Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Phân tích bài đây mùa thu tới của xuân diệu...

Tài liệu Phân tích bài đây mùa thu tới của xuân diệu

.DOC
21
221
54

Mô tả:

Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu Bài 1: Hình như đã là thi sĩ, không ai có thể vô tình không nói đến cảnh thu. Thế kỷ trước, nhà thơ làng Yên Đổ đã vang danh trong văn học với ba bài thơ thu trác tuyệt. Sang đầu thế kỷ XX, tản đàn cũng bùi ngùi mượn tiếng tơ sầu “cảm thu, tiễn thu”. Rồi đến lớp thi nhân cùng thời Xuân Diệu cũng tả cảnh thu, nghe “tiếng thu”, thương nhớ bồi hồi với thu. Nhưng trong âm hưởng của tiếng đàn thu muôn điệu ấy, bài thơ của Xuân Diệu vẫn có một nét riêng. Cái tài tình của thi nhân là nói đến một đề tài muôn thuở rất quen thuộc của thi ca chẳng những không trùng lặp sáo mòn, mà còn hé mở những nét tươi mới. Xuân Diệu, tự ví mình là cây kim bé nhỏ còn vạn vật là muôn đá nam châm. Bởi thế, dù thu tới với những nét u hoài, nhà thơ vẫn bị hút vào với nhiều sắc điệu rực rỡ: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hang ; Đây mùa thu tới –mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng “Rặng liễu” xuất hiện ngay đầu bài thơ trong dáng “đứng chịu tang” với tóc buồn buông xuống và lệ ngàn hàng đã gợi lên một cảm giác tang tóc buồn thảm. Hãy chú ý sự tưởng phong phú của thi nhân: dáng liễu mém buông xuống như những mái tóc thiếu nữ và đồng thời cũng là lệ tuôn, tạo thành một dáng vẻ u buồn. Câu thơ chưa nhắc đến thu mà người đọc là chớm nhận ra thấp thoáng bóng thu sang. Khi ấy, hồn thơ thi nhân như reo lên: Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng Lời thơ chợt biến đổi, với điệp khúc “Mùa thu tới” âm vang như tiếng chào thân quen, nhưng ít nhiều đợm chút bâng khuâng, xao xuyến, bởi nhà thơ thấy “mùa thu tới” rực rỡ trong sắc áo dệt bằng lá vàng mơ nhạt. Hai câu thơ thật đẹp và sáng với sự lan tỏa của các âm tiết vang tạo thành tiếng nhạc du dương của buổi đầu mùa thu tàn tạ. Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh, nhưng liền đó đã ngân lên nhịp bước của thời gian. Vẻ tàn tạ của mùa thu rõ dần. Các loài hoa lần lượt lìa cành và màu vàng mơ đã chuyển thành màu đỏ đang rũa mòn màu xanh: Hơn một loài hoa đã rụng cạnh Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá .. Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Là lẽ tự nhiên của trời đất, sang thu, cảnh vật trở nên phai tàn, lạnh lẽo. Trời buồn, lá rụng, giơ hiu hiu. Thơ tả mùa thu không bao giờ thiếu vắng hình ảnh đó. Bài thơ này cũng thế, cũng những cảnh vật khách quan quen thuộc của mùa thu, như dáng vẻ tàn tạ của “hoa đã rùng cành” chỉ còn trơ trọi, “đôi nhánh khô gầyg xương mỏng manh”…, nhưng Xuân Diệu đã biết cách cảm nhận chúng theo cách riêng của mình, dường như nhà thơ huy động mọi giác quan để cảm nhận cảnh vật của đất trời lúc sang thu. Có lẽ chỉ Xuân Diệu mới nắm bắt được bước đi của thời gian qua các chi tiết “hơn một loài hoa”, “sắc đỏ rũa màu xanh”, và sự rũa mòn của thời gian như tạo thành những luồng cảm giác run rẩy, rung rinh trong lá. Thế Lữ đọc các dòng thơ tả cảnh của Xuân Diệu đã cảm thấy thi sĩ như đang nói: “tất cả chúng tôi run rẩy tựa dây đàn”. Nhà thơ đã cảm thấy mùa thu bằng tất cả cảm giác của cơ thể. Thi nhân đã cảm nhận sự náo động rất nhẹ nhàng của thiên nhiên “khi mùa thu tới” và đã sử dụng tài tình những từ láy “run rẩy rung rinh” để vẽ nên những cảm giác của lá cây khi sắp lìa cành. Đây là câu thơ nổi tiếng mà Hoài thanh nhận xét là rất tiêu biểu cho cách cảm thụ của Xuân Diệu. Trí tưởng tượng dồi dào đã làm bút pháp nhà thơ thêm táo bạo, các hình ảnh “đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” quả là đã gợi được cái hình hài trơ trụi của cành cây và gây cảm xúc chơi vơi đến rợn người. Nhưng mùa thu vẫn tiếp tục thay đổi. Sau cảnh tượng lá úa rồi rơi rụng đầy run rẩy, lạnh lẽo là sự xuất hiện của sương gió làm nhạt nhòa cảnh vật: Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngo Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe tiếng rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò? Mùa thu không chỉ xâm chiếm cảnh vườn mà tràn ngập khắp vũ trụ. Như cũng cảm cảnh thu, nàng trăng có lúc “tự ngẩn ngơ”. Tả ánh trăng bang bạc lung linh khi tỏ khi mờ trong lối nhân hóa này thật tuyệt. Phải có trăng như thế mới có được hình ảnh “non xa khởi sự trăng mờ”, để rồi khắp cả không gian như tỏa ra một không khí lạnh lẽo, gợi hứng để nhà thơ viết hai câu rung động đến tột cùng cảm giác: Đã nghe tiếng rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò? Đây là hai câu hay trong toàn bài, về cả ý tình và âm điệu. Nhịp thơ biến chuyển dồn dập với điệp từ đã đầu câu, làm tăng thêm cái lạnh lẽo, vẳng vẻ thê lương. Hãy để ý cái rét ở đây. Không phải cái rét se se, “luồn” dùi dụi của gió heo may mà cái “rét mướt” có vẻ ẩm ướt, lầy lội như thời tiết ít nhiều đã ngả sang đông, luồn vào trong gió. Chữ “luồn” gợi được cảm giác lạnh len lỏi vào cơ thể. Nhịp sống con người cũng như ngưng đọng lại: “đã vắng người sang những chuyến đò”. Câu thơ có nhắc đến con người nhưng là bối cảnh nhạt nhòa, ẩn hiện xa xa. Toàn cảnh bức tranh mùa thu, tạo không khí lạnh lẽo hoang vắng, u buồn. Bài thơ kết lại trong cảm giác về sự chia li. Với cuộc ra đi của màu sắc của lá cây, sự phai mờ của trăng, của núi, là từng bầy chim bay đi tìm tổ ấm: Mây vẩn từng không, chim bay đi Khí trời u uất hận chia li Ít nhiều hiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi nhiều Lạ lùng sao, cứ mỗi độ thu về là người ta bàng hoàng liên tưởng đến phút chia li. Có lẽ cảnh trời thu “mây vẩn từng không” ảm đạm ít nhiều phù hợp với tâm trạng con người khi cách biệt. Ngày trước, Nguyễn Du cho Thúy Kiều tiễn Thúc Sinh vào một buổi thu “Người kên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Lưu Trọng Lư nhìn thấy nổi khắc khoải của lòng người khi tiếng thu “thổn thức” làm rạo rực “Hình ảnh người chinh phu, trong lòng người cô phụ”. Phải chăng tự nó, mùa thu đã hình thành cuộc chia li, đã khơi dậy bao nỗi niềm u uất để cho những nàng thiếu nữ đương xuân chợt thoáng buồn vẩn vơ và tựa mở màng xa xăm? Cái dáng vẻ Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói” đã điểm thêm vào bức tranh thu một nét diễm lệ yêu kiều của sự hòa điệu giữa con người và thiên nhiên. Câu thơ cuối lửng lơ không một dấu chấm hỏi, mà như một dáng tư lự. Tác giả không cần đi sâu vào tâm tư những cô thiếu nữ, và ta cũng không muốn tìm hiểu thêm, chỉ biết đó là một dáng vẻ mùa thu hòa điệu với sự ngẩn ngơ của nàng trăng ở trên và khí trời u uất ở dưới. Bài thơ khép lại mà dư âm còn vương vấn trong ta. Không phải cái sáng sủa, tịch mịch như sắc thu của Nguyễn Khuyến, mùa thu của Xuân Diệu hiện ra với những hình ảnh, màu sắc, biến đổi, tàn phai, ẩn chứa những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn Á Đông trước bước đi không cưỡng lại được của thời gian, lại được diễn tả bằng một ngôn ngữ mới lạ, hiện đại. Có người nói: “Xuân Diệu là nhà tho của niềm giao cảm hết mình giữa con người và con người, giữa con người với thiên nhiên”. Ta có thể nói thêm, đó là sự giao cảm hết mình với nhịp bước của thời gian, với sự tàn phai của cành sắc trong thời gian Bài 2: Xuân Diệu (1916-1985), họ Ngô, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. Là “nhà thơ mới nhất” trong “Thơ mới”. Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với những tập thơ lừng danh như “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió”. Ông để lại trên 50 tác phẩm. Xuân Diệu viết thơ tình nhiều nhất, hay nhất; viết phê bình thơ độc đáo, đặc sắc nhất. Năm 1938, Thế Lữ đã trang trọng nói về thi sĩ Xuân Diệu như sau: “… Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón. một con người ân ái đa tình…”. Và “Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu, vì ông thấy chỉ tình yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa”. (Lời tựa tập Thơ thơ – 1938). - “Đây mùa thu tới” rút trong tập “Thơ thơ” xuất bản năm 1938 - tập thơ đầu của Xuân Diệu. - Bài thơ nói lên tâm trạng buồn man mác, bâng khuâng khi mùa thu đẹp đang tới. Phân tích: 1. Mùa thu tới với rặng liễu: - Trong thơ cổ: “liễu yếu đào tơ” gợi tả vẻ đẹp thanh tao của giai nhân. Xuân Diệu nhân hóa liễu, một dáng liễu tang tóc buồn “đứng chịu tang”, “lệ ngàn hàng”, liễu “đìu hiu” - Liễu mang nỗi buồn cô đơn của nàng cô phụ. Thi sĩ khẽ reo lên đón chào mùa thu sang. Điệp ngữ vồn vã: “Đây mùa thu tới/ mùa thu tới”. Đất trời như tắm trong một màu “mơ phai”, đó đây trong cành cây xanh đã điểm, đã “dệt” một hai chiếc lá vàng. Tất cả gợi lên một thoáng thu mênh mang buổi đầu thu, thấm một nỗi buồn man mác. Chữ “dệt” rất thơ, rất mới. 2. Mùa thu tới với vườn hoa. - Hoa đã bắt đầu rụng. Một tín hiệu báo thu sang. Không phải là tiếng nhạn kêu sương. Một cách dùng số từ rất mới: “Hơn một loại hoa đã rụng cành”. - Mầu vàng là mầu điển hình của mùa thu quê ta. Nắng vàng nhạt. Trăng vàng nhạt. Gió vàng… và lá vàng. Mầu vàng cũng là hồn thu: “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” (Truyện Kiều) “Sắc đâu nhuốm ố quan hà, Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương” (“Cảm thu, tiễn thu” - Tản Đà) “Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” (Bích Khê) Với Xuân Diệu thì sắc thu đang tiệm tiến: “Trong vườn sắc đỏ rũa mầu xanh”. Từng chấm đỏ cứ lần dần, loang ra trên mầu xanh của lá. Một cách nhìn, một cách tả rất tinh tế và mới. “Sắc đỏ” tương phản với “màu xanh” cũng là một nét thu, buổi đầu thu. Cây đã bắt đầu rụng lá. Gió thu se lạnh nhè nhẹ thổi. Sử dụng phụ âm “r” và “m” để đặc tả cái khô gầy, run rẩy của cành hoa: “Những luồng run rẩy rung rinh lá, Đôi nhành khô gầy xương mỏng manh” Chất cảm giác, chất xúc giác biểu hiện rất thoáng và nhẹ qua 2 câu thơ tuyệt bút này. 3. Mùa thu tới trên bến đò. Không có cảnh lỡ bước sang ngang. Cũng không có cảnh “Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt” (Tỳ bà hành). Chỉ “đã nghe” và chỉ có “đã vắng”… Một không gian lạnh, rét mướt và vắng lặng. Cô đơn buồn bao trùm cảnh vật, trăng mờ ẩn hiện. Non xa thấp thoáng sau màn sương mờ nhạt nhòa. Các dấu chấm lửng liên tiếp xuất hiện như mùa thu đang nhẹ trôi trong không gian và thời gian. Những nét vẽ làm hiện lên cái hồn thu xứ sở: Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ… Non xa khởi sự nhạt sương mờ… Đã nghe rét mướt luồn trong gió… Chữ “luồn” độc đáo, thần tình đã cụ thể “gió”, chỉ cảm nhận được chứ không hình dung được. 4. Mùa thu tới với thiếu nữ. Thơ cổ hay nói mùa thu về với cô phụ lạnh lùng đơn chiếc. Với Xuân Diệu, thu tới “trăng tự ngẩn ngơ” trên trời xanh, và thiếu nữ thì đăn chiêu, tư lự, bâng khuâng “buồn không nói…” đang “Tựa cửa chờ mong…”. Thu đã tới rồi, mà thiếu nữ vẫn tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”… Cùng với áng mây, cánh chim…, hình bóng thiếu nữ “tựa cửa nhìn xa…” gợi tả một nỗi buồn cô đơn, chia li vô cùng thấm thía. Cách dùng số từ trong câu thơ này cũng rất mới: “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”. Kết luận Mùa thu muôn đời trong thơ. Thu trong Đường thi. Thu trong Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập. Thu trong thơ Nguyễn Khuyến, với Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh. Tất cả đều đẹp và buồn. Mùa thu trong thơ Xuân Diệu vẫn đẹp và buồn. Buồn lên nhiều lần từ dáng liễu, trăng thu đến thiếu nữ. Xa vắng, cô đơn, mênh mông buồn. Có lẽ cảnh sắc trong “Đây mùa thu tới” là cảnh sắc thu Hà Nội? Cách dùng từ, cách diễn đạt cảnh thu, tình thu của Xuân Diệu rất mới. Cảm xúc và hình tượng trong “Đây mùa thu tới” đầm đà sắc điệu cảm giác và xúc giác. “Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu sáng giá của Thơ mới 1932-1941. Bài 3: Mùa thu xưa nay đã làm xao động biết bao trái tim thi sĩ và đã hiển hiện thành vô vàn lời thơ trong văn chương nhân loại . Những người yêu văn chương không thể không biết đến Thu Hứng , Đăng cao cảu Đỗ Phủ , Thu tầm dương của Bạch Cư Dị , Bài ca mùa thu của Veclen ,Thu của Bodole ... và quen thuộc hơn là những bài thơ về mùa thu của Nguyễn Du , Nguyễn Khuyến , Lưu Trọng Lư , Huy Cận ... Thật là đủ tình đủ điệu . Có điều thu trời đất thì đều như vậy nhưng thu trong lòng người thì không ai giống ai và chẳng ai nói giùm cho ai được Xuân Diệu cũng có một số bài thơ viết về đề tài mùa thu . Tiêu biểu hơn cả là bài Đây mùa thu tới trích trong tập Thơ thơ ( xuất bản năm 1938 ) , tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ hay nhất , tiêu biểu nhất cho phong cách Xuân Diệu . Có lẽ do thi sĩ luôn có một tình yêu nồng nàn , say đắm với mùa xuân và tuổi trẻ - những thứ mà thi sĩ cho rằng là " ngon " nhất , đẹp nhất của Đời - cho nên ông không chấp nhận sự trôi chảy và tàn phá cảu thời gian . Xuân Diệu muốn khu vườn trần thế mãi mãi tràn đầy sắc màu , hương thơm cùng ánh sáng chính vì thế mà tâm hồn phong phú , nhạy cảm của nhà thơ thường bâng khuâng man mác một nỗi sầu thương trươc cảnh tàn phan và héo úa của mùa thu Ở bài thơ này , Xuân Diệu có cách rung động và diễn đạt khác hẳn người xưa . Sau khi miêu tả những cảm nhận của mình trước cảnh thu từ gần đến xa , từ hiện đến ẩn , tác giả đi sâu vào miêu tả con người , từ con người ngoại giới đến con người nội tâm . Qua đó thể hiện một nỗi buồn vừa man mác vừa thấm sâu , vừa mênh mông vừa tinh tế ; trong cái thế chung của sự sống nhưng đàn nhạt phai , tàn úa nhưng bên trong lại châgts chứa mọi sự vươn tới , một ước mong mơ hồ mà tha thiết Bài thơ gồm bốn đoạn . Đoạn đầu tả dáng liễu vào thu , hai đoạn giữa , một đoạn tả hoa , lá , cành ; một đoạn tả trăng , sương , gió . Tất cả đều nói lên những nét đặc trưng của mùa thu. Xuân Diệu là người có năng lực cảm nhận vô cùng tinh nhạy trước những thay đỗi của thiên nhiên , nhất là mùa thu trở về xứ sở . Cảnh vật đầu tiên nhuôm sắc thu là rặng liễu và nó lập tức biến thành liễu thu. Từ đó , mùa thu cứ lan tỏa dần ra những khu vườn ,dãy núi , dòng sông , tầng trời và cuối cùng xâm chiếm lòng người . Khi đã tràn ngập trong tâm hồn thiếu nữ , ấy là mùa thu đã đi trọn con đường và nó đã chuyển toàn bộ xử sở thành thu . Hành trinh của mùa thu cũng chính là cấu tứ của bài Đây mùa thu tới Xưa nay , các nhà thơ tả mùa thu đến thường dùng những hình ảnh ước lệ như lá ngô đồng , sắc đỏ lá phong , nhánh khô gầy , làn hương cốm mới , hoa cau rụng , những thoáng heo mây ... Xuân Diệu cũng lặp lại , không có gì mới mẻ . Mới chăng là ở cách diễn đạt . Nhà thơ tư duy bằng liên tưởng , bằng ấn tượng , cảm giác , âm thanh , nhịp điệu . Biến cái trừu tượng thành cụ thể , nối dài cái cụ thể bằng cái trừu tượng , nội tâm hóa ngoại giới , ngoại giới hóa nội tâm . Thi pháp lãng mạn đó đã giúp nhà thơ làm mới những thi hiệu cũ Nhà thơ báo thu sang bằng dáng thu buồn nơi rặng liễu . Liễu là hình ảnh quá quen thuộc . Trong văn chương Việt NAM hình ảnh cây liễu không quá nhiều nhưng nó lại xuất hiện rất nhiều trong văn thơ cổ Trung Quốc , nhất là thơ Đường , Tống , Xuân Diệu đã sáng tạo nên một hình ảnh đẹp và buồn . Cây liễu buổi đầu thu mang dáng vẻ u sầu của người góa phụ , tâm trạng đang trĩu nặng đau thương. Cánh liễu dưới mưa rủ xuống như làn tóc xõa , như trăm nghìn dòng lệ đang tuôn . liễu cũng giống người , đang chất chứa trong mỗi sầu thiên cổ . Trước Xuân Diệu , trong văn chương có một dáng liêu nào buồn đến não lòng như vậy Tiếp đến là tiếng reo vui ngỡ ngàng . Nhà thơ như chợt tỉnh nhận ra mùa thu đã về với lòng thu như ngóng đợi . Mùa thu tới lập lại hai lần trong một câu thơ như một sự kiện bất ngờ và quan trọng cần thông báo . Nàng thu diễm kiều của Tạo hóa đến với thi nhân trong bộ xiêm y dệp bằng những chiếc lá vàng nhuốm màu mơ phai huyền ảo . Tưởng chừng như nhà thơ đang dang rộng vòng tay , đón nhận mùa thu như đón nhận người bạn tri âm tri kỉ xa cách đã lâu , nay gặp lại Mùa thu ấy đã thành con người và tất cả những gì của mùa thu đều sống kiếp người - thu . Con người - thu ấy có chỗ nào trùng hợp với con người tác giả không ? . Lòng tác giả và lòng thu có chỗ nào gần gũi hay không thì chưa rõ , nhưng dùng cách nói như vậy về mùa thu là kiểu riêng của Xuân Diệu , rất mới lạ Nếu ví Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là một bức tranh thu thì bốn khố thơ có thể coi là bộ tử hình làm nên kiệt tác ấy. Trong đó, khổ thơ thứ hai tuy chỉ là một màn nhỏ nhưng là màn màu đậm nhất, sống động nhất, đã thâu tóm bước đi của mùa thu trong một góc vườn: Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh Những luồng run ray rung rinh lả Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Mùa thu đã đến thật rồi. Từ phút giao mùa đầy ngỡ ngàng "đây mùa thu tới, mùa thu tới", sang khổ hai, mùa thu dà bĩu đầu hành trình xâm chiếm của nó ở cấp độ vi mô, từ những tế bào của sự sống: Hơn một loài hoa đã rụng cành. Câu thơ mang đậm phong cách Xuân Diệu. Tại sao lại là "hơn một loài hoa" chứ không phải "đã mấy loài hoa rụng dưới cành" như Thế Lữ đã từng sửa cho Xuân Diệu? "Một" là duy nhất nhưng "hơn một" thì cái thế độc tôn ấy đã bị phá vỡ. "Hơn một" chứ không phái "nhiều" vì mùa thu chì mới vừa chạm ngõ đất trời, chỉ mới dệt những đường chỉ đầu tiên của chiếc "áo mơ phai" tuyệt đẹp. Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo và tinh tế và chính xác vô cùng. Nhưng không chỉ lạ ỏ sự tàn phai, rơi rụng của "bông hoa rứt cánh rơi xuồng giếng" (Ý thu), mùa thu còn tràn sang những cảnh vật khác. Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh. Thu đến thì lá chuyên màu, điều này Xuân Diệu không phải là người đầu tiên nhắc tới, nhưng khác một chữ "rủa" với âm vựng thấp, nặng để miêu tả những biển chuyện tinh vi ấy, chàng thi sĩ say mê Rimbaud và Verlain đã mượn cách điền đạt của Pháp đế tạo nên thế xung đột gay gắt và sự thắng thế từ từ của mùa thu. Thế đòn bẩy ở đây đã làm cho sự tương phản giữa sức sống và tàn phai, giữa hạ và thu càng thêm mãnh liệt. Bức tranh dịu dàng với Sắc "mơ phai" ở khổ một đã được châm phá thêm hai mảng màu đậm, làm noi bật lên hình hài, dấu vết của mùa thu. Chính vì vậy mà tuy không có một chữ "thu", bước đi của mùa thu trong câu thơ vẫn hiện lên rõ nét. Và không chỉ cảm nhận mùa thu bằng thị giác, Xuân Diệu còn mở rộng hồn mình để đón nhận "những luồng run rẩy" của cảm xúc, của mùa thu: Những luông run rẩy rung rinh lá. Biện pháp điệp phụ âm ở khổ đầu lại một lân nữa tỏ ra vô cùng đắc địa. Bốn âm rung "r" liên tiếp không chi khắc họa tinh tế chuyển động run rầy của lá cây mà khiến câu thơ đọc lên cũng nghe rung rinh một điệu nhạc. Có người võ đoán rằng "luồng run rẩy" ở đây là luông gió nhưng nếu vậy thì câu thơ chỉ dừng lại ở việc tả gió chứ không gợi rét, đâu thể chuyển tải được những cảm nhận tinh vi, bén nhạy của nhà thơ. "Luồng “rung rẩy” ở đây chính là cái rùng mình của cây lá, là luồng run rẩy của cảm xúc “khắp mình tôi rung rẫy tựa dây đàn". Tâm hồn nhà thơ mỏng manh quá, đa cảm quá, tưởng như chỉ cần chạm khẽ, đụng hờ cùng rung lên những tiếng tơ lòng. Lấy chuyển động của cây để tả gió, gợi rét, làm cái rét tuy không hiện ra mà như thâm sâu, ngâm vào từng dòng nhựa sống. cái tài, cái độc đáo của Xuân Diệu chính ở chỗ đó. Khổ thơ kết thúc ở hình ảnh những nhánh cây khô gầy, gân guốc như chạm khấc lên nền trời. Mùa thu đã hoàn tất giai đoạn của một hành trình đi tới. Nó không chỉ tước hết lá trên cành mà còn tước đi cả sự sống, cả dáng vẻ mạnh mẽ của những thân cây. Cây cối dường như cũng trở nên yếu đuối hơn, như thu mình lại trong nỗi cô đơn, buồn bã: Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái. (Tiếng gió) Và lòng người cũng chùng xuống, nao nao trong nỗi buồn man mác mà lắng sâu. Đôi nhánh khô gây xương mỏng manh. Câu thơ bảy chữ mà đã có đến sáu thanh bằng, tạo cảm giác ngưng đọng, ngừng nghỉ như dấu lặng giữa bản nhạc để dư ba, dư âm của khố thơ ngấm mãi và bắc cầu sang khổ thứ ba. Tuy chỉ là bốn câu trong bài Đây mùa thu tới nhưng nếu đứng một mình, khố thơ trên có thể sánh ngang với một bài tứ tuyệt hoàn mỹ bởi sự dồn nén của cảm xúc, nói ít nhưng gợi nhiều, vẫn là hoa lá, cỏ cây, thi liệu cổ điển, nhưng đèn đây Xuân Diệu, dưới lăng kính một tâm hôn "dào dạt sức sống", chúng bỗng như được thổi một luồng giỏ mới, mang nặng cảm quan của tác giá: Và đằng sau những dòng chữ run rẩy, xao động kia phải chăng là nỗi ám ảnh không nguôi về thời gian của Xuân Diệu, là sự vội vàng", cuống quít trước "độ phai tàn sắp sửa" của cái đẹp, của thiên nhiên. Bức tranh mùa thu không chỉ đóng khung trong 28 chữ mà như cựa quậy, xôn xao trên mặt giấy, trong lòng người. Ngòi bút tài hoa của Xuân Diệu như tung hoành trên trang giấy, phác đường này, chấm phá mảnh kia mà tạo nên cái hồn của khung cảnh. Khổ thơ đã góp một phần không nhỏ làm nên thành công cho toàn bài cũng như chứng tỏ lời nhận định của tác giã Thi nhân Việt Nam: "Xuân Diệu - mới nhất trong các nhà thơ mới" là hoàn toàn chính xác Bài 4: 1. Giới thiệu bài thơ và vị trí của đoạn thơ phải bình giảng - Đây mùa thu tới được rút từ tập Thơ thơ,xuất bản năm 1938,tập thơ đầu tay của Xuân Diệu - Bài thơ bộc lộ cảm xúc trữ tình của Xuân Diệu qua một bức tranh miêu tả bước đi của trời đất ở thời điểm chuyển mùa từ nóng qua lạnh,từ hạ sang thu. Đây là một trong những tác phẩm thể hiện nghệ thuật thơ đầy tính cách tân của một tác giả được gọi là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" - Bài thơ gồm bốn khổ. Đoạn thơ phải bình giảng là khổ thứ hai,có vị trí đặc biệt trong mạch vận động của thi tứ 2. Tâm trạng trữ tình và cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của Xuân Diệu a. So với khổ đầu,ở khở thứ hai,cảnh thu được mở rộng. Nhưng bước đi của thiên nhiên vẫn được cảm nhận chủ yếu ở phía cận cảnh. Trong vườn,hoa rụng,rồi cây cối đổi sắc,những luồng gió lạnh tràn về,lá "run rẩy rung rinh",tất cả như đang chia lìa,rời bỏ nhau,để cuối cùng chỉ còn trơ lại "đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh". Cảnh mở ra trong không gian mà nói được bước đi của thời gian. Chi tiết nào cũng gợi buồn. Tất cả hợp lại thành một bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng của cái tôi nhạy cảm với sự sống,khát khao giao cảm với đời. b. Hai câu trước khổ thơ nói về những thay đổi của thiên nhiên được cảm nhận chủ yếu qua cái nhìn thị giác. Bằng mắt thường,có thể nhìn thấy hoa rụng. Cũng có thể quan sát bằng mắt thường cảnh "Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh". Chữ "rủa" có bản viết là "rũa". Viết là "rủa",câu thơ làm nổi bật sự tương phản,xung đột giữa "sắc đỏ" và "màu xanh". Có người nói,Xuân Diệu đã mượn cách diễn đạt của văn chương Pháp. Chữ "rũa" lại có nghĩa là bào mòn,mài mòn dần. "sắc đỏ" đang bào mòn,mài mòn dần "màu xanh". Viết như thế,câu thơ gợi tả được sự thay đổi,sự ngả màu,có cả cái gì như sự tan rã đang diễn ra âm thầm,mà dữ dội trong thiên nhiên. Dù viết thế nào thì ý thơ vẫn nói về sự đỏi thay. Cảnh tàn mà vẫn tươi,vẫn trong sáng,vì "sắc đỏ" là màu rực rỡ,thuộc gam nóng c. Ở hai câu sau,sự thay đổi của thiên nhiên được diễn tả bằng một chi tiết tạo hình độc đáo giống như bức tranh vẽ bằng mực nước theo kiểu hội họa phương Đông. Trên cái nền tương phản,xung đột giữa "sắc đỏ" và "màu xanh",nổi lên vài nhánh cây khô gầy guộc,mỏng manh,với mấy chiếc lá còn sót lại đang run rẩy trước gió,chuẩn bị lìa cành. Đang có hai cách hiểu khác nhau về câu thơ thứ ba. Cách hiểu thứ nhất: những luồng gió làm lá "run rẩy rung rinh". Vẫn là hình ảnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường,nhưng cái nhìn thị giác đang chuyển dần vào cái nhìn nội tâm. Bởi vì,lá "run rẩy rung rinh" là hình ảnh nhân hóa,làm nổi bật cái lạnh được cảm nhận bằng xúc giác. Cách hiểu thứ hai: có "những luồng run rẩy",luồng đang "rung rinh" trong gân lá,cuống lá. Sự vận động này là một hình ảnh thiên nhiên nói lên hồn thơ rất riêng của Xuân Diệu. Nhìn vào đâu,Xuân Diệu cũng thấy có một sự sống đang phập phồng,run rẩy. Sự sống ấy được nhà thơ cảm nhận tinh tế bằng tất cả các giác quan ,trong đó có cả xúc giác. Hai câu thơ,14 tiếng,mà có tới 10 tiếng diễn tả ấn tượng của xúc giác. Ở câu trên,thì đó là bốn tiếng láy phụ âm "run rẩy rung rinh". Sáu tiếng của câu dưới nếu tách riêng,tiếng nào cũng có khả năng gợi tả cái gầy để tăng cường ấn tượng về cái lạnh được cảm nhận bằng da thịt: nhánh khô - gầy - xương - mỏng manh 3. Tổ chức lời thơ của Xuân Diệu hết sức mới mẻ Xuân Diệu đưa vào thơ lối nói rất "Tây":"Hơn một loài hoa..." Tổ chức lời thơ của ông thường có khuynh hướng xóa nhòa ý nghĩa biểu vật cụ thể,để diễn tả cái mong manh,mơ hồ và làm tăng ý nghĩa biểu cảm:"Những luồng run rẩy rung rinh lá". Xuân Diệu sử dụng thành công kỹ thuật láy phụ âm mà ông học được ở thơ ca Pháp: "rung rẩy rung rinh" 4. Kết luận Có thể khẳng định,khổ thơ bình giảng là khổ thơ đặc sắc nhất của tác phẩm Bài 5: Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trao Thơ mới. Hai tập Thơ Thơ và Gửi hương cho gió đã tạo nên tên tuổi lừng lẫy của Xuân Diệu một thời. Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ, tình yêu và của cái mới. Xuân Diệu đã đem lại những suy nghĩ và cảm xúc mới lạ đối với lớp thanh niên đương thời. Ông cũng đem lại những tình cảm và cảm xúc thẩm mĩ mới về đề tài thiên nhiên. Xuân Diệu có nhiều bài thơ hay viết về mùa xuân, mùa thu. Đây mua thu tới của Xuân Diệu cùng vớiTiếng thu của Lưu Trọng Lư, Thu của Chế Lan Viên là những bài thơ vào loại hay nhất của phong trào Thơ mới. Miêu tả mùa thu là một vấn đề khó vì cổ kim đã có nhiều thơ hay về thu. Thơ ca phương Đông có truyền thống miêu tả về mùa thu. Thơ ca phương Tây với Huy-gô, Bô-đơ-le cũng có nhiều sáng tác hay về mùa thu. Xuân Diệu cũng chịu nhiều ảnh hưởng thơ viết về mùa thu trong thơ Đường, thơ Tống. Mở đầu bai thơ, tác giả miêu tả hình ảnh của một rặng liễu buồn như đứng chịu tang. Cây liễu cũng có thể buồn nhưng đây chủ yếu là nỗi buồn của tâm trạng tác giả không tìm được lối thoát. Thực ra thơ đã nói nhiều đến hình ảnh đẹp của liễu, dáng liễu, mành liễu, lá liễu. Như câu thơ của Thế Lữ: "Gió đào mơn trớn liễu buông tơ" Hay như câu thơ của Tế Hanh: "Chắc gì mắt em như lá liễu Để cắt lòng anh một nét dao" Xuân Diệu cũng viết nhiều câu thơ đẹp về liễu: "Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều" "Lá liễu dài như một nét mi" Những câu thơ đầu của Đây mùa thu tới gợi lên một tâm trạng buồn đến tang tóc ủ dột. Từ ý tưởng đến âm thanh, nhạc điệu đều rất buồn. Nỗi buồn là do cảnh sắc mùa thu hoà hợp với tâm trạng buồn của tác giả. "Xuân, người ta vì ấm mà cần tình. Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà cũng cần đôi, cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những linh hồn cô đơn thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau và lòng tôi nghe tất cả du dương của thứ vô tuyến điện ấy". (Xuân Diệu) Tâm trạng buồn của Xuân Diệu là một nỗi buồn thế hệ, không tìm được lối ra trong cuộc đời cũ, tác giả tìm đến những hình ảnh thiên nhiên có tính tương đồng để biểu hiện xúc cảm. Các cụm từ "đìu hiu", "tóc buồn buông xuống", "lệ ngàn hàng" gợi lên sự hắt hiu, lặng lẽ, gợi cảm giác về sự trôi chảy của tâm trạng buồn mà không có gì ngăn lại được. Hoàng Trung Thông cũng có nhận xét: "Những chữ đìu hiu, chịu tang, tóc buồn, lệ ngàn hàng, run rẩy, khô gầy, mỏng manh, rét mướt, vắng người, u uất, hận chia li, tất cả gợi lên xa xăm và thương nhớ". Trong cuộc đời cũ, có rất nhiều lí do để buồn, kể cả đứng trước cái đẹp, cái đẹp làm cho con người dễ khát khao nhưng không dễ với tới được và thường rơi vào trạng thái cô đơn, buồn tủi. Mùa thu có nhiều vẻ đẹp, màu sắc khác nhau và Xuân Diệu đã mở rộng sự tiếp nhận, cảm xúc xúc động của mình trước vẻ đẹp, màu sắc của mùa thu: "Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng". Bức tranh về mùa thu luôn thay đổi màu sắc. Một tiếng kêu thầm như reo vui khi cảm nhận mùa thu đang đến. Câu thơ có hai tiết tấu "mùa thu tới" trùng điệp và gây ấn tượng mạnh. Tác giả miêu tả bộ áo mới của mùa thu mang lại cho cỏ cây, tấm áo màu vàng mơ choàng lên cảnh vật. Trong thơ ca cổ hình ảnh của chiếc lá vàng đã đến trong thơ Nguyễn Khuyến: "Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo" Và "bóng vàng" trong thơ Nguyễn Du: "Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng" Và gió vàng trong thơ Nguyễn Gia Thiều: Trải vách quế gió vàng hiu hắt. Nhưng "gió vàng" đây là "kim phong", tức gió mùa thu. Trong thơ hiện đại sắc vàng của mùa thu cũng được quan tâm miêu tả. Lưu Trọng Lư với hình ảnh con naivà chiếc lá vàng khô: "Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô". Bích Khê với màu vàng chan chứa sắc thu: "Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông". Khổ thơ đã thể hiện được chủ đề của bài thơ. Riêng về phía nhà thơ, tuy ở trong tâm trạng buồn nhưng vẫn thiết tha yêu cuộc sống. Đẹp buồn và tĩnh lặng thường là những chuẩn mực quen thuộc của thơ ca lãng mạn. Khổ thơ đầu đã thể hiện khá đầy đủ đặc trưng đó. Xuân Diệu nói lên những đổi thay của mùa thu trong cảnh vật thiên nhiên: "Hơn một loài hoa đã rụng cành". Nhà thơ Thế Lữ chữa hộ lời thành thơ: "Đã mấy loài hoa rụng dưới cành" và in trên báo, Xuân Diệu lại lấy lại câu thơ của mình vì ông miêu tả một mùa thu đang tới. Câu thơ "Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh" nói lên sự lấn dần của màu vàng, màu đỏ với màu xanh của cây cỏ. Có ý cho rằng đây là "màu đỏ rũa màu xanh". Xuân Diệu không tán thành ý trên mà xem "rũa" là lấn dần, ăn mòn dần. Xuân Diệu vận dụng cảm giác quan sát rất tinh tế những đổi thay của cảnh vật. Mùa thu đến, những con gió lạnh đầu mùa làm cho cỏ cây run rẩy: "Những luồng run rầy rung rinh lá". Cách sử dụng những điệp từ và láy âm góp phần tạo hiệu quả cho câu thơ với người đọc. Trong thơ ca cổ cũng đã có những câu thơ có nghệ thuật láy ý, láy âm tuyệt vời như "Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu đường lửa lựu lập loè đơm bông" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) hoặc "Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe" (Thu ẩm - Nguyễn Khuyến). Theo Xuân Diệu, điều quan trọng không chỉ là sự láy âm mà còn ở cái luồng cảm xúc mới của thi nhân, luồng cảm xúc có tính chất hiện đại của những nhà thơ trong một thời kì mới khác với các nhà thơ cổ điển. Câu thơ cuối được miêu tả như những nét phác hoạ trong bức tranh thuỷ mặc của Trung Quốc. "Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" Tác giả mở rộng tầm quan sát đến những cảnh vật ở nơi xa: ngọn núi, vầng trăng, dòng sông, con đò: "Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ". Vầng trăng thu có một vẻ đẹp riêng, có khi trong vắt, có khi mờ ảo trong sương khói. Xuâu Diệu đặc biệt nhấn mạnh đến chữ "tự", "tự ngẩn ngơ" chứ không phải bị ngẩn ngơ. "Tự ngẩn ngơ" là trạng thái ngẩn ngơ từ bên trong, nhà thơ đã nhập vào đối tượng miêu tả khác với lói miêu tả khách quan từ bên ngoài trong thơ xưa. Rồi hình ảnh của núi non cũng nhạt nhoà dần trong sương: "Non xa khởi sự nhạt sương mờ". Hai chữ "khởi sự" là nói lên sự bắt đầu và theo Xuân Diệu thì từ ngữ hơi cứng nhưng cũng hòa hợp được với câu thơ. Hai câu thơ được xem là hay nhất trong Đây mùa thu tới miêu tả không khí thu, cái lạnh của mùa thu đã làm cho sinh hoạt của làng quê, của bến sông không còn tấp nập như ngày hè: "Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò". Câu thơ giản dị, tự nhiên nhưng cách miêu tả rất nghệ thuật. Chưa hẳn vào mùa đông mà ở đây thỉnh thoảng những con gió mang theo cái rét trở về như luồn đi trong không gian... Chữ "luồn" cũng có một khả năng diễn tả đặc biệt. Huy Cận xem hai câu thơ này là hay nhất trong toàn bài. Xuân Diệu đã miêu tả được không gian rộng lớn của mùa thu với cách cảm nhận chân thực giản dị. Sau những ngày hè nóng nực, không khí của những ngày thu se lạnh dễ làm cho con người đi dần về phía nội tâm với nhiều xao xuyến, xúc động và nghĩ về sự đoàn tụ của gia đình và hiểu thêm về những cảnh ngộ chia li xa cách. Cảnh vật mùa thu cũng mang nhiều hình ảnh của sự chia li xa cách, những cánh chim bay về những vùng quê ấm áp: "Mây vẩn từng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia li ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì". Khổ thơ kết gợi nhiều về tâm trạng. Xuân Diệu miêu tả tâm trạng buồn một cách tĩnh lặng cho hòa hợp với cảnh thu. Hình ảnh thiếu nữ "tựa cửa nhìn xa" như đang mong đợi, mơ ước một điều gì còn chưa đến. Câu thơ khép lại bằng những hình ảnh đẹp của con người với chiều sâu của nội tâm. "Hai câu cuối cùng nói lên nỗi buồn, một sự ngơ ngác mà tạo ra được một hình ảnh đẹp" (Hoàng Trung Thông). Đây mùa thu tới là một bài thơ có giá trị, tác giả đã miêu tả được những nét tiêu biểu và gợi cảm nhất của cảnh vật mùa thu với cách cảm nhận có tính chất hiện đại. Mặc dù có những hình ảnh hoa tàn, lá rụng nhưng người đọc vẫn thấy một mùa thu đẹp có sức sống ở bên trong. Về phía tác giả, tuy mang một tâm trạng buồn nhưng vẫn bộc lộ kín đáo lòng yêu đời tha thiết, đúng như nhận xét của Hoài Thanh: "Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chỗ nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn đều nồng nàn tha thiết". Bài 6: Bình giảng bài thơ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu. Bài làm Xuân Diệu làm thơ rất sớm và thơ ông đã gây nên một tiếng vang lớn trong phong trào Thơ mới. Sau khi tập Thơ Thơ ra đời vào năm 1938 (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội) thì vị trí hàng đầu của Xuân Diệu trong làng thơ bấy giờ mặc nhiên được công nhận. Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh vi cố hữu của nòi giống... thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời... Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết... Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi... Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới..." (Thi nhân Việt Nam - Nhà xuất bản Văn học, tái bản năm 1988). Thơ thơ là tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ tiêu biểu hay vào bậc nhất của Xuân Diệu. Bài thơ Đây mùa thu tới trích trong đó. Mùa thu xưa nay đã làm xao động biết bao trái tim và đã hiện thành vô vàn lời thơ trong văn chương nhân loại. Những người yêu văn chương không thể không biết Thu hứng, Đăng cao của Đỗ Phủ, Thu Tầm Dươngcủa Bạch Cư Dị, Bài ca mùa thu của Véc-len, Thu của Bô-đơ-le, và gần hơn là thu trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Huy Cận... Đủ tình đủ điệu. Có điều thu trời đất thì vậy nhưng lòng người thì ai dễ giống ai và ai nói giùm cho ai được! Xuân Diệu có cách rung động, cách diễn đạt không giống người xưa. Trong Thơ thơ, có mấy bài nói về mùa thu: ý thu, Thơ duyên... và Đây mùa thu tới. Tuy có nét chung nhưng mỗi bài mang một vẻ đẹp riêng. ở bài Đây mùa thu tới, sau khi miêu tả những cảm nhận của mình trước cảnh thu từ gần đến xa, từ hiện đến ẩn, tác giả đi vào tâm tư con người, từ con người ngoại giới đến con người bên trong. Tất cả đều nhằm biểu hiện nỗi buồn vừa man mác vừa thấm sâu, vừa mênh mông vừa tinh tế; trong cái thế chung của sự sống bên ngoài như nhạt phai, mất mát dần nhưng bên trong lại như chứa chất một sự vươn tới, một ước mong mơ hồ mà tha thiết. Đã tạo thành sáo ngữ những lá vàng, hoa rụng, nhánh khô gầy khi các nhà thơ động đến mùa thu xưa nay. Xuân Diệu cũng lặp lại, không có gì mới mẻ. Mói chăng là ở cách diễn đạt và cách diễn đạt này lại do cách cảm nhận không giống ai của tác giả. Rặng liễu đứng chịu tang, tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng là mới; mùa thu tới với áo mơ phai dệt lá vàng cũng mới. Ngày xưa báo thu tới là lá ngô rụng vàng một chiếc: Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng tri thu (Ngô đồng rụng một lá, thiên hạ biết thu sang). Xuân Diệu không trở lại với hình ảnh đã thành công thức ấy. Nhà thơ cũng không báo thu sang mà cứ mở ra bằng cảnh buồn nơi rặng liễu và sau đó như sực tỉnh nhận ra: mùa thu đã tới đây và lặp lại mùa thu tới như một sự bất ngờ mà quan trọng cần báo cho mọi người hay. Mùa thu đến như một con người khoác áo kết bằng lá vàng nhưng nhuốm màu mơ phai nhạt. Mùa thu ấy đã thành con người và tất cả những gì của mùa thu đều sống kiếp người - thu. Liễu buồn đã đành, hoa cũng rụng cành, sắc đỏ càu nhàu với màu xanh, gió cũng run rẩy và nhánh khô gầy trơ xương mỏng manh. Phong cách học bảo đó là nhân hóa. Không đơn giản như vậy. Nhà thơ đã cảm nhận mùa thu có "cuộc sống" như con người, như lòng người. Lòng thu, hồn thu cũng như chứa chất nỗi niềm gì bên trong mà biểu hiện ra bên ngoài thì toàn là tang, lệ, phai, vàng, úa, đỏ, rụng, rung, khô gầy, mỏng manh... Con người - thu ấy có chỗ nào trùng hợp với con người, tác giả không? Lòng tác giả và lòng thu có chỗ nào gần gũi không? Chưa đi ngay vào vấn đề này. Chỉ biết dùng cách nói như vậy về thu là kiểu riêng của nhà thơ, rất mới. Sâu xa hơn và tinh vi hơn nhiều là sức cảm nhận của trái tim và trí tuệ nhà thơ. Đó là ở câu: Những luồng run rẩy rung rinh lá. Hoài Thanh nhận xét: "Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam chỉ Xuân Diệu mới để ý đến: Những luồng run rẩy rung rinh lá"...". Chúng ta có thể nhớ tới chiếc lá rơi (Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo) của Nguyễn Khuyến, hoặc chiếc lá rơi mà Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng của Trần Đăng Khoa. Các câu thơ ấy đều tả lá chứ không tả gió, nhưng ai không thấy gió trong đó đều rất nhẹ. Đây không có gió hiện ra, chỉ có luồng run rẩy làm rung rinh lá. Lặp bốn phụ âm R là một phụ âm rung mà nghe chẳng thấy dao động mạnh mẽ gì cả, trái lại chỉ rất khẽ, khẽ rung rinh mà run rẩy cũng khẽ, cái rùng mình nhè nhẹ của gió se sẽ chuyển qua lá và lá rung rinh - ai biết lá rung rinh vì gió hay vì lạnh? Mà cái luồng run rẩy kia cũng do đâu? Gió hay lạnh? Có lẽ do cảm quan nhà thơ chỉ thấy run rẩy và rung rinh chứ không phân biệt đó là luồng gió hay luồng lạnh, bởi cả hai đều là của mùa thu. Nhưng sự ngập ngừng mơ hồ chút ít như thế đúng là chỉ hiện ra với độ tinh vi của cảm quan thơ nhanh nhạy nhất của tác giả. Độ tinh vi ấy là một bằng chứng: lòng tác giả đã thấm sâu vào lòng thu, sự thâm nhập không dừng ở bên ngoài mà đã đi xuyên vào bên trong. Đi vào nhưng thực là để đi ra, nói ra được điều kín sâu nhất của lòng mình. Cảnh thu đó là hồn thu, hồn thu đó là hồn nhà thơ. Chưa rõ vì lẽ gì nhưng vấn đủ buồn, khóc, úa, rụng, run rẩy, khô gầy... Rất đau thương. Từ liễu buồn, lá vàng, hoa rụng, sắc đỏ, lá xanh, nhánh khô gầy đã chuyển sang nàng trăng ngẩn ngơ, non xa nhạt sương mờ, bến đò vắng người sang, tầng không mây vẩn, chim chóc bay đi, khí trời u uất và thiếu nữ tựa cửa không rõ nghĩ gợi gì... Cái cao đã thay vào cái thấp (trăng thay vườn), cái xa đổi cho cái gần (non xa đổi cho hoa vườn), cái hẹp cái nhỏ chuyển sang cái rộng lớn (rặng liễu, tóc buồn, đôi nhánh khô gầy, rung rinh lá chuyển sang non xa, sương mờ, từng không), Cái cụ thể nhòa thành cái mơ hồ, cái xác định tan trong cái vô định (chịu tang, buông lệ, rụng cành, sắc đỏ, màu xanh, run rẩy, rung rinh, khô gầy, mỏng manh là cụ thể, cố định, xác thực; còn ngẩn ngơ, nhạt sương mờ, luồn trong gió, chuyến đò vắng người sang, chim bay đi, hận chia li, buồn không nói, nghĩ ngợi gì đều là mơ hồ, vô định, không bến bờ, phương hướng). Trên kia đang là cảnh vật trong không gian, đây đã thêm thời gian: thỉnh thoảng, khởi sự, đã nghe, đã vắng... mà thời gian cũng mơ hồ, dù có bắt đầu (khởi sự), có đã qua (đã nghe, đã vắng), và lặp đi lặp lại (thỉnh thoảng). Bao nhiêu sự biến chuyển ấy đưa tới hiệu lực gì? Gần hoá xa, thấp thành cao, hẹp trở nên rộng, nhỏ biến ra to, mơ hồ, vô định thay cho cụ thể, xác định... không gian đã nới rộng ra đến không còn biết đâu là biên giới, thời gian có thuỷ mà chẳng có chung. Tất cả đều là từ bên ngoài đi vào bên trong, không gian, thời gian đều là tâm trạng của cảnh vật và tâm trạng người làm thơ, trên cái thế chung là nhạt dần, phai đi, mơ hồ đi, nghiêng đổ, mất mát một cái gì mà chính mình không biết. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ. Ngẩn ngơ như vừa mất một cái gì, mong một cái gì mà không tới, lơ lơ, lửng lửng, chưa thật buồn mà không còn vui. Lại là tự ngẩn ngơ. Vậy không có nguyên nhân bên ngoài mà cơ sự là bên trong, tự mình làm cho mình ngẩn ngơ. Đó là "tâm trạng" nàng trăng. Còn đây là của núi:Non xa khởi sự nhạt sương mờ. Núi cũng chẳng còn xanh biếc bình thường. Núi đã nhạt phai trong sương mờ, trở thành lạnh lẽo bên ngoài, còn bên trong ai biêt tình núi ra sao? Mà đây mới là khởi sự, mới bắt đầu, còn kéo dài bao lâu, kéo dài tới đâu, ai hay được? Non xa đã trở nên một khối bí mật không sao hiểu nổi.Còn gió? Còn chuyến đò? Thì đây: Đã nghe rét mướt luồn trong gió - Đã vắng người sang những chuyến đò.Lạnh rồi. Những luồng run rẩy trên kia đã hiện ra là gió rồi. Và gió lạnh. Trăng ngẩn ngơ chưa phải là lạnh.Non nhạt sương mờ cũng chưa hẳn lạnh. Bây giờ là cả bầu thu quét trong gió, mênh mông và luồn vào, len vào, âm thầm, lặng lẽ cái lạnh của dất trời, không để ai biết ai hay, trừ nhà thơ biết lắng nghe và đã ngheđược, bắt được cái hồn ấy của gió, cái tâm trạng của gió. Chính cái bầu trời mênh mông gió lạnh ấy đã khiến cho con đò thưa chuyến và người sang đò cũng ngại ngần mà vắng sang. Tâm trạng sâu kín của gió đã chuyển sang tâm trạng của con đò: gió thì lạnh, đò thì vắng khách sang sông. Đất trời thu đã đầy những ngẩn ngơ, bí mật, những lạnh luồn sâu, những vắng bóng người, như vậy thì làm gì chim chóc chẳng bay đi và khí trời không u uất những mối hận chia li? Ai chia li? Liễu chịu tang ai? Lệ rời tóc và tóc buông lệ. Hoa chia tay với cành, màu xanh chia tay với lá, xương xóc đã thay thịt da. Trăng sáng trăng xa đã đi biệt. Non biếc cũng phai nhạt rồi. Gió đã trở lạnh. Người đông đã bỏ bến đò. Chim đi. Mà tất cả, nào ai biết vì lẽ gì, chỉ thấy u và uất. Đến con người. Sang đò là con người ngoài đời, đang đi, đang hoạt động. Còn thiếu nữ tựa cửa buồn không nói thì mới là con người suy tư, con người tâm trạng. Thế là cả không gian và thời gian đều ăm ắp tâm trạng. Tâm trạng là một gam cảm giác và xúc cảm đi từngẩn ngơ đến chia li. Nhưng chẳng rõ nguyên nhân do đâu? Dường như chỉ tại mùa thu. Thu ngoại giới và thu trong lòng. Vậy ý tứ mà nhà thơ đặt vào hình ảnh: ít nhiều thiếu nữ buồn không nói ở cuối bài thơ, cuối chuỗi tâm trạng này là gì? Nếu đúng đây là mùa thu Huế thì phải chăng vì màu mắt của người con gái Huếcũng đầy thu trong đó? Dù sao tả mùa thu mà không có bóng dáng con người thì sao đủ? Phải có con người và hơn nữa, tâm trạng con người. Mà cảm thương với thu thì gì bằng lòng thiếu nữ! Quả nhiên nhà thơ tính toán không lầm. Không những một cô mà nhiều cô đều cùng một điệu. Thì ra bao nỗi niềm thu ởliễu, ở hoa, ở cảnh, ở trăng, ở non, ở tầng không, ở khí trời, ở đò, ở chim... đều dồn lại hiện ra đủ hết ở các cô: ít nhiều thiếu nữ buồn không nói - Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì? Tới đây mới thấy tất cả hồn thu đã đi vào hồn người. Thiếu nữ buồn nhưng không nói, chỉ tự cửa nhìn xa, còn nghĩ ngợi gì chẳng ai hay biết. Cái im lặng thật kì diệu. Ngôn ngữ nghệ thuật có cái lại. Cần nói nhiều nhất, có khi đủ nhất, thấm nhất, người ta lại nhờ cái lặng câm. Cái im lặng của các cô lại nói năng nhiều biết bao! Tự cửa là để nhìn ra mà cũng để đón vào. Nhìn ra và đón vào thì biết bao cảnh vật trước mắt, cái gần cái xa, cái thấp cái cao, cái rộng cái hẹp, cái cụ thể cái mơ hồ, cái xác định cái vô định, cái bên trong cái bên ngoài, cái ngoại giới cái tâm tư... Tất cả đều úa phai, rơi rụng, khô gầy, ngẩn ngơ, nhạt mờ,lạnh vắng, chia li, mà chẳng biết duyên do gì, hầu như một thứ định mệnh. Nhận hết thảy vào lòng, các cô chỉ có buồn, chứ chẳng nói gì. Nói làm sao được? Bởi các cô tự dưng cũng thấy mình không khác gì trời đất, cũng chỉ thấy buồn mà nào có hiểu từ đâu! Đó, cảnh thu và tình thu là như thế. Thực ra, chìm sâu trong tâm trạng nhà thơ là một nỗi buồn mà biểu hiện là những ngẩn ngơ, những chia li,những úa tàn, rụng rơi, mất mát như trên đã phân tích. Nó là một tâm trạng hiện thực, nó có mặt và thấm sâu vào trong xương tuỷ. Cả thế hệ có chút học vấn, nhất là những ai mon men đến với văn chương, đều thấy nó ngự trong tâm hồn mình không biết tự bao giờ mà mình không hiểu nó từ đâu tới. Hoặc giả như người xưa đã nói: nó là mối sầu vạn cổ lâu bền như loài người, và hễ tài hoa bao nhiêu thì càng bị nó bám chặt bấy nhiêu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan