Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu tinh luyện sio2 từ tro trấu để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng ...

Tài liệu Nghiên cứu tinh luyện sio2 từ tro trấu để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao

.PDF
77
632
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TINH LUYỆN SIO 2 TỪ TRO TRẤU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn :Th.S. Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện MSSV: 0951080056 : Vương Mỹ Ngọc Lớp: 09DMT2 TP. Hồ Chí Minh, 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình tính toán của tôi, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn là Thạc sĩ Vũ Hải Yến. Các nội dung tính toán và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, tính toán được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng như được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013 Vương Mỹ Ngọc LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đếnThạc sĩ Vũ Hải Yến người đã giao đề tài và giành nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiệnđề tài này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy và các anh chị em trong phòng thí nghiệm khoa Môi trường và công nghệ sinh học trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lòng biết ơn với gia đình tạo điều kiện cho tôi có thể học tập, luôn động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013 Người thực hiện đề tài Vương Mỹ Ngọc ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 2 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................... 3 7. Các kết quả đạt được của đề tài............................................... 3 8. Kết cấu đồ án tốt nghiệp ......................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 5 1.1. Tổng quan tro trấu ................................................................. 5 1.1.1. Nguồn gốc tro trấu ................................................................. 5 1.1.2. Tình hình phát sinh tro trấu..................................................... 6 1.1.3. Thành phần hóa học của tro trấu ............................................. 8 1.1.4. Các ứng dụng của tro trấu....................................................... 9 1.2. Tổng quan vật liệu xây dựng ................................................ 10 1.2.1. Xi măng............................................................................... 10 1.2.2. Phụ gia trong ngành vật liệu xây dựng .................................. 12 1.3. Tổng quan về Compost ........................................................ 17 1.3.1. Định nghĩa ........................................................................... 17 1.3.2. Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ hiếu khí ........ 18 i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ hiếu khí ...................... 19 1.3.4. Tăng cường sinh học trong quá trình ủ hiếu khí ..................... 24 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................ 27 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................... 27 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. ......................................... 28 2.2.1. Đề tài Nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm vật liệu xây dựng (Vũ Thị Bách, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,2010). ................................................................................ 28 2.2.2. Đề tài “Nghiên cứu tận dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện Đình Hải (KCN Trà Nóc – Cần Thơ) làm vật liệu xây dựng” (Nguyễn Thị Chiều Dương, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2011) 30 2.2.3. Nhận xét về hai phương pháp ............................................... 33 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 34 3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................. 34 3.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................. 34 3.2.1. Tro trấu ............................................................................... 34 3.2.2. Phân urê .............................................................................. 36 3.2.3. Chế phẩm vi sinh ................................................................. 37 3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... 38 3.3.1. Phương pháp nhiệt ............................................................... 38 3.3.2. Phương pháp sinh học .......................................................... 38 3.4. Phương pháp phân tích......................................................... 41 3.5. Xử lí số liệu ......................................................................... 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .................................................. 43 4.1. Phương pháp nhiệt ............................................................... 43 4.1.1. Kết quả ................................................................................ 43 4.1.2. Nhận xét .............................................................................. 44 ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN 4.2. Phương pháp sinh học .......................................................... 44 4.2.1. Nhiệt độ............................................................................... 44 4.2.2. pH ....................................................................................... 46 4.2.3. Độ ẩm.................................................................................. 47 4.2.4. Độ sụt giảm thể tích ............................................................. 49 4.2.5. Hàm lượng Nitơ ................................................................... 50 4.2.6. Hàm lượng chất hữu cơ ........................................................ 52 4.2.7. Hàm lượng Cacbon .............................................................. 53 4.2.8. Nhận xét chung .................................................................... 54 4.3. Nhận xét các phương pháp ................................................... 55 4.3.1. Phương pháp nhiệt ............................................................... 55 4.3.2. Phương pháp hóa học ........................................................... 56 4.3.3. Phương pháp sinh học .......................................................... 56 4.3.4. Bàn luận .............................................................................. 57 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................... 60 Kết luận 60 Kiến nghị .......................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 61 iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHC: Chất hữu cơ HT: Hoạt tính KCN: Khu công nghiệp PHKHT: Phụ gia khoáng hoạt tính TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam VNĐ: Việt Nam đồng VĐH Vô định hình VSV: Vi sinh vật iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần hữu cơ của vỏ trấu[11] ................................................. 5 Bảng 1.2 Thành phần hóa học của vỏ trấu[12]............................................... 6 Bảng 1.3 Các thành phần oxit có trong tro trấu[12] ........................................ 9 Bảng 1.4 Hàm lượng các oxit trong clinke Portland[10] ............................... 12 Bảng 1.5 Khoảng nhiệt độ của các nhóm VSV........................................... 20 Bảng 1.6 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến compost ..... 24 Bảng 2.1 Kết quả kiểm tra hoạt tính vật liệu .............................................. 29 Bảng 2.2 Kết quả đo độ bền nén trung bình của mẫu vữa ........................... 29 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tro trấu đầu vào ....................................................... 36 Bảng 3.2 Hàm lượng Nitơ và Cacbon trong mẫu phân urê .......................... 37 Bảng 3.3 Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu .................................................. 37 Bảng 3.4 Tỉ lệ phối trộn ............................................................................ 39 Bảng 3.5 Thông số đầu vào quá trình ủ hiếu khí......................................... 40 Bảng 3.6 Chỉ tiêu và tần suất theo dõi quá trình ủ ...................................... 41 Bảng 3.7 Các phương pháp phân tích ........................................................ 41 Bảng 4.1 Hiệu suất xử lí tro trấu bằng phương pháp nhiệt .......................... 43 Bảng 4.2 Nhiệt độ trong 31 ngày ủ ............................................................ 44 Bảng 4.3 Giá trị pH trong 31 ngày ủ .......................................................... 46 Bảng 4.4 Độ ẩm trong 31 ngày ủ ............................................................... 48 Bảng 4.5 Độ sụt giảm thể tích trong 31 ngày ủ........................................... 49 Bảng 4.6 Hàm lượng Nitơ trong 31 ngày ủ ................................................ 51 Bảng 4.7 Giá trị hàm lượng chất hữu cơ trong 31 ngày ủ ............................ 52 v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN Bảng 4.8 Hàm lượng cacbon trong 31 ngày ủ ............................................ 53 Bảng 4.9 Kết quả các thông số chỉ tiêu sau 31 ngày ủ ................................ 54 Bảng 4.1 Hiệu suất quá trình xử lí tro trấu bằng nhiệt................................. 55 Bảng 4.10 Hiệu suất xử lí tro trấu bằng phương pháp hóa học .................... 56 Bảng 4.11 Hiệu suất xử lí tro trấu bằng phương pháp sinh học ................... 56 Bảng 4.12 Tính toán chi phí sử dụng cho mô hình ủ................................... 57 Bảng 4.13 So sánh các phương pháp ......................................................... 57 vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Cây lúa ........................................................................................ 6 Hình 1.2 Vỏ trấu ........................................................................................ 6 Hình 1.3 Bếp nấu dùng trấu để đốt .............................................................. 7 Hình 1.4 Dùng trấu đốt lò gạch ................................................................... 7 Hình 1.5 Bãi chứa trấu làm nguyên liệu đốt cho nhà máy nhiệt điện An Giang .................................................................................................................. 8 Hình 1.6 Xây dựng nhà máy điện trấu Đình Hải (Cần Thơ) .......................... 8 Hình 1.7 Xi măng..................................................................................... 10 Hình 2.1 Trấu sau khi nung ...................................................................... 28 Hình 2.2 Mẫu vữa tro trấu 10% sau khi đúc............................................... 30 Hình 2.3 Quá trình loại bỏ Cacbon trong mẫu............................................ 31 Hình 2.4 Quá trình thu SiO 2 trong mẫu ..................................................... 32 Hình 2.5 Mẫu tro sau khi nghiền ............................................................... 32 Hình 2.6 Mẫu SiO 2 được tách triết từ mẫu tro trấu ..................................... 32 Hình 3.1 Mô hình thí nghiệm .................................................................... 34 Hình 3.2 Mẫu tro trấu ban đầu .................................................................. 35 Hình 3.3 Mẫu tro sau tiền xử lí ................................................................. 35 Hình 3.4 Mẫu phân urê ............................................................................. 36 Hình 3.5 Chế phẩm vi sinh ....................................................................... 37 Hình 3.6 Tủ sấy và được điều chỉnh nhiệt độ là 950°C .............................. 38 Hình 3.7 và 3.8 Mẫu phân ure sử dạng rắn và sau khi hòa tan vào nước để trộn .......................................................................................................... 40 vii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN Hình 3.9 và 3.10 Mẫu chế phẩm vi sinh dạng bột và sau khi hòa tan vào nước để trộn...................................................................................................... 40 Hình 3.11 Trộn đều vật liệu ...................................................................... 40 Hình 3.12 Mô hình ủ hiếu khí ................................................................... 40 Hình 4.1 Mẫu tro trắng sau xử lí bằng nhiệt............................................... 43 Hình 4.2 Biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ ........................................... 45 Hình 4.3 Biến thiên pH trong quá trình ủ................................................... 47 Hình 4.4 Biến thiên độ ẩm trong quá trình ủ .............................................. 48 Hình 4.5 Biến thiên độ sụt giảm thể tích trong quá trình ủ.......................... 50 Hình 4.6 Biến thiên hàm lượng Nitơ ......................................................... 51 Hình 4.7 Biến thiên hàm lượng chất hữu cơ trong quá trình ủ..................... 52 Hình 4.8 Biến thiên hàm lượng Cacbon trong quá trình ủ........................... 53 viii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngày càng cạn kiệt thì việc tận thu, tái chế sử dụng lại các nguyên vật liệu nói chung và các phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến nói riêng là một biện pháp tiết kiệm hết sức cần thiết, nhất là khi tình hình kinh tế đang có nhiều khó khăn như hiện nay. Quan trọng hơn khi các phụ, phế phẩm được tận dụng, tái chế sử dụng lại sẽ góp phần giảm lượng chất thải ra môi trường, làm trong lành bầu không khí vốn đang bị đe dọa bởi quá dư thừa các chất thải độc hại. Ứng dụng trấu làm nguyên liệu đốt tại các nhà máy nhiệt điện vừa giải quyết tình hình khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch, cũng đồng thời giải quyết vấn đề thải bỏ trấu gây ô nhiễm môi trường – hiện trạng thực tế tại một nước sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang quan tâm nghiên cứu việc sử dụng tro trấu làm phụ gia khoáng hoạt tính để làm tăng chất lượng cho xi măng, bê tông mà giá thành giảm. Đặc biệt, tính ưu việt của tro trấu làm tăng tính chống thấm, nâng cao tuổi thọ bê tông bởi tro trấu mịn, chứa nhiều oxyt silic ở trạng thái vô định hình, có hoạt tính puzolan rất cao tương đương với muội silic. Trong tro trấu, oxit Silic (SiO 2 ) là thành phần có giá trị nhất. Vì vậy, nếu tro trấu được điều chế đúng kỹ thuật, đồng thời được gia công thích hợp, có thể thay thế muội silic trong bê tông chất lượng cao và dùng cho bê tông thủy công yêu cầu độ chống thấm nước cao và chịu được ăn mòn của môi trường xâm thực. Giải pháp sử dụng tro trấu nhằm tăng chất lượng bê tông sẽ có hiệu quả cao hơn ở các nước như ở Việt Nam là một nước nông nghiệp có sản lượng thóc nhiều cùng với phát triển nhiệt điện từ nguyên liệu trấu đồng thời tạo ra một nguồn tro trấu tương đối lớn. Qua các nghiên cứu gần đây trong việc tinh luyện thu được nguồn SiO 2 tinh khiết, phương pháp hóa lý cho thấy những hạn chế về mặt kinh tế cũng như tác động đến môi trường từ việc thải bỏ hóa chất dùng tách chiết; chính vì thế nghiên SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 1 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN cứu thực hiện nhằm tìm ra một giải pháp thân thiện môi trường hơn bằng phương pháp sinh học. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu tinh luyện SiO 2 từ tro trấu bằng phương pháp sinh học để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao” được thực hiện với mục tiêu cung cấp một giải pháp an toàn, thân thiện môi trường để tinh luyện SiO 2 tinh khiết, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao đồng thời bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tinh luyện SiO 2 từ tro trấu bằng phương pháp sinh học để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về tro trấu, tình hình phát sinh tro trấu tại Việt Nam. - Tìm hiểu về vật liệu xây dựng, phụ gia trong ngành vật liệu xây dựng. - Tổng quan phương pháp sinh học để xử lý chất thải rắn, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học. - Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. - Lập mô hình nghiên cứu tinh luyện tro trấu bằng phương pháp nhiệt và phương pháp sinh học. - Theo dõi các chỉ tiêu của mô hình. - So sánh hiệu quả với các phương pháp khác (phương pháp hóa hoc). 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  Ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm giải pháp hợp lý, an toàn để tinh luyện SiO 2 trong tro trấu mà thân thiện môi trường, không tạo ra sản phẩm phụ độc hại.  Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp giải pháp giá thành thấp, dễ thực hiện, góp phần tạo ra sản phẩm Silic có giá trị. 5. Phương pháp nghiên cứu SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 2 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN Phương pháp thu thập dữ liệu: tiến hành thu thập, sưu tầm các thông tin, tài liệu, số liệu, có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các tạp chí, sách báo, giáo trình, internet,… - Phương pháp thực nghiệm: sơ chế, phối trộn, theo dõi các chỉ tiêu trong quá trình ủ hiếu khí (Nhiệt độ, pH, độ ẩm, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng Cacbon, hàm lượng Nito...). - Phương pháp phân tích: lựa chọn và tổng hợp lại các số liệu làm cơ sở cho quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp tính toán: tính toán những số liệu thu thập, kết quả làm thực nghiệm. - Phương pháp đánh giá: nhận xét, đánh giá kết quả từ những số liệu thu thập và kết quả làm thực nghiệm. - Phương pháp so sánh: so sánh ưu thế và nhược điểm so với các phương pháp nghiên cứu trước. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm và ứng dụng trên tro trấu đốt đồng. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các lĩnh vực sau: nguồn tro trấu được phối trộn và tiến hành ủ hiếu khí. 7. Các kết quả đạt được của đề tài - Sau quá trình ủ hiếu khí 31 ngày, hàm lượng Cacbon trong tro trấu giảm còn 7,63%. - Tính toán chi phí thực hiện. - So sánh ưu – nhược điểm với các phương pháp khác 8. Kết cấu đồ án tốt nghiệp Đồ án ngoài phần Mở Đầu và Kết luận – Kiến nghị, bao gồm 4 chương với nội dung như sau:  Chương 1: Tổng quan  Chương 2: Tình hình nghiên cứu  Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 3 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN  Chương 4: Kết quả - Thảo luận SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 4 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan tro trấu 1.1.1. Nguồn gốctro trấu Lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Nó là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1 – 1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2 – 2,5 cm) và dài 50 – 100 cm. Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30 – 50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) khi non có màu xanh, chín có màu vàng, dài 5 – 12 mm và dày 2 – 3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. (Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa). Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát. Vỏ trấu chiếm 20% hạt thóc, có màu vàng, nhẹ xốp và có kích thước trung bình khoảng 8 – 10mm dài, 2 – 3mm rộng và 0,2mm dày. Khối lượng thể tích của vỏ trấu khi nén khoảng 122 kg/m3. Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemi – cellulose (90%), ngoài ra có thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin chiếm khoảng 25 – 30% và cellulose chiếm khoảng 35 – 40%. Bảng 1.1 Thành phần hữu cơ của vỏ trấu[11] Thành phần hữu cơ Tỷ lệ theo khối lượng (%) ∝-cellulose 35-40 Lignin 25-30 Hemi - cellulose 20-30 Nito và vô cơ 10 SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 5 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN Bảng 1.2 Thành phần hóa học của vỏ trấu[12] Thành phần hóa học Tỷ lệ theo khối lượng (%) Carbon 41,44 Hydro 4,94 Oxy 37,32 Nitơ 0,57 Tro 15,73 Hình 1.1 Cây lúa Hình 1.2 Vỏ trấu Tro trấu thu được sau quá trình đốt vỏ trấu. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Khi đốt 1kg trấu sinh ra nhiệt lượng khoảng 3000Kcal và 0,2kg tro. 1.1.2. Tình hình phát sinh tro trấu Theo Báo cáo kế hoạch thực hiện 12 tháng năm 2012 của Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, sản lượng lúa năm 2012 đạt 43,7 triệu tấn. Ước tính trung bình sẽ phát sinh ra 8,74 triệu tấn vỏ trấu. Từ lâu, vỏ trấu đã là một loại chất đốt rất quen thuộc với bà con nông dân, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia súc) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa). Do có các ưu điểm nổi bật khi sử dụng làm chất đốt: Vỏ trấu sau khi xay xát ở luôn ở rất dạng khô, có hình dáng nhỏ và rời, tơi xốp, nhẹ, vận chuyển dễ dàng. SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 6 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN Thành phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên việc bảo quản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí đầu tư thấp.Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, trấu cũng đưọc sử dụng rất thường xuyên. Thông thường trấu là chất đốt dùng cho việc nấu thức ăn nuôi cá hoặc lợn, nấu rượu và một lượng lớn trấu được dùng nung gạch trong nghề sản xuất gạch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hình 1.3 Bếp nấu dùng trấu để đốt Hình 1.4 Dùng trấu đốt lò gạch Tình trạng thiếu hụt năng lượng điện hằng năm, sản xuất điện bằng thủy điện chưa đủ cung cấp thì việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện được đề ra. Tuy nhiên trong bối cảnh ngày càng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn và trở thành một thách thức lớn. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng trấu để sản xuất điện thành công. Ứng dụng trấu làm nguyên liệu đốt tại các nhà máy nhiệt điện vừa giải quyết tình hình khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch, cũng đồng thời giải quyết vấn đề thải bỏ trấu gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy điện trấu dự kiến xây dựng như: − An Giang có 2 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu. Một xây dựng tại khu công nghiệp Hòa An – huyện Chợ Mới và một tại Vọng Đông, huyện Thoại Sơn; công suất 10MW. − Tiền Giang dự án xây dựng nhà máy niệt điện công suất 10MW đã đươc chính quyền duyệt. SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 7 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN − Tại Đồng Tháp, Cty Cổ phần điện Duy Phát cũng đang rục rịch khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện Lấp Vò, công suất 10MW. − Tại Cần Thơ, Cty Đình Hải sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty J-Power của Nhật Bản để nghiên cứu phát triển nhà máy điện trấu 20MW đặt tại huyện Thốt Nốt (Cần Thơ). Hình 1.5 Bãi chứa trấu làm nguyên liệu Hình 1.6 Xây dựng nhà máy điện trấu đốt cho nhà máy nhiệt điện An Đình Hải (Cần Thơ) Giang Phát triển nhiệt điện từ nguyên liệu trấu đồng thời tạo ra một nguồn tro trấu tương đối lớn, ứng dụng thành tựu nghiên cứu tinh luyện tro trấu thành vật liệu xây dựng trước để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao. 1.1.3. Thành phần hóa học của tro trấu Vỏ trấu sau khi cháy các thành phần hữu cơ sẽ chuyển hóa thành tro chứa các thành phần oxit kim loại. Silic oxit là chất có tỷ lệ phần trăm về khối lượng cao nhất trong tro chiếm khoảng 80 – 90%. Các thành phần oxit có trong tro được thể hiện qua bảng 1.3. Chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào giống cây lúa, điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng miền. Hàm lượng SiO 2 trong tro trấu rất cao. Oxit silic được sử dụng trong đời sống sản xuất rất phổ biến. Nếu tận thu được nguồn SiO 2 có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta. Làm được điều này ta sẽ không cần nhập khẩu SiO 2 và vấn đề ô nhiễm môi trường do vỏ trấu cũng được cải thiện. SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 8 MSSV: 0951080056 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN Bảng 1.3 Các thành phần oxit có trong tro trấu[12] Thành phần oxit Tỷ lệ theo khối lượng (%) SiO 2 80 – 90 Al2 O 3 1 – 2,5 K 2O 0,2 CaO 1–2 Na 2 O 0,2 – 0,5 1.1.4. Các ứng dụng của tro trấu Người nông dân Việt Nam hay có thói quen đốt rơm rạ, vỏ trấu sau khi thu hoạch xong mùa lúa hay dùng trấu nấu bếp và lấy tro bón lại cho đất. Mặt khác trong việc sản xuất cây hoa kiểng thường trộn tro trấu, mùn dừa phối trộn với phân chuồng để tạo ra giá thể trồng cây. Chủ yếu nguồn tro trấu chỉ dùng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bê tông và vữa tính năng cao trong xây dựng ngày càng tăng, vì vậy việc sử dụng tro trấu mang lại hiệu quả rất lớn cả về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tiến sĩ Trần Bình đã thành công trong việc chế tạo vật liệu mới Vinasilic và đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2007. Loại vật liệu này sản xuất từ nguồn trấu. Kết quả thực nghiệm cho thấy: mẫu bê tông đựơc trộn phụ gia vinasilic có cường độ chịu nén tối thiểu là 1200kG/cm2. Chỉ cần pha trộn một lượng vinasilic bằng khoảng 10% hàm lượng xi măng. Viện khoa học - công nghệ xây dựng đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công hai loại vữa chảy và vữa bơm không co cường độ cao là GM – F và GM – P, có sử dụng phụ gia tro trấu trên cơ sở sử dụng silicafume của Tây úc. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung – Viện Thủy công – đã nghiên cứu thành công bê tông giảm độ thấm ion Clo với phụ gia thay thế xi măng về khối lượng là tro trấu 5% và tro bay (Silicafume) 10%. Không những giảm được độ thấm ion Clo (tác nhân gây ăn mòn cốt thép bê tông) xuống hai cấp so với mẫu đối chứng mà cường độ nén cũng cao hơn so với mẫu đối chứng. SVTH: VƯƠNG MỸ NGỌC 9 MSSV: 0951080056
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan