Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố hà nội...

Tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố hà nội

.PDF
108
1025
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NGỌC ANH NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NGỌC ANH NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc HÀ NỘI – 2013 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABA : Phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng DIR : Phƣơng pháp chơi dƣới sàn ĐTB : Điểm trung bình ESDM : Mô hình can thiệp sớm Denver KTTT : Khuyết tật trí tuệ PECS : Phƣơng pháp hệ thống giao tiếp trao đổi tranh OT : Phƣơng pháp Hoạt động trị liệu SL : Số lƣợng SI : Phƣơng pháp điều hòa cảm giác TH : Thực hành THPT : Trung học phổ thông TEACCH : Phƣơng pháp trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ về giao tiếp TK : Tự kỷ TT : Thứ tự 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Tra ng 18 Bảng 1.1. Các mức độ nhận thức theo phân loại của Bloom Bảng 1.2. Những phản ứng có thể có ở các bậc cha mẹ có 41 con tự kỷ ............................................................................................ Bảng 2.1. Số lƣợng khách thể ở 3 trung tâm ......................................45 Bảng 2.2. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu ........................47 Bảng 3.1. Mức độ nhận biết của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ 55 tại gia đình ......................................................................................... Bảng 3.2. Mức độ hiểu của cha mẹ về khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ 56 tại gia đình ........................................................................................ Bảng 3.3. Mức độ hiểu của cha mẹ về sự cần thiết của việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình .............................................................58 Bảng 3.4. Mức độ hiểu của cha mẹ về tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà ......................................59 Bảng 3.5. Mức độ hiểu của cha mẹ về mục tiêu giáo dục 60 trẻ tự kỷ .............................................................................................. Bảng 3.6. Mức độ hiểu của cha mẹ về nội dung giáo dục 63 trẻ tự kỷ .............................................................................................. Bảng 3.7. Mức độ hiểu của cha mẹ về phƣơng tiện giáo 65 dục trẻ tự kỷ ....................................................................................... Bảng 3.8. Mức độ hiểu của cha mẹ về phƣơng pháp giáo dục 66 trẻ tự kỷ .............................................................................................................. Bảng 3.9. Nội dung cha mẹ đang áp dụng để giáo dục trẻ tự kỷ 69 tại gia đình.......................................................................................................... Bảng 3.10. Mức độ cha mẹ áp dụng các phƣơng pháp can thiệp 70 trẻ tự kỷ .............................................................................................................. Bảng 3.11. Các hoạt động cha mẹ sử dụng để giáo dục thể chất 72 cho trẻ................................................................................................................. Bảng 3.12. Các hoạt động cha mẹ sử dụng để giáo dục ngôn ngữ 73 2 và giao tiếp .................................................................................................................. Bảng 3.13. Cách thức cha mẹ thƣờng dùng để giao tiếp với 74 trẻ ....................................................................................................... Bảng 3.14. Các hoạt động để cải thiện hành vi không mong 76 muốn ở trẻ .................................................................................................. Bảng 3.15. Các hoạt động cha mẹ sử dụng để giáo dục nhận thức cho 78 trẻ tự kỷ .............................................................................................. Bảng 3.16. Các hoạt động cha mẹ sử dụng để giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ..........................................................................................80 Bảng 3.17. Mức độ hài lòng của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự 81 kỷ tại nhà ............................................................................................................ Bảng 3.18. Mức độ tìm hiểu thông tin của cha mẹ trẻ tự kỷ................83 Bảng 3.19. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà .................................................86 3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1. Mô hình các giai đoạn tâm lý của cha mẹ trẻ 40 tự kỷ ................................................................................................... Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu của cha mẹ về mục tiêu giáo 62 dục trẻ tự kỷ ....................................................................................... Biểu đồ 3.2. Mức độ hiểu biết của cha mẹ về các phƣơng pháp can thiệp trẻ tự kỷ ......................................................................67 Biểu đồ 3.3. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục thể chất của cha mẹ trẻ tự kỷ ....................................................................73 Biểu đồ 3.4. Cách thức giao tiếp của cha mẹ với con tự 75 kỷ ....................................................................................................... Biểu đồ 3.5. Mức độ hài lòng của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình .....................................................................81 Biểu đồ 3.6. Mức độ tìm hiểu thông tin của cha mẹ trẻ tự 85 kỷ ....................................................................................................... Biểu đồ 3.7. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà .................................................86 4 MỤC LỤC Tran g Lời cảm ơn ................................................................................. i Danh mục viết tắt ....................................................................... ii Danh mục các bảng .................................................................... Danh mục các biểu đồ ................................................................ iii iv Mục lục ...................................................................................... v 1 MỞ ĐẦU ................................................................................... Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH ........................................................... 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................. 1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề nhận thức ................................. 1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục trẻ tự kỷ: ............................... 1.2. Một số vấn đề lý luận về nhận thức ..................................... 1.2.1. Khái niệm nhận thức......................................................... 1.2.2. Bản chất của nhận thức ..................................................... 1.2.3. Các mức độ nhận thức ...................................................... 1.3. Một số lý luận về tự kỷ ........................................................ 1.3.1. Khái niệm ......................................................................... 1.3.2. Phân loại ........................................................................... 1.3.3. Nguyên nhân .................................................................... 1.4. Giáo dục, giáo dục tại gia đình ............................................ 1.4.1. Giáo dục ........................................................................... 1.4.2. Giáo dục tại gia đình......................................................... 1.5. Lý luận về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ..................... 1.5.1. Mục tiêu giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ............................ 1.5.2. Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ............................ 1.5.3. Một số phƣơng pháp điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ................................................................................. 1.5.4. Phƣơng tiện giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ....................... 1.6. Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ...................................................................................... 5 6 6 6 8 12 12 14 16 19 19 22 22 23 23 24 25 25 26 30 37 39 1.6.1. Một số đặc điểm tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ .............. 1.5.2. Khái niệm nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.......................................................................................................... 1.5.3. Các biểu hiện nhận thức của cha mẹ về giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ........................................................................ Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu ............................................. 39 42 2.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................. 2.3. Tiến trình nghiên cứu .......................................................... 2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ............................................ 47 48 48 2.3.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu ...................... 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 48 49 2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu....................................... 49 2.4.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................. 50 2.4.3. Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia .................................. 2.4.4. Phƣơng pháp thống kê toán học ........................................ 52 53 2.5. Đạo đức nghiên cứu............................................................. 53 Chƣơng 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH......................................................................... 3.1. Mức độ nhận biết của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình......................................................................................... 3.2. Mức độ hiểu của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ...................................................................................... 3.2.1. Hiểu về khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình .............. 3.2.3. Hiểu về tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà ........................................................................... 3.2.4. Hiểu về mục tiêu của việc giáo dục trẻ tự kỷ .................... 3.2.5. Hiểu về nội dung giáo dục trẻ tự kỷ .................................. 3.2.6. Hiểu về phƣơng tiện giáo dục trẻ tự kỷ ............................. 3.2.7. Hiểu về phƣơng pháp giáo dục trẻ tự kỷ ........................... 3.3. Mức độ vận dụng hiểu biết của cha mẹ vào việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ............................................................. 6 42 45 45 55 55 56 56 59 60 63 64 65 68 3.3.1. Nội dung cha mẹ giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ................ 3.3.2. Sự vận dụng các phƣơng pháp .......................................... 3.3.3. Giáo dục trẻ phát triển thể chất ......................................... 3.3.4. Giáo dục trẻ phát triển giao tiếp và ngôn ngữ ................... 3.3.5. Giáo dục trẻ cải thiện những hành vi không mong muốn .......................................................................................... 3.3.6. Giáo dục trẻ phát triển nhận thức ...................................... 3.3.7. Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ ....................................... 3.3.8. Mức độ hài lòng và sự khó khăn của cha mẹ trong việc áp dụng hiểu biết vào việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ............................................................................................ 3.3.9. Tìm hiểu thông tin và tích lũy kinh nghiệm ...................... 68 69 71 73 76 78 79 81 83 3.3.10. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả cho việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ......................... KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 1. Kết luận .................................................................................. 2. Khuyến nghị ........................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ PHỤ LỤC.................................................................................. 7 85 88 88 88 91 94 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong số gần nửa triệu trẻ em đƣợc sinh ra mỗi ngày trên toàn thế giới, bên cạnh những đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt còn có một tỷ lệ không nhỏ trẻ có những khiếm khuyết về thể chất hay tâm lý. Trong số những trẻ khuyết tật về tâm lý, trẻ có rối loạn tự kỷ là một trong những đối tƣợng gặp nhiều khó khăn nhất. Đặc biệt, trong những năm gần đây thì số trẻ đi khám và đƣợc chẩn đoán bị tự kỷ và điều trị ngày càng nhiều và gia tăng rõ rệt. Ngày thế giới nhận biết về Tự kỷ đƣợc Liên Hợp Quốc phát động năm 2007 nhằm nâng cao nhận thức về hội chứng này trên toàn cầu. Những thống kê mới nhất về tự kỷ của Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho biết cứ 88 trẻ em Mỹ thì thì có một em mắc Tự kỷ, trong đó cứ 54 em nam thì có 1 em mắc tự kỷ. Rối loạn tự kỷ ƣớc tính đã tác động tới cuộc sống của khoảng 3 triệu ngƣời Mỹ và hàng chục triệu ngƣời trên thế giới. [25] Theo các chuyên gia sức khỏe, số lƣợng trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang gia tăng mạnh qua từng năm. Mặc dù chƣa có số liệu thống kê chính xác về vấn đề này, tuy nhiên, tính đến năm 2009, chỉ tính riêng Bệnh viện Nhi trung ƣơng có 1752 bệnh nhi bị đƣợc chẩn đoán tự kỷ (năm 2008 là 963 trẻ). Con số này chƣa bao gồm số trẻ tự kỷ tại các bệnh viện khác trên cả nƣớc và các chuyên gia nhận định đây chỉ là bề nổi của “tảng băng chìm” vì còn có rất nhiều trẻ tự kỷ chƣa đƣợc khám bệnh và điều trị kịp thời.[26] Những trẻ mắc rối loạn tự kỷ rất cần có những can thiệp và hỗ trợ càng sớm càng tốt để giúp cho các em có cơ hội tốt nhất trong việc phát triển và hòa nhập xã hội. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng đang là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội và là nỗi lo âu lớn nhất của các bậc cha mẹ có trẻ tự kỷ. Môi trƣờng gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Jacquie Mc Taggard trong cuốn sách "Từ chiếc bàn của giáo viên" xuất bản năm 2003 đã nói: "Các bậc cha mẹ chính là những ngƣời thầy 8 đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhƣng mang lại những phần thƣởng vô cùng to lớn". [31] Gia đình là môi trƣờng có điều kiện tiếp xúc, giáo dục trẻ nhiều nhất. Trẻ có thể đến trƣờng song thời gian trẻ cùng chung sống, sinh hoạt vui chơi với gia đình vẫn chiếm ƣu thế hơn cả. Bố mẹ chính là ngƣời thầy, ngƣời cô đầu tiên ảnh hƣởng sâu sắc đến trẻ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hƣởng lớn tới toàn bộ hoạt động vui chơi, học tập, lao động của trẻ trong nhà trƣờng, ngoài xã hội sau này. Đặc biệt, từ 0 - 36 tháng tuổi là giai đoạn phát triển rất nhanh, là tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Ở Việt Nam, việc phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ còn khó khăn vì ngành giáo dục chƣa xây dựng mô hình chuyên biệt hay chỉ đạo chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ. Một số trung tâm giáo dục dành cho các em thƣờng thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau nhƣ thuộc hội cứu trợ trẻ em tàn tật (trung tâm Sao Mai, Hy Vọng, Phúc Tuệ…), bệnh viện tâm thần, sở lao động thƣơng binh và xã hội hoặc một số trƣờng chuyên biệt dân lập nên không thể có những biện pháp và chủ trƣơng thống nhất trên quan điểm giáo dục cũng nhƣ trị liệu. Hiện nay, nhiều trung tâm hỗ trợ và can thiệp cho trẻ tự kỷ đã đƣợc mở trên địa bàn Hà Nội, song chất lƣợng của các trung tâm thì chƣa có một khảo sát chính thức nào, cũng nhƣ chƣa có một chƣơng trình can thiệp, giáo dục chuẩn về vấn đề này. Thực tế ở nƣớc ta việc áp dụng, kết hợp các phƣơng pháp can thiệp trẻ tự kỷ còn chƣa đồng bộ, nhất quán và còn nhiều sai sót. Hơn nữa, không phải phụ huynh nào có con em bị tự kỷ cũng đƣợc tiếp cận tới các thông tin về giáo dục, chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách hay các trung tâm chuyên trách về tự kỷ. Mặt khác, tình trạng thông tin về tự kỷ tràn lan trên các kênh thông tin không đƣợc kiểm soát cũng khiến không ít các bậc cha mẹ hoang mang, không biết đâu là thông tin đúng, có cơ sở khoa học. Đây là một thiệt thòi cho trẻ và gia đình của trẻ. Nó làm giảm cơ hội trẻ đƣợc tiếp cận với cách chăm sóc, giáo dục tốt và hòa nhập xã hội. 9 Việc tìm hiểu nhận thức của các bậc cha mẹ có con tự kỷ về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình sẽ góp một phần tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ tự kỷ tại gia đình, từ đó rút ra một số khuyến nghị nhằm thay đổi thực trạng nhận thức còn hạn chế về vấn đề này. Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn chọn đề tài “Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình, từ đó rút ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức của họ về giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: cha mẹ có con tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của cha mẹ có con tự kỷ về công tác giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình. 4. Giả thuyết khoa học Hầu hết các bậc cha mẹ có con tự kỷ đều có hiểu biết nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhƣng chƣa sâu. Đồng thời, sự vận dụng các hiểu biết của mình vào việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình của các bậc cha mẹ vẫn chƣa cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu về mặt lý luận: - Tổng quan nghiên cứu vấn đề nhận thức, trẻ tự kỷ và công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. - Làm rõ một số khái niệm: + Khái niệm nhận thức + Khái niệm trẻ tự kỷ + Khái niệm giáo dục, giáo dục tại gia đình 10 + Khái niệm nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. - Làm rõ các mặt biểu hiện nhận thức của cha mẹ về việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình. * Nghiên cứu thực tiễn: - Khảo sát thực trạng nhận thức của cha mẹ có con tự kỷ ở thành phố Hà Nội về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình - Rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các cha mẹ có con tự kỷ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu nhận thức của cha mẹ có con tự kỷ. - Về địa bàn nghiên cứu: Các trƣờng hợp nghiên cứu đƣợc chúng tôi lựa chọn từ 3 trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội là: trung tâm Tuệ Tâm, trung tâm can thiệp sớm thuộc trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Nội, trƣờng mầm non Newstar. - Về đối tƣợng nghiên cứu: 72 cha mẹ có con tự kỷ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và phân tích các tài liệu cũng nhƣ các công trình nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi Đây là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng để tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. 7.2.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Là phƣơng pháp bổ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập đƣợc những thông tin chính xác, khoa học về vấn đề nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phƣơng pháp này đƣợc dùng để xử lý các kết quả thu đƣợc từ bảng hỏi. Các thông tin sẽ đƣợc mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0 11 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trinhỳ bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nhận thức, giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề nhận thức * Các nghiên cứu ở nước ngoài: Ngay từ thời xa xƣa, vấn đề nhận thức, vấn đề học tập đã đƣợc quan tâm, nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài ngƣời. Đến thế kỷ 17, lý luận về nhận thức mới dần dần đƣợc hình thành, một số tác giả nhƣ Đ.Các, Căng… đã thấy đƣợc tầm quan trọng của nhận thức, từ đó từng bƣớc hình thành nên lý luận nhận thức. Đến thế kỷ 19 (1879), khi Wunt thành lập phòng thực nghiệm Tâm lý đầu tiên trên thế giới, ông đã có nghiên cứu, đo đạc trí nhớ, tƣ duy của con ngƣời, vì thế mà công trình nghiên cứu của ông là những công trình nghiên cứu đầu tiên về Tâm lý học nhận thức. Tuy nhiên, việc định danh phân ngành này đƣợc diễn ra cùng với xuất hiện cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên của U. Neisser (1967), Tạp chí tâm lý học nhận thức cũng ra đời vào năm 1970. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm nhận thức đƣợc sử dụng nhƣ một khái niệm chung để chỉ hầu hết các quá trình tâm lý học bao gồm: tri giác, tƣ duy, động cơ… [28] Bandura (1925- ) là ngƣời đầu tiên đề xƣớng lý thuyết “tập nhiễm xã hội”. Lý thuyết này đã coi trọng đến các quá trình nhận thức. Từ lý thuyết này ông phát triển ra một loạt các lý thuyết khác là: bản đồ nhận thức, những chiến lƣợc, cách làm, lòng tự tin, đánh giá mình... Tất cả các lý thuyết này đều chỉ ra rằng nhận thức của con ngƣời ảnh hƣởng đến hành vi của họ. Khi nghiên cứu về sinh học, Piaget đã phát hiện ra quá trình sinh học gần nhƣ gắn liền với quá trình tâm lý và coi là quá trình phát triển duy nhất. 13 Ông là ngƣời phát minh ra lý thuyết phát triển lứa tuổi. Lý thuyết về phát triển nhận thức và góc nhìn nhận thức luận của Piaget đƣợc gọi chung là "Nhận thức luận di truyền" (genetic epistemology). Theo ông, ngay từ khi mới sinh ra con ngƣời đã có nhu cầu tìm hiểu khám phá và nhận thức thế giới xung quanh mình. Piaget chia quá trình phát triển tri thức làm 4 gia đoạn là: giai đoạn cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác tƣ duy, giai đoạn tƣ duy cụ thể, giai đoạn phát triển tƣ duy trừu tƣợng. Nhìn chung, mặc dù thuyết nhận thức của Piaget còn một số hạn chế song đã cung cấp cho chúng ta một ý tƣởng chung để nhìn thấy sự phong phú và phức tạp của nhận thức. Nhắc đến các công trình nghiên cứu về nhận thức không thể không kể đến các nghiên cứu của những nhà tâm lý học Liên Xô nhƣ: E.N.Xôcônôp, A.A.Ximiecnop với nghiên cứu về cảm giác và tri giác, N.A.Mensunxkaia với nghiên cứu về tƣ duy, Vƣgôtxki quan tâm tới tƣ duy và tƣ duy ngôn ngữ, X.L.Rubinstein... Qua các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô cho thấy: nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong não ngƣời, quá trình đó đi theo nhiều mức độ khác nhau và họ cũng đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các mức độ của nhận thức. [30, tr.1] * Các nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam, chƣa có những công trình nghiên cứu sâu về nhận thức. Các nghiên cứu chỉ mang tính chất định nghĩa, khái niệm, những ứng dụng chỉ đƣợc khái quát trên bình diện lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu một cách căn bản. Tác phẩm “Tâm lý học” do Phạm Minh Hạc chủ biên (1989) đã chỉ rõ khái niệm về nhận thức, cách phân loại nhận thức và các mức độ nhận thức. Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa nhận thức và tâm lý con ngƣời. Theo ông, nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con ngƣời; qua hoạt động nhận thức chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta mà cả hiện thực của bản thân ta nữa, không chỉ phản 14 ánh cái bên ngoài mà còn cả cái bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới, các quy luật phát triển của hiện thực. Trong cuốn “Những khía cạnh tâm lý của quản lý” (1985), Mai Hữu Khuê cho rằng: các sự vật, hiện tƣợng diễn ra trong thực tế có mối quan hệ tƣơng hỗ với thế giới bên trong và tâm lý của con ngƣời; đặc biệt là nghiên cứu về cảm giác của ông, cảm giác là công dụng nhất nối liền ý thức với thế giới bên ngoài còn tƣ duy là nguồn gốc chủ yếu của sự nhận thức. Hiện nay cũng có rất ít nghiên cứu về nhận thức của các bậc cha mẹ nói chung, có thể kể đến nhƣ đề tài “Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3 – 6 tuổi tại Hà Nội”, “Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình – Thạch Thành – Thanh Hóa”, “Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về tổn thương sức khỏe tâm thần trẻ em” của Trần Thành Nam (2002, luận văn tốt nghiệp… ). 1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục trẻ tự kỷ: * Các nghiên cứu ở nước ngoài: Năm 1943, Kanner (Đại học John Hopkins – Hoa Kỳ) là ngƣời đầu tiên đã mô tả nhóm trẻ đặc biệt này. Từ đó sự quan tâm của giới khoa học ngày càng tăng về vấn đề này. Đã có nhiều học thuyết giải thích về căn nguyên của tự kỷ và hành vi thực sự của những trẻ bị tình trạng này mới đƣợc dần dần quan sát và mô tả thật chi tiết. Sau đó, nhiều công trình nghiên cứu ra đời đã góp phần phát hiện sớm và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của trẻ tự kỷ. Năm 1962, các cha mẹ và các nhà chuyên môn quan tâm đến vấn đề tự kỷ đã thành lập hiệp hội tự nguyện đầu tiên của nƣớc Anh, nay gọi là “Hội tự kỷ quốc gia”. Nhờ những cố gắng của hội này, cùng với tác dụng của tuyên truyền của các phƣơng tiện truyền thông mà mọi ngƣời biết đến nhiều hơn về chứng tự kỷ. Các nghiên cứu về phát hiện sớm tự kỉ có một vai trò và ý nghĩa quan 15 trọng đối với hiệu quả can thiệp. Chẩn đoán sớm tự kỉ liên quan nhiều đến việc phát hiện của cha mẹ về sự khác thƣờng của trẻ, có thể kể đến các nghiên cứu của Bron - Cohen (2000) và Siklos, Kerns (2007), De Giacomo và Fombonne (1998), Filipek (2000), Conrod và cộng sự (2004). Các nghiên cứu này đều chỉ ra việc cha mẹ có lo lắng đầu tiên về trẻ là sự chậm phát triển ngôn ngữ và có sự bất thƣờng trong quan hệ xã hội. Can thiệp sớm có ý nghĩa quan trọng với bản thân trẻ có rối loạn tự kỉ, gia đình và xã hội. Hiện nay có hơn 10 phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng phổ biến trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ, có thể kể ra các phƣơng pháp nhƣ ABA, TEACCH, PECS, DIR,... Riêng nghiên cứu về phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) từ năm 1987 - 2006 đã có hơn 500 công trình nghiên cứu đƣợc công bố.[12, tr.15] Humphrey và Parkinson (2006) chia các công trình nghiên cứu về tự kỷ thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu về chƣơng trình can thiệp toàn diện và nhóm nghiên cứu về phƣơng pháp dạy trẻ cụ thể. Theo đó, 2 chƣơng trình can thiệp toàn diện nổi tiếng và đƣợc ứng dụng rộng rãi ở các nƣớc có thể kể đến can thiệp tăng cƣờng cho hành vi dựa trên phân tích hành vi ứng dụng đƣợc thực hiện đầu tiên do Viện can thiệp sớm Lovaas và chƣơng trình TEACCH (Điều trị và giảng dạy cho trẻ có rối loạn tự kỷ và khó khăn trong giao tiếp); ngoài ra còn có chƣơng trình Daily Life Therapy, chƣơng trình Sonrise, chƣơng trình Hanen. Nhóm nghiên cứu các phƣơng pháp can thiệp cụ thể tìm kiếm những biện pháp cải thiện những lĩnh vực phát triển cụ thể mà trẻ gặp khó khăn nhƣ hành vi, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tƣơng tác xã hội, nhạy cảm về giác quan. Chẳng hạn nhƣ phƣơng pháp Sử dụng hình ảnh dụng cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ (PECS), phƣơng pháp trị liệu cảm giác vận động, trị liệu bằng âm nhạc, dạy trẻ tự kỷ hiểu nội tâm ngƣời khác (phƣơng pháp của Simon Baron – Cohen).[4, tr.3] Mặc dù chƣa đạt đƣợc sự thống nhất hoàn toàn về một số vấn đề cơ bản liên quan đến rối loạn phổ tự kỉ (nhƣ nguyên nhân dẫn đến trẻ có rối loạn phổ 16 tự kỉ, xem rối loạn phổ tự kỉ là một rối loạn phát triển thể chất hay tinh thần...) song có thể nói rằng những thành tựu trong nghiên cứu về rối loạn tự kỉ là rất đáng kể, điều này đƣợc thể hiện qua các phƣơng pháp ngày càng hoàn thiện. * Các nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam, rối loạn tự kỉ (Autism Disorder – AD) chỉ thực sự đƣợc biết đến ở những năm đầu thế kỉ XXI và các nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỉ cũng chỉ đƣợc tiến hành trong vài năm gần đây. Trong một loạt các tài liệu hƣớng dẫn về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đƣợc Bộ y tế biên soạn thì hội chứng tự kỷ cũng đƣợc nhắc đến trong cuốn số 15. Nội dung cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà gia đình trẻ tự kỷ có thể tham khảo. [2] Năm 2007, Nguyễn Thị Diệu Anh cùng các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ”. Công trình nghiên cứu đã bƣớc đầu thực hiện trên 10 trẻ đang điều trị tại Bệnh viện nhi đồng I có chẩn đoán tự kỷ với độ tuổi từ 18 tháng đến 10 tuổi. Đây là sự phối hợp làm việc giữa bác sỹ, chuyên viên tâm lý, chuyên viên âm ngữ và tâm vận động cùng với việc áp dụng phƣơng pháp TEACCH. Sau một năm thực hiện, các trẻ tham gia chƣơng trình đều có những tiến bộ nhất định. Quách Thúy Minh (2007) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu một số gia đình và hành vi của trẻ Tự kỉ tại khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ƣơng cho kết quả 48,9% trẻ thƣờng xuyên xem ti vi, quảng cáo, băng đĩa hình quá nhiều hàng ngày; 60% trẻ không đi mẫu giáo; 51,1% cha mẹ có quá ít thời gian tiếp xúc với con.[12, tr.16] Các nghiên cứu về can thiệp sớm cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ ở Việt Nam cũng đƣợc tiến hành trên cơ sở các khâu cơ bản nhƣ sàng lọc - chẩn đoán - đánh giá - can thiệp. Tuy nhiên tính hệ thống của các khâu chƣa cao, 17 điều này đƣợc thể hiện rõ trong công tác can thiệp sớm cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ hiện nay. Một số điểm nổi bật trong các nghiên cứu về can thiệp sớm cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ hiện nay bao gồm: Việc sử dụng các chƣơng trình và các phƣơng pháp can thiệp cũng đã đƣợc đề cập đến trong một số nghiên cứu, nhƣ: phƣơng pháp can thiệp tâm vận động và ngữ âm trị liệu, dạy trẻ tự kỉ hiểu cảm xúc, cách ứng xử với những hành vi của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ, ứng dụng các phƣơng pháp nhƣ TEACCH, PECS, ABA,.... trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ. Có thể liệt kê một số nghiên cứu nhƣ: “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ có con Tự kỉ trong chương trình can thiệp sớm tại Hà Nội” (Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Thảo - 2004); Các tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với nghiên cứu “Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ em mắc hội chứng Tự kỉ tại Hà Nội” (2007), Nguyễn Thanh Hoa với nghiên cứu “Xây dựng hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS) cho hai trẻ mắc hội chứng Tự kỉ học lớp A2 trung tâm Hi vọng 1 Hà Nội (2005), Nguyễn Thị Quỳnh Hoa với nghiên cứu “Áp dụng phương pháp ABA vào trị liệu hành vi cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ ”, “Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội” – luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2006)... Tuy nhiên, tính hệ thống và chuyên nghiệp trong việc sử dụng các chƣơng trình và phƣơng pháp can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ chƣa cao. Trong thực tiễn, chƣa có một chƣơng trình, phƣơng pháp can thiệp nào đƣợc sử dụng một cách chuyên nghiệp, triệt để trong can thiệp cho trẻ có rối loạn Tự kỉ tại Việt Nam. Các nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp này chủ yếu chỉ dừng lại ở bƣớc đầu thử nghiệm. Theo tìm hiểu của chúng tôi chƣa có một nghiên cứu chính thức nào về nhận thức của cha mẹ đối với vấn đề tự kỷ, giáo dục trẻ tự kỷ nói chung và giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nói riêng. Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ có rối loạn phổ tự kỉ đƣợc xuất bản trên báo chí hoặc xuất bản thành sách hƣớng dẫn 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan