Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu thành phần hóa học một số phân đoạn cặn dịch chiết n hexane cây gai (...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học một số phân đoạn cặn dịch chiết n hexane cây gai (boehmeria nivea (l) gaud.) họ gai (urticaceae)

.PDF
50
1
72

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THÚY NGÂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN CẶN DỊCH CHIẾT n-HEXANE CÂY GAI (Boehmeria nivea (L) Gaud.) HỌ GAI (Urticaceae) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Hóa học Phú Thọ, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THÚY NGÂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN CẶN DỊCH CHIẾT n-HEXANE CÂY GAI (Boehmeria nivea (L) Gaud.) HỌ GAI (Urticaceae) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Hóa học NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Triệu Quý Hùng Trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Triệu Quý Hùng. Các số liệu, kết quả nêu trong Khóa luận là trung thực và chưa từng có ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây. Toàn bộ các thông tin trích dẫn trong Khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ. Sinh viên Nguyễn Thúy Ngân LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Thầy hướng dẫn khoa học: TS. Triệu Qúy Hùng-Trường Đại học Hùng Vương đã chỉ ra hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô, các nhà khoa học Trường Đại học Hùng Vương đã giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện các thực nghiệm hóa học. Nhân dịp này em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Khoa học Tự nhiên-Trường Đại học Hùng Vương đã tạo cho em một môi trường học tập khoa học, nghiêm túc. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và các bạn sinh viên K12. ĐHSP Hóa học- Trường Đại học Hùng Vương đã hỗ trợ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện Đề tài. Phú Thọ, ngày 02 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thúy Ngân -i- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1 Giới thiệu về chi Boehmeria ....................................................................... 3 1.2 Đặc điểm thực vật cây Gai ....................................................................... 10 1.3 Các nghiên cứu về hóa thực vật chi Boehmeria........................................ 11 2.2.1 Hóa chất.................................................................................................. 16 2.2.2 Thiết bị nghiên cứu ................................................................................ 16 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17 2.3.1 Phương pháp ngâm chiết ........................................................................ 17 2.3.2 Phương pháp sắc ký ............................................................................... 17 2.3.2.1 Phương pháp sắc ký lớp mỏng ............................................................ 18 2.3.2.2 Phương pháp sắc ký cột ...................................................................... 19 2.3.3 Phương pháp kết tinh ............................................................................. 21 2.3.4 Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân ............................................ 21 2.3.4.1 Phổ cộng hưởng từ nhân proton (1H-NMR) ...................................... 22 2.3.4.2 Phổ cộng hưởng từ nhân carbon-13 (13C-NMR)................................. 24 3.1 Phân lập cặn dịch chiết n-hexane lá-thân cây Gai .................................... 26 3.1.1 Điều chế cặn chiết n-hexane .................................................................. 26 3.1.2 Quá trình phân lập dịch chiết n-hexane ................................................. 28 -ii- 3.1.2.1 Khảo sát thành phần định tính và lựa chọn dung môi......................... 28 3.1.2.2 Quá trình phân lập chất ....................................................................... 30 3.2 Xác định cấu trúc hợp chất BNC6 ............................................................ 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 38 1. Kết luận ....................................................................................................... 38 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39 -iii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT  Các phương pháp sắc ký TLC Thin Layer Chromatography: Sắc ký lớp mỏng CC Column Chromatography: Sắc ký cột  Các phương pháp phổ 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13 C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 t: triplet (vạch ba) quint: quintet (vạch năm)  Các chữ viết tắt khác TMS Tetramethyl silan  Tên của các hợp chất được viết theo nguyên bản Tiếng Anh -iv- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Boehmeria diffusa Wedd. ................................................................. 4 Hình 1.2. Boehmeria macrophylla Hornem ..................................................... 5 Hình 1.3. B. nivea (L.) Gaud............................................................................. 6 Hình 1.4. B. penduliflora Wedd. ....................................................................... 8 Hình 1.5. B. tonkinensis Gagnep. .................................................................... 9 Hình 1.6. Cây Gai ............................................................................................ 10 Hình 2.1. Minh họa sắc ký lớp mỏng .............................................................. 18 Hình 2.2. Minh họa sắc ký cột ........................................................................ 20 Hình 2.3. Minh họa phổ 1H-NMR................................................................... 23 Hình 2.4. Minh họa phổ 13C-NMR.................................................................. 25 Hình 3.1. Thân và lá cây Gai được thái nhỏ, phơi trong bóng mát ................ 26 Hình 3.2. Quá trình ngâm chiết cây Gai điều chế cặn chiết n-hexane ............ 27 Hình 3.3. Kết quả khảo sát TLC cặn chiết n-Hexan của cây Gai ................... 29 Hình 3.4. Cột tổng silica gel cặn n-hexane ..................................................... 31 Hình 3.5. Kết quả khảo sát TLC các bình hứng dung dịch rửa giải ............... 32 Hình 3.6. Hình ảnh TLC các phân đoạn F1÷F11 ............................................ 34 Hình 3.7. Hình ảnh TLC chất BNC6 .............................................................. 34 Hình 3.8. Sơ đồ phân lập cặn n-hexane lá-thân cây Gai ................................. 35 Hình 3.9. Cấu trúc của hợp chất BNC6 .......................................................... 36 Hình 3.10. Phổ 1H-NMR của BNC6 ............................................................... 36 -v- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Giá trị Rf và màu sắc các vệt chất trên bản mỏng .......................... 30 Bảng 3.2. Kết quả các phân đoạn thu được từ cột tổng n-hexane .................. 33 -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con người. Ngày nay những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và chăm sóc sức khoẻ con người. Chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm…Mặc dù công nghệ tổng hợp hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh, nhờ đó giảm tỷ lệ tử vong rất nhiều, song những đóng góp của các thảo dược cũng không vì thế mà mất đi chỗ đứng trong Y học. Nước ta có khí hậu và thảm thực vật khá phong phú và đa dạng. Dân tộc Việt Nam có truyền thống về sử dụng các loài thảo mộc làm thuốc chữa bệnh. Những năm gần đây xu hướng tìm kiếm một số hoạt chất trong các loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh ngày một tăng, thu hút các nhà khoa học nghiên cứu. Theo các số liệu thống kê mới nhất thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 loài, trong số đó có trên 3200 loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong Y học dân gian [3]. Tên chi Boehmeria được đặt theo tên nhà thực vật học người Đức, Georg Rudolf Boehmer. Theo tác giả Võ Văn Chi, chi Boehmeria có khoảng 50 loài ở nhiệt đới và Bắc cận nhiệt đới. Ở nước ta có 9 loài mà 4 loài đã biết công dụng được sử dụng trong y học cổ truyền mở ra tiềm năng nghiên cứu hóa thực vật về các loài này[3]. Cây Gai thuộc chi Boehmeria có vị ngọt, hàn, không độc có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông tiểu tiện ... trong dân gian được sử dụng làm thuốc an thai và nhiều loại thuốc khác trị hiệu quả một số bệnh. -2- Nhằm mục tiêu tiếp tục tìm kiếm các hợp chất thiên nhiên từ cây Gai (Boehmeria nivea (L) Gaud) tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học một số phân đoạn cặn dịch chiết n-hexane cây Gai (Boehmeria nivea (L) Gaud.) họ Gai (Urticaceae)” 2. Mục tiêu đề tài - Phân lập chất sạch từ các phân đoạn nhỏ của dịch chiết n-hexane cây Gai. - Xác định cấu trúc chất phân lập được bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Ý nghĩa khoa học: + Kết quả của đề tài đóng góp thông tin cho lĩnh vực nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên về thành phần hóa học của cây Gai (Boehmeria nivea (L) Gaud.) họ Gai (Urticaceae) của Việt Nam. + Cung cấp các dữ liệu về phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại, ... của một số hợp chất thiên nhiên được phân lập từ loài thực vật được nghiên cứu từ cây Gai. + Cung cấp thông tin về các kĩ thuật ngâm chiết, sắc kí (sắc kí bản mỏng và sắc kí cột), xác định cấu trúc của các hợp chất thiên nhiên. -Ý nghĩa thực tiễn: + Đề tài giúp định hướng cho việc nghiên cứu, sử dụng cây Gai trong cuộc sống; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức về phân lập, về phổ cộng hưởng từ hạt nhân cho sinh viên. + Đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành hóa học và cán bộ nghiên cứu hóa học hữu cơ. -3- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về chi Boehmeria Theo cuốn Từ điển thực vật thông dụng của tác giả Võ Văn Chi [1], Boehmeria Jacq., họ Gai – Uricaceae [để tưởng nhớ thầy thuốc và nhà thực vật học Đức Georg Rudolf Boehmer (1723-1803)] – Gai, Gai tuyết. Những loài cây thuộc chi này là cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ. Lá mọc đối hay so le có răng với 5 gân gốc. Cụm hoa của chúng mọc khác gốc, cùng gốc hoặc lưỡng tính thành xim đơn ở nách lá, đơn độc hay tập hợp thành bông đơn hay cành chuỳ ở nách lá, ít khi ở ngọn. Hoa đực có (3)-4-(5) lá đài xếp van, số nhị bằng số lá đài, nhuỵ lép hình cầu hay quả lê hoa cái có lá đài dính thành túi, phía đỉnh là một mỏ có 2-4 răng nhỏ; bầu cùng dạng với đài; đầu nhuỵ đơn, mảnh. Quả bế nằm trong đài và rơi cùng với đài; hạt có rễ nằm trên. Trên thế giới có khoảng 50 loài ở nhiệt đới và Bắc cận nhiệt đới trong đó nước ta có 9 loài mà 4 loài được biết công dụng: B. diffusa Wedd. [B. Clidemioides Miq. Var. Diffusa (Wedd.) Hand. – Mazz.] – Gai lan. Cây thảo sống nhiều năm, cao 0,40 – 1,20m, có lông ngắn. Lá ít khi mọc đối mà mọc so le ; phiến lá có hình trứng hay hình trứng hẹp, dài 2,5-10cm, rộng 1,2-5,5 cm; đầu nhọn, mép có răng đều, hai mặt có lông ngắn; gân gốc 3; cuống lá dài 5-7 cm. Hoa đơn tính khác gốc hay cùng gốc, tập hợp thành bông mang các xim đơm tròn; xim đơm đực rộng 4mm, xim đơm cái 3mm. Bao hoa 3-4 phiến; nhị 3-4, quanh nhuỵ lép; hoa cái dạng ống dài 1,5mm, có 3-4 răng nhọn; vòi nhuỵ dài 2,5mm. Chúng phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta phân bố từ Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Thủ Pháp) vào tới Khánh Hoà (Nha Trang). Cây mọc dọc suối từ vùng thấp lên đến độ cao 1200m. Tháng 2-3 thì chúng ra hoa. Cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc ở Vân Nam (Trung Quốc). -4- Hình 1.1. Boehmeria diffusa Wedd. B. macrophylla Hornem. (B. platyphylla D. Don) – Gai nước. Là loại cây nhỡ cao 3-4m. Nhánh của chúng có màu nâu đỏ, to 4-5mm. Lá mọc đối, hình trứng rộng hay trái xoan, có mũi nhọn, ở gốc gần như cụt , đột ngột thành đuôi dài 2-3cm , dài tất cả 7-10cm, rộng 6-9cm,lông rải rác sát ở cả hai mặt, răng hình tam giác; gân gốc 3, mà 2 gân bên ngắn hơn, gân bên 2 đôi; cuống lá mảnh, dài 3-11cm. Cụm hoa của chúng ở nách lá, thành chùm dạng bông, thường đơn, mảnh, dài 13-40cm; các xim đơm chỉ liên tục về phía bên trên.Những bông hoa đực có đường kính 2mm; lá đài 4, nhị 4, bao phấn tròn; nhuỵ lép gần tròn. Hoa cái hình cầu, đường kính 2,5mm, có bao hoa hình thoi, hơi dạng ống 2mm, mỏ có 4 răng nhỏ, bầu cùng dạng với đài. -5- Hình 1.2. Boehmeria macrophylla Hornem Loài gai này rất đa dạng, cả về bộ lông, kích thước, bộ răng của lá, chiều dài của lông nên được chia ra nhiều thứ. Chúng được phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta có gặp từ Lạng Sơn, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam vào tới Bà Rịa Vũng Tàu (Núi Dinh). Cây mọc dưới tán rừng, gần các khe suối và ra hoa vào mùa xuân, mùa hạ. Vỏ thân cây cho sợi, có thể dùng để bện dây thừng. Ở Trung Quốc toàn cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, khư phong, trừ thấp, để trị phong thấp, viêm khớp xương. B. nivea (L.) Gaud. - Gai tuyết. Là loại cây nhỏ cao 1,5-2m; gốc hoá gỗ. Rễ của chúng dạng củ, hình trụ thường cong queo, màu vàng, chứa nhiều nhựa gôm. Cành có màu nâu nhạt, có lông. Lá lớn, mọc so le, hình trái xoan, dài 5-16cm, rộng 9,5-14cm, mép -6- khía răng, mặt trên xanh, mặt dưới trắng bạc phủ lông mềm và mịn; lá kèm hình dải nhọn, thường rụng, cuống lá màu đo đỏ. Cụm hoa cùng gốc hay khác gốc, ở nách, xếp thành chuỳ đơn (hoa cái) hay hợp lại với nhau ( hoa cái và hoa đực ) tạo thành túm dày đặc. Xim đơn đực nhiều hoa; hoa đực có 4 lá đài, 4 nhuỵ và nhuỵ lép dạng quả lê tù. Xim đơn cái hình cầu không sít nhau, mang nhiều hoa cái có bao hoa hình trứng, có lông và bầu dẹp hình trái xoan hơi có cánh. Hình 1.3. B. nivea (L.) Gaud. -7- Chúng được phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Malaixia và Ôxtrâylia. Ở nước ta, gai mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc....vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Bình, Ninh Thuận. Gây trồng chủ yếu bằng đoạn thân rễ. Cây ưa ẩm mát, kín gió, đất sâu, thoát nước, nhiều phùn, pH từ 6-7. Từ tháng 5 đến tháng 8 ra hoa ; tháng 3 đến tháng 11 có quả đến nhưng cũng thường có nhiều đợt hoa trong năm. Cây gai được trồng để lấy sợi, lấy lá và rễ nhưng chủ yếu để lấy sợi sản xuất các loại hàng bằng gai (vải lót lốp xe đạp, ô tô, lưới đánh cá, làm giấy cao cấp v.v..). Lá gai để dùng làm bánh gai có hương vị đặc biệt và là nguyên liệu làm thuốc chế vitamin C, chữa ho. Rễ gai dùng chữa bệnh ứ huyết, tiêu mụn nhọt, chữa sẩy thai ra máu, đau bụng khi có thai, v.v... B. penduliflora Wedd. (B. macrophylla D. Don) – Gai lá dài. Cây cao 1,5-2m, cứng, hoá gỗ ở gốc. Nhánh cây khoẻ, dày 2-5mm, có lông ngắn. Lá của chúng mọc đối hình ngọn giáo dài, tròn hay tù ở gốc, nhọn dài dần ở đầu, dài 8-25cm, rộng 2-4cm, ráp và sùi bọt ở mặt trên, có lông mi gắn ở mặt dưới trên các gân; mép có răng mịn và đều; gân gốc 3, gần bằng nhau, các gân phụ ở gốc, ít phân biệt với gân con, các gân khác khoảng 9 đôi, hướng lên; gân nhỏ nhiều; nằm ngang; cuống lá dài 5-20mm, khoẻ, có nhiều lông ngắn, lá kèm hình dài nhọn, dài 15-20mm. Cụm hoa khác gốc ở nách lá, dạng bông. Hoa đực thành bông ngắn, 35cm; xim đơn gần sít nhau, ít hoa. Lá dài 4, hình trái xoan, nhị 4, nhuỵ lép hình thoi. Bông cái có xin đơn hình cầu, đường kính 5mm, nhiều hoa. Bao hoa dạng con thoi, hơi có nhiều góc, răng 2. Bầu hình con thoi; đầu nhuỵ dạng sợi. Loại cây gai này được phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Ở nước ta có gặp tại Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh. -8- Hình 1.4. B. penduliflora Wedd. Cây mọc trong rừng, nơi ẩm mát ven khe suối. Vỏ cây cho sợi như sợi cây gai. Toàn cây, rễ, vỏ, lá được sử dụng làm thuốc giảm đau, cầm máu. Ở Vân Nam (Trung Quốc), được dùng trị đầu phong, phát sốt nóng, gãy xương, cảm mạo, phong thấp viêm khớp xương. Còn ở Quảng Tây, lá dùng để trị viêm tai giữa và trẻ em lở đầu. B. tonkinensis Gagnep. – Đay suối, Gai Bắc Bộ. -9- Cây thảo cao 1m; cành non màu đỏ, có lông ngắn và sát. Lá cây mọc đối, thuôn, góc tù, đầu nhọn ngắn, dài 5-10cm, rộng 2-9cm; răng thon như răng cưa; gân gốc 3; cuống dài 8-20mm, có lông sát; lá kèm hình tam giác nhọn ngắn, dài 5-10cm, rộng 2-9cm; răng thon như răng cưa; gân gốc 3, cuống dài 8-20mm, có lông sát; lá kèm hình tam giác nhọn; dễ rụng. Cụm hoa ở nách lá, dạng bông, dài 7cm, gồm các xim đơn sít nhau. Xim đơn đực có 6-8 hoa ở nách một lá bắc hình tam giác; nụ hình cầu, hơi nhọn, có lông trắng sát; lá đài 4; nhị 4; nhuỵ lép hình cầu dạng quả lê. Cụm hoa cái có 8-15 hoa; bao hoa hình trứng, có lông ngắn, mỏ có 3-4 răng; bầu hình trứng có lông ngắn; đầu nhuỵ hình sợi. Hình 1.5. B. tonkinensis Gagnep. Chúng được phân bố ở Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc (Hải Nam). Ở nước ta có gặp tại Cao Bằng và Quảng Trị, Đồng Nai. Thường gặp ven suối -10- trong rừng ẩm. Cây ra hoa vào mùa hạ và có thể kéo dài đến mùa thuiới thiệu về chi Boehmeria. 1.2 Đặc điểm thực vật cây Gai Hình 1.6. Cây Gai -11- Cây Gai còn gọi là trữ ma (theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ, cây Gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ ma) . Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây Gai. Cây Gai được sử dụng làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá. Loại cây này sống lâu năm, có thể cao tới 1,5-2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm, rộng 4-8cm mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, dáp, có 3 gân từ cuống phát ra.Lá của chúng có thể thu hái quanh năm. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại [1], [3]. Rễ của chúng được hái quanh năm , tốt nhất là vào mùa thu đông. Đào rễ rửa sạch đất cát, bỏ rễ con, thái mỏng hoặc để nguyên, rồi phơi hay sấy khô, có khi dùng tươi . 1.3 Các nghiên cứu về hóa thực vật chi Boehmeria Cho đến nay đã có một số tác giả nước ngoài đã công bố thành phần hóa học của một số loài trong chi Boehmeria. Một số hợp chất đã được phân lập và xác đinh cấu trúc thuộc nhóm chất flavonoid, alkaloid, sterol. Về nhóm hợp chất falvonoid, năm 2009 nhóm tác giả Semwal DK và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc 3 hợp chất flavonoid chalcone-6'hydroxy-2',3,4-trimethoxy-4'-O-β-D-glucopyranoside (1), isoflavone-3',4',5,6tetrahydroxy-7-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-rhamnopyranoside] isoflavone-3',4',5,6-tetrahydroxy-7-O-[β-D-glucopyranosyl- (2), (1→6)-β-D/b- glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-rhamnopyranoside] (3) từ cây Boehmeria rugulosa [15].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng