Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Oda của nhật bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam ...

Tài liệu Oda của nhật bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam

.DOC
40
399
84

Mô tả:

Đề tài : ODA của Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam Chương I: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ VỐN ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM. 1.1 Những vấn đề chung về ODA : 1.1.1. Khái niệm vốn ODA : 1.1.2. Nội dung viện trợ ODA : - Viện trợ không hoàn lại. - Viện trợ có hoàn lại. - Viện trợ hỗn hợp. 1.1.3. Các hình thức viện trợ ODA : - Hỗ trợ cán cân thanh toán. - Tín dụng thương mại. - Hỗ trợ dự án. 1.1.4. Vai trò của nguồn vốn ODA 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ODA : 1.2.1. Khái niệm. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá. - Đánh giá vĩ mô. -Đánh giá vi mô. -. Đánh giá dự án cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng. 1.3. Đặc điểm về nguồn vốn ODA của Nhật Bản : 1.3.1. Tổng quan về viện trợ phát triển của Nhật Bản. 1.3.2. Cách tiếp cận viện trợ của Nhật Bản. 1.3.3. Các điều kiện viện trợ của Nhật Bản. 1.3.4. Chính sách và ưu tiên của Nhật Bản với Việt Nam. Chương II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN. 2.1. Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam : - Quy mô nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam - ODA phân theo 3.2. Tình hình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam : - Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA - Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng : + Ngành Giao thông vận tại. + Cấp nước. + Bưu chính viễn thông 3.3 Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản 3.3.1: Kết quả đạt được 3.3.2: Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế : - Tốc độ giải ngân chậm, không đảm bảo tiến độ dự án đã kí kết , làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Chất lượng công trình thấp và hiệu quả sử dụng công trình chưa cao. - Công tác quản lý thiếu sót. 3.3.2.2. Nguyên nhân : - Việc kí kết hợp đồng còn nhiều sơ suất và chưa quan tâm đến hiệu quả vốn ODA khi sử dụng. - Thiếu môi trường pháp lý minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao trong quản lý và sử dụng vốn ODA. - Mô hình quản lý các công trình sử dụng ODA chưa hợp lý. - Năng lực và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các ban quản lý dự án yếu kém. Chương III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM. 1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam - Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách. - Hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý phù hợp ; Quản lý chặt chẽ các dự án chống thất thoát lãng phí. - Chuẩn bị cẩn thận , chi tiết các khâu chuẩn bị dự án để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng. - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các dự án. . LỜI MỞ ĐẦU Sau hai thập kỷ chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nước ta vẫn được đánh giá là một nước nông nghiệp. Việc lựa chọn đường lối phát triển kinh tế như thế nào sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và môi trường kinh tế quốc tế là rất cần thiết. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần tiếp tục lựa chọn những bước đi như thế nào để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện mới hiện nay. Là một nước đang phát triển, sự trợ giúp, viện trợ phát triển là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta bước đi những bước đi vững vàng hơn trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế. Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) là các khoản tài trợ chính thức, bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi, do chính phủ các nước, các định chế tài chính và các tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Việt Nam đã trải qua gần 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA kể từ khi chính thức nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993. Nguồn vốn ODA trong gần 20 năm qua đã song hành và đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ với 51nhà tài trợ trong đó có 23 nhà tài trợ đa phương và 28 nhà tài trợ song phương, trong đó, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất chiếm tới khoảng 40% tổng số vốn mà cộng đồng quốc tế cam kết. Vốn ODA từ Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong trong những thành tựu phát triển kinh tế xã hội mà Việt Nam đạt được trong thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển quan trọng: Tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo được cải thiện rõ rệt, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, nguồn vốn viện trợ từ Nhật Bản đã thực sự được sử dụng hiệu quả chưa? Trong thời gian học tập, em đã có nhiều cơ hội để nghiên cứu về Vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Vì vậy em lựa chọn đề án nghiên cứu là: “ODA của Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam “. Kết cấu đề tài gồm 03 chương: Chương I: Tổng quan về vốn ODA và vốn ODA của Nhật Bản phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản Chương III: Định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng. Chương I: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ VỐN ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM. 1.1 Những vấn đề chung về ODA : 1.1.1. Khái niệm vốn ODA : Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh định nghĩa về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – Official Development Asistance (ODA): Theo khái niêm ê của DAC: ODA là những luồng tài chính chuyển tới các nước đang phát triển và tới các tổ chức đa phương để chuyển tới các nước đang phát triển mà:  Được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và địa phương) hoă ăc bởi các cơ quan điều hành của các tổ chức này.  Có mục tiêu chính là thúc đảy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hô ăi của các nước đang phát triển.  Mang tính chất ưu đãi và có yếu tố không hoàn lại >= 25%( được tính với tỷ suất chiết khấu 10%) Theo khái niêm ê của Viêtê Nam( Tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP): Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt đô ăng hợp tác phát triển giữa nhà nước hoă ăc chính phủ nước Cô ăng hòa xã hô ăi chủ nghĩa Viê ăt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoă ăc liên chính phủ. 1.1.2. Nội dung viện trợ ODA : 1.1.2.1. Viện trợ không hoàn lại Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện ưu tiên cho các nước đang phát triển, có thu nhập thấp và không ràng buộc điều kiện chính trị một cách lộ liễu. Hầu hết viện trợ của các tổ chức thuộc hệ thống của Liên hợp quốc đều thực hiện dươi hình thức viện trợ không hoàn lại, ưu tiên cho các nước đang phát triển, có thu nhập thấp và không ràng buộc điều kiện chính trị một cách lộ liễu . Viện trợ thường tập trung vào các nhu cầu có tính chất xã hội ( văn hoá, giáo dục, sức khoẻ, dân số, xoá đói giảm nghèo…). Nếu viện trợ phát triển thì chủ yếu là cung cấp phòng thí nghiệm, cố vấn, chuyên gia và đào tạo, còn phần cung cấp thiết bị chiếm tỉ lệ thấp. Liên hợp quốc cấp vốn cho các tổ chức này hoạt động. Ngoài ra, các tổ chức này cũng vận động các nước công nghiệp phát triển tài trợ thêm vốn cho chương trình hoạt động cụ thể của mình. 1.1.2.2. Viện trợ có hoàn lại Viện trợ có hoàn lại là khoản viện trợ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước của một quốc gia hay một tổ chức nào đó dưới hình thức vay tín dụng ưu đãi về lãi suất hay thời gian thanh toán hoặc vay tín dụng bình thường đối với các nước đang phát triển. Khoản viện trợ này thường thì không có nhiều ràng buộc về chính trị nhiều như ràng buộc đối với khoản viện trợ không hoàn lại. 1.1.2.3. Viện trợ hỗn hợp Viện trợ hỗn hợp bao gồm cả viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại. Phần cấp không là viện trợ không hoàn lại chiến khoảng 25% tổng viện trợ, còn lại 75% là phần viện trợ có hoàn lại. Phần viện trợ có hoàn lại này có thể được viện trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc cho vay tín dụng bình thường. Đây là hình thức viện trợ được thực hiện nhiều nhất vì có lợi cho cả nước nhận viện trợ và nước. 1.1.3. Các hình thức viện trợ ODA : 1.1.3.1. Hỗ trợ cán cân thanh toán Hỗ trợ cán cân thanh toán thường có nghĩa là hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp, nhưng đôi khi lại là hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá chuyển vào trong nước thông qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi hàng hoá nhập vào nhờ hình thức này được bán ra trên thị trường trong nước, và số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào ngân sách của Chính Phủ. 1.1.3.2. Tín dụng thương mại Hình thức hỗ trợ bằng tín dụng thương mại là hình thức cho vay với các điều khoản mềm như: lãi suất thấp, hạn trả dài.... Trên thực tế hình thức hỗ trợ tín dụng thương mại là một dạng hỗ trợ có ràng buộc. 1.1.3.3. Viện trợ chương trình Viện trợ chương trình là hình thức viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ phải được sử dụng như thế nào. 1.1.3.4. Hỗ trợ dự án Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức. Hỗ trợ dự án thường liên quan đến hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật và trên thực tế thường có cả hai yếu tố này: Hỗ trợ cơ bản thường chủ yếu về xây dựng như: đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện, hệ thống viễn thông …. Thường các dự án này có kèm theo một bộ phận của viện trợ kỹ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó, hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác tham gia nhận viện trợ ; Hỗ trợ kỹ thuật thường chủ yếu chỉ tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu trước khi đầu tư: Quy hoạch, lập các luận chứng kinh tế, kỹ thuật…. Chuyển giao trí thức có thể là chuyển giao công nghệ thông thường , nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội … 1.1.4. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với nước nhận đầu tư - Nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước ĐPT Tất cả các quốc gia khi thực hiện CNH- HĐH đều cần đến một lượng vốn đầu tư rất lớn và đây là thách thức đối với các nước ĐPT. Với nội lực còn hạn ché thì vốn trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó việc huy động vốn từ nước ngoài trở nên tất yếu. Đặc biệt, nguồn ODA tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự thiếu vốn. Tại Việt Nam, khoảng 80% lượng vốn ODA được dành cho đàu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, số vốn này chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho cơ sở hạ tầng. - Tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch vụ hay hàng hoá của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến. Nhận thấy vai trò then chốt của phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của một quốc gia nên các nhà tài trợ rất chú trọng ưu tiên cho lĩnh vực này. Đào tạo nguồn nhân lực có thể được thực hiện ở trong và ngoài nước nhận đầu tư. Đặc biệt, các nhà tài trợ thường quan tâm đến việc đào tạo cho nhóm nhân sự tham gia vào quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý cho họ. Đầu tư cho nguồn nhân lực mang lại hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển. - Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác Đối với các nước ĐPT thì nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí. Vì vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, môi trường chính sách không thông thoáng, không ổn định sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Một quốc gia ĐPT nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đồng nghĩa với việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi và sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu quả. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ODA : 1.2.1. Khái niệm. Hiê ău quả sử dụng nguồn vốn ODA là mô ăt chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các yếu tố về mă ăt kinh tế - tài chính, xã hô ăi, môi trường và phát triển bền vững và nó được đánh giá thông qua hiê uă quả thực hiê nă của từng dự án sử dụng nguồn vốn ODA. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá. - Đánh giá vĩ mô. Đánh giá vĩ mô là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu đánh giá vĩ mô như là ảnh hưởng của vốn ODA đối với:  Tăng trưởng GDP  Tăng mức GDP trên đầu người  Tăng vốn đầu tư cho quốc gia  Cải thiện điều kiện môi trường: giảm mức ô nhiễm  Các chỉ số xã hội: tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi thọ v.v...  Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành  Chuyển đổi cơ cấu kinh tế  Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội - Đánh giá vi mô. Đánh giá vi mô (đánh giá dự án) là đánh giá khách quan một chương trỡnh/dự ỏn đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ thiết kế, thực hiện và những thành quả của dự án. Việc đánh giá hiê ău quả dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho nhà tài trợ và nước tiếp nhận vốn có thể rút ra được những bài học trong quá trình ra quyết định cho các chương trình/dự án đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai. Trên thực tế, khi tiến hành đánh giá những hiêuê quả sử dụng nguồn vốn ODA, các chuyên gia thường sử dụng 5 tiêu chí :  Tính phù hợp: với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hô ăi của đất nước, của các địa phương nhâ ăn được sự hỗ trợ từ các dự án.  Tính hiêuê suất: liên quan đến tiến đô ă triển khai thực hiê ăn dự án về thời gian, tốc đô ă giải ngân...  Tác đô êng: mức đô ă ảnh hưởng của dự án tới sự phát triển của ngành và của địa phương, nơi mà dự án được tiến hành cả về kinh tế lẫn xã hô ăi.  Hiêuê quả dự án: Khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành phải đáp ứng, đáp ứng vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong đề án đã được phê duyệt khi đầu tư dự án, trên góc độ phát triển xã hội, trên góc độ kinh tế.  Tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo. Tóm lại, đối với mỗi dự án chúng ta phải xác định các chỉ tiêu đánh giá riờng. Cỏc cơ quan có trách nhiệm thường xuyên phải đánh giá hiệu quả dự án, chương trình có thể ban hành một số chỉ số cơ bản để đánh giá từng loại dự án trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho cán bộ thực hiện đánh giá. - Đánh giá dự án cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khi đánh giá hiê ău quả sử dụng nguồn vốn ODA, ngoài viê ăc xem xét những tác đô ăng mà dự án đem lại đối với sự phát triển kinh tế -xã hô ăi( đánh giá vĩ mô), những chỉ số đánh giá được đưa ra là sự cụ thể hóa 5 tiêu chí đã nêu ra ở trên, thường bao gồm: - Tốc đô ă giải ngân gắn với thời gian thực hiê ăn dự án. - Mức đô ă tiết kiê ăm chi phí khi thực hiê ăn dự án: chi phí thi công, lắp đă ăt, vâ ăn hành, bảo dưỡng... - Tỷ lê ă thất thoát kinh phí khi thực hiê ăn dự án. Đồng thời với mỗi dự án, công trình cụ thể, người ta lại đưa ra các chỉ số riêng liên quan các yếu tố kỹ thuâ ăt đă ăc thù của từng công trình ( hay viê ăc sử dụng các đầu ra của dự án) để đánh giá đô ă hiê ău quả của viê ăc sử dụng nguồn vốn ODA. Tháng 3 năm 2000, ”Văn phòng đánh giá các hoạt động hỗ trợ phát triển” thuộc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ban hành ”Tài liệu tham khảo về chỉ số hoạt động và chỉ số ảnh hưởng”. Mục đích của tài liệu này là cung cấp công cụ cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hoạt động và đánh giá ảnh hưởng của các dự án do JBIC tài trợ. Tài liệu này đã phân loại các dự án ODA do JBIC tài trợ thành 19 loại điển hình như: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, cảng, thông tin, thuỷ lợi, phòng chống lũ lụt, nông nghiệp, lâm nghiệp, cung cấp nước, xử lý chất thải, giáo dục, dịch vụ y tế và sức khoẻ, du lịch. Đối với mỗi loại dự án, Tài liệu cung cấp các chỉ số đánh giá cụ thể gồm hai loại chỉ số là chỉ số hoạt động và chỉ số ảnh hưởng. Đồng thời tài liệu cũng xếp loại các chỉ số theo mức độ quan trọng trong công tác đánh giá dự án thành 3 loại A, B, C. Chỉ số loại A là quan trọng nhất tiếp đó đến loại B, rồi đến loại C. 1.3. Đặc điểm về nguồn vốn ODA của Nhật Bản : 1.3.1. Tổng quan về viện trợ phát triển của Nhật Bản. Nhật Bản là một nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất thế giới. Số liệu cho thấy tổng mức viện trợ phát triển của Nhật Bản giành cho các nước những năm 90 đạt trên 10 tỷ USD, đặc biệt năm 1999, mức viện trợ phát triển của Nhật Bản đạt mức kỷ lục là 15 tỷ USD. Gần đây trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục gặp khó khăn do suy thoái kéo dài, dư luận dân chúng và chính giới trong nước tiếp tục đòi hỏi cắt giảm chi tiêu ngân sách, trong đó có cả viện trợ phát triển, đảm bảo ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm và công khai, Chính phủ Nhật Bản đã xem xét và điều chỉnh chính sách cung cấp viện trợ phát triển. Trong chính sách của mình, ODA của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu hỗ trợ chủ yếu: + Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để khôi phục kinh tế; + Hỗ trợ người nghèo; + Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế, hoạch định chính sách ; + Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng; + Hợp tác phát triển khu vực trong đó có khu vực sông Mê Kông mở rông… Viện trợ song phương của Nhật Bản bao gồm hai phần chính là viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản và cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản bao gồm hai phần chính là chương trình viện trợ không hoàn lại do Đại sứ quán Nhật Bản điều phối thực hiện bởi JICA và chương trình hợp tác kỹ thuật do JICA điều phối và thực hiện. Các dự án viện trợ không hoàn lại được dùng để phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Chương trình hợp tác kỹ thuật được dùng để tăng cường nguồn nhân lực và xây dựng thể chế thông qua việc chuyển giao kỹ thuật và kiến thức. Viện trợ phát triển chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng viện trợ phát triển của Nhật Bản. Vốn vay ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn trong viện trợ phát triển của Nhật Bản dùng để nâng cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển. Việc khoản cho vay ưu đãi chiếm tỷ trọng trông tổng mức viện trợ song phương của Nhật Bản thể hiện nguyên tắc chủ yếu của viện trợ phát triển Nhật Bản là giúp các nước nhận viện trợ tự phát triển. Khi phải đối đầu với nghĩa vụ trả nợ trong tương lai, các nước nhận viện trợ sẽ phân bổ các khoản vay ưu đãi cho các chương trình phát triển kinh tế thiết yếu và do đó phát triển nền kinh tế một cách có hiệu quả. Về vốn vay ưu đãi, chính sách trung hạn trong việc cung cấp vốn vay ưu đãi cho các nước đang phát triển cho thời kỳ 2006- 2010 sẽ tập trung vào các mục tiêu và lĩnh vực ưu tiên sau:  Hỗ trợ xoá đói giảm nghèo  Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế  Chống ô nhiễm và cải thiện môi trường thiên nhiên  Hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu như HIV/AIDS, gia tăng dân số, mưa a-xít,…  Phát triển nguồn nhân lực  Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin  Hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn Khác với các nhà tài trợ khác, viện trợ phát triển của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt là tập trung vào việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế như xây dựng các nhà máy điện, phát triển đường xá và cầu cống… 1.3.2. Cách tiếp cận viện trợ của Nhật Bản. Việc cung cấp viện trợ phát triển của Nhật Bản phụ thuộc vào các yếu tố sau: Sử dụng viện trợ như công cụ phục vụ lợi ích về thương mại và đầu tư của Nhật Bản tại các nước nhận viện trợ Sử dụng viện trợ như một công cụ phục vụ các chính sách ngoại giao của Nhật Bản, thúc đẩy quá trình dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường và thực hiện các quyền con người. Có 4 cơ quan chính thức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và quyết định mức viện trợ hàng năm của Nhật Bản là Bộ Ngoại giao (MOFA), Bộ Tài chính (MOF) và Bộ Kinh Tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Đại sứ quán Nhật Bản (ĐSQ) Biểu đồ: Cơ cấu tổ chức ODA Nhật Bản Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức ODA Nhật Bản Song phương Không hoàn lại (MOFA) Hợp tác kỹỹ thuật (JICA) Viện trợ không hoàn lại (§SQ) Viện trợ Nhật Bản Cử chuỹên gia Cung cấấp thiêất bị Hợp tác kỹỹ thuật Tín dụng (MOF, METI) Tín dụng ưu đãi (JBIC) Đa phương Đào tạo Đóng góp cho các tổ chức quốấc têấ Nghiên cứu phát triển Hỗ trợ từ các Bộ ngành khác 1.3.3. Các điều kiện viện trợ của Nhật Bản. Bảng 1 :Điều kiện viện trợ của Nhật Bản Viện trợ song phương Không ràng buộc Ràng buộc một phần Ràng buộc hoàn toàn Nhật Bản 81.1 1.4 17.5 DAC 79.1 3.1 17.8 Nguồn: OECD tổng hợp báo cáo phát triển Đối với phần vốn vay ưu đãi, các điều kiện cho vay và đấu thầu thườn g được điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với thực trạng của các nước nhận viện trợ và điều kiện kinh tế Nhật Bản. Ngoại trừ viện trợ không hoàn lại (chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số viện trợ phát triển của Nhật Bản ), việc đấu thầu cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho phần vốn vay ưu đãi của Nhật Bản được mở ra cho tất cả các công ty trên thế giới. Số liệu thống kê cho thấy trong suốt thập kỷ 90, các công ty Nhật Bản chỉ giành được khoảng 1/3 số hợp đồng cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các chương trình dự án thông qua viện trợ phát triển của Nhật Bản. 1.3.4. Chính sách và ưu tiên của Nhật Bản với Việt Nam. Đối với Việt Nam, theo thoả thuận giữa hai nước, viện trợ phát triển của Nhật Bản tập trung vào 5 lĩnh vực sau: - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển sang nền kinh tế thị trường. - Hỗ trợ xây dựng và cải tạo các công trình điện và giao thông vận tải. - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn. - Hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo y tế. - Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Chương II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN. 2.1. Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam : - Quy mô nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và chính thức được phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình chỉ vốn ODA cho Việt Nam. Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên với lãi suất ưu đãi 1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi. Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩng vực giữa hai quốc gia. Tính theo nhà tài trợ, nguồn vốn ODA mà Nhâ ăt Bản dành cho Viê ăt Nam được thể hiê ăn trong bảng sau Bảng 2.1: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam giai đoạn 1995 – 2009 ( Đơn vị: Triệu USD) Nhà tài trợ Nhật Bản WB ADB Pháp Đức Đan Mạch Thuỵ Điển Trung Quốc Ôxtrâylia Số lượng vốn cam kết 8469,73 5329,82 2900,97 912,26 597,35 549,48 412,83 301,08 282,32 EU 269,83 (Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, ngay sau khi nối lại viện trợ cho Viê ăt Nam vào năm 1992, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viên trợ ODA cho Việt Nam .Với tổng số vốn cam kết lên tới 8469,73 triệu USD giai đoạn 1995-2009, đây là con số cao hơn rất nhiều so với các nhà tài trợ khác trong danh sách các nước tài trợ lớn nhất cho Viê ăt Nam(cao gần gấp đôi so với nhà tài trợ đứng thứ 2 là WB (5329.82 triệu USD). Bảng 2.2: Tình hình viện trợ phát triển của Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2011 (Đơn vị: Tỷ Yên) Năm Tổng khối Viê ăn trợ cho Viê ăn trợ không Hợp tác kỹ lượng ODA vay hoàn lại thuâ ăt 1992 47,4 45,5 1,6 0,3 1993 59,9 52,3 6,3 1,3 1994 66,0 58,0 5,7 2,4 1995 82,1 70,0 8,9 3,2 1996 92,4 81,0 8,0 3,4 1997 96,5 85,0 7,3 4,2 1998 100,8 88,0 8,2 4,6 1999 112,0 101,2 4,6 6,1 2000 86,4 70,9 8,1 7,4 2001 91,6 74,3 8,3 9,0 2002 92,4 79,3 5,2 7,9 2003 91,7 79,3 5,7 6,7 2004 94,6 82,0 9,37 3,23 2005 100,9 90.80 7,23 2,87 2006 103,9 95,10 3.095 5,7 2007 123,20 115,80 5.48 1,92 2008 90,47 83,20 5,36 1,91 2009 153,76 145,61 7 1,15 2010 96,97 86,5 8,15 2,32 2011 >145* (Nguồn: Đại sứ quán Nhâ êt Bản tại Viêtê Nam) (*: Theo công bố của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam trong cuô ăc họp báo công bố tổng vốn vay ODA hỗ trợ Việt Nam và những dự án nhận được vốn ODA của Nhật Bản trong năm 2011) Nhìn vào bảng trên ta thấy, sự gia tăng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam đã thể hiện rất nhanh, từ 45,5 tỷ Yên năm 1992 đã lên đến 112 tỷ Yên năm 1999. Đây cũng là năm cao nhất trong gần 10 năm (giai đoạn 1992-2000). Điều cần thấy là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế Đông Á (1997 – 1998) đã buộc Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại ODA theo hướng cắt giảm dần quy mô cung cấp cho các nước trong khu vực để đề phòng các biến động rủi ro, bất ổn. Thế nhưng đối với Việt Nam, sự cắt giảm đó hầu như lại là nhỏ nhất so với nhiều nước khác. Thực tế như số liệu từ bảng 2 đã phản ánh thì những năm 1997 - 1999 là thời gian mà Việt Nam đã được Nhật Bản cung cấp khối lượng ODA lớn nhất từ trước đó cho đến thời điểm đó. Điều đó chứng tỏ Việt 'Nam đã chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong sự quan tâm của chính sách ODA Nhật Bản. Mă ăc dù sau đó vào năm 2000, ODA Nhâ ăt Bản dành cho Viê tă Nam đô tă ngô tă giảm mạnh do họ thi hành chính sách cắt giảm 10% ODA chung cho các nước. Tuy nhiên từ đó cho đến nay, nguồn vốn ODA mà Nhâ ăt Bản dành cho Viê ăt Nam lại có xu hướng tăng trở lại và đạt mức kỷ lục 153,76 tỷ Yên vào năm 2009. - ODA phân theo lĩnh vực Hình 2.3: Cơ cấu viê ăn trợ của Nhâ ăt Bản phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 – 2009 (Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 2.2. Tình hình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam : 2.2.1 Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA Về vấn đề giải ngân ODA, năm 2000 có 5 dự án ODA cơ sở hạ tầng được giải ngân 5,68 tỷ Yên. Năm 2008, có 6 dự án giải ngân đạt 7,13 tỷ Yên, tăng 25,52% so với năm 1999. Năm 2010, có 8 dự án giải ngân thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật với tổng giá trị 9,72 tỷ Yên tăng 36,32% so với mức giải ngân năm 2008. Mă ăc dù tỷ lê ă giải ngân ODA có xu hướng gia tăng nhưng nếu xét về tỷ lê ă phần trăm vốn giải ngõn/vụụn cam kết thì đõy vẫn là những con số còn khá khiêm tốn. Bảng 2.4: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhâ ăt Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Viê ăt Nam trong 3 năm gần đây (Đơn vị: tỷ Yên) Năm 2008 2009 2010 ODAcam kết 60,44 110,20 76,50 ODAgiải ngân 7,13 14,98 9,72 Tỷ lệ (%) 11,8% 13,6% 12,7% (Nguồn: Bô ê Kế hoạch và đầu tư) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhâ ăt Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn thấp, theo tính toán của Bô ă kế hoạch và đầu tư bình quân thời kỳ 2000- 2010 chỉ đạt 12-13%. Tỷ lệ giải ngân thấp là do hầu hết các dự án ODA có thời gian đầu tư kéo dài, và việc phân bổ vốn theo từng giai đoạn, hạng mục công trình. Khi từng giai đoạn, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng thời gian ghi trong hợp đồng thì nhà tài trợ mới tiếp tục bỏ vốn cho giai đoạn, hạng mục tiếp theo. Hầu hết chương trình dự án có tốc độ giải ngân chậm do sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị đầu tư. Chất lượng chuẩn bị đầu tư, nhất là khâu hình thành dự án ban đầu, báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư và công ty tư vấn còn yếu kém. Dự án phải làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, có nhiều thay đổi nên xuất hiện nhu cầu thay đổi nội dung của dự án. Những cân nhắc thay đổi trong quá trình thực hiện gây sự kéo dài dự án. Cơ chế chính sách trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng chưa ổn định, thủ tục giải phóng mặt bằng còn mất nhiều thời gian, thiếu quỹ di dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án (dự án thoát nước Hà Nội, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I...). Thủ tục, quan điểm triển khai giữa nhà tài trợ và Việt Nam còn chưa thống nhất (Nghị định 52, các thủ tục đấu thầu... với các thủ tục của JBIC) cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và do đó làm chậm tốc độ giải ngân vốn. 2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng : Theo dõi động thái tiến triển nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam cơ bản là theo chiều hướng ngày càng gia tăng, cả về chất lượng lẫn quy mô, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trước đây nhằm vào 5 lĩnh vực ưu tiên: - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; - Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại cỏc vựng nông thôn; - Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; - Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh vực sau: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước. - Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội. - Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Ba lĩnh vực này cũng phù hợp với những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoỏ đúi, giảm nghèo. Để đáp ứng kế hoạch mở rô ăng nhu cầu cơ sở hạ tầng, hàng năm Viê ăt Nam cần phải đầu tư khoảng 911% GDP, điều này đòi hỏi chúng ta phải huy động một lượng vốn lớn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA. Trong thời gian vừa qua, vốn ODA Nhâ ăt Bản đó có những đóng góp tích cực trong việc phát triển hạ tầng Viê ăt Nam (giao thông, bưu điện, cấp nước, thoát nước, công viên, cây xanh...), được thể hiện ở bảng dưới đây:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan