Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã thanh thủy, huyện thanh chương...

Tài liệu Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã thanh thủy, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

.PDF
5
33
120

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chè là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chè của nước ta đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế và ngày càng khẳng định vị thế của mình. Phát triển chè ở xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An đã góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân, xóa đói giảm nghèo, thiết lập công bằng xã hội, thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu thay thế nhập khẩu có hiệu quả của Đảng, Nhà nước. Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè là một trong những việc cấp bách có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội toàn dân, xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan kết hợp với nghiên cứu thực tiễn tôi chọn đề tài “ Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” 2. Mục đích nghiên cứu - Tiến hành xem xét các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của chuỗi cung sản phẩm chè. - Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của nông hộ điều tra trên địa bàn xã Thanh Thủy từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ cải thiện được vị thế của mình trong chuỗi và hạn chế được khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích hoạt động, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng, tham gia đến chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã và từ đó tìm ra những thuận lợi và những hạn chế của chuỗi cung. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cung chè trên địa bàn xã Thanh Thủy trong những năm tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp chuyên gia gia chuyên khảo. 4. Kết quả đạt được của đề tài Đề tài phân tích hiệu quả kinh tế trồng, chế biến và chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Qua đó cho thấy, chè ở xã Thanh Thủy có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trong suốt chuỗi cung, đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường trên địa bàn xã. i PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà Nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chè mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ trong sản xuất chế biến để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần tích cực ổn định đời sống kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, đưa văn minh công nghiệp tới vùng sâu vùng xa. Mặt khác cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Trong những năm gần đây, Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Cây chè đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Chè Xanh chè Đen là những sản phẩm tiêu dùng thường xuyên, từ nông thôn đến thành thị, đây là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày gắn với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Không chỉ vậy chè Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản các nước có truyền thống về trà đạo từ ngàn năm. Ngoài ra chè là cây lâu năm có thể điều tiết được mức thu nhập cho cả thời kỳ kinh tế, ít chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, lao động ít mang tính thời vụ hơn, sản phẩm có khả năng bảo quản và tồn trữ được lâu. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề về sản xuất, chế biến và thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc tồn tại, phát triển của nghành chè. Những khó khăn, thách thức về thị trường, sản phẩm không chỉ diễn ra ở thị trường nước ngoài mà còn ngay tại thị trường nội địa. Tuy nhiên sản phẩm chè từ người sản xuất đến người tiêu dùng còn trải qua nhiều khâu trung gian rất phức tạp. Người sản xuất 2 chè còn chịu nhiều rủi ro về chi phí trong chuỗi cung và lợi nhuận chưa hấp dẫn vì vậy việc mở rộng sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm chè chế biến chưa đạt chất lượng chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh cần có chuỗi cung ứng hoàn thiện, các kênh phân phối thuộc chuỗi cung ứng cây chè cần được đầu tư hiệu quả hơn. Thanh Thủy là một xã thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Đây được xem là nơi có đất đai màu mỡ, thích hợp cho trồng cây công nghiệp. Trong những năm gần đây cây chè đang được phát triển mạnh và đã mang lại nguồn thu nhập khá tốt cho hộ nông dân. Vì vậy, nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm chè là một trong những việc cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế chính trị xã hội của toàn dân và xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan trên kết hợp với nghiên cứu thực tiễn trong quá trình thực tập tại xí nghiệp CBDV chè Ngọc Lâm nên tôi quyết định chon đề tài “Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu này tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ điển hình trồng chè trong vùng nhằm: Tiến hành xem xét các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của chuỗi cung sản phẩm chè. Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của nông hộ điều tra trên địa bàn xã Thanh Thủy từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ cải thiện được vị thế của mình trong chuỗi và hạn chế được khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Phân tích hoạt động, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng, tham gia đến chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã và từ đó tìm ra những thuận lợi và những hạn chế của chuỗi cung. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cung chè trên địa bàn xã Thanh Thủy trong những năm tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 3.1. Phương pháp thu thập số liệu  Lựa chọn địa điểm điều tra: Tiến hành điểu tra các hộ nông dân nhận khoán trên địa bàn xã Thanh Thủy, các hộ thu gom, hộ chế biến tư nhân.  Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp. Khảo sát tình hình thực tế các đối tượng: Hộ trồng chè, hộ thu gom chè, các sơ sở chế biến. - Thu thập thông tin từ các hộ trồng chè Chọn mẫu: Để thể hiện và phân tích một cách rõ ràng tôi tiến hành điều tra 60 hộ nhận khoán tất cả các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản không lặp lại. Các hộ trồng chè được điều tra ở 3 thôn đại diện của xã Thanh Thủy nơi có diện tích trồng chè lớn nhất nhất xã. Mỗi thôn chọn ra 20 hộ điều tra. Nội dung phỏng vấn bao gồm: Các thông tin về hộ, các thông tin về chi phí sản xuất, lợi nhuận, những thuận lợi khó khăn, hạn chế đối với hộ trồng chè. Những thông tin là cơ sở để tính toán các chỉ số để có thể lượng hóa khả năng cung ứng chè của các hộ trồng chè. - Thu thập thông tin từ các hộ thu gom, cơ sở chế biến Hiện nay thống kê về giá mua, chi phí chế biến, đầu tư ban đầu chi phí vận chuyển và giá bán của các hộ thu gom, cơ sở chế biến còn rất hạn chế nên việc điều tra các hộ là rất cần thiết. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin để đánh giá hiệu quả của các cơ sở khảo sát việc thu gom, chế biến cho phép cập nhật những vấn đề liên quan đến tình hình thực tế của địa phương. Do phạm vi rộng, tôi chỉ điều tra 3 hộ thu gom, 3 hộ chế biến tư nhân đại diện 3 xóm nói trên.  Số liệu thứ cấp: Được lấy từ phòng tài vụ, phòng kế hoạch của nông trường Ngọc Lâm, phòng nông nghệp huyện, xã, sách báo, internet… 3.2. Phương pháp thống kê kinh tế + Thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để mô tả tình hình sản xuất chè, diện tích của các hộ, sản lượng chè của các hộ điều tra, số lứa hái… 4 + Phương pháp so sánh: Để so sánh kết quả chuỗi cung ứng qua 3 năm 2008, 2009, 2010. + Phương pháp phân tích các kênh tiêu thụ: lựa chọn kênh tiêu thụ nào mang lại lợi nhuận cao nhất nhanh nhất trong chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy. 3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Dùng để điều tra, phỏng vấn trực tiếp thu thập thông tin, số liệu của các hộ sản xuất chè, các hộ thu gom, các hộ CBTN, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu, đồng thời tham gia các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng và vật nuôi liên quan, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn… 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, với các chủ thể là các hộ gia đình trồng chè ở xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, có vườn chè đang trong quá trình thu hoạch. Tình hình tiêu thụ chè của XNCB chè Ngọc Lâm và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung sản phẩm chè. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Không gian. - Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ gia đình trồng chè tại xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, nông trường chè Ngọc Lâm, các đại lý các hộ thu gom, chế biến nhỏ trên địa bàn xã.  Thời gian - Tiến hành thu thập các số liệu trong năm 2011 và hoạt động của chuỗi cung được nghiên cứu gắn liền với số liệu trong các năm 2008, 2009, 2010. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan