Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chiến lược marketing của công ty cocacola...

Tài liệu Phân tích chiến lược marketing của công ty cocacola

.DOC
17
289
79

Mô tả:

phân tích chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA Trong thị trường Việt Nam, ngành thức uống giải khát gồm: Pepsi, Coca, Tribeco, Tân Hiệp Phát, Wonderfarm,… Trong đó, nổi bật lên với hai “đại gia” lớn nhất trong ngành là Cocacola và Pepsi. Chính vì có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm, thế nên sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là cao. Các công ty đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu của mình, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Sự cạnh tranh trong ngành thức uống giải khát là rất cao, bởi vậy nó đòi hỏi các công ty phải nỗ lực các hoạt động marketing của mình để không chỉ đảm bảo thị phần mà còn mở rộng thị trường ở Việt Nam. Bài viết này giới thiệu về chiến lược Marketing của Công ty Cocacola và so sánh với chiến lược marketing của hai công ty: Pepsico Việt Nam và tập đoàn Tân Hiệp Phát theo bố cục gồm 2 phần: phần I Giới thiệu và phân tích chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA và phần II So sánh chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA với công ty PEPSICO và tập đoàn TÂN HIỆP PHÁT. Dưới đây là nội dung chi tiết. PHẦN I: Giới thiệu và phân tích chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA 1. Giới thiệu về Công ty COCACOLA 1 1.1. Quá trình hình thành Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm và màu sắc hấp dẫn. Cocacola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số một thế giới. Ngày nay,tên nước giải khát Cocacola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà hầu như ở 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm ” tươi mới” thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thông công chúng. Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi Các nhãn hiệu cocacola trên thị trường hiện nay: 1.2. Các chủng loại sản phẩm của công ty COCACOLA: Coca-Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có gas. Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mui vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của 2 khách hàng. Trong thời gian vừa qua, Công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dung Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh, v.v. Coca-Cola - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa Fanta Cam - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa Fanta Dâu - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa Fanta Trái Cây - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa Sprite - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa Diet Coke - lon Schweppes Tonic - Chai thủy tinh, lon Schweppes Soda Chanh - Chai thủy tinh, lon, và chai nhựa Crush Sarsi - Chai thủy tinh, lon Nước đóng chai Joy - Chai PET 500 ml và 1500 ml Nước uống tăng lực Samurai - Chai thủy tinh, lon và bột Sunfill Cam - Bột trái cây Sunfill Dứa - Bột trái cây 2. Phân tích chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA: 2.1. Thị trường mục tiêu Cocacola tập đoàn sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới đã thành công ở nhiều nước trên thế giới nên khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam Cocacola vẫn chọn một chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường. Bước đầu, cocacola tập trung vào những đoạn thị trường mà nhu cầu cũng như đặc điểm về mật độ dân số có tỷ lệ cao. Trong giai đoạn thâm nhập thị trường ở Việt Nam coacola có trụ sở lần lượt là miền bắc (Hà Nội), miền trung 3 Đà Nẵng), miền nam ( TP Hồ chí Minh) và dần mở rộng ra các thành phố lân cận. Sau khi đã nghiên cứu kỹ thị trường Việt Nam, cocacola nhận định đây là những thành phố mà có khả năng tiêu thụ sản phẩm rất cao của họ Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng.Vì vậy, mà Coca Cola đã bắt đầu thâm nhập từ 1960, và đến tháng 2/1994 thì tiếp tục quay trở lại (sau khi hết lệnh cấm vận thương mại của Mỹ). Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong những năm tới (2012 sẽ tăng 46% so với 2007).Coca Cola đánh giá Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm tới, có thể vào top 25 thị trường tiềm năng nhất của hãng. Từ kinh nghiệm phát triển thị trường trên toàn thế giới, Coca Cola rất tập trung vào thị trường giới trẻ đầy tiềm năng ở Việt nam. Vậy, coca cola thực hiện phân khúc thị trường chủ yếu theo địa lý (tập trung vào các thành phố lớn nơi có mật độ dân số và tần suất sử dụng cao) và theo nhân khẩu (chủ yếu đánh vào giới trẻ-đối tượng có nhu cầu sử dụng cao). Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của cocacola. 2.2. Chiến lược cạnh tranh Như chúng ta đã biết, trên thị trường nước giải khát Việt Nam từ lâu đã được khẳng định bởi hai tên tuổi lớn trên thế giới: Coca-cola và Pepsi. Bên cạnh đó, còn có các hãng nước giải khát như Tribeco và Tân Hiệp Phát… Những tên tuổi này đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dung, chẳng hạn như các sản phẩm của Cocacola có mặt trên thị trường Việt Nam 1960 và Pepsi có mặt tại Việt Nam vào năm 1991 đã được sự ủng hộ của hầu hết khách hàng ở thị trường này. Dưới sự cạnh tranh kịch liệt giữa hai nhà sản xuất lớn này, và của các hãng trong ngành, nó tạo nên một rào cản nhập ngành với những đối thủ tiềm tàng là rất cao. Tuy nhiên, đây là một ngành hấp dẫn, nhu cầu đa dạng, nên nguy cơ nhập cuộc cao. 4 Trong thị trường Việt Nam, ngành thức uống giải khát gồm: Pepsi, Coca, Tribeco, Tân Hiệp Phát, Wonderfarm,… Trong đó, nổi bật lên với hai “đại gia” lớn nhất trong ngành là Cocacola và Pepsi. Chính vì có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm, thế nên sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là cao. Các công ty đã không ngừng nâng cao sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiêu của mình, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Tóm lại, sự cạnh tranh trong ngành là cao bởi vậy nó đòi hỏi các công ty phải nỗ lực các hoạt động của mình để không chỉ đảm bảo thị phần mà còn mở rộng thị trường ở Việt Nam. 2.3. Xây dựng 4 chính sách bộ phận 2.3.1. Chính sách sản phẩm Là một sản phẩm giải khát làm cho con người tỉnh táo và khỏe khắn trở lại, đem lại sự sảng khoái tuyệt vời. Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời. 2.3.2. Chính sách giá Sản phẩm cocacola định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận thức được. Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của ngươì bán là cơ sở quan trọng để định giá. Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua. Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó. Chiến lược định giá cocacola thâm nhập thị trường: khác với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp cocacola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi 5 vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn. Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp cocacola sẽ điều chỉnh giá của mình để thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn, Chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh toán tiền ngay, Chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá cho những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn. Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiếu sản phẩm và các mặt hàng của cocacola được định giá khác nhau, nhưng tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp cocacola thường sản xuất nhiều kiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất.Chúng khác biệt nhau về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tính năng…do đó chúng được định giá ở các thang bậc khác nhau. Xem xét chiến lược định giá của Coca cola trên toàn cầu cho thấy việc định giá sản phẩm ở Việt Nam được dựa trên thu nhập trung bình của người Việt Nam và khả năng họ chi trả cho đồ uống, tuy nhiên về chất lượng sản phẩm Coca co la vẫn duy trì được nét riêng của mình mặc du có sự chênh lệch nhất định về chất lượng. Hiện nay, giá của sản phẩm Coca cola tại thị trường VN cao hơn so với các sản phẩm cung loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao. Có thể xem xét thông qua bảng giá được cập nhật gần đây giữa Coca và Pepsi: Lon 330 ml Pet 1.5 l Thung (24L/T) Coca 6.800 14.000 145.000 2.3.3. Chính sách kênh phân phối 6 Pepsi 6.500 13.500 140.000 Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng chai đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ cấu quản lý tập trung, trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý. Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu phía Bắc và miền Trung. Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lí ở 3 khu vực này. Đối với sản phẩm nước giải khát, khâu phân phối rất quan trọng, việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước nên nắm được khá nhiều nhà phân phối hơn Coca co la, vì vậy coca cola vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối, thông qua các đại lí, các quán cà phê, nước giải khát, nhà hàng,… thu hút các đại lí bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ cho các đại lí như: tặng du, hỗ trợ trang trí cửa hàng,hỗ trợ tài chính… 2.3.4. Chính sách truyền thông - Quảng cáo: + Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công cho Coca-cola đó chính là hoạt động quảng cáo . Ai cũng biết rằng chất lượng, mui vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng. Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó, sự tự tin của Coca cola chính là yếu tố tạo nên thương hiệu ngày nay , được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ. Những câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn muốn là 7 một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là Coca-Cola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.  Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thông qua tivi, báo chí, các hoạt động và trò chơi. Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ mà Coca-cola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.  Các quảng cáo của Coca rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người, với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thể hiện cảm giác mới lạ độc đáo như với đoạn quảng cáo của Coca với Mr BR, quảng cáo về Happiness Factory, và mới đây nhất là quảng cáo với ý tưởng về cách ăn mừng chiến thắng của các ngôi sao bóng đá nổi tiếng với nhạc nền Waving Flag, bài hát chính thức của World cup 2010. - Quan hệ công chúng:Cocacola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa với khách hàng, đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động này tạo cho coca một hình ảnh đổi mới, sáng tạo, đầy năng động, lạc quan, hạnh phúc và đầy cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Coca-Cola và người tiêu dung bằng những hoạt động đầy bất ngờ và sáng tạo. +Tổ chức Chiến dịch Happiness Factory: nhằm thể hiện thế giới bên trong đầy sinh động và say mê của một chai Coca-Cola và truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu dung, được triển khai dưới nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị. 8 Nhân dịp này, Coca-Cola cũng dành gần một triệu mẫu sản phẩm dung thử cho người tiêu dung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. +"Hát cung Coca-Cola" - Cơ hội để các bạn trẻ thử tài ca hát : Là một trong loạt các hoạt động tưng bừng của chiến dịch “Uống là BRRRR” đang được Coca-Cola triển khai trên toàn quốc, cuộc thi “BRRRR-KOOL SUMMER” được tổ chức để khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ởgiới trẻ để cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui và hứng khởi. Coca-Cola mong muốn mang đến một cảm giác sảng khoái hoàn toàn mới lạ, độc đáo và không giống với bất kỳ trải nghiệm nào trước đó cho người tiêu dung. - Coca-Cola tổ chức chiến dịch “Có Coca-Cola món nào cũng ngon” : nhằm quảng bá và làm phong phú văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng như hướng dẫn cách kết hợp,thưởng thức các món ăn ngon một cách hài hòa nhằm đem lại sự ngon miệng và mang mọi người đến gần nhau hơn thông qua nhiều hoạt động thú vị trong đó có chương trình truyền hình thực tế “Đua tài ẩm thực”. - Chương trình “Chia sẻ cung ai điều tốt đẹp nhất? Dành Coca–Cola Đầu Năm cho người bạn yêu thương” : gửi hàng trăm, hàng ngàn lời chúc tốt đẹp của mọi người đến mọi miền đất nước. Đặc biệt chương trình Coca-Cola Đầu Năm sẽ dành số tiền 233.420.000 đồng tương ứng với 46.684 lời yêu thương các bạn đã gửi cho người thân bạn bè trong suốt thời gian diễn ra chương trình để ủng hộ cho chương trình Nước sạch cộng đồng. Với chương trình ý nghĩa này, Tết năm nay không những khách hàng của coca được sẻ chia yêu thương mà còn góp phần đóng góp vì cộng đồng. - Chiến dịch của Coke mới đây lấy ý tưởng chủ đạo là các hoạt động ăn mừng chiến thắng một cách đầy ngẫu hứng. Người hâm mộ có thể chia sẻ niềm vui chiến thắng thông qua âm nhạc, các sự kiện tương tác. Ngoài ra chương trình diễu hành của chiếc cúp vô địch World Cup (Coca-Cola FIFA World Cup Trophy Tour) sẽ là tâm điểm trong chuỗi sự kiện này. Thông điệp của hoạt động này là : “Cung Coca-Cola Ăn mừng chiến thắng & đến Nam Phi xem World 9 Cup”.Cup vàng trải qua cuộc hành trình qua 86 quốc gia, trước khi trao cho đội vô địch tại Nam Phi vào mua hè. Việt Nam là điểm dừng chân thứ 2 của hành trình chính thức vòng quanh thế giới, sau khi khởi hành tại Ấn Độ vào đầu tháng 1/2010. Cocacola muốn mang đến cho khách hàng và cũng là người hâm mộ bóng đá cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng và chụp hình lưu niệm cung chiếc cúp vàng danh giá nhất hành tinh này. Không những thế người hâm mộ còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hào hứng như: chụp hình lưu niệm cung chiếc cúp vàng, xem phim 3D về những khoảnh khắc thú vị của FIFA World Cup, tranh tài cung các trò chơi thử thách sôi nổi, được phục vụ Coca-Cola miễn phí và nhiều hoạt động hấp dẫn khác. - Hòa cung không khí World Cup sắp đến gần, Coca-Cola Việt Nam dành cho người hâm mộ Việt Nam cuộc thi “Ăn Mừng Bất Tận” thú vị với giải thưởng chung cuộc hấp dẫn. Qua đó, từ ngày 15/3 đến ngày 31/5, người hâm mộ sẽ đăng tải các clip ăn mừng bàn thắng tự sáng tác lên trang web http://www.coca-cola.zing.vn/ . Người có clip ăn mừng bàn thắng sáng tạo và ấn tượng được số bình chọn cao nhất trên trang web này sẽ được phần thưởng là một suất đến Nam Phi cung 12 tài năng bóng đá trẻ tại “Hội trại bóng đá toàn cầu Coca-Cola Nam Phi 2010” vào tháng 6. PHẦN II: So sánh chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA với công ty PEPSICO và tập đoàn TÂN THUẬN PHÁT Cocacola và Pepsico là hai công ty luôn có sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường ngành hàng đồ uống, tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng công ty Tân Thuận Phát cũng đã chứng tỏ mình thực sự là một đối thủ đáng gớm. 10 1. Giới thiệu về công ty PEPSICO - Pepsi- cola ra đời năm 1886, khi dược sĩ Bradham pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad” nhưng năm 1893 Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola” Xuất hiện tại Việt Nam khoảng đầu thập niên 90, với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá một tháng. Đến năm 2003 PepsiCola Global Investment đổi tên thành công ty Nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt Nam. 2. Giới thiệu về tập đoàn Tân Hiệp Phát: - Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát (thành lập 10/1994) là một trong những nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm bia và nước giải khát thành công nhất tại Việt Nam. Cung với việc đầu tư mạnh mẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị hiện đại và trụ sở điều hành, quản lý tại tỉnh Bình Dương, công ty Tân Hiệp Phát (gọi tắt là THP) đã đầu tư rất nhiều tài chính và công sức để xây dựng một trong những dây chuyền sản xuất bia và nước giải khát hiện đại nhất Đông Nam Á. 3. Bảng so sánh chiến lược marketing của công ty Cocacola so với công ty Pepsico và tập đoàn Tân Hiệp Phát Sau đây là bảng so sánh về chiến lược Marketing của ba công ty: Chỉ tiêu so sánh 1. Thị Cocacola Pepsico Tân Hiệp Phát Chiến lược phục vụ Với 3 phân khúc hàng Hiện nay Tân Thuận 11 trường mục tiêu 2. Chiến lược cạnh tranh toàn bộ thị trường Phân khúc thị trường theo địa lý (tập trung vào các thành phố lớn nơi có mật độ dân số và tần suất sử dụng cao) và theo nhân khẩu(chủ yếu đánh vào giới trẻ - đối tượng có nhu cầu sử dụng cao) tiêu dung chính(nước giải khát,chuỗi nhà hàng,đồ ăn nhẹ) PepsiCo luôn cố gắng chiếm càng nhiều thị phần càng tốt,đảm bảo đáp ứng mọi đối tượng khách hàng của cả 3 phân khúc trên Chuyên tập trung Xây dựng 3 bức tranh phát triển lĩnh vực đổ chiến lược sau uống -Thương hiệu chính Bền bỉ trong chiến giữ vị trí đứng dịch “ xâm lấn “ thị đầu,phát triển thị phần của mình.Ở Việt trường Nam họ sử dụng -Hệ thống hoạt động những người bán hiệu quả lẻ,đẩy dạo trên những chiếc xe 3 bánh nhỏ -Mở rộng các dòng đi bán dạo trên hè tiền với rủi ro thấp,tiền phố đồng thời đi sâu đầu tư lớn trong mỗi vào “hang cung ,ngỗ phân khúc hẻm “ của các thánh phố (nơi có thể Trong những năm gần đoàn đã những “vòi bạch đây,tập tuộc”của hệ thống chuyển kỹ năng và ý phân phối Pepsi còn tưởng của 1 khách hàng trong 1 phân “bỏ sót”) khúc sang 1 phân khúc khác để dành được kết quả tốt nhất trong mỗi phân khúc 12 Hiệp Phát đã quyết định thu hẹp thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu để gia tăng tính hiện quả Tập trung vào các chương trình lớn để xây dựng được sự hiên diện hình ảnh sản phẩm và thương hiệu cũng như tạo sự thử nghiệm cho khách hàng nhiều hơn Xây dựng phương châm Tập trung-Khác Biệt - Tập trung. + Tập trung vào Người Tiêu Dung, Khách hàng , Truyền thông , Chất lượng sản phẩm và Sự sẵn có của sản phẩm cũng như Cách thức triển khai đối với tôi là những yếu tố then chốt để dẫn đến thành công. - Khác biệt + Khác biệt hóa .Tân Hiệp Phát không chỉ làm việc dựa trên sự khác biệt hóa thông thường mà còn nói đến Khác biệt hóa phải thật ý nghĩa và xác đáng. 3. 4 chính sách bộ phận: -Không ngừng nghiên cứu tạo rất ra nhiều loại nước uống với mui vị,mẫu mã khác Sản phẩm nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hành Giá Tiến hành chính xác quy trình làm nên một giá trị tuyệt hảo (xác định thành phần,pha chế ,chuẩn hóa quy trình sản xuất,chất lượng và hệ thống phân phối) Cam kết với toàn thể người tiêu dung Việt Nam về chất lượng vệ sinh,an toàn thực phẩm và tác dụng tốt cho sức khỏe -Định giá dựa trên Được coi là lớn mạnh người mua theo giá nhất trên thị trường trị nhận thức được nước giải khát nhưng Pepsi luôn duy trì một -Cocacola chọn chiến mức giá hợp lí và dễ lược định giá sản chấp nhận đối với phẩm mới tương đối người tiêu dung thấp nhằm thu hút được số lượng lớn khách hàng và đạt thị phần lớn Đầu tư khá lớn vào việc sản xuất và quảng bá sản phẩm nhưng vẫn thực hiện một chiến lược giá cả hợp lý và mang tính cạnh tranh trên thị trường -Định giá chiết khấu(giảm giá tạo mức thưởng cho khách hàng thanh toán trước hạn,mua 13 Dung ngay tên,hình ảnh của mình ,đưa ra giải pháp chữa “nóng trong người” với 9 loại thảo mộc cung dình để tiếp cận người tiêu dung cũng như đầu tư khá lớn cho việc sản xuất khối lượng lớn…) -Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm(sản phẩm và mặt hàng được định giá khác nhau nhưng tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng) -Định giá theo loại dạnh sản phẩm(phân biệt theo nhãn hiệu ,hình thức ,kích cỡ,tính năng…) Kênh Mở rộng mạng lưới phân phối phân phối thông qua các đại lí,các quán café,nước giải khát,nhà hàng…thu hút các đại lí bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ Truyền thông Thế mạnh để tạo nên thành công của Cocacola là hoạt động quảng cáo,marketing để xây dựng thương hiệu hàng hóa -Phát triển mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp -Đưa vào hoạt động các nhà máy sản xuất mới và kỹ thuật kho hàng để tiết kiệm chi phí Tạo nên chuẩn mực cảm xúc khách hàng trong ngành công nghiệp nước giải khát qua những chương trình quảng cao nổi tiếng -Luôn đầu tư, dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình(Cocacola -Vì tin rằng chỉ bán các sản phẩm cao cấp với chất lượng tuyệt hảo nên năm 2008,nằm trong số 5 công ty quảng cáo mạnh nhất Việt Nam và còn tiếp tục tăng chi phí quảng cáo trong năm 2009 -. Phát triển ý tưởng sản phẩm và thiết lập mục tiêu nhận biết về 14 tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho quảng cáo trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008) nhãn hàng, dung thử và thói quen sử dụng nhãn hàng -Các quảng cáo rất ấn tượng và thu hút rất nhiều sự chú ý nhờ thể hiện cảm giác mới lạ và độc đáo -Về quan hệ công chúng,Cocacola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích,đầy ý nghĩa với khách hàng,đặc biệt là giới trẻ .Tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Cocacola và người tiêu dung 4. Điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược marketing của Công ty Cocacola so với hai đối thủ cạnh tranh: Đến thời điểm hiện tại, công ty Cocacola đã có những bước tiến sâu vào thị trường ngành hàng đồ uống tại Việt Nam, những chiến lược marketing của Cocacola chưa có điểm sai sót gì trong chiến lược marketing của mình. Một số thắng lợi, điểm mạnh trong chiến lược marketing của Cocacola được thể hiện như sau: -Chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường: Phân khúc thị trường theo địa lý (tập trung vào các thành phố lớn nơi có mật độ dân số và tần suất sử dụng cao) 15 và theo nhân khẩu(chủ yếu đánh vào giới trẻ - đối tượng có nhu cầu sử dụng cao) Thế mạnh để tạo nên thành công của Cocacola là hoạt động quảng cáo,marketing để xây dựng thương hiệu hàng hóa. -Luôn đầu tư, dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình(Cocacola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho quảng cáo trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008) -Các quảng cáo rất ấn tượng và thu hút rất nhiều sự chú ý nhờ thể hiện cảm giác mới lạ và độc đáo -Về quan hệ công chúng, Cocacola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích,đầy ý nghĩa với khách hàng,đặc biệt là giới trẻ .Tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Cocacola và người tiêu dung 5. Một số giải pháp và kiến nghị: Để có thể phát huy tốt hơn những thế mạnh của mình trên thị trường, Coca Cola nên đầu tư tập trung hơn cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng chú trọng vào khách hàng. Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó. Vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời. MỤC LỤC PHẦN I: Giới thiệu và phân tích chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA 1. Giới thiệu về công ty Công ty COCACOLA…………………………….3 16 1.1. Quá trình hình thành ……………………………………………...3 1.2. Tình hình sản phẩm của Công ty COCACOLA trên thị trường………………………………………………………..........3 1.3. Các chủng loại sản phẩm của Công ty COCACOLA………….…4 2. Phân tích chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA………….....5 2.1. Thị trường mục tiêu……………………………………………….5 2.2. Chiến lược cạnh tranh…………………………………………….6 2.3. Xây dựng 4 chính sách bộ phận……………………………..……..7 2.3.1. Chính sách sản phẩm……………………………….……..7 2.3.2. Chính sách giá…………………………………….……….7 2.3.3. Chính sách kênh phân phối…………………….…………8 2.3.4. Chính sách truyền thông………………………….……….9 PHẦN II: So sánh chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA với công ty PEPSI và tập đoàn TÂN HIỆP PHÁT 1. Giới thiệu về công ty PEPSICO …………………………………………….12 2. Giới thiệu về tập đoàn Tân Hiệp Phát …………………………………….13 3. Bảng so sánh chiến lược Marketing của Công ty COCACOLA với công ty PEPSICO và tập đoàn TÂN HIỆP PHÁT ………………………………….....13 4. Điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược marketing của công ty COCACOLA so với hai đối thủ cạnh tranh …………………………………….………….17 5. Một số giải pháp và kiến nghị ……………………………………………..18 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan