình vận tải, tính liên tục của nó phụ thuộc vào việc xác định thời gian thực hiện mỗi công việc. Khi thực hiện quá trình vận tải, các công việc trên được lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ đó là chu kỳ của quá trình vận tải. Chu kỳ vận tải là một chuyến xe bao gồm các công việc được thực hiện nối tiếp nhau, kết thúc một chuyến xe là kết thúc một quá trình sản xuất vận tải, một số lượng sản phẩm vận tải đã được sản xuất và tiêu thụ xong. Cũng giống như các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình vận tải (trừ vận tải đường ống) đều có chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ sản xuất đều tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định, một chu kỳ sản xuất vận tải là một chuyến xe. Chuyến xe là tập hợp đầy đủ tất cả các yếu tố của quá trình vận tải, kể từ khi phương tiện đến địa điểm xếp hàng tới khi phương tiện đến địa điểm xếp hàng tiếp theo sau khi đã hoàn thành các yếu tố của quá trình vận tải. c. Sản phẩm vận tải Sản phẩm vận tải là “hàng hoá đặc biệt”, sản phẩm vận tải cũng có giá trị và giá trị sử dụng, giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian và theo thời gian tạo nên sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu: - Khối lượng vận chuyển (Q): với vận chuyển hàng hóa đó là khối lượng vận chuyển hàng hóa (đơn vị là tấn); với vận chuyển hành khách là khối lượng vận chuyển hành khách (đơn vị là hành khách); - Lượng luân chuyển (P): với vận chuyển hàng hóa đó là lượng luân chuyển hàng hóa (đơn vị là TKm); với vận chuyển hành khách là lượng luân chuyển hành khách (đơn vị là HK.Km). Ngoài ra, đối với vận tải container: khối lượng vận chuyển được tính bằng TEU (Twenty-foot Equivalent Unit) và lượng luân chuyển được tính là TEU.Km; trong vận tải hành khách bằng xe con, taxi... thì đơn vị đo sản phẩm vận tải là Km doanh nghiệp, Km được trả tiền... 5 1.1.1.2. Phân loại vận tải Có nhiều cách phân loại vận tải, có thể phân loại theo các tiêu thức sau đây: a. Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải - Vận tải đường biển - Vận tải đường sắt - Vận tải thuỷ nội địa - Vận tải đường ống - Vận tải hàng không - Vận tải trong thành phố - Vận tải đường bộ - Vận tải đặc biệt b. Căn cứ vào đối tượng vận chuyển - Vận tải hành khách - Vận tải hàng hoá. c. Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải - Vận tải đơn phương thức: hàng hoá hay hành khách được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất; - Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là 2 phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. - Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển được thực hiện bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và 2 hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. d. Căn cứ vào tính chất của vận tải - Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy, công ty... nhằm di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu tiền cước vận tải. Vận tải nội bộ là thực hiện một khâu của quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó. Khối lượng hàng hoá của vận tải nội bộ không tập hợp vào khối lượng chung của ngành vận tải. - Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải hàng hoá hay hành khách cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải. 6 e. Phân loại theo các tiêu thức khác như: phân loại vận tải theo: - Cự ly vận chuyển. - Theo khối lượng vận tải. - Theo phạm vi vận tải... 1.1.2. Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước.Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông. Vận tải có một chức năng đặc biệt trong xã hội là vận chuyển hàng hoá và hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác. Không có vận tải thì bất cứ một quá trình sản xuất nào của xã hội cũng không thể thực hiện được. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra… Vận tải cũng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, nối liền các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi làm cho nền kinh tế thành một khối thống nhất. Lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hoá ngày càng phát triển đời sống nhân dân không ngừng nâng cao đòi hỏi vận tải phải phát triển nhanh chóng mới đáp ứng được nhu cầu vận tải tăng lên không ngừng của nền kinh tế quốc dân. Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy, xí nghiệp, công ty, trong từng xí nghiệp hay công ty... đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật chất, hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua sắm nguyên, vật liệu cho sản xuất (cung ứng) cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên liệu và thành phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng như trên gọi là logistics. Logistics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, marketing, phân phối và quản lý, trong đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất. 7 Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau đây: a. Vai trò của giao thông vận tải đối với sản xuất Vận tải là ngành kinh tế ảnh hưởng đến hàng loạt các ngành kinh tế. Những phương diện quan trọng này được tính đến đó là: - Tạo nên khuynh hướng định vị công nghiệp và xây dựng. - Tạo nên chi phí sản xuất của cải vật chất. - Tạo nên các điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp sản xuất. - Tạo nên chủng loại và quy mô sản xuất. - Tạo nên chất lượng sản xuất hàng hoá. Sự phát triển của vận tải được thể hiện ở việc tăng lên của mật độ mạng lưới đường, nâng cao tính đều đặn của những thao tác vận tải và giảm chi phí. Ta có thể thấy được vai trò của vận tải trong các ngành kinh tế sau đây:  Đối với sản xuất công nghiệp Mối liên hệ giữa công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân do vận tải đảm nhận. Việc cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sản xuất và thành phẩm cho khu vực tiêu dùng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất công nghiệp. Việc hoạt động bình thường của các doanh nghiệp công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vận tải. Vận tải là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp, vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng công tác xây dựng cơ bản, đến việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp và giá thành sản phẩm công nghiệp.  Đối với sản xuất nông nghiệp Vận tải phát triển đã đáp ứng hoạt động kịp thời nhu cầu vận chuyển của nông nghiệp và có tác dụng to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vận tải cung cấp tư liệu sản xuất đúng thời vụ cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo hàng hoá tiêu dùng cho nông dân. Đồng thời vận chuyển sản phẩm của nông nghiệp đến nơi tiêu dùng một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng. Giá thành vận chuyển hạ đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển và cải thiện đời sống của nông dân. Trong thời gian hiện nay khi quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, sự phân vùng sản xuất nông nghiệp được thực hiện và ngày càng hoàn chỉnh, trình độ cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng cao, cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất trên các địa bàn được hình 8 thành và từng bước hoàn chỉnh thì vận tải càng có tác dụng to lớn đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.  Đối với lưu thông phân phối Vận tải là tiếp tục quá trình sản xuất trong phạm vi lưu thông, đây là khâu chủ yếu trong quá trình lưu thông. Muốn cho sản xuất ngày càng phát triển, mở rộng phạm vi tiêu dùng thì phải mở rộng lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa các quốc gia với nhau. Việc trao đổi hàng hoá thuộc phạm vi ngành thương mại nhưng hoạt động của nó phải thông qua vận tải mới có thể thực hiện được. Như vậy vận tải hoạt động tích cực, giá thành vận chuyển hạ sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, kích thích tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển. b. Vai trò của vận tải trong phục vụ con người Vận tải làm cho con người gần lại với nhau hơn đặc biệt là những người sống ở các vùng có nền văn hoá khác nhau. Nhờ tiếp xúc về văn hoá khoa học kỹ thuật, du lịch, tôn giáo và gia đình mà xuất hiện những đồng cảm khác nhau làm giàu thêm đời sống văn hoá xã hội của mỗi vùng, của mỗi quốc gia. Sự phát triển của vận tải trong mục đích gần lại nhau của con người không chỉ đảm bảo tính chất nhân đạo mà còn nhìn thấy mặt lợi của kinh tế. Sự có lợi này được biểu hiện ở sự gia tăng về thông tin, kiến thức, sự khéo léo, việc giải quyết các vấn đề nhanh hơn, dễ hơn, năng suất lao động cao hơn trong đời sống xã hội. Vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển con người với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó mục đích quan trọng nhất là vận chuyển con người với mục đích đi làm, học tập, công tác. Sau đó phải kể đến các mục đích để thực hiện các chức năng cơ bản của đời sống như mua bán, nghỉ ngơi trong những ngày cuối tuần nghỉ phép nghỉ lễ tết, phục vụ cho nhu cầu du lịch. c. Chức năng Quốc tế của vận tải Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Nó có vai trò quan trọng đối với việc giao lưu của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đặc biệt trong thời đại hiện nay việc quan hệ kinh tế với nước ngoài đã đem lại 9 một hiệu quả vô cùng to lớn cho đất nước. Vận tải đã thể hiện mối quan hệ quốc tế thông qua các chức năng sau đây: - Phát triển xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt đối với các quốc gia có khoảng cách địa lý lớn - Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu và sản phẩm cần thiết - Phát triển hợp tác quốc tế về công nghiệp - Phát triển du lịch quốc tế - Phát triển lưu thông quốc tế về văn hoá khoa học kỹ thuật. 1.1.3. Tính chất của vận tải Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt: Đối với một ngành sản xuất vật chất, như công nghiệp, nông nghiệp... thì trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của ba yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải có sự kết hợp của ba yếu tố đó. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định, như vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải... đối tượng lao động (hàng hoá, hành khách) trong quá trình sản xuất của vận tải cũng trải qua sự thay đổi vật chất nhất định. Là ngành sản xuất vật chất nên vận tải cũng có sản phẩm của riêng mình, sản phẩm của vận tải chính là sự di chuyển của con người và vật phẩm trong không gian. Sản phẩm vận tải cũng là hàng hoá và cũng có giá trị và giá trị sử dụng, giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá đó, giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất vật chất khác, vận tải có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở các điểm sau đây: - Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố định như trong các ngành khác. - Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động. - Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức vật chất và khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay. Hay nói cách khác sản phẩm vận tải mang tính vô hình. Trong 10 ngành vận tải, sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do đó không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải để tiêu dùng về sau mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải. - Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hoá. 1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải là yếu tố quan trọng nhất quyết định quy mô và chất lượng của hệ thống vận tải. Cơ sở vật chất của ngành vận tải bao gồm: a. Mạng lưới đường giao thông Mạng lưới đường giao thông là nơi để phương tiện vận tải thực hiện quá trình vận chuyển, chất lượng, chiều rộng của đường và các yếu tố kỹ thuật khác của đường ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc giao thông trên tuyến và tác động đến chủ hàng, đến hành khách tham gia vận chuyển trên đường. Mạng lưới giao thông phải thoả mãn yêu cầu: tiện lợi, nhanh chóng, an toàn... Mạng lưới giao thông đường bộ được chia theo cấp đường: Bao gồm mạng lưới đường liên vận quốc tế, mạng lưới quốc lộ, mạng lưới tỉnh lộ, mạng lưới huyện lộ, mạng lưới giao thông nông thôn. b. Phương tiện vận tải Phương tiện vận tải là yếu tố trực tiếp vận chuyển hàng hóa và hành khách, mỗi loại phương tiện vận tải có chủng loại số lượng và chất lượng phong phú và đa dạng để phù hợp với nhu cầu đa dạng của quá trình vận chuyển. c. Khu đầu mối giao thông Đây là nơi tập kết phương tiện và hình thành nên các tuyến vận chuyển như bến xe, nhà ga, bến cảng…Các trang thiết bị ở khu đầu mối giao thông phải phù hợp với quy mô và tính chất của khu đầu mối. 11 d. Các trang thiết bị phục vụ cho bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải Đây là nơi để bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải để đảm bảo cho các phương tiện vận tải có tình trạng kỹ thuật tốt có thể đưa các phương tiện ra khai thác. 1.2. Vai trò vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải Vận tải là sự di chuyển vị trí của hàng hoá và hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người vì vậy để thực hiện sự dịch chuyển đó, con người đã sử dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau, tạo nên những phương thức vận tải khác nhau. Đóng vai trò quan trọng trong vận tải nội địa là vận tải đường bộ và vận tải biển, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế và địa lí của Việt Nam thì vận tải đường bộ lại chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác. Vận tải đường bộ là phương thức vận tải mà sản phẩm của nó là sự dịch chuyển hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện từ vị trí này đến vị trí khác bằng các phương tiện giao thông đường bộ. Vì vậy, vận tải hàng hoá đường bộ có đối tượng vận chuyển là hàng hoá. So với các loại hình vận tải khác, vận tải đường bộ có những đặc điểm sau: i) Sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển nên có tính an toàn cao. ii) Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ vận tải hàng hoá xảy ra đồng thời, với sự tham gia của hàng hoá và người vận tải. iii) Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, doanh thu nhỏ, lẻ. iv) Chi phí dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ sẽ khác nhau theo từng loại dịch vụ, và khác nhau khi cùng loại dịch vụ nhưng chủng loại phương tiện khác nhau. Vì vậy, vai trò của vận tải hàng hoá đường bộ trong vận tải: - Vận tải đường bộ có một ưu thế hơn hẳn các phương thức vận tải khác đó là vận chuyển một cách triệt để có thể vận chuyển "từ cửa đến cửa, từ kho đến kho" hay “door to door” cho nên thông thường vận tải đường bộ là phương thức tiếp chuyển cho các phương thức vận chuyển khác. - Vận tải đường bộ có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu, những nơi điều kiện đường xá khó khăn thậm chí cả những nơi không có đường ví dụ như đường rừng núi, những lâm trường khai thác gỗ, tuy vậy không phải với bất cứ loại đường bộ nào cũng có thể hoạt động trong những điều kiện khó khăn như vậy được. Vận tải đường bộ có thể vượt qua được một số loại địa hình khó khăn như độ dốc khá 12 cao, các tuyến đường có bán kính quay vòng nhỏ...Vận tải đường bộ có thể đi đến mọi nơi mọi chỗ của nền kinh tế. - Phương tiện vận tải đường bộ rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng cho việc vận chuyển hàng hoá đa dạng với hiệu quả cao. Đối với nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hàng khách trong đô thị vận tải hành khách công cộng trong đó có vận tải hành khách bằng xe buýt rất phổ biến đã đem lại cho đô thị văn minh, giảm tắc nghẽn giao thông. 1.3. Chi phí trong vận tải hàng hoá đường bộ Chi phí sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, bao gồm toàn bộ hao phí lao động sống và lao động quá khứ mà một đơn vụ sản xuất kinh doanh phải bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kì nào đó hay là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Mọi hoạt động, quá trình diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua chi phí. Xét cho cùng mọi quyết định của doanh nghiệp đều gắn với quyết định về chi phí, việc lựa chọn những giải pháp kinh doanh khác nhau về cho phí. Bởi vì, quản lí chi phí sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của bất kì loại hình doanh nghiệp nào. Tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá cho phí kể cả trong ngắn hạn và dài hạn đều là mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp. 1.3.1. Phân loại chi phí Theo mục đích của quản lý mà người ta có thể phân loại cho chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số phương thức phân loại thông dụng: a. Phân loại chi phí theo định phí và biến phí Định phí hay chi phí cố định là chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định. Biến phí hay chi phí biến đổi là chi phí mà khi khối lượng sản phẩm thay đổi chi phí sẽ thay đổi theo nhưng chi phí cho một sản phẩm không thay đổi. b. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm sản xuất Toàn bộ chi phí được phân ra: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp 13 Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách rõ ràng. Chi phí gián tiếp là loại chi phí liên quan đến đối tượng chịu phí nhưng không thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách rõ ràng. c. Phân loại chi phí theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí cho sản xuất kinh doanh được phân ra theo lĩnh vực hoạt động sản xuất. Ví dụ: - Chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ - Chi phí phi sản xuất sản phẩm dịch vụ d. Phân loại chi phí theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh Cách phân loại này thường được sử dụng để dự đoán nhu cầu về tài chính cũng như để phân tích sự quay vòng của chi phí. Toàn bộ chi phí cho sản xuất kinh doanh được phân ra: - Chi phí chuẩn bị sản xuất kinh doanh - Chi phí cho quá trình sản xuất sản phẩm - Chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm (trong lưu thông) e. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế hay phân loại theo hạng mục chi. Theo cách phân loại này mỗi nhóm chi phí đặc trưng cho một yếu tố đầu vào và các chi phí trong cùng một nhóm có cùng ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ. Cách phân loại này phục vụ cho mục đích phân loại lựa chọn các phương án kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cũng như trình độ quản lí, trình độ trang thiết bị kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Theo nội dung kinh tế chi phí được phân ra thành: - Chi phí nhân công - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu - Chi phí bảo dưỡng sửa chữa tài sản - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khác - Chi phí khấu hao tài sản 14 1.3.2. Chi phí vận tải hàng hoá đường bộ Chi phí vận tải hàng hoá đường bộ là toàn bộ các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan tới hoạt động vận tải hàng hoá. Tùy mục đích theo dõi, quản lý hay đánh giá của hoạt động. Chi phí trong vận tải hàng hoá đường bộ có thể chia theo các khoản mục chi phí sau: Chi phí tiền lương và các khoản theo lương của lái phụ xe: - Chi phí tiền lương và các khoản theo lương của lái phụ xe là chi phí trả cho người điều khiển phương tiện vận chuyển như lương, phụ cấp, … - Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: Chi phí nhiên liệu tính theo từng quãng đường đi, phụ thuộc vào thời gian vận chuyển, mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện đường bộ và các yếu tố khác. Chi phí nhiên liệu còn phụ thuộc vào giá nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu được tính theo số lượng nhiên liệu tiêu hao khi khai thác chuyến xe. Hơn nữa, thời gian chuyến xe trước và chuyến xe tiếp theo khác nhau, điều này có thể dẫn tới sự chênh lệch giá tính nhiên liệu. - Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa là chi phí chi trả cho việc bảo dưỡng thường xuyên và đại tu các thiết bị như động cơ, vật tư phụ tùng… - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao là bù đắp về mặt giá trị cho bộ phận tài sản cố định bị hao mòn, được thực hiện bằng cách chuyển dần giá trị của tài sản cố định vào sản phẩm trong quá trình sử dụng. Khấu hao cơ bản được tính theo số năm khấu hao và giá trị còn lại của phương tiện từ 0-15% (Theo giáo trình nhập môn vận tải ô tô) Ngoài ra, còn có các loại phí và lệ phí khác như: - Phí cầu đường, phí cầu phà: tuỳ theo quy định cụ thể của từng loại đường và cầu, phà với từng loại phương tiện. - Lệ phí bến bãi bao gồm phí trông giữ xe, lệ phí xuất bến. - Bảo hiểm bắt buộc đối với phương tiện vận tải. - Chi phí không chính thức trong vận tải hay chi phí “mờ”. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan