Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhà ở của người ca dong huyện nam trà my, tỉnh quảng nam (tóm tắt)...

Tài liệu Nhà ở của người ca dong huyện nam trà my, tỉnh quảng nam (tóm tắt)

.PDF
26
134
118

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NHƯ LAI NHÀ Ở CỦA NGƯỜI CA-DONG Ở HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60 22 01 13 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MINH PHÚC Phản biện 1: ........................................:.......................... Phản biện 2: ........................................:.......................... Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội ........ giờ ........ ngày ........ tháng ........ năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Ca-dong là một trong 5 nhóm tộc người của dân tộc Xơ-đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), huyện Kômplông (Kon Tum) và khu vực bao quanh chân núi Ngọc Linh ngọn núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Trong suốt quá trình sinh sống của mình, họ đã tạo dựng nên những nét văn hóa rất đặc sắc về nếp sống, phong tục, tập quán... giữa núi rừng thiên nhiên hùng vĩ. Tuy nhiên, có một điều khá bất ngờ đó là trong khi nhiều tộc người, nhóm địa phương sinh sống ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, thì đối với người Ca-dong, những trang viết về họ còn khá hạn chế, và cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực văn hóa của họ, trong đó có phong tục nhà ở. Trong khi đó, nhà ở là một trong những thành tố văn hóa quan trọng trong đời sống của mỗi dân tộc, bởi nó không chỉ là nơi che mưa, che nắng, mà còn là nơi thực hành các nghi thức, nghi lễ, nơi thể hiện nếp sống tộc người. Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa một mặt làm cho đời sống kinh tế đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể nhưng mặt khác cũng làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có nhà ở. Do vậy, việc nghiên cứu nhà ở của các dân tộc, trong đó có nhà ở của người Ca-dong thiết nghĩ là một việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài:”Nhà ở của người Cadong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương đào tạo thạc sĩ của mình. 1 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Năm 1933, sau khi điểm lại những chuyến xâm nhập của thực dân Pháp vào vùng miền núi Quảng Nam, G.H.Hoffet, nhà địa chất học người Pháp đã phải than thở rằng: “không thể nào nghiên cứu các dân tộc ở đây, trừ một số vùng cư dân ở ven vùng người Việt. Không thể nào tiếp cận được các cư dân trong nội địa vì họ không chịu thần phục chính quyền ngoại bang”. Ông kể lại câu chuyện hải hùng của Odend’hal vào cuối thế kỉ trước, chỉ dám dừng lại ở Trà My ba ngày, sau phải bỏ chạy qua đèo Xêy lên phía Bắc, để về Huế [31, tr.20]. L.Condominas, sĩ quan Pháp, cha đẻ của nhà dân tộc học nổi tiếng G.Condominas, là Đồn trưởng Đồn Trà My vào những năm 30 thế kỉ XX (1934 - 1937) cũng chỉ phác hoạ một cách sơ sài về các cư dân “Mọi” miền thượng sông Tranh [31, tr.20]. Thời gian gần đây, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều vấn đề về các dân tộc trong đó có nhóm tộc người Ca-dong ở Nam Trà My đã dần dần sáng tỏ. Các nhà nghiên cứu đi đầu trong việc nghiên cứu về người Ca-dong ở Trà My như: Đặng Nghiêm Vạn, Ninh Văn Hiệp, Lưu Hùng, Nguyễn Tri Hùng, Tôn Thất Hướng,… đã công bố nhiều tư liệu, bài viết đăng tải trên sách, báo và tạp chí. Chẳng hạn như, cuốn: “Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam” do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, đã tập hợp một số bài nghiên cứu của các tác giả khác nhau, trong đó có đề cập đến một số vấn đề về sự hình thành tộc người Ca-dong ở Quảng Nam, đặc trưng tộc người Ca-dong cũng như vấn đề về việc bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế - văn hoá làng của đồng bào. Hay như, bài viết: “Người Cadong ở Trà My” của Đặng Nghiêm Vạn và Ninh Văn Hiệp trên Tạp chí Dân tộc học số 3/1978 đã đề cập đến vấn đề nguồn gốc tộc người Ca-dong, quan hệ làng nóc, dòng họ gia đình hay một số vấn đề về 2 hôn nhân, tang ma của người Ca-dong. Cuốn “Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng’’ do Hà Nguyễn chủ biên, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông ấn hành năm 2012 bước đầu đề cập đến cách xây dựng nhà ở của người Ca-dong. Trên đây là những tài liệu nói về nguồn gốc cũng như một số đặc trưng kinh tế, văn hoá, xã hội… và bước đầu khái quát về cách xây dựng nhà ở của người Ca-dong, song chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu hay đã có một tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ, có hệ thống về nhà ở của người Ca-dong ở Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng đây là nguồn tư liệu quí để tham khảo trong việc xác định vấn đề nghiên cứu và kế thừa trực tiếp cho luận văn này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhà ở của người Ca-dong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào người Ca-dong cư trú tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đề tìm hiểu nhà ở của người Ca-dong trong truyền thống và ngày nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Cung cấp những tư liệu từ quá trình lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu đến quy trình dựng nhà; cấu trúc ngôi nhà; một số nghi lễ, kiêng kị liên quan đến ngôi nhà. Tìm hiểu những biến đổi về các khía cạnh vật chất cũng như những yếu tố văn hoá - xã hội của ngôi nhà ở. Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhà ở của người Ca-dong. 3 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ các khái niệm, khái quát về lịch sử tộc người, trình bày những vấn đề về nhà ở truyền thống của người Ca-dong như các yếu tố vật chất, kỹ thuật, cấu trúc ngôi nhà, cách bố trí mặt bằng sinh hoạt và các nghi lễ liên quan đến ngôi nhà; bên cạnh đó, chỉ ra những biến đổi của nhà ở hiện nay và nguyên nhân sự biến đổi. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tư liệu chủ yếu là các tài liệu thực tế thu thập được trong quá trình đi nghiên cứu điền dã ở các làng, các nóc của người Ca-dong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó là những tài liệu đã được công bố, đó là các báo cáo, thống kê, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã xuất bản ở Trung ương, ở tỉnh Quảng Nam cũng như các địa phương và các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản và liên ngành, như: Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo được tác giả sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tại điểm nghiên cứu, tác giả tiến hành quan sát, cùng ở, cùng ăn, cùng tham gia sinh hoạt với người Ca-dong trong một thời gian. Bằng cách này, tác giả có điều kiện quan sát kỹ hơn phần kết cấu ngôi nhà cũng như tìm hiểu những đặc điểm văn hóa liên quan đến ngôi nhà của người Ca-dong. Trong quá trình điền dã, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhiều đối tượng khác nhau bằng những câu hỏi mở đã được 4 chuẩn bị nhằm thu thập thông tin liên quan đến nhà ở của người Cadong. Trong thời gian điền dã, tác giả đã tiến hành chụp ảnh, lựa chọn các hình ảnh đẹp, tiêu biểu, phù hợp để minh họa cho nội dung của luận văn. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý tư liệu: Tác giả đã kế thừa có tính chọn lọc các kết quả nghiên cứu về người Ca-dong của các nhà nghiên cứu đi trước ở Trung ương, tỉnh Quảng nam cũng như một số địa phương khác. Phương pháp so sánh đối chiếu Từ những kết quả nghiên cứu sau quá trình phân tích, tổng hợp tư liệu và những tài liệu điền dã, tác giả tiến hành phương pháp so sánh đối chiếu để rút ra được những đặc điểm nổi bật của người Cadong so với các tộc người khác. Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như trên, có thể thấy rằng, luận văn sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu thu thập được trong quá trình điền dã dân tộc học tại địa bàn sinh sống của người Ca-dong. Ngoài ra, tác giả còn kế thừa một số kết quả của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã nghiên cứu về người Ca-dong. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp không chỉ bổ sung nguồn tư liệu phong phú, tin cậy cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về nhà ở của người Ca-dong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nói riêng và người Ca-dong nói 5 chung, mà qua đó còn góp phần nhận diện rõ hơn các lý thuyết về văn hóa mà luận văn áp dụng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với kết quả đạt được, đề tài sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về nhà ở của người Ca-dong huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Những kiến nghị, đề xuất của đề tài sẽ góp phần giúp những cơ quan, ban ngành hữu quan đề ra những chính sách, những chiến lược để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào Ca-dong nơi đây; Thông qua đề tài, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho các thế hệ người Ca-dong hôm nay và mai sau. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận, khái quát về địa bàn nghiên cứu và người Ca-dong. Chương 2: Nhà ở truyền thống của người Ca-dong. Chương 3: Biến đổi nhà ở và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nhà ở truyền thống của người Ca-dong. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI CA-DONG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Luận văn làm rõ một số khái niệm như nhà, nhà ở, nhà sàn, mặt bằng sinh hoạt là cơ sở để nhận định và giải quyết vấn đề nghiên cứu. 1.1.2. Cơ sở lý thuyết 6 Luận văn này, chúng tôi dựa vào hai thuyết đó là thuyết sinh thái văn hóa và thuyết biến đổi văn hóa để phân tích các mối quan hệ và phần nào có thể lý giải sự thích nghi của người Ca-dong với môi trường tự nhiên thông qua ngôi nhà ở cũng như sự biến đổi ngôi nhà truyền thống của người Ca-dong trong điều kiện giao lưu, tiếp xúc văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay để từ đó thấy được các yếu tố truyền thống nào còn được lưu giữ và yếu tố nào đang dần bị mai một. 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Nam Trà My nằm trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, vị trí địa lý vào khoảng: 15°57' độ vĩ Bắc và 109°09' độ kinh Đông. Nam Trà My chịu ảnh hưởng của 2 kiểu khí hậu: khí hậu khu vực duyên hải Nam Trung bộ và khí hậu Bắc Tây Nguyên. Huyện có 87.127 ha rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ khoảng 41,96%. Nhiệt độ trung bình năm 24°c. 1.2.2. Đặc điểm dân cư Tính đến tháng 9 năm 2010, Nam Trà My có 8 dân tộc và nhóm tộc người cùng sinh sống. Do có sự cộng cư với nhau lâu đời, nên sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, nhóm tộc người thiểu số ở Nam Trà My đã diễn ra từ rất lâu mà đến nay các hình thức sinh hoạt văn hoá của từng tộc người thật khó phân biệt rạch ròi đâu là yếu tố bản sắc riêng của tộc người, đâu là yếu tố vay mượn. Vì vậy, cũng có thể nói rằng các dân tộc, nhóm tộc người ở đây đã có sự giao lưu, tiếp nhận nhiều đặc điểm văn hóa của nhau, trong đó có vấn đề về nhà ở. 1.3. Đôi nét về người Ca-dong 1.3.1. Lịch sử hình thành tộc người 7 Xuất phát từ huyền thoại và giả thiết, các nhà dân tộc học tạm thời phác thảo những cuộc chuyển cư của các tộc người ở Bắc Tây Nguyên và định vị vùng cư trú của các tộc người và các nhóm tộc người. Lời giải thích đầu tiên là sự chấp nhận một sự thật có thể tin cậy được là những cư dân Môn - Khơme, trong đó có người Xơ-đăng và các nhóm Ca-dong đã có mặt sớm nhất ở Bắc Tây Nguyên so với các cư dân đang tồn tại ở đây. Nhưng họ định cư ở đây từ khi nào và vì sao họ bị đẩy lên vùng núi cao cư trú, thì chưa ai giải thích thoả đáng. 1.3.2. Tên gọi Theo công bố của Tổng cục Thống kê tại Quyết định số 121 TCTK/PPCĐ, ngày 2/3/1979 ban hành “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” thì người Ca-dong là một nhóm thuộc dân tộc Xơđăng xếp theo thứ tự dân số là 14 trong 54 thành phần dân tộc. Sau khi có công bố của Tổng cục Thống kê xếp tộc người Ca-dong là một nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng, rất nhiều người dân đã có ý kiến không đồng tình, họ đều tự nhận mình là người Ca-dong. Trong các văn bản, giấy tờ của người dân như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, các khai báo tư pháp hộ tịch, hộ khẩu,… người Ca-dong đều kê khai thành phần dân tộc là Ca-dong. 1.3.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Kinh tế Đến nay, người Ca-dong vẫn sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt rẫy, sản xuất cây lúa rẫy. Ngoài ra còn tiến hành các hoạt động kinh tế khác như: săn bắt, hái lượm và chăn nuôi. Xã hội Trong xã hội truyền thống, người Ca-dong sống thành từng plơi. Mỗi plơi gồm một hay nhiều nóc nhà. Mỗi nóc là một nhà dài 8 nhiều căn hộ. Đến nay, những ngôi nhà dài này đã hiếm thấy, thay vào đó là những nhà gồm 1 đến 2 – 3 gian làm sát vách nhau. Người đứng đầu làng là người được các trưởng nóc hay trưởng gia đình chọn ra. Ngoài người đứng đầu làng, trong làng còn có hội đồng già làng. 1.3.4. Đặc điểm văn hóa Đời sống văn hóa vật chất Trong ẩm thực, có các món ăn đặc sắc như cơm gạo đỏ, cơm lam, món kiến,…Trước đây gia vị nêm nếm chỉ là muối chứ ko có gia vị khác, có nơi chưa có muối thì họ dùng các loại cây rừng có vị mặn để thay muối. Đồ uống của người Ca-dong chủ yếu là chè xanh, lá dẻ và rượu. Người Ca-dong ở Nam Trà My không tự dệt vải mà chủ yếu mua hoặc trao đổi để lấy vải về may quần áo. Xã hội truyền thống, đàn ông đóng khố, cởi trần, mùa lạnh khoác thêm tấm choàng, búi tóc. Phụ nữ, con gái mặc váy ống, có lúc họ mặc váy cởi trần. Trang sức của phụ nữ là vòng tai,vòng cổ, chuỗi cườm. Trong đời sống hiện tại, sự giao lưu tiếp xúc với các dân tộc khác ảnh hưởng đến cách ăn mặc của người Ca-dong, hầu như họ mặc theo kiểu người Kinh. Đời sống văn hóa tinh thần Người Ca-dong theo tín ngưỡng đa thần. Đời sống văn hóa văn nghệ của người Ca-dong tương đối phong phú với nhiều loại nhạc cụ như cồng chiêng, trống, sáo, đàn… Tiểu kết Xác định chương 1 là cơ sở, tiền đề cho các chương tiếp theo của luận văn, trong chương này chúng tôi đã thao tác hóa các khái niệm, trình bày các lý thuyết luận văn áp dụng để làm giả thiết nghiên cứu và khung phân tích của luận văn. Bên cạnh đó, để có thể 9 xem xét, phân tích, nhận diện vấn đề nhà ở một cách khách quan trong các mối liên hệ theo tinh thần của phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng tôi đã trình bày các vấn đề có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nhà ở của người Ca-dong, đó chính là chủ thể của nhà ở là người Ca-dong, văn hóa Ca-dong và các yếu tố tác động đến phong tục nhà ở của họ, đó là các điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội xunh quanh nơi họ cư trú. Chương 2 NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CA-DONG 2.1. Lựa chọn và chuẩn bị trước khi làm nhà 2.1.1. Chọn đất, chọn hướng Trong xã hội truyền thống, người Ca-dong thường chọn khu vực lưng chừng núi để lập làng (nóc).Vì theo họ, ở phía trên cao hơn (phía đỉnh) là nơi các vị thần trên trời trú ngụ, còn ở dưới thấp hơn là nơi ma quỷ lẩn quẩn. 2.1.2. Chuẩn bị làm nhà Chuẩn bị vật liệu Các vật liệu được sử dụng trong việc làm và dựng nhà đều được khai thác từ tự nhiên như: các loại gỗ, tre, nứa, lồ ô,… trong đó gỗ là vật liệu cơ bản. Công cụ dựng nhà Từ khai thác nguyên liệu đến dựng nhà, người Ca-dong dùng nhiều công cụ, nhưng đều thuộc loại đa năng. Các công cụ hiện đại như: cưa, bào, thước… được người dân biết đến và sử dụng từ khi có sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người mà nhất là sự xuất hiện của đội ngũ thợ dựng nhà thuê từ dưới xuôi lên. Thợ 10 Trong xã hội truyền thống của người Ca-dong chưa xuất hiện những người thợ chuyên làm nhà. Hầu như tất cả người dân đều có thể tự dựng nhà cho mình và tham gia dựng nhà cho những gia đình cần sự giúp đỡ. 2.2. Quy trình dựng nhà Trước khi dựng nhà người ta tiến hành đo cây, khoét đẽo ngoãm. Khi tiến hành làm nhà, việc trước tiên là người ta chia đều các vị trí cột, sau đó tiến hành đào lỗ chôn cột. Sau khi các cột được chôn vững chắc, khuôn nhà đã được định hình thì người ta là làm sàn. Khi phần dưới hoàn tất, người ta tiếp tục làm các phần trên của ngôi nhà. Trước hết là làm gác và sau đó là làm phần mái. Cuối cùng là phần thưng vách và lợp. Sau khi ngôi nhà được hoàn thành, già làng tiến hành một số nghi lễ tín ngưỡng, phong tục trước khi gia đình dọn đến nhà mới. 2.3. Kết cấu ngôi nhà và bố trí mặt bằng sinh hoạt 2.3.1. Kết cấu ngôi nhà Kết cấu sàn Hai loại vật liệu chính để làm sàn đó là lồ ô và gỗ. Hầu hết mặt sàn nhà của người Ca-dong trước đây đều là lồ ô. Đối với sàn lồ ô, kết cấu khung sàn phức tạp, trải qua nhiều công đoạn hơn là kết cấu sàn gỗ. Đầu tiên người Ca-dong đặt các thanh dầm dọc chính vào ngoãm đã được tạo ra trên cột chính, mỗi nhà còn thêm ít nhất là một dầm dọc được đỡ bởi cột phụ. Số lượng cột phụ tùy thuộc vào số gian nhà. Đặt phía trên dầm dọc sàn là những cây gỗ để làm dầm ngang đỡ sàn. Tiếp theo dầm ngang đỡ sàn là những cây gỗ có đường kính nhỏ hơn để đỡ mặt sàn. Các bộ phận được cố định với nhau bằng dây lạt hoặc dây mây. 11 Đối với nhà có sàn gỗ, kết cấu sàn đơn giản hơn nhiều. Trên hệ thống dầm sàn, người Ca-dong dùng những tấm gỗ trải dọc, ngang để làm mặt sàn. Tuổi thọ của sàn gỗ cao hơn rất nhiều so với sàn được làm từ lồ ô. Kết cấu vách Vách nhà được làm rất đơn giản, gồm những lóng dọc và lóng ngang ghép lại làm sườn, lồ ô sau khi chặt thì bổ banh, đập dập, phơi nắng sau đó kẹp thành từng tấm to rồi buộc chặt vào những lóng ngang, lóng dọc và dựng theo chiều thẳng đứng từ mặt sàn lên đến sát mái. Kết cấu mái Mái của nhà sàn người Ca-dong có đòn tay nằm ngang trên thanh kèo, đòn nóc nằm ở vị trí giao nhau của hai thanh kèo. Mái gồm rui, mè kết cấu theo lối buộc nẹp ngang dọc nhau và được làm trước ở dưới mặt đất, sau đó đưa lên buộc vào các đòn tay mái để làm vỏ mái. Vật liệu lợp có thể được sử dụng nhiều loại lá như lá mây, lá tranh, lá nón và các loại lá rừng khác. 2.3.2. Bố trí mặt bằng sinh hoạt Ngôi nhà sàn của người Ca-dong gồm có hai phần: phần trên mặt sàn và phần dưới mặt sàn. Phần trên là nơi sinh hoạt của con người. Phần dưới dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên trong nhà được bố trí như sau: Bếp chính nằm gần với cửa cúng. Đây là vị trí thiêng trong ngôi nhà. Cạnh bếp chính và cửa cúng là nơi ngủ của cha mẹ, tiếp đến là nơi ngủ của con cái trong gia đình. Vị trí ở gian giữa có cửa hông là nơi tiếp khách và khách ngủ ở đó. Mỗi nhà có thể có một hay nhiều bếp, số bếp nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng gia đình nhỏ sống trong nhà. 2.4. Nghi lễ và kiêng kị liên quan đến ngôi nhà truyền thống 12 2.4.1. Nghi lễ liên quan đến ngôi nhà Lễ cúng xin dựng nhà Đây là nghi lễ quan trọng và đầu tiên trong tất cả các lễ cúng liên quan đến ngôi nhà. Lễ diễn ra vào buổi sáng. Lễ vật gồm có: một nắm đất, một con gà trống, một con dao, chín miếng trầu, chín miếng cau, vôi, thuốc rê hoặc thuốc lá, rượu, thẻ xin keo. Bên cạnh đó là một chén than có bỏ hương rừng. Lễ cúng diễn ra hai giai đoạn: giai đoạn 1 cúng sống, giai đoạn 2 cúng chín. Cúng sống là cúng con gà còn sống còn cúng chín là cúng con gà khi đã được làm chín đi rồi. Lễ lên nhà mới Lễ được tiến hành ngay buổi tối ngày hoàn thiện ngôi nhà. Lễ vật chính ngoài trầu cau, rượu, hương rừng là một con lợn đen (lợn đực) còn sống được buộc tại cửa cúng. Lễ lên nhà mới cũng diễn ra qua 2 giai đoạn cúng là cúng sống và cúng chín. Sau tất cả các nghi thức của lễ lên nhà mới, chủ nhà sẽ tổ chức ăn uống mời anh em, họ hàng cùng vào mâm ăn cỗ mừng nhà mới. 2.4.2. Nghi lễ diễn ra trong ngôi nhà Lễ cưới Lễ cưới của người Ca-dong trải qua nhiều bước nhưng tất cả đều diễn ra trong nhà. Trong lễ dặm hỏi, sau khi làm thủ tục xã giao thì đại diện nhà gái làm lễ cúng trình con ma nhà và sau đó tổ chức lễ ăn thề không bỏ nhau. Lễ này diễn ra tại cửa cúng. Sau khi nghi lễ kết thúc, mọi người cùng nhau ăn uống. Sau lễ dặm hỏi một thời gian thì diễn ra lễ cưới hay gọi là lễ đón dâu. Trong dịp này tổ chức một lần nữa lễ ăn thề không bỏ nhau của vợ chồng. Đêm đó toàn nhà trai nghỉ lại nhà gái. Tại nhà trai, nghi lễ cũng được thực hiện như ở nhà gái nhưng có sự khác biệt đó là sự hoán đổi vị trí ngồi giữa đôi trai gái trong quá trình thực hiện nghi lễ. 13 Tang ma Khi làm ma, với cái chết dữ người Ca-dong không đưa xác người chết vào trong nhà vì sự thi thể mang theo âm khí không tốt cho việc làm ăn cũng như sinh sống của những người trong nhà. Nếu có ai đó bị chết xấu ngay ở trong nhà thì người ta cũng đưa xác ra ngoài làm các nghi lễ tiễn biệt. Đối với chết lành, người chết được đặt trong nhà, chân hướng ra phía cửa ra vào. Người thân tiến hành thay quần áo rồi bắt đầu cúng cho hồn người chết thịt gà, thịt trâu và rượu. Người Ca-dong không để người chết quá lâu trong nhà, khi đi chôn người chết chỉ có những người đàn ông, không bao giờ cho phụ nữ đi đám ma. 2.4.2. Kiêng kị liên quan đến ngôi nhà Trong thời gian làm nhà, người Ca-dong kiêng vợ chồng không được đi rừng đi rừng, đi rẫy, kiêng không trao đổi, mua bán với ai. Trong chọn vật liệu làm nhà, kiêng không chọn những cây cụt ngọn, hỏng gốc, cây có dấu hiệu bất thường. Trong quá trình sinh hoạt kiêng nấu các con vật chậm chạp trên bếp lửa trong nhà sàn từ sau lễ lên nhà mới đến gần một tháng sau đó, kiêng không ai được đến gần hoặc ngồi tại vị trí cửa cúng ngoại trừ chủ gia đình. 2.5. Giá trị của ngôi nhà truyền thống 2.5.1. Giá trị văn hóa - xã hội Ngôi nhà không chỉ che mưa che nắng cho con người, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa. Không chỉ những lúc vui chơi mà tất cả những công việc dù lớn hay bé liên quan đến gia đình, dòng họ. Những buổi sinh hoạt cộng đồng như vậy làm tính cố kết cộng đồng khăng khít hơn và trở thành môi trường tốt cho thế hệ đi trước truyền dạy, nhắc nhở con cháu luôn hướng về nguồn cội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. 14 2.5.2. Giá trị tâm linh Trong quá trình sinh sống cùng những quan niệm về tín ngưỡng, ngôi nhà dần dần mang trong mình nhiều yếu tố tâm linh. Điều này thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên và thực hiện cái nghi lễ như cúng bái, ma chay, cưới xin.... Trong nhà luôn có một không gian đặc biệt giành cho việc thờ cúng và thực hành nghi lễ. Đồng thời, khi làm nhà người Ca-dong cũng có những nguyên tắc nhất định từ việc chọn đất, chọn hướng cho đến cách bày trí ngôi nhà. Tiểu kết Trên cơ sở quan điểm tiếp cận toàn diện vấn đề nghiên cứu, ở chương này, chúng tôi đã trình bày về nhà ở truyền thống của người Ca-dong ở nhiều khía cạnh như việc chọn đất, chọn hướng; chuẩn bị vật liệu, công cụ trước khi làm nhà; tìm hiểu quy trình dựng nhà; kết cấu ngôi nhà; bố trí mặt bằng sinh hoạt; nghi lễ và kiêng kị liên quan đến ngôi nhà của đồng bào. Theo đó, đối với người Ca-dong, dựng nhà là công việc trọng đại của mỗi gia đình do vậy đồng bào rất chú trọng trong từng khâu, để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Trong suốt quá trình dựng nhà cũng như sinh sống trong ngôi nhà, nhiều tri thức dân gian đã được áp dụng. Tất cả những điều này phản ánh những ứng xử của người Ca-dong không chỉ thích ứng đối với môi trường tự mà cả với môi trường xã hội của chính tộc người họ. Qua tìm hiểu nhà ở của người Ca-dong, chúng tôi thấy ngôi nhà không chỉ mang giá trị sử dụng đơn thuần mà còn chứa đựng cả giá trị văn hóa, giá trị tâm linh của tộc người. 15 Chương 3: BIẾN ĐỔI NHÀ Ở VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CADONG 3.1. Những khía cạnh biến đổi 3.1.1. Biến đổi trong lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu làm nhà Trong việc chọn đất, chọn hướng làm nhà Một số công việc liên quan đến chọn đất làm nhà hiện nay của người dân không thực hiện theo như truyền thống. Bên cạnh biến đổi trong chọn đất là sự thay đổi trong chọn hướng. Trong cách chọn vật liệu Trong xã hội truyền thống, đồng bào sử dụng vật liệu sẵn có trong rừng. Ngày nay người Ca-dong thích sử dụng nguyên liệu công nghiệp hơn như gạch, ngói, xi măng, sắt, thép…để làm nhà. Về thợ dựng nhà, hầu hết các ngôi nhà mới xuất hiện ở các buôn làng là sản phảm của những người thợ từ dưới xuôi lên hoặc vùng khác đến chứ không còn là những người đàn ông trong gia đình. Công cụ khai thác nguyên vật liệu và dựng nhà, trước đây là những công cụ đa năng như: rìu, cuốc, dao, xẻng,… thì hiện nay có những công cụ hiện đại, chuyên dụng như máy cưa, máy cắt, xẻ, dùi, đục… 3.1.2. Biến đổi kết cấu và bố trí mặt bằng sinh hoạt Hầu như hiện nay nhà ở của người Ca-dong đều chuyển từ nhà sàn sang nhà trệt có mái bằng hoặc hai mái và vững chãi hơn trước nên kết cấu ngôi nhà cũng có sự biến đổi theo. Phần mái có kết cấu giống nhà của người Kinh. Tôn và ngói là hai vật liệu được sử dụng chủ yếu để lợp do đó kết cấu của bộ khung mái cũng thay đổi. Bộ khung mái của nhà sàn trước đây có rất nhiều 16 lớp nhưng với kiểu nhà hiện đại như hiện nay thì các lớp đã giảm đi nhiều. Những ngôi nhà theo kiểu hiện đại với tường xây, lợp ngói hay lợp tôn thì không có hệ thống kèo như những nhà vách gỗ lợp tôn mà hệ thống đòn đông, đòn tay được gác trực tiếp lên tường. Trụ gỗ được thay bằng trụ bê tông. Về mặt bằng sinh hoạt, không gian bên dưới gầm sàn trước đây là nơi nhốt nuôi gia súc, gia cầm thì nay là nơi để các loại máy móc, bếp nấu nằm trong nhà thì giờ đây hầu như được dời ra ngoài. Không gian tín ngưỡng, trong truyền thống người dân ngồi ngay trên sàn tại vị trí cột thiêng hay cửa cúng để thực hiện các nghi lễ thì hiện nay người dân đưa việc thờ tự lên một vị trí cao hơn, trang trọng hơn. 3.1.3. Biến đổi trong nghi lễ và kiêng kị liên quan đến ngôi nhà Người dân đã giảm bớt những kiêng kị trong việc chọn cây làm nhà. Tuy nhiên, nơi cúng vẫn là nơi linh thiêng đối với người dân. Trong quá trình sinh hoạt một số nghi lễ cũng có sự biến đổi, các nghi lễ diễn ra văn minh hơn. 3.2. Nguyên nhân biến đổi Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Các chủ trương, chính sách này đã và đang ngày càng tác động sâu rộng đến các tỉnh miền núi trong đó có huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và của người Ca-dong nói riêng được cải thiện đáng kể trong đó có 17 vấn đề về nhà ở. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm mất dần đi những ngôi nhà sàn truyền thống dân tộc. Sự thay đổi của điều kiện tự nhiên Nhà ở truyền thống của đồng bào phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên. Trong nhiều năm trở lại đây, thiên nhiên trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi, nhất là tài nguyên rừng. Diện tích rừng ngày càng giảm sút. Mặt khác, chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình của Nhà nước cũng phần nào làm cho việc tìm kiếm, khai thác nguyên vật liệu trở nên khó khăn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cấu trúc nhà của người Cadong có sự thay đổi, những nguyên vật liệu cổ truyền dần được thay thế bằng vật liệu chế tạo theo phương pháp công nghiêp. Giao lưu, tiếp thu các yếu tố văn hóa mới Việc giao lưu gặp gỡ giữa các dân tộc không ngừng được mở rộng làm cho người Ca-dong có nhiều cơ hội tiếp thu nền văn hóa mới, trong đó có vấn đề về nhà ở. Sự giao lưu văn hóa cũng làm cho đồng bào có cái nhìn toàn diện hơn về nhiều vấn đề. Điều này đã có những tác động đến bố trí mặt bằng sinh hoạt của đồng bào. Sự thay đổi quan niệm về ngôi nhà truyền thống của người dân. Khi khảo sát tại địa phương có nhiều ý kiến cho thấy quan niệm về ngôi nhà đã thay đổi. Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi là hợp lý bởi phù hợp với sự phát triển của xã hội và hơn cả là tiện cho việc sinh hoạt của chính người dân. Tuy nhiên cũng có một vài ý kiến là vẫn muốn sống trong ngôi nhà như cha ông họ sinh sống trước kia nhưng dù muốn cũng đành bất lực bởi nhiều nguyên nhân. 3.3. Một số giải pháp bảo tồn, pháp huy giá trị nhà ở truyền thống của người Ca-dong 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan