Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá chình bông (anguilla...

Tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá chình bông (anguilla marmorata) trong bể xi măng tại trại giống mặn lợ cửa tùng quảng trị

.PDF
60
357
73

Mô tả:

Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, năng suất, đối tượng nuôi và trình độ kỹ thuật nuôi để trở thành một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm mà còn xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với bờ biển dài 3260km cùng 112 cửa sông, lạch, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh và đầm phá, ngư trường. Có thể nói, tiềm năng nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam là rất phong phú và có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự giàu có về tài nguyên, khí hậu thuận lợi, đa dạng về sinh thái đã khiến cho ngành thuỷ sản nước ta có nhiều ưu thế phát triển trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực kinh tế nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của đất nước. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), trong năm 2011, ngành thủy sản có bước tăng trưởng đáng kể, tổng sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn (tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,2 triệu tấn (đạt kế hoạch và bằng 90,9% so với năm 2010), sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng 7,8% so với kế hoạch năm và 10,8% so với năm 2010), diện tích nuôi trồng đạt 1,093 triệu ha (bằng 97,3% kế hoạch và tăng 2,5 lần so với năm 2010). Với tiềm năng hiện có nuôi cá nước ngọt đang là một ngành nghề phát triển mạnh ở nước ta hiện nay. Hàng năm nuôi trồng thủy sản nước ngọt cung cấp một lượng lớn sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện nay cá nước ngọt được nuôi rộng rãi với nhiều hình thức và quy mô lớn. Các đối tượng nuôi ngày càng phong phú với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm cỏ, cá chép, cá mè...cho năng suất thấp và chất lượng thịt không ngon nên chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa nên đã hạn chế tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Các đối tượng nuôi xuất khẩu như cá tra, cá basa có sản lượng xuất khẩu lớn nhưng thị trường còn nhiều bất ổn.Trước nhu cầu của thị trường với các loài có chất lượng thịt thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng thì việc phát triển các đối tượng nuôi mới như cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá lăng nha, cá chình... cũng được người dân quan tâm đầu tư phát triển. 1 Trong đó các loài cá chình trong giống Anguilla là những đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon được hầu hết người dân các nước trên thế giới ưa chuộng và có giá trị cao trên thị trường. Chính vì vậy mà nhiều nước đã đầu tư nghiên cứu và phát triển nuôi cá chình rất mạnh như: Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Đặc biệt là Đài Loan nghề nuôi cá chình mới được du nhập từ Nhật Bản vào những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đến nay đã trở thành nước có sản lượng cá chình nuôi lớn nhất trên thế giới. Hiện nay người sản xuất ở Trung Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh để nuôi đối tượng này. Nghề nuôi cá chình là một nghề mới phát triển trong những năm gần đây ở nước ta nhưng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Cá chình là loài có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon với giá bán trung bình 300.000/kg mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình, trình độ kỹ thuật nuôi chưa cao và không chủ động được nguồn giống nên cũng gặp nhiều khó khăn. Quảng Trị là một trong những tỉnh có điều kiện khí hậu không thuận lợi thường có nhiều thiên tai, tiềm năng nuôi các loài thủy sản lợ mặn hạn chế do đó nuôi trồng thủy sản là một ngành nghề mới chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản cả nước thì nghề nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị có bước phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài các đối tượng cá nước ngọt truyền thống, nuôi cá chình là một nghề rất mới, được nuôi chủ yếu ở một số huyện như Hải Lăng, Gio Linh, bước đầu đã mang lại nhưng tín hiệu khả quan để nhân rộng mô hình. Cá chình nuôi phổ biến ở Quảng Trị là các loài trong giống Anguilla trong đó hai loài được đưa vào nuôi thương phẩm là Cá chình bông hay còn gọi là cá chình hoa (A. marmorata ) và cá chình mun ( A. bicolor). Trong đó cá chình Bông là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nên được nuôi phổ biến. Hình thức nuôi cá chình bông phổ biến là nuôi trong ao đất, nuôi trong giai lưới, nuôi lồng ở các hồ chứa có mặt nước lớn nhưng còn tồn tại một số hạn chế nên hiệu quả mang lại chưa cao. Hiện tại nuôi cá chình trong bể xi măng được áp dụng phổ biến, nhằm đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi mới này nên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá chình Bông (Anguilla marmorata) trong bể xi măng tại trại giống mặn lợ Cửa Tùng - Quảng Trị” 2 1.2. Mục đích đề tài - Nghiên cứu này nhằm xác định tốc độ sinh trưởng và đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của mô hình nuôi cá Chình trong bể xi măng. Từ đó xem xét việc nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Một số hiểu biết về cá chình Các loài cá chình trong giống Anguilla là những loài có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị kinh tế. Chúng là đối tượng rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện trên đối tượng này và đã giải đáp cơ bản một số vấn đề. 2.1.1. Nguồn gốc và vòng đời cá chình Có hàng nghìn loài cá trong bộ cá chình sống trong nước biển và hàng trăm loài sống trong nước ngọt. Tuy vậy chỉ có một số ít loài trong giống Anguilla có đời sống một phần trong nước ngọt và trong nước mặn. Nhiều tập tính sống của các loài cá chình trong giống Anguilla hiện vẫn đang còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Cho đến nay chưa một ai nhìn thấy trứng đã chín của các loài cá chình đánh bắt được ngoài tự nhiên, trong khi đó tất cả các loài cá nước ngọt khác đều tìm thấy trứng trong những mùa vụ nhất định. Chính vì không xác định thấy trứng của cá chình nên trong một thời gian dài các nhà nghiên cứu không thể trả lời câu hỏi “ cá chình được sinh ra ở đâu và sinh ra như thế nào”?. Cho đến cuối thế kỷ XIX sự sinh sản của cá chình vẫn còn là một vấn đề chưa được hiểu rõ. Khi chưa hiểu về sự di cư sinh sản của cá chình người ta vẫn thường phỏng đoán về nguồn gốc của loài cá này. Nhà tự nhiên học cổ đại Aristotle do không quan sát được trứng hoặc tinh trùng của cơ thể cá chình, và ý kiến của ông về nguồn gốc phát sinh của cá chình được gợi lên như một sự huyền bí. Aristotle cho rằng cá chình là do giun đất sinh ra, và giun đất thì do bùn sinh ra. Theo ý kiến của Flinia (1824), cá chình hình thành không phải trực tiếp từ bùn đất, trong trường hợp có hai con cá chình đực và cái quấn lại với nhau và tiết ra nhớt, nhớt này trộn với đất sinh ra cá chình. Người dân Anh cổ đại khi quan sát và so sánh hình thái của cá chình con (Elver) thì thấy chúng có hình thái giống như những sợi lông ngựa, vì vậy họ cho rằng cá chình con được sinh ra từ những sợi lông ngựa bị rụng ra. Để trả lời câu hỏi này các nhà khoa học đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên đến nay câu trả lời vẫn chưa thật sự đầy đủ. Vào năm 1777, nhà khoa học người ý là Mondinhi đã khám phá và mô phỏng buồng trứng cá chình cái và điều khám phá này đã chứng minh bởi Otto và Munler (1780). 4 Như vậy người ta đã chứng minh được cá chình cũng sinh sản như những loài cá khác. Năm 1874, Xriskin khi nghiên cứu một con cá chình dài 40cm đã tìm thấy ở chúng một cơ quan hình thùy và cho rằng đó là tinh hoàn của cá chình. Tiếp sau đó với những nghiên cứu về tổ chức học, Debol và Feray (1897) đã xác định đó chính là tinh hoàn của cá chình. Trong thực tế cá chình được sinh ra ngoài biển khơi, cơ quan sinh sản của chúng không chín muồi cho tới khi cá trưởng thành di cư từ trong nước ngọt ra ngoài biển khơi. Đó cũng chính là lý do tại sao người ta không tìm thấy trứng và tinh trùng của cá chình trong các thủy vực nước ngọt. Những nghiên cứu đầu tiên về cá chình đã được thực hiện vào thế kỷ XIX ở Châu Âu (Anguilla anguilla). Hai nhà nghiên cứu Ý là Grassi và Calandruccio (1897) đã phát hiện ra những vấn đề quan trọng khi họ thu giữ được một sinh vật biển có dạng lá liễu trong suốt ở vùng biển Messina, được gọi là Leptocephalus. Họ rất ngạc nhiên trước những biến đổi hình thái của chúng khi theo dõi qua hai tháng nuôi trong bể. Và Leptocephalus đã biến đổi thành ấu trùng cá chình Elver. Từ những kết quả đó cho phép họ kết luận rằng cá chình được đẻ ở biển và Leptocephalus thực sự là một giai đoạn ấu trùng của cá chình. Theo đó nhà nghiên cứu Grassi và Calandruccio đã giả định rằng nơi đẻ của cá chình là vùng biển Messia thuộc biển Địa Trung Hải. Năm 1904, Schimidt đã sử dụng vợt vớt phù du để nghiên cứu trứng cá Cod ở vùng khơi biển Đại Tây Dương, và khi ấy ông đã tìm thấy trong lưới của mình có ấu trùng Leptocephalus của cá chình. Từ đó, ông đã nghĩ rằng ấu trùng của cá chình xuất hiện ở vùng biển Messia và ngoài khơi biển Faroe. Với sự trợ giúp của chính phủ Đan Mạch và của quỹ Carlsberg, Schmidt đã thực hiện nhiều chuyến hành trình và vớt nhiều mẻ lưới phù du dọc theo vùng biển châu Âu. Ông đã bắt được rất nhiều ấu trùng cá chình, và cả những cá trưởng thành. Sau chiến tranh thế giới thứ I, Schmidt đã thực hiện thêm một vài chuyến khảo sát tại vùng trung tâm và vùng phía đông của biển Đại Tây Dương và đến năm 1922 ông đã thông báo kết quả nghiên cứu bền bỉ và nổi tiếng của mình. Theo kết quả đó, phần trung tâm của biển Atlantic, được gọi là biển Sargasso là vùng duy nhất phát hiện ra ấu trùng mới nở của cá chình. Điều đặc biệt, cá chình châu Âu chỉ đẻ một nơi mà nơi đó là trung tâm của biển, cách xa đất liền và trong vùng biển nhiệt đới. Các nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy, sự đẻ trứng cá chình châu Âu diễn ra vào tháng Hai hàng năm, ở vùng biển có độ sâu 400m và nhiệt độ 5 nước vào khoảng 17OC (cá chình đẻ ở tầng nước giữa, chứ không phải ở sát nền đáy). Sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, trứng cá chình sẽ trôi dần lên và trứng nở thành tiền ấu trùng li ti (tiny prelarvae) dài 5mm. Các tiền ấu trùng trôi nổi này dần dần phát triển thành ấu trùng lá liễu (Leptocephalus) có màu trong suốt và được đưa ra khỏi vùng biển Sargasso bởi dòng hải lưu Gulf, dòng hải lưu này chảy tới vùng biển Đông Bắc. Sau thời gian sống trôi nổi, vào khoảng 22 tháng, ấu trùng Leptocephalus được đưa đến các vũng, vịnh ven bờ vào khoảng tháng 11 hàng năm và biến dạng thành ấu trùng thon mảnh. Được hấp dẫn bởi các nguồn nước ngọt từ lục địa chảy ra, hàng triệu ấu trùng hướng về vùng ven bờ và đi vào vùng cửa sông. Tùy theo các điều kiện như nhiệt độ và lưu tốc dòng chảy ở các vùng khác nhau mà thời gian đi vào vùng nội địa của cá con khác nhau ở các phần khác nhau của châu Âu. Các nghiên cứu cũng cho thấy cá chình Mỹ (A. rostrata) cũng được đẻ ở biển Sargasso và ấu trùng cần khoảng 10 tháng đến tiếp cận với vùng biển ven bờ. Trong các thủy vực nước ngọt, ấu trùng cá chình chuyển sang màu vàng nâu và di cư một cách mạnh mẽ vào sâu trong nội địa, nhờ mũi của cá chình ở tất cả các giai đoạn đánh hơi rất thính, chúng có thể định hướng và vượt qua các thác nước bởi sự luồn lách trên các bề mặt phủ rêu trơn. Khi cá chình phát triển một cách đầy đủ, vào mùa thu, cá chình trưởng thành lại di cư theo các con suối ra biển để đẻ trứng và thoát khỏi sự hiểu biết của con người. Gần đây một đội các nhà nghiên cứu Nhật cho biết lần đầu tiên họ tìm thấy trứng các chình trong tự nhiên tại quần đảo Mariana thuộc Thái Bình Dương, qua đó làm sáng tỏ những bí ẩn xung quanh về địa điểm và thời gian sinh sản của loài cá này. Nhà khoa học Katsumi Tsukamoto, trưởng nhóm nghiên cứu, công tác tại Khoa nghiên cứu Khí quyển và Đại dương thuộc Đại học Tokyo (Nhật) cho biết ông cùng các cộng sự đã thu thập được 31 trứng cá chình trong phạm vi khoảng 10 km2 gần mũi phía tây của quần đảo Mariana ngay trước khi thời kỳ trăng non xuất hiện vào tháng 05/2009. Theo đó số trứng cá chình này ước tính đã được thụ tinh khoảng 30 giờ trước đó. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy các ấu trùng cá chình trong suốt tại độ sâu khoảng 160m tại khu vực nêu trên. Căn cứ từ những điều thu thập được, họ tin cá chình đẻ trứng tại độ sâu khoảng 200m, sau đó trứng được thụ tinh nổi từ từ lên mặt nước và nở thành ấu trùng. Các nhà khoa học cho biết 15 cá thể trưởng thành của loài cá chình Nhật và cá chình hoa đang trong thời kỳ chuẩn bị đẻ trứng cũng bị bắt tại khu vực trên và họ suy đoán thời gian đẻ trứng của chúng trùng với kỳ trăng non. 6 2.1.2. Thành phần loài và sự phân bố 2.1.2.1. Thành phần loài Các phát hiện của Schmidt đã làm cho ông trở nên nổi tiếng. Nhưng ông cũng muốn có thêm những khám phá nữa và vì vậy ngay lập tức ông đã yêu cầu học trò của mình là Vilhelm Ege cố gắng tìm ra thực sự có bao nhiêu loài cá chình khác nhau trong giống Anguilla hiện còn tồn tại trên thế giới. Từ các viện bảo tàng trên thế giới, Vilhelm Ege đã phát hiện rằng có nhiều loài cá chình sống ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong thực tế vào khoảng thời gian đó các nhà sinh học đã mô tả khoảng trên 100 loài cá chình. Trên cơ sở mẫu thu thập được trên toàn thế giới (12.793 cá chình trưởng thành và 12.472 ấu thể), đến năm 1939, Vilhelm Ege đã công bố kết quả xác định thành phần loài của mình. Theo kết quả đó tác giả đã xác định được 16 loài và 3 dưới loài trong giống Anguilla trên toàn thế giới (nhiều người hiện vẫn nhầm lẫn cho rằng có 19 loài). 2.1.2.2. Sự phân bố của các loài cá chình trên thế giới Sự phân bố các loài cá chình khác nhau rất lớn. Trong tổng số 19 loài và dưới loài của cá chình được phát hiện trên thế giới chỉ có 2 loài phân bố ở biển Đại Tây Dương. Còn lại 17 loài và dưới loài khác phân bố ở biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong tổng số 2 loài cá chình được tìm thấy ở biển Đại Tây Dương thì một loài phát hiện ở vùng biển châu Âu, loài kia ở vùng bờ biển châu Mỹ. Ở Thái Bình Dương phát hiện thấy có tới 13 loài và vùng biển Ấn Độ Dương tìm thấy 6 loài. Có 2 loài phân bố ở biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ở Thái Bình Dương có 10 loài tìm thấy ở vùng biển phía nam và 5 loài phân bố ở vùng biển phía bắc bán cầu và chỉ có 2 loài phân bố ở vùng biển xung quanh xích đạo (có 4 loài phân bố chung ở tất cả các vùng). Trong trường hợp ở biển Ấn Độ Dương, có 4 loài và dưới loài được tìm thấy ở mỗi vùng Bắc và Nam bán cầu (2 loài trong số đó là loài chung). Các loài cá chình không phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới gần vành đai Xích Đạo. Thực tế cho thấy, không có vùng nào có sự đa dạng về thành phần loài cá chình như ở đây, khoảng 70% số loài cá chình khác nhau tập trung ở vùng biển Thái Bình Dương. Như vậy, hầu hết các loài cá chình phân bố ở vùng biển nhiệt đới và 6 loài được tìm thấy ở vùng ôn đới. Các loài cá chình ôn đới thuộc Bắc bán cầu có 3 loài: Cá chình Nhật A. japonica phân bố ở vùng biển châu Á (Thái Bình Dương); cá chình châu Âu A. aguilla (Đại Tây Dương); cá 7 chình Mỹ A. rostrata (Đại Tây Dương). Các loài cá chình ôn đới Nam bán cầu cũng bao gồm 3 loài và dưới loài, có tên khoa học là A. dieffenbachi; A. australis schmidti và A. australis australis, chúng sống ngoài khơi biển New Zealand và Australia. Bên cạnh 6 loài đó thì các loài A. mossambica ở biển Ấn Độ Dương và loài A. marmorata của biển Thái Bình Dương phân bố từ vùng nhiệt đới tới vùng ôn đới. Loài cá chình A. marmorata là loài phân bố rộng rãi, thậm chí cả vùng biển Ấn Độ Dương, loài này được coi là loài phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Vùng biển Bột Hải, phía tây của Triều Tiên, được coi là giới hạn về phía Bắc của cá chình Nhật. Cá chình Nhật phân bố từ vùng biển Trung Quốc tới vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Chúng phân bố từ vùng Kainan-To, Đài Loan. Okinawa và Seinan-To, nhưng không tìm thấy ở Philiphine. Trong số các loài cá chình, loài cá chình Bông (A. marmorata) là loài có phân bố rộng rãi nhất. Ở Nhật Bản chúng được tìm thấy ở những vùng bị ảnh hưởng nhiều của dòng hải lưu Black. Đài Loan cũng phát hiện ra sự tồn tại của loài cá này nhưng số lượng không lớn. Sự phân bố của các loài cá chình có liên quan mật thiết tới các dòng hải lưu. Các nghiên cứu cho thấy sự phân bố của cá chình Nhật Bản liên quan tới các dòng hải lưu như dòng Nhật Bản, các dòng nước ấm, dòng ven bờ Trung Quốc. Sự phân bố cá chình Bông (A. marmorata) bị ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu chảy dọc Xích Đạo của biển Thái Bình Dương, dòng hải lưu phía nam Xích Đạo, và dòng hải lưu chảy dọc Xích Đạo ở biển Ấn Độ Dương, cũng như các dòng do tác động của gió phía Bắc. 8 Bảng 2.1. Thành phần loài và sự phân bố cá chình trong giống Anguilla. Tên loài Màu sắc cơ thể Số lượng đốt sống 1 2 3 4 5 A. ancestralis A. celebesensis A. interioris A. megastoma A. nebulosa Đốm hoa Đốm hoa Đốm hoa Đốm hoa Đốm hoa 103 103 105 112 110 6 A. marmorata Đốm hoa 106 7 8 9 A. reinhardti A. borneensis A. japonica Đốm hoa Láng, trơn Láng, trơn 108 106 116 10 A. rostrata Láng, trơn 107 11 12 13 A. anguilla A. dieffenbachi A. mossambica Láng, trơn Láng, trơn Láng, trơn 115 113 103 14 A. mossambica Láng, trơn 108 15 A. bicolor Láng, trơn 104 16 A. australis Láng, trơn 112 Stt Kích cở tối đa Phân bố trên thế giới N. Sulawesi Indonesia, Philipin New Guine Các đảo của TBD Đông Phi và Ấn Độ Nam Phi, mandagascar, Indonesia, Trung Quốc,Nhật… Đông Úc, New Caledonia Borneo, Celebes Nhật, Trung Quốc Phía đông Mỹ, Canada, Greenland Tây Âu, Bắc Phi, Iceland New Zealand Đông Nam Phi, Madagascar Đông Phi, Madagascar, Ấn Độ, Indonesia, Tây Bắc Úc New Guine, các đảo TBD, từ đông Solomons tới Tahiti Đông Úc và New Zealand W (kg) L (cm) 22 10 190 150 27 200 18 2 6 170 90 125 6 125 6 20 5 125 150 125 3 110 2,5 95 Chú thích Phân bố rộng rải nhất 3 loài này có mối quan hệ mật thiết với nhau (Nguồn: Thành phần loài và sự phân bố cá chình trong giống Anguilla, Vimhelm Ege, 1939) 9 2.1.3. Môi trường sống và đặc điểm dinh dưỡng của cá chình 2.1.3.1. Môi trường sống Do đặc điểm di cư sinh sản, chúng sống ở nước ngọt nhưng ra biển đẻ, nên ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cá đòi hỏi về môi trường sống cũng khác nhau. Cá chình ở giai đoạn ấu thể (elver) sống trong môi trường nước mặn và lợ sau đó chuyển dần vào các thủy vực nước ngọt. Cá chình trong giai đoạn trưởng thành hầu hết sống trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên trong thực tế chúng có thể sống và phát triển bình thường trong môi trường nước mặn và lợ. Có thể nói cá chình là một loài rộng muối và chúng có khả năng thích ứng rất tốt với sự thay đổi nồng độ muối đột ngột nhờ tác dụng của cơ quan cân bằng áp suất thẩm thấu. Trong thực tế cá chình được nuôi thử nghiệm trong môi trường nước biển chúng phát triển tốt nhưng chất lượng thịt không thơm ngon và gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý cũng như ảnh hưởng bất lợi khác do môi trường không ổn định. Cá chình là loài cá nước ấm chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ nằm trong khoảng 13-300C. Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển của cá chình trong khoảng 25-270C. Nhiệt độ dưới 120C có thể gây chết cá. Ngưỡng nhiệt độ tối đa mà cá chình có thể chịu được là 380C. Khác với một số loài cá nuôi khác, yêu cầu về giá trị pH của môi trường nước đối với cá chình khá cao và thường lớn hơn 8. Trong điều kiện nuôi chúng có thể sống khi pH đạt cực đại 9,6 và cực tiểu nhỏ hơn 7,0 đôi chút. Tuy nhiên, những giá trị này của pH cá không phát triển tốt và dễ mắc bệnh. Các nghiên cứu về khả năng chịu đựng của cá chình đối với hàm lượng oxy hòa tan là rất khác nhau. Theo Wantanabe (1989) ngưỡng cực đại và cực tiểu của cá chình là 0,43mg/l và 11,2mg/l. Theo Inaba (1959) giá trị này là 0,06mg/l và 10,39mg/l. Và theo Ikemoto giá trị cực đại và cực tiểu là 0,74mg/l và 9,81mg/l. Nhìn chung cá chình ưa sống ở các thủy vực nước chảy, độ trong và hàm lượng oxy hòa tan lớn. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định cá có thể sống bình thường khi hàm lượng oxy hòa tan xuống rất thấp. Cá chình có cơ quan hô hấp phụ là da và xoang miệng nên chúng có thể sống một thời gian dài khi ra khỏi môi trường nước trong điều kiện cơ thể của chúng được giữ một độ ẩm nhất định. Khả năng này của cá chình tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển đi xa. 10 Khí CO2 được hình thành do sự phân giải các hợp chất hữu cơ, tăng cao hàm lượng khí CO2 trong nước chỉ ra sự không bình thường của chất lượng nước. Cá chình rất nhạy cảm với khí CO2 tự do. Khi hàm lượng CO2 tăng cao cá chình không thể quản lý quá trình trao đổi khí, và điều này là lý do làm cho chúng phải trồi lên mặt nước. 2.1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chình Các kết quả nghiên cứu cho thấy cá chình trong giống Anguilla là những loài cá dữ ăn động vật. Thành phần thức ăn của chúng bao gồm những loài trong nhóm, ngành động vật như giun ít tơ, thân mềm, chân khớp, cá, lưỡng cư và một số loài động vật trên cạn khác. Cá chình sống ở các môi trường khác nhau có thành phần thức ăn khác nhau. Cá sống trong các ao hồ ăn cá, côn trùng, giáp xác là chính. Cá chình sống ở vùng nhiệt đới và ở biển thành phần thức ăn chủ yếu là giun đốt và cua. Cá sống ở các vùng biển trong ruột có nhiều bọn động vật da gai. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thành phần thức ăn của cá chình không giống nhau. Cá chình con khi mới đi vào vùng cửa sông trong ruột và dạ dày của chúng có chứa một lượng đáng kể mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn con giống thức ăn chủ yếu là động vật phù du, như Neomysis; Alona…Ở giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu của chúng là cá, tôm, và các loài động vật đáy. Cá chình có xu hướng ăn đồng loại, rình bắt những con có kích thước nhỏ hơn. Cá chình khi đạt kích thước dài hơn 20cm không nhận thấy có sai khác nhiều về thành phần các sinh vật làm thức ăn, nhưng có sự sai khác về kích cỡ của loại thức ăn đó. 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển Nhìn chung tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá chình sống trong tự nhiên được xác định là thấp hơn nhiều so với các loài cá khác. Các ấu thể và ấu trùng cá chình châu Âu vào đến thủy vực nội địa mất khoảng 3 năm. Tốc độ tăng trưởng của chúng được đo vào tháng 6 hàng năm cho thấy, ở năm thứ nhất chúng chỉ đạt chiều dài 25mm, 53mm ở năm thứ hai và 75mm ở năm thứ ba. Cá chình sau khi đạt trọng lượng 300g/con thì tốc độ tăng trưởng giảm đi một cách rõ rệt (ít nhất là 10% so với giai đoạn 70-100g). Cá chình đực thường phát triển chậm hơn cá chình cái rất nhiều. Sự khác biệt này thể hiện rõ khi cá đạt kích cỡ hơn 30cm trở lên. Đối với cá chình Nhật (A. japonica) vào giai đoạn thành thục cá chình đực có trọng lượng 70gr/con, dài 35cm. Trong khi đó cá chình cái nặng 300-350gr/con, dài 57-60cm. Như vậy cá 11 chình cái lớn hơn cá chình đực gấp khoảng 4 lần. Chính vì vậy mà trong nuôi cá chình người sản xuất phải thường xuyên phân lọc cỡ cá để có biện pháp nuôi phù hợp với mỗi giai đoạn: những con nhỏ bổ sung hormon Oestrogen và tăng cường chất lượng thức ăn… Cá chình nuôi trong điều kiện nhân tạo thường có tốc độ tăng trưởng khác nhau tùy theo điều kiện môi trường, mật độ nuôi và chất lượng thức ăn. Tốc độ tăng trưởng của cá chình Nhật (A. Japonica) sau 18 tháng nuôi tăng trọng từ 160-180g/con (9-10g/con/tháng) (tuy nhiên thời gian tăng trưởng thực tế chỉ đạt khoảng 10 tháng do nhiệt độ môi trường xuống quá thấp, cá không bắt mồi). Khi nuôi trong điều kiện đảm bảo ổn định nhiệt độ (nhà kính), cá chình Nhật có trọng lượng ban đầu 20g/con, sau một năm có thể đạt kích cỡ 150-200g/con. Cá chình Nhật được nuôi trong các ao đất ở Viện NCTS I (Việt Nam) có trọng lượng trung bình ban đầu là 13,7±4,96, nuôi từ ngày 1/VII/2000 đến 30/XI/2000 đã đạt trọng lượng trung bình 131,9±68,1g/con. 2.1.5. Đặc điểm sinh sản của cá chình Các loài cá chình trong giống Anguilla là những loài cá nước ấm, tuổi thành thục sinh dục của cá chình có liên hệ mật thiết với nhiệt độ môi trường nước và điều kiện dinh dưỡng. Cá chình ở các vùng hồ phía Bắc và nghèo dinh dưỡng chỉ có thể thành thục trong phạm vi từ 10-20 tuổi, ngược lại cá sống ở thủy vực có nhiệt độ cao và giàu dinh dưỡng thì chỉ cần 2-4 tuổi là cá đã thành thục sinh dục. Thông thường cá chình cái thành thục sinh dục khi kích thước đạt từ 4080cm và sau 7-8 năm tuổi. Các chỉ tiêu đó đối với cá chình đực là <40cm và tuổi trung bình là 6 tuổi (White & Knights, 1997). Cá cái khi chín muồi sinh dục có tỷ lệ mỡ trong cơ thể rất lớn, chiếm khoảng 20-35% trọng lượng cơ thể, để cung cấp năng lượng cho sự di cư ra bải đẻ (Larsson & ctv, 1990). Khi cá chình thành thục sinh dục màu sắc cơ thể của chúng trở nên sáng hơn và sau đó chuyển dần sang màu nhạt của kim loại. Vào mùa thu, những cá chình thành thục sinh dục tập trung lại từ các sông, hồ…nơi mà chúng sống và bắt đầu sự di cư trở lại biển để đẻ trứng. Tuyến sinh dục của cá chình bố mẹ chỉ phát triển và chín muồi dần dần trong suốt quá trình di cư trở lại biển (Mc Cleave & Kleckner, 1982). Mùa vụ đẻ trứng của cá chình ở khu vực châu Á bắt đầu vào mùa Xuân và kết thúc vào giữa Hè. Cả hai quá trình đẻ trứng và nở của cá chình phải thực hiện ở vùng có độ sâu khoảng 400-500m, nhiệt độ nước vào khoảng 16-170 C và 12 độ mặn trên 350/00. Cá cái đẻ trứng một lần trong năm. Một cá cái có thể đẻ từ 713 triệu trứng (tuy nhiên cũng có một số tài liệu lại cho rằng lượng trứng cho một lứa đẻ chỉ khoảng 720.000-1.270.000 trứng). Trứng cá chình thuộc trứng trôi nổi, có đường kính gần 1mm. Cá bột khi mới nở ra bơi lên tầng trên từ từ cho đến khi cách mặt nước 30cm thì chúng dừng lại và sống ở đó. 2.2. Nuôi cá chình trên thế giới 2.2.1. Lịch sử phát triển và hiện trạng nghề nuôi cá chình trên thế giới Ở bất cứ nơi nào trên thế giới cá chình cũng đều được coi như là món ăn cao cấp (Alabaster J.S., 1982). Các nước Tây Âu và Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá chình lớn nhất trên thế giới. Có lẽ, hình thức nuôi cá chình đầu tiên đã được thực hiện từ thời La Mã, chúng được nuôi quảng canh trong các trang trại ở vùng đầm phá ven biển Địa Trung Hải. Ở vùng đầm phá của Ý, cá chình được coi như một đối tượng nuôi ghép quan trọng với các loài như cá đối, cá vền đỏ và cá vược. Tuy nhiên nghề nuôi cá chình chỉ thực sự phát triển từ cuối thế kỷ XIX ở Nhật Bản. Nuôi cá chình đã được thực hiện lần đầu vào năm 1880 ở Nhật Bản bởi Fukube. Ồng đã tiến hành nuôi cá trong ao đất có diện tích 19.835m2 ở vùng Senda- Arata và thu được kết quả tốt. Tiếp theo đó vào năm 1982, ông Harada đã sử dụng ao có diện tích 69.422m2 để nuôi ghép cá chình và cá chép cho kết quả tốt. Điều này đã mở ra một thời kỳ mới trong nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản. Kết quả nuôi đã được nhân rộng và phát triển rất nhanh ra các khu vực khác trong nước. Nhà nước Nhật Bản đã thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu thủy sản trong vùng và nghiên cứu về đối tượng này. Đồng thời các kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng được đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất. Chính vì vậy đến những năm 20-30 của thế kỷ XX nghề nuôi cá chình ở Nhật đã phát triển như một ngành kỹ nghệ mang lại hiệu quả cao. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nghề nuôi cá chình ở Nhật Bản đã làm thức dậy mối quan tâm của các nhóm, các cơ sở nuôi cá thâm canh ở các nước châu Âu, đặc biệt là Ý, Đức và Pháp. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện khí hậu, nhiệt độ môi trường thường quá thấp nên diện tích và quy mô nuôi cá chình ở các nước trong khu vực này phát triển rất chậm. Do có nguồn lợi rất lớn về con giống (2,7 tỷ ấu trùng elver/ năm) nghề nuôi cá chình ở đây tập trung theo hướng khai thác cá giống để xuất khẩu sang Nhật (Moriarty, 1996; White & Knights, 1994). Từ Nhật Bản nghề nuôi cá chình đã lan rộng ra một số nước trong khu 13 vực như Đài Loan, Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Đài Loan đã du nhập kỹ nghệ nuôi cá chình từ Nhật Bản. Nghiên cứu ứng dụng lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1952. Sau đó nuôi cá chình thương phẩm trên quy mô nhỏ đã được tổ chức thực hiện vào năm 1958. Nuôi cá chình ở các trang trại có quy mô lớn đã được thực hiện vào năm 1964. Đến năm 1987 diện tích nuôi cá chình của Đài Loan vào khoảng trên dưới 3000ha. Trung Quốc, nghề nuôi cá chình có xuất phát điểm chậm hơn so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường và nguồn lợi tự nhiên về con giống rất lớn, nên cá chình đã được quan tâm nuôi rất mạnh. Các hình thức nuôi đã được nghiên cứu cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Ban đầu, cũng như Đài Loan, Trung Quốc đã du nhập kỹ thuật nuôi cá chình của Nhật Bản vào nuôi thử nghiệm (Lui Jiazhao, 1979). Vào những năm của thập kỷ 80-90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã thành công kỹ thuật nuôi cá chình trong ao đất, giúp cho nghề nuôi cá chình trong ao đất ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, giảm giá thành và cạnh tranh được với Đài Loan. Nuôi cá chình cũng được thực hiện ở Mỹ. Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân không cao, nguồn lợi tự nhiên khá phong phú và ổn định nên số lượng các trại nuôi cá chình ở Mỹ vào khoảng 50 trại. Kỹ thuật nuôi du nhập từ bên ngoài và đặc biệt là Nhật (Evan Brown E. & Gratzek J.B.,1980). Ở New Zealand, cá chình đang được nuôi thử nghiệm bởi Sở nghề cá New Zealand và trường đại học Victoria, bang Wellington. Mục tiêu chính của chương trình là làm thế nào để khai thác ổn định một cách tối đa nguồn lợi, thúc đẩy nghề nuôi cá chình và nghiên cứu thêm một số đặc điểm sinh học của các loài cá chình New Zealand. Australia có hai loài cá chình được phát hiện ở vùng biển phía tây, là loài cá A. australis và A. reinhardt. Các loài cá này hiển diện với số lượng lớn ở các vùng Victoria, Tasmania và New South Wales. Sản lượng cá chình khai thác hàng năm vào khoảng 250 tấn. Hoạt động nuôi cá chình ở đây đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm và không có nhiều thông tin về lĩnh vực này. Các nước Đông Nam Á và Nam Á là nơi tập trung số lượng các loài cá chình trong giống Anguilla lớn nhất, có đến 9 loài khác nhau hiển diện ở đây. Mặc dù có số lượng rất lớn nhưng sản lượng cá khai thác tự nhiên của toàn khu vực này không đáng kể. Nuôi cá chình ở khu vực này được biết là không phát triển. Lý do cho sự kém phát triển là người dân trong khu vực còn nghèo, bữa ăn của họ còn thiếu protein nghiêm trọng, như vậy việc nuôi cá chình đồng nghĩa 14 với cạnh tranh nguồn protein của người (Marilyn Chakroff, 1976). Hơn nữa do mức sống của người dân nơi đây còn rất thấp nên họ không có nhu cầu xài xỉ những loại thực phẩm cao cấp như cá chình. Chính do những quan điểm đó mà đến nay những nghiên cứu ứng dụng cho việc phát triển nuôi cá chình ở đây chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 2.2.2. Thành quả của nghề nuôi cá chình 2.2.2.1. Năng suất và sản lượng Theo số liệu thống kê từ năm 1984-1987 của FAO, sản lượng cá chình hàng năm trên thế giới vào khoảng 117.000 tấn. Trong đó nguồn khai thác tự nhiên vào khoảng 18.000 tấn và nguồn cá chình nuôi chiếm khoảng 99.000 tấn. Có 4 quốc gia phát triển nuôi cá chình mạnh nhất là Nhật Bản (38.625 tấn/năm, 1988); Đài Loan (42.489 tấn/năm, 1987); Nam Triều Tiên (3.000 tấn/năm); Trung Quốc (7.000 tấn/năm). Các nước khác sản lượng không đáng kể. Nhật Bản là nước có nền kỹ nghệ nuôi cá chình hiện đại nhất và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các trại nuôi cá chình ở Nhật chủ yếu áp dụng hình thức nuôi trong ao nước tĩnh và nguồn nước sử dụng ở các trại này là nước ngầm. Ở Đài Loan tuy nghề nuôi cá chình phát triển muộn hơn so với Nhật Bản, nhưng với các điều kiện thuận lợi như (nguồn cá giống, nhiệt độ môi trường cao và nhân công rẻ,…) nên chỉ trong gần 30 năm đã phát triển vượt qua cả Nhật Bản về lĩnh vực này. Đến năm 1987, Đài Loan đã đứng đầu thế giới về sản lượng cá chình nuôi (42.489 tấn/ năm), tổng diện tích nuôi vào khoảng 2930 ha, năng suất trung bình 14,5 tấn/ha. Theo số liệu của cục nghề cá Đài Loan, trong tất cả các mặt hàng thủy sản nuôi, cá chình có sản lượng đứng hàng thứ 3, chỉ sau tôm sú (78.548 tấn/năm) và cá rô phi (50.984 tấn/ha). Tuy nhiên khi so về tổng doanh thu thì cá chình lại chiếm vị trí hàng đầu (12.230.887 nghìn Đài Tệ), tiếp sau mới là tôm sú (11.233.106 nghìn Đài Tệ). 2.2.2.2. Hệ thống nuôi Do có giá trị cao và nguồn lợi thu được từ việc nuôi cá chình rất lớn nên công nghệ nuôi cá chình đã ngày càng hoàn thiện và trở thành một ngành kỹ nghệ sản xuất thực sự. Hiện nay trên thế giới có hai cách thức nuôi cá chình đó là: nuôi trong ao nước tĩnh và nuôi trong các hệ thống nước chảy. Nuôi cá chình trong hệ thống nước chảy tuần hoàn và cấp nhiệt chủ động đã được thực hiện ở nhiều nước châu Âu và Nhật đã đưa lại những kết quả tốt. 15 2.2.2.3. Giống loài Có ít nhất 6 loài cá chình khác nhau đã được nuôi trên thế giới, đó là: cá chình châu Âu A. anguilla, cá chình Nhật A. japonica, cá chình Mỹ A. rostrata, A. celebesencis, cá chình Mun A. bicolor pacifica, cá chình Bông A. marmorata. Ở Nhật và Đài Loan loài cá chình Nhật A. japonica là loài được nuôi chính và tiếp sau đó là loài cá chình châu Âu A. anguilla, trong đó loài cá chình Nhật chiếm đến 97%, còn lại là cá chình châu Âu (3%). Loài cá chình Bông (A.marmorata) tuy không được phân bố nhiều ở Đài Loan nhưng có giá trị rất cao nên vẫn được nuôi với quy mô nhỏ ở một số vùng (Lo Chai Chen, 1990). 2.3. Nghiên cứu và nuôi cá chình ở Việt Nam 2.3.1. Những nghiên cứu về cá chình ở Việt Nam Những nghiên cứu về cá chình trong giống Anguilla ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà khoa học. Nghiên cứu đầu tiên là của P. Chevey và J. Lemsson (1937) về những loài cá nước ngọt ở vùng Bắc Bộ, đã xác định ở khu vực này có cá chình Nhật (A. japonica). Mẫu cá được các ông thu ở sông Hồng tại Hà Nội năm 1935. Tuy nhiên hiện nay theo các kết quả điều tra cho thấy không còn bắt gặp loài này ở sông Hồng nữa. Một số nhà nghiên cứu ngư loại khác như Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Nguyễn Hữu Dực, Bùi Hữu Phụng đã xác định nước ta hiện có 4 loài cá chình trong giống Aguilla, đó là: A. japonica; A. borneensis; A. marmorata và A. bicolar pacifica. Kết quả xác định thành phần loài này cũng được xác định bởi Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú. Nghiên cứu về sự phân bố của cá chình trong giống Anguilla cho thấy, sự phân bố cá chình từ khu vực các tỉnh phía nam Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố) trở vào, các khu vực ở phía Bắc rất hiếm. Khu vực cá chình phân bố nhiều và có ý nghĩa kinh tế trong khai thác tự nhiên tập trung ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa. Theo Võ Văn Phú (1995) cá chình tập trung nhiều ở khu vực này có thể vì biển ở đây có các dòng hải lưu chạy sát gần bờ tạo điều kiện thuận lợi cho các ấu thể từ vùng biển mà cá thể đẻ trứng tiếp cận vào sát bờ. Đồng thời khu vực này có nhiều vũng vịnh, đầm phá nước lợ, là môi trường chuyển tiếp phù hợp cho cá con xâm nhập vào các cửa sông để di chuyển lên các sông, suối, ao, hồ. Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá chình lần đầu tiên được thực hiện tại Viện NCTS II (TP Hồ Chí Minh). Tuy nhiên đến nay kết quả vẫn chưa được công bố 16 một cách chính thức. Năm 2000, Viện NCNTTS I (Bắc Ninh) đã triển khai thử nghiệm đề tài nuôi cá chình Nhật ở khu vực miền Bắc Việt Nam, kết quả thử nghiệm cho thấy cá chình Nhật có thể sống và phát triển khá tốt trong bể xi măng và trong ao đất, tuy hệ số sử dụng thức ăn còn cao. Việc ương giống cá chình cũng được tiến hành ở một số địa phương, ở Quảng Ngãi nhằm đánh giá về sự phân bố, trữ lượng, mùa vụ xuất hiện cá chình bột trên các cửa sông lớn trong tỉnh, thực trạng kỹ thuật đánh bắt, thị trường cá chình bột, cá chình giống tại Quảng Ngãi để định hướng quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá chình bột, cá chình giống một cách hợp lý; xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá chình bột 3 – 4 cm/con lên cá giống 10 – 12 cm/con với tỷ lệ đạt thành giống 70% trong hồ xi măng phù hợp với điều kiện sinh thái Quảng Ngãi, Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Dung Quất đã thực hiện đề tài “Thực nghiệm quy trình công nghệ ương cá chình bột lên cá chình giống tại Quảng Ngãi”, kết quả cho thấy trong các mật độ ương 100 con/m 3, 150 con/m3, 200 con/m3, 250 con/m3, 300 con/m3, 350 con/m3 thì khi ương với mật độ 350 con/m3 có hiệu quả kinh tế cao nhất (Nguồn: Thực nghiệm quy trình công nghệ ương cá chình bột (Anguilla marmorata) lên cá chình giống tại Quảng Ngãi, Nguyễn Nhất Duy, 2012). Khó khăn lớn nhất hiện nay để phát triển nghề nuôi cá chình là nguồn giống. Hiện Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống cá chình. Nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên bằng một trong các hình thức như: lồng, bẫy, chích điện, câu, đánh bắt bằng hóa chất làm tổn thương cá nên chất lượng con giống kém, hay bị bệnh, hao hụt nhiều. Mặt khác, cá chình con khai thác tại các vùng cửa sông thường có kích thước bé, nếu thả trực tiếp vào ao nuôi thương phẩm thì rất khó chăm sóc, quản lý dẫn đến tỉ lệ sống thấp. Để giải quyết nhu cầu con giống trong thời điểm chưa nghiên cứu sản xuất được giống cá chình bằng biện pháp cho sinh sản nhân tạo, ngoài phương pháp thu gom cá giống ngoài tự nhiên, ở nước ta hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu ương giống cá chình con vớt ngoài tự nhiên lên cá chình giống. Các đề tài được triển khai tại các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và các Trung tâm Giống thủy sản của một số tỉnh. Cụ thể tại Viện NCNTTS III - Bộ NN&PTNT đã thực hiện 02 đề tài cấp Bộ, do nguồn kinh phí từ dự án FSPS của Đan Mạch tài trợ (hợp phần SUFA) đó là đề tài “ Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá 17 chình (Anguilla) tại miền Trung Việt Nam” do thạc sĩ Chu Văn Công làm chủ nhiệm, được tiến hành từ 2004-2006 đã bố trí thí nghiệm nuôi cá chình trong ao đất nuôi với mật độ 1-2con/m2; trong ao xi măng nuôi với mật độ 30-50 con/m2 trong điều kiện có sục khí, nước chảy thường xuyên, mực nước từ 0,8-1m, diện tích bể từ 10-100m2, có nơi trú ẩn cho cá nghỉ ngơi; nuôi lồng với mật độ từ 50100con/m3. Và đề tài “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá Chình lên giống theo phương thức công nghiệp” do thạc sĩ Chu Văn Công làm chủ nhiệm, được tiến hành từ 2007. Trung tâm Giống thủy sản Bình Định thuộc Sở NN&PTNT Bình Định tiến hành thực hiện đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu mùa vụ xuất hiện cá Chình bông bột tại Bình Định và đề xuất phương án thu vớt, ương nuôi cá chình bông bột” do kỹ sư Phan Thanh Việt làm chủ nhiệm, được tiến hành từ năm 2009. Sau gần 02 năm nghiên cứu, đã ương nuôi trên 5.000 con cá Chình hương kích cỡ 500con/kg và 1.100 con cá Chình giống kích cỡ 10con/kg. Đề tài hiện nay chưa kết thúc nhưng những kết quả nghiên cứu ban đầu đã cho những kết quả khả quan (Nguồn: Tạp chí KHCN - Số 01 - năm 2011). Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư, NN&PTNT Phú Yên đã tiến hành thực hiện đề tài cấp tỉnh “Xây dựng mô hình ương và nuôi cá Chình thương phẩm trong bể xi măng tại Phú Yên” do Kỹ sư Nguyễn Minh Phát làm chủ nghiệm, được tiến hành từ năm 2008. Nội dung của đề tài là ương nuôi cá chình con từ cỡ 300con/kg lên cỡ 20 con/kg và nuôi thương phẩm cá chình từ cỡ 20 con/kg lên cỡ 1-1,3kg/con. Đề tài được phê duyệt với tổng kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng (Nguồn: Báo Phú Yên số ra ngày 27/8/2008). Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An - Sở NN&PTNT Nghệ An đã tiến hành thực hiện đề tài cấp tỉnh “Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá Chình thương phẩm tại Nghệ An” do Thạc sĩ Trần Xuân Học làm chủ nhiệm, được tiến hành từ năm 2008 với mục tiêu của đề tài là hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế . Đề tài được tiến hành trong 02 năm với nguồn kinh phí được phê duyệt là 795,2 triệu đồng. Các đề tài nghiên cứu nêu trên và các kinh nghiệm trong thực tế sản xuất đã bước đầu đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình ương giống và nuôi cá chình thương phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có quy trình tiêu chuẩn được ban hành để có thể áp dụng cho tất cả các địa phương trên cả nước. Mặt khác, trong sản xuất giống thủy sản nói riêng và sản xuất giống nông nghiệp nói 18 chung, một quy trình sản xuất khi đưa ra áp dụng tại một địa phương cần có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mới đem lại hiệu quả. 2.3.2. Nuôi cá chình ở Việt Nam Nghề nuôi cá chình ở Việt Nam, có thể nói mới chỉ có những bước khởi đầu. Trong những năm gần đây một vài hộ nuôi cá bè ở Tiền Giang đã tự phát thu gom cá chình từ ngoài tự nhiên vào nuôi lồng, cho ăn bằng các loại tôm cá tạ trong vùng và các hộ nuôi ở Phú Yên cũng đã tiến hành nuôi cá chình trong lồng lưới. Bước đầu hoạt động này thu được kết quả tốt và đem lại nguồn thu nhâp lớn cho người nuôi. Từ những mô hình ban đầu mà đến nay trên cả nước có nhiều tỉnh thành đưa cá chình vào nuôi thương phẩm như Bình Định, Khánh Hòa, An Giang, Phú Yên, Quảng Trị, Bạc Liêu, Sóc Trăng... Tuy nhiên trong số các loài cá chình phân bố ở nước ta thì đối tượng cá chình đưa vào nuôi có 2 loài là cá chình Bông (A. marmorata), cá chình Mun (A.bicolor pacifica). Hình thức nuôi cá chình cũng có sự thay đổi theo vùng, các tỉnh miền Nam chủ yếu ap dụng hình thức nuôi trong ao đất và các tỉnh miền Trung chủ yếu ap dụng hình thức nuôi lồng. Ngoài nghề nuôi cá chình thương phẩm thì hoạt động khai thác cá chình từ tự nhiên củng phát triển ở một số tỉnh như Phú Yên đạt sản lượng toàn tỉnh khoảng 10-13 tấn/năm (Nguồn: Điều tra nguồn lợi tại tỉnh Phú Yên, Phạm Anh Phương, 2005). 2.4. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị 2.4.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị. - Phía Đông giáp biển Đông. - Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa. - Phía Nam giáp huyện Gio Linh. - Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 89.027 người trong đó có 2.175 người dân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố. 2.4.1.2. Điều kiện khí hậu Huyện Vĩnh Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận 19 lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240C -250 C . Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 200 C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280 C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 380C-400 C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70C-90C. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung bình cả năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khô nhất vào tháng 7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế độ mưa ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công các công trình xây dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian khô hạn kéo dài thường gây nên thiếu nước. - Độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 65%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88-90%. - Nắng : Có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư. - Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng là hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 390C – 400C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng