Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nông dân đồng bằng sông cửu long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay...

Tài liệu Nông dân đồng bằng sông cửu long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay

.PDF
178
816
60

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS. TS BÙI THỊ NGỌC LAN 2) TS TRẦN THANH NAM HÀ NỘI - 2017 CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN KIM TÔN MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về nông dân, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững 1.2. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long và phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng 1.3. Những giá trị tham khảo từ các công trình có liên quan và những nội dung Luận án cần tập trung nghiên cứu Chương 2: NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 2.1. Quan niệm về nông dân, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững 2.2. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững 2.3. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững – Đặc điểm và những yếu tố tác động Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay 3.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY 4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 01 06 06 14 20 29 29 44 50 65 65 91 109 109 113 148 151 152 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BHYT : Bảo hiểm y tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã PTCS : Phổ thông cơ sở PTTH : Phổ thông trung học THCN : Trung học chuyên nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng ở cả bề rộng lẫn chiều sâu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đến quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế, văn hóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, nhiều vấn đề có tính toàn cầu cấp bách đã nảy sinh như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng; tình trạng bùng nổ dân số và di cư tự do; nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm, tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại; tình trạng biến đổi khí hậu kèm theo những thiên tai khủng khiếp; an ninh lương thực bị đe dọa; các dịch bệnh lớn, tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng. Những vấn đề này đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn vong của con người trên trái đất. Đứng trước những nguy cơ có tính sống còn mà nhân loại đang phải đối mặt, vấn đề cấp thiết đặt ra là làm sao sự phát triển của ngày hôm nay không làm tổn hại tới sự phát triển của mai sau. Đây chính là nội dung cốt lõi của phát triển bền vững. Phát triển bền vững không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu con người phải hướng tới nếu như không muốn tự hủy hoại chính mình. Với tầm quan trọng đó, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta. Quyết tâm này được thể hiện ở tất cả các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Như Đảng ta đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững…” [37, tr.123,124]. Hơn nữa, sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta tuy đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nền nông nghiệp 2 phát triển kém bền vững và đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Những thách thức này đã và đang biểu hiện rõ nét tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Mặc dù đã đạt được những bước tiến lớn trong sản xuất nông nghiệp nhưng phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL đang phải đối mặt với sự lạc hậu của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, sự yếu kém trong quy hoạch sản xuất, trong trình độ của người nông dân, những tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH và đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu. Điều này đang đe dọa nghiêm trọng tới phát triển nông nghiệp và đời sống của nông dân ĐBSCL. Những rủi ro mà nông dân trong vùng phải đối mặt ngày càng lớn. Nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, mất mùa, mất giá đã trở thành nỗi lo thường trực của mỗi người dân. Trước những nguy cơ nghiêm trọng này, với tầm quan trọng là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, phát triển nông nghiệp bền vững đã trở thành nhu cầu bức thiết không chỉ riêng tại ĐBSCL mà còn là nhu cầu chung của nhân dân cả nước. Điều này đòi hỏi Đảng uỷ và chính quyền các cấp vùng ĐBSCL phải nhận thức rõ và kịp thời đề ra được những giải pháp thích hợp. Trong đó, phát huy vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi họ vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, là động lực trực tiếp của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Là chủ thể bởi nông dân ĐBSCL là lực lượng lao động chủ yếu trực tiếp sản xuất nông nghiệp; tham gia xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức; trực tiếp tham gia giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sự phát triển xã hội ở nông thôn ĐBSCL; trực tiếp tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên nông nghiệp và môi trường sinh thái nông thôn. Là mục tiêu, bởi nông dân ĐBSCL là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp; bị tác động mạnh nhất bởi mặt trái của quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá; dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu. Do vậy, mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững phải khắc phục được những hạn chế và rủi ro trên, loại bỏ 3 những ảnh hưởng xấu mà người nông dân phải đối mặt, đem đến những giá trị tốt đẹp nhất cho nông dân trong vùng. Hơn thế nữa, phát triển nông nghiệp bền vững thực chất là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các chủ thể tham gia vào quá trình này một cách bền vững, trong đó nông dân là chủ thể quan trọng nhất. Vì vậy, những thành quả của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững trước tiên phải hướng đến nông dân, phục vụ cho chính nông dân ĐBSCL. Từ lý do trên, việc nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm phát huy vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa to lớn, không chỉ cho chính nông dân ĐBSCL mà còn góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững chung của cả nước. Trên tinh thần đó, tôi chọn vấn đề: “Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững, Luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về nông dân và vai trò của nông dân đối với sự phát triển xã hội; về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng ĐBSCL và phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng. - Luận giải những vấn đề lý luận chung về nông dân và vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững; làm rõ đặc điểm và những yếu tố tác động đến nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững. 4 - Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nông dân ĐBSCL và vai trò của họ trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay, coi trọng nghiên cứu vai trò của nông dân dưới góc độ chính trị - xã hội trong phát triển nông nghiệp bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò chính trị - xã hội của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững. - Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tại ĐBSCL trên cơ sở nghiên cứu chọn điểm tại 4 tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Trà Vinh. Những tỉnh này đại diện cho những đặc trưng tiêu biểu trong phát triển nông nghiệp của khu vực. Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn của sông Mê Kông khi chảy vào Việt Nam, có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Kiên Giang và Trà Vinh là 2 tỉnh giáp biển, thể hiện đặc trưng cho phát triển thuỷ hải sản và phản ánh những ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer, phản ánh những đặc trưng của nông dân là các dân tộc thiểu số trong khu vực. Long An là tỉnh giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh những tác động mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH tới phát triển nông nghiệp bền vững. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ Đại hội X (2006) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay và định hướng cho nhiều thập kỷ tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như logic - lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đồng thời kế thừa một cách có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu của các khoa học liên ngành có liên quan đến luận án như kinh tế, nông nghiệp, môi trường, pháp luật… 5. Đóng góp mới của Luận án Luận án cung cấp những nhận thức mới về vai trò và thực trạng thực hiện vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững cùng với những giải pháp nhằm phát huy vai trò của họ trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. 6. Ý nghĩa của Luận án - Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững và vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. - Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng hoạch định chính sách giải quyết những vấn đề cụ thể về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở ĐBSCL, tạo cơ chế chính sách nhằm phát huy hiệu quả vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững. - Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ĐBSCL. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG DÂN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Vấn đề nông dân, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của các tác giả được thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, dưới đây là những công trình tiêu biểu. Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu về nông dân và vai trò của nông dân đối với sự phát triển xã hội, tiêu biểu có: - "Để nông dân vươn lên trong quá trình công nghiệp hoá, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường", Đặng Kim Sơn [83]. Công trình đã khẳng định vai trò to lớn của nông dân đối với sự phát triển xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước gặp khó khăn nhưng với hai trụ cột kinh tế quan trọng là nông nghiệp và kinh tế nông thôn mà người nông dân là lực lượng nòng cốt là nhân tố tạo sự bình ổn cho kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nông dân đang phải đối mặt với nhiều thách thức nảy sinh như nền kinh tế tiểu nông, sự cạnh tranh khốc liệt trong thế giới toàn cầu hóa, sự khác biệt về các nhóm lợi ích, những diễn biến bất lợi của tự nhiên. Từ các thách thức đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp để nông dân tiếp tục là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. - “Việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Bùi Thị Ngọc Lan [65]. Qua công trình này, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm, kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân ở một số nước. Từ những vấn đề lý luận, tác giả đi sâu phân tích những nét khái quát về đồng bằng sông Hồng và những nhân tố tác động đến việc làm của 7 nông dân trong vùng. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ thực trạng việc làm và triển vọng giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả đưa ra những định hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho nông dân trong vùng. - “Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tô Văn Sông [84]. Luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa nông dân và sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, công trình đã làm rõ vai trò và những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - “Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Trần Thanh Giang [48]. Công trình đã làm rõ những vấn đề lý luận về nông dân và lợi ích kinh tế của nông dân như làm rõ khái niệm nông dân và đặc điểm, vai trò của nông dân Việt Nam trong lịch sử phát triển; làm rõ vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân và những yếu tố tác động đến lợi ích kinh tế của nông dân. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, tác giả đi sâu phân tích, làm rõ những tác động của quá trình CNH, HĐH tới lợi ích kinh tế của nông dân hiện nay, đồng thời đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. - “Vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển”, Lê Cao Đàm và Võ Thị Kim Thu [46]. Qua công trình, tác giả đã khẳng định và làm rõ sự thay đổi vai trò chủ thể và trách nhiệm xã hội của nông dân trong quá trình phát triển trước tác 8 động của quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Sự thay đổi này đã được tác giả nghiên cứu, làm rõ khi đặt nông dân trong kinh tế hộ nông dân trước quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập. Bên cạnh đó, các tác giả còn làm rõ quá trình xác lập vai trò chủ thể của người nông dân và những cơ sở, điều kiện tăng cường vai trò chủ thể và trách nhiệm của họ trong quá trình phát triển. - "Quan điểm của V.I.Lênin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam", Bùi Thị Ngọc Lan [67]. Công trình đã phân tích những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên cơ sở quan điểm này, tác giả đã phân tích sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước với những chiến lược phát triển kinh tế thời kỳ mới, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn vì đây là vấn đề có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - “Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam”, Nguyễn Thế Thắng [86]. Qua công trình, tác giả đã phân tích làm rõ quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng Việt Nam, trong đó khẳng định nông dân chính là “đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân”. Bên cạnh đó, tác giả phân tích tư tưởng của Người thông qua quá trình Đảng Cộng sản xây dựng và lãnh đạo khối liên minh công - nông - trí, thông qua vai trò của khối liên minh trong chính quyền dân chủ nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc, thông qua vai trò và quá trình phát triển của khối liên minh - công - nông - trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. - "Chính sách quốc gia đối với nông dân", Cục hợp tác nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Ấn Độ [106]. 9 Công trình đã hệ thống hóa các chính sách cơ bản của Ấn Độ đối với nông dân, bao gồm việc thay đổi sở hữu nhằm gia tăng quyền hạn cho nông dân; các dịch vụ hỗ trợ nông dân. Bên cạnh đó, công trình đã phân tích các chính sách đối với từng đối tượng nông dân, chính sách đối với các loại hình canh tác, chính sách đối với nông dân tại các khu vực riêng biệt, đồng thời giải quyết những vấn đề của nông dân trong tương lai, vấn đề thu hút thanh niên và việc triển khai các chính sách này… - "Chương trình thương mại của nông dân ở Đông Nam Á", Hiệp hội nông dân Châu Á [104]. Công trình nghiên cứu về các hoạt động thương mại của nông dân ở 5 quốc gia là Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, tập trung vào những nội dung chủ yếu như: mô tả nông nghiệp ở các nước ASEAN, vị trí quan trọng của ngành trong khu vực, đặc biệt là trong mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản như an ninh lương thực và giảm nghèo, quan điểm và kế hoạch của ASEAN về vấn đề này; phân tích thực trạng nông nghiệp trong năm nước nghiên cứu; làm rõ chương trình nghị sự thương mại khu vực, và xác định các khu vực mà nông dân cần phải tham gia trong ASEAN. Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững, tiêu biểu có: - “Phát triển bền vững - từ quan niệm đến hành động”, Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh [88]. Công trình đã đi sâu phân tích lịch sử hình thành quan niệm về phát triển bền vững; tính tất yếu của phát triển bền vững; thể chế phát triển bền vững; giới và bình đẳng giới trong phát triển bền vững; phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, công trình đã phân tích những khung khổ cơ bản của phát triển bền vững, bao gồm của Liên Hiệp Quốc, cấp khu vực, cấp quốc gia và cấp địa phương, trên cơ sở đó, phân tích những hành động vì sự phát triển bền vững. Đó là các hành động cấp khu 10 vực, kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển và phát triển bền vững tại Việt Nam. - “Không chỉ là tăng trưởng kinh tế: Nhập môn về phát triển bền vững”, Tatyana P. Soubbotina [85]. Công trình gồm có 17 chương và các phụ lục số liệu dẫn chứng liên quan, tập trung lý giải những vấn đề về phát triển bền vững toàn cầu. Công trình đã lý giải vấn đề phát triển là gì, quan niệm về phát triển bền vững và so sánh trình độ phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Từ khung khổ lý thuyết về phát triển bền vững, tác giả phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển bền vững, làm rõ các chỉ tiêu tổng hợp của sự phát triển, các chỉ tiêu về tính bền vững của phát triển, đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính sách phát triển cũng như vai trò của chiến lược phát triển bền vững nhằm giải quyết các vấn đề phát triển của mỗi quốc gia. - “Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị.”, Ngô Ngọc Cát [17]. Qua công trình này, các tác giả khái quát những vấn đề chung về phát triển bền vững, từ những khái niệm cơ bản, cách tiếp cận đến nguyên tắc đo lường trong phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đánh giá một cách khách quan và toàn diện hệ thống chính sách phát triển bền vững quốc gia; phân tích các thành tựu và yếu kém khi thực hiện Luật Môi trường (1993), Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị thích hợp nhằm đổi mới và tiếp tục hoàn thiện các chính sách thực thi Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn- Những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững", tác giả Đào Thế Tuấn [90]. 11 Qua công trình này, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của ba vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta hiện nay, khẳng định sự liên quan mật thiết giữa phát triển nông nghiệp và tính bền vững của sự phát triển. Tuy nhiên, ba vấn đề trên đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Từ sự phân tích các thách thức, tác giả đã đề xuất các giải pháp như xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nông thôn toàn diện; tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn, làm tăng vai trò của nông dân trong phát triển nông thôn, tổ chức hợp tác xã kiểu mới... - “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới”, Trần Ngọc Ngoạn [74]. Nội dung cuốn sách đã tổng hợp những vấn đề lí luận về phát triển bền vững và phát triển nông thôn bền vững; những khung khổ lý thuyết làm cơ sở để phát triển nông thôn bền vững. Trong khung khổ lý thuyết, tác giả làm rõ mối quan hệ giữa lý luận phát triển nông thôn bền vững và những lý thuyết phát triển chung; làm rõ khung khổ lý thuyết cho một mô hình phát triển bền vững nông thôn; làm rõ hệ tiêu chí phát triển và phát triển bền vững nông thôn. Tác giả cũng đã giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn, đồng thời đưa ra gợi ý tham khảo từ các hệ tiêu chí của các nước phát triển và một số nước trong khu vực. - “Nông nghiệp và nông dân Việt Nam trong công cuộc phát triển bền vững”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [7]. Công trình đã phân tích và đánh giá vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường hiện đại; đánh giá vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, công trình đã nêu lên 10 vấn đề lớn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần phải được giải quyết. Đó là các vấn đề: Ruộng đất của nông dân; 12 quan hệ giữa nông thôn và thành thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; việc làm của nông dân và dân cư nông thôn; thuế và các khoản đóng góp của nông dân; giá nông sản và hàng công nghiệp; phát huy dân chủ ở nông thôn; nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho dân cư nông thôn. - “Giáo trình nguyên lý kinh tế nông nghiệp”, Đỗ Kim Chung [24]. Công trình đã phân tích khái quát vị trí, đặc điểm của nông nghiệp cũng như đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp nghiên cứu của môn học Nguyên lý kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, công trình đã trình bày những kiến thức cơ bản về các vấn đề kinh tế trong nông nghiệp. Đặc biệt, công trình đã đi sâu phân tích những vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững, bao gồm khái niệm, đặc trưng và những nhân tố để phát triển nông nghiệp bền vững, những nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp bền vững, xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững của các nước trong khu vực, phương hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. - “Phát triển nông nghiệp bền vững”, Đường Hồng Dật [30]. Qua công trình này, tác giả đi sâu phân tích nội dung của nông nghiệp bền vững; phân tích định nghĩa và những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp bền vững. Từ đó tác giả khẳng định nông nghiệp bền vững là bước phát triển mới của nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhận định trên, tác giả phân tích những căn cứ khoa học để xây dựng nền nông nghiệp bền vững; những quy luật tồn tại và phát triển của các hệ thống sinh học. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, bao gồm các giải pháp về nhận thức, quy hoạch sản xuất, đào tạo cán bộ, phát triển khoa học và công nghệ. - "Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực tiễn", Vũ Trọng Bình [6]. Với cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã trình bày và làm rõ khái niệm phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững, phân tích 13 các tiếp cận chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời làm rõ chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia trên thế giới. Từ những vấn đề lý luận đó, tác giả phân tích thực tiễn và chính sách phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Về vấn đề thực tiễn, tác giả làm rõ các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Về vấn đề chính sách, tác giả đã khái quát những thách thức cơ bản cùng với các chính sách chủ yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam hiện nay. - "Phát triển và mở rộng nông nghiệp bền vững: Cam kết mới của xã hội", Charles A. Francis, George Bird, Raymond Poincelot [105]. Cuốn sách nghiên cứu những thách thức mà nông dân và chủ trang trại đang phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay để cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạch định chiến lược nhằm phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững trong thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, công trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp bền vững; phân tích quá trình thử nghiệm ý tưởng và chuyển giao năng lực thông qua nghiên cứu mô hình mẫu tại bang Iowa; phân tích khả năng tương lai cho nông nghiệp hữu cơ xét về khía cạnh đạo đức và năng suất... - "Hướng tới hệ thống nông nghiệp bền vững trong thế kỷ 21", Hội đồng nghiên cứu quốc gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ [109]. Công trình nghiên cứu và đưa ra quan niệm về nông nghiệp bền vững, phân tích các nguyên tắc cơ bản trong hệ thống canh tác có thể nâng cao tính bền vững, nghiên cứu khía cạnh kinh tế và xã hội của tính bền vững trong hoạt động của các trang trại và phương pháp tiếp cận. Trên cơ sở những quan điểm chung về nông nghiệp bền vững, công trình đi sâu phân tích việc nâng cao năng suất và bền vững môi trường trong các trang trại điển hình của Hoa Kỳ, đồng thời nêu những bài học kinh nghiệm có thể được áp dụng cho nông nghiệp trong các điều kiện khác nhau của khu vực và quốc tế, với trọng tâm là khu vực cận Sahara của châu Phi. 14 - "Nông nghiệp bền vững và nguồn cung lương thực: Khoa học, kinh tế và sự thay đổi chính sách", Kim Etingoff [108]. Công trình tập hợp bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về nông nghiệp bền vững và nguồn cung lương thực ở các khía cạnh khoa học, kinh tế và chính sách. Những vấn đề trên được thể hiện qua việc nghiên cứu và đưa ra định nghĩa và nội dung về nông nghiệp bền vững, nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ bền vững giữa sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Anbani, Anh quốc và Nam Phi, tìm hiểu về lương thực hữu cơ và yếu tố con người trong mối tương quan giữa nông dân và người tiêu dùng, đồng thời khái quát về tương lai của nông nghiệp bền vững thông qua việc khẳng định những việc cần làm nhằm bảo đảm sự bền vững về môi trường trong sản xuất nông nghiệp và vai trò của công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VÙNG Ở góc độ nghiên cứu này có các công trình tiêu biểu sau: - "Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay", Trần Thanh Nam [72]. Công trình đi sâu phân tích những vấn đề lý luận về đời sống tinh thần của xã hội. Từ những nội dung lý luận đó, tác giả phân tích tính đặc thù, thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ, bao gồm các giải pháp về giáo dục, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tinh thần, phát huy vai trò của văn hóa phật giáo, nâng cao vai trò của hệ thống chính trị ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ. 15 - "Tính duy lý của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp", Ngô Thị Phương Lan [68]. Qua công trình này, xuất phát từ thực trạng "được mùa rớt giá" trong sản xuất nông nghiệp, nhất là tại khu vực ĐBSCL, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân trên hai phương diện, đó là tính duy lý của người nông dân và vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL. Về tính duy lý, tác giả đã lý giải trên phương diện lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, thuyết sự lựa chọn duy lý, từ đó đi sâu phân tích mối quan hệ giữa tính duy lý và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của nông dân ĐBSCL. Về vai trò của Nhà nước, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước thông qua các tác động của chính sách đất đai, thực hiện khuyến nông, khuyến ngư trong sản xuất, quy hoạch sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất... - “Phát triển bền vững ngành thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015”, Lâm Văn Mẫn [70]. Công trình đã nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng ngành thuỷ sản ĐBSCL (bao gồm: khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản) những năm qua theo quan điểm phát triển bền vững. Làm rõ những mâu thuẫn phát sinh giữa phát triển kinh tế thuỷ sản với bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội. Từ thực trạng đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững ngành thuỷ sản ĐBSCL. Các giải pháp này được tác giả trình bày thông qua các mảng chính như: Giải pháp phát triển bền vững trong khai thác thủy sản; giải pháp phát triển bền vững trong nuôi trồng, trong chế biến, tiêu thụ thủy sản và các giải pháp mang tính hỗ trợ như phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sản xuất và phương thức quản lý... - “Tác động của phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đến nhiệm vụ quốc phòng - an ninh”, Trần Thành [89]. Qua công trình, tác giả nhận định về những thành tựu to lớn của nông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan