Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM...

Tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM

.PDF
99
7061
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ LÊ THÚY VI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ LÊ THÚY VI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam '' là nghiên cứu do tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Luận văn ĐỖ LÊ THÚY VI MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ - 1 1.1 Giới thiệu ..................................................................................................................... - 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... - 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ - 3 1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ - 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................... - 5 - CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... - 6 2.1 Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods framework - SLF) .............. - 6 2.2 Đa dạng hóa sinh kế và đa dạng hóa thu nhập ........................................................ - 10 2.3 Các thành phần thu nhập của hộ gia đình nông thôn ................................................. - 11 2.4 Đo lường đa dạng thu nhập ........................................................................................ - 14 2.5 Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... - 17 - CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. - 29 3.1 Tổng quan về nông thôn Việt Nam .............................................................................. - 29 3.2 Khung phân tích ........................................................................................................... - 32 3.3 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ - 39 - 3.4 Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... - 42 3.5 Phương pháp và mô hình nghiên cứu.......................................................................... - 47 - CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... - 50 4.1 Thành phần thu nhập................................................................................................... - 50 4.2 Các đặc trưng cơ bản của biến .................................................................................... - 53 4.3 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ........................................................................... - 58 - CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. - 67 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ - 67 5.2 Gợi ý chính sách ........................................................................................................... - 69 5.3 Hạn chế của đề tài ....................................................................................................... - 73 5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... - 74 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. - 76 PHỤ LỤC ............................................................................................................ - 81 Phụ lục 1. Bảng mô tả chi tiết biến .................................................................................... - 81 Phụ lục 2. Mô tả biến ......................................................................................................... - 87 Phụ lục 3. Bảng thống kê số xe trong mỗi hộ ..................................................................... - 88 Phụ lục 4. Bảng thống kê số điện thoại trong mỗi hộ ........................................................ - 89 Phụ lục 5. Kết quả kiểm định hệ số tương quan ................................................................ - 90 - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt DFID FAO Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt Department for International Bộ phát triển quốc tế Vương Development, U.K quốc Anh Food Agriculture Tổ chức nông lương của Liên and Organization of the United Hiệp Quốc Nations GSI Gini – Simpson Index chỉ số Gini – Simpson HI Herfindahl Index chỉ số Herfindahl – Simpson NYSPC Number of income sources Số lượng các nguồn thu nhập bình quân đầu người per capita RNFE The Rural Non-Farm Nền kinh tế phi nông nghiệp Economy SLF nông thôn Sustainable livelihoods Khung sinh kế bền vững framework VARHS Vietnam Access to Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ Resources Household Survey gia đình nông thôn Việt Nam VHLSS VND Vietnam Household Living Khảo sát mức sống hộ gia đình Standards Survey Việt Nam Vietnamese Dong Đồng Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan …………………………......... -25Bảng 3.1: Vùng phân bố mẫu điều tra ………………………………………..…-43Bảng 4.1. Thành phần thu nhập của hộ gia đình nông thôn …………...……… -50Bảng 4.2. Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ hộ …………………………..-55Bảng 4.3 Bảng thống kê số lượng lao động trong hộ ……….…………...………-56Bảng 4.4. Mô hình không giới hạn cho các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập ………………………………………………………………………………...…-59Bảng 4.5. Mô hình các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập (lặp lần 1) ….. -60Bảng 4.6. Mô hình giới hạn cho các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập …-61- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững ………………………………….…………. -7Hình 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập ….-38Hình 4.1. Sự phân bố mức độ đa dạng hóa ……………………………………...-54Hình 4.2 Sự phân bố tuổi của chủ hộ ……………………………………………-55- TÓM TẮT Đa dạng hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Dựa trên nền tảng của lý thuyết về khung sinh kế bền vững, nghiên cứu xem xét các nhân tố vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tự nhiên, nhân tố đẩy và nhân tố kéo trong tác động của nó đối với đa dạng hóa thu nhập. Bằng mô hình hồi qui tobit, nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 để cho ra các kết quả sau: Các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam là tuổi tác, học vấn và dân tộc của chủ hộ, số lao động và trình độ học vấn của lao động, khoảng cách đến đường và đến nơi tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm, có tham gia Đảng CSVN, sự thay đổi của diện tích đất, diện tích nhà và địa bàn sống có ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Trong khi đó, các nhân tố được kỳ vọng là giới tính, các tài sản riêng của hộ như xe và điện thoại, tổng mức tín dụng và mức độ thiệt hại từ các cú sốc đã không có ý nghĩa thống kê. -1- CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp với hơn 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do nền nông nghiệp chưa tiến bộ nên còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cũng như thị trường, dẫn đến rủi ro trong vấn đề biến động thu nhập của các hộ gia đình nông thôn là rất lớn. Đa dạng hóa thu nhập là một trong những chiến lược sinh kế quan trọng giúp giảm thiểu biến động thu nhập của các hộ gia đình nông thôn trong bối cảnh hiện nay. Chương mở đầu sẽ trình bày khái quát bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài, từ đó đưa ra các mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, đồng thời trình bày tóm lược các phương pháp, dữ liệu và phạm vi nghiên cứu. 1.1 Giới thiệu Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp trên cả nước là 26.371,5 nghìn ha, chiếm 79,67% tổng diện tích đất đai và 60,8 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 2/3 tổng dân số) tạo ra gần 37,2 triệu lao động nông thôn và lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8% tổng lao động cả nước. Với nguồn lực đất đai và lao động dồi dào, tuy vậy nông nghiệp và nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng mức. Năng suất lao động trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp thấp nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người và mức chi tiêu bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đều thấp hơn thành thị. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn gần gấp ba lần so với tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị (Tổng Cục Thống kê, 2013). Hiện nay, hầu hết dân nghèo ở nông thôn Việt Nam đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Do các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn lạc hậu, cho nên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thời tiết nên với tác động của việc biến đổi -2- khí hậu toàn cầu, thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất bấp bênh. Thêm vào đó, giá cả sản phẩm làm ra của người nông dân phụ thuộc vào sức ép từ biến động của thị trường tự do quốc tế đối với các nước đang phát triển, khiến tình trạng “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra. Để ổn định thu nhập, bảo đảm cuộc sống, nhiều hộ gia đình nông thôn buộc phải tìm kiếm phương kế khác để thêm vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đa dạng hóa thu nhập nông thôn thông qua các hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương đóng vai trò quan trọng. Theo các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế cho nông thôn trên thế giới cho rằng để đảm bảo nguồn thu nhập cho người nghèo ở nông thôn, hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp cần được nâng cao vì hầu hết các hoạt động phi nông nghiệp nông thôn có xu hướng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nông nghiệp địa phương hoặc các thị trấn nhỏ (World Bank, 2007; Reardon, 1998; Ellis, 2000). Các hộ gia đình nông nghiệp mở rộng hoạt động của mình để tăng thêm thu nhập trang trại hoặc làm giảm biến đổi thu nhập bằng cách khai thác các cơ hội hiện có, bao gồm tham gia hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên (FAO và Ngân hàng Thế giới, 2001). Việc tìm kiếm các hoạt động sinh kế khác của nông dân xuất phát từ suy nghỉ tự nhiên để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Đa dạng hóa có thể được sử dụng như một mạng lưới an toàn đối với người nghèo hoặc như một khả năng tích lũy đối với người giàu ở nông thôn (Ellis, 2000). Có thể nói, đa dạng hóa là một cơ chế hiệu quả giúp sinh kế hộ nông dân bền vững và giúp phát triển nông thôn bền vững. Vì vậy, nhằm tăng phúc lợi cho các hộ nông thôn, các nhà hoạch định chính sách nên khuyến khích các hộ nhiều gia đình ở nông thôn thực hiện đa dạng hóa nguồn thu nhập. Trong những báo cáo ngày 21/11/2013 tại Hà Nội của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các hộ đa dạng hóa thu nhập có mức tiêu thụ bình quân đầu người cao hơn 23% so với hộ thuần nông. Xu hướng hoạt động đa ngành nghề của nông thônViệt Nam tăng dần và tỷ trọng hộ thuần nông giảm dần. Các số -3- liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng hộ nông nghiệp giảm dần từ 80,9% (2001) xuống 71,1% (2006) và 62,2% (2011). (Nguồn Tổng Cục Thống kê, 2013). Theo nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014), đa dạng hóa có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn VIệt Nam. Việc tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ Việt Nam giai đoạn hiện nay nhằm phát hiện những nhân tố tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn để có chính sách phù hợp, giúp các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo đa dạng hóa thu nhập là rất quan trọng. Điều đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách nông thôn có thể triển khai chính sách đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn một cách hiệu quả, đồng thời tiết kiệm được nguồn lực. Chính vì thế, trong luận văn này, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng tình hình đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn gần đây, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập. Từ đó, hàm ý các chính sách phù hợp trong vấn đề đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu này sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn hiện nay - Từ đó, gợi ý các chính sách nhằm tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Hai câu hỏi nghiên cứu được luận văn đặt ra là: - Những nhân tố nào có tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay? -4- - Những tác động chính sách nào từ chính phủ có thể ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay? 1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên giả thuyết về tầm quan trọng của những nhân tố tài sản sinh kế cũng như của các nhân tố đẩy và nhân tố kéo trong việc tác động đến đa dạng hóa thu nhập. Đầu tiên, bằng phương pháp định tính, nghiên cứu thu thập các tài liệu và kế thừa các nghiên cứu có liên quan trước đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập. Các tài sản sinh kế bao gồm vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn tự nhiên. Bên cạnh đó, các nhân tố đẩy và nhân tố kéo là những rủi ro, điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá tình hình đa dạng hóa thu nhập của các vùng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đa dạng hóa. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xem xét tình hình đa dạng hóa thu nhập của từng vùng kinh tế thông qua tỷ trọng các thành phần thu nhập. Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tobit để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đa dạng hóa thu nhập. Phạm vi nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Khoa học lao động xã hội và Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển thuộc Trường Đại học tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện. Cuộc điều tra được thực hiện đối với 3.542 hộ gia đình nông thôn trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam bao gồm Hà Tây cũ, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An. -5- 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đa dạng hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam. Trong điều kiện giới hạn về các nguồn lực, nền nông nghiệp chưa tiến bộ, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thị trường, đa dạng hóa là một chiến lược sinh kế nhằm mục đích đối phó với các cú sốc ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đa dạng hóa thu nhập giúp cho việc triển khai các chính sách đa dạng hóa tại nông thôn được hiệu quả. Từ đó, giúp các hộ gia đình gia tăng mức độ đa dạng hóa nhằm giảm thiểu biến động thu nhập, ổn định đời sống và tích lũy tài sản giúp phát triển nông thôn bền vững. Luận văn nghiên cứu bao gồm năm chương. Sau chương mở đầu đã nêu khái quát bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài, từ đó đưa ra các mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, đồng thời trình bày tóm lược các phương pháp, dữ liệu và phạm vi nghiên cứu. Chương hai tiếp theo sẽ tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan. Chương ba trình bày cơ sở dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và mô hình kinh tế lượng. Chương bốn sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu và chương năm là gợi ý các chính sách và kết luận. -6- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cũng như nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập trong và ngoài nước trước đây, lý thuyết khung sinh kế bền vững được xem là lý thuyết nền tảng của nghiên cứu. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đề cập đến một số khái niệm về đa dạng hóa, cũng như các quan điểm phân loại thành phần thu nhập và cách thức đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của một số nghiên cứu trước đây. Một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan cũng được trình bày trong chương này. 2.1 Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods framework SLF) Lý thuyết Khung sinh kế bền vững được Amartya Sen (1981) xây dựng trong nghiên cứu về các quyền và mối quan hệ với nạn đói nghèo. Lý thuyết này được Conway (1987) và Ashley và Carney (1998) thuộc Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (Department for International Development, UK - DFID) phát triển, sau đó được Scoones (1998); Anthony Bebbington (1999); Koos Neefjes (2000) và Ellis (2000) tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Conway (1987) định nghĩa về sinh kế như sau: “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.” Khung sinh kế bền vững trình bày các nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, và mối quan hệ điển hình giữa các nhân tố này. Các nhân tố đó bao gồm: (1) tài sản sinh kế; (2) chiến lược sinh kế là sự tập hợp của các hoạt động nhằm tạo ra các phương tiện, các nguồn thu nhập cho sự tồn tại và phát triển của các -7- nông hộ; (3) kết quả sinh kế; (4) chuyển đổi cấu trúc và qui trình và (5) các bối cảnh bị tổn thương (cú sốc, xu hướng, sự dao động theo thời vụ). Ba nhân tố đầu là tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chịu sự tác động bởi các nhân tố bên ngoài là hai nhân tố cơ chế - chính sách và các bối cảnh bị tổn thương. TÀI TÀI SẢN SẢN SINH SINH KẾ KẾ CẤU CẤU TRÚC TRÚC VÀ VÀ QUÁ TRÌNH QUÁ TRÌNH Môi Môi trường trường bị bị tổn tổn thương thương -- Các Các cú cú sốc sốc -- Các Các khuynh khuynh hướng hướng -- Tính Tính thời thời vụ vụ Con Con người người Xả Xả hội hội Vật Vật chất chất Tự Tự nhiên nhiên Tài Tài chánh chánh Ảnh Ảnh hưởng hưởng và và khả khả năng năng tiếp tiếp cận cận Cấu Cấu trúc Quá Quá trình - Các cấp cấp chính chính quyền quyền -- Đơn Đơn vị vị tư tư nhân - Luật lệ, -- Chính Chính sách sách -- Văn Văn hóa hóa -- Thể Thể chế chế -Tổ -Tổ chức chức Kết Kết quả quả sinh sinh kế kế CHIẾN CHIẾN LƯỢC LƯỢC SINH SINH KẾ KẾ -- Tăng Tăng thu thu nhập nhập - Tăng sự ổn ổn định định -- Nâng Nâng cao cao an an toàn toàn lương lương thực. thực. -- Sử Sử dụng dụng bền vững bền vững hơn hơn các các nguồn lực tự tự nhiên nhiên Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (Nguồn DFID, 1999) 2.1.1 Tài sản sinh kế Theo DFID (1999), phương pháp tiếp cận sinh kế tìm cách đạt được một sự hiểu biết chính xác và thực tế những điểm mạnh của con người (tài sản, nguồn lực vốn) và sự cố gắng của họ để chuyển đổi những điểm mạnh này thành các kết quả sinh kế tích cực. Tài sản sinh kế bao gồm những nguồn lực và khả năng con người có được. Tài sản sinh kế được thể hiện quả năm loại vốn là vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn tự nhiên. -8- (1) Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là nhân tố về số lượng và chất lượng lao động của hộ; nhân tố này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục); (2) Vốn xã hội nghĩa là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; (3) Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; (4) Vốn tài chính ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; (5) Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất nhiểu nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai. 2.1.2 Chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế là các khả năng phối hợp các hoạt động, các sự lựa chọn để tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản sinh kế hiện có của nông hộ nhằm đạt được các mục tiêu của nông hộ như các hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư và hoạt động tái sản xuất. Chiến lược sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng tài sản, các chính sách, các tổ chức và quy trình cũng như bối cảnh tổn thương. Scoones (1998) trong chương trình nghiên cứu về khung sinh kế bền vững cho rằng dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhiều kiểu chiến lược và hoạt động sinh kế -9- được xác định như thâm canh/quảng canh nông nghiệp, đa dạng hóa và di cư. Thâm canh là việc tăng gia sản xuất nhiều sản lượng hơn trên một đơn vị canh tác; quảng canh là việc tăng sản lượng do tăng diện tích canh tác. Đa dạng hóa là việc xây dựng một danh mục các hoạt động đầu tư để tạo thu nhập nhằm ứng phó với rủi ro gây biến động thu nhập. Di cư là việc di chuyển để tìm kế sinh nhai ở nơi khác. 2.1.3 Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế là những thành tựu hoặc kết quả của chiến lược sinh kế, chẳng hạn như thu nhập cao hơn, tăng hạnh phúc, giảm thiểu rủi ro, an ninh lương thực được cải thiện và sử dụng bền vững hơn của tự nhiên nguồn lực. 2.1.4 Sự chuyển đổi cấu trúc và quy trình Sự chuyển đổi cấu trúc và quy trình là các tổ chức, chính sách và pháp luật để định hình sinh kế. Sự chuyển đổi cấu trúc và quy trình quyết định việc tiếp cận đến các loại hình cơ bản, chiến lược sinh kế và chủ thể ra quyết định; sự trao đổi giữa các tài sản sinh kế khác nhau; và lợi tức cho bất kỳ chiến lược sinh kế nào. 2.1.5 Bối cảnh bị tổn thương Bối cảnh bị tổn thương xuất hiện khi con người phải đối mặt với mối đe dọa độc hại, các cú sốc mà không đủ năng lực ứng phó hiệu quả. Bối cảnh bị tổn thương thể hiện môi trường bên ngoài trong đó mọi người tồn tại. Đó là mức độ tiếp xúc với sự rủi ro và sự không chắc chắn, và là năng lực của các hộ gia đình hay cá nhân để ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc đối phó với rủi ro. Các nhân tố tài sản sinh kế và chiến lược sinh kế là nhân tố bên trong, phụ thuộc nội tại của con người. Các nhân tố bên ngoài gồm bối cảnh bị tổn thương và cơ cấu kinh tế, cơ chế và chính sách. Kết quả sinh kế sẽ có tác động ngược lại vào tài sản sinh kế. Phương pháp tiếp cận sinh kế tìm cách đạt được một sự hiểu biết chính xác và thực tế những điểm mạnh của con người (tài sản, nguồn lực vốn) và khả năng của họ để chuyển đổi những điểm mạnh này thành các kết quả sinh kế tích cực. Trong - 10 - bối cảnh dễ bị tổn thương và sự hạn chế đối với việc tiếp cận với các loại hình tài sản sinh kế nhất định, con người phải tìm cách tăng trưởng và kết hợp những tài sản mà họ có một cách sáng tạo để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn chiến lược sinh kế. Một trong những chiến lược sinh kế quan trọng hiện nay chính là đa dạng hóa. 2.2 Đa dạng hóa sinh kế và đa dạng hóa thu nhập Theo Scoones (1998), đa dạng hóa là việc tham gia các hoạt động đầu tư đa dạng để tích lũy và tái đầu tư, nhằm mục đích đối phó với các cú sốc tạm thời hoặc thích ứng lâu dài hơn với các hoạt động sinh kế. Đa dạng hóa là việc xây dựng một danh mục đầu tư tạo thu nhập để xử lý các cú sốc hoặc căng thẳng. Trong nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế ở các nước đang phát triển của Ellis (2000) thì đa dạng hóa sinh kế nông thôn được định nghĩa như là “một quá trình mà nhờ đó hộ nông thôn xây dựng một danh mục đa dạng các hoạt động và tài sản để tồn tại và để cải thiện mức sống của họ”. Đa dạng hóa là sự thay đổi bản chất của nghề nghiệp toàn thời gian chứ không phải là một cá nhân hoặc gia đình sở hữu nhiều ngành nghề. Đa dạng hóa có thể xảy ra như một cách có chủ đích hoặc như một phản xạ để đối phó với khủng hoảng; đa dạng hóa có thể tạo ra một mạng lưới an toàn cho người nghèo hoặc tích lũy của cải cho người giàu có ở nông thôn. Barrett, Reardon và Webb (2001) cho rằng đa dạng hóa là việc “cá nhân tự nguyện trao đổi tài sản và phân bổ tài sản của họ qua các hoạt động khác nhau để đạt được một cân bằng tối ưu giữa lợi nhuận kỳ vọng và điều kiện rủi ro mà họ phải đối mặt”. Các tác giả nhận xét đa dạng là một tiêu chuẩn vì rất ít người mà thu nhập của họ chỉ đến từ một nguồn duy nhất hay đầu tư sử dụng tài sản của mình chỉ trong một hoạt động. Theo Alderman và Paxson (1992) thì “đa dạng hóa thu nhập - income diversification đã được đưa ra như một trong những chiến lược hộ gia đình sử dụng để giảm thiểu biến đổi thu nhập hộ gia đình và để đảm bảo mức tối thiểu thu nhập”. - 11 - Đa dạng hóa thu nhập còn được định nghĩa là quá trình mà trong đó hộ nông thôn tạo ra được nhiều nguồn thu nhập. Đa dạng hóa có thể là quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp các loại cây trồng chủ yếu sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa dạng hóa có thể là đa dạng từ ngành kinh tế trong nông nghiệp đến các hoạt động phi nông nghiệp. Và đa dạng hóa cũng có thể là các quá trình mà nông dân chuyển đổi từ cây trồng có giá trị thấp sang các hoạt động cho các loại cây trồng có giá trị cao. (Minott và cộng sự, 2006). Từ những quan điểm trên có thể thấy, đa dạng hóa sinh kế là một trong những chiến lược sinh kế. Đa dạng hóa thu nhập là thước đo của đa dạng hóa sinh kế. Đa dạng hóa thu nhập là việc xây dựng một danh mục các hoạt động đầu tư đa dạng nhằm tạo được nhiều nguồn thu nhập nhằm giảm thiểu sự biến động thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Mức độ đa dạng hóa thu nhập chính là mức độ đa dạng của các thành phần thu nhập. 2.3 Các thành phần thu nhập của hộ gia đình nông thôn Các thành phần của thu nhập của hộ gia đình nông thôn có thể được phân loại theo ba tiêu chí: phân loại theo lĩnh vực (nông nghiệp và phi nông nghiệp), phân loại theo chức năng (làm công ăn lương và tự tạo việc làm) hoặc phân loại theo không gian (làm tại địa phương và di cư) (Barrett, Reardon và Webb, 2001). Phân loại theo lĩnh vực bao gồm thu nhập nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp. Theo cách phân loại này, các hoạt động tạo thu nhập có thể được phân thành ba nhóm: nhóm các hoạt động cơ bản bao gồm nông nghiệp, khai thác mỏ và khai khoáng khác; nhóm hoạt động thứ hai bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất; và nhóm các hoạt động thứ ba bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Điều này dẫn đến sự phân biệt giữa “thu nhập nông nghiệp” và "thu nhập phi nông nghiệp". Thu nhập nông nghiệp có nguồn gốc từ sản xuất, thu thập các loại cây trồng chưa qua chế biến hoặc chăn nuôi, lâm nghiệp hoặc đánh bắt thủy hải sản, sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên. Thu nhập phi nông nghiệp có nguồn gốc từ tất cả các nguồn thu nhập khác, bao gồm cả chế biến, vận chuyển, kinh doanh chưa qua
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan