Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý ôn thi học sinh giỏi môn địa lý chuyên đề sông ngòi...

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn địa lý chuyên đề sông ngòi

.PDF
49
2974
121

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ….…. HỘI THẢO LẦN THỨ VIII CHUYÊN ĐỀ SÔNG NGÒI MÔN: ĐỊA LÍ TÁC GIẢ: ĐỖ THỊ LAN ANH ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT-QUẢNG NGÃI Hải Phòng, 11/2015 1 MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí trên phạm vi cả nước bắt đầu được tổ chức từ năm học 1997 – 1998. Kể từ đó ở các địa phương (các Tỉnh, Thành phố và trong các trường Đại học ) hình thành các khối, lớp học sinh chuyên môn Địa lí. Những năm đầu việc tổ chức dạy và học được chỉ đạo bám sát chương trình sách giáo khoa phổ thông, tài liệu chuyên ban …Đến năm học 2006 – 2007 Bộ giáo dục và đào tạo có công văn số 12865/ BGDĐT – GDTrH ngày 06/11/2006 về việc hướng dẫn dạy học các môn chuyên lớp 10. Với sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học, nội dung dạy học môn địa lí cho trường THPT chuyên. Đồng thời thống nhất nội dung bồi dưỡng công bố cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí được áp dụng từ năm học 2007 – 2008. Nội dung chương trình chuyên bao gồm chương trình nâng cao và chương trình chuyên sâu, trong đó chương trình chuyên sâu được xác định bằng các chuyên đề cụ thể. Trong chương trình chuyên sâu Địa lí 10 có Chuyên đề 4: THỦY QUYỂN trong đó có thành phần SÔNG NGÒI và trong chương trình chuyên sâu Địa lí 12 có Chuyên đề 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VIỆT NAM trong đó có phần SÔNG NGÒI VIỆT NAM là những chuyên đề khá khó đối với cả giáo viên và học sinh khi dạy và học bởi nội dung phần này trong SGK địa lí lớp 10 và lớp 12 chương trình nâng cao khá ít cả về lí thuyết và bài tập, điều đó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự tìm tòi ở các tài liệu tham khảo khác mới có thể hiểu được. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và soạn chuyên đề này nhằm phục vụ cho công tác giảng dạỵ học sinh chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân cũng như giới thiệu với đồng nghiệp để cùng trao đổi, rút kinh nghiệm. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quí thầy cô! II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về sông ngòi và liên hệ sông ngòi Việt Nam phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp một cách chính xác, đầy đủ và khoa học. 2 - Giới thiệu các dạng câu hỏi về sông ngòi và liên hệ sông ngòi Việt Nam trong các đề thi học sinh giỏi các cấp và quá trình tập huấn đội tuyển. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tổng hợp, hệ thống hóa một số nội dung liên quan đến thành phần sông ngòi trên thế giới và ở nước ta dựa trên định hướng chuyên đề chuyên sâu của Bộ giáo dụcđào tạo. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra - đánh giá học sinh . IV. PHẠM VI VÀ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp 10 và lớp 12 nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và nội dung đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia những năm gần đây. 2. Giá trị nghiên cứu: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. 3 PHẦN NỘI DUNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI I. Tổng quan chung về sông ngòi 1.Các khái niệm 1.1. Sông: Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Một con sông phát triển đầy đủ thường có thể phân chia làm 5 đoạn có tính chất khác nhau: nguồn sông, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và cửa sông. - Hệ thống sông: sông chính cùng với các sông nhánh của nó hợp thành hệ thống sông ngòi. 1.2. Các bộ phận của hệ thống sông - Sông chính: Trong mỗi hệ thống, dòng chảy lớn nhất gọi là dòng chính. - Phụ lưu: Các dòng nhỏ hơn chảy vào dòng chính gọi là phụ lưu. Các phụ lưu thường tồn tại ở phần thượng lưu và trung lưu. - Chi lưu: Ở hạ lưu, cùng tham gia tiêu nước với dòng chính có nhiều dòng chảy nhỏ, được gọi là chi lưu. 1.3. Hình dạng lưới sông Có thể phân ra các loại: - Sông hình nan quạt: Sông nhánh phân bố theo hình nan quạt, trong đó các cửa sông nhánh lớn ở gần nhau. - Sông dạng hình lông chim: Các sông nhánh phân bố tương đối đều đặn dọc theo sông chính. - Sông hình cành cây: Sông nhánh phân bố theo hình cành cây. - Sông hình song song: Sông nhánh phân bố song song. Nói chung, các sông lớn thường có sự phân bố các sông nhánh dạng hỗn hợp giữa hai hoặc ba hình thức trên. Chẳng hạn như hệ thống sông Hồng có sự phân bố sông nhánh dạng song song, nhưng trên các sông nhánh lại có kiểu phân bố dạng cành cây hoặc lông chim. 1.4 . Mặt cắt sông gồm có: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc. - Mặt cắt ngang của sông tại một vị trí trên sông là mặt cắt vuông góc với hướng nước chảy tại vị trí đó. Bộ phận mặt cắt có nước chảy thường xuyên 4 gọi là lòng sông, phần mặt cắt ngang chỉ ngập lụt về mùa lũ được gọi là bãi sông. Mặt cắt ngang sông có cả lòng sông và bãi sông chỉ có nước chảy qua về mùa lũ được coi là mặt cắt lớn. - Mặt cắt dọc sông là mặt cắt qua trục lòng sông (đường nối các điểm thấp nhất của các mặt cắt ngang của con sông). Mặt cắt dọc sông là căn cứ chủ yếu để nghiên cứu đặc tính của dòng nước và ước tính năng lượng tiềm tàng của sông. 1.5. Lưu vực của một con sông (gọi tắt lưu vực sông) là phần mặt đất mà nước trên đó sẽ chảy ra sông (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nói cách khác, lưu vực sông là khu vực tập trung nước của một con sông. 1.6. Đường phân nước của lưu vực sông là đường nối các điểm cao nhất xung quanh lưu vực và ngăn cách nó với các lưu vực khác ở bên cạnh, nước ở hai phía của đường này sẽ chảy về các lưu vực sông khác nhau. - Có hai loại đường phân nước: đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm. Đường phân nước mặt là đường nối các điểm địa hình cao nhất trên mặt đất xung quanh lưu vực, nước mưa rơi xuống hai phía của nó sẽ chảy tràn theo sườn dốc tập trung vào hai lưu vực khác nhau. - Đường phân nước ngầm là đường phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các lưu vực. Thường thì đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm của một lưu vực không trùng nhau. - Trong thực tế việc xác định đường phân nước ngầm là rất khó khăn, bởi vậy thường lấy đường phân nước mặt làm đường phân nước của lưu vực sông và gọi là đường phân lưu. II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG 1. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông: a. Độ dốc lòng sông(hay độ chênh của mặt nước) Độ chênh càng nhiều, tốc dộ dòng chảy càng lớn b. Chiều rộng của lòng sông Khúc sông rộng, nước chảy chậm: khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn. 2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông a. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm 5 Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa:chế độ nước sông hoàn toàn - phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó. Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến,băng - tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều, Nước ngầm phong phú, mực nước không sâu, sông được tiếp nước nhiều. - b. Địa thế, thực vật, hồ đầm Địa thế: ở miền núi, nước chảy nhanh hơn ở đồng bằng, đặc biệt là sau mỗi - cơn mưa to. Thực vật: tán cây,lớp thảm mục, rễ cây có tác dụng giữ và làm cho nước - thấm dần xuống đất, tạo thành mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông. Hồ, đầm: có tác dụng điều hòa nước sông. - III. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT Nơi bắt nguồn Diện tích lưu vực Chiều dài Sông Nin Sông Amazôn Sông Iênitxây Hồ Victoria Dãy Andet Dãy Xaian 2.881.000km 2 7.170.000km 2 2.580.000km2 6.685km 6.437km 4.602km Khu vực xích đạo, cận Vị trí xích đạo, cận nhiệt châu Khu vực xích đạo châu Mỹ Phi Nguồn cung Mưa và Mưa và cấp nước nước ngầm nước ngầm Khu vực ôn đới lạnh châu Á Băng tuyết tan IV. LIÊN HỆ SÔNG NGÒI VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung của sông ngòi Vi ệt Nam a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc - Nước ta có 2360 con sông có chiều dài >10km. Trong đó có 106 dòng sông chính và 2254 phụ lưu. đa số là sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ. - Mật độ sông ngòi dày: 6 + Trung bình 1km /1 km2 sông suối + đi dọc bờ biển cứ 20 km gặp một cửa sông. b. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. - Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/ năm trong đó có khoảng 60% từ lưu vực ngoài nước. - Hàm lượng phù sa lớn: Tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/ năm, chủ yếu ở hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long c. Thuỷ chế sông theo mùa - Trong năm chế độ nước sông chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn. + Mùa lũ trùng với mùa mưa nên lượng nước lớn, chiếm từ 70- 80% tổng lượng nước cả năm + Mùa cạn ứng với mùa khô của khí hậu, lượng nước nhỏ khoảng 20 - 30% tổng lượng dòng chảy cả năm - Chế độ dòng chảy sông ngòi thất thường, có năm lũ sớm, năm lũ muộn, năm lũ ngắn, năm lũ kéo dài d. Hướng chảy - Tây Bắc – đông Nam: sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Cửu Long... - Vòng cung: sông Thái Bình... - Ngoài ra còn hướng khác: Tây – đông như sông đuống, đông Nam – Tây Bắc như sông Kỳ Cùng,… 2. Sự phân hoá thuỷ văn nước ta a. Theo thời gian - Mùa lũ trùng với mùa mưa nên lượng nước lớn, chiếm từ 70- 80% tổng lượng nước cả năm - Mùa cạn ứng với mùa khô của khí hậu, lượng nước nhỏ khoảng 20 30% tổng lượng dòng chảy cả năm b. Theo không gian - Về mật độ: Có nơi dày, có nơi thưa + Nơi dày nhất là cửa sông Hồng, sông Cửu Long (trên 4km/ 1km2) + Nơi thưa nhất là vùng núi đá vôi hoặc nơi khuất gió có lượng mưa ít 7 (khoảng 0,3km/1km2) + Nơi dày nhất gấp nơi thưa nhất khoảng 8 – 10 lần - Tổng lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông + Hệ thống sông Cửu Long chiếm tới 60,4% + Hệ thống sông Hồng chiếm 15% + Các hệ thống sông còn lại chiếm 24,5%. - Lượng phù sa: phân bố không đều giữa các hệ thống sông + Riêng sông Hồng đã vận chuyển khoảng 120 triệu tấn chiểm 60% tổng lượng phù sa cả nước + Sông Cửu Long khoảng 70 triệu tấn chiểm 35% tổng lượng phù sa cả nước + Các sông còn lại chiếm 5% tổng lượng phù sa cả nước - Độ dài sông và diện tích lưu vực cũng có sự phân hóa giữa các hệ thống sông. + Về chiều dài: . Sông có chiều dài từ 10 -50 km: chiếm khoảng 91% . Sông có chiều dài từ 50 - 100 km: chiếm khoảng 6% . Sông có chiều dài trên 100 km: chiếm khoảng trên 2% + Về diện tích lưu vực  Lưu vực có diện tích nhỏ hơn 100km2: chiếm khoảng 66.3%  Lưu vực có diện tích nhỏ hơn 500km2 : chiếm khoảng 92.4%  Lưu vực có diện tích từ 15000km2 trở lên: chiếm khoảng 0.35% - Thủy chế: cũng có sự phân hóa giữa các hệ thống sông: + Sông ngòi Bắc Bộ: thủy chế đơn giản, mùa lũ từ tháng 6 – 10, đỉnh lũ tháng 8 + Sông ngòi sườn đông Trường Sơn: Thủy chế khá phức tạp, mùa lũ chính vào thu đông, đỉnh lũ tháng 11, có thêm 1 mùa lũ tiểu mãn vào tháng 6 + Sông ngòi sườn Tây Trường Sơn: thủy chế đơn giản, mùa lũ từ tháng 6 – 10, đỉnh lũ tháng 9 hoặc 10 8 b.1.Các miền thủy văn Phù hợp với cấu trúc địa hình và chế độ mưa mùa nên hệ thống sông ngòi nước ta có sự khác nhau giữa các khu vực về mạng lưới sông và chế độ dòng chảy. Nhìn chung thuỷ văn nước ta có thể chia thành các miền sau: - Miền thuỷ văn Bắc Bộ. + Có nhiều lưu vực lớn, sông dài và là hợp lưu của nhiều dòng chảy. + Lượng nước chảy qua miền được tiếp nhận một lượng khá lớn lượng nước từ ngoài lãnh thổ (trừ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng lại chảy ra ngoài). + Hướng chảy chung của sông ngòi là Tây Bắc - đông Nam và hướng vòng cung phù hợp với hướng nghiêng của địa hình. + Lũ sông vào mùa hạ, tháng lũ lớn nhất là tháng 8, cạn vào mùa đông, tháng kiệt nhất vào tháng 3, tháng kiệt nhất lượng nước không quá nhỏ do mùa đông có mưa phùn nên trời nhiều mây, lượng bốc hơi ít. Biệt lệ là vùng duyên hải Quảng Ninh chỉ có sông nhỏ và vùng Thanh - Nghệ mang tính chuyển tiếp xuống miền đông Trường Sơn, lũ muộn và tháng 9, kiệt vào tháng 4. - Miền thuỷ văn đông Trường Sơn + Phần lớn là các sông nhỏ, dòng sông ngắn, chủ yếu hình thành trong nước, nhiều sông hướng chảy Tây - đông. + Mùa lũ lệch về thu đông, tháng lũ lớn nhất là tháng 10, 11 lũ tiểu mãn vào tháng 5, 6, tháng kiệt nhất là tháng 4 hoặc tháng 7. - Miền thuỷ văn phía Nam (Tây Nguyên và Nam Bộ). + Vùng có lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào lớn (sông Cửu Long nhận lượng nước từ bên ngoài vào tới 90%) + Mùa lũ và kiệt tương tự miền thủy văn Bắc Bộ, lũ vào mùa hạ nhưng cực đại lùi xuống tháng 9, 10, kiệt vào mùa đông và tháng cực tiểu là tháng 3, 4 và dòng chảy kiệt nhỏ nhất cả nước, riêng cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) có lũ vào thu đông, cực đại vào tháng 11 và kiệt nhất vào tháng 3, 4. Do lượng bốc hơi cao, mùa khô sâu sắc, dòng chảy là trung bình và ít. 9 b.2. Các hệ thống sông chính: Gồm 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10000km2 : hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông đồng Nai, sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long, sông Bằng Giang - Kì Cùng,... 3. Các nhân tố ảnh hưởng đê sông ngòi Việt Nam * Địa hình - Địa hình ảnh hưởng đến sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng chảy của sông ngòi, độ dốc và đặc điểm hình thái. - Sông ngòi cũng tác động trở lại địa hình, làm địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng... * Địa chất: Quy định hướng chảy và ảnh hưởng nhiều đến mật độ, diện tích lưu vực, chiều dài, tốc độ dòng chảy và thủy chế của sông ví dụ như sông chảy qua vùng đá vôi, mật độ sông ngòi thấp và lượng dòng chảy mặt giảm rõ rệt. * Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông nên có thể ví “sông ngòi là hàm số của khí hậu”. * Thực vật: - Thực vật điều hòa chế độ nước sông. - Sông ngòi cũng tác động trở lại giới sinh vật, nơi nào lượng dòng chảy mặt và ngầm phong phú, nguồn nước dồi dào thì sinh vật phát triển với thành phần loài phong phú và ngược lại. * Đất: Sông ngòi vận chuyển phù sa từ thượng lưu, trung lưu về hạ lưu. Với hệ số bào mòn lớn nên đất đai ở vùng thượng và trung lưu dễ bị xói mòn, rửa trôi, đất kém dinh dưỡng, ngược lại ở vùng đồng bằng là quá trình bồi tụ phù sa, đất giàu dinh dưỡng. 4. Ảnh hưởng của sông ngòi Việt Nam đến sản xuất và đời sống a.Thuận lợi - Cung cấp nước + Phục vụ cho sản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp + Khai thác giá trị thủy lợi để cung cấp nước vào mùa cạn, tiêu nước vào mùa mưa. - Khai thác giá trị thủy điện 10 - Phát triển GTVT đường sông và du lịch - Khai thác và phát triển ngành thủy sản nước ngọt - Bồi đắp phù sa b. Hạn chế: lũ lụt,hạn hán... V. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI Ở VIỆT NAM Biến đổi khí hậu sẽ làm cho dòng chảy sông ngòi thay đổi về lượng và sự phân bố theo thời gian, vùng lãnh thổ. 1. Dòng chảy năm - Tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy năm rất khác nhau giữa các vùng/ hệ thống sông trên lãnh thổ Việt Nam. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, dòng chảy năm trên các sông ở Bắc Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng phổ biến dưới 2% vào thời kỳ 2040 - 2059 và lên tới 2% đến 4% vào thời kỳ 2080 2099. - Trái lại, từ phần phía nam Bắc Trung Bộ đến phần phía bắc của Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai), dòng chảy năm lại có xu thê giảm, thường dưới 2% ở sông Thu Bồn, Ngàn Sâu, nhưng giảm mạnh ở hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé từ 4% đến 7% vào thời kỳ 2040 - 2059 và 7% đến 9% vào thời kỳ 2080 - 2099 . - Theo kết quả nghiên cứu của Uỷ hội sông Mê Công, dòng chảy năm trên sông Mê Công, tại Kratie, nguồn cấp nước chủ yếu cho đồng bằng sông Cửu Long, trung bình thời kỳ 2010 - 2050 so với thời kỳ 1985 - 2000 tăng khoảng 4% - 6% ở kịch bản B2. 2. Dòng chảy mùa lũ - Dòng chảy mùa lũ của hầu hết các sông có xu thế tăng so với hiện nay, song với mức độ khác nhau, phổ biến tăng từ 2% đến 4% vào thời kỳ 2040 - 2059 và từ 5% 7% vào thời kỳ 2080 - 2099. Riêng sông Thu Bồn, sông Ngàn Sâu chỉ tăng dưới 2% vào thời kỳ 2040 - 2059 và dưới 3% vào thời kỳ 2080 - 2099 . - Trong khi đó, dòng chảy mùa lũ của các sông trên hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé lại giảm khoảng từ 2,5% đến 6% và từ 4% đến 8% vào hai thời kỳ nói trên. 11 - Đối với sông Mê Công, so với thời kỳ 1985 - 2000, dòng chảy mùa lũ tại Kratie trung bình thời kỳ 2010 - 2050 tăng khoảng 5% đến 7%. 3. Dòng chảy mùa cạn - Biến đổi khí hậu có xu hướng làm suy giảm dòng chảy mùa cạn, so với hiện tại dòng chảy mùa cạn phổ biến giảm từ 2% đến 9% vào thời kỳ 2040 - 2059 và từ 4% đến 12% vào thời kỳ 2080 - 2099 . - Tuy nhiên, dòng chảy mùa cạn không thể hiện xu thế tăng hoặc giảm rõ ràng ở sông Mê Công tại Kratie và Tân Châu. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SÔNG NGÒI I. PH ƯƠ N G PH Á P DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SÔ N G NGÒI Giáo viên hướng dẫn học sinh những vấn đề cần nắm khi học tập chuyên đề sông ngòi: 1. Thành thạo tư duy địa lí - Trong quá trình học chuyên đề SÔNG NGÒI, Tư duy địa lí là hết sức cần thiết đối với học sinh. Có nhiều loại tư duy địa lí mà học sinh phải nắm vững và vận dụng thành thạo trong từng trường hợp cụ thể. - SÔNG NGÒI là một đối tượng địa lí tự nhiên, vì vậy cần xem xét SÔNG NGÒI trong các mối liên hệ nhất định. Thí dụ, khi nhận xét và giải thích về chế độ nước sông , rõ ràng phải đặt nó trong mối quan hệ với hàng loạt các yếu tố tác động. - Thành thạo tư duy địa lí có thể được coi là chiếc chìa khoá mở ra sự thành công trong quá trình ôn luyện… 2. Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản theo yêu cầu câu hỏi - Nắm vững kiến thức cơ bản là khâu đầu tiên cần phải đạt được. Ở đây cần phân biệt khái niệm “thuộc bài” và “nắm vững” kiến thức cơ bản. Thuộc bài chưa chắc đã nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng ngược lại, nắm vững kiến thức cơ bản chắc chắn là đã thuộc bài. Tiếp theo việc nắm vững kiến thức cơ bản là phải biết vận dụng thành thạo các kiến thức đó theo yêu cầu câu hỏi. Ví dụ: Tại sao ở miền núi sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng? 12 Trả lời: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình nên mực nước lũ thường lên rất nhanh. Ở đồng bằng, chế độ nước sông điều hòa hơn, lũ thường chậm hơn(trừ sông ở đồng bằng bắt nguồn từ miền núi) - Việc vận dụng kiến thức cơ bản như thế nào cũng là một quá trình lâu dài. Kinh nghiệm chỉ ra rằng muốn có một kĩ năng nào đó chỉ có cách duy nhất là phải làm. Trong trường hợp cụ thể này, học sinh có thể tham khảo các câu hỏi và bài tập ở phần sau của chuyên đề. 3. Thành thạo các kĩ năng địa lí chủ yếu - Có rất nhiều kĩ năng địa lí đòi hỏi thí sinh phải nắm vững ở mức độ thành thạo.Liên quan đến thi học sinh giỏi quốc gia, cần chú ý đến một số kĩ năng chính như khai thác Atlát Địa lí Việt Nam, phân tích biểu đồ, phân tích số liệu… - Khai thác Atlát Địa lí Việt Nam là một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu đối với thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí: + Trong mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng một lượng kiến thức, thông tin rất lớn thông qua hệ thống các kí hiệu quy ước. Vì vậy dựa vào bản đồ GV có thể hướng dẫn HS phân tích được mạng lưới sông ngòi trên - Atlat ta có thể thấy ngay những đặc điểm sông ngòi của 1 lãnh thổ (vùng, miền tự nhiên, miền thủy văn...), đặc điểm của một hệ thống sông nào đó hoặc so sánh các hệ thống sông với nhau, so sánh sông ngòi của các miền với nhau để tìm ra sự phân hóa phức tạp của sông ngòi nước ta. Từ đó có thể tìm thấy mối liên hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác và ảnh hưởng của sông ngòi đến phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy HSG, chúng tôi luôn tận dụng tối đa Atlat địa lý Việt Nam để hướng dẫn HS tìm hiểu, nhớ và vận dụng kiến thức, rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác Atlat địa lí Việt Nam. + Khi phân tích tích về đặc điểm sông ngòi của 1 hệ thống sông, 1 vùng lãnh thổ (cả nước, vùng kinh tế, miền tự nhiên, miền thủy văn...), hoặc so sánh các hệ thống sông với nhau, các vùng lãnh thổ với nhau, chúng ta không chỉ sử dụng 1 trang bản đồ mà phải sử dụng kết hợp các trang bản đồ khác có nội dung liên quan để tìm ra kiến thức. Ví dụ: - Trang 10: Các hệ thống sông (trang chính) - Trang 4 - 5 - 6 - 7: hành chính, hình thể - Trang 8: địa chất khoáng sản 13 - Trang 9: khí hậu - Trang 12: thực vật và động vật - Trang 13, 14: các miền kinh tế - Trang 26, 27, 28, 29: các vùng kinh tế II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SÔNG NGÒI - Máy chiếu(nếu có). - Các bản đồ tự nhiên thế giới, sông ngòi thế giới, tự nhiên Việt Nam, sông ngòi Việt Nam - Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương và Atlat Địa lí Việt Nam. - Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và 12- nâng cao. - Một số hình ảnh về sông ngòi Hình 1. Hệ thống sông và lưu vực sông Hình 2. Đường phân nước của lưu vực 14 Hình 3. Đường phân nước Hình 4. Dạng sông hình quạt nan và sông hình lông chim Hình 5. Sông hình cành cây Hình 6. Sông hình song song 15 Hình 7. Lược đồ các lưu vực sông lớn ở Việt Nam Hình 8. Sông Nin Hình 9. Sông A-ma-dôn 16 Hình 10. Sông Hồng Hình 11. Sông Mê Công Hình 12. Nguồn cung cấp nước cho sông 17 C. CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI I. ĐỐI VỚI CHUYÊN ĐỀ SÔNG NGÒI LỚP 10 1. CÂU HỎI TRÌNH BÀY a. Cách trả lời - Chọn kiến thức cơ bản phù hợp với yêu cầu câu hỏi. - Sắp xếp kiến thức trả lời sao cho logic với nội dung cần trình bày. b. Các câu hỏi Câu hỏi 1 : Trình bày ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đến sông ngòi. Gợi ý trả lời - Ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi + Hình thái (Hướng chảy, diện tích lưu vực, chiều dài, độ dốc lòng sông) + Thủy chế ( tốc độ dòng chảy, khả năng điều tiết lũ, mưa -> mùa lũ , mùa cạn) + Giá trị kinh tế của sông ngòi( sông ngòi ở miền núi -> giá trị thủy điện; sông ngòi ở đồng bằng -> bồi lấp phù sa, giao thông vận tải) - Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi Sông ngòi là hệ quả của khí hậu, khí hậu(chế độ mưa) ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông : Mưa như thế nào, thủy chế như thế đó. Câu hỏi 2: Trình bày ảnh hưởng của băng tuyết đến chế độ nước sông. Gợi ý trả lời * Ảnh hưởng của băng tuyết đến chế độ nước sông: - Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là băng tuyết tan. - Mùa xuân đến khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan sông được tiếp nhiều nước. Câu hỏi 3 : Trình bày các yếu tố của một con sông . Gợi ý trả lời - Lưu vực của một con sông Lưu vực của một con sông (gọi tắt lưu vực sông) là phần mặt đất mà nước trên đó sẽ chảy ra sông (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nói cách khác, lưu vực sông là khu vực tập trung nước của một con sông. - Hình dạng sông: do các phụ lưu và chi lưu tạo nên. 18 - Chiều dài sông - Phụ lưu và chi lưu (xem phần trên) - Hướng chảy Hướng chảy của sông phụ thuộc vào hướng của địa hình - Lưu lượng nước - Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây ( m3/s). - Lưu lượng nước sông phụ thuộc vào các nhân tố: Khí tượng-thủy văn (mưabốc hơi, hồ, đầm, sông khác), bề mặt đệm( địa hình(sườn, độ cao), lớp phủ thực vật) và con người. - Tổng lượng phù sa Tổng lượng phù sa của sông phụ thuộc vào các nhân tố: khí hậu, cấu tạo địa chất nham thạch, địa hình, lớp phủ thực vật, con người. - Thủy chế Chế độ nước của sông (tức là thuỷ chế sông) là nhịp điệu thay đổi lưu lượng nước trong một năm. Câu hỏi 4: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sông ngòi (Hình thái, thủy chế) ? Gợi ý trả lời + Vị trí, hình dạng lãnh thổ + Địa hình, địa chất + Đặc điểm lưu vực + Khí hậu + Sinh vật, hồ đầm + Con người Câu hỏi 5: Đặc điểm của 1 lưu vực sông (hoặc 1 miền thủy văn) gồm những đặc điểm gì? Gợi ý trả lời + Đặc điểm hình thái: Diện tích, hướng, chiều dài, số lượng phụ lưu, chi lưu, độ dốc, độ rộng,… + Đặc điểm thủy chế: tổng lưu lượng nước năm, phân mùa, tính chất lũ. + Sự phân hóa: tổng thể, riêng khu vực (chia theo các lưu vực). 19 2. CÂU HỎI CHỨNG MINH a. Cách trả lời - Tìm đặc điểm đối tượng cần chứng minh - Chứng minh có tính chọn lọc, dẫn chứng phù hợp, làm rõ vấn đề. b. Các câu hỏi Câu hỏi 1 : Chứng minh địa hình có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của sông ngòi. Gợi ý trả lời - Sông chảy qua vùng cao, độ dốc lớn -> làm cho nước chảy xiết.(dẫn chứng) - Ở sườn đón gió -> mưa lớn -> dòng chảy lớn.(dẫn chứng) Ở sườn khuất gió -> mưa ít -> dòng chảy nhỏ.(dẫn chứng) - Ở đồng bằng sông uốn khúc quanh co, miền núi sông chảy nhanh hơn, đào lòng dữ dội.(dẫn chứng) Câu hỏi 2: Chứng minh quy luật địa đới thông qua mạng lưới sông ngòi trên thế giới. Gợi ý trả lời Quy luật địa đới thể hiện qua chế độ nước của mạng lưới sông ngòi: + Ở vùng xích đạo : sông đầy nước quanh năm. + Ở vùng chí tuyến : sông ít nước, có một mùa lũ và một mùa cạn. + Ở vùng ôn đới (nóng): sông điều hoà hơn. + Ở vùng cận cực : sông có một mùa cạn do nước bị đóng băng vào mùa đông. + Ở vùng cực : nước sông ở thể rắn. - Quy luật địa đới còn thể hiện ở nguồn cung cấp nước: càng gần xích đạo lượng nước do mưa cung cấp càng lớn, càng gần cực lượng nước do băng tuyết tan cung cấp càng lớn. Câu hỏi 3: Chứng minh rằng sự khác biệt chế độ nước sông là do sự tác động của nhiều nhân tố. Gợi ý trả lời Sự khác biệt chế độ nước sông do tác động của nhiều yếu tố: - Chế độ mưa: Khu vực địa hình thấp và vùng vĩ độ thấp chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa (diễn giải). - Băng, tuyết tan: khu vực địa hình cao và vùng vĩ độ cao chế độ nước sông còn phụ thuộc vào lượng băng tuyết tan (diễn giải). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan