Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người ê đê - một xã hội mẫu quyền...

Tài liệu Người ê đê - một xã hội mẫu quyền

.PDF
267
579
77

Mô tả:

ANNE DE HAUTECLOQUE-HOWE Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền 1 Người dịch: Nguyên Ngọc và Phùng Ngọc Cửu LES RHADÉES: UNE SOCIÉTÉ DE DROIT MATERNEL EDITIONS DU CNRS 2 LỜI TỰA Ngay đầu thời hậu chiến, một sinh viên khoa dân tộc học mang trong túi dết của mình mấy từ ma thuật: mẫu hệ (anh ta không hề ngờ rằng trong huyết quản mình tải đầy virus chữ với nghĩa) cùng những hoá thân hiện đại của nó, nào là hậu duệ theo dòng mẹ nào là sự ở rể, nổi tiếng hơn nhiều những thứ tương đương với chúng trong dòng phụ hệ-; lại còn có giống chim còn quý hiếm hơn nữa, là cái bào tộc, được người Úc độc quyền A Nam - Á, nơi các nhà khảo cứu Anglo - Saxon và Hòa Lan đã đi trước chúng ta khá xa, có một số từ ngay khi được phát âm lên hoặc vừa bắt gặp trên một trang sách cũng đã đủ khiến anh chàng thí sinh khoa dân tộc học run lên vì sốt ruột: Naga, Katchins, Ifagao, Kalinga, Négritos hay Sémangs, Bataks, Minangkabau,... Đối chọi với họ, ngoài công trình tổng hợp do nhà thám hiểm Henri Maitre thử nghiệm, ta chỉ có một tác phẩm khoa học duy nhất, nhưng có giá trị cao, của đức cha Kemlin viết về người Rơngao. P.P Guilleminet còn chưa xuất bản những tác phẩm chính của ông nói về những người láng giềng Bana của họ. Trong khu vực người “mọi”, có thể tìm thấy những giấc mơ phiêu lưu ở hai bộ lạc vừa kể trên, và cả ở người người “Djarai" được nghiên cứu bởi một nhân vật thật ý nhị, là đức cha Guerlach, mà tên tuổi có lúc đã lu mờ khi ông giúp đỡ những bước khởi đầu của một tên phịa chuyện bợm bãi, mệnh danh là “nam tước” Mayréna, kẻ đã tự xưng là “Marie đệ nhất, vua của những người Xơđăng”. Song chính những người Ê Đê vào thời kỳ đó đã mê hoặc tôi, nhà dân tộc học tập sự, nhờ công trình của vị công sứ tiên phong Léopold Sabatier. Có được họ rồi, thì chẳng ai còn có thể khiến ta thèm muốn nữa: “Chế Độ Mẫu Hệ” Vĩnh cửu (chế độ này cũng thấy có ở những người anh em phương Bắc của họ1), một nền văn học truyền khẩu tuyệt vời được Léopold Sabatier và Dominique Antomarchi dịch lại một cách đặc sắc, những ngôi nhà dài nguy nga, và hiện tượng đặc thù mà họ đã bảo tồn thật tốt: hai bào tộc. 1 Lúc bấy giờ chúng tôi thậm chí cũng còn chưa có được cả những dữ liệu đầu tiên của công trình đồ sộ do Jacques Dournes viết về xã hội Gia Rai. Các chú thích trong sách n y l của tác giả. Các chú thích của người dịch thì đều có ghi thêm ký hiệu:(ND). 3 Ở một chỗ khác, tôi đã kể tôi đã bị choáng ngợp như thế nào khi đặt chân đến Đắc Lắc, nhìn thấy người Ê Đê và nghe được ngôn ngữ của họ. Tôi thậm chí còn có cơ hội tham dự lễ ngă yang asei mlei của một người bạn, một loạt các lễ hiến sinh đầy ấn tượng cùng các hội hè đình đám trải dài suốt hơn một tuần lễ. Nhưng Bác sĩ Bernard Y. Jouin, người lúc đó đang điều hành Ty Y tế vùng Buôn Mê Thuột nơi ông tiến hành song song một công trình nghiên cứu dân tộc học tuyệt vời về bộ lạc này, đã thuyết phục tôi nên thâm nhập vào một “thực địa còn nguyên sơ”, hướng tôi đến một tộc người hẻo lánh mà các y tá của ông ta đã cung cấp cho ông những thông tin rất lý thú. Năm năm sau “xếp” của tôi từ chối không chịu để tôi hoàn thành sứ mạng biết bao mơ tưởng với xứ người Ê Đê, sứ mạng mà ông Hiệu trưởng trường Viễn - Đông Bác cổ dành cho tôi, để rồi bất ngờ vội vã (subito presto) gửi tôi đi ... Togo. Giấc mơ của tôi đã được thực hiện bởi Anne de Hauteclocque, và tôi tin rằng bà đã đi xa hơn nhiều so với tôi nếu tôi đã tự làm lấy công việc nghiên cứu và phân tích. Vì nhiều lý do khác nhau: bà đã không bị bối rối bởi những trải nghiệm ở một thực địa đầu tiên rất hấp dẫn và ở gần ngay đó; cung cách tư duy của một người nguyên là nhà toán học và lại được đào tạo thành nhà Phi châu học khiến bà có thể khám phá ra nhiều dữ kiện khác nhau; cuối cùng do là phụ nữ bà đã có thể sống thực sự trong lòng một xã hội nơi mà sự phụ thuộc về mặt gia đình cùng việc cư trú được quyết định chủ yếu bởi “các chị và các mẹ”. Thật thế, “mẫu quyền” là qui tắc điều hòa chủ đạo của xã hội này; trong khi ở mọi nơi khác trong các cấu trúc sơ đẳng, việc trao đổi phụ nữ là cốt lõi của hệ thống thì ở người Ê Đê chính việc đổi chác đàn ông đóng vai trò này. Để châm biếm thái độ kiêu căng của các vị lãnh đạo truyền thống của họ cùng các công chức (thời bấy giờ hầu hết thuộc bộ lạc trội nhất của Đắc Lắc), những người Mnông Gar, dẫu cũng theo chế độ mẫu hệ và ở rể, chỉ cần nhắc nhở như một biệt lệ rằng ở người anak Êđê chính phụ nữ là người “mua” (ruăt) đàn ông. Chính sự dị biệt sâu xa này giữa hai tộc người có một hệ thống hài hòa1 cùng một định hướng đã giúp tôi phân biệt đuợc các 1 "Chúng tôi goi l h i ho một chế độ trong đó quy tắc về cư trú giống với quy tắc về huyết tộc. Một chế độ có huyết tộc theo dòng mẹ v cư trú ở rể l h i ho , v một chế độ có huyết tộc theo 4 cấp độ, coi hệ thống của người Ê Đê là thuộc cấp độ “mạnh”. Việc tập họp quần thể các thị tộc thành hai bào tộc ngoại hôn càng làm đậm hơn đặc tính này. Ta thấy tầm quan trọng về mặt lý thuyết của một tác phẩm dành cho một xã hội như vậy, nhất là khi, như trong công trình này, việc nghiên cứu được tiến hành một cách thông minh và tỉ mỉ để phát hiện trong các chi tiết thích đáng một cơ chế xã hội đặc biệt phức tạp. Để dẫn chứng, tôi xin nhắc lại rằng Francoise Héritier, trong tác phẩm Thực hành quan hệ gia tộc1 từ nay đã thành kinh điển của bà, đã rất quan tâm đến luận văn của Anne Hautecloque được bảo vệ non một năm trước đó. Trong một lời nói đầu không thể nói hết sự phong phú của một quyển sách như vậy. Chúng tôi chỉ xin nêu ở đây mấy nhận xét. Vẻ oai vệ của các phụ nữ Ê Đê, giọng nói oang oang của họ mà du khách không thể không đem so sánh với sự lẩn khuất của các nàng láng giềng người Việt của họ có thể thường khiến người ta có ảo tưởng về một sự đảo ngược có lợi cho họ đối xứng với sự ưu thắng áp đảo của giống đực trong các hệ thống phụ hệ. Chẳng hề như vậy. Trong phần kết luận của mình, Anne de Hauteclocque thậm chí còn cho rằng có một vấn đề quan trọng được đặt ra, “vấn đề vị trí của người đàn ông trong xã hội Ê Đê, là xã hội mẫu quyền, được xác định bằng uy quyền và trách nhiệm trên bình diện kinh tế và xã hội, không bỏ qua yếu tố tâm lý luôn luôn là quan trọng”. Ở một đoạn sau, bà nhấn mạnh rằng “vị trí đó được đặt trên một thế cân bằng rất thường khi tế nhị, ở giữa những vị trí mà ông ta chiếm giữ trong dòng họ mẹ của ông và trong dòng họ của vợ ông". Bởi không nên quên rằng người phụ nữ sở hữu tài sản và gia sản; tuy nhiên chính ông ta lại là người quản lý, và có thể trở thành một mdrong, một người có quyền thế (X. Ch. 2, tr. 71). Ông ta sẽ trở nên người có uy quyền bằng một loạt các lễ hiến sinh tốn kém cho chính bản thân mình, gọi là ngă yang asei mlei, bằng cách sử dụng của cải của vợ mình. Điều rất có ý nghĩa là “tất cả những gì liên quan đến sự giàu có và quyền thế nơi người Ê Đê đều thuộc lĩnh vực tôn giáo hơn là lĩnh vực kinh tế, các cơ sở cụ thể của lĩnh vực này (kinh tế) được chuyển lên cấp độ ý thức hệ để thể hiện thành quyền lực và quyền hành. Về quyền dòng cha v cư trú tòng phu cũng vậy" (Cl. Levi- Strauss, Cơ cấu sơ đẳng hệ tộc, Paris, PUF, 1949, tr.270. 1 Paris, Gallimard-Le Seuil, 1881, tr. 56-62, tr.64. 5 hành, thì nó luôn được thực thi bởi những người đàn ông: các dam dei, tức chú bác và anh em của người vợ, khi phải đại diện cho bà và bảo vệ các quyền lợi của bà, và về phía người đàn ông thì cũng bởi các chú bác và anh em của ông ta, và cuối cùng bởi chính người chồng. Việc phân chia xã hội Ê Đê thành hai bào tộc - bất đối xứng về số lượng các thị tộc: một tên gọi cho bên này và mười lăm cho bên kia - điều này giả định một hậu cảnh nhị nguyên cho phép tác giả nói đến một “gia tộc mở rộng”: một cá nhân nào đó sẽ hoặc là bà con cùng huyết thống với bạn, hoặc là quan hệ thông gia với bạn. Thế nhưng một cuộc nghiên cứu tỉ mỉ và cụ thể cơ chế xã hội này sẽ cho thấy rõ tầm quan trọng hàng đầu của dòng họ và nhất là một nhánh dòng họ của ông ta, và của go êsei “nồi cơm”. Chính ở cấp độ của nhánh dòng họ - những người sống trong một căn nhà dài - được thực hiện chẳng hạn việc nhận nuôi một đứa con gái để bảo đảm cho việc nối dõi, hoặc việc thay thế ông chồng đã chết (tr. 198). Còn về phần go êsei, nó là “tế bào cơ bản của xã hội Ê Đê”, đơn vị sản xuất và tiêu thụ mà các thành viên của nó hoàn toàn liên đới về mặt tôn giáo và trong lòng đơn vị này không thể có chuyện “sinh sự” ( tr. 204). Đây chỉ là một cái nhìn thoáng qua về sự phong phú đặc biệt của công trình nghiên cứu tổ chức xã hội này. Tuy nhiên ta có thể rút ra ở đây những dữ kiện và những cách nhìn phong phú về các quan niệm tôn giáo của người Ê Đê, bổ sung và làm hài hoà những dữ kiện trước đây đã được Bernard Y. Jouin và Albert Maurice cung cấp. Một nhà nghiên cứu dân tộc học pháp lý sẽ phải tham khảo tác phẩm này, bởi những trường hợp cụ thể mà tác giả xem xét đã soi sáng tinh thần pháp lý sâu sắc của xã hội này vốn có một bộ luật tục có thể so sánh với các adat của những xã hội Nam Á khác. Bộ luật tục này đã được Sarbatier phát hiện và Antomarchi dịch, nhưng trong tác phẩm này ta thấy nó sống thực như thế nào. Nền văn hóa vật chất, không bị bỏ quên, được trình bày thu gọn, là đối tượng của chương thứ nhất. Xin chớ vội nhầm: khi tác giả giới thiệu cuốn sách của mình như một sưu tập đơn giản các tài liệu, thì dưới cái tên gọi ấy lại là một cái gì đó khác hẳn. Các nhận xét và suy ngẫm kèm theo “những sự việc được quan sát, nghe thấy và trải qua” xác nhận điều đó, nếu cần thiết phải như vậy. 6 Giá trị của chúng bắt nguồn từ chính giá trị của các tài liệu. Các tài liệu này được thủ đắc bằng một sự quan sát thật sự có tính tham gia: Aduon Bruăt (tên gọi kỹ thuật du nhập này được gán cho bà đã diễn tả đúng mức độ thâm nhập của bà vào nhóm người được nghiên cứu) đã chọn lựa “dân tộc học - lối sống”: bà đã tiến hành việc điều tra của mình trong ngôn ngữ của những người chủ tiếp đón bà và chia xẻ cuộc sống thường nhật của họ, sống trong một ngôi nhà dài và tham gia lao động cùng họ, kể cả lao động nương rẫy. Thật là kỳ lạ là phần đông thường quan sát lối sống này từ xa, chỉ chú ý khía cạnh hay hay, là lạ của nó, trong khi khía cạnh đó hoàn toàn là thứ yếu, chỉ kéo dài có vài ba ngày. Dù nguồn gốc của chúng ta là gì đi nữa thì chúng ta cũng từ chính bản thể của mình (hay là cái bản thể khi ấy bộc lộ ra?), từ môi trường, từ không gian, từ thời đại của mình bước ra để đi vào một cái thường nhật khác, cái thường nhật khác ấy, dầu sau đó ta có làm gì đi nữa, thì nó vẫn cứ còn sống đấy bằng sức nặng riêng của nó với một cường độ không ngờ; rồi ta sẽ mang nó như một con thú có túi mang đứa con của nó - nhưng là một đứa con được che dấu và không bao giờ già đi. Những đau khổ về tinh thần và nhất là về thể xác (ngay cả khi chúng để lại các vết tích) phải chịu đựng rồi cũng tan biến đi và cái giai đoạn ấy kết tinh lại thành một thứ kho báu riêng tư mà - giống như lão Harpagon - ta luôn mang chở như một tài sản vô giá; tuy nhiên ở đây có một điều khác: ta lại thích tiết lộ cho người khác một phần những gì chứa đựng trong đó. Làm sao có thể nghi ngờ rằng thành công của Anne de Hauteclocque là do ở cường độ của trải nghiệm bà đã sống, nó nâng đỡ tài năng mà bà đã chứng tỏ trong khi tái hiện lại nó. Dù chẳng muốn làm tổn thương đức khiêm tốn của bà (cái đức khiêm tốn đã khiến bà gọi một công trình quan trọng như thế này là "tư liệu", rút phần kết luận của bà chỉ đơn giản thành một bản "tổng kết tạm thời"), tôi chỉ muốn nhắc lại rằng vào thời kỳ mà Anne de Hauteclocque sống ở Buôn Põk, các sĩ quan miền nam Việt Nam và các cố vấn Hoa Kỳ của họ rất hiếm khi liều lĩnh đến nơi này chỉ cách thủ phủ của vùng Cao nguyên có 7 22 cây số: các du kích “Việt cộng” đầy rẫy và cái tên của bà chẳng xa lạ gì với họ. Việc quyết định tham gia vào đời sống hàng ngày của nhóm người bất chấp hiểm nguy theo một cách nào đó đã làm tăng giá trị của vốn sống. Chính vốn sống đó đã khoác lên các chi tiết chuyên môn nhất một hương vị quá thường vắng mặt trong rất nhiều tác phẩm. Trong quyển sách này Anne de Hauteclocque đã biết kết hợp tính chặt chẽ khoa học với một lối viết thượng thừa và phục hồi chất máu thịt của đời sống cho những sơ đồ tri thức GEORGES CONDOMINAS 8 LỜI NÓI ĐẦU Công trình này là kết quả của 14 tháng (tháng tư 1961 đến tháng sáu 1962) sống ở Đắc Lắc, một tỉnh Cao - Nguyên miền Nam Việt Nam phần lớn là nơi cư trú của người Ê Đê. Mục đích cuộc điều tra là, qua sinh hoạt của một làng, nghiên cứu tổ chức xã hội và gia đình của người Ê Đê, một xã hội thuộc ngữ hệ Nam Á, quan sát quy tắc huyết thống mẫu hệ cùng cách ở rể. Sau hai tháng ở Buôn Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh, cuộc khảo sát đã diễn ra một năm ở Buôn Põk, một làng khoảng 500 cư dân cách thủ phủ 22 cây số. Phần lớn tư liệu được thu thập trực tiếp tại đây bằng tiếng Ê Đê. Về những khía cạnh của tổ chức xã hội vượt quá khuôn khổ của làng, những cuộc thăm viếng ngắn ngủi ở khoảng hai mươi làng khác đã mang lại một phần bổ sung thông tin cùng những phần ghi âm và ghi chép văn học truyền miệng. Một phần tư liệu quan trọng khác được cung cấp bởi phòng lưu trữ của Toà án luật tục mà ông Y Bhiư Enũôl, lúc ấy là lục sự, đã có nhã ý cho tôi sử dụng lúc tôi ở Ban Me Thuột. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với ông Georges Condominas bấy giờ đang ở Lào đã ủng hộ và động viên những gì chỉ mới còn là dự án, và thành quả này hàm ơn ông biết bao. Tôi cũng muốn nói lên tất cả lòng biết ơn của tôi đối với Wenner - Gren Foundation, cơ quan mà sự giúp đỡ vật chất đã cho phép biên soạn tác phẩm này; với ngài Giám đốc của quỹ, Tiến sĩ Lita Osmundsen, về lòng kiên nhẫn vô biên của ông trước sự chậm chạp trong công việc của tôi. 9 Phiên âm Cánh phiên âm các từ ngữ Ê Đê dựa theo cách phiên âm chính thức có hiệu lực trong các trường học ở Đắc Lắc hồi đó. Nó sử dụng các ký hiệu ngữ âm như sau: Nguyên âm Dài Ngắn a (mở) ă â(đóng) â e (mở) e ê (đóng) ê i i o (mở) o ô (đóng) ô ơ (âm eu Pháp) ơ u u ư (âm ư Việt) ư y (bán nguyên âm) Phụ âm b b (âm tiền hầu) c (âm vòm, giữa các âm tch và ty của tiếng Pháp) ch (cùng một âm như c có kèm âm gió) d đ (âm tiền hầu) g (cứng) h (bật hơi) j (âm vòm, giữa các âm dj và dy của tiếng pháp) dj (âm tiền hầu) k (cứng) l m n n (âm vòm, như âm gn tiếng Pháp trong từ signe) ng (âm yết hầu, như âm ng tiếng Anh trong từ ring) p 10 q r s t w (âm v trong tiếng Pháp) ' (tắc âm hầu) 11 Các từ viết tắt trong ghi chú và thư tịch B. E. F. E. O : Bulletin de l'Ecole Francaise d'Extrême - Orient (Tập san của Trường Viễn Đông Bác cổ) B. S. E. I :Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises (Tập san của Hội nghiên cứu Đông dương) Cout. : Recueil des coutumes Ê Đêes du Dak Lak (Tuyển tập các tập quán Ê Đê ở Đắc Lắc) 12 CHƯƠNG I NHÓM NGƯỜI Ê ĐÊ XỨ SỞ Ê ĐÊ Trên các cao nguyên miền Nam Việt Nam, người Ê Đê chiếm phần lớn các cao nguyên Đắc Lắc, một cao nguyên đất ba - dan rộng bao la thấp dần từ đông sang tây, từ dãy hoành sơn phân cách nó với bờ biển đến thung lũng sông Srê Pok, phụ lưu sông Mê Kông, và xa hơn nữa cho tới tận biên giới Campuchia. Phần trung tâm của cao nguyên nghiêng đều do một loạt vùng đất nhấp nhô cao trung bình từ 700 m đến 450 m, lãnh địa của một vùng rừng thứ sinh nghèo và cỏ tranh; phần phía nam và đông thì ngược lại, lại dâng cao đến 1.500 m, bị chia cắt thành những thung lũng hẹp xuyên qua một khu rừng rậm. Ở phía tây, phần có mật độ dân cư thưa hơn cả, địa hình bằng phẳng dần và thảo mộc càng lúc càng thưa thớt. Đắc Lắc được tiêu nước bằng nhánh sông chính của sông Srê Pok và nhiều nhánh phụ của nó. Còn chính con sông Srê Pok thì ở đây mang tên Ê Đê là Ea krông, tức “sông”, nó tách ra làm hai nhánh ở hạ lưu, nhánh quan trọng hơn ở phía bắc gọi là Krông ana hay “sông cái”, trong khi nhánh phía nam được gọi Krông knô, “sông đực”. Phần tây bắc Đắc Lắc thuộc một hệ thống núi non khác: nó tiếp nhận các phụ lưu của sông Ba chảy vào biển Đông. Khí hậu ở Đắc Lắc được điều chỉnh bởi gió mùa, nhưng được ôn hòa đi do độ cao. Mùa mưa bắt đầu trong vòng tháng tư và chấm dứt vào đầu tháng mười, với một thời gian tạm lắng giữa tháng tám và tháng chín. Tiếp theo là bốn tháng khô hạn khi đó đất đỏ, do từ sự phân hủy của nền ba dan, trở nên cứng lại rồi bửa ra; bùn dày từ những tháng trước lúc đó biến thành một lớp bụi dầy mà gió thổi thành các cơn lốc. Về phần nhiệt độ, nếu độ cao làm dịu đi một cách dễ chịu những tác động của vĩ độ nhiệt đới, thì nó lại có khuynh hướng làm nổi bật những thay đổi mùa: đêm 13 Hình1 14 tháng mườ hai và tháng giêng trời lạnh; những ngày tháng tư trước các cơn mưa đầu mùa ngược lại thường oi ả. Vào lúc cuộc khảo sát này được thực hiện (1962), Đắc Lắc có khoảng 150.000 dân, trong đó 64.000 (khoảng 42%) thuộc nhóm Ê Đê, theo các số liệu do thống kê chính thức năm 1960 cung cấp. Những số liệu này, được trích từ các sổ sách hộ tịch chứ không phải là một cuộc điều tra dân số trực tiếp1, chỉ có thể cung cấp nhiều nhất một sự gần đúng. Nó cho biết số dân cư của tỉnh theo bảng sau : Ê Đê (Kpă , Adham , Ktul , Dliê , Ruê) 64.168 Gia Rai 4.195 Mdhur 2.882 Krung 6.510 Bih 2.287 Mnông 12.219 Dân tộc thiểu số Bắc Việt 2.043 Người Việt 57.024 Người ngoại quốc (kể cả Trung Hoa) 551 Tổng cọng 151.873 Thủ phủ của tỉnh, Buôn Mê Thuột, đồn binh được người Pháp dựng lên và là trung tâm hành chính từ 1905, lúc ấy bản thân nó cũng chỉ có 30.000 dân gồm 95% là người Việt. Về mặt vật chất, sự biến đổi của Đắc Lắc, được bắt đầu từ đầu thế kỷ cùng với sự thâm nhập của người Pháp và việc hình thành những con đường lộ đầu tiên, tăng nhanh do việc ban cấp các nhượng địa cho “người ngoại quốc” từ năm 1926, càng tăng tốc đáng kể từ năm 1950: việc nhân rộng các đồn điền được khai khẩn cấp kỳ, việc định cư các buôn làng trước kia vốn khá cơ động, và sự phát triển không ngừng của thủ phủ, Buôn Mê Thuột, nơi người Ê Đê, dù họ chỉ cư ngụ ở đấy một thiểu số rất nhỏ, vẫn lui tới khá thường xuyên để làm quen với lối sống thành thị. Cọng thêm vào 1 Về tình hình dân số ở Đắc Lắc, chưa có cuộc điều tra có hệ thống n o được thực hiện kể từ cuộc do Bác sĩ B. Y. Jouin tiến h nh v o năm 1934-35 (Bs. B. Y. Jouin, 1950). 15 Hình2 16 các nhân tố này lại còn có các toan tính khai thác mảnh đát màu mỡ này của những người Việt ở đồng bằng miền trung được chính phủ tái định cư trên cao nguyên, thường là trái với ý muốn của họ, để giảm bớt mật độ quá cao ở các vùng bờ biển Quảng Nam và Quảng Trị. Một Đắc Lắc tự nhiên, ta chỉ còn tìm thấy lại nó trong các mô tả của những người đã có được cái may mắn thám hiểm vùng đất này và xung quanh một vài ngôi làng cô lập, bởi, có phần khá nghịch lý, việc thành lập những đường giao thông lớn lại đưa đến hậu quả là càng cô lập thêm những buôn làng ở xa, những đường mòn dẫn tới đó bị bỏ phế vì thiếu một chính quyền đủ sức bảo đảm được việc bảo trì chúng. Bởi không chỉ có phong cảnh mà cả điều kiện sống ở Đắc Lắc đã thay đổi từ cuộc kháng chiến chống lại sự thâm nhập của Pháp - cuộc khảo sát đầu tiên là vào năm 1890 - và cuộc “bình định” kế tiếp sau đó. Những người cựu trào nhất còn nhớ lại các thời gian thiếu an ninh đó, khi người ta có thể bị dễ dàng bị đem bám làm nô lệ. Họ kể rằng rất thường khi cả nhà phải thay đổi buôn làng ba hay bốn lần trong một thế hệ để trốn tránh sự trả thù của một hệ tộc thù nghịch mạnh hơn. Rồi, các lãnh chúa đã biến mất cùng với các nô lệ. Xứ Đắc Lắc được bình định và ổn định, có thể nói, đã tư sản hoá. Còn về tác động đối với các cá nhân, cung cách ứng xử cùng nếp suy nghĩ của họ, qua nửa thế kỷ tiếp xúc với thế giới gọi là “văn minh” - nếu ta đưa ngược sự tiếp xúc này lên đến thời xứ sở mở cửa cho các hãng châu Âu vào năm 1926 - vô vàn chi tiết minh chứng rằng ảnh hưởng đó thường chỉ hời hợt và trong mọi trường hợp đều cực kỳ chậm chạp. Cùng với người Gia Rai, Mdkur và Bih láng giềng, nhóm người Ê Đê là một trong những nhóm người Đông Dương-nguyên thủy nói ngôn ngữ Nam Đảo. Ngôn ngữ Ê Đê, và ngôn ngữ Gia Rai thì càng hơn thế nữa, rất gần với tiếng Chàm. Phía nam và phía bắc của cái hạt nhân được tạo thành bởi các nhóm này, có những bộ lạc thuộc ngữ hệ Nam Á (còn được gọi là Môn- Khơme) như người Bana và người Mnông là láng giềng trực tiếp của người Ê Đê ở phần tây - nam Đắc Lắc. Ngoài ngôn ngữ, nhiều nét văn hóa Ê Đê chứng tỏ sự trực thuộc của họ vào hệ phái văn minh mã lai-đa đảo bao trùm phần lớn vùng đảo Đông Nam Á. 17 Mặc dù có sự đồng nhất lớn về văn hóa từng gây ấn tượng mạnh đối với những du khách đầu tiên đặt chân đến Đắc Lắc (H. Maitre, 1909), nhóm người Ê Đê gồm nhiều thành phần: * Người Kpă ở vùng Buôn Mê Thuột được coi là thuần chủng nhất (kpă nghĩa là thẳng, đúng). * Người Adham (thường được phát âm là Dham do việc bỏ nguyên âm a ngắn ở đầu) ở phía tây bắc gần giống người Krung. * Người Ktul phía đông, gần với người Dliê Ruê, nhóm nhỏ tách riêng cô lập ở phía đông nam. Ngày nay rất khó vạch ranh giới địa lý chính xác giữa các nhóm ấy. Bởi những khác biệt hôm nay còn có thể có giữa họ với nhau, có thể là có phần đậm hơn, cũng thuộc loại những khác biệt ta tìm thấy giữa các làng khác nhau: biến dị trong cách phát âm, từ vựng, các chi tiết trong nghi lễ hoặc hình dáng các ngôi mộ; và vì giữa các nhóm này những cuộc di trú và pha trộn đã làm mờ đi rất nhiều các dị biệt này, ta có thể coi các nhóm này như những bộ lạc con của bộ lạc Ê Đê chính cống. Trước đây sáu mươi năm, các ranh giới rõ rệt hơn nhiều. Dù người Kpă luôn tự coi là thuần chủng nhất nhưng hình như người Adham lại mạnh và thịnh vượng hơn. Năm 1905 Henri Maitre, đi qua vùng đất của người Adham "sở hữu những thôn xóm to lớn nhất vùng và ở đó các tù trưởng được kính trọng hơn cả...”, đã miêu tả những ngôi làng “sầm uất, những ngôi nhà rộng thênh thang và sạch sẽ tỏ rõ một sự an sinh hiển nhiên; văn hóa phong phú và rộng lớn, các đàn trâu đông đúc và người ta còn thấy một số ngựa đực và cái...” (nt.) Xứ sở Ktul bắt đầu từ phía đông sông Ea Knoêc, người ta đã nói với tôi như vậy. Tuy nhiên ở Buôn Põk, ngôi làng nằm ngay phía đông của con sông này, dân làng lại tự cho mình là người Kpă. Song đó không phải là ý kiến của người thầy giáo trong làng, vốn sinh ra ở ngoại vi Buôn Mê Thuột, tức chính ông ta là người Kpa, ông cho rằng chỉ có năm hay sáu ngôi làng ở gần thủ phủ mới có thể tự coi mình thực sự là Kpă. Còn Buôn Põk thì, theo ông, đấy là một sự pha trộn của người Ktul với các thành phần Mdhur, Blô và Ening - những bộ lạc nhỏ ở phía đông - đã đến đây từ lâu lắm, và ít nhất một gia đình Adham bị dẫn đến làm nô lệ từ ba đời nay. Cũng phải nói đến sự hiện diện của một khu di dân Kpă khá quan trọng ở phía nam sông Krông Ana. Dường như họ đã rời vùng Buôn Knir 18 khoảng năm 1850 để đến định cư ở vùng đất giữa thung lũng sông Krông ana và Krông knô, có thể để tránh các cuộc săn lùng của một trong những tộc trưởng hoặc lãnh chúa đương thời, những mtao. Ở phần phía đông Đắc Lắc, tương ứng với sườn phía tây của dãy Trường Sơn, có các nhóm nhỏ bị phân tán mỏng, mỗi nhóm độ vài trăm cá nhân có thể được coi là ngoại vi so với nhóm Ê Đê, có thể khác biệt do sự cô lập địa dư của họ. Tuy nhiên họ lại có quan hệ bà con chặt chẽ với nhóm Ê Đê. Kể từ bắc xuống nam, đó là người Ening, Arul, Epan, Blô và Hwing. Ở phía nam đèo Mdrak, con đường chính tiếp cận với bờ biển, kể từ đông sang tây, ta thấy có người Kơah, Kdrao và Kđung. Về mặt lịch sử, việc người Chàm chiếm cứ vùng cao nguyên, được chứng minh bằng những di tích khảo cổ đôi khi khá quan trọng1, đã có một ảnh hưởng chắc chắn lên văn hóa Ê Đê, mà nó vốn đã có những tương đồng, cũng như lên văn hóa các bộ lạc lân cận. Bấy giờ người Chàm, từ vùng bờ biển phía nam của xứ sở mà họ chiếm cứ cho đến thế kỷ XV, tìm nơi trốn tránh cuộc xâm lăng của người Việt. Truyền thống Ê Đê bảo tồn ký ức về những người anh hùng rạng danh trong đấu tranh chống lại người Chàm, những người mà tuy nhiên họ vẫn duy trì các mối quan hệ hôn nhân và trao đổi buôn bán, bằng chứng là một số đồ vật được người Ê Đê gìn giữ và coi là đặc biệt quý giá: những chiếc bát sành, vải vóc và những đồ vật khác dành cho công việc tôn giáo. Ta cũng thấy một sự pha trộn thù nghịch và giao lưu như vậy trong các quan hệ giữa người Ê Đê với người Việt, những người thay thế người Chàm ở vùng ven biển. Tuy nhiên các tiếp xúc chỉ giới hạn trong những cuộc kinh lý của các “thuoc lai”2, những người phụ trách việc thu thuế cho triều đình An Nam, và rất thường hay lợi dụng cơ hội để mánh mung buôn bán có lợi cho mình: đổi hàng xấu, dỏm lấy sừng, sáp ong và da, và đôi khi cả thóc lúa. Sự bừa bãi, thói lạm dụng và tật vòi vĩnh mà họ thể hiện quá thường xuyên khiến nền móng của mối bang giao giữa người “thượng” và người vùng biển thấm nhiểm một tình cảm hồ nghi thù nghịch sâu sắc. Về phía mình, người Ê Đê có thói quen đi xuống miền xuôi vào mùa khô thành từng 1 Như tháp Yang Prong ở tả ngạn sông Ya Hleo, nay thuộc xứ Gia Rai. Theo một văn bia, ngọn tháp n y, "vết tích cuối cùng của việc người Ch m chiếm cứ vùng đất n y", hẳn được vua Jaya Simhavarman III xây v o cuối thế kỷ XIII (H. Maitre, 1909, Tr. .218 v 219) 2 Đúng như trong nguyên văn. Tức các "thuộc lại"= quan lại cấp thấp. (ND). 19 nhóm nhỏ, bám theo ngựa và voi thồ các sản phẩm dùng để đổi lấy các mặt hàng do người Việt chế tạo, kim khí và nhất là muối quý giá vốn là nguyên cớ đầu tiên của chuyến đi. Đường đi đến Ninh Hoà kéo dài ít nhất ba ngày. Họ tự trang bị vô số sự phòng ngừa dưới hình thức những điều kiêng kị và những lễ hiến sinh nhằm cầu xin ân huệ của các Thần ngự trị ở những nơi họ đi qua và bảo vệ họ chống lại cọp. Nhưng niềm kích thích của cuộc phiêu lưu và sự hấp dẫn của của các thứ hàng hoá, tất cả những cái ấy cũng thật đáng để mà mạo hiểm. Về phía tây, việc thông thương với Campuchia,. Lào và Thái Lan dễ dàng hơn nhờ có con sông và cái con đường cho xe ba gác. Các mối bang giao thương mại cũng do vậy mà hình thành. Chính từ đó người ta tậu được các chiêng phẳng và cồng có núm, là những của cải có giá trị cao nhất, vải tơ và vũ khí.Về hướng này cũng tồn tại một luồng buôn bán nô lệ khá quan trọng. Vả chăng vào năm 1895, lúc bắt đầu cuộc cai trị của người Pháp, tỉnh Đắc Lắc được nhập vào tỉnh Hạ - Lào mà thủ phủ là Stung Treng. Chỉ đến năm 1905 rốt cuộc nó mới là một phần của An - Nam và Buôn Mê Thuột, thủ phủ hiện nay mới được thành lập. Việc mở ra con đường đi Ninh Hòa vào cùng một thời điểm đó, khiến cho việc đi xuống vùng ven biển dễ dàng hơn nhiều, làm tàn lụi việc giao lưu với phía tây. Ngày nay những mối quan hệ ấy chỉ còn là việc lui tới hàng năm của một hay hai người buôn bán rong. Hiện nay chúng càng mất đi lý do tồn tại khi Buôn Mê Thuột cung cấp cho người Ê Đê hầu như mọi hàng hóa họ mong muốn, mặc dù theo một người thông thạo thì chiêng do người Việt làm còn lâu mới sánh bằng chiêng đúc của Campuchia và Lào, có âm vang đặc biệt do một tỷ lệ nhẹ bạc pha vào đồng. Những vật dụng gốc Cămpuchia hoặc Lào, cũng như chum vại Trung Hoa được tậu qua trung gian những thương gia Xiêm (Thái Lan) ngay nay càng có giá trị cao khi nguồn cấp càng cạn kiệt và hàng thay thế tại địa phương sẽ không bao giờ thoả mãn người Ê Đê ham thích. Với các bộ lạc láng giềng, các mối quan hệ luôn mang nhiều tính cơ hội. Ở phía bắc là người Gia Rai nơi có những chiến binh tuyệt vời khiến người ta phải kính trọng, nhất là khi người Ê Đê vốn thừa nhận quyền lực tinh thần của hai thủ lĩnh Gia Rai: các Vua nước và Vua lửa, bởi ở Đắc Lắc người ta công nhận quyền năng của các ông có thể gây ra các thiên tai như hạn hán và dịch bệnh. Các trưởng làng ngày xưa vẫn phải thường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan