Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp

.PDF
129
141
80

Mô tả:

Bộ giáo dục và đào tạo Đại học thái nguyên VI THỊ THANH THUỶ Nghiên cứu THực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đại học thái nguyên VI THỊ THANH THUỶ Nghiên cứu THực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp Chuyên ngành: VỆ SINH HỌC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC Y TẾ Mó số : 62.72.73.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Hoàng Khải Lập 2. PGS.TS .Trần Văn Phùng THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu trong luận án này là do tôi trực tiếp nghiên cứu, thực hiện và có sự hợp tác của các tập thể, cá nhân trong nước. Những số liệu trong luận án này trung thực, khách quan và chưa được ai công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này. Thái Nguyên, ngày 4 tháng 10 năm 2011 Người cam đoan Vi Thị Thanh Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Ban giám đốc và Ban đào tạo sau đại học của Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể cán bộ Bộ môn Huấn luyện kỹ năng Y khoa, khoa Điều Dưỡng nơi tôi đang công tác đã luôn động viên tinh thần, hỗ trợ về vật chất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Y tế Công cộng, Phòng Khoa học, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Thư viện của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trung tâm học liệu đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và động viên tinh thần trong thời gian tôi làm nghiên cứu sinh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Khải Lập- Nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Nguyên, nguyên trưởng Bộ môn Vệ sinh dịch tễ và PGS.TS. Trần Văn PhùngViện trưởng Viện khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Đảng Uỷ, Uỷ ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể, các cán bộ của Trạm y tế, cán bộ của Hội nông dân, cán bộ khuyến nông của phường Quang Vinh, Tân Long, Linh Sơn đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa phương. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Bộ môn Vệ sinh Dịch tễ đã giúp tôi nâng cao năng lực nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chia sẻ sự thành công với bố, mẹ, chồng, con, anh em trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, đóng góp những ý kiến quý giá cho tôi hoàn thành chương trình học tập nghiên cứu sinh và bản luận án này. Thái Nguyên, ngày 4 tháng 10 năm 2011 Vi Thị Thanh Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ADI Acceptable daily intake: liều ăn hàng ngày chấp nhận được AOAC Association of Analytical Communities: hiệp hội phân tích cộng đồng ATSH An toàn sinh học ATTP An toàn thực phẩm CMV Centrer medicine veterinary: trung tâm thuốc thú Y CSHQCT Chỉ số hiệu quả can thiệp CODEX Codex Alimentarius Commission: tổ chức quốc tế khuyến khích công bằng thương mại trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và lợi ích kinh tế của người tiêu dùng. DMTC Dưới mức tiêu chuẩn EU European Union: các nước trong khối kinh tế Châu Âu Eec European Economic Community: cộng đồng kinh tế châu Âu GDSK Giáo dục sức khoẻ FAO Food Argricuture Organization: tổ chức lương thực thế giới FDA Food and drug administratin: cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points: điểm kiểm soát trọng yếu và phân tích mối nguy HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật HQCT Hiệu quả can thiệp HSSN Hormone sex steroid natural: các hormone sinh dục Steroid tự nhiên JETACAR Joint Expert Technical Advisory Committee on Antibiotic: công ty chuyên gia kỹ thuật Ủy ban Tư vấn về kháng kháng sinh (Australia) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn JECFA Joint FAO/WHO Expert committee on food Additives: hội đồng chuyên gia thực phẩn của FAO/WHO K.A.P Knowledge, Attitude, Practice: kiến thức, thái độ, thực hành LMR Limits maximum residue: giới hạn tồn dư lớn nhất cho phép LOEL Lowest-observed-effect level: liều quan sát thấp nhất NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NOEL No-observed-effect level: liều không quan sát được pKa Hằng số phân ly, giá trị đo độ mạnh của axit ppb Parts per billion: một phần tỷ ppm Parts per million: một phần triệu RIA Radio-immuno assay: định lượng hoá miễn dịch phóng xạ TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻ TCCP Tiêu chuẩn cho phép TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO World health organization: tổ chức Y tế thế giới WTO World Trade Organization: tổ chức Thương mại Thế giới . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh...................................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm và phân loại Hormone ......................................................................................... 5 1.1.3. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học ...................................................................................................... 5 1.1.4. Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật.............................................. 6 1.1.5. Sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi ......................................................... 7 1.1.6. Những tác hại của tồn dư kháng sinh, hormone.............................................................. 8 1.1.7. Các phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt và một số sản phẩm từ thịt lợn ..................................................................................................................... 13 1.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone trong chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ........................................................................................................................................................................ 14 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................................................... 14 1.2.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone ở Việt Nam .................................... 17 1.3. Biện pháp giảm tồn dư kháng sinh và hormone trong thịt lợn ................................... 19 1.3.1. Nhóm giải pháp truyền thông Giáo dục sức khỏe ...................................................... 19 1.3.2. Nhóm giải pháp về kiểm tra, thanh tra và kiểm soát chất lượng thực phẩm .................................................................................................................................................................................... 20 1.3.2.1. Thanh tra, giám sát ..................................................................................................................... 20 1.3.2.2. Kiểm soát............................................................................................................................................. 22 1.3.2.3. Luật pháp ............................................................................................................................................. 23 1.3.3. Nhóm giải pháp đối với nhà sản xuất .................................................................................... 25 1.3.3.1. Tìm các chế phẩm thay thế kháng sinh .................................................................... 25 1.3.3.2. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho lợn .................... 26 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 28 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................. 28 2.1.1. Đối tượng ............................................................................................................................................................... 28 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................................................. 29 2.1.3.1. Giai đoạn I ................................................................................................................................................. 29 2.1.3.2. Giai đoạn II ............................................................................................................................................... 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................................. 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................................... 29 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................................................... 29 2.2.4. Nội dung can thiệp.................................................................................................................................. 36 2.2.5. Đánh giá sau can thiệp ........................................................................................................................ 38 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá ..................................................................................... 38 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................................................... 39 2.5. Phương pháp đánh giá phân tích xử lý số liệu ............................................................................... 41 2.6. Khống chế sai số .................................................................................................................................................. 41 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................................................... 42 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 43 3.1. Thực trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn ..................... 43 3.1.1. Thực trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn ......... 43 3.1.2. Thực trạng tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn ........................................ 46 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn .............................................................................................................................................................................. 50 3.2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học............................................................................................................. 50 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone .................................. 55 3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn sau can thiệp ............................................................................ 62 3.3.1. Kết quả hoạt động can thiệp........................................................................................................... 62 3.3.2. Sự thay đổi KAP của người chăn nuôi về chăn nuôi lợn an toàn sinh học ......................................................................................................................................................................................... 63 3.3.3. Kết quả tồn dư kháng sinh trong thịt lợn sau can thiệp ....................................... 69 3.3.4. Sự chấp nhận của cộng đồng và những khó khăn đối với việc thực hiện giải pháp can thiệp ..................................................................................................................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................................................................................. 82 4.1. Xác định tồn dư kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên........................................................................................................................... 82 4.1.1. Tồn dư kháng sinh trên thịt, thận và gan lợn .................................................................. 82 4.1.2. Tồn dư hormone trên thịt, thận và gan lợn ....................................................................... 86 4.2. Mô tả KAP liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên .......................................................................................... 88 4.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi lợn về sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi ............................................................................... 88 4.2.2. Mối liên quan giữa KAP về ATSH của người chăn nuôi lợn với tình trạng tồn dư trên thịt, thận và gan lợn ................................................................................................... 94 4.2.3. Mối liên quan của phương thức chăn nuôi với tồn dư kháng sinh, hormone trong sản phẩm................................................................................................................................... 96 4.3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên. ....... 97 4.3.1. Đặc điểm và tình hình chăn nuôi lợn của 2 phường nghiên cứu ................... 97 4.3.2. Hoạt động can thiệp ............................................................................................................................... 98 4.3.3. Hiệu quả can thiệp ............................................................................................................................... 103 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................ 106 KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn .............................................. 43 Bảng 3.2. Kết quả tồn dư từng loại kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn ...................... 43 Bảng 3.3. Tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn theo phương thức nuôi ...... 44 Bảng 3.4. So sánh hàm lượng tồn dư kháng sinh với tiêu chuẩn của FAO/WHO ..... 45 Bảng 3.5. Kết quả phân tích tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn .......................... 46 Bảng 3.6. Kết quả tồn dư từng loại hormone trong thịt, thận và gan lợn ......................... 46 Bảng 3.7. Kết quả tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn theo phương thức nuôi........ 47 Bảng 3.8. So sánh hàm lượng tồn dư hormone so với tiêu chuẩn của FAO/WHO ... 48 Bảng 3.9. Thực trạng kiến thức của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học (n = 384) ....................................................................................................................... 50 Bảng 3.10. Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn an toàn sinh học (n = 384) .......... 52 Bảng 3.11. Thực trạng thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học (n = 384) ....................................................................................................................... 53 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức của người chăn nuôi lợn với tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn ................................................................................... 55 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thái độ của người chăn nuôi lợn với tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn ................................................................................... 56 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thực hành của người chăn nuôi lợn với tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn ................................................................................... 57 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức của người chăn nuôi lợn với tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn ........................................................................................ 58 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thái độ của người chăn nuôi lợn với tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn ........................................................................................ 59 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thực hành của người chăn nuôi lợn với tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn ........................................................................................ 60 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa phương thức nuôi với tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt lợn, thận và gan lợn .......................................................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.19. Mối liên quan giữa phương thức nuôi với tình trạng tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn ................................................................................................................ 61 Bảng 3.20. Kết quả can thiệp về truyền thông giáo dục cho người chăn nuôi lợn trong 24 tháng can thiệp .................................................................................................................... 62 Bảng 3.21. Kiến thức của người chăn nuôi lợn trước và sau can thiệp .............................. 63 Bảng 3.22. Thái độ của người chăn nuôi lợn trước và sau can thiệp. .................................... 66 Bảng 3.23. Thực hành của người chăn nuôi lợn ở các nhóm trước và sau can thiệp.......... 67 Bảng 3.24. Kết quả tồn dư kháng sinh ở nhóm chứng (không can thiệp) ......................... 69 Bảng 3.25. Kết quả tồn dư kháng sinh ở nhóm can thiệp và nhóm chứng sau can thiệp .......................................................................................................................................................... 70 Bảng 3.26. Kết quả tồn dư hormone ở nhóm chứng (không can thiệp)............................... 71 Bảng 3.27. Kết quả tồn dư hormone ở nhóm can thiệp sau can thiệp và nhóm chứng phân tích lần 2 ........................................................................................................................... 72 Bảng 3.28. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư kháng sinh trong thịt lợn ....... 73 Bảng 3.29. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư kháng sinh trong thận lợn ..... 74 Bảng 3.30. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư kháng sinh trong gan lợn ....... 75 Bảng 3.31. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư hormone trong thịt lợn............. 76 Bảng 3.32. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư hormone trong thận lợn .......... 76 Bảng 3.33. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư hormone trong gan lợn ............ 77 Bảng 3.34. So sánh kết quả hàm lượng tồn dư kháng sinh trong gan lợn trước và sau can thiệp ................................................................................................................................................. 78 Bảng 3.35. So sánh kết quả hàm lượng tồn dư hormone trong gan lợn trước và sau can thiệp ................................................................................................................................................. 79 Bảng 3.36. Những khó khăn trong quá trình triển khai ...................................................................... 80 Bảng 3.37. Sự chấp nhận của người chăn nuôi lợn và cộng đồng về giải pháp can thiệp ........................................................................................................................................................... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kết quả tồn dư kháng sinh, hormone tính chung (n=68).................................. 49 Biểu đồ 3.2. Thực trạng kiến thức của người chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi ...................................................................................................................................................... 51 Biểu đồ 3.3.Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn về an toàn sinh học theo phương thức chăn nuôi .................................................................................................................... 52 Biểu đồ 3.4. Thực trạng thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo phương thức chăn nuôi .................................................................... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng trong đời sống cộng đồng, đón nhận được sự quan tâm của toàn xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh không những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội [91]. Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bị ô nhiễm có nhiều loại: tác nhân lý học, sinh học, hoá học…trong đó thực phẩm còn tồn dư kháng sinh, hormone là một dạng ô nhiễm có nguồn gốc hoá học đã và đang gây được sự chú ý trong dư luận xã hội. Đặc biệt sự xuất hiện dư lượng kháng sinh, hormone trong thực phẩm có nguồn gốc động vật trong những năm gần đây đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân [28], [50],[90],[95]. Tác hại của thực phẩm động vật có tồn dư kháng sinh, hormone đối với sức khoẻ con người đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra như: tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh, gây dị ứng, gây quái thai, gây rối loạn nội tiết và gây ung thư ở người [85], [88], [89]. Sự xuất hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói chung và thịt lợn nói riêng, có thể do ý thức của người chăn nuôi hoặc ý thức của người sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn tiêu thụ được các sản phẩm của mình đã lạm dụng các chất kháng sinh, hormone đưa vào thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt có thể do kiến thức, thái độ và thực hành về chăn nuôi lợn an toàn sinh học nói chung và về sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp của người chăn nuôi lợn nói riêng còn hạn chế đã dẫn tới tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn và một số sản phẩm của nó [64],[67],[82]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi- trung du, có số hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi lợn khá lớn, trong đó chăn nuôi lợn đã cung cấp phần lớn thực phẩm cho người dân thành phố Thái Nguyên. Cho tới nay, các nghiên cứu về vấn đề thực phẩm có nguồn gốc động vật còn dư lượng kháng sinh, hormone quá giới hạn cho phép trong thực phẩm và đặc biệt là các nghiên cứu giải pháp làm giảm tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói chung và trong thịt lợn nói riêng vẫn còn là khiêm tốn. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề này, nhất là ở Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 chúng tôi tiến hành đề tài:"Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp" Mục tiêu của đề tài 1. Xác định tồn dư kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên. 2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi lợn, liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại khu vực nghiên cứu. 3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh Theo Paul F. Souney và cộng sự (1997) [16], [87] thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo hoá học phức tạp, phần lớn do vi trùng, nấm và xạ khuẩn sản sinh ra. Kháng sinh có tác dụng (cả invitro và invivo) diệt các vi sinh vật gây bệnh, hoặc chỉ ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật đó. Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc, trước đây thường phân loại các kháng sinh như sau: Căn cứ vào phổ tác dụng của kháng sinh; Căn cứ vào nguồn gốc; Căn cứ vào cơ chế tác dụng [48]; Căn cứ vào mức độ tác dụng. Cách phân loại hiện đại: Căn cứ tổng hợp nguồn gốc, công thức cơ chế tác dụng và cách tác dụng...thuốc kháng sinh được chia thành những nhóm khác nhau: nhóm β- lactame (gồm penicilline và cephalosporin); Nhóm aminozid - AG; Nhóm macrozid; Nhóm lincosamid; Nhóm chloramphenicol; Nhóm tetracycline; Nhóm diệt nấm và virus; Nhóm kháng sinh đa peptid; Nhóm thuốc hoá trị liệu có cơ chế tác dụng như kháng sinh [53]. Dựa vào cơ chế tác dụng, người ta nhận thấy tetracycline là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng do vậy hiện nay trong thú y thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. * Kháng sinh nhóm tetracycline Tetracycline được chiết xuất từ streptomyces aureofaciens năm 1948, dẫn xuất đầu tiên được tìm thấy là chlortetracycline (aureomycin), 2 năm sau tìm được oxytetracycline (tetramycin). Đến năm 1957 tổng hợp được tetracycline. Trong số này, năm 1959 người ta chỉ đưa vào sử dụng loại demethylchlortetracycline trong điều trị bệnh cho con người và cho động vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ** Sự hấp thu, phân bố và thải trừ Hấp thu: qua đường uống đạt được nồng độ hữu hiệu trong máu sau 2 - 4 giờ và giữ trong 6 giờ hay lâu hơn, đôi khi có thể kéo dài 24-30 giờ. Nếu cứ sau 6 giờ lại uống 250mg nồng độ thuốc trong máu đạt 1-3 g/ml. Nếu dùng liều 500mg, nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt 3-5g/ml. Sự phân bố thuốc trong cơ thể: hàm lượng thuốc trong các tổ chức có liên quan rất lớn đến liều lượng sử dụng với tỷ lệ nước của các mô trong cơ thể. Chúng phụ thuộc vào sự liên kết và biến đổi của protein huyết tương. Sau khi được hấp thu được chuyển đến gan theo mật đổ xuống ruột non. Hàm lượng thuốc trong gan, mật bao giờ cũng cao hơn trong máu ít nhất từ 5-10 lần. Thuốc có chu kỳ máu-gan-mật-ruột-máu, nên được tồn tại lâu trong cơ thể. Thuốc được dự trữ trong các tế bào lưới nội mô của gan, lách và xương sườn, gắn chặt vào xương và men răng. Thuốc có ái lực với các mô đang trưởng thành, chuyển hoá nhanh. Tan mạnh trong lipid, dễ thấm vào cơ, cơ tử cung, tiền liệt, thận. Thải trừ: Phần lớn tetraxycline được thải trừ qua nước tiểu. Sự lọc thải của thuốc phụ thuộc vào công năng của thận. Nếu dùng theo đường tiêm có khoảng 20 -60% lượng thuốc được thải qua thận sau 24 giờ đầu có khoảng 20 50% liều uống cũng thải qua đường nước tiểu. Trong đó có khoảng 10-35% lượng oxytetraxycline được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng còn họat tính sau khi dùng thuốc ½ giờ đến 5 giờ còn chlotetraxycline nếu uống chỉ khoảng 1015% lượng thuốc được tìm thấy trong nước tiểu. Sự thải chlotetraxycline qua thận chỉ khoảng 35% thấp hơn oxytetraxycline. Nếu tiêm tĩnh mạch, 60% lượng thuốc được thải qua nước tiểu trong 12 giờ đầu. Tốc độ thải trừ của demethyl chlotetracycline qua nước tiểu chậm hơn, thấp hơn, chậm hơn ½ so với tetraxycline. Nếu uống, phần tetraxycline không được hấp thu sẽ thải trừ qua đường tiêu hóa (theo phân) dưới dạng còn hoạt lực. Có khoảng 500-600µg tetraxycline trong 1g phân. Đồng thời một lượng thuốc tiêm cũng được thải trừ qua phân do thuốc có chu kỳ: máu-gan-mật-thận, rồi theo phân ra ngoài [3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1.1.2. Khái niệm và phân loại Hormone Hormone là một chất vận chuyển hoá học từ một tế bào này sang một tế bào khác. Hormone được sinh ra từ tuyến nội tiết của loài động vật có xương sống, được tiết trực tiếp vào mạch máu, dịch cơ thể và chuyển đến các tế bào đích. Có nhiều loại hormone khác nhau, dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân loại hormone có cấu trúc protid, có phân tử lượng khoảng 10.000, không thể thâm nhập được vào trong tế bào. Hormone có cấu trúc steroid, có phân tử nhỏ khoảng 300, thấm qua được màng tế bào thu nhận bằng quá trình vận chuyển tích cực, trong số này có hormone sinh dục [18],[35],[83]. * Các hormone sinh dục và những hợp chất tác động giống với hormone sinh dục: Các hormone sinh dục có tác dụng thúc đẩy sự đồng hoá, tích luỹ protein và chất béo (testosterone tích luỹ nhiều protein, oestrogen tích luỹ nhiều chất béo). Những Steroid đồng hoá như: diethylstilbestrol, desamethasol… làm tăng trọng trên lợn nhanh hơn từ 15% - 20%, hiệu quả lợi dụng thức ăn tốt hơn từ 10% - 15%. * Hormone sinh trưởng Hormone sinh trưởng, còn được gọi là somatotropin đóng vai trò chủ chốt trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hormone này là sản phẩm của thùy trước tuyến yên. Người ta cho rằng hormone sinh trưởng không có tác động trực tiếp lên cơ và xương nhưng chúng là yếu tố sinh trưởng giống dạng insulin (Insulin-like Growth Factor)(IGF) và đặc biệt hơn nữa là IGF-I có tác dụng tạo điều kiện cho sự phát triển xương và cơ trên các động vật đang sinh trưởng [87]. 1.1.3. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học Chăn nuôi lợn an toàn sinh học là các thực hành tốt của người chăn nuôi lợn để đảm bảo cho lợn không tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy giảm việc dùng kháng sinh trong phòng và chữa bệnh, tạo ra các sản phẩm không có tồn dư. Nguyên tắc cơ bản của an toàn sinh học có thể áp dụng cho cả mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ và mô hình chăn nuôi lớn. Những hoạt động và những thói quen tốt diễn ra hàng ngày trong quá trình chăn nuôi như giữ đàn vật nuôi trong điều kiện tốt, trong môi trường được bảo vệ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 kiểm soát mọi thứ vào khu vực chăn nuôi. Lợn được nuôi dưỡng chăm sóc trong điều kiện tốt sẽ có sức chống đỡ bệnh tật tốt hơn. Chuồng trại thường xuyên được vệ sinh khử trùng tiêu độc, mật độ nuôi lợn phải hợp lý. Cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống sạch và đảm bảo chất lượng, định kỳ bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho con lợn. Tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ cho lợn. Các trang trại chăn nuôi theo mô hình khép kín là mô hình an toàn sinh học cao. Có hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi, có nơi thay trang phục cho công nhân và những người có nhiệm vụ vào khu chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi tình hình chăn nuôi, phối hợp với thú y để nắm vững tình hình dịch bệnh của địa phương và thực hiện nghiêm túc cam kết 5 không: Không thả rông, không mua bán lợn bệnh, không ăn thịt lợn bệnh, không dấu dịch, không vứt xác lợn ra sông, ruộng. Tất cả những người tiếp xúc với lợn bệnh phải có trang bị phòng hộ [8]. Việc thực hành của người chăn nuôi lợn: như sử dụng thức ăn, sử dụng an toàn và hợp lý kháng sinh và thuốc tăng trọng (hormone) cho lợn đúng theo quy định là một nội dung quan trọng trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học có tác động tốt đến sức khoẻ của cộng đồng. 1.1.4. Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật Khái niệm về tồn dư kháng sinh và hormone Tồn dư đó là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mô, các phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết cho đến các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Có nhiều loại hormone được sử dụng trong chăn nuôi để giúp tăng trọng cho con vật. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào 2 loại hormone hướng sinh dục, đó là hormone testoterone và estrogen bởi khi con người sử dụng thực phẩm có tồn dư hai hormone này sẽ có thể làm rối loạn nội tiết [33]. Hormone testosteron Hormone sau khi vào cơ thể vật nuôi qua đường ăn uống hoặc tiêm sẽ được hấp thu vào máu. Trong máu 90% testosterone gắn với protein đặc hiệu của huyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 tương là SHBG hay TeBG (sex hormone binding globulin hoặc testosterone BG). Được chuyển hoá và biến đổi qua gan và thải trừ qua thận. Hormone có tác dụng làm tăng đồng hoá protid, giữ nitơ và các muối K+ , Na+, photphos … do vậy làm phát triển cơ, xương, làm tăng cân vật nuôi [34]. Hormone ostrogen Ostrogen có tác dụng lặp lại chu kỳ kinh nguyệt ở động vật đã cắt bỏ buồng trứng. Hormone 17β-oestradiol, oestron (folliculin) và oetriol được buồng trứng bài tiết là đều là dẫn chất 17β-oestradiol. Tác dụng của ostrogen là làm dày niêm mạc tử cung, làm cho lớp biểu mô âm đạo dày lên sừng hoá rồi tróc ra làm phát triển cơ quan sinh dục con vật cái. Nếu liều cao sẽ ức chế FSH tuyến yên làm trứng không phát triển được và không bám được vào niêm mạc tử cung. Đối với gia súc giống đực nếu liều cao trong máu làm teo tinh hoàn, làm ngừng tạo tinh trùng. Hormone này gây giữ nước và Natri làm cho màu da con vật căng bóng đẹp, vì có tác dụng đồng hoá protein làm tăng canxi máu… phát triển cơ xương, làm cho con vật lớn nhanh. Các hormone này hấp thu vào máu được chuyển hoá qua gan thải trừ qua thận. Quá trình sử dụng lâu dài cho vật nuôi cũng gây nên hiện tượng tích luỹ tại các mô. 1.1.5. Sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi Nhu cầu về sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi động vật là rất lớn. Kháng sinh được sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng khi dùng với liều lượng thấp 2,5 -50 ppm. Người ta sử dụng vì mục đích thâm canh trong chăn nuôi như kiểm soát tác nhân lây nhiễm, làm tăng năng suất của vật nuôi đã được chứng minh là có hiệu quả. Peter, H. and J. Heritage, (dẫn từ [24]) cho rằng các chất kháng sinh sử dụng với mục đích kích thích sinh trưởng được dùng để “ giúp gia súc non tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, thu lợi tối đa và cho phép sản xuất ra những cá thể khỏe mạnh”, do kháng sinh có khả năng kiểm soát quần thể vi khuẩn nhạy cảm trong đường ruột của vật nuôi. Năng lượng khẩu phần ăn của lợn mất hơn 6% do hoạt động lên men của vi khuẩn trong đường ruột (Jesen,1998), do đó nếu kiểm soát quần thể vi khuẩn trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 đường ruột tốt hơn thì có thể biến phần năng lượng mất đi thành năng lượng sinh trưởng của vật nuôi. Thomke và Elwinger (1998) đưa ra giả thuyết: các cytokin phóng thích ra trong quá trình phản ứng miễn dịch cũng có thể kích thích sự phóng thích các hormone dị hóa, dẫn đến làm giảm mô cơ. Do đó, việc làm giảm các nguồn lây nhiễm trong đường ruột sẽ làm tăng đáng kể khối lượng cơ bắp. Cơ chế tác động của việc dùng chất kích thích sinh trưởng là cải thiện mức tăng trọng ngày từ 1 đến 10%, chất lượng thịt tốt hơn, ít mỡ, protein nhiều hơn. Theo Prescott và Baggot (1993) cho rằng đặc biệt là với các con vật nuôi ốm yếu, hoặc nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp và kém vệ sinh thì hiệu quả của sử dụng chất kháng sinh rõ rệt hơn nhiều. Ngoài việc sử dụng kháng sinh, người ta còn sử dụng loại hormone khác nhau trong chăn nuôi như các hormone hướng sinh dục, các hormone kháng tuyến giáp... Các nghiên cứu về chuyển hoá hormone trong cơ thể vật nuôi đã cho thấy hormone kháng tuyến giáp có tác động lên chất lượng thịt rất lớn như làm tăng khối lượng con vật, chủ yếu là tăng trọng lượng của các phủ tạng và tăng tỷ lệ nước trong thịt [68]. 1.1.6. Những tác hại của tồn dư kháng sinh, hormone Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: có thể do ý thức, trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc...trong đó ý thức, thái độ của con người chiếm khoảng 18% các trường hợp kháng sinh tồn dư trong thực phẩm (Phùng Quốc Chướng, 2005) [4]. * Ảnh hưởng đến chất lượng thịt Lượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn như: thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt không thơm. Nếu hàm lượng thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ có mùi của thuốc kháng sinh. Các sản phẩm thịt có tồn dư hormone steroid có biến đổi chất lượng thịt như: tỷ lệ mỡ bị giảm đi, tính mềm và tính giữ nước bị biến đổi. Các hormone glucocorticoide tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm, đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu như thường xuyên ăn các loại thịt này [23]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan