Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và làm rõ mọi vấn đề có liên quan đến hình thức thuê tàu , cách tính ...

Tài liệu Nghiên cứu và làm rõ mọi vấn đề có liên quan đến hình thức thuê tàu , cách tính toán chi phí khi thuê một tàu

.DOCX
42
546
73

Mô tả:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS ĐỒ ÁN MÔN HỌC LOGISTICS VẬN TẢI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ LÊ HẰNG SINH VIÊN LỚP MÃ SINH VIÊN NHÓM BÙI TIẾN LONG LQC54-DH2 52586 N02 Hải Phòng, năm 2016 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1.1.1 Khái niệm hình thức thuê tàu định hạn.............................................................2 1.1.2 Đặc điểm của hình thức thuê tàu định hạn........................................................2 1.1.3 Các hình thức thuê tàu định hạn........................................................................3 1.1.4 Ưu, nhược điểm của hình thức thuê tàu định hạn.............................................4 1.1.5 Thực trạng cho thuê tàu định hạn tại Việt Nam.................................................4 1.2 Thuê Tàu Chuyến..................................................................................................5 1.2.1 Khái niệm về tàu chuyến.....................................................................................5 1.2.2 Đặc điểm khai thác tàu chuyến...........................................................................5 1.2.3 Các hình thức thuê tàu chuyến...........................................................................6 1.2.4 Ưu nhược điểm của vận tải tàu chuyến..............................................................7 1.2.4.1 Ưu điểm.................................................................................................................7 1.2.4.2 Nhược điểm...........................................................................................................7 1.2.5 Hợp đồng thuê tàu chuyến..................................................................................7 1.3.1 Khái niệm về tàu chợ...........................................................................................8 1.3.2 Đặc điểm khai thác tàu chợ.................................................................................9 1.3.3 Trình tư thuê tàu chợ..........................................................................................9 1.3.4 Ưu nhược điểm của tàu chợ..............................................................................10 1.3.4.1 Ưu điểm...............................................................................................................10 1.3.4.2 Nhược điểm.........................................................................................................10 1.4 So sánh hình thức thuê tàu định hạn với hình thức thuê tàu chợ và tàu chuyến......................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BAN ĐẦU...................................................15 2.1 Tầm quan trọng của việc phân tích số liệu ban đầu..........................................15 2.2 Phân tích đơn hàng..............................................................................................15 2.2 Khái niệm và đặc điểm , yêu cầu vận chuyển của hàng xi măng......................16 2.3 Tuyến đường vận chuyển.....................................................................................16 2.4 Các bến cảng vận chuyển....................................................................................17 2.4.1 Đà nẵng.............................................................................................................. 17 2.4.2 Cảng Hải Phòng................................................................................................19 2.4.3 Cảng Jakarta.....................................................................................................20 2.4.4 Cảng surabaya...................................................................................................21 2.5 Phân tích phương tiện vận tải..............................................................................22 CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT YÊU CẦU ĐỒ ÁN.....................................................23 3.1 Xác định cảng X...................................................................................................23 3.1.1 Tính thời gian tàu chạy không hàng từ cảng Đà Nẵng đến cảng Hải Phòng. 23 3.2 Tàu thỏa mãn Laycan , dự tính thời gian toàn chuyến đi.................................23 3.2.1 Thời gian tàu chạy có hàng...............................................................................23 3.2.2 Thời gian tàu nằm tại cảng...............................................................................23 3.2.3 Thời gian tàu chạy không hàng........................................................................25 3.2.4 Thời gian toàn chuyến đi...................................................................................25 3.3 Chi phí chuyến đi (chi phí biến đổi ) của chủ tàu..............................................25 3.3.1 Chi phí trả lương cho thuyền viên ...................................................................25 3.3.2 Chi phí tiền ăn cho thuyền viên........................................................................25 3.3.3 Chi phí nhiên liệu..............................................................................................25 3.3.4 Chi phí dầu nhờ.................................................................................................27 3.3.5 Chi phí nước ngọt..............................................................................................27 3.3.6 Cảng phí............................................................................................................. 27 3.3.6.2 Phí bảo đảm hàng hải của tàu tại các cảng.........................................................28 3.3.6.3 Phí hoa tiêu của tàu tại các cảng.........................................................................28 3.3.6.4 Phí lai dắt của tàu tại các cảng (phí hỗ trợ tàu)..................................................28 3.3.6.5 Phí buộc, cởi dây.................................................................................................29 3.3.6.6 Phí neo đậu của tàu tại các cảng (tại cầu tàu, tại vũng vịnh).............................29 3.3.6.7 Phí đóng mở nắp hầm hàng................................................................................30 3.3.6.8 Phí vệ sinh...........................................................................................................31 .3.6.9 Phí đổ rác..........................................................................................................31 KẾT LUẬN................................................................................................................33 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................34 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 So sánh hình thức thuê tàu định hạn với hình thức thuê tàu chợ và tàu chuyến .........................................................................................................................................11 Bảng 2.1 Đơn chào hàng.................................................................................................15 Sơ đồ 2.1 Tuyến đường đi của tàu..................................................................................17 Hình 2.1 Cảng Đà Nẵng..................................................................................................18 Hình 2.2 : Chi nhánh cảng Chùa Vẽ thuộc Cảng Hải Phòng.........................................19 Hình 2.3 : Tanjung priok port hay còn gọi là cảng Jakarta của Indonesia.....................20 Hình 2.4 : Cảng surabaya indonesia...............................................................................21 Bản 3.1 giá dầu FO và DO..............................................................................................25 Bảng 3.2: Trọng tải phí của tàu tại các cảng..................................................................27 Bảng 3.3: Phí bảo đảm hàng hải của tàu tại các cảng....................................................28 Bảng 3.4: Phí hoa tiêu của tàu tại các cảng....................................................................28 Bảng 3.5: Phí lai dắt của tàu tại các cảng.......................................................................29 Bảng 3.6: Phí buộc cởi dây.............................................................................................29 Bảng 3.7: Phí neo đậu của tàu tại các cảng....................................................................30 Bảng 3.8: Phí neo đậu tại vũng vịnh...............................................................................30 Bảng 3.9: Chi phí đóng mở nắp hầm hàng.....................................................................31 Bảng 3.10: Phí vệ sinh....................................................................................................31 Bảng 3.11. Phí đổ rác......................................................................................................31 Bảng 3.12: Cảng phí.......................................................................................................32 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân loại như ngày nay thì ngành vận tải của mỗi nước trên thế giới cũng có sự chuyển động tiến bộ theo thời gian qua sự tăng trưởng và phát triển của mỗi loại hình vận tải. Là một trong những loại hình vận tải có sự phát triển bậc nhất hiện nay vận tải đường biển luôn là ngành mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho sự phát triển kinh tế, cũng như là vấn đề đáng quan tâm của toàn thế giới nói chung và các nước có đường bờ biển như Việt Nam nói riêng. Để có thể phát triển được ngành vận tải biển mạnh mẽ mỗi nước luôn trang bị cho các cảng biển của nước mình những đội tàu với trang thiết bị phù hợp nhất để có thể đáp ứng được các chuyến hành hình. Bên cạnh đó mỗi nước đều có những hình thức tổ chức khai thác tàu phù hợp và nghiên cứu kĩ về các vấn đề liên quan tới tuyến đường vận chuyển, về các cảng đi cảng đến…để các chuyến hành trình được liên tục đem lại lợi ích tốt nhất. Một trong những hình thức khai thác hợp lí đó là thuê tàu. Ngày nay có ba hình thức thuê tàu chính thường gặp là: thuê tàu chuyến, thuê tàu chợ và thuê tàu định hạn. Trong bài tập đồ án môn Logistics vận tải này của em sẽ xin đi nghiên cứu và làm rõ mọi vấn đề có liên quan đến hình thức thuê tàu , cách tính toán chi phí khi thuê một tàu … Bài đồ án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phân tích số liệu ban đầu Chương 3:Giải quyết các yêu cầu Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lê Hằng đã giúp đỡ em hoàn thành bài đồ án môn Logistics vận tải này! 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Thuê Tàu Định hạn 1.1.1 Khái niệm hình thức thuê tàu định hạn Theo giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (2015) đã định nghĩa. Thuê tàu định hạn (Time Charter) là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thời gian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định, tàu cho thuê định hạn thì chủ tàu mất quyền kiểm soát trong việc điều động và khai thác hàng hóa nhưng vẫn trực tiếp quản lý và trả lương cho đội thuyền viên. Trong phương thức thuê tàu định hạn, mối quan hệ giữa người thuê tàu với người chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter) viết tắt là T/C. 1.1.2 Đặc điểm của hình thức thuê tàu định hạn - Mối quan hệ giữa người thuê và chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter Party). - Đây là hình thức cho thuê tàu tài sản, trong suốt thời gian cho thuê, quyền sở hữu con tàu vẫn thuộc về chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng cho người thuê. - Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu từ khi thực hiện hợp đồng có tác dụng và đảm bảo khả năng đi biển của tàu trong suốt thời gian thuê. - Hết thời hạn người thuê phải trả lại tàu cho chủ tàu trong tình trạng kĩ thuật bảo đảm tại một cảng nhất định theo thời gian quy định. - Cước phí thuê tàu được tính theo đơn vị thời gian (USD/ngày, VND/ngày). - Thuê tàu định hạn là hình thức cho thuê tàu định hạn bao gồm cả thuyền viên. Trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng và toàn bộ thuyền viên trên tàu chịu sự quản lí của người đi thuê. Tất cả các chi phí liên quan đến khai thác con tàu do người thuê tàu chịu, trừ tiền lươ, tiền ăn và phụ cấp của thuyền viên. 3 - Là hình thức cho thuê tài sản, tàu của chủ tàu cho người thuê một con tàu cùng với thuyền bộ thích hợp. - Quyền sở hữu tàu thuộc về chủ tàu. - Hết thời hạn thuê, chủ tàu sẽ đòi lại để kinh doanh. - Chủ tàu có trách nhiệm đảm bảo con tàu luôn ở tình trạng kĩ thuật tố đủ khả năng đi biển trong suốt thời gian cho thuê. - Thuê tàu định hạn theo thời gian (period T/C) - Thuê tàu định hạn theo chuyến (trip T/C). 1.1.3 Các hình thức thuê tàu định hạn Có 2 hình thức thuê tàu định hạn: - Thuê tàu định hạn phổ thông (Time charter): Là hình thức cho thuê tàu định hạn gồm cả thuyền viên. Trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng và toàn bộ thuyền viên trên tàu chịu sự quản lý của người đi thuê. Tất cả các chi phí lên quan đến khai thác con tàu do người thuê tàu chịu, trừ tiền lương, tiền ăn và phụ cấp của thuyền viên. (Nguồn: TS Nguyễn Hữu Hùng,2010, bài giảng môn khai thác tàu) Trong đó bao gồm 4 hình thức thuê định hạn chính là: + Thuê thời hạn dài ( thời gian), (Period time charter) + Thuê định hạn chuyến (Trip time charter) - Thuê tàu định hạn trần ( Bare boat charter): Là hình thức chỉ cho thuê con tàu (vỏ, máy, các trang thiết bị cần thiết) không cho thuê thuyền viên. Với hình thức này, người thuê tàu phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con tàu, đồng thời phải bỏ chi phí thuê thuyền viên, cũng như lương, tiền ăn và phụ cấp của họ hàng tháng. Các chi phí liên quan đến khai thác con tàu gồm: chi phí nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, hoa tiêu phí, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu và các chi phí liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa. (Nguồn: TS Nguyễn Hữu Hùng,2010, bài giảng môn khai thác tàu) 4 1.1.4 Ưu, nhược điểm của hình thức thuê tàu định hạn Căn cứ vào giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (2015) hình thức thuê tàu định hạn có những ưu điểm và nhược điểm sau: 1.1.4.1 Ưu điểm: Người thuê tàu rất chủ động trong chuyên chở hàng hóa vì được quyền sử dụng chiếc tàu trong thời gian thuê. Tiền thuê tàu rẻ, nếu người thuê kinh doanh tốt và có nguồn hàng hai chiều ổn định thì hiệu quả càng cao. Chủ tàu nắm chắc được một khoản thu nhập về con tàu trong thời hạn cho thuê mà không phải tìm kiếm khách hàng. Trong trường hợp thị trường thuê tàu xấu (khan hiếm hàng) thì chủ tàu lợi. 1.1.4.2 Nhược điểm: Phương thức này cũng có nhược điểm với người thuê như phải chịu một chi phí khá lớn về nhiên liệu, nước, xếp dỡ…mà giá cả nhiên liệu hay biến động, việc quản lý khai thác tàu rất phức tạp phải chịu nhiều trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở. 1.1.5 Thực trạng cho thuê tàu định hạn tại Việt Nam - Tàu cho thuê định hạn tại Việt Nam hiện nay khá phổ biến. Tiêu biểu nhất là một số doanh nghiệp của Vinalines. Giai đoạn 2005 - 2010, tàu chủ yếu được cho thuê định hạn mà ít tự tổ chức khai thác đó chính là kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thống kê cho thấy, đội tàu của Vinalines vào thời điểm cao nhất là 149 tàu, thời điểm ít nhất là 100 tàu, được phân bố ở 18 đơn vị khai thác. Việc khai thác đội tàu của Vinalines được thực hiện dưới 2 hình thức là cho thuê định hạn và tự tổ chức vận chuyển. Giai đoạn 2005 - 2010, đội tàu chủ yếu được cho thuê định hạn, thậm chí có đơn vị cho thuê định hạn 100% - Giá cước thuê tàu định hạn tại Việt Nam cũng không cao, giá thuê tàu phụ thuộc vào loại tàu, tuổi tàu, tính năng của tàu, tuyến hoạt động và thời hạn thuê tàu… 5 - Giá cước cũng có sự biến đổi và chưa có xu hướng ổn định. (Nguồn: baomoi.com, 2016) 1.2 Thuê Tàu Chuyến 1.2.1 Khái niệm về tàu chuyến Tàu chuyến (Tramps) là loại tàu hoạt động theo kiểu chạy rông, không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến. Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định. 1.2.2 Đặc điểm khai thác tàu chuyến Căn cứ vào hoạt động của tàu chuyến, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của tàu chuyến như sau: - Đối tượng chuyên chở của tàu chuyến Tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất hàng hóa chuyên chở tương đối thuần nhất và thường cho. - Tàu vận chuyển Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn thuận tiện cho việc bốc hàng. - Điều kiện chuyên chở Khác với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hóa lên xuống…, được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do người thuê và người cho thuê thỏa thuận. - Cước phí Cước tàu chuyến khác với cước tàu chợ. Cước tàu chuyến do người thuê và người cho thuê thỏa thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không quy định. 6 Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ. - Thị trường tàu chuyến Thị trường tàu chuyến thường được người ta chia ra làm các thị trường khu vực căn cứ vào phạm vi hoạt động của tàu. - Vận đơn Trong phương thức thuê tàu chuyến ngoài vận đơn, hai bên sẽ đàm phán với nhau về điều kiện chuyên chở và giá cước để ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party – C/P), vận đơn được sử dụng trong trường hợp này gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. (Charet party Bill of Lading) có giá trị như một biên nhận, là văn kiện pháp lý bổ sung cho hợp đồng thuê tàu nhưng không có tác dụng như B/L trong phương thức thuê tàu chợ. - Người ký hợp đồng Trong phương thức thuê tàu chuyến thường có môi giới (Charterer Broker), người thuê tàu sẽ ủy thác cho môi giới đi tìm tàu, gặp gỡ với chủ tàu để đàm phán, trả giá rồi ký hợp đồng. 1.2.3 Các hình thức thuê tàu chuyến - Thuê chuyến đơn (sinle voyage): với hình thức này chủ hàng thuê chở hàng từ một cảng xếp đến một số cảng dỡ. Sau khi hàng được giao đến người nhận ở cảng đến thì hợp đồng thuê tàu hết hiệu lực. - Thuê chuyến khứ hồi (round voyage): với hình thức này chủ hàng thuê tàu chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác rồi lại chuyên chở hàng ngược lại cảng ban đầu hoặc cảng lân cận. - Thuê tàu chuyến liên tục (consecutive voyage): với hình thức này, chủ hàng thuê tàu chuyên chở hàng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Chủ hàng dùng hình thức này khi có khối lượng hàng lớn, nhu cầu chuyên chở hàng thường xuyên. - Thuê khoán: với hình thức này chủ hàng cắn cứ vào nhu cầu chuyên chở của hàng hóa để khoán cho tàu vận chuyển trong thời gian nhất định. - Thuê bao: với hình thức này, chủ hàng thuê tàu trong một thời gian nhất định để chuyên chở hàng hóa. Mục đích của chủ hàng khi áp dụng hình thức thuê định hạn 7 để tránh sự biến động của thị trường tàu, đồng thời chủ động trong vận chuyển hàng hóa. 1.2.4 Ưu nhược điểm của vận tải tàu chuyến 1.2.4.1 Ưu điểm - Tính linh hoạt cao: có thể yêu cầu xếp dỡ ở bất kỳ cảng nào và có thể thay đổi cảng xếp dỡ dễ dàng. - Giá cước thuê tàu rẻ hơn so với thuê tàu chợ (thường rẻ hơn khoảng 30%). - Người thuê tàu được tự do thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ không buộc phải chấp nhận như trong phương thức thuê tàu chợ. - Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ, ít ghé qua các cảng dọc đường. - Linh hoạt, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu không thường xuyên, tàu có cơ hội tận dụng hết trọng tải từng chuyến đi. Nếu nguồn hàng ổn định thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả cao. 1.2.4.2 Nhược điểm - Kỹ thuật thuê tàu, ký hợp đồng rất phức tạp. - Giá cước biến động thường xuyên và rất mạnh đòi hỏi người thuê tàu phải nắm vững thị trường nếu không sẽ phải thuê với giá đắt hoặc không thuê được. - Khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác. Vì vậy nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả khai thác tàuchuyến thấp. Giá cước vận tải tàu chuyến thấp hơn so với tàu chợ. Đội tàu chuyến không chuyên môn hóa nên việc thỏa mãn nhu cầu bảo quản hàng hóa thấp hơn so với tàu chợ. Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu chợ vì vậy thời gian đưa hàng từ nơi xếp đến nơi dỡ hàng thường lâu hơn so với tàu chợ gây ứ đọng vốn lưu động của chủ hàng. 1.2.5 Hợp đồng thuê tàu chuyến  Khái niệm Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết sẽ thanh toán cuớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng. 8 Người chuyên chở (carrier) trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể là chủ tàu (ship-owner) nhưng cũng có thể không phải là chủ tàu mà chỉ là người thuê tàu của người khác để kinh doanh lấy cước. Còn người thuê tàu để chuyên chở hàng hoá có thể là người xuất khẩu và cũng có thể là người nhập khẩu theo điều kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.  Chủ thể của hợp đồng Chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến gồm: người cho thuê tàu là chủ tàu (ship – owner) hoặc là người thuê tàu của người khác để kinh doanh lấy cước (carrier). Người thuê tàu là người xuất nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu tùy theo theo điều kiện cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Nếu đại lý hoặc người môi giới được ủy thác để ký hợp đồng thuê tàu thì phải ghi rõ ở cuối hợp đồng dòng chữ “as agent only” (chỉ là đại lý) nhằm xác định tư cách của người ký hợp đồng. 1.3 phương pháp thuê tàu chợ 1.3.1 Khái niệm về tàu chợ Tầu chợ là tầu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tầu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tậu định tuyến. Lịch chạy tầu thường được các hãng tầu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng. Là một dạng hợp đồng vận chuyển, theo đó người thuê có thể đăng kí sử dụng một phần hay toàn bộ dung tích tàu để chuyên chở một lượng hàng hóa nhât định theo các điều kiện do người chuyên chở đã đặt ra từ trước 1.3.2 Đặc điểm khai thác tàu chợ - Thường được các hãng tàu khai thác trên những tuyến cố định, giữa các cảng được xác định, các điều kiện cảu hợp đồng vận chuyển , lịch chạy tàu được ấn định và công bố trước bởi người vận chuyển - Tàu có tốc độ khá cao, hàng hóa an toàn hốn với tàu chuyến. 9 - Giá cước thường cao hơn tàu chuyến do bao gồm cả chi phí bốc, dỡ từ CY đến CY (Container Yard) - Thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ và có tần suất xuất hiện đều đặn. Thích hợp với cá nhà kinh doanh có lượng hàng xuất, nhập khẩu ổn định. - Chủ hàng cần chuẩn bị hàng hóa chu đáo để tàu khởi hành đúng lịch trình nếu quá thời hạn quy định người chuyên chở không chịu trách nhiệm ngay cả khi cước vận chuyển đã được người thuê thanh toán trước. 1.3.3 Trình tư thuê tàu chợ +Bước 1 : Nghiên cứu và lựa chọn lịch chạy tàu được người vận chuyển công bố, người thuê (người gửi hàng) lựa chọn tuyến và người chuyên chở phù hợp nhất với chi phí hợp lí nhất. +Bước 2 : Đăng kí lưu khoang (booking ship’s space) với cá hãng hoặc người giao nhận để đăng kí số lượng, ngày giao hàng. +Bước 3 : Lưu cước (Liner booking note/ space reservation booking note) Khi đến thời hạn, người thuê đã chắc chắn về lượng hàng, ngày giao hàng với người vận chuyển thì tiến hành thanh toán cước vận chuyển, khi đó hợp đồng mang tính pháp lí giữa người người thuê tàu và người vận chuyển đươc hình thành. +Bước 4 : Giao hàng cho người vận chuyển Trước khi giao hàng, người gửi hàng phải chắc chắn hàng hóa đã hoàn tất các thủ tục hải quan , đóng gói và in kẻ kí mã hiệu phù hợp. Người gửi hàng có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác để tiến hành giao nhận kiểm đếm hàng hóa với tàu. +Bước 5 : Lấy vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu hoặc chứng từ vận tải khác theo yêu cầu của hợp đồng mua bán. +Bước 6 : Theo dõi tin hình thực hiện hợp đồng và giải quyết các vướng mắc, tranh chấp nếu có đồng thời thông báo cho người mua kết quả của việc giao hàng. 1.3.4 Ưu nhược điểm của tàu chợ 1.3.4.1 Ưu điểm - Khối lượn hàng hóa không bị hạn chế - việc xếp dỡ hàng hóa thường do chủ tàu đảm nhận - Thuận tiện cho chủ hàng trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh 1.3.4.2 Nhược điểm - Cước thuê tàu chợ thường cao hơn tàu chuyến 10 - Về mặt pháp lý người thuê tàu chợ thường ở thế yếu 1.4 So sánh hình thức thuê tàu định hạn với hình thức thuê tàu chợ và tàu chuyến. 11 Bảng 1 So sánh hình thức thuê tàu định hạn với hình thức thuê tàu chợ và tàu chuyến Các tiêu Tàu chợ Tàu định hạn Tàu chuyến chí Khái Chủ hàng yêu cầu Thuê tàu định hạn là chủ Tàu chuyến chuyên niệm chủ tàu hay đại lý tàu cho người thuê tàu để chở hàng hóa giữa của chủ tàu giành sử dụng vào mục đích hai hay nhiều cảng chỗ cho mình thuê chuyên chở hàng hóa hoặc theo yêu cầu của chủ một phần con tàu khai thác con tàu thuê lấy hàng trên cơ sở một để chuyên chở cước trong một thời gian hợp đồng thuê tàu. hàng hóa từ cảng nhất định. Tàu chuyến không này đến cảng khác chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước. Chứng Vận đơn đường Hợp đồng thuê tàu định Hợp đồng thuê tàu từ điều biển (Bill of hạn giống hợp đồng thuê chuyến và vận đơn chỉnh lading). Vận đơn tàu chuyến. Tuy nhiên cần đường biển. Hợp điều chỉnh mối phải mô tả chính xác con đồng thuê tàu chuyến quan hệ giữa tàu: tên tàu, năm đóng, được kí kết giữa người xếp hàng, quốc tịch và nơi đăng ký, người thuê tàu và nhận hàng và trọng tải, dung tích, số người chuyên chở người chuyên chở. lượng kích thước hầm Trường Với tư cách là chủ (chủ tàu hoặc người hàng, tốc độ mức tiêu hao quản lý tàu). năng lượng…. Đối với chủ tàu Thuê tàu chuyến là 12 hợp áp dụng hàng, ta thường sử + Có khó khăn tạm thời việc chủ hàng liên hệ dụng phương thức trong việc tìm kiếm nguồn với chủ tàu hoặc đại thuê tàu chợ khi hàng để chuyên chở. câng chuyên chở những loại hàng + Có mục đích kinh doanh cầu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở về cho thuê tàu định hạn hóa có khối lượng với tư cách là chủ tàu hàng hóa từ một hoặc nhỏ. thuần túy. nhiều cảng xếp đến + Gía cước trên thị trường một hoặc nhiều cảng thuê tàu có xu hướng dỡ theo yêu cầu của giảm lâu dài khách hàng. - diện của chủ tàu yêu Đối với chủ hàng + Khi chủ hàng có nhu cầu vận chuyển lớn và lâu dài, để tránh phụ thuộc vào thị trường thuê tàu họ có thể đi thuê tàu định hạn để tự chuyên chở. + Muốn tạo thế chủ động trong việc vận chuyển hàng hóa của mình. + Tránh việc giá cước vận chuyển tăng lâu dài trên thị trường. + Những người kinh doanh khai thác con tàu thuê để lấy cước kiếm lời. Thủ tục Thủ tục đơn giản, cho thuê nhanh chóng vì Việc ký kết hợp đồng Nghiệp vụ cho thuê cũng phức tạp, đòi hỏi tàu không nhanh 13 tàu người thuê tàu phải có những ràng buộc chóng, đơn giản như không được tự do chặt chẽ trong quá trình tàu chợ. Việc ký kết thỏa thuận các cho thuê tàu. Thông hợp đồng khá phức điều kiện chuyên thường, kết cấu của hợp tạp, chủ tàu và chủ chở mà phải chấp đồng cho thuê tàu định hàng trong quá trình nhận các điều kiện hạn là dài nhất và chi tiết đàm phán đều có có sẵn trong vận những yêu cầu đòi nhất. đơn và biểu cước hỏi khác nhau. của chủ tàu. Gía cả Giá rất cao và ổn cho thuê định tàu Tùy thuộc vào mối quan Gía cho thuê biến hệ, uy tín và khả năng động thường xuyên đàm phán của chủ tàu với và rất mạnh. Chủ tàu người thuê. Giá ổn định và người thuê tàu được tự do thương lượng và yêu cầu quyền lợi. Thời Đặc trưng quan Thời gian vận chuyển phụ Hàng hóa được gian vận trọng của hình thuộc nhiều vào cả chủ chuyên chở nhanh chuyển tàu và người thuê tàu. chóng vì tàu chạy thức tàu chợ là hoạt động cố định, chuyên tuyến không chuyên tuyến giữa phải đỗ tại các cảng các cảng xác định, lẻ để lấy hàng. theo lịch vận hành được công bố từ trước. Về trình Là hình thức phát Chủ tàu tạm thời chưa Linh hoạt, thích hợp độ quản triển cao hơn và phải quan tâm đến việc với vận chuyển hàng lý và hoàn thiện hơn tìm kiếm nguồn hàng hóa hóa không thường khai của hình thức vận để chuyên chở, có mục xuyên và hàng hóa 14 thác tàu tải tàu chuyến và đích kinh doanh cho thuê tàu định hạn. tàu định hạn với tư cách là dụng được hết trọng chủ tàu thuần túy. xuất nhập khẩu, tận tải của tàu lúc chở hàng trong từng chuyến đi có hàng. (Nguồn: giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương,2015)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan