Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chiến lược marketing tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí việt nam và...

Tài liệu Phân tích chiến lược marketing tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí việt nam và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành

.DOC
16
163
137

Mô tả:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH I. Đặt vấn đề: Theo Philip Kotler, Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện những ý niệm, định giá, khuếch trương, và phân phối những sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo ra những trao đổi với mục đích thoả mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức. Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp ấy sẽ làm để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là doanh thu, khối lượng sản phẩm, thị phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép của toàn cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới. Đây là cơ hội phát triển kinh doanh mà các tập đoàn lớn trên thế giới không thể bỏ qua, bởi họ có lợi thế về nguồn lực và là người đi trước họ có lợi thế thông qua việc đặt ra luật chơi. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Trước đây trong một năm các hãng xe hơi chỉ có thể đưa ra một kiểu mới. Ngày nay họ có thể giới thiệu ra thị trường thậm chí 5,6 kiểu xe mới trong một năm. Mặt khác, công nghệ cũng đã đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp: tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường bị rút ngắn. Nếu trước đây người ta sử dụng một chiếc điện thọai di động trong thời gian 2-3 năm là chuyện 1 bình thường, thì đối với giới trẻ ngày nay, nếu sau một năm mà bạn không thay đổi điện thọai di động thì đó là chuyện lạ. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) - thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996. Sau hơn 13 năm hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, với vốn điều lệ đạt 1.035,5 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2009 đạt 3.566 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt hơn 2.770 tỷ đồng, đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp trong nước. Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí – PVI và là năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 1.304 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 105 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 60 tỷ đồng… Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm - Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo. Tính đến hết năm 2009, PVI có vốn chủ sở hữu đạt gần 2.500 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 6.000 tỷ đồng tăng tương ứng 120 lần và 260 lần sau 13 năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 950 tỷ đồng. PVI đang có một hệ thống bán lẻ vững mạnh, với 25 chi nhánh, 90 văn phòng khu vực và trên 600 đại lý chuyên nghiệp trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hơn nữa, PVI còn là một định chế 2 tài chính có thương hiệu, ngoài hoạt động đầu tư tài chính thì PVI còn có 4 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực là: - PVI Finance: Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính PVI; - PVI Invest: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển PVI; - PSI: Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí; - PVI Media: Cty cổ phần Truyền thông Dầu khí. Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là trở thành một định chế Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu và có thương hiệu mạnh thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính một cách sâu rộng. II. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam với hoạt động Marketing: Với lợi thế là một thương hiệu mạnh gắn liền với thương hiệu số 1 của Việt Nam và có tính quốc tế, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVI đang ngày càng được bạn bè Quốc tế biết tới, mới đây PVI đã đạt được nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín 2009”, “Cổ phiếu có tính thanh khoản nhất”, danh hiệu “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”, Cúp vàng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín”, danh hiệu “Top 100 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán (VASB), Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC), Tạp chí chứng khoán (VSR) - Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (SSC),... phối hợp tổ chức và bình chọn. Ngoài ra, Chủ tịch PVI cũng được vinh dự nhận giải “Doanh nhân Ưu tú, Nhân ái”. Năm 2010 là doanh nghiệp Bảo hiểm Việt nam duy nhất được xếp hạng quốc tê B+ và là doanh 3 nghiệp Bảo hiểm Việt nam duy nhất được tạp chí World Finance bình chọn là doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam tiêu biểu nhất năm 2010. Bên cạnh đó, PVI tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và tài trợ để ngày một nâng cao thương hiệu PVI, có thể kể đến như các hoạt động ủng hộ cho đồng bào lũ lụt ở miền Trung, ủng hộ người nghèo, hoạt động tài trợ cho cuộc thi bắn pháo hoa ở Đà Nẵng hay gần đây nhất là tài trợ cho giải bóng chuyền nữ quốc tế tại Việt Nam. Song song với đó, PVI vẫn luôn có những hoạt động giao lưu hữu nghị thể thao, văn nghệ hay tặng quà với các khách hàng lớn, đối tác. Với vị thế hiện tại của PVI trên thị trường, PVI sẽ giữ vững là một thương hiệu mạnh xứng đáng với khẩu hiệu “NGỌN LỬA CỦA NIỀM TIN”. III. Phân tích môi trường ngành của PVI: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế WTO, việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra cơ hội và thách thức đòi hỏi thị trường bảo hiểm phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế. Xu hướng hội nhập là tất yếu, Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình này. Việc thực thi các chính sách mới sẽ cần phải có thời gian thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao, không những đối với những doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động, mà còn đối với cả những doanh nghiệp sắp hoạt động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và phong cách quản lý hiện đại sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực sự đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm, lợi thế về khách hàng truyền thống và năng lực kinh doanh như Bảo Việt, Bảo Minh, và PVI cũng nằm trong số đó. 4 Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20%/năm trong 10 năm qua, thị trường bảo hiểm (BH) Việt Nam đã lớn mạnh nhanh chóng. Năm 2009, doanh thu ngành BH ước đạt 25.314 tỷ đồng, chiếm 2,22% GDP. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành BH phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2009. Song đây cũng là cơ hội để ngành BH mở rộng thị trường. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân sẽ tìm đến BH như một sự bảo toàn chắc chắn. - Thị trường mở rộng, loại hình phong phú : Với xuất phát điểm chỉ có một doanh nghiệp (DN) BH duy nhất là Bảo Việt, đến nay, thị trường BH Việt Nam đã có 28 DN BH phi nhân thọ, 11 DN BH nhân thọ, 10 DN môi giới BH. Mạng lưới hoạt động của ngành BH cũng liên tục được mở rộng tại khắp các tỉnh, thành và hiện đã tiếp cận đến hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh, với nhiều loại hình BH phong phú. Thống kê của Hiệp hội BH Việt Nam cho thấy, nếu như năm 1999, thị trường này mới chỉ có 20 sản phẩm BH, đến nay khối BH phi nhân thọ đã có 600 sản phẩm do DN BH đăng ký với Bộ Tài chính và 3 sản phẩm bắt buộc. Khối BH nhân thọ cũng có gần 200 sản phẩm BH được Bộ Tài chính phê duyệt, với nhiều sản phẩm BH đòi hỏi công nghệ BH cao như BH hàng không, dầu khí, đóng tàu hay các công trình ngầm. Sự xuất hiện của nhiều DN BH trên thị trường là điều kiện để cho khách hàng có thêm lựa chọn khi quyết định mua BH, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Những năm gần đây, ngành BH liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nếu như năm 1993, doanh thu ngành BH mới chỉ đạt 700 tỷ đồng, chiếm 0,37% GDP, thì đến năm 2008, con số này ước đạt 21.314 tỷ đồng, chiếm 2,22% GDP. Năng lực tài chính của các DN BH cũng liên tục được cải thiện. Nếu như năm 1993, ngành BH có vốn chủ sở hữu 145 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỷ 5 đồng, thì đến nay vốn chủ sở hữu đã lên tới hơn 17.500 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ đạt tới 35.485 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20% trong vòng 10 năm qua, thị trường BH Việt Nam đã chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt với các DN nước ngoài. Tính đến nay, đã có 21 DN BH đang hoạt động có vốn nước ngoài. Quá trình mở cửa thị trường BH đã kích thích các DN trong nước mở rộng kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy lợi nhuận đóng góp trở lại cho nền kinh tế. Thống kê cho thấy, năm 2009, đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN BH ước đạt 60.000 tỷ đồng tập trung vào các lĩnh vực: trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng… Nguồn vốn đầu tư này không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn khiến nguồn bảo tức của khách hàng mua BH trở nên dồi dào hơn. Theo Hiệp hội Bảo hiểm, năm 2009 BH phi nhân thọ đã giải quyết bồi thường ước đạt gần 5000 tỷ đồng .Nhiều tổn thất lớn đã và đang được ngành BH giải quyết bồi thường. Các DN BH cũng đã tích cực hạn chế tổn thất qua việc xây dựng các công trình đường lánh nạn, gương cầu lồi, khắc phục điểm đen tai nạn - Biến khó khăn thành cơ hội Theo dự báo của các chuyên gia, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế Việt Nam năm 2009 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành kinh tế. Trong khi đó, theo nhận định của Hiệp hội BH Việt Nam, thị trường này đang bộc lộ nhiều yếu kém. Tình trạng cạnh tranh gay gắt thông qua hình thức hạ phí BH, hạ tỷ lệ bồi thường, trích lập dự phòng chưa đủ, để hồ sơ bồi thường tồn đọng nhiều… vẫn xảy ra phổ biến. Những tồn tại này khiến uy tín của các DN BH giảm, đồng thời gây ra những bức xúc cho khách hàng. Gần đây nhất, việc 16 DN BH phi nhân thọ thỏa thuận cùng nhau nâng phí BH đã khiến dư luận phản ứng gay gắt. Vụ việc đã khiến Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương phải vào cuộc điều 6 tra do nhận thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Ngay sau đó, Hiệp hội BH cũng đã phải ra quyết định ngừng thực hiện quyết định tăng phí gây tranh cãi này. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, vẫn còn nhiều cơ hội cho ngành BH trong những năm tới . Thống kê cho thấy, thị trường BH hiện rất giàu tiềm năng bởi hiện tại mới chỉ có 5% người dân có hợp đồng BH nhân thọ. Theo nhận định của ông Jamie Rains, Tổng Giám đốc AIG Life Vietnam, cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra và mức lãi suất không ổn định sẽ khiến mọi người tìm kiếm sự bảo đảm chắc chắn. Đây là cơ hội để ngành BH khẳng định vai trò của mình khi đem đến sự bảo vệ và an toàn tài chính. Song thách thức với các DN BH là phải đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu BH của khách hàng. - Triển vọng phát triển của ngành:  Nền kinh tế đang trong đà phục hồi kể từ đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, trong đó nhiều lĩnh vực sẽ hứa hẹn tăng trưởng mạnh như đóng tàu, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu... tạo môi trường phát triển cho các dịch vụ bảo hiểm liên quan. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn thiện hơn các sản phẩm cũng như năng lực của mình trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn.  Nhu cầu bảo hiểm phương tiện giao thông, bất động sản, y tế đang ngày một tăng. Điều này tạo điều kiện cho lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới.  Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam hiện còn rất mới và hứa hẹn một tốc độ tăng trưởng cao. Ý thức người dân ngày càng coi trọng những dịch vụ hữu ích từ bảo hiểm. Với quy mô dân số trên 86 triệu người, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam hiện tại còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để tạo bước đột phá trong tương lai. 7  Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm của nước ngoài được phép cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Vì vậy, tuy thị trường bảo hiểm có tiềm năng lớn nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doang nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên, chính sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Ngay tại thị trường trong nước, xu hướng giao thoa giữa ngân hàng, bảo hiểm bắt đầu thể hiện, càng tăng thêm các đầu mối cung cấp dịch vụ, cạnh tranh ngày càng lớn. Nhiều ngân hàng đã và đang khởi động kế hoạch “lấn sân” trên thị trường. Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2008 và 9 tháng 2009 Thị phần bảo hiểm phi nhân Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ 2008 thọ Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 8 Trong 9 tháng đầu năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo Việt là 2.672 tỉ đồng (tăng 10%), PVI là 2.131 tỉ đồng (tăng 28,2%) và Bảo Minh là 1.374 tỉ đồng (giảm 4,6%) (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) IV. Phân tích đối thủ cạnh tranh của PVI: Để có được bức tranh tổng quát về mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chúng ta sẽ đi sâu phân tích chiến lược marketing của ba đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ gồm: Bảo việt , Bảo minh và Pjico. 4.1. Tập đoàn Bảo Việt: Tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965. Năm 1989 Chính phủ quyết định chuyển Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Năm 1996, Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho ra đời dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, mở rộng hoạt động bảo hiểm đến các tầng lớp dân cư. Cũng trong năm này Chính phủ đã quyết định thành lập lại Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, đồng thời căn cứ vào tính chất ngành nghề hoạt động và quy mô vốn, Chính phủ đã xếp hạng Bảo Việt là “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt” và Bảo Việt trở thành một trong 25 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. - Ngày 29/08/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thành một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, có khả năng cung cấp đa dạng và kết hợp các dịch tài chính chất lượng cao. Để thực hiện chiến lược phát triển trên, ngày 28/11/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án cổ phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. - Ngày 9 31/5/2007, Bảo Việt hoàn tất cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Ngày 13/9/2007, Tập đoàn Bảo Việt ký hợp đồng Hợp tác chiến lược với các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam Vinashin) và nước ngoài (Tập đoàn Bảo hiểm HSBC Insurance (Asia - Pacific). Ngày 4/10/2007, tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Tập đoàn Bảo Việt. - Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt đã nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103020065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp. - Ngày 23/1/2008, Tập đoàn Bảo Việt chính thức ra mắt và đồng thời công bố thành lập các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt. Vốn điều lệ hiện nay của Bảo việt lên đến 5.700 tỷ đồng. Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong cả lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, có các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thu hút một lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 34.000 đại lý tận tâm với khách hàng, tận tình với công việc trải đều trên khắp các tỉnh thành. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ từ năm 2009 về trước Bảo việt xếp thứ nhất về thị phần, sau 6 tháng năm 2010 ngôi dẫn đầu thuộc về PVI và Bảo việt xếp thứ 2. 4.2. Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh): Bảo Minh được thành lập theo Quyết định số 1164TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994 và được cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 04TC/GCN ngày 20/12/1994 của Bộ Tài chính với 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, tiền thân là Công ty Bảo việt thành phố HCM tách ra. Năm 2004,Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cổ phần hoá và chuyển sang mô hình Tổng công ty cổ phần căn cứ 10 theo các Quyết định số 1691/2004/QĐ-BTC ngày 03/06/2004 và 2803/QĐ-BTC ngày 30/08/2004 của Bộ Tài chính.Tổng công ty cổ phần Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động kinh doanh theo mô hình Tổng công ty Cổ phần từ ngày 01/10/2004. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm 9/2009 là 755 tỷ đồng, các cổ đông sang lập là các tổng công ty lớn như Tổng công ty Sông Đà, Vinaconex, Tcty Hàng không, Vinaline… 4.3. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO): Là Công ty bảo hiểm đầu tiên tại thị trường bảo hiểm Việt Nam được hoạt động theo hình thức là công ty cổ phần, được thành lập năm 1995 theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, các cổ đông sang lập là các tổng công ty lớn của nhà nước như Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty thép Việt Nam, Tổng Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty điện tử Hà Nội HANEL..... Sau 14 năm phát triển, PJICO được đánh giá là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh trên thị trường và hiện tại PJICO là một trong 4 nhà bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với Vốn điều lệ: 336 tỷ đồng; Số lượng nhân viên: trên 1.000 người; Số lượng Đại lý: trên 4.500 đại lý và 50 chi nhánh 4.4. Phân tích chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh trang của PVI: Dựa trên mô hình Marketing hỗn hợp ( 4P): Chỉ tiêu Bảo việt Bảo Minh Pjico - Đa dạng các sản - Triển khai tất cả các - Đa dạng các sản phẩm về bảo hiểm sản phẩm về bảo phẩm về bảo phi 11 Sản phẩm (Product) phi nhân thọ, đáp ứng hiểm phi nhân thọ. nhân thọ, triển khai được phần lớn nhu tất cả các nghiệp vụ cầu bảo hiểm của mọi người dân. - Nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo hiểm như Bảo việt và Bảo minh, - Liên tục cải tiến và Bảo hiểm mới trên phát triển sản phẩm mang tính số đông đưa ra các điều khoản nhu cầu của xã hội. như xe cơ giới, học bổ xung hoặc sản - Thực hiện các giải sinh, .. phẩm bán kèm dựa pháp an toàn tài trên thế mạnh là một - Thực hiện các giải chính cho sản phẩm công ty lâu đời trong pháp an toàn tài bảo hiểm thông qua ngành bảo hiểm phi chính cho sản phẩm các giải pháp đồng nhân thọ bảo hiểm thông qua Bảo hiểm, tái Bảo các giải pháp đồng - Công tác bồi hiểm. Bảo hiểm, tái Bảo thường Bảo hiểm hiểm. được thực hiện nhanh chóng nhờ hệ thống các công ty thành viên đã được phủ trên toàn quốc. - Giải pháp phát triển sản phẩm Bảo hiểm an toàn trên cơ sở nguồn lực Tài chính mạnh và các giải pháp về tái bảo hiểm trong nước và quốc tế. - Phí Bảo hiểm (giá) - Phí bảo hiểm được - Áp dụng phí Bảo được tính toán theo tính trên cơ sở thống hiểm phần lớn dựa các phương pháp kê đồng thời có xem trên các thông tin về 12 Giá ( Pride) truyền thống (thống xét đến các yếu tố thị mức phí thị trường và kê tổn thất ->định phí trường , mức độ cạnh cạnh tranh thị trường. Bảo hiểm) tranh của từng sản - Giảm giá bằng các - Giảm giá hàng năm phẩm đối với từng giải pháp tăng chi phi với khách hàng dịch vụ bảo hiểm cụ khuyến mại để tăng truyền thống và thể. thị phần. không phát sinh tổn - Kết hợp các giải thất. pháp để khai thác - Các chính sách về Bảo hiểm nhằm giảm tài trợ phí Bảo hiểm bớt sức ép cạnh tranh cho đối tượng xã hội ( đồng bảo hiểm, hợp khó khăn nhằm tác khai thác. quảng bá hình ảnh. - Thị phần của Bảo - Thị phần của Bảo - Thị phần chiếm hơn Thị trường (Place) việt năm 2009 chiếm minh năm 2009 9% trong năm 2009 27% và dẫn đầu thị chiếm 13,9% đứng đứng thứ 4 thị trường trường. thứ 3 thị trường sau sau Bảo việt, PVI, - Do đã được phát Bảo việt và PVI. Bảo minh. triển từ lâu đời nên - Phát huy được lợi - Phát huy được lợi bảo việt có thế mạnh thế là từ Bảo việt thế là cong ty Bảo đã tạo được thói quen tách ra nên có nhiều hiểm theo hình thức của người tiêu dung kinh nghiệm trong cổ phần đầu tiên tại với các sản phẩm của việc phát triển thị Việt nam vì vậy việc Bảo việt trường. thay đổi hình thức cơ - Hệ thống của Bảo - Tận dụng khai thác chế để chiếm lĩnh thị việt đã được “phủ và được hậu thuẫn trường linh hoạt. song rộng khắp, vị trí của các cổ đông sang - Được sự hẫu thuẫn các trụ sở , VPDD lập trong việc cung tích cực của các cổ 13 của Bảo việt tại các cấp sản phẩm cho các đông địa phương đều ở cổ đông sang lập. sang (Petrolimex, lập Tcty trung tâm thuận lợi - Xây dựng hệ thống Thép, VCB, Hanel..) cho việc quảng bá đại lý để khai thác do đó được nhiều lợi sản phẩm. hoạt động Bảo hiểm rộng khắp. của Bảo việt có - Phát triển các kênh truyền thống gắn chặt phân phối qua các với các cấp chính ngân hàng, tổ chức quyền địa phương. TC-TD. - Tận dụng được đội thế trong việc cung ngũ đông đảo đại lý xăng của cổ đông lớn Bảo hiểm( cả đại ly Petrolimex. cấp sản phẩm cho các khách hàng lớn này. - Tổ chức các kênh bán hàng rộng khắp nhờ các điểm bán Bảo hiểm nhân thọ ) vào khai thác bảo hiểm phi nhân thọ. - Áp dụng CNTT vào công tác quảng bá sản phẩm và bán hàng. - Xây dựng các - Xây dựng các - Tiếp thị rầm rộ Tiếp thị chương trình quảng chương trình quảng thong qua các chương (Promotion) cáo sản phẩm bài bản cáo chuyên nghiệp trình chuyên nghiệp. Có thong qua khuyến mại các như bán bảo hiểm các giải pháp tạo phương tiện đài , báo, tặng mũ, áo. Mua bảo thương hiệu riêng. pano tấm lớn, tờ hiểm trúng xe oto… - Xúc tiến xây dựng rơi… - Tiếp thị thông qua chiến hoàn đội ngũ đông đảo đại thiện hoạt động và lý, cộng tác viên, cây tham gia các giải xăng.. lược, thưởng : sao vàng đất 14 Việt, Thương hiệu uy tín, Sản phẩm được ưa chuộng… - tổ chức các hội nghị tri ân khách hàng Việt Nam là một nước thường xuyên phải gánh chịu các thiệt hại về người và tài sản do thiên tai và tai nạn bất ngờ gây ra nhưng chỉ một phần rất nhỏ các rủi ro được bảo hiểm Với dân số đông, chất lượng sống được cải thiện, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ phát triển rất năng động. TS. Đinh Quang Nương, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Great Eastern (GE) Việt Nam chia sẻ. Là một nước có dân số đông, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, Việt Nam là một thị trường rất triển vọng. Nhu cầu mua bảo hiểm đang gia tăng nhanh ở mọi đối tượng, thành phần và độ tuổi cư dân. Nếu so sánh, các nước khác ở châu Á có khoảng 20 - 40% dân số mua bảo hiểm, trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam mới khoảng 10%. Chi phí cho bảo hiểm ở các quốc gia phát triển chiếm 10-15% GDP, thì ở Việt Nam, chi phí này hiện chỉ chiếm 2% GDP. Thêm vào đó, khá nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, với các loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú, trong khi người dân ngày càng ý thức hơn về việc mua bảo hiểm. Việc vận dụng và xây dựng chiến lược marketing phù hợp là điều quan trọng đối với các công ty Bảo hiểm việt nam trong giai đoạn hiện nay. Năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp, các dịch vụ trước và sau bán hàng là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm. ---------------------------------------------------------------15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình MBA Trong tầm tay chủ đề - Marketing 2. Tài liệu: Quản trị Marketing - TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai 3. Tài liệu: Chiến lược Marketing của G&H Management Services 4. Tạp chí bảo hiểm Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam 5. Pvi.com.vn 6. Baominh.com.vn 7. Pjico.com.vn 8. Baoviet.com.vn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan