Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh của sinh viên khoa kinh...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường đại học cần thơ

.PDF
128
2816
80

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TÚ QUYÊN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản trị kinh doanh thƣơng mại Mã số ngành: 52340121 Tháng 12-Năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TÚ QUYÊN MSSV: 4104928 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI Mã số ngành: 52340121 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ths.DƢƠNG QUẾ NHU Tháng 12-Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè, em còn nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô, của Ban giám hiệu nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của mình. Em xin kính gởi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc học tập, nghiên cứu trong suốt những năm học vừa qua. Cám ơn quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý Thầy, Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần thiết để em có thể hoàn thành đề tài luận văn này. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn Cô Dƣơng Quế Nhu ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cũng nhƣ tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời tri ơn sâu sắc đến Cô. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân cùng bạn bè, những ngƣời đã động viên, tiếp thêm sức mạnh trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. Tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp tận tình của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nhiều sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Tú Quyên i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Tú Quyên ii MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.4 Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................ 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 8 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 8 2.1.1 Vài nét về tiếng Anh và đặc điểm của tiếng Anh ..................................... 8 2.1.2 Vai trò của tiếng Anh trong thời đại tri thức ............................................ 8 2.1.3 Khái niệm kết quả học tập và cách đo lƣờng .......................................... 10 2.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh viên ....................... 13 2.1.5 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 15 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 16 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 16 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 17 2.2.3 Khái quát phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 17 Chƣơng 3: TỔNG QUAN ................................................................................ 20 3.1 Giới thiệu chung về trƣờng Đại học Cần Thơ ........................................... 20 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 20 3.1.2 Hoạt động ................................................................................................ 21 3.2 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh .......................................................... 22 3.2.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 22 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động................................................................... 22 3.2.3 Hợp tác quốc tế ....................................................................................... 23 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 24 4.1 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tiếng Anh ...................... 24 4.2 Khái quát đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 29 iii 4.2.1 Giới tính .................................................................................................. 30 4.2.2 Quê quán ................................................................................................. 30 4.2.3 Năm Đại học ........................................................................................... 30 4.2.4 Ngành học ............................................................................................... 31 4.2.5 Học lực .................................................................................................... 31 4.3 Thực trạng học tiếng Anh của SV khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ .................................................................................. 31 4.3.1 Mục đích cho việc học tiếng Anh của SV .............................................. 31 4.3.2 Trình độ tiếng Anh hiện tại của SV ........................................................ 35 4.3.3 Thời gian đã học tiếng Anh của SV ........................................................ 39 4.3.4 Kỹ năng khó nhất khi học tiếng Anh ...................................................... 40 4.3.5 Mức kỳ vọng trình độ tiếng Anh trong tƣơng lai ................................... 44 4.3.6 Thời gian dành cho việc học tiếng Anh mỗi ngày của SV ..................... 46 4.3.7 Phƣơng pháp học tiếng Anh của SV ....................................................... 51 4.4 Đánh giá thang đo và phân tích nhân tố .................................................... 55 4.4.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha ........................... 55 4.4.2 Phân tích nhân tố..................................................................................... 61 4.5 Tóm tắt chƣơng .......................................................................................... 67 Chƣơng 5: MỘT SÔ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH .............................................................................................................. 69 5.1 Cơ sở đề ra giải pháp ................................................................................. 69 5.1.1 Tồn tại ..................................................................................................... 69 5.1.2 Nguyên nhân ........................................................................................... 69 5.2 Giải pháp .................................................................................................... 70 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 72 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 72 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 73 6.2.1 Đối với SV .............................................................................................. 73 6.2.2 Đối với nhà trƣờng và giảng viên ........................................................... 74 6.2.3 Đối với các nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 74 iv TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 79 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 83 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Quy chiếu các hệ thống đánh giá trình độ tiếng Anh theo khung trình độ châu Âu .............................................................................................. 12 Bảng 2.2: Tổng hợp ......................................................................................... 14 Bảng 4.1: Kết quả thống kê các yếu tố còn lại sau khi nghiên cứu sơ bộ ....... 24 Bảng 4.2: Thang đo yếu tố cá nhân ................................................................. 26 Bảng 4.3: Thang đo yếu tố giảng viên ............................................................. 27 Bảng 4.4: Thang đo yếu tố môi trƣờng học ..................................................... 27 Bảng 4.5: Thang đo yếu tố văn hóa – xã hội ................................................... 28 Bảng 4.6: Thang đo yếu tố gia đình ................................................................. 28 Bảng 4.7: Thang đo yếu tố nhà trƣờng ............................................................ 29 Bảng 4.8: Thông tin chung về đối tƣợng đƣợc khảo sát .................................. 29 Bảng 4.9: Học lực của SV khoa KT & QTKD ................................................ 31 Bảng 4.10: Thống kê mục đích học tiếng Anh của SV ................................... 33 Bảng 4.11: Thống kê trình độ tiếng Anh của SV ............................................ 35 Bảng 4.12: Trình độ tiếng Anh của SV phân theo quê quán ........................... 38 Bảng 4.13: Thời gian đã học tiếng Anh phân theo năm học ........................... 40 Bảng 4.14: Kỹ năng khó nhất khi học tiếng Anh theo cảm nhận của SV ....... 40 Bảng 4.15: Thống kê mức kỳ vọng về trình độ tiếng Anh của SV ................ 44 Bảng 4.16: Thời gian dành cho việc học tiếng Anh mỗi ngày của SV............ 46 Bảng 4.17: Thời gian dành cho việc học tiếng Anh phân theo kỳ vọng trình độ tiếng Anh.......................................................................................................... 50 Bảng 4.18: Thời gian dành cho việc học tiếng Anh phân theo học lực ........... 50 Bảng 4.19: Mô tả mức độ ảnh hƣởng của các biến trong thang đo ................. 55 Bảng 4.20: Kết quả phân tích Cronbach Alpha cả thang đo............................ 56 Bảng 4.21: Tổng kết các nhân tố còn lại sau khi kết thúc quá trình đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach‟s alpha ............................................................ 60 Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố (Ma trận nhân tố đã xoay) .................. .62 vi Bảng 4.23: Kết quả tính trung bình cộng của các biến thuộc 6 nhóm trích nhân tố ...................................................................................................................... 65 Bảng 4.24: Sự ảnh hƣởng của các nhóm nhân tố đến giới tính ....................... 66 Bảng 4.25: Sự ảnh hƣởng của các nhóm nhân tố đến SV giữa các năm học .. 66 Bảng 4.26: Sự ảnh hƣởng của các nhóm nhân tố đến học lực ......................... 67 Bảng 4.27: Thực trạng học tiếng Anh của SV khoa KT & QTKD ................. 67 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 15 Hình 4.1 Mục đích học tiếng Anh của SV nam và SV nữ ............................... 34 Hình 4.2 Mục đích học tiếng Anh của SV giữa các năm học .......................... 34 Hình 4.3 Trình độ tiếng Anh hiện tại của SV nam và SV nữ .......................... 36 Hình 4.4 Trình độ tiếng Anh hiện tại của SV giữa các năm học ..................... 37 Hình 4.5 Trình độ tiếng Anh phân theo học lực của SV ................................. 39 Hình 4.6 Kỹ năng tiếng Anh khó nhất đối với SV nam và SV nữ .................. 43 Hình 4.7 Kỹ năng tiếng Anh khó nhất đối với SV giữa các năm học ............. 43 Hình 4.8 Kỳ vọng tiếng Anh của SV nam và SV nữ ....................................... 45 Hình 4.9 Kỳ vọng tiếng Anh của SV giữa các năm học .................................. 45 Hình 4.10 Thời gian dành cho việc học tiếng Anh của SV nam và SV nữ ..... 47 Hình 4.11 Thời gian dành cho việc học tiếng Anh của SV giữa các năm ....... 49 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CLB: Câu lạc bộ ĐH: Đại học ĐHCT: Đại học Cần Thơ ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GV: Giảng viên KT & QTKD: Kinh tế và Quản trị kinh doanh NCKH: Nghiên cứu khoa học SV: Sinh viên ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học ngoại ngữ của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ” đƣợc thực hiện từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2013 nhằm tìm hiểu thực trạng học tiếng Anh và các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tiếng Anh của SV khối ngành kinh tế để đề ra những giải pháp giúp nâng cao kết quả dạy và học tiếng Anh. Luận văn đƣợc thực hiện với cỡ mẫu là 208, theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tƣợng đƣợc khảo sát là SV từ khóa 36 đến khóa 39 hệ chính quy đang học tại trƣờng. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đề tài gồm: thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặt bằng chung trình độ tiếng Anh của SV khối ngành kinh tế còn ở mức thấp. Kết hợp với phƣơng pháp phân tích nhân tố, ngƣời viết tìm ra 6 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tiếng Anh của SV gồm “môi trƣờng học tiếng Anh”, “sự quan tâm của gia đình, sĩ số lớp ngoại ngữ”, “cơ sở vật chất”, “tâm lý của SV khi giao tiếp tiếng Anh”, “phƣơng pháp học tiếng Anh”, “mục tiêu học tiếng Anh”. Dựa vào kết quả, nhóm yếu tố “tâm lý của SV khi giao tiếp bằng tiếng Anh” tác động mạnh nhất đến kết quả học tiếng Anh. Vì vậy, ta có thể nhận định đa phần SV kinh tế có tâm lý e ngại, rụt rè khi giao tiếp tiếng Anh. Ngoài yếu tố kể trên, SV có học lực giỏi còn bị ảnh hƣởng khá mạnh bởi “phƣơng pháp học tiếng Anh”, còn SV xếp loại xuất sắc bị chi phối bởi “mục tiêu, động lực học tiếng Anh”. x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác ngày càng sâu rộng với các quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đầu tƣ kinh doanh. Điều đó đòi hỏi một lực lƣợng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Vì vậy, chất lƣợng đào tạo của một trƣờng ĐH quan trọng hơn bao giờ hết, quyết định sự thành bại của một quốc gia. Chất lƣợng đào tạo đƣợc phản ánh thông qua kết quả học tập của SV[1]. SV không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu để trau dồi vốn kiến thức và kinh nghiệm để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hƣớng đi phù hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy SV ĐH sau khi ra trƣờng muốn tìm đƣợc một việc làm lƣơng cao và ổn định thì bên cạnh bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ cũng hết sức quan trọng. SV của các trƣờng ĐH trong nƣớc mặc dù có kết quả tốt nghiệp loại khá, giỏi mà không có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ vẫn không đƣợc các nhà tuyển dụng trong và ngoài nƣớc đánh giá cao. SV khoa KT & QTKD trƣờng ĐHCT đƣợc đào tạo ngoại ngữ theo khung chƣơng trình không chuyên ngữ. Thời lƣợng học ngoại ngữ ở trên lớp chỉ có 10 tín chỉ, tƣơng đƣơng 150 tiết trong cả 4 năm học. Nhƣng thƣờng thì SV học trong giai đoạn 2 năm đầu của bậc ĐH. SV khi hoàn thành 10 tín chỉ ngoại ngữ đó chỉ đủ để học xong giáo trình tiếng Anh tổng quát. Ngoài ra có thêm Anh văn chuyên ngành nhƣng đó là môn học tự chọn và chỉ có 3 tín chỉ. Vì là tự chọn nên chỉ một số SV đƣợc học môn này. Thời gian để học và thực hành tiếng Anh của SV kinh tế trƣờng ĐHCT nhƣ vậy là rất ít. Vì vậy, SV kinh tế của trƣờng ĐHCT muốn học tốt môn tiếng Anh thì càng phải cố gắng và tranh thủ tự học, học trên lớp, học thầy, học bạn. Trƣờng ĐHCT là một trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực ĐBSCL. SV của trƣờng chủ yếu là học sinh các trƣờng trung học phổ thông ở các tỉnh miền Tây. Do nhiều SV sống và học ở miền quê hoặc những vùng xa xôi điều kiện học tiếng Anh còn hạn chế. Hơn thế nữa lại không có điều kiện thực hành vì vậy e ngại, nhút nhát không dám nói khi thực hành nghe, nói trƣớc đám đông. Bên cạnh đó, trong các kì thi ngoại ngữ một số SV vẫn không đạt đƣợc kết quả mong muốn mặc dù có sức học tốt. Lại có những SV có chứng chỉ ngoại ngữ nhƣng không đủ năng lực, trình độ và vẫn không thể đáp ứng nhu cầu công việc. Tại sao lại nhƣ vậy? Đứng trƣớc những mâu thuẫn thực tế đã và 1 đang xảy ra đó, ngƣời viết đặt ra câu hỏi “có mối quan hệ giữa nỗ lực bỏ ra với kết quả học tập của SV không, và trên thực tế kết quả học ngoại ngữ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Liệu có thể đánh giá đƣợc thực lực ngoại ngữ của SV hiện nay hay chƣa?”. Vì vậy ngƣời viết chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học ngoại ngữ của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó nhằm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tiếng Anh của SV cũng nhƣ đề xuất những giải pháp giúp cho nhà trƣờng nâng cao kết quả học tiếng Anh cho SV. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu kết quả học tiếng Anh của SV khoa KT & QTKD trƣờng ĐHCT để có những giải pháp nâng cao kết quả học tiếng Anh cho SV. Để đạt đƣợc mục tiêu chung nhƣ trên thì cần có những mục tiêu cụ thể nhƣ sau: Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng học tiếng Anh của SV khoa KT & QTKD trƣờng ĐHCT. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tiếng Anh của SV khoa KT & QTKD trƣờng ĐHCT. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp để nâng cao kết quả học tiếng Anh cho SV. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài đƣợc thực hiện tại trƣờng ĐHCT trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013. Đối tƣợng đƣợc khảo sát là SV khoa KT & QTKD hệ chính quy đang học tại trƣờng. SV khối ngành kinh tế sau khi hoàn tất chƣơng trình ĐH sẽ làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, mà ngoại ngữ là điều kiện tuyển dụng bắt buộc hiện nay. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trƣờng, SV ngoài những kiến thức thu nhận trên lớp còn phải tìm thêm sách, tạp chí,…để đọc. Tài liệu tham khảo thì rất nhiều nhƣng sách chuyên ngành kinh tế phần lớn đƣợc viết bằng tiếng Anh. Điều đó đòi hỏi SV khối ngành kinh tế phải giỏi ngoại ngữ. Đối tƣợng nghiên cứu là kết quả học tập đƣợc đo lƣờng thông qua việc SV tự đánh giá về trình độ Anh văn của mình. Ngoại ngữ là môn học điều kiện bắt buộc để xét tốt nghiệp, SV phải hoàn thành chƣơng trình Anh văn tổng quát gồm 3 học phần Anh văn căn bản 1, 2, 3. Vì vậy, ngƣời viết chỉ xét trƣờng hợp ngoại ngữ là tiếng Anh trong đề tài của mình. 2 Đề tài tập trung làm rõ sự ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố đến kết quả học tiếng Anh của SV. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Thu Hiền đã xác định thực trạng sử dụng các thủ thuật học tiếng Anh của SV năm thứ hai Khoa Ngôn ngữ và Văn Hóa Anh - Mỹ [2], xem có mối liên hệ nào giữa mức độ sử dụng các thủ thuật học này và kết quả học tập của các SV không. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thủ thuật học tiếng Anh của SV, qua đó nâng cao chất lƣợng học ngoại ngữ. Để đạt đƣợc mục tiêu, tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu đại diện theo hình thức trả lời bảng câu hỏi với số lƣợng mẫu 20 giáo viên dạy năm thứ hai và 200 SV năm thứ hai (190 nữ và 10 nam) của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ. Bên cạnh việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS, tác giả còn sử dụng Bảng các thủ thuật học ngôn ngữ của Oxford (SILL - phiên bản 7.0) làm công cụ nghiên cứu các thủ thuật học của SV. Kết quả phân tích cho thấy việc sử dụng thủ thuật có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến kết quả học tiếng Anh của SV. Đề tài vẫn còn hạn chế là chƣa nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hƣởng của các thủ thuật dùng cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng dịch. Bế Thị Điệp khảo sát 398 học sinh trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh trƣờng trung học phổ thông nội trú Cao Bằng[3]. Bằng việc, tác giả đã thiết kế và đánh giá thang đo các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh bằng phần mềm SPSS và mô hình Rasch. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 11 yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cụ thể các yếu tố có tác động tích cực đến kết quả học tập là Nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên, Bạn học cùng trƣờng, Chính sách học bổng, Uy tín nhà trƣờng, Sự kích thích từ gia đình (thuộc nhóm gia đình), Tính tích cực học tập, Tính kiên trì trong học tập, Mục đích học tập, Tự học (thuộc nhóm yếu tố các nhân). Các yếu tố có tác động nghịch đến kết quả học tập là học vấn bố, tình yêu thƣơng gia đình. Ƣu điểm của đề tài là tác giả nghiên cứu rất kỹ các mô hình lý thuyết và hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về sự ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố đến kết quả học tập. Qua đó thì tác giả cũng đã tự xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnh hƣởng đến đến kết quả học tập. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng pháp học tập đến kết quả học tập của SV trƣờng ĐH Trà Vinh cũng đƣợc Trần Linh Phong thực hiện[4]. Tác giả đã điều tra 230 SV thuộc các khoa Kinh tế, Luật & Ngoại ngữ, Nông nghiệp – Thủy sản và khoa Khoa học ứng dụng. Qua việc xử lý số liệu, tác giả đã đƣa ra 3 các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập gồm mục đích tự học, động cơ tự học, phƣơng pháp tự học, phƣơng pháp giảng dạy của GV, nội dung chƣơng trình đào tạo, các phƣơng tiện, điều kiện vật chất. Từ đó, bài viết kết luận là phƣơng pháp tự học có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả học tập của SV trong môi trƣờng giáo dục ĐH, nhất là đối với SV trƣờng ĐH Trà Vinh. Thông qua điều tra khảo sát 353 SV chính quy đang học tại trƣờng ĐH Mở thành phố Hồ Chí Minh, Phan Ngô Minh Trúc đã đƣa ra pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên chính quy trƣờng Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh[5]. Tác giả đã xử lý để đi đến kết luận có 10 yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của SV bao gồm các yếu tố độ tuổi đi học, giới tính, năm học ĐH, ngành học phù hợp với sở thích, thời gian vắng mặt, thời gian tự học, điểm thi đầu vào, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, địa điểm trƣờng trung học phổ thông và động viên việc học từ cha mẹ. Nghiên cứu này chỉ mới nghiên cứu một số yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân, điểm thi đầu vào, môi trƣờng học cũ và đặc điểm gia đình, chƣa nghiên cứu các yếu tố thuộc về môi trƣờng học tập, phƣơng pháp giảng dạy của GV, cơ sở vật chất. Nhƣng kết quả nghiên cứu này đƣợc dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm vững chắc, sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, nên đây có thể là tài liệu tham khảo có giá trị. Hijazil and Naqvi cũng muốn xác định xem có những yếu tố nào tác động đến kết quả học tập nên nghiên cứu đề tài “Factors affecting students‟ performance (A Case Of Private Colleges)”[6]. Nghiên cứu này đƣợc hai tác giả điều tra 300 SV (75 nữ và 225 nam) ở các trƣờng Cao đẳng tƣ nhân với độ tuổi hợp lệ là từ 18 tuổi đến 22 tuổi. Bài viết tập trung chủ yếu vào các yếu tố nhƣ tham dự lớp học, thu nhập gia đình, thời gian tự học, tuổi của mẹ và trình độ giáo dục của mẹ. Kết quả cho thấy các yếu tố nhƣ tham dự lớp học, thu nhập gia đình, thời gian tự học thêm và trình độ giáo dục của mẹ có tác động tích cực, còn tuổi của mẹ thì có tác động tiêu cực đến kết quả học tập. Nguyễn Thùy Gia Ly và Nguyễn Thị Dạ Lệ đã tìm hiểu môi trƣờng thực hành tiếng của SV khoa Tiếng Anh trƣờng ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp[7]. Để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng thực hành tiếng đến kết quả học tập ngoại ngữ của SV Khoa tiếng Anh của trƣờng tác giả đã tiến hành khảo sát 210 SV hệ chính quy tập trung từ năm 1 đến năm 3 của Khoa tiếng Anh (năm 1: 50 SV, năm 2: 70 SV, năm 3: 90 SV). Phƣơng pháp tính toán trong đề tài chủ yếu là thủ công nên nghiên cứu của hai tác giả này hầu nhƣ sơ sài và đơn giản, chƣa làm rõ đƣợc vấn đề nghiên cứu. Nhƣng ở khía cạnh nào đó, đề tài đã khái quát hóa đƣợc môi trƣờng thực hành 4 tiếng cũng nhƣ tầm quan trọng của môi trƣờng thực hành đối với kết quả học ngoại ngữ mà cụ thể là kỹ năng nghe, nói của SV Trƣờng ĐH Ngoại ngữ. Nghiên cứu của Abdullah (2011) nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thành tích học tập của SV trƣờng đại học mở Arab – chi nhánh Kuwait[8]. Nghiên cứu khảo sát 566 SV đã tốt nghiệp trong năm 2009-2010 trong đó có 353 SV nữ, và 213 SV nam thuộc các ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, nghệ thuật, giáo dục. Bằng việc phân tích mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã xác định có 7 yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập nhƣ điểm trƣờng trung học, ngành học, tuổi, quốc tịch, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy rằng thành tích học tập của SV bị ảnh hƣởng bởi số tuổi, điểm của trƣờng trung học và quốc tịch. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy rằng SV trẻ tuổi học tập tốt hơn SV lớn tuổi. SV quốc tế có kết quả học tốt hơn SV trong nƣớc. Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả học tập và SV nữ có thành tích học tập tốt hơn SV nam. SV lập gia đình có thành tích học tập tốt hơn so với SV chƣa kết hôn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên (2008) có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng học kém, bỏ học ở nông thôn – Thành phố Đà Nẵng[9]. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao học sinh bỏ học, nghiên cứu đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên ở 5 trong 11 xã của Huyện Hòa Vang. Từ những số liệu của quá trình điều tra, trên cơ sở sử dụng phần mềm SPSS, và bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính, tác giả đã tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là số lớp mà học sinh bỏ học với các yếu tố ảnh hƣởng gồm chi phí cho giáo dục; trình độ học vấn của mẹ; nhận thức, quan niệm của cha mẹ về việc học đối với tƣơng lai của con; khoảng cách từ nhà đến trƣờng và gia đình có ti vi. Trong đó chi phí đầu tƣ cho việc học càng ít thì số lớp nghỉ học càng cao. Học vấn của mẹ tỷ lệ nghịch với số lớp nghỉ học của học sinh, nghĩa là khi học vấn của mẹ càng cao thì số lớp bỏ học của học sinh sẽ càng giảm. Trong mẫu điều tra này thì học vấn của mẹ ảnh hƣởng đến việc học của con hơn là cha. Đối với những gia đình mà khi cha mẹ có quan niệm rằng việc học tập là bình thƣờng đối với tƣơng lai của con, thì học sinh bỏ học giữa chừng sẽ cao, số lớp bỏ học của học sinh cũng sẽ tăng. Bên cạnh đó, khoảng cách từ nhà đến trƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến việc lƣời học của học sinh dẫn đến tình trạng các em bỏ học giữa chừng sớm. Cũng với kết quả nghiên cứu thì khoảng cách từ nhà đến trƣờng và ti vi sẽ tỷ lệ nghịch với số lớp nghỉ học của học sinh. Trƣơng Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiền, Võ Thế Hiện và Hồ Phƣơng Thùy đã nghiên cứu thuận lợi và khó khăn trong học tập của SV năm nhất tại trƣờng ĐHCT[10]. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng 5 phiếu điều tra và bảng câu hỏi phỏng vấn cho cả tân SV lẫn GV, cố vấn học tập tại nhà trƣờng. Kết quả nghiên cứu 703 SV khóa 36 (gồm 309 nam và 394 nữ) cho thấy rằng có một số thuận lợi hỗ trợ cho việc học tập của SV trong năm học đầu tiên nhƣ cơ sở vật chất hiện đại, hỗ trợ vốn, học bổng, tạo điều kiện về nơi ăn ở, nhiều hoạt động sinh hoạt đầu khóa giới thiệu trƣờng, khoa, bộ môn. Bên cạnh thuận lợi, các SV năm nhất gặp rất nhiều yếu tố khó khăn ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của SV. Những khó khăn này phát sinh từ ba nhóm yếu tố chính là từ bản thân SV, từ phía đội ngũ cán bộ giảng dạy, cố vấn học tập và từ phía nhà trƣờng, gia đình và bạn bè. Trong đó, những trở ngại ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng học tập của tân SV phát sinh từ phía bản thân SV và từ phía đội ngũ cán bộ giảng dạy và cố vấn học tập là thật sự đáng quan tâm. SV cũng có những yếu tố thuận lợi và khó khăn riêng trong từng nhóm yếu tố. Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền đã xác định các nhân tố dẫn đến tình trạng học kém của SV trƣờng ĐHCT[11]. Thông qua điều tra số liệu từ 184 SV học kém và áp dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố cho thấy có nhiều nhân tố tác động dẫn đến tình trạng học kém của SV gồm 3 nhóm là nhóm các nhân tố thuộc về bản thân SV, nhóm nhân tố thuộc về nhà trƣờng và nhóm nhân tố thuộc về gia đình và xã hội. Bản thân SV chịu ảnh hƣởng bởi 3 nhân tố: sự thích nghi với phƣơng pháp giảng dạy mới, mức độ thƣờng xuyên đến lớp và ngành học phù hợp với sở thích. Trong đó, sự thích nghi với phƣơng pháp giảng dạy là nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất. Đối với nhóm nhân tố thuộc về nhà trƣờng, có 2 nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng học kém của SV đó là cơ sở vật chất và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, trong đó nhân tố cơ sở vật chất phòng học ảnh hƣởng nhiều nhất đến kết quả học tập của SV. Đối với nhóm nhân tố thuộc về gia đình và xã hội, có 2 nhân tố quan trọng đó là tình cảm cá nhân và mức độ quan tâm của gia đình đối với việc học. Trong đó, tình cảm cá nhân của SV là có ảnh hƣởng mạnh nhất đến vấn đề học kém của SV. Võ Thị Tâm với đề tài các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV chính quy trƣờng ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh[1]. Tác giả đã nghiên cứu đề tài thông qua việc khảo sát 962 SV trƣờng ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Bằng việc sử dụng phân tích nhân tố, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với mô hình lý thuyết với biến kiểm soát, tác giả đã tìm ra 5 yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV là: phƣơng pháp học tập, kiên định học tập, ấn tƣợng trƣờng học, động cơ học tập và cạnh tranh học tập. Trong đó, yếu tố phƣơng pháp học tập tác động mạnh nhất, kế đến là tính kiên định học tập và ấn tƣợng trƣờng học. Còn 2 yếu tố còn lại gồm động cơ học tập và cạnh tranh học tập tác động không đáng kể đến kết quả học tập. Ngoài ra tác giả còn phân 6 tích đa nhóm theo nhóm SV tỉnh và nhóm SV thành phố và đã kết luận là không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các yếu tố và kết quả học tập. Theo nghiên cứu Phạm Thị Tố Nhƣ về tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đối với việc học tiếng Anh của SV năm nhất –khoa tiếng Anh trƣờng ĐH Ngoại ngữ-ĐH Đà Nẵng [12] thì SV khi học ĐH sẽ gia nhập một môi trƣờng học tập và sinh hoạt hoàn toàn mới và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể kể đến tác động của yếu tố văn hóa xã hội. Bài viết này phân tích những tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối với việc học tiếng Anh của SV năm thứ nhất, Khoa tiếng Anh, Trƣờng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng (CFL-DNU) từ lý thuyết cho đến điều tra thực tiễn, trên cơ sở đó sẽ đƣa ra những nhận xét và khuyến nghị đối với ngƣời học cũng nhƣ ngƣời dạy đàm thoại tiếng Anh để việc học đàm thoại tiếng Anh tại trƣờng đạt hiệu quả và chất lƣợng tốt. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Các đề tài nghiên cứu trƣớc đó đã kết luận có nhiều nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của SV. Bằng nhiều biện pháp khác nhau các tác giả phân tích và kết luận yếu tố nào có ảnh hƣởng hoặc không ảnh hƣởng đến kết quả học tập. Điều đó không những có thể làm cơ sở, tiền đề cho những bài nghiên cứu sau mà nó còn giúp các nhà nghiên cứu khác học hỏi, thích thú với lĩnh vực này. Mỗi đề tài chú trọng đến một hoặc vài nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập. Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả này đã hình thành nên mô hình nghiên cứu thể hiện các tiêu chí cũng nhƣ nhân tố để giải quyết mục tiêu đề tài. Đó là một trong những lý do để ngƣời viết có thể dựa vào các nghiên cứu này làm cơ sở để chọn lọc và bổ sung đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của một môn học cụ thể đó là ngoại ngữ. ĐIỂM KHÁC BIỆT Mỗi đề tài luôn có đối tƣợng và phạm vi khác nhau. Kết quả học tập là đối tƣợng nghiên cứu không cố định, nó có thể thay đổi tùy theo từng đặc điểm của đối tƣợng khảo sát nhƣ các đặc điểm cá nhân, nhân khẩu học,...Vì vậy các đề tài nghiên cứu về kết quả học tập thƣờng không giống nhau. Cùng một yếu tố nhƣng ở nghiên cứu này là có ảnh hƣởng, nghiên cứu khác lại không. Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết sẽ phân tích tình hình cụ thể của trƣờng, của khoa sau đó chọn ra mô hình phù hợp với mục tiêu đề tài và đặc tính của đối tƣợng khảo sát. Từ đó đề xuất phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. Ở đề tài này, ngƣời viết sẽ nghiên cứu một cách tổng thể các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học ngoại ngữ của SV. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Vài nét về tiếng Anh và đặc điểm của tiếng Anh Tiếng Anh ngày nay đƣợc hàng trăm triệu ngƣời trên khắp thế giới sử dụng, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Anh, nơi hiện tại nó vẫn là một ngôn ngữ chính.[13] Dạy và học tiếng Anh là một hoạt động kinh tế quan trọng, và bao gồm các trƣờng ngôn ngữ, chi tiêu du lịch, và xuất bản. Không hề có điều luật quy định một ngôn ngữ chính thức cho Anh, nhƣng tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất đƣợc sử dụng trong thƣơng mại chính thức.[13] 2.1.2 Vai trò của tiếng Anh trong thời đại tri thức Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ - phổ biến là tiếng Anh - có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, Đảng và Nhà nƣớc đã có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy và học ngoại ngữ. Ngày 30/9/2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐTTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020). Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên…”. Đặc biệt, mục tiêu cụ thể có nêu rõ: “Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp SV phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ…” (khung Châu Âu chung).[14] Qua đó ta thấy rằng Nhà nƣớc đã có mối quan tâm đáng kể đến chiến lƣợc đào tạo ngoại ngữ cho thế hệ tƣơng lai của quốc gia. Nhƣ vậy, phải đạt đƣợc một trình độ chuẩn về ngoại ngữ là một yêu cầu đối với mỗi SV. Theo số liệu thống kê, mặc dù tiếng Anh vẫn đứng sau tiếng Trung Quốc và tiếng Tây Ban Nha về số lƣợng ngƣời dùng làm ngôn ngữ chính, nhƣng đây vẫn đƣợc coi là tiếng thông dụng nhất trên toàn thế giới. Không thể phủ nhận đƣợc tầm quan trọng của việc học và hiểu tiếng Anh đối với các bạn trẻ Việt Nam vì ba lý do chính: Thứ nhất: tiếng Anh – Ngôn ngữ của thông tin.[15] Các bạn trẻ nếu có khả năng đọc hiểu tiếng Anh sẽ đƣợc tiếp xúc với rất nhiều thông tin và tài liệu tham khảo khác nhau. Những trang web này đều đòi hỏi nhà báo/ngƣời biên tập có trình độ chuyên môn và phân tích cao, bảo đảm 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan