Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “gđ 103” trên người phơi n...

Tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “gđ 103” trên người phơi nhiễm chất da camdioxin

.DOC
165
390
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI DƯƠNG QUANG HIẾN NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ GIẢI ĐỘC CỦA PHÁP “GĐ-103” TRÊN NGƯỜI PHƠI NHIỄM CHẤT DA CAM/DIOXIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI DƯƠNG QUANG HIẾN NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ GIẢI ĐỘC CỦA PHÁP “GĐ-103” TRÊN NGƯỜI PHƠI NHIỄM CHẤT DA CAM/DIOXIN Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số : 62720201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS ĐOÀN CHÍ CƯỜNG 2. PGS.TS LÊ VĂN ĐÔNG HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Đảng ủy, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo - Viện Y học cổ truyền Quân đội; Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Đảng ủy, Ban giám đốc; Bộ môn Khoa Y học cổ truyền và Bộ môn Khoa Máu độc xạ và bệnh nghề nghiệp - Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y, đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Đoàn Chí Cường và Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Đông những người thầy đã giành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án; Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quốc Bảo - Chủ nhiệm Bộ môn Khoa Y học cổ truyền; Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Thanh - Chủ nhiệm Bộ môn Khoa và Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bá Vượng - phó Chủ nhiệm Bộ môn Khoa Máu độc xạ và bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Quân y 103, là những người trực tiếp chỉ đạo, luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, các Cô giáo, những người bệnh, bạn bè đồng nghiệp, người thân trong gia đình, vợ, con luôn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Dương Quang Hiến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận án này là một phần số liệu trong đề tài nhánh, tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và đánh giá tác dụng giải độc không đặc hiệu của bài thuốc “GĐ-103” ở những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin”. Thuộc đề tài cấp nhà nước, tên đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp điều trị giải độc không đặc hiệu cho những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin”. Mã số đề tài: KHCN - 33.07/11 - 15. Kết quả đề tài là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng số liệu của đề tài vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Dương Quang Hiến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt 2,4,5-T ADN AHR ALDH ALT AO ARNm ARNT AST BHL BMI BN CCB CD CCl4 CYP1A1 DDT DRE DTBS GĐ-103 GĐU-103 GĐX-103 GGT GPx GSH HCB HSP 90 Ig IOM LD50 MDA N0 N15 N30 N45 ng NPN PCBs PCDD PCDF pg Viết đầy đủ 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid Acid deoxyribonucleic Aryl hydrocarbon receptor (thụ thể hydrocacbon thơm) Aldehyde dehydronase Alanin transaminase Agent orange (chất da cam) Acid RiboNucleic messager AHR nuclear translocator (AHR trong nhân) Aspartat transaminase Basic Helix - Loophelix Body mass index (chỉ số trọng khối cơ thể) Bệnh nhân Cựu chiến binh Cluster of Differentiation Cacbontetraclorua Cytochrome P450A1 protein Dichlorodiphenyltrichloroethane Dioxin-responsive element (yếu tố đáp ứng dioxin) Dị tật bẩm sinh Giải độc -103 Giải độc uống -103 Giải độc xông -103 Gamma glutamyltransferase Glutathion peroxydase Glutathion Hexaclobenzen Heat-shock protein 90 (Protein sốc nhiệt 90) Immunoglobulin (globulin miễn dịch ) Institute of Medicine (viện Y khoa) Lethal dose- 50 (liều gây chết 50%) Malondialdehyde Ngày trước khi cho dùng thuốc nghiên cứu Ngày thứ 15 Ngày thứ 30 Ngày thứ 45 Nanogram (1ng/kg = 1pg/g = 1ppt =10-12 gam ) Người phơi nhiễm Polychlorinated biphenyls Polychlorinated dibenzo-p-dioxin Polychlorinated dibenzofuran Picogram POP SOD ppt PVC TAS T½ TCDD TEF TEQ US-EPA WHO Persistent Organic Pollutants (chất hữu cơ khó phân hủy) Superoxid dismutase Parts per trillion Polyvinyl chloride Total antioxidant status Thời gian bán hủy 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin Toxic Equivalency Factor (hệ số đương lượng độc) Toxic Equivalency Quotients (tổng đương lượng độc) United States Environmental Protection Agency (Cục bảo vệ Môi trường - Hoa Kỳ) World Health Organisation (tổ chức Y tế thế giới) VAO XN YHCT Veterans and Agent Orange: Cựu chiến binh và chất da cam Xét nghiệm Y học cổ truyền MỤC LỤC Trang 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VÀ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA DIOXIN…………………………………….. 1.1.1 Một số hiểu biết cơ bản về dioxin…………………………. 1.1.1.1 Dioxin và các hợp chất tương tự dioxin ……. ………………. 1.1.1.2 Tổng đương lượng độc (TEQ), Hệ số đương lượng độc (TEF) 1.1.1.3 Nguồn gốc của dioxin............................................................. 1.1.1.4 Tính chất vật lý, tính chất hóa - sinh....................................... 1.1.1.5 Độc động học của dioxin…………………………………… 1.1.2 Khả năng gây bệnh của dioxin…………………………… 1.1.2.1 Cơ chế tác động thông qua thụ thể AHR ……………………… 1.1.2.2 Những cơ chế không qua thụ thể AHR…………………….. 1.1.2.3 Danh mục bệnh liên quan phơi nhiễm dioxin của Hoa Kỳ.... 1.1.2.4 1 3 3 3 4 4 5 6 9 10 11 11 Nghiên cứu về hậu quả chất da cam/dioxin trên đối tượng là người Việt Nam...................................................................... 14 1.1.2.5 Danh mục bệnh liên quan theo Quyết định số 09/QĐ-BYT 20 1.2 của Bộ Y tế Việt Nam.- ……………………………………. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐỘC 1.2.1 1.2.1.1 1.2.1.2 1.2.1.3 1.2.1.4 1.2.2 1.2.2.1 1.2.2.2 1.3 1.3.1 1.3.2 1.4 CỦA YHCT…………………………………………. Quan niệm về độc……………..…………………………… Khái niệm…………………………………………………… Phân loại độc……………………………………………… Đặc điểm gây độc…………………………………………… Nguyên tắc trị độc …………………………………………. Phương pháp giải độc của y học cổ truyền ……………… Giải độc trong nhiễm độc cấp……………………………… Giải độc trong nhiễm độc mạn……………………………… NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI ĐỘC CỦA THUỐC YHCT Trong nước ………………………………………………… Nước ngoài ……………………………………………….. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BÀI BỔ TRUNG ÍCH KHÍ 22 22 22 23 25 25 26 26 28 30 30 34 THANG……………………………………………………. Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG 38 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU…………………………. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………… Động vật thí nghiệm………………………………………. Người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin……………… 40 42 42 42 2.3 2.3.1 2.3.1.1 2.3.1.2 2.3.1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………… Nghiên cứu trên thực nghiệm …………………………….. Xác định độc tính cấp (LD50) của bài thuốc GĐU-103…….. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bài thuốc GĐU-103 Nghiên cứu phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc 43 43 43 44 45 49 49 49 51 63 65 66 66 66 3.1 3.1.1 3.1.2 GĐX-103 ………………………………………………… Nghiên cứu trên lâm sàng…………………………………. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… Quy trình nghiên cứu trên lâm sàng………………………… Kỹ thuật xét nghiệm dùng trong nghiên cứu Các chỉ tiêu theo dõi……………………………………….. Phương pháp đánh giá kết quả ……………………………. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………….. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………….. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU…………………….. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM……………. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bài thuốc GĐU-103 … Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bài 3.1.2.1 3.1.2.2 3.1.2.3 3.1.2.4 3.1.2.5 3.1.3 thuốc GĐU-103………………………………………… Tình trạng chung của thỏ ………………………………….. Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 lên cân nặng thỏ….. Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU -103 đối với chỉ số huyết học.. Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU -103 đối với chỉ tiêu sinh hóa máu kết quả nghiên cứu mô bệnh học (đại thể và vi thể) gan, thận thỏ Đánh giá phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc 69 69 70 71 74 81 85 GĐX 103 3.1.3.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐX-103 trên da thỏ ………….. 3.1.3.2 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐX-103 lên niêm mạc của chuột 85 2.3.2 2.3.2.1 2.3.2.2 2.3.2.3 2.3.2.4 2.3.2.5 2.4 2.5 2.6 3.2 3.2.1 3.2.1.1 3.2.1.2 3.2.1.3 3.2.2 3.2.2.1 3.2.2.2 3.2.3 4.1 4.2 nhắt trắng………………………………................................ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG……….. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu….. Tình hình phơi nhiễm chất da cam/dioxin của NPN….... Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm về bệnh lý kèm theo……………………………… Kết quả nghiên cứu về tác dụng của pháp GĐ-103……. Kết quả nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng …………… Kết quả nghiên cứu mét sè chỉ tiêu cận lâm sàng………… Tác dụng không mong muốn của pháp GĐ-103 Chương 4: BÀN LUẬN CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP GĐ-103………………. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM……………. 69 69 88 89 89 89 90 92 93 93 95 107 108 110 4.2.1 4.2.2 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bài thuốc GĐU-103 Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bài 111 thuốc GĐU-103………………………………………….. 4.2.2.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến tình trạng chung 111 và cân nặng thỏ……………………………………………. 4.2.2.2 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 nên chức năng cơ quan 111 tạo máu……………………………………………………. 4.2.2.3 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đối với một số chỉ tiêu sinh 112 hóa máu, mô bệnh học đánh giá chức năng gan, thận thỏ Đánh giá phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc 113 117 GĐX-103 4.2.4.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐX-103 trên da thỏ……………. 4.2.4.2 Ảnh hưởng của thuốc GĐX-103 trên niêm mạc của chuột 118 4.2.4 4.3 4.3.1 4.3.1.1 4.3.1.2 4.3.2 4.3.2.1 4.3.2.2 4.4 4.5 nhắt trắng ……………………………….............................. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG……….. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng trong nghiên cứu Đặc điểm về tình trạng phơi nhiễm, tuổi, giới và thành phần Đặc điểm về bệnh lý kèm theo……………………………. Kết quả nghiên cứu tác dụng giải độc của pháp GĐ-103 Cải thiện các triệu chứng lâm sàng........................................ Thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng......................................... TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁP GĐ-103 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI………………………………….. KẾT LUẬN………………………………………………… KIẾN NGHỊ.......................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 119 120 120 120 122 123 123 126 139 140 141 143 DANH MỤC BẢNG Bảng số Tên bảng Trang Bảng 1.1 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật Đánh giá tính điểm cho 2 triệu chứng ban đỏ và phù nề… Cách xếp loại và tính điểm kích ứng da……………….. Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học……………. Phương pháp định lượng, giá trị tham chiếu một số chỉ 6 46 47 51 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 số hóa sinh máu………….............................................. Các đồng phân độc của nhóm PCDD và PCDF.....…… Điểm các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị… Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến cân nặng thỏ Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng HC Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ huyết sắc tố Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hematocrit… Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến thể tích trung 52 60 64 70 71 71 72 Bảng 3.6 bình hồng cầu………………………………………… Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng tiểu 72 73 Bảng 3.7 Bảng 3.8 cầu Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng BC Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng bạch 73 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 cầu trung tính…………………………………… Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến bạch cầu lympho Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hoạt độ AST Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hoạt độ ALT Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hoạt độ GGT Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ protein Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ glucose Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ cholesterol Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ triglycerit Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ 74 74 75 75 76 76 77 77 78 bilirubin toàn phần …………………………………… Bảng 3.18 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ ure Bảng 3.19 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ creatinin Bảng 3.20 Mức độ kích ứng da thỏ ở các nhóm NC tại các thời 78 79 79 điểm sau bôi thuốc GĐX-103………………………… Sự thay đổi số lần gãi mặt, mũi trên chuột nhắt trắng.. Sự thay đổi tần số hô hấp trên chuột nhắt trắng……… đánh giá tác dụng gây nhiễm độc của thuốc GĐX-103.. Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8-TCDD trong máu 87 88 88 88 Bảng 3.21 Bảng 3.22 Bảng 3.23 Bảng 3.24 của NPN trước điều trị (n=35).................................... Bảng 3.25 Sự thay đổi về mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng trung Bảng 3.26 Bảng 3.27 Bảng 3.28 Bảng 3.29 bình trước và sau khi xông (n=35)…………………... Sự thay đổi một số chỉ số của huyết học (n=35) Sự thay đổi nồng độ ure, creatinin máu (n=35)……… Sự thay một số chỉ số sinh hóa máu (n=35)………….. Sự thay đổi hoạt độ enzym AST, ALT, GGT, Bilirubin 89 93 95 96 96 toàn phần (n=35)………………………………….. Bảng 3.30 Sự thay đổi hoạt độ enzym chống oxy SOD, GPx và 97 nồng độ MDA (n=35)……………………………… Sự thay đổi hoạt độ enzym chống oxy hóa SOD, GPx và nồng độ MDA theo giới (n=35) ………………….. Sự thay đổi một số chỉ số về miễn dịch dịch thể (n=35) Sự thay đổi về số lượng các loại tế bào miễn dịch (n=35) Sự thay đổi về tỷ lệ các loại tế bào miễn dịch (n=35)…. Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8-TCDD trong máu 98 Bảng 3.31 Bảng 3.32 Bảng 3.33 Bảng 3.34 Bảng 3.35 99 100 102 102 của NPN trước và sau điều (n=35)………………….. Bảng 3.36 Sự thay đổi về nồng độ, tỷ lệ % của 2,3,7,8-TCDD và 103 tổng đương lượng độc giữa trước và sau điều trị (n=35) Bảng 3.37 Sự thay đổi nồng độ 7 chất đồng phân độc của PCDD 104 giữa trước và sau điều trị (n=35)…………………….. Bảng 3.38 Sự thay đổi lượng tồn 7 chất đồng phân độc trong nhóm 105 PCDD giữa trước và sau điều trị (n=35)...................... Bảng 3.39 Sự thay đổi về nồng độ 10 chất đồng phân độc trong 105 nhóm PCDF giữa trước và sau điều trị (n=35) (n=35).... Bảng 3.40 Sự thay đổi lượng tồn 10 chất đồng phân độc trong 106 nhóm PCDF giữa trước và sau điều trị (n=35).............. 107 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Biểu đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Tên biểu đồ Trang Kết quả nghiên cứu độc tính cấp…………………… 69 Phân bố theo tuổi, giới và thành phần của nhóm 90 Biểu đồ 3.3 NPN (n=35)………………………………………… Thời gian sử dụng nguồn nước ở khu vực sân bay Biên Hòa (n=35)…………………………………… Biểu đồ 3.4 Thời gian sống ở khu vực sân bay Biên Hòa (n=35) Biểu đồ 3.5 Đặc điểm về nhóm bệnh lý kèm theo (n=35)……… Biểu đồ 3.6 Sự thay đổi chỉ số BMI trước và sau ĐT (n=35)....... Biểu đồ 3.7 Kết quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng (n=35) Biểu đồ 3.8 Phân loại hiệu quả lâm sàng sau đợt điều trị (n=35) Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ người phơi nhiễm có sự thay đổi hoạt độ enzym chống oxy hóa SOD, GPx và nồng độ MDA sau điều trị (n = 35)……………………………….. Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ người phơi nhiễm có sự thay đổi chỉ số về 91 91 92 93 94 95 miễn dịch dịch thể sau điều trị (n = 35)……………. Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ người phơi nhiễm có sự thay đổi số lượng các 100 loại tế bào miễn dịch sau điều trị (n = 35)....................... 101 Sơ đồ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Hình Hình 1.1 97 Tên sơ đồ Quy trình nghiên cứu trên lâm sàng Quy trình nghiên cứu Tên hình Sơ đồ cơ chế tác động của dioxin thông qua thụ thể 49 68 10 AHR dẫn đến thay đổi biểu hiện gen DANH MỤC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang Ảnh 2.1 Ảnh 3.1 Ảnh 3.2 Ảnh 3.3 Ảnh 3.4 Ảnh 3.5 Ảnh 3.6 Ảnh 3.7 Ảnh 3.8 Ảnh 3.9 Ảnh 3.10 Ảnh 3.11 Ảnh 3.12 Ảnh 3.13 Ảnh 3.14 Ảnh 3.15 Ảnh 3.16 Bộ dụng cụ xông hơi …………………..……………... Gan thỏ NC-09 nhóm chứng…………………………... Gan thỏ N1-17 nhóm 1 dùng GĐU-103 liều 15g/kg…… Gan thỏ N2-24 nhóm 2 dùng GĐU-103 liều 45g/kg…… Hình ảnh vi thể gan thỏ NC-04 (HE, x200)……………. Hình ảnh vi thể gan thỏ N1-17 (HE, x200) nhóm 1…. .. Hình ảnh vi thể gan thỏ N2-26 (HE, x200) nhóm 2…… Thận thỏ NC-07 nhóm chứng………………………...... Thận thỏ N1-11 nhóm 1 ……………………………… Thận thỏ N2-28 nhóm 2………………………………. Hình ảnh vi thể thận thỏ NC-28 (HE, x400)…………… Hình ảnh vi thể thận thỏ N1-16 (HE, x400) nhóm 1…… Hình ảnh vi thể thận thỏ NC-28 (HE, x400) nhóm 2….. Vùng do thỏ đã cạo lông dùng để nghiên cứu……….. Da thỏ bên trái bôi thuốc GĐX-103 và bên phải bôi nướccất Đặt gạc và cố định gạc trên vùng da thỏ đã thử nghiệm Vùng da thỏ đã bôi thuốc GĐX-103 (bên trái) và đối 47 81 81 81 82 82 82 83 83 83 84 84 84 85 85 85 Ảnh 3.17 Ảnh 3.18 Ảnh 3.19 Ảnh 3.20 Ảnh 3.21 Ảnh 3.22 Ảnh 3.23 Ảnh 3.24 chứng (bên phải) sau 1giờ………………………….. Cận cảnh vùng da thỏ có bôi thuốc GĐX-103 sau 1giờ Cận cảnh vùng da thỏ có bôi nước cất sau 1giờ………. Hình ảnh vùng da thỏ có bôi thuốc GĐX-103 sau 24giờ Hình ảnh vùng da thỏ đối chứng sau 24giờ………… Hình ảnh vùng da thỏ có bôi thuốc GĐX-103 sau 48giờ. Hình ảnh vùng da thỏ đối chứng sau 48giờ……………. Hình ảnh vùng da thỏ có bôi thuốc GĐX-103 sau 72giờ Hình ảnh vùng da thỏ đối chứng sau 72giờ ……………. 85 85 85 86 86 86 86 87 87 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã phun rải khoảng gần 80 triệu lít chất độc hóa học xuống miền Nam Việt Nam thông qua chiến dịch mang tên “Ranch Hand”. Các loại chất độc này là chất “diệt cỏ và làm trụi lá cây” gồm chất da cam, chất hồng, chất xanh, chất trắng,… trong số đó 61% là chất da cam, chứa khoảng 366 kg dioxin (Stellman - 2003, Nguyễn Hùng Minh - 2014) [1],[2], thậm chí có thể lên tới 1000kg (Tran Xuan Thu-2003) [3], mật độ phun rải trung bình vượt gấp khoảng 17 lần cho phép sử dụng trong nông nghiệp của Hoa Kỳ, trong đó hầu hết diện tích bị phun rải 2 lần, 11% bị phun rải 10 lần [4]. Đặc trưng nhất của chất da cam/dioxin là 2,3,7,8TCDD, độc nhất trong các chất độc [5], chỉ với nồng độ vài phần tỷ gam nó đã gây tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều cho thấy chất da cam/dioxin có khả năng làm tổn thương đa dạng và phức tạp lên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ra rất nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là ung thư và dị tật bẩm sinh [6],[7],[8],[9]. Dioxin có tính bền vững về mặt vật lý và hóa học, nên chúng tồn tại rất lâu trong môi trường và cơ thể sinh vật. Đây chính là lý do giải thích vì sao chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm, nhưng đến nay lượng dioxin vẫn tồn lưu trong môi trường đất, nước tại các vùng ô nhiễm nặng như: khu vực sân bay Đà Nẵng, sân bay Phù Cát tỉnh Bình Định, sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai... hiện nay vẫn còn rất cao [10],[11],[12]. Do vậy, người dân sống lân cận tại các “điểm nóng” này hàng ngày vẫn phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Sự có mặt của 2,3,7,8-TCDD được xem là đồng phân đặc trưng nhất của những người phơi nhiễm thực sự với chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng ở Việt Nam, họ có thể mắc nhiều bệnh tật hiểm nghèo [13], bao gồm cả tổn thương tâm lý, suy giảm nhận thức [14],[15],[16] có liên quan đến dioxin. Việc điều trị các bệnh lý do chất da cam/dioxin còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thuốc chống độc đặc hiệu. Các phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là giải quyết triệu chứng bằng nhiều biện pháp tổng hợp: nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn giàu đạm, giàu vitamin, kích thích miễn dịch, thuốc thải độc bảo vệ tế bào gan, thuốc chống oxy hóa [17],[18],[19], kết hợp với xông hơi toàn thân [20]. Nhưng hiệu quả của các phương pháp này còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp giải độc cho những người phơi nhiễm chất da cam/dioxin vẫn luôn là việc làm rất quan trọng và cấp bách. Y học cổ truyền đã nghiên cứu về “độc” từ rất sớm, được ghi lại trong cuốn “Nội kinh”, các thế hệ y gia sau này đã không ngừng bổ sung và hoàn thiện. Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng dùng thuốc Y học cổ truyền (uống, xông hơi toàn thân, rửa dạ dày…) điều trị giải độc do nhiễm độc hóa chất, thuốc, thức ăn...thu được kết quả rất đáng khích lệ. Do dioxin có tính ái mỡ, nên trong cơ thể chúng phân bố chủ yếu ở mô mỡ và liên kết với tổ chức giàu mỡ như: tổ chức mỡ dưới da và gan, mỡ bao quanh tạng và các tổ chức khác. Theo lý luận của Y học cổ truyền, dioxin phân bố cả trong tạng phủ và cơ biểu, tức là ở cả phần biểu và phần lý, do vậy khi điều trị cần phải biểu lý song giải, mới đạt được hiệu quả cao [21],[22]. Hiện nay, ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu khoa học cơ bản sử dụng thuốc Y học cổ truyền để giải độc cho những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “GĐ-103” trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin”, với các mục tiêu sau: 1- Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của bài thuốc uống “GĐU-103” và phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc xông “GĐX103” trên động vật thực nghiệm. 2- Đánh giá tác dụng giải độc không đặc hiệu của bài thuốc “GĐU-103”, “GĐX-103” trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin, thông qua một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VÀ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA DIOXIN 1.1.1. Một số hiểu biết cơ bản về dioxin 1.1.1.1. Dioxin và các hợp chất tương tự dioxin Dioxin và các hợp chất tương tự (dioxins and related compounds - DRCs) là một nhóm bao gồm hàng trăm chất hữu cơ độc hại và tồn tại bền vững trong môi trường (Persistent Organic Pollutants - POP). Thuật ngữ dioxin hiện nay được hiểu là gồm 3 nhóm hợp chất: Polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs), polychlorinated dibenzofuran (PCDFs, hoặc furan) và các poly chlorinated biphenyl đồng phẳng (coplanar PCB hay dioxin- like PCBs, dl-PCBs). Cấu trúc cơ bản của nhóm PCDD và PCDF là hai vòng benzene được nối với nhau bởi hai cầu nối Oxy (đối với PCDD) hoặc một cầu nối Oxy (đối với PCDF). Tùy thuộc vào số lượng và vị trí của nguyên tử Clo gắn vào các vòng benzene mà tạo ra 75 đồng phân của nhóm PCDD và 135 đồng phân của nhóm PCDF. Một số đồng phân trong nhóm polychlorinated biphenyls (PCBs) cũng có đặc tính vật lý, hóa học và cơ chế tác động lên môi trường và sức khỏe con người tương tự như dioxin nên được gọi là dioxin - like PCBs. Theo định nghĩa mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 1997), dioxin gồm 7 đồng phân của PCDD, 10 đồng phân của PCDF và 12 PCB đồng phẳng (coplanar PCB) có đặc điểm gây độc tương tự dioxin (dioxin-like PCB) [23]. Các đồng loại này có thể tác động vào thụ thể hydrocarbon thơm (Aryl hydrocacbon receptor - AHR), vì vậy chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở mức độ khác nhau tùy theo hệ số độc tương ứng. Các nước phát triển trước đây chỉ định lượng 17 chất đồng loại, gồm 7 đồng phân của PCDD và 10 đồng phân của PCDF, do tỷ lệ tổng đương lượng độc các đồng phân của PCB rất nhỏ. Tuy nhiên, những năm gần đây người ta thấy sự tham gia ngày càng nhiều hơn của PCBs trong ô nhiễm dioxin nên đa phần các nước phát triển đã đưa cả dl -PCB vào các quy định về ngưỡng an toàn và yêu cầu định lượng dioxin bao gồm 29 chất đồng loại của tất cả 3 nhóm PCDD, PCDF và dl-PCB [24]. 1.1.1.2. Tổng đương lượng độc (Toxic Equivalency Quotient-TEQ), Hệ số đương lượng độc (Toxic Equivalency Factor-TEF) Thường một nguồn ô nhiễm dioxin có thể gồm nhiều chất của PCDD, PCDF và PCB với tỷ lệ các nồng độ khác nhau. Vì vậy, để đánh giá mức độ ô nhiễm, phơi nhiễm người ta phải tính được tổng đương lượng độc (TEQ) của tất cả các đồng loại dioxin ở nguồn gây ô nhiễm. TEQ =  (Ci X TEFi), trong đó Ci là nồng độ độc từng đồng loại dioxin, TEFi là TEF của đồng loại tương ứng. Giá trị TEF biểu thị mức độ tương đối về độc của dioxin và các hợp chất tương tự, trong đó chất độc nhất là 2,3,7,8-TCDD được quy định TEF bằng 1, những đồng loại khác của dioxin có giá trị theo mức độ độc của nó so với TCDD. Giá trị TEF cho 29 chất đồng loại của nhóm PCDD, PCDF và dl-PCB, theo quy định quốc tế (International-TEF, I-TEF) và quy định của Tổ chức Y tế thế giới 2005 (World Health Organization 2005-TEF, WHO2005-TEF) (có phụ lục kèm theo) [25],[26]. Giá trị tổng TEQs được tính toán sẽ phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện mức độ ô nhiễm, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động độc hại do các đồng loại của dioxin [27]. 1.1.1.3. Nguồn gốc của dioxin Dioxin có nguồn gốc rất đa dạng, từ hoạt động của núi lửa, cháy rừng, trong quá trình sản xuất công nghiệp có liên quan đến nguyên tử clo như: thuốc trừ sâu, các chất diệt cỏ, chất phát quang (chủ yếu là 2, 4, 5-T), quá trình sản xuất và tẩy trắng giấy bằng hợp chất có clo, sản xuất chất dẻo (PVC), các thiết bị công nghệ cũ lạc hậu hoặc hết thời hạn sử dụng (động cơ xe, máy các loại), các lò đốt rác, lò hỏa táng... Ở miền Nam Việt Nam, nguồn gốc dioxin chủ yếu là từ các chất diệt cỏ mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ năm 1961 đến năm 1972, quân đội Mỹ đã phun rải gần 80 triệu lít (~ 95 triệu kg) chất độc hóa học, gồm: chất da cam, chất hồng, chất trắng, chất tím, chất xanh mạ… (tên gọi này là tên màu sơn của dải băng đánh dấu các loại chất diệt cỏ để dễ nhận biết chúng trên các phi chứa). Trong các chất diệt cỏ quân đội Mỹ phun rải có khoảng 61% là chất da cam, các chất khác như chất hồng, trắng, xanh dương, xanh lá mạ, tím…chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng. Vì vậy, chúng ta thường nghe cụm từ chất da cam/dioxin do mục đích là chỉ rõ nguồn gốc dioxin chủ yếu từ chất da cam. Một trong những đặc trưng quan trọng trong chất diệt cỏ quân đội Mỹ sử dụng chủ yếu là 2,3,7,8-TCDD, các đồng loại khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ [26],[27]. 1.1.1.4. Tính chất vật lý, tính chất hóa - sinh *Tính chất vật lý Ở điều kiện thường, dioxin là chất rắn màu trắng, kết tinh rất mịn, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, nên chúng là các hợp chất rất bền vững trong môi trường tự nhiên. Đối với chất độc nhất trong nhóm này là TCDD, một số giá trị nhiệt độ được đưa ra sau đây chứng tỏ sự bền nhiệt của các dioxin: nhiệt độ nóng chảy 305-306°C; nhiệt độ sôi 412,2°C; nhiệt độ tạo thành 750-900°C, thậm chí quá trình tạo thành dioxin còn tồn tại ngay cả ở 1200°C, dioxin bị phân hủy hoàn toàn trong khoảng nhiệt độ từ 1200-1400°C hoặc cao hơn. Các dioxin có áp suất bay hơi và hằng số tan trong nước (hằng số Henry) rất thấp [27]. Các đồng loại độc của dioxin hầu như không tan trong nước, tan tốt hơn trong các dung môi hữu cơ như 1,2-dichlorobenzene, chlorobenzen, chloroform, benzen... Và đặc biệt tan tốt trong dầu mỡ. Đặc tính ưa dầu (lipophilic) và kị nước (hydrophobic) của dioxin liên quan chặt chẽ với độ bền vững của chúng trong cơ thể sống cũng như trong tự nhiên [27]. *Tính chất hóa - sinh Dioxin và các hợp chất tương tự đều là các hợp chất rất bền vững, chúng không phản ứng với các acid mạnh, kiềm mạnh, chất oxy hóa mạnh khi không có chất xúc tác ngay cả ở nhiệt độ cao. Các phản ứng hóa học của dioxin được quan tâm nghiên cứu nhằm mục đích phân hủy hoàn toàn hoặc chuyển hóa thành các dẫn xuất kém độc hơn, các phản ứng này được thực hiện trong các điều kiện đặc biệt về nhiệt độ cao, chất xúc tác, các acid có tính oxy hóa mạnh, kiềm đặc, bức xạ hay dùng vi sinh vật để chuyển hóa [27]. 1.1.1.5. Độc động học của dioxin * Độc tính Độc tính của một chất nói chung và dioxin nói riêng, được thể hiện qua giá trị liều gây chết trung bình (Median Lethal Dose - LDS0), tức là khối lượng chất độc trên một đơn vị thể trọng để làm chết 50% số con vật thí nghiệm. Giá trị LD50 phụ thuộc vào độc tính của chất, đặc trưng loài và con đường tiếp xúc, nhìn chung LD50 càng thấp thì chất càng độc. LD50 thường được nghiên cứu trên các loài động vật rồi sử dụng các hệ số chuyển đổi để ước tính cho con người. LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật được đưa ra trong bảng sau: Bảng 1.1: LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật [23] TT Loài LD50 (µg/kg) TT Loài LD50 (µg/kg) 1 Chuột đồng 0,5 - 2,1 6 Chó 30 - 300 2 Chuột cống 22 - 100 7 Gà 25 - 50 3 Chuột nhắt 112 - 2570 8 Khỉ 70 4 Mèo 115 9 Người 60 - 70 5 Thỏ 10 - 275 Dioxin là một trong những hợp chất độc nhất mà con người biết đến. Trong các đồng loại độc của dioxin, chất 2,3,7,8-TCDD là chất độc nhất, chỉ với nồng độ vài phần nghìn tỷ gam nó đã gây tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Các kết quả nghiên cứu ở người Việt Nam và trên thế giới đều cho rằng chất da cam/dioxin có khả năng làm tổn thương đa dạng và phức tạp lên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể. Nó có thể gây ung thư cho người (ung thư tổ chức phần mềm, ung thư dạng Hodgkin, non hodgkin, ban clor (chloracne) ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đường hô hấp như: ung thư phổi, phế quản, khí quản, thanh quản) [28],[29]. Ngoài ra, nó còn là tác nhân gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm khác như bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại vi… nguy hiểm hơn, TCDD còn gây thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai, dị dạng. TCDD được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC) xếp vào nhóm độc loại 1, tức là nhóm gây ung thư dẫn đến tử vong đối với người [30],[31]. * Phơi nhiễm dioxin Sự phơi nhiễm của một người với một yếu tố nào đó từ bên ngoài cơ thể là sự xâm nhiễm của yếu tố đó vào trong cơ thể bằng con đường tiếp xúc trực tiếp, gián
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan