Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chiến lược kinh doanh marketing của công ty hanosimex...

Tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh marketing của công ty hanosimex

.DOC
22
263
75

Mô tả:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MARKETING CỦA CÔNG TY HANOSIMEX Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải sống trong một môi trường đầy biến động: sự biến đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, những đạo luật mới, những chính sách mới mà nhà nước ban bố và điều chỉnh không ngừng, sự biến đổi trong mức thu nhập của nhân dân, tập quán tiêu dùng cũng có những biến đổi lớn và thường xuyên. Thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cuộc chạy đua về chất lượng, giá cả và thời gian ngày càng quyết liệt, phương pháp cạnh tranh và những tiêu chuẩn cạnh tranh cũng thay đổi không ngừng... tất cả điều đó đòi hỏi chiến lược kinh doanh trở nên cấp thiết và không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp. Công ty Dệt May Hà Nội là một trong số những công ty lớn của ngành Dệt may Việt Nam. Song trong thực tế hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt kim của công ty tại thị trường nội địa đang gặp phải nhiều khó khăn. Một phần do thị trường nội địa không được công ty quan tâm và đầu tư đúng mức. Phần khác do công ty chưa chú trọng tới việc định vị sản phẩm tại các khúc thị trường khác nhau để tập chung được các nỗ lực cũng như những chiến lược thích hợp cho từng khúc thị trường. Chính điều này đã làm cho công ty yếu khả năng cạnh tranh và đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh NỘI DUNG I. Giới thiệu khái quát về công ty Hanosimex 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên doanh nghiệp: - Tên giao dịch quốc tế: - Trụ sở chính: Công ty Dệt May Hà Nội HANOSIMEX Số 01 Mai Động- Q.Hai Bà Trưng Hà Nội 1 - Logo Bảng 1: Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty Mốc sự kiện 7/4/1978 Sự kiện/ Tình hình Ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi giữa tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB Đức) 2/1979 Công trình được khởi công 21/11/1984 Chính thức bàn giao công trình cho nhà máy với tên gọi nhà máy Sợi Hà Nội 12/1987 Toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất 12/1989 Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I 4/1990 Đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, tên giao dịch là Hanosimex. 10/1993 Sát nhập nhà máy sợi Vinh vào xí nghiệp 19/5/1994 Nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm 2 dây chuyền I và II 1/1995 Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ 6/1995 Đổi tên xí nghiệp thành công ty Dệt Hà Nội 1999 Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Hanosimex 2.1. Chức năng Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm như sau: 2  Các loại sợi đơn và sợi xe như : Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chi số từ Ne 06 đến Ne 60.  Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single, Lacost...; các sản phẩm may bằng vải dệt kim; Các loại vải bò, dệt thoi.  Các loại khăn bông, mũ thời trang... Công ty luôn duy trì và phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. 2.2. Nhiệm vụ - Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. - Tìm hiểu thị trường, xác định các mặt hàng thị trường có nhu cầu, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng. - Phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất bằng mọi biện pháp có thể. - Khai thác và mở rộng thị trường hiện có, xây dựng thị trường mới cả trong và ngoài nước. - Chú trọng và phát triển mặt hàng xuất khẩu, qua đó mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hanosimex 3.1. Số cấp quản lý Công ty Dệt may Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Công ty Dệt may Hà nội có 3 cấp quản lý 3 - Cấp công ty: bao gồm ban giám đốc, giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng. - Cấp nhà máy - Cấp phân xưởng 4 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TC-KT N/M THỜI TRANG N/M MAY 1 PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KH -TT PHÒNG PHÒNG KỸ KINH THUẬT DOANH ĐẦU TƯ N/M MAY 2 N/M MAY PHÒNG 3 KINH DOANH PHÂN XƯỞNG MAY DỆT KIM PHÂN XƯỞNG MAY JEAN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÂN XƯỞNG THÊU N/M MAY ĐÔNG MỸ PHÂN XƯỞNG THIẾT KẾ PHÒNG ĐỜI SỐNG PHÒNG THƯƠN G MẠI TRUNG TÂM Y TẾ TRUNG TÂM TN & KTCLSP N/M SỢI VINH N/M SỢI N/M DỆT NHUỘM PHÂN XƯỞNG CHẢI THÔ PHÂN XƯỞNG CHẢI KỸ Hình 2: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Dệt May Hà Nội 5 PHÂN XƯỞNG KÉO SỢI N/M DỆT VẢI DENIM PHÂN XƯỞNG ĐÁNH ỐNG N/M DỆT HÀ ĐÔNG 6 3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản các bộ phận quản lý trong công ty Bảng 3: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty T Chức danh/phòng T ban 1 Tổng giám đốc Chức năng – nhiệm vụ Quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Nhận nhiệm vụ tổng công ty giao 2 Phó tổng giám đốc Quản lý, điều hành kế hoạch sản xuất lĩnh vực may. Chỉ đạo thực hiện công tác ISO 9000, SA 8000. 3 Giám đốc điều hành I Điều hành sản xuất sợi, phụ trách công tác chất lượng sản phẩm. Điều hành sản xuất kinh doanh các đơn vị tự hạch toán 4 Giám đốc điều hành Điều hành sản xuất lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm. II Phụ trách công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường sản xuất dệt nhuộm. 5 Giám đốc điều hành Quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, III 6 chế độ, chính sách, đời sống, y tế và văn thế Giám đốc điều hành Quản lý điều hành về mẫu mã thời trang, thị IV trường và phương án tiêu thụ sản phẩm may nội địa 7 Phòng kế toán tài Quản lý nguồn vốn của công ty, thực hiện công chính tác tín dụng. Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính. 8 Phòng XNK Nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty trong 7 định hướng phát triển hàng xuất khẩu 9 Phòng tổ chức hành Tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức chính cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính. 10 Phòng KT-đầu tư Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ 11 12 Phòng kế hoạch thị Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác trường Marketing, tiêu thụ sản phẩm của công ty Phòng thương mại Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 13 Phòng KCS Nghiên cứu, đề ra các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến; Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO. 4. Tình hình sản xuất kinh doanh gần đây Bảng 4: Kết quả kinh doanh của công ty gần đây Chỉ tiêu ĐVT Tổng DT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 SS 08/07 SS 09/08 Tr.đ 887.956 990.894 1.104.239 11,5% 11,4% Lợi nhuận Tr.đ 2.453 2.895 3.543 18% 22,3% 0,27 0,29 0,32 2.500.000 2.700.500 3.200.000 LN/DT % Thu nhập đ/ng/tháng bq 8 Nguồn: Phòng KHTT Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty khá tốt, lợi nhuận và doanh thu vẫn tiếp tục tăng, tuy năm 2009 mức tăng tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm hơn so với năm 2008. Ta cũng dễ nhận thấy ở đây là tỷ suất lợi nhuận/tổng doanh thu của công ty rất thấp. Doanh thu của công ty tuy lớn nhưng lợi nhuận lại không cao. Doanh thu của công ty tăng đều trong những năm qua làm cho đời sống của cán bộ công nhân được nâng cao, thể hiện là thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân công ty tăng liên tục năm 2007 là 2.500.000 đ nhưng tới năm 2009 con số này là 3.200.000 đ. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HANOSIMEX 1. Phân tích môi trường bên ngoài 1.1. Phân tích khách hàng Nhu cầu mua sắm quần áo ngày càng tăng Trong giai đoạn hiện nay, đời sống, kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của nhân dân ngày càng được nâng cao làm cho nhu cầu được mặc đẹp ngày càng tăng lên không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Theo tổng công ty dệt may Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng hàng năm về hàng may mặc rất cao trên 20%. Nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng theo sự phát triển của nền kinh tế. Từ các trang phục công sở tới các trang phục dạo phố, hay dã ngoại... đang rất phát triển tại các thành phố lớn Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm may mặc Trong vài năm gần đây ngành dệt may phát triển mạnh, nhiều công ty được thành lập với rất nhiều loại sản phẩm, ngoài ra sản phẩm dệt may nhập lậu cũng tràn ngập thị trường Việt Nam. Hơn nữa, trình độ của người tiêu dùng ngày một nâng cao làm cho khách hàng có sự so sánh lựa chọn đòi hỏi công bằng về giá cả, chất lượng và phong cách phục vụ. 9 Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn người cung cấp sản phẩm; khách hàng có thể chuyển từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác do vậy quan hệ tốt với khách hàng để giữ khách hàng trung thành với mình là một yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc phải quan tâm. Cùng với thu nhập và mức sống tăng lên làm cho khách hàng ngày càng có yêu cầu cao về ăn mặc và chưng diện 1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh Trong quá trình tồn tại và phát triển, từ hoạt động sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bất kỳ một công ty nào cũng phải chịu tác động tương hỗ của rất nhiều yếu tố. Một trong những tác động lớn đó là đối thủ cạnh tranh vì vậy chúng ta cần phải phân tích nhìn nhận đối thủ cạnh tranh để có nhận thức thấu đáo về thị trường, sản phẩm hoặc để có được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Trong một vài năm gần đây công ty Hanosimex phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh cả các đối thủ trong nước và đối thủ nước ngoài. ở trong nước nếu như các mặt hàng của trẻ em, công ty vẫn chiếm ưu thế thì ngược lại mặt hàng dệt kim người lớn đang bị các đối thủ chiếm dần mất thị phần. Điển hình là các công ty như Dệt may Thành Công, Hoàng Tấn, PT2000, Ninomaxx, Foci... Những nhãn hiệu đang khẳng định vị trí thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao qua các mẫu mã và tạo chỗ đứng riêng. Từng nhãn hiệu lại khẳng định một phong cách riêng không trùng lặp giữa một thành phố tràn ngập hàng thời trang  Dệt may Thành Công: là một trong những công ty dệt có năng lực sản xuất đứng đầu ở Việt Nam. Sản phẩm của công ty khá đa dạng bao gồm một số mặt hàng chủ yếu như: áo poloshirt, áo T-shirt, áo xuân thu và quần áo thể thao. Cũng như Hanosimex các sản phẩm của Thành Công chưa định vị vào từng nhóm khách hàng cụ thể nào, sản phẩm của Thành Công cũng chưa có nhiều mẫu mã hiện đại thời trang. Vài năm gần đây Thành Công chủ trương phát triển và hoàn thiện hoạt động phân phối qua các nhà phân phối trung 10 gian và bán lẻ trong toàn quốc. Ngoài ra Thành Công đang hướng vào các loại sản phẩm thời trang và tập trung quảng bá thương hiệu của mình. Có thể nói đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện tại của công ty Hanosimex về các sản phẩm dệt kim bởi các sản phẩm của Hanosimex cũng tương tự như Thành Công.  Dệt may Huế, Dệt may Nha Trang, Dệt kim Đông Xuân: Các công ty này cũng sản xuất các mặt hàng tương tự như Hanosimex nhưng do các công ty này có quy mô và trình độ công nghệ không cao nên sản phẩm không có sức cạnh tranh nhiều.  Các sản phẩm ở thị trường cấp cao hơn có thể nói đến là PT2000, Maxx, hay Foci. Những sản phẩm này có nhiều mẫu mã, kiểu dáng hợp thời trang với những gam màu tươi trẻ rất phù hợp với giới trẻ hiện nay. Các sản phẩm này tạo sự độc đáo theo phong cách hàng Việt Nam. Nhận thức rõ khi nền kinh tế phát triển cũng là lúc nhu cầu mặc đẹp của người dân tăng cao, vì vậy ngay từ lúc xuất hiện trên thị trường, các nhãn hiệu này đã tạo cho mọi người cảm nhận tốt về sản phẩm cao cấp và có nét riêng. Những cửa hàng khang trang, hiện đại, đặt ngay tại các trung tâm mua sắm lớn hoặc các phố chuyên bán hàng thời trang như Hàng Ngang, Hàng Gai, Ngô Quyền ... Chính sự độc đáo này đã thu hút giới được giới trẻ. Tuy nhiên theo đánh giá chung thì các sản phẩm này giá vẫn còn cao. Điều này có thể giúp cho Hanosimex có thể tiến tới khúc thị trường này.  Không ồn áo như PT2000, Maxx nhưng các sản phẩm của Hoàng Tấn đang chinh phục người tiêu dùng trẻ bằng các sản phẩm áo phông đủ loại từ màu sắc đến kiểu dáng. Điều đặc biệt hơn nữa là sản phẩm của công ty này có bảng giá rất phù hợp từ thấp tới cao đáp ứng được nhiều đối tượng tiêu dùng. Đây là một công ty có quy mô nhỏ nhưng sẽ là đối thủ lớn trong những năm tới khi mà thương hiệu Hoàng Tấn đã bắt đầu được chú ý tới. 11  Ngoài các đối thủ trong nước, công ty phải đương đầu với những sản phẩm dệt kim nhập ngoại cả chính thức và không chính thức (hàng lậu) từ các nước như : Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, chiếm thị phần lớn. Đặc biệt hàng Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những sản phẩm này thường có chất lượng thấp, nhưng bù lại nó có những điểm mạnh là: - Mẫu mã phong phú, đa dạng, màu sắc hài hoà, tiện lợi, nhanh thay đổi mốt, đáp ứng cho mọi lứa tuổi. - Giá bán vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập rộng rãi vào thị thị trường Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có thu nhập thấp như nông thôn, vùng sâu vùng xa. 2. Phân tích môi trường vĩ mô 2.1. Môi trường kinh tế Các công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố kinh tế, các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy cần nhận biết các tác động cụ thể để có những biện pháp khắc phục Kinh tế trong nước Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng cao. Nền kinh tế phát triển nhanh làm tăng nhu cầu và số lượng khách hàng. Nó mở ra cơ hội cho ngành dệt may nói chung và công ty Dệt may Hà Nội nói riêng Tỷ lệ lãi suất. Thực hiện chính sách kích cầu, khuyến khích đầu tư ngân hàng đã duy trì mức lãi suất thấp. Chính sách này vừa có tác dụng kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư vừa có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất điều đó đã tạo điều kiện để Dệt may Hà Nội tăng cường đầu tư, mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ. Chính sách lãi suất đó vừa có tác dụng mở rộng đối tượng phục vụ vừa tạo điều kiện để Dệt may 12 Hà Nội thuận lợi hơn bởi vì với đặc điểm của công ty Dệt may Hà Nội là vốn chiếm tỷ lệ lớn (chiếm đến 70% vốn kinh doanh). Nên chính sách lãi suất của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm của công ty. Hàng năm, công ty phải trả lãi vay ngân hàng một số tiền lớn nên có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. 2.2. Môi trường chính trị và luật pháp Các yếu tố về chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường. Các công ty hoạt động phải tuân theo các quy định của chính phủ về thuế mướn nhân công, đóng thuế, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường... Những quy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe doạ với công ty. Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động thế giới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước; là thành viên chính thức của nhiều tổ chức trên thế giới: ASEAN, AFTA, WTO... ngành Dệt May Việt Nam cũng có quan hệ với các nước, cơ hội thị trường xuất khẩu đã mở rộng như thị trường EU, Nhật Bản, Trung Đông, Châu Á, Châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Chính phủ ta rất quan tâm và có nhiều hành động thiết thực có hiệu quả nhằm phát huy nội lực, tranh thủ hỗ trợ bên ngoài để phát triển nền kinh tế. Riêng với ngành Dệt May, căn cứ vào đề nghị của Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Công văn số 1883/TT-KHDDT ngày 19/12/2000); ý kiến của các bộ: Bộ Thương Mại (Công văn số 43 TM/XNK ngày 5/1/2001), Bộ KH và Đầu tư (Công văn số 256 BKH/CN ngày 12/01/2001), Bộ KHCN và MT... Ngày 23/4/2001 quyết định của Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế , chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 (số 55/2001/QĐ-TTg). Đây là điều kiện thuận lợi, là bước đầu khởi sắc lớn trong cơ chế pháp lý về ngành 13 dệt may, khẳng định được vị thế và là cơ hội tốt trong tương lai cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dệt may kinh doanh hiệu quả hơn. 2.3. Môi trường công nghệ Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tốt hơn của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra một số ngành mới và đồng thời cũng là mối đe doạ cho các ngành hiện tại. Môi trường công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ, xu hướng chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài về là phổ biến, có nhiều lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh dệt may, như công nghệ dệt, may, công nghệ thông tin... Một mặt giúp cho các doanh nghiệp dệt may phát triển hơn nữa qui mô sản xuất của mình, đáp ứng hơn nữa nhu cầu phát triển không ngừng của người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm ngày càng cao để có thể cạnh tranh được với ngành dệt may các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác buộc các nhà kinh doanh dệt may phải có biện pháp mua và thực hiện việc vận hành và sử dụng nó, đây là vấn đề đặt ra đối với ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng. 2.4. Môi trường văn hoá xã hội Sự chuyển đổi trong phong cách ăn mặc theo xu hướng mặc đẹp và tiện dụng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập ngày càng tăng của người dân, nhu cầu mặc đẹp và tiện dụng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Họ không còn tìm sản phẩm may để mặc ấm mà họ tìm kiếm sự hài lòng về kiểu dáng và sự tiện dụng của sản phẩm để phù hợp với nhịp sống cũng đang tăng lên. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm hàng hiệu Nhịp sống hiện đại đã dần dần tác động vào phong cách sống và giao tiếp của người tiêu dùng tại thành phố, thành thị. Thêm vào đó là việc thu nhập 14 ngày càng cao tại các thành phố làm cho nhu cầu tự khẳng định mình tăng làm tăng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng hiệu. Đối với sản phẩm may mặc thì hàng hiệu có tác động mạnh đến sự mua sắm của người tiêu dùng. 2.5. Môi trường tự nhiên Đối với sản phẩm may mặc thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông, xơ để sản xuất các loại sợi dệt vải. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các loại nguyên vật liệu này phải nhập từ nước ngoài. Do đó, tình hình sản xuất của nhiều công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nhập nguyên vật liệu. Trong mấy năm vừa qua, do ảnh hưởng của nhiều sự kiện chính trị trên thế giới đã làm biến động lớn đến thị trường nguyên vật liệu nói chung, giá nguyên vật liệu tăng, không ổn định nên làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một yếu tố khác cũng ảnh hướng lớn tới các sản phẩm may mặc là yếu tố khí hậu của Việt Nam. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và thời tiết thay đổi theo từng vùng. Do đó khi sản xuất sản phẩm may mặc các công ty cần phải chú ý tới thời tiết để có sản phẩm phù hợp. 3. Phân tích môi trường bên trong 3.1. Phân tích công tác tài chính kế toán  Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm2009 2008 I. Khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,51 0,49 2. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,28 1,16 II. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1. Cơ cấu tài sản 15 - TSCĐ/TTS % 0,457 0,476 - TSLĐ/TTS % 0,543 0,524 - Nợ phải trả/ Tổng NV % 0,746 0,762 - Nguồn vốn CSH/ Tổng NV % 0,254 0,238 đồng 0,0027 0,0032 2. Cơ cấu nguồn vốn III. Năng lực sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu 3.2. Phân tích nhân sự Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc nằm trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, là một đơn vị có quy mô lớn với gần 5.000 lao động. Toàn bộ lực lượng lao động trong Dệt may Hà Nội có thể chia thành 2 bộ phận: Bộ phận lao động gián tiếp đó là khối văn phòng và bộ phận lao động trực tiếp làm việc tại các phân xưởng trong các nhà máy của công ty. Tổng số cán bộ trong Dệt may Hà Nội hiện có 4756 người. Trong đó có : - 03 người trên trình độ đại học chiếm 0,06% - 331 người có trình độ đại học chiếm 6,96% - 35 người có trình độ Cao đẳng chiếm 0,73% - 167 có trình độ trung học chiếm 3,51% - 4220 công nhân chiếm 88,69% Từ thực trạng lao động của Dệt may Hà Nội, có thể nhận thấy: Đội ngũ cán bộ quản lý của Dệt may Hà Nội hiện nay hầu hết đều trưởng thành từ cán bộ kỹ thuật và phần lớn chưa qua trường lớp đào tạo về quản lý, kinh doanh do vậy trong một môi trường kinh doanh mới còn tỏ ra nhiều bất 16 cập, lúng túng trước những thay đổi của thị trường; đôi khi những xử thế kém linh hoạt trong kinh doanh chưa phù hợp và ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thường xuyên, nhằm trang bị kiến thức về phong cách kinh doanh mới, những hiểu biết về nền kinh tế thị trường và những thay đổi của môi trường kinh doanh trong cạnh tranh và hội nhập là hết sức cần thiết. Với tỷ lệ công nhân chiếm gần 90% lao động, trong số này chỉ có khoảng 15% lao động là có bậc thợ trên 5. Do vậy cần xem xét có các chương trình phù hợp đào tạo ngắn hạn để bố trí, chuyển đổi công việc phù hợp với năng lực và phù hợp yêu cầu của công việc. 3.3. Phân tích hoạt động marketing của công ty dệt may Hà Nội 3.3.1. Hệ thống nghiên cứu thị trường Về công tác nghiên cứu thị trường đây có lẽ là điểm chung của các doanh nghiệp Dệt may nói riêng và doanh nghiệp khác trên địa bàn nói chung là chưa thực hiện được đầy đủ công tác này theo đúng nghĩa của nó là khảo sát thị trường, nghiên cứu thị trường để định hướng phát triển, đầu tư phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Chính vì vậy mà khi tính toán các dự báo về phát triển các loại sản phẩm, cũng như phân bố sử dụng sản phẩm chưa thực trúng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại từng khu vực dẫn tới tình trạng phân bố chưa hợp lý các nguồn lực tại các khu vực. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty thường mang tính cảm tính nhiều hơn là thực tế. Trên cơ sở thực tế, các thông tin về thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh thu thập được thường không chính xác và đầy đủ. Chính vì thế nên việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải có tổ chức nghiên cứu và khai thác tốt các thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng, xác định đâu là thị trường thế mạnh chủ yếu, đồng thời khắc phục những lỗ 17 hổng của thị trường, nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty. 3.3.2. Hỗn hợp Marketing  Chính sách sản phẩm Sản phẩm dệt kim công ty có các loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo (T-shirt + Hineck), quần áo thể thao và các loại quần áo trẻ em. Các loại sản phẩm này được chế tạo từ các loại sợi cotton hoặc Polyeste, tuỳ theo từng sản phẩm mà nó được sản xuất từ 100% cotton hoặc 100% Polyeste hoặc phối hợp giữa cotton và polyeste. Đặc tính nổi bật của các sản phẩm này là mềm, hút ẩm kháng mùi cơ thể và có nhiều màu sắc tươi trẻ. Các loại sản phẩm này đều mang tính nghệ thuật bởi vì tất cả các chi tiết của áo như thân, lai, cổ áo phải có cùng tông màu mặc dù chúng không được may cùng một loại vải. Tuỳ theo loại cổ áo, lai áo mà áo được thiết kế đa dạng từ đơn giản nhất đến rất thời trang Các loại áo Poloshirt và Tshirt là những sản phẩm dệt kim chủ yếu của công ty, ngoài những yêu cầu về tính năng chất lượng thì các sản phẩm này còn cần phải mang tính thẩm mỹ cao về màu sắc, kiểu dáng bởi nó là sản phẩm thường được sử dụng khi đi dạo phố, mua sắm hay đi dã ngoại. Các sản phẩm này đang được công ty đổi mới để phù hợp với thời tiết khác nhau ở từng vùng của Đất nước. Ngoài sản phẩm chính là các loại áo phông truyền thống công ty còn nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhiều loại quần áo cao cấp như các loại quần áo thời trang và các bộ đồ thể thao với sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc, phong cách rất thời trang và gọn nhẹ. Quần áo trẻ em là mặt hàng mà công ty đã có thế mạnh từ lâu, sản phẩm của công ty rất đa dạng thích hợp với bất kỳ màu sắc, mẫu mã. Các sản phẩm của trẻ em đều được sản xuất từ nguyên vật liệu bền, đường may chắc 18 cho trẻ hiếu động. Độ bền màu theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo sự an tâm cho khách hàng đối với các sản phẩm đa màu sắc.  Chính sách giá Trong cơ chế thị trường hiện nay giá cả là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Công ty đã luôn sử dụng một mức giá cạnh tranh phù hợp với thị trường nhằm đạt được doanh thu lớn nhất. Hiện nay công ty áp dụng chính sách giá phân biệt cho từng loại đối tượng và sử dụng hình thức chiết khấu như sau + Chiết khấu cho khách hàng mua khối lượng lớn. + Chiết khấu theo thời vụ ( bán hạ giá đối với các sản phẩm đã lỗi mốt). + Tuỳ theo từng khu vực mà có giá phù hợp Bảng 3.11: Chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn Giá trị đơn hàng Chiết khấu so với giá bán lẻ 2-5 triệu 2,5% 5-10 triệu 3,5% Trên 10 triệu 5,5% Bảng 3.12: Giá một số sản phẩm của các công ty Đơn vị: đồng Hanosimex Thành Áo Poloshirt Nam Hoàng PT2000 Công Tấn 50.000 60.000 90.000 170.000 45.000 55.000 85.000 160.000 ngắn tay Áo Poloshirt Nữ ngắn 19 tay Áo Poloshirt Nữ dài 50.000 62.000 95.000 180.000 47.000 57.000 90.000 170.000 tay Áo Tshirt  Phân phối Đối với thị trường trong nước các kênh tiêu thụ cho sản phẩm dệt kim bao gồm: - Kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: Công ty có các cửa hàng bán sản phẩm tại các tỉnh, thành phố khác nhau, các cửa hàng đặt tại các thị trấn, chợ lớn nhỏ. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 60% doanh thu nội địa - Kênh phân phối gián tiếp: qua các đại lý của công ty, các nhà bán buôn lấy hàng với khối lượng lớn sau đó đem tiêu thụ tại các tỉnh, huyện, thị xã, vùng sâu vùng xa. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 40% doanh thu nội địa. Hiện tại công ty có 8 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và hơn 70 đại lý phân phối tới nhiều khu vực. Phương thức bán hàng Công ty Hanosimex ký hợp đồng với các đại lý. Mọi hoạt động mua bán đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa công ty và các đại lý nhưng không hề có sự khống chế về số lượng, chủng loại sản phẩm. Hình thức thanh toán khi mua hàng của công ty có thể bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, ngân phiếu... Ngoài ra công ty áp dụng chính sách hoa hồng 10% đối với các đại lý và được trừ ngay tại hoá đơn thanh toán.  Xúc tiến bán hàng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan