Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ _phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược_v...

Tài liệu _phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược_v

.DOC
11
853
73

Mô tả:

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức/doanh nghiệp. Các vấn đề cần viết: Khái niệm về chiến lược – giải thích và phân tích thêm Khái niệm về quản trị chiến lược – giải thích và phân tích thêm Chỉ ra những điểm chung/giống nhau của hai khái niệm này Khái niệm và sự so sánh trên có ý nghĩa gì đối với các nhà quản lý? Cho ví dụ BÀI LÀM Mở đầu: Đối với mỗi người chúng ta luôn tự đặt câu hỏi hàng ngày ta cần và phải làm việc gì, để đạt mục đích gì qua công việc đó và làm như thế nào để thực hiện dễ dàng, tốn ít công sức nhất và đạt được mục đích đó nhanh nhất. Hay dài hơn, mỗi người thường có một mục đích để phấn đấu vươn tới, có người từ nhỏ đã mong muốn phấn đấu học hành thật gỏi để sau này trở thành một bác sỹ cứu bệnh giúp người, có người lại muốn học giỏi để sau này trở thành một ông chủ doanh nghiệp giàu có...và để học giỏi họ phải có quyết tâm cao, chịu khó học hành, nghiên cứu tích lỹ kiến thức, tìm thầy, tìm sách để học.... Với mỗi một tổ chức, doanh nghiệp cũng vậy, cần phải có mục tiêu để phấn đấu, mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp đó là làm sao để kiếm được nhiều lợi nhuận nhất, và để kiểm được nhiều lợi nhuận thì họ cần phải làm gì, làm như thế nào để nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra với thời gian ngắn nhất, tiêu tốn ít nhất các nguồn lực của doanh nghiệp... Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có chiến lược phù hợp cho mình và quản trị tốt chiến lược đã đề ra. 1. Khái niệm về chiến lược của doanh nghiệp 1.1. Các quan điểm về chiến lược 1 Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược. Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau và vào những thời kỳ phát triển khác nhau mà các nhà kinh tế học có những quan niệm khác nhau về chiến lược. - Theo General Ailleret, chiến lược là “ việc xác định những con đường và những phương tiện vận dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác định thông qua chính sách”. - F.J.Gouillart lại cho rằng chiến lược của các nhà doanh nghiệp là “toàn bộ các quyết định nhằm vào việc chiếm được các vị trí quan trọng, phòng thủ và tạo các kết quả khai thác và sử dụng ngay được”. - Theo G. Hissh “ Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn”. - Theo Alain Charlec Martinet thì “ Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm phác họa những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp xếp những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp” . - Hay quan điểm "Chiến lược là một tập hợp của các chuổi họat động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững." Theo McKinsey (1978). - "Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là triết lý sống của một công ty." Cynthia A. Montgomery. - Một số nhà kinh tế thế giới đã thống nhất chiến lược kinh doanh với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Đại diện cho quan niệm này là nhà kinh tế BCG, theo đó họ cho rằng “ chiến lược phát triển là chiến lược chung của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận thứ cấp là chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển... - M. Parter và K. Ohmac lại cho rằng mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại những điều kiện thuận lợi nhất nhằm tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Một số khác lại cho rằng Chiến lược đối với Doanh nghiệp là nhằm: “Đạt được mục tiêu của Doanh nghiệp về dài hạn (kinh doanh và trách nhiệm xã hội) một cách bền vững (sustainable). Thị trường hoặc phân khúc thị trường mà Doanh nghiệp/Công ty sẽ kinh doanh, những chiến thuật kinh doanh sẽ được áp dụng. Doanh nghiệp làm sao để chiếm ưu thế so với đối thủ trong những thị trường đó với những đối tượng khách hàng cụ thể? 2 Cần dùng những nguồn lực gì?(con người, kỹ năng, tài sản, tài chính, bí quyết công nghệ,..) để có thể đạt được mục tiêu đó. Những nguy cơ tiềm ẩn từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự thực thi chiến lược: môi trường, cạnh tranh, chính trị, tài nguyên,.. cả kế hoạch phòng ngừa rủi ro? - Theo cách tiếp cận thông thường có thể nói chiến lược là hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh về giải quyết các yếu tố con người, tài chính,... nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước mới. 1.2. Khái niệm về chiến lược của doanh nghiệp: Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược, ta có thể rút ra một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau: Chiến lược là hệ thống các quan điểm, mục đích, các mục tiêu cơ bản, các giải pháp, chính sách được thiết kế nhằm sử dụng, khai thác tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định. Trong môi trường hoạt động của một doanh nghiệp, bao gồm cả thị trường và đối thủ, chiến lược vạch ra cho doanh nghiệp một cách ứng xử nhất quán. Chiến lược thể hiện sự một chọn lựa, một mục tiêu của doanh nghiệp mà giới chuyên môn thường gọi là định vị chiến lược. Chiến lược là một lộ trình Chúng ta định đi đâu? Chúng ta đang ở đâu? 1.3. Các cấp độ chiến lược: Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau – trải dài từ toàn bộ doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) cho tới từng nhân viên làm việc trong đó: 3 - Chiến lược doanh nghiệp – liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”. Sức mạnh của một công ty phụ thuộc vào 3 yếu tố kiểm soát chiến lược, nguồn lực, họat động kinh doanh và hệ thống. Người điều hành công ty hoạch định định hướng chiến lược phát triển và hoạch định, cân đối các yếu tố kiểm sóat chiến lược này với nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Chiến lược cạnh tranh (kinh doanh): Liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v... Chiến lược cạnh tranh giải quyết yêu cầu: Để có thể họat động kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị cho nhân viên và cổ đông, công ty cần có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh và làm thế nào duy trì lợi thế cạnh tranh mà mình đang có? Đối với chiến lược kinh doanh đối với từng loại sản phẩm với mục tiêu tạo ra lợi thế cho từng sản phẩm, nó thể hiện tham vọng và mục tiêu của công ty trong năm tài khóa đối với từng thị trường. Nắm thời cơ để phát triển, tạm thời bảo vệ vị trí hay rút lui? Công ty cần một chiến lược cho từng định hướng. - Chiến lược chức năng (tác nghiệp): Liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp như bộ phận nhân sự, tài chính, kinh doanh, .... Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vận đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người v.v ... 2. Khái niệm về quản trị chiến lược Hiện nay có nhiều khái niệm, định nghĩa về quản trị chiến lược và chưa có một định nghĩa thống nhất về “Quản trị chiến lược”. Mỗi định nghĩa nêu ra đều có cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Có quan điểm cho rằng quản trị chiến lược (strategic management): 4 Là khoa học và nghệ thuật về Chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi Doanh nghiệp/Tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của họ. Là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của các doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai. Là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi Doanh nghiệp/Tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó. Một số quan điểm chung cho rằng Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện đánh giá các quyết định đan chéo nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Như vậy, quản trị chiến lược tập trung vào hợp nhất việc quản trị marketing, tài chính, kế toán, sản xuất tác nghiệp, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức. Quá trình quản trị chiến lược gồm có 3 giai đoạn: Thiết lập chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược, ngoài ra quản trị chiến lược bao gồm cả việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược. - Giai đoạn xây dựng chiến lược bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập mục tiêu, vạch chiến lược và xây dựng các chính sách. Xác định sứ mệnh là để trả lời câu hỏi về mục đích tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp. Thông điệp về sứ mệnh thường phải bao trùm ba ý chính: mục đích tổ chức, ngành nghề hoạt động và các giá trị sẽ đem lại. Thiết lập mục tiêu là để trả lời câu hỏi tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được gì, tại thời điểm nào. Mục tiêu phải gắn kết với sứ mệnh và phải được thiết lập trên cơ sở các phân tích cẩn trọng, khoa học như đã nêu trên. Vạch chiến lược là để trả lời câu hỏi con đường nào để đạt được mục tiêu. Qua việc thiết lập chiến lược, doang nghiệp xác định phương hướng phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội, nguy cơ từ bên ngoài, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược để thay thế và chọn ra chiến lược đặc thù để theo đuổi. Trong quá trình thiết lập chiến lược, doanh 5 nghiệp sẽ quyết định kinh doanh ngành mới nào, rút lui khỏi ngành nào, có tham gia vào thị trường thế giới hay không, và tránh quyền khống chế của đối thủ ra sao. - Giai đoạn triển khai đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập các mục tiêu hàng năm, đặt ra các chính sách, khuyến khích nhân viên và phân phối nguồn lực để tổ chức thành công chiến lược đã đề ra. - Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn giám sát và kiểm tra kết quả của hoạt động thiết lập và triển khai thực hiện chiến lược. Giai đoạn này gồm việc đo lường thành tích của doanh nghiệp đồng thời có điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với thực trạng. - Kiểm soát chiến lược: Việc kiểm soát chiến lược trong quản trị chiến lược được thực hiện xuyên suất trong quá trình thực hiện cả 3 giai đoạn trên. Việc kiểm soát được thực hiện ngay trong quá trình bắt đầu xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện và đánh giá chiến lược. Qua kiểm soát, giúp doanh nghiệp xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá chiến lược một cách đúng đắn nhất và thực hiện phân bổ các nguồn lực trong quá trình thực hiện chiến lược một cách tối ưu đồng thời qua kiểm soát, giúp doanh nghiệp phát hiện ra những thiết sót, các điểm chưa hợp lý hay các diễn biến bất thường sảy ra trong suất quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá chiến lược để có điều chỉnh, ứng phó kịp thời tối ưu nhất nhằm tổ chức thực hiện chiến lược tốt nhất, đưa doanh nghiệp đến đúng đích đã lự chọn đúng với mục tiêu đề ra tuân thủ đúng mục đích yêu cầu của chiến lược. Ta có thể khái quát sơ đồ về quản chị chiến lược và Quy trình quản trị chiến lược như sau: Sơ đồ về Quản trị chiến lược 6 Sơ đồ về Quy trình quản trị chiến lược 3. Sự giống và khác nhau giữa khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 3.1. Sự giống nhau: - Đều là khoa học trong quản lý doanh nghiệp và là sản phẩm do con người xây dựng. - Đều là - Đều hướng đến mục tiêu đưa hoạt động doanh nghiệp đi theo một định hướng, vươn tới một mục tiêu, tầm cao mới một cách khoa học trong một giai đoạn. - Cả chiến lược và việc quản trị chiến lược đều có những nội dung xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp (các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức); mục tiêu vươn tới trong tương lai nhất định của doanh nghiệp; các biện pháp, công cụ, nguồn lực để thực hiện; việc kiểm soát, quá trình xây dựng, thực hiện chiến lược; đánh giá kết quả thực hiện chiến lược. 7 - Chiến lược và quản trị chiến lược của doanh nghiệp đều được thực hiện dựa trên cơ sở các phân tích rất cẩn trọng và khoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, những điểm mạnh yếu nội tại, các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài… 3.2. Sự khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược: - Chiến lược là một sản phẩm mang tính hoạch định một mục tiêu cần vươn tới bao gồm cả phương hướng, biện pháp để thực hiệnđạt mục tiêu đẫ đề ra. Tuy nhiên nó dừng lại ở dạng một văn bản, một định hướng của doanh nghiệp.... Còn quản trị chiến lược là việc quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện chiến chiến lược đã được hoạch định một cách khoa học học, hiệu quả nhất. Việc quản trị chiến lược để làm sao để xây dựng được một chiến lược đúng đắn nhất, khai thác hết tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp phát triển đến một mục tiêu cao nhất có thể trong một khoản thời gian đồng thời tổ chức thực hiện chiến lược đã được đề ra một cách đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra một cách sớm nhất, đơn giản nhất, tốn ít các nguồn lực nhất của doanh nghiệp. - Chiến lược là một bộ phận thứ nhất cấu thành của quản trị chiến lược, là một sản phẩm của khâu xây dựng chiến lược. Quản trị chiến lược bao gồm cả việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, đánh giá kết quả thực hiện và việc giám sát việc thực hiện tất cả các khâu, quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược. - Nếu có chiến lược nhưng không có việc quản trị chiến lược tốt thì chiến lược dù chiến lược có tốt đến mấy cũng không thể trở thành hiện thực và doanh nghiệp vẫn thất bại; ngược lại nếu có chiến lược tốt nhưng không tổ chức quản trị tốt trong quá trình thực hiện, kiểm soát, đánh giá thì cũng không thể thực hiện được chiến lược đã đề ra (không đến đích đã định). 4. Ý nghĩa của khái niệm và so sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược đối với các nhà quản lý? 8 Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược có một ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và khoa học quản lý nói chung, quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng. Nhờ có chiến lược và quản trị chiến lược tốt giúp hoạt động quản trị doanh nghiệp một cách khoa học, bài bản, doanh nghiệp khai thác tối đa nhất các tiềm năng, lợi thế của mình đồng thời khắc phục, hạn chế được các điểm yếu, các điểm bất lợi của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh để vươn tới tầm cao nhất trong một khoảng thời gian. Doanh nghiệp không có chiến lược thì như người đi đường nhưng không xác định hướng đi, nơi cần đến, còn đối với doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh không có mục tiêu, định hướng để doanh nghiệp cần vươn tới tầm cao mới. Ngược lại, nhờ có chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp mới xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp (điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn...), xác định mục tiêu, mong muốn của mình vươn tới trong một thời gian nhất định, đồng thời xác định con đường, cách thức để đi đến mục tiêu đã định và kiểm soát toàn bộ quá trình đó để đảm bảo doanh nghiệp đi đến đích đã định. Do có chiến lược kinh doanh được đặt ra từ trước và được xây một cách khoa học dựa theo các chuỗi các quy luật nên nó loại trừ yếu tố cảm xúc trong quá trình xây dựng giúp cho doanh nghiệp vững vàng thực hiện mục tiêu của mình đã đề ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính ổn định cao, ít chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài, dù có những sự biến động nhưng doanh nghiệp vẫn vững vàng tiếp bước đi trên con đường đã lựa chọn. Ngược lại, một doanh nghiệp không có chiến lược thường có xu hướng đưa ra những quyết định không hợp lý tùy vào cảm xúc và thường chỉ là hy vọng kiếm được lợi nhuận. Việc quản trị chiến lược có ý nghĩa rất lớn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có xây dựng được một chiến lược tối ưu nhất, phát huy hết các điểm mạnh, các lợi thế của mình đồng thời hạn chế các điểm yếu, các khó khăn của mình để đặt mục tiêu đưa doanh nghiệp đến vị trí mới có tầm cao nhất có thể. Đồng thời tổ chức thực hiện mục tiêu đã đề ra một cách nhất quán trong suốt thời gian nhất định, theo đó là các điều chỉnh cần thiết, kịp thời nhằm đạt được mục tiêu sớm nhất với những chi phí, tiêu tốn nguồn lực ở mức thấp nhất. Chiến lược và quản trị chiến lược có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu doanh nghiệp có chiến lược tốt và quản trị chiến lược tốt nhất định doanh nghiệp sẽ thành 9 công; ngược lại nếu có chiến lược không tốt (định hướng đích đến của doanh nghiệp không đúng) thì dù có quản trị chiến lược tốt, doanh nghiệp đi đến đúng đích đã lựa chọn nhưng vẫn thất bại; hoặc doanh nghiệp có chiến lược tốt nhưng các khâu quản trị thực hiện chiến lược không tốt thì doanh nghiệp cũng không thể đến đúng đích đã đặt ra. Việc phân biệt rõ sự giống, khác nhau mối quan hệ giữa khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp xác định được rõ nội dung, mục đích, vai trò, tác dụng của từng việc từ khâu xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện, đánh giá thực hiện và kiểm soát các quá trình thực hiện chiến lược, nhằm phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp được khoa học, có hệ thống. Thực tế hiện nay ở Việt Nam còn nhiều công ty, nhất là những công ty nhỏ chưa có chiến lược cho mình hoặc có vạch ra chiến lược nhưng bỏ rơi khâu quản trị nó, hoạt động của doanh nghiệp thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày - những công việc liên quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ… Hầu hết những việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, không có hoạch định một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học. Việc thực hiện theo sự vụ đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng vẫn bị rối và luôn luôn bị động. Quản trị viên cấp cao, nhất là các giám đốc điều hành, thường bị công việc sự vụ “dẫn dắt” đến mức “lạc đường” lúc nào không biết. Như người đi trong rừng, không có định hướng rõ ràng, chỉ thấy ở đâu có lối thì đi, dẫn đến càng đi, càng bị lạc. Do vậy, các doanh nghiệp này khó có thể phát triển thành những doanh nghiệp lớn, hoạt động ổn định, bền vững trong thời gian dài. Bện cạnh đó cũng có những doanh nghiệp có chiến lược cho mình phù hợp và có sự quản trị chiến lược tốt giúp họ xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép như tập đoàn FPT, Viettel.... họ có khởi điểm ban đầu là một doanh nghiệp không lớn nhưng trong một thời gian ngắn họ đã trở thành những tập đoàn kinh tế lớn, chiếm lĩnh chủ yếu thị trường viễn thông, công nghệ thông tin tại Việt Nam. 10 Kết Luận Xây dựng chiến lược và quản trị chiến lược là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự phát triển dài hạn của mỗi doanh nghiệp. Nhờ có chiến lược và quản trị chiến lược tốt giúp việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học, doanh nghiệp xác định được hướng vươn tới của mình trong tương lai làm động lực để phấn đấu đồng thời có thể phát huy tối đa các điểm mạnh, các lợi thế và hạn chế được những yếu kém, khó khăn của mình, phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vững bước trước những khó khăn, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp vươn tới tầm cao mới đã được xác định trước trong một khoản thời gian ngắn nhất có thể. Trên thực tế, con đường đi đến thành công của các công ty là khác nhau. Ví dụ Microsoft vượt lên thống trị thị trường thế giới bằng cách thiết lập một nền tảng chuẩn của ngành (Windows, Microsoft Office) và liên kết với những công ty khác kinh doanh sản phẩm liên quan. Dell qua mặt IBM Trong khi Walmart trở thành số một nhờ vào hiệu quả họat động tạo ra lợi thế về giá thành thấp. Do vậy, đối với mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cho riêng mình, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và thực hiện quản trị tốt chiến lược của doanh nghiệp đã đề ra, đây chính là chìa khóa cốt lõi giúp doanh nghiệp có được thành công, bền vững ./. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan