Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhân giống cây thanh long ruột đỏ hylocerreus polyrhizus britton & rose ...

Tài liệu Nhân giống cây thanh long ruột đỏ hylocerreus polyrhizus britton & rose

.PDF
62
635
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NHÂN GIỐNG CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ HYLOCEREUS POLYRHIZUS (WEBER) BRITTON & ROSE KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Trần Đông Phương SVTH: Đặng Văn Tùng MSSV: 1053010914 NIÊN KHÓA: 2010 - 2014 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Trần Đông Phương đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp em thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn chị Phước, chị Vân và chị Hồng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các bạn trong phòng thí nghiệm đã hỗ trợ và giúp đỡ mình trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Con xin chân thành cảm ơn Bố, Mẹ, Anh, Chị vì tất cả những gì đã làm cho con, để con có được như ngày hôm nay. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2,4-D 2,4-dichlophenoxyacetic ABA Abscisic acid BA 6- benzyl adenine B1 Thiamin CAM Crassulacean Acid Metabolism GA Gibberellic acid H. Hylocereus IAA 3-indolylacetic acid MS Murashige và Skoog NAA α- naphtalenacetic acid TDZ 1 - phenyl 1 - 3 - (1,2,3 - thiadiazol - 5 - yl) - ure i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lần và lượng phân bón trong năm đầu sau khi trồng thanh long. ...... 17 Bảng 2.2: Số lần và lượng phân bón cho thanh long được trồng ở đất xấu và đất màu mỡ. ................................................................................................. 18 Bảng 2.3: Thông tin giá trị dinh dưỡng của trái thanh long ruột đỏ hylocereus polyrhizus (weber ) britton & rose: [11] .................................................. 21 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ javel và thời gian khử trùng đến mẫu hạt thanh long. ....................................................................................................... 32 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của BA và chiều cây lên sự tạo cụm chồi ở cây thanh long ruột đỏ con in vitro . .............................................................................. 33 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của BA lên sự tạo cụm chồi ở đoạn thân (1 cm) thanh long ruột đỏ in vitro. ...................................................................................... 35 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của NAA lên sự tạo rễ thanh long ruột đỏ in vitro .............. 36 Bảng 3.5: Tỷ lệ chất trồng để ươm cây. .................................................................. 37 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian khử trùng mẫu hạt thanh long bằng javel. ...................................................................................................... 39 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo cụm chồi từ cây thanh long con ở các kích thước khác nhau in vitro. ......................................................... 41 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo cụm chồi từ đoạn thân (1 cm) cây thanh long con in vitro . .................................................................. 46 Bảng 4.4: Ảnh hưởng nồng độ NAA lên sự tạo rễ từ chồi thanh long in vitro. ..... 49 Bảng 4.5: Khoảng tăng trưởng của cây thanh long nuôi cấy mô trên các tỷ lệ chất trồng. ...................................................................................................... 52 ii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cây Thanh long ruột đỏ ............................................................................10 Hình 2.2: Rễ cây Thanh long ..................................................................................122 Hình 2.3: Thân và cành Thanh long ........................................................................122 Hình 2.4: Hoa Thanh long ruột đỏ .........................................................................133 Hình 2.5: Quả và hạt Thanh long ruột đỏ ...............................................................144 Hình 3.2: Đoạn thân Thanh long con ......................................................................344 Hình 4.1: Mẫu sống vô trùng sau 35 ngày cấy......................................................4040 Hình 4.2: Các kích thước mẫu cấy ............................................................................40 Hình 4.3: Ảnh hưởng của BA đến sự tạo cụm chồi từ cây Thanh long con với các kích thước khác nhau sau 65 ngày cấy. .................................................455 Hình 4.4: Ảnh hưởng của BA đến sự tạo cụm chồi từ đoạn thân (1 cm)cây Thanh long ruột đỏ con sau 65 ngày cấy. .........................................................488 Hình 4.5: Ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành và sinh trưởng của rễ Thanh long ruột đỏ in vitro sau 50 ngày nuôi cấy. ...................................................511 Hình 4.6: Sinh trưởng của cây Thanh long nuôi cấy mô trên các tỷ lệ chất trồng khác nhau sau 5 tuần. .............................................................................544 Hình 4.7: Sự sinh trưởng của Thanh long ruột đỏ ex vitro ở cùng một điều kiện sau 3 tuần………………………………………………………………...…54 iii MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 7 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 10 2.1. Giới thiệu cây Thanh long .................................................................... 10 2.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố ............................................................10 2.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lý cây Thanh long[3] .....................................11 2.1.3. Đặc điểm sinh thái[3] ................................................................................14 2.1.4. Kỹ thuật trồng trọt [7] ...............................................................................15 2.1.5. Kỹ thuật chăm sóc[7] ................................................................................16 2.1.6. Thành phần và công dụng của Thanh long ..............................................19 2.2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................................. 22 2.2.1 Khái niệm và ứng dụng............................................................................22 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống ....................................................22 2.2.3 Những vấn đề trong nhân giống [4] ..........................................................24 2.2.4 Các bước trong nuôi cấy mô tế bào thực vật[4] ........................................25 2.2.5 Các nghiên cứu về nuôi cấy cây Thanh long ...........................................27 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................... 29 3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 29 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................29 3.1.2 Điều kiện nuôi cấy ...................................................................................29 3.1.3 Môi trường nuôi cấy ................................................................................29 3.1.4 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ..................................................................30 3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31 3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ và thời gian khử trùng mẫu của dung dịch javel ..................................................................................................31 iv 3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo cụm chồi từ cây Thanh long con với các kích thước khác nhau .............................32 3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo cụm chồi từ đoạn thân cây Thanh long con vô trùng. .............................................34 3.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của NAA lên sự tạo rễ in vitro cây Thanh long ruột đỏ...................................................................................35 3.2.5 Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ chất trồng đến sự sinh trưởng của cây Thanh long ruột đỏ nuôi cấy mô .....................................36 3.2.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ....................................................37 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 39 4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ và thời gian khử trùng mẫu của dung dịch Javel............................................................................................... 39 4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo cụm chồi từ cây Thanh long con với các kích thước khác nhau. ......................... 40 4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo cụm chồi từ đoạn thân cây Thanh long con vô trùng ........................................... 46 4.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của NAA lên sự tạo rễ in vitro cây Thanh long ruột đỏ. ............................................................................... 49 4.5 Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ chất trồng đến sự sinh trưởng của cây Thanh long ruột đỏ nuôi cấy mô. ................................. 52 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 56 5.1 Kết luận ................................................................................................. 56 5.2 Đề nghị .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 59 v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trái cây có vai trò vô cùng quan trọng trong khẩu phần ăn của mỗi chúng ta vì cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất, năng lượng, vitamin và một số hoạt chất có hoạt tính sinh học. Hiện nay, cây ăn quả đã trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam. Sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như một số thì trường lớn trên thế giới như Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, cây ăn quả nói chung và cây Thanh long ruột đỏ nói riêng có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam. Thanh long ruột đỏ có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng, cường độ chiếu sáng mạnh, thích nghi trên nhiều loại đất.[1] Ở các vùng sinh thái khác nhau, số đợt hoa của giống Thanh long ruột đỏ nhiều gấp đôi giống Thanh long ruột trắng, ra 12 đợt hoa/năm, giống trắng chỉ có 6 đợt hoa/năm. Tỷ lệ đậu quả ở các năm khảo nghiệm đều đạt trên 80%, cao hơn giống trắng (chỉ dưới 80%) và năng suất cũng cao hơn. Năm 2007, năng suất giống Thanh long ruột đỏ đạt từ 15,7 - 20,1 kg/trụ, trong khi đó giống Thanh long ruột trắng chỉ đạt từ 4,3 -13,5 kg/trụ trong cùng điều kiện khảo nghiệm. Khối lượng trung bình của Thanh long ruột đỏ đạt 279,52 g; trong khi giống ruột trắng chỉ đạt 251,17 g.[2] Một số chỉ tiêu phân tích chất lượng quả cho thấy: tổng hàm lượng các chất rắn hoà tan (độ brix), đường tổng số, carotin của Thanh long ruột đỏ cao hơn Thanh long ruột trắng. Các chỉ tiêu trên lần lượt của Thanh long ruột đỏ là: 17,02; 10,78; 1,64; của Thanh long ruột trắng là: 15,38; 9,21 và 0,03.[7] Chúng được chuộng dùng làm món tráng miệng, nước ép, sinh tố hay dùng để trang trí, có thể chế biến màu thực phẩm, nước uống lên men, mỹ phẩm như son, phấn, làm thuốc trị ung thư, làm rượu. Giá bán trung bình 35 nghìn đồng/kg (gấp 1,5 - 2 lần Thanh long ruột trắng).[1] 7 Thanh long ruột đỏ là loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu, hiệu quả kinh tế cao và đang có nhu cầu rất lớn không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước. Hiện nay, Hoa Kỳ đã cấp mã xuất khẩu cho Thanh long ruột đỏ và với kỹ thuật sản xuất tiên tiến Thanh long ruột đỏ là sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như một số yêu cầu khác đã được các đối tác xuất khẩu Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng. Đến nay, do mới được đưa vào trồng, nên diện tích Thanh long ruột đỏ ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 30ha tập trung tại các tỷnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. Do diện tích chưa nhiều nên ngay cả thị trường trong nước cũng không cung cấp đủ dù giá Thanh long ruột đỏ trong nước cao hơn 5-10 lần so với Thanh long ruột trắng.[16] Thanh long ruột đỏ được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành với thời gian và hệ số nhân giống thấp, cây con không đồng đều. Do đó, để tạo ra nguồn cây giống lớn và đồng đều cung cấp cho sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài “Nhân giống in vitro cây Thanh long ruột đỏ Hylocereus polyrhizus (Weber) Britton & Rose”. Mục tiêu của đề tài : Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu nhân giống nhanh cây Thanh long ruột đỏ với số lượng lớn và cây con đồng đều về mặt kiểu hình, kích thước, đặc điểm sinh trưởng và năng suất. Tạo cơ sở, nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. 8 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu cây Thanh long 2.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố Cây Thanh long (tên khoa học: Hylocereus undatus Haw., tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit) thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980.[3] Cây Thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus (Weber) Britton & Rose) được nhà thực vật học- phân loại học Nathaniel Lord Britton (1858- 1934) và nhà thực vật học người Mỹ Joseph Nelson Rose (1862 -1928) đặt tên vào năm 1909. Theo hệ thống phân loại thực vật, cây Thanh long ruột đỏ thuộc[8] Hình 2.1 Cây Thanh long ruột đỏ Giới Plantae Ngành Magnoliophyta Lớp Magnoliopsida Bộ Caryophyllales Họ Cactaceae Chi Hylocereus Loài Hylocereus polyrhizus (Weber) Britton & Rose 10 Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước lượng 4.000 hectare (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 hectare, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Đến năm 2013, diện tích trồng Thanh long ở Bình Thuận tăng trên 20.000 hectare, Long An trên 2.500 hectare và Tiền Giang khoảng 3.000 hectare. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu Thanh long đến nhiều nước dưới dạng quả tươi. Riêng với Nhật Bản do chế độ kiểm dịch thực vật quá khắc khe nên trong những năm gần đây đã chỉ nhập Thanh long dưới dạng đông lạnh.[3] 2.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lý cây Thanh long[3] 2.1.2.1 Rễ cây Khác hẳn với chồi cành, rễ Thanh long không mọng nước nên nó không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Có 2 loại rễ: địa sinh và khí sinh. - Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10-20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây. Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ xuất hiện trong tầng đất mặt từ 0-30 cm. Ở các nơi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại một cách dễ dàng. - Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất. 11 Hình 2.2: Rễ cây Thanh long A: Rễ địa sinh B: Rễ khí sinh 2.1.2.2 Thân, cành Thanh long trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ (climbing cacti). Thân chứa nhiều nước nên có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 – 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 -5 gai ngắn. Chúng sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM là một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho từ 3 – 4 đợt cành. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 – 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi trung bình có độ 30 cành, hai tuổi khoảng 70 cành, ba tuổi khoảng 100 cành và bốn tuổi có khoảng 130 cành. Ở cây 5- 6 tuổi chỉ duy trì khoảng 150 – 170 cành. Hình 2.3: Thân và cành Thanh long 12 2.1.2.3 Hoa Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ), ra hoa thành từng bông đơn lẻ trên cành, hoa có mùi thơm. Tại Nam Bộ hoa xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch và kéo dài tới khoảng tháng 10 dương lịch, rộ nhất từ tháng 5 dương lịch tới tháng 8 dương lịch. Trung bình có từ 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm. Hoa lưỡng tính rất to, có chiều dài trung bình 25 – 35 cm, nhiều lá đài và cánh hoa dính nhau thành ống dạng loa, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 – 24 cm, đường kính 5 – 8 mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Mặt ngoài của những cánh hoa phía bên ngoài có màu xanh vàng, mặt trong màu trắng, còn những cánh hoa bên trong có màu trắng. Hoa có khả năng tự thụ phấn không qua môi giới của côn trùng hay gió. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ khi nở đến lúc tàn kéo dài độ 2 – 3 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỷ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi. Hình 2.4: Hoa Thanh long ruột đỏ 2.1.2.4 Quả và hạt Sau khi hoa thụ, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng, trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm sau đó tăng rất nhanh về cả kích thước lẫn trọng lượng. Thời gian từ khi hoa thụ tới thu hoạch chỉ từ 22 – 25 ngày. Như vậy thời gian phát triển của quả Thanh long tương đối ngắn so với nhiều loại quả nhiệt đới khác như: xoài, sầu riêng, chuối, dứa (85 – 140 ngày). Quả Thanh long hình bầu dục có 13 nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại), đầu quả hõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc chính chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm. Trọng lượng trung bình là 279,52 g; dài trung bình là 12,28 cm và đường kính trung bình là 9,2 cm. Mỗi quả có rất nhiều hạt nhỏ (nhỏ hơn hạt mè đen), mềm, có màu đen nằm trong khối thịt quả. Hình 2.5: Quả và hạt Thanh long ruột đỏ 2.1.3. Đặc điểm sinh thái[3] Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50oC tới 55oC, nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25- 30oC nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ chiếu sáng mạnh nên nếu bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.Hồ Chí Minh), đất đỏ bazan (Long Khánh)..; nó có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau, độ pH thích hợp khoảng 45[3]. Lượng mưa thích hợp vào khoảng 600-2000 mm/ năm. Nếu lượng mưa quá cao dễ làm rụng hoa và trái non. [7] 14 2.1.4. Kỹ thuật trồng trọt [7] 2.1.4.1 Thời vụ trồng Nếu có đủ điều kiện về nước tưới thì có thể trồng Thanh long quanh năm, nhưng trong sản xuất nhà vườn thường trồng vào hai thời vụ chính: cuối mùa mưa (tháng 10 – 12) và đầu mùa mưa (tháng 5 – 6). 2.1.4.2 Chuẩn bị đất và cây trụ Đất sau khi đã được cày bừa kỹ cần dọn cỏ rác, phơi nắng cho khô. Đối với vùng đất cao lên luống rộng 6 m, rãnh rộng 0,3 m và sâu 0,3 m. Còn với những vùng đất thấp, cần phải đào mương lên liếp rộng khoảng 6 m, mặt liếp phải cao hơn mực thủy cấp cao nhất trong năm khoảng 0,4 – 0,5 m. Thanh long là cây thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ chiếu sáng mạnh, càng nhiều nắng càng tốt nên không nên trồng quá dầy, dễ che khuất bớt ánh sáng của nhau, làm giảm năng suất, phẩm chất không ngon. Vì vậy, trên mỗi liếp trồng 2 hàng cây trụ, mỗi hàng cách nhau 3 m, hàng cách mép mương 1,5 m. Trên mỗi hàng, cây cách nhau 3 m. Sau đó bón lót mỗi trụ khoảng 20 – 25 kg phân hữu cơ và trấu đã hoai mục và khoảng 0,5 – 1 kg phân lân. Cuối cùng cần phủ trên một lớp đất mặt. 2.1.4.3 Cách trồng Trước khi trồng nên xử lý đất và hom giống bằng thuốc trừ bệnh benlate C, fundozol…để phòng ngừa bệnh thối và dùng thuốc hạt basudin, regent…rải xung quanh gốc để diệt kiến. Mỗi trụ chỉ nên trồng khoảng 4 -6 hom giống. Khi trồng, đặt hom giống đã ra rễ đều xung quanh cây trụ đã chuẩn bị, không nên chôn sâu hom mà chỉ cần đặt ngay trên mặt đất rồi phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,5 – 1 cm, sau đó tủ rơm rác, cỏ khô…lên trên phần rễ để chống nắng và giữ ẩm sau khi tưới. 15 Sau khi trồng, dùng dây mềm buộc túm đầu các hom lại cho ôm sát thân trụ. Khi đặt nên đặt áp phần phẳng của hom áp vào mé trụ để rễ khí sinh sẽ bám nhanh và chắc vào chậu. 2.1.5. Kỹ thuật chăm sóc[7] 2.1.5.1 Chăm sóc sau khi trồng Sau khi trồng nếu gặp nắng to phải che bớt ánh nắng gắt để tránh hom bị cháy nắng, khi rễ dài thì gỡ dần đồ che nắng. Sau khi trồng 15 – 20 ngày, chỉ nên để lại một chồi trên cùng. Khi chồi chính phát triển thành nhánh non dài 15 – 20 cm thì buộc nhánh non vào trụ. Khi nhánh đã vượt khỏi giàn khung đỡ thì sắp xếp định hướng từ bên này trụ gác qua bên kia đầu giàn để cho nhánh đỡ gãy. Khi nhánh dài trên một mét chúng sẽ ra một số chồi mới, ở đợt này chỉ nên để lại hai chồi làm nhánh cái. Sau khi trồng phải định kỳ tưới nước cho cây con từ 3 – 5 ngày/lần (tùy theo lớp rơm rạ, cỏ rác phủ trên gốc dày hay mỏng mà lượng nước tưới nhiều hay ít…). Khi nhánh cái đã phát triển dài được khoảng trên dưới một mét thì bón thêm phân cho cây. Mỗi gốc bón 20 kg phân chuồng đã ủ hoai mục và 0,2 – 0,3 kg phân NPK (loại 20-20-15). Sau đó cứ nửa tháng lại bón bổ sung thêm một đợt phân NPK như trên. 2.1.5.2 Tưới nước Nước tưới cho cây Thanh long phải là nước ngọt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn…Chỉ nên tưới nước buổi sáng sớm và chiều mát, tránh tưới lúc trưa nắng nóng. Đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm và giữ được độ ẩm một cách ổn định, tránh tình trạng lúc tưới quá nhiều khi thì tưới quá ít. 2.1.5.3 Bón phân Thời điểm bón và lượng phân cần bón tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây như tuổi cây, thời kỳ sinh trưởng trong năm, độ màu mỡ của đất và đặc biệt là sự kiến tạo, thành lập cành nhánh mới. 16 Bảng 2.1: Số lần và lượng phân bón trong năm đầu sau khi trồng Thanh long. Lần bón Lượng phân bón/trụ/năm Lần 1, khi mới trồng 20–30 kg phân chuồng mục + 0,2 kg phân Urea. Lần 2, khi cây leo đến giàn Lần 3, khi cây trổ búp 20-30 kg phân chuồng mục + 0,3 kg phân Urea 20-30 kg phân chuồng mục + 1 kg phân NPK (20-20-15) Khi cây đã trưởng thành các nhà vườn thường chia làm 3- 4 lần bón chính như sau: sau khi thu hoạch, trước khi ra bông hai tháng, sau khi bông nở 15 ngày và bón theo từng đợt ra bông trong vụ. 17 Bảng 2.2: Số lần và lượng phân bón cho Thanh long được trồng ở đất xấu và đất màu mỡ. Loại đất Lần bón Tháng 9 dương lịch (khi tỉa cành) Lượng phân bón/trụ/năm 10 -15 kg phân chuồng Đất có độ Tháng 10 dương lịch 10 -15 kg phân chuồng + 1- 1,5 kg hỗn màu mỡ (sau khi tỉa cành) hợp Urea và DAP theo tỷ lệ 1:1 trung Tháng 2 dương lịch bình (trước khi ra hoa) Sau khi đậu trái 15 ngày Đất xấu, đất pha 0,5-1 kg hỗn hợp NPK + KCl tỷ lệ 2:1 1-2 kg hỗn hợp Urea + NPK + KCl tỷ lệ 1:1:1 Tháng 10-11 dương lịch 25-30 kg phân chuồng + 0,2 kg Urea, 0,5 (sau khi tỉa cành) kg lân. Tháng 1-2 dương lịch 0,3 kg NPK + 0,2 kg Urea + 0,25 kg KCl 25-30 kg phân chuồng cát Tháng 4-5 dương lịch + 0,6 kg NPK + 0,25 kg KCl + 0,2 kg Urea 2.1.5.4 Tỉa cành, tạo tán Thường có một số cách tỉa như sau: Tỉa đau: Thực hiện sau đợt thu hái xong trái (khoảng tháng 10 dương lịch), loại bỏ 2/3 số cành già bên trong tán, cành khuất trong tán không có khả năng cho trái, cành bị sâu bệnh, yếu ớt, vươn quá dài…chỉ giữ lại bộ phận cành tốt (khoảng 30-60% số cành trên cây). Cắt bớt 1/3 chiều dài những cành cho trái vừa thu hoạch. 18 Tỉa lựa: Đến tháng giêng năm sau kết hợp bón phân thúc, tiến hành tỉa thêm một số cành yếu ớt, bị sâu bệnh…để tập trung dinh dưỡng nuôi cành tơ. Tỉa sửa cành: Khi cành đã cho trái hoàn chỉnh thì cần cắt bỏ những cành nhỏ mới mọc ra trên cành này để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Cần thường xuyên sắp xếp, định hình lại cho các nhánh tập trung đều về các hướng. Đối với những cây, những nhánh đậu quá nhiều trái nên tỉa bỏ bớt để giúp những trái còn lại lớn đều, đạt tiêu chuẩn hàng hóa. 2.1.5.5 Xử lý cho ra trái sớm Dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm: dùng bóng đèn tròn 75-100 W chiếu sáng cho 1-4 trụ. Đèn được chiếu sáng liên tục trong 15-20 đêm, mỗi đêm thắp 5-8 tiếng. Dùng biện pháp thâm canh: bón phân để tạo nhánh sớm, sau đó cắt tỉa bớt các chồi mới này. Lúc này cây vừa nuôi trái vừa nuôi nhánh mới, sau khi thu hoạch trái, tiếp tục bón phân thúc để các nhánh mới ra hoa kết trái. Dùng chất điều hòa sinh trưởng: người ta còn hay dùng các chất điều hòa sinh trưởng như: gibberellin, KNO3 phối hợp với phân vi lượng và acid humic…xịt bốn lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. 2.1.6. Thành phần và công dụng của Thanh long Hoạt chất lycopene có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa có nhiều trong các trái cây có màu đỏ như gấc, carot và Thanh long ruột đỏ... Lycopene có tác dụng làm giảm bệnh ung thư mãn tính và bệnh tim mạch vành, có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về mắt, vô sinh nam, viêm và loãng xương. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm, lâm sàng và dịch tễ học cũng đã cho thấy vai trò của lycopene trong việc quản lý bệnh tiểu đường và bảo vệ gan.[14] Betacyanin là hợp chất tự nhiên làm giảm đáng kể nồng độ homocysteine (đồng phân của acid amine cysteine) trong cơ thể của chúng ta.[11] 19 Chất nhầy trong quả Thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật, do đó người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao nên ăn Thanh long. Thanh long ruột đỏ còn thích hợp với người bệnh cao huyết áp.[9] Một số nghiên cứu trên hợp chất tự nhiên từ Thanh long ruột đỏ còn thấy rằng loại quả này làm tăng hệ thống miễn dịch, giúp tiêu hóa và tuần hoàn máu. Ngoài ra, nó cho thấy một phản ứng tích cực trong việc kiểm soát các áp lực tinh thần và vô hiệu hóa các chất độc trong cơ thể. Tóm lại, mỗi trái Thanh long ruột đỏ có chứa protein, chất béo, chất xơ, carotene, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin mà có thể duy trì và thúc đẩy một cơ thể khỏe mạnh [Morton (1987); Mahani and Halimi (2007); Ariffin et al (2009)]. Các giá trị dinh dưỡng của Thanh long ruột đỏ là không chỉ giới hạn trên trái của nó, mà bao gồm toàn bộ cây.[11] 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan