Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những đánh giá, cảm xúc và bài học kinh doanh rút ra từ bộ phim the founder 2017...

Tài liệu Những đánh giá, cảm xúc và bài học kinh doanh rút ra từ bộ phim the founder 2017

.DOCX
16
147
64

Mô tả:

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqw ertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwert yuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopa sdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf BÀI TẬP: NHỮNG ĐÁNH GIÁ, CẢM XÚC VÀ BÀI HỌC KINH DOANH RÚT RA TỪ ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghj BỘ PHIM THE FOUNDER 2017 klzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz SVTH: xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcv bnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty uiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas dfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfg hjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjk MSSV: Lớp: K21AD002 (tối thứ 6) GVHD: Cao Quốc Việt Contents 1. Sơ lược về bộ phim The Founder 2017.............................................................................................2 2. Lý thuyết về Franchise......................................................................................................................3 2.1. Khái niệm Franchise..................................................................................................................3 2.2. Các hình thức kinh doanh Frachise..........................................................................................3 2.2.1. Theo hình thức hoạt động:................................................................................................3 2.2.2. Theo hình thức phát triển hoạt động:...............................................................................4 2.3. Tính đảm bảo của mô hình.......................................................................................................6 2.4. Mục đích của hoạt động Franchise...........................................................................................7 2.4.1. Từ phía bên nhượng quyền:..............................................................................................7 2.4.2. Từ phía bên được nhượng quyền:....................................................................................8 2.5. Quá trình phát triển của mô hình Franchise trên Thế giới và Việt Nam..............................8 2.5.1. Trên Thế giới......................................................................................................................8 2.5.2. Việt Nam.............................................................................................................................9 3. Những đánh giá và cảm xúc sau khi xem.........................................................................................9 4. Bài học kinh doanh rút ra sau khi xem..........................................................................................12 1 1. Sơ lược về bộ phim The Founder 2017 Bộ phim kể về Ray Kroc người đã đưa thương hiệu McDonald’s trở thành một cái tên thống trị toàn cầu trong lĩnh vực fast food. Trước khi đến với mô hình kinh doanh của McDonald’s, Ray từng bán ghế gấp, sữa lắc, máy làm bánh,… nhưng không thành công. Đến bà vợ còn suốt ngày than vãn chừng nào thì ông mới thôi theo đuổi những ý tưởng kinh doanh vớ vẩn đó. Lúc đó ông đã 52 tuổi. Điều đáng chú ý là tối nào về nhà, ông cũng mở đoạn phát biểu của Calvin Coolidge về sự bền bỉ lên nghe (một liệu pháp củng cố tinh thần rất tốt) Rồi ông quen với hai anh em nhà Dick và Mac – hai người này có một quầy bán thức ăn nhanh tên McDonald’s rất đông khách với kiểu kinh doanh rất khác lạ vào thời kỳ đó. Đó là thời kỳ nước Mỹ chưa có khái niệm về fast food, mà đang thịnh hành kiểu giao đồ ăn tại bãi đỗ xe – mất 30 phút mới nhận được đồ, đĩa và bát dễ bị vỡ, nhân viên hay quên order vì mải đi tìm vị trí của xe. Dick và Mac đã lập ra mô hình mới, để mọi người order tại quầy, gói đồ ăn trong giấy (dùng rồi vứt luôn), thiết lập một nhà bếp với các mắt xích làm việc nhịp nhàng mà khách chỉ cần đợi 30s là có đồ ăn ngay, còn bạn có thể mang đồ ăn đến bất cứ đâu và ăn nó. Thời đó thì đây là một phát minh to lớn, một ý tưởng kinh doanh khác lạ. Dick và Mac đã làm và đã thành công, nhưng họ chỉ thành công ở phạm vi địa phương. Ray Kroc mắt sáng rực lên khi ông tận mắt xem mô hình kinh doanh này. Không chần chừ, ông ký hợp đồng với Dick và Mac. Ray chịu trách nhiệm nhân rộng mô hình bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu. Trong những lần hợp tác đầu tiên, ông đã gặp khó khăn vì những đối tác nhà giàu không kinh doanh đúng mô hình ban đầu. Ray điên lên ném thẳng cái hambuger vào mặt đối tác. Ông chuyển sang chọn những người có tâm, nhẫn nại, kiên trì như ông đi bán hàng ngày xưa. Công việc kinh doanh phát đạt nhưng không có nghĩa là Ray không gặp khó khăn gì. Mô hình được nhân rộng nhưng ông bị lỗ và phải bán nhà trả nợ vì hồi trước hăng máu ký hợp đồng với anh em nhà Dick mà không nghĩ kỹ về tỉ lệ chia. Nói đến chi tiết này để ta biết rằng, bất cứ ai cũng gặp vấn đề của riêng họ. Không phải thành công và nổi tiếng thì hết mối lo. Ray là một người luôn muốn mở rộng việc kinh doanh (kiểu người phát triển) nhưng ông bị ràng buộc bởi lợi nhuận (thua lỗ) và bản hợp đồng với anh em nhà Dick (bất cứ thay đổi 2 nào trong mô hình cũng phải thông qua hai ông bảo thủ này). Rồi thì việc ông lập công ty riêng, tách khỏi Dick và Mac cũng là tất yếu. Dĩ nhiên Dick và Mac dự định kiện Ray vì cho rằng ông ăn cháo đá bát nhưng sau đó Dick và Mac đã phải bỏ cuộc và bán lại cho Ray thương hiệu McDonald’s vì biết rằng “không một ai có thể thắng nổi anh ta”. Cuối cùng Ray đã mua lại thương hiệu McDonald’s của anh em nhà Dick với giá 2,7 triệu dollar và cho họ giữ lại nhà hàng đầu tiên với điều kiện không được sử dụng tên McDonald’s cùng với thỏa thuận miệng là phải chia cho họ 1% doanh thu mỗi năm tiền tác quyền, nhưng cuối cùng thỏa thuận này đã không được Ray thực hiện vì không có trong điều khoản hợp đồng. 2. Lý thuyết về Franchise 2.1. Khái niệm Franchise Theo Hội đồng kinh doanh liên bang Hoa Kỳ: - Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận giữa ít nhất hai người - Người mua được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống marketing của chủ thương hiệu - Hoạt động kinh doanh của người mua phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống marketing này. - Người mua franchise phải trả một khoản phí gọi là phí franchise. Theo điều 284 luật thương mại Việt Nam, 2005: Franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo Maisbitt: Franchise là một khái niệm thành công nhất về marketing của mọi thời đại.( là tác giả sách Megatrends). Franchise là một phương thức kinh doanh, trong đó: Có sự tham gia của hai chủ thể: (1) là bên nhượng quyền và là người chủ của thương hiệu (franchisor): nhận phí nhượng quyền (2) là bên nhận quyền và là người thuê thương hiệu (franchisee): có quyền được phân phối hay bán các hàng hóa và dịch vụ của bên nhượng quyền 2.2. Các hình thức kinh doanh Frachise 2.2.1. Theo hình thức hoạt động: 3 - Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise): bên mua không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ chủ thương hiệu ngoại trừ được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng và khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên mua sẽ quản lý cửa hàng của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu. Mối quan hệ giữa hai bên là mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối (trạm xăng dầu, đại lý bán ôtô, công ty sản xuất nước giải khát). - Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise): hợp đồng chuyển nhượng bao gồm quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực mô hình kinh doanh phải tuyệt đối giữ đúng. Mối quan hệ giữa hai bên mua – bán franchise là liên tục và chặt chẽ, đây là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả hiện nay. Bên mua trả phí trọn gói hoặc hàng tháng cho bên bán dựa trên doanh số, tùy theo uy tín của thương hiệu và hợp đồng giữa hai bên. 2.2.2. Theo hình thức phát triển hoạt động: - Franchise độc quyền (Master franchise): Đây là hình thức nhượng quyền mà chủ thương hiệu cấp phép cho người mua độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực nhất định (thành phố, lãnh thổ, quốc gia…) trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp này, người mua master franchise có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức franchise phát triển khu vực (Area development franchise) hay franchise riêng lẻ (single-unit franchise). Lúc này, người mua master franchise sẽ thay mặt cho chủ thương hiệu ký kết hợp đồng nhượng quyền với bên thứ ba và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương hiệu trong khu vực mà họ được nhượng quyền. Họ cũng có thể tự mình mở các cửa hàng franchise trong khu vực mà họ đã được nhượng quyền độc quyền. Chính vì thế, họ phải chịu phí franchise ban đầu khá lớn (lớn hơn phí franchise của các của hàng lẻ). Ngoài ra, phần phí franchise hàng tháng thu được từ bên thứ ba sẽ được chia cho chủ thương hiệu và bên mua master franchise với tỷ lệ thoả thuận, nhưng thường bên mua master franchise sẽ được chi nhiều hơn vì họ tự làm tất cả các hoạt động nhằm tìm kiếm và phát triển người mua franchise tại khu vực của họ. Đối với chủ thương hiệu, đây là hình thức nhanh nhất và phổ biến nhất để đưa thương hiệu xâm nhập ra thị trường nước 4 ngoài. Với hình thức này, chủ thương hiệu đã chuyển hầu như toàn bộ gánh nặng về phát triểnthương hiệu ở khu vực đó cho bên mua master franchise. - Franchise vùng (Regional franchise): Đây là hình thức franchise mà người mua regional franchise sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise (đề cập ở trên) để bán lại cho các người mua franchise nhỏ lẻ (singl-unit franchise) trong vùng (region) mà mình mua. Hình thức này giống như trung gian của master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ có thể nhượng quyền lại cho các single-unit franchise chứ không được mở các cửa hiệu kinhdoanh thương hiệu của mình. - Franchise phát triển khu vực (Area development franchise): Đây cũng là một hình thức trung gian của master franchise và single-unit franchise như hình thức trên (franchise vùng). Tuy nhiên, điểm khác biệt của hình thức này là người mua franchise khu vực sẽ mua franchise từ chủ thương hiệu trong một khu vực nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không được bán franchise cho các của hàng lẻ (single-unit franchise). Người mua loại hình franchise này sẽ phải cam kết mở bao nhiêu của hàng franchise trong thời gian nhất định. Nếu họ muốn bán franchise lại cho bên thứ ba thì họ phải mua theo hình thức master franchise. Đối với hình thức này, người mua franchise phải trả một khoản phí lớn để có thể độc quyền mở các của hiệu nhượng quyền trong một khu vực và thời gian nhất định. - Franchise riêng lẻ (single-unit franchise): Đây là hình thức franchise phổ biến nhất khi người mua franchise ký kết một hợp đồng mua franchise trực tiếp với người bán franchise. Người bán này có thể là chủ thương hiệu hay đại lý độc quyền (master franchise) hoặc là đại lý franchise vùng (regional franchise). Người mua franchise lẻ được cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm và thời gian nhất định bởi một hợp đồng nhượng quyền đổi lại họ sẽ phải trả một khoản phí cho bên bán franchise. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise phải trả thêm một khoản phí. Người mua franchise theo hình thức này không thể nhượng lại (sub-franchise) cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế, người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các master franchise (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ. Hiện nay, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng vào Việt Nam như: KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s đều thông qua con đường master 5 franchise hay Area development franchise. Người mua franchise của các thương hiệu này đều có tiềm lực tài chính rất mạnh để có thể chịu lỗ ít nhất vài năm trong thời gian tạo dựng và tìm kiếm khách hàng của mình. 2.3. - Tính đảm bảo của mô hình Tính đồng bộ hệ thống và tính địa phương: Tính đồng bộ hệ thống là điểm mạnh và là điểm bắt buộc của các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền, được chuyên nghiệp đến mức cao nhất để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa. Tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền không chỉ được thể hiện ở logo, nhãn hiệu, khẩu hiệu mà còn ở cách bài trí cửa hiệu, màu sắc trang trí, phương thức hoạt động… Vì tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống của chủ thương hiệu đều phải đảm bảo không chỉ bán cùng sản phẩm với cùng chất lượng mà còn phải mang đến một thông điệp cho khách hàng nên hệ thông franchise phải đảm bảo tính hệ thống cao. Chỉ có một hệ thống vận hành tốt, đồng bộ mới đảm bảo các sản phẩm đầu ra chất lượng hoàn hảo và đồng đều. Và tính đồng bộ trong từng chi tiết cũng giúp cho chủ thương hiệu dễ dàng hơn trong việc quản lý, huấn luyện, kiểm soát tất cả các cửa hàng trong chuỗi của mình. Có thể nói tính hệ thống trong hoạt động nhượng quyền là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu nếu chủ thương hiệu muốn tạo dựng một hình ảnh đồng nhất, duy nhất đến khách hàng của mình. Đừng để cho việc càng mở nhiều cửa hiệu nhượng quyền thì hình ảnh thương hiệu càng khác đi mà phải để cho việc giữ đúng hình ảnh thương hiệu chất lượng và uy tín làm cho hệ thống franchise càng mở nhiều ở khắp nơi. Tuy vậy, tính địa phương cũng cần được lưu ý ở đây vì nó thể hiện thói quen hay phong tục của người địa phương và đôi khi ảnh hưởng đến việc kinh doanh ở một số khía cạnh khác nhau. - Thương hiệu – tài sản quý giá nhất của hề thống Franchise: Trong hoạt động franchise, thương hiệu là yếu tố cốt lõi để hoạt động này có thể thực hiện được vì thực chất người chủ thương hiệu đã nhượng lại quyền sử dụng thương hiệu của mình cho bên nhận quyền tại một khu vực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng đối với cả người mua và người bán franchise: o Đối với người bán franchise: thương hiệu đóng vai trò đem lại lợi nhuận cho họ từ uy tín và sự nổi tiếng của thương hiệu. Khi nhượng quyền một thương hiệu càng nổi tiếng và uy tín thì người chủ thương hiệu càng nhận nhiều phí franchise hơn và cũng dễ dàng bán franchise cho các đối tác hơn vì chắc chắn rằng người mua 6 franchise sẽ sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua một thương hiệu mạnh vì họ sẽ dễ dàng bán sản phẩm hay dịch vụ hơn. o Đối với người mua franchise: thương hiệu đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Trước hết, thương hiệu thành công như đã nói ở trên, sẽ mang khách hàng lại cho cửa hiệu vì theo định luật bầy đàn thì người sẽ tin tưởng sử dụng loại sản phẩm của thương hiệu đã được nhiều người sử dụng. Thương hiệu mạnh là dấu chứng nhận bảo đảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, thương hiệu thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người sử dụng, giúp thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của họ, là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một khoản tiền xứng đáng để có được thương hiệu mong muốn. - Bên cạnh đó, thương hiệu mạnh cũng giúp cho người được nhượng quyền có thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng nguyên vật liệu, nhà phân phối về giá cả thanh toán, vận tải …Mặt khác, khi được nhượng quyền với một thương hiệu mạnh với thị phần lớn, mức độ hiện diện lớn sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, giúp giảm chi phí. 2.4. Mục đích của hoạt động Franchise 2.4.1. Từ phía bên nhượng quyền: - Nhượng quyền là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập vào một quốc gia, lãnh thổ hay khu vực mà người chủ thương hiệu chưa nắm nhiều về thói quen tiêu dùng, văn hóa, cách thức xâm nhập hay kênh phân phối của quốc gia, khu vực mà họ muốn xâm nhập. - Bên cạnh đó, chủ thương hiệu sẽ tiết kiệm được một chi phí đáng kể thông qua việc nhượng quyền này. Khoản chi phí này nằm ở việc chi phí đầu tư nhân lực, vật lực cho các cửa hiệu ở các vùng mà chủ thương hiệu muốn xâm nhập, chi phí mua hàng giá rẻ hơn do tận dụng ưu thế mua hàng nhiều. Ngoài ra, là các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm hơn do chia sẻ cho các cửa hiệu. - Gia tăng sự thành công và nổi tiếng của thương hiệu. Biến thương hiệu thành một thương hiệu toàn cầu và khi thị trường càng mở rộng thì thương hiệu lại càng có giá trị. Thương hiệu càng có giá trị thì phí franchise thu được càng cao. Sự tác động qua lại đó làm cho sự thành công của hoạt động franchise càng giá trị hơn. - Và hai mục đích trên cũng không ngoài mục đích lớn hơn là tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ thương hiệu. Lợi nhuận họ có được không chỉ từ phí franchise ban đầu từ các 7 hợp đồng chuyển nhượng mà còn là phí hàng tháng do các cửa hiệu nhượng quyền phải trả cho chủ thương hiệu cho những hoạt động hỗ trợ mang tính liên tục như: đào tạo, huấn luyện, tiếp thị, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; ngoài ra, còn có thể có thêm phí bán các nguyên liệu đặc thù… 2.4.2. Từ phía bên được nhượng quyền: - Đối với người nhận quyền, mục đích của họ khi mua cũng không ngoài việc đem lại nhiều lợi nhuận cho mình. - Mục đích của người nhận quyền là giảm tính rủi ro và dễ thành công hơn trong hoạt động kinh doanh, nhất là đối với những cá nhân còn mới mẻ trong hoạt động vốn không dễ dàng này. - Các doanh nghiệp kinh doanh bằng hoạt động nhượng quyền cũng dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn để làm ăn, mở rộng sản xuất do xác suất thành công của họ cao hơn và các ngân hàng cũng tin tưởng họ hơn. Chủ thương hiệu với uy tín của mình cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục hay đảm bảo các ngân hàng cho người nhận quyền vay tiền. - Và một mục đích nữa của người mua franchise là họ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu và bên nhượng quyền thứ cấp rất nhiều. Không chỉ là sự hỗ trợ từ những bước đầu tiên trong việc thành lập một cửa hiệu, trang trí, thiết kế…mà còn sau đó và liên tục trong việc hỗ trợ về huấn luyện nhân viên, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới… - Cuối cùng, chắc chắn một mục đích không thể thiếu của những người nhận quyền là tạo tính chuyên nghiệp cho chính mình bằng cách mua những mô hình kinh doanh, những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, những cách thức kinh doanh…rất chuyên nghiệp của những công ty lớn với các thương hiệu nổi tiếng. Tiếp thị trên mỗi sản phẩm. Dĩ nhiên, thương hiệu mạnh dễ dàng được hưởngcác ưu đãi từ các kênh truyền thông đại chúng. 2.5. Quá trình phát triển của mô hình Franchise trên Thế giới và Việt Nam 2.5.1. Trên Thế giới - Lịch sử phát triển của franchise có từ rất lâu nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau thế chiến thứ II. - Năm 1979, Uỷ Ban Thương Mại Liên bang Mỹ (The Federal Trade Commission) viết tắt là FTC đã đưa ra các quy định về hoạt động franchise và hoạt động franchise từ đó trở nên một hoạt động mạnh mẽ và phát triển nhanh ở Mỹ. Ngày nay, mô hình kinh doanh 8 franchise lớn mạnh lên không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới và tập trung chủ yếu ở các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách sạn, nhà hàng thức ăn nhanh… Có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như: McDonald’s, 7-Elenven, Dairy Queen, Subway, BurgerKing… - Franchise là một loại hình kinh doanh theo hệ thống và chuỗi, thường có mặt ở tất cả các quốc gia có thị trường tiêu dùng lớn mạnh. Vì vậy, các hệ thống franchise thường rất phát triển ở các quốc gia có nền kinh tế tương đối phát triển. Ở khu vực Châu Á, các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia cũng có rất nhiều hệ thống franchise. 2.5.2. Việt Nam - Phương thức kinh doanh mới mẻ này du nhập từ đầu những năm 1990 và hiện đang phát triển với một tốc độ khá vũ bão, có chuyên gia ước tính tới 15%-20%/năm. - Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây do Hệ thống Nhượng quyền thương mại thế giới thực hiện và được công bố tại Hội thảo Nhượng quyền thương mại 2006 do Bộ Thương mại được tổ chức tại Hà Nội. Tại Việt Nam đã có khoảng 70 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau, với hệ thống mạng lưới các cửa hàng hoạt động hết sức có hiệu quả trên khắp Việt Nam trong số đó đa số là các thương hiệu của nước ngoài như: KFC, Lotteria, Jollibee, Baskin-Robbins… và một số ít các thương hiệu Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, cửa hàng bánh Kinh Đô, quần áo thời trang Foci. Con số này có thể chứng minh rằng, cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa vào áp dụng một cách hữu hiệu phát kiến này như là một quy luật tự nhiên của quá trình mở cửa và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, cũng như có thể phát triển nó một cách bài bản và đúng hướng để phục vụ mục đích tăng trưởng kinh tế và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động thương mại trong tương lai. Đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên trong WTO càng tạo điều kiện nhiều hơn cho hoạt động Franchise phát triển. 3. Những đánh giá và cảm xúc sau khi xem Ray Kroc là một doanh nhân bẩm sinh, với rất nhiều tố chất mà chúng ta cần học hỏi: - Nhạy cảm với thị trường 9 Ông đi rất nhiều và luôn trong tư thế hành động. Kỹ năng khảo sát thị trường là điểm mạnh đầu tiên của Ray, ngay khi có bất kỳ thông tin nào hấp dẫn, Ray đều ngay lập tức đến tận nơi, để nghe tận tai, thấy tận mắt, trải nghiệm tận tay. Chính nhờ kỹ năng này mà Ray có cơ duyên gặp gỡ Mac và Dick - Giỏi quan sát Trên đường đi từ nơi này qua nơi khác, Ray nhận thấy rằng mô hình kinh doanh cũ của các cửa hàng thức ăn nhanh có vấn đề: môi trường của họ thu hút nhầm phân khúc khách hàng (bọn trẻ choai choai, tội phạm vị thành niên…), khách hàng mất nhiều thời gian để gọi món, người phục vụ rất bận rộn và khó nhớ với menu quá nhiều món, chi phí cao để chi cho mặt bằng bãi xe rộng, hao phí bát đĩa do rơi vỡ nhiều…quá nhiều thứ không ổn. - Dám nói dám làm Để có vốn kinh doanh sau khi đã ký thỏa thuận nhượng quyền với nhà McDonald, Ray đã đến gặp các tổ chức tài chính và trình bày ý tưởng kinh doanh nhằm thuyết phục họ dù rất tiếc là ông đã thất bại. Ray phải thế chấp ngôi nhà của mình để có tiền khởi nghiệp - Quyết đoán, không do dự Ngay sau khi Ray Kroc lắng nghe câu chuyện của 2 anh em McDonald ở buổi gặp định mệnh, ông đã bị ám ảnh và không ngừng suy nghĩ. Ngay sáng hôm sau Ray đã đến và đưa ra lời đề nghị về nhượng quyền. Ông đã nắm bắt lấy cơ hội và đưa ra đề xuất một cách quyết đoán, không hề do dự. - Luôn nỗ lực hết mình vì công việc Ông cố gắng tìm kiếm một thông điệp mạnh mẽ để thuyết phục nhà McDonald mặc dù Mac và Dick đã nghỉ đến và thử về vấn đề nhượng quyền, nhưng họ đã thất bại khi không thể kiểm soát chất lượng đồng bộ ở các cửa hàng khác. Ray nỗ lực để chứng minh mình sẽ khác, mình sẽ làm được, chính thông điệp hấp dẫn về tầm nhìn và sứ mệnh mà Ray truyền tải cho Mac và Dick mới là chìa khóa mở ra sự hình thành của đế chế McDonald sau này. Ray đã vẽ ra hình ảnh một thương hiệu kinh doanh vốn bình thường sẽ không còn bình thường nữa, nó trở thành một biểu tượng của nước Mỹ. 10 - Chấp nhận thay đổi Thay đổi thứ nhất là khi chi phí làm lạnh sữa lắc tăng cao, Ray đã nhận ra là cần phải thay đổi để tiết kiệm chi phí, sau đó khi được một người bạn giới thiệu Ray một loại sữa bột hiện đang bán trên thị trường với chất lượng không thua kém gì sữa lắc. Ray đã không ngần ngại quyết định sử dụng loại sữa này để thay thế cho loại sữa lắc truyền thống trên thực đơn của mình, điều đó đã giúp Ray tiết kiệm được chi phí gấp nhiều lần Thay đổi thứ hai là ở mô hình kinh doanh cũ của Ray, dòng thu nhập của ông khá khiêm tốn đến từ phí nhượng quyền hàng tháng, ông không có dự trữ tiền mặt, không sở hữu bất động sản nào. Mô hình đó dựa trên quy trình như sau: chủ của cửa hàng nhượng quyền sẽ tự tìm một miếng đất mà anh ta thích, thuê dài hạn, vay tiền để khởi nghiệp. Ray sẽ cho họ nhượng quyền, cung cấp về đào tạo, hệ thống, cách thức điều hành. Sau khi được Harry (chuyên gia tài chính, sau này đầu quân về McDonald) chỉ ra rằng Ray không phải đang kinh doanh hamburger, McDonald không thể trở thành một đế chế khi mà lợi nhuận mang lại chỉ là 1.4% (cho công ty của Ray) trên mỗi chiếc hamburger giá 15 cent. Thay vào đó, quy trình Ray cần thực hiện đó là sở hữu các miếng đất mà tại đó những chiếc hamburger được làm ra, tức là: mua các lô đất, sau đó cho các chủ cửa hàng nhượng quyền thuê lại (xem là một điều kiện trong thỏa thuận nhượng quyền). Việc đó sẽ mang lại cho Ray 3 thứ: một là dòng thu nhập tăng trưởng ổn định, hai là nguồn vốn lớn hơn để mở rộng. Và như thế vòng quay quả cầu tuyết đã được tạo ra, ba là quyền kiểm soát cao hơn đối với các chủ cửa hàng nhượng quyền (không đảm bảo đúng chất lượng thì sẽ bị hủy hợp đồng thuê đất). Điều đó đã giúp ông thu được những thành công ngoài mong đợi. - Sự bền chí, lòng quyết tâm Đây có thể nói là yếu tố chủ yếu làm nên thành công của Ray, nhờ nó mà Ray đã tạo dựng nên một đế chế fast food khổng lồ cho tới ngày nay trên toàn thế giới. “Không có gì trên thế giới này thay thế được sự bền chí. Tài năng không thể, đầy rẩy những người có tài mà thất bại. Bẩm sinh không thể, thần đồng là chuyện vô cùng sáo rỗng. Giáo dục không thể, vì sao thế giới có đầy những kẻ có học mà vẫn ngu ngốc. 11 Chỉ có sự bền chí và lòng quyết tâm là tất cả sức mạnh. Hãy chứng tỏ rằng bạn không thể bị đánh bại bởi bất cứ cái gì. Bạn có được sự bình yên nội tại, bồi dưỡng sức khỏe và lòng nhiệt huyết không bao giờ cạn. Nếu bạn cố gắng mỗi ngày để đạt được những điều đó, kết quả sẽ trở nên thật hiển nhiên. Nghe có vẻ như một khái niệm kỳ ảo, nhưng bạn chính là người quyết định tương lai của mình.” 4. Bài học kinh doanh rút ra sau khi xem  Về phương diện anh em nhà Dick và Mac - Tầm quan trọng của thương hiệu và việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Chính Ray Kroc đã từng thừa nhận với Dick điều làm nên thành công của McDonald’s chính là thương hiệu McDonald’s. Thương hiệu là sự kết hợp của tâm lý và khoa học, kết hợp lại với nhau thành một cam kết, đối lập với nhãn hiệu. Các sản phẩm đều có vòng đời. Nhưng thương hiệu tồn tại lâu dài hơn nhiều so với sản phẩm. Thương hiệu truyền tải chất lượng, uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Nếu như bạn có một nhãn hiệu có tiềm năng phát triển, một tên thương hiệu bắt mắt bùi tai, bạn nghĩ ra là phải đi đăng ký nhãn hiệu. Nhưng bạn đăng ký nhãn hiệu chậm 1 ngày - có người đăng ký nhãn hiệu giống với bạn trước 1 ngày (dù vô tình hay cố ý) thì nhãn hiệu của bạn sẽ không được bảo hộ. Đương nhiên là nhãn hiệu - tên thương hiệu đó sẽ không thuộc về bạn. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh thì bạn sẽ là người "vi phạm pháp luật", chắc chắn rằng không ai muốn điều đó xảy ra rồi. Bởi vậy mới nói, trong kinh doanh "thương trường là chiến trường", câu nói này luôn đúng không chỉ trong vấn đề bán hàng, marketing, tranh giành khách hàng, mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp "đánh nhau" trên mặt trận pháp lý, mà điển hình là các vấn đề về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu. - Sự đổi mới trong kinh doanh 12 Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, do vậy, việc thay đổi trong tổ chức để thích nghi với thị trường là một trong những câu hỏi mà mọi doanh nghiệp cần phải tìm ra câu trả lời. Dù muốn hay không, luôn có một chân lý “chỉ có một điều duy nhất không thay đổi, đó là sự thay đổi”. Doanh nghiệp nào sớm tìm ra và thay đổi phù hợp trước đối thủ cạnh tranh thì sẽ chiếm giữ vị thế tiên phong và có cơ hội dẫn dắt thị trường. Chính sự đổi mới đã khiến anh em nhà Dick và Mac tạo nên thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s và cũng chính sự đổi mới đã giúp Ray nhân rộng nó trên toàn thế giới nhờ mô hình fanchise - Mọi thỏa thuận nên được lập thành văn bản Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Hợp đồng kinh doanh đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm Chính vì chỉ thỏa thuận miệng mà không ghi trong hợp đồng đã khiến cho anh em Dick và Mac mất 1% doanh thu về phí tác quyền mỗi năm  Trên phương diện Ray Kroc Gói gọn trong từ “Nhẫn” Nhẫn: Là kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài. Kiên nhẫn là mức độ một người có thể chịu dựng trước khi chuyển biến tiêu cực. Từ này cũng được dùng để chỉ những người có đặc điểm kiên định Đây cũng chính là điều cốt lõi mà bộ phim muốn mang lại. Mặc dù đã 53 tuổi nhưng Ray vẫn kiên trì tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh cho riêng mình và khi đã tìm ra thì Ray hết lòng 13 theo đuổi nó cho dù phải đánh đổi mọi thứ từ tiền tiết kiệm, căn hộ, người vợ, Dick và Mac… 14 Tài liệu tham khảo Luật thương mại Việt Nam 2015, Điều 284 https://vhnd77.wordpress.com/2011/11/15/ly-thuy%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-mo-hinhfranchise/ http://www.duyle.tech/nhung-bai-hoc-trong-bo-phim-founder/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%C3%AAn_nh%E1%BA%ABn http://pace.edu.vn/so-tay-doanh-tri/ChiTiet/535/quan-tri-su-thay-doi?term_taxonomy_id=31 http://sohuutrituetoancau.com/tai-sao-phai-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan