Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sa...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sapa, tỉnh lào cai

.PDF
165
201
72

Mô tả:

Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sapa, tỉnh lào cai
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- ðOÀN TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ðỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU DŨNG HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn ðoàn Trung Kiên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i LỜI CẢM ðể hoàn thành luận văn này tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Mậu Dũng cùng với ñóng với những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy cô trong bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Viện ñào tạo Sau ðại học trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp ñỡ quý báu ñó. Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Lào Cai, Uỷ ban nhân dân huyện Sapa, phòng Thống kê, tài nguyên MT, phòng dân tộc huyện Sapa, Uỷ ban nhân dân các xâ San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Sử Pán, Tả Phìn huyện Sapa, và các cán thôn bản thuộc các xã ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, Ngày 11 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn ðoàn Trung Kiên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng Danh mục biểu ñồ v vii 1. MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên của ñề tài nghiên cứu 3 1.3 ðối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ðỒNG BÀO DÂN TỘC THIỀU SỐ 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Cơ sở thực tiễn 28 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 ðặc ñiểm của Huyện Sapa 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu 47 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 55 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57 4.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ dân tộc thiểu số trên ñịa bàn huyện Sapa 57 4.1.1. Khái quát các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế hộ dân 4.1.2 tộc thiểu số trên ñịa bàn huyện 57 Khái quát kết quả phát triển kinh tế hộ trên ñịa bàn 60 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số của các nhóm hộ ñiều tra 4.2.1. Một số thông tin cơ bản về hộ khảo sát 66 66 4.2.2. Các nguồn lực chủ yếu ñể phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số 69 4.2.3 Thực trạng phát triển sản xuất của nhóm hộ dân tộc thiểu số 81 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả sản xuất, kinh doanh của nông hộ 111 4.3.1. Các yếu tố ñưa vào mô hình phân tích 111 4.3.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố khác 114 4.4 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số huyện Sapa, tỉnh Lào Cai 117 4.4.1 Quan ñiểm phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số 117 4.4.2 Các că n cứ ñể ñưa ra giải pháp 119 4.4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ ñồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sapa 123 5. KẾT LUẬN 128 5.1 Kết luận 128 5.2 Khuyến nghị 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 133 PHỤ LỤC 136 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv DANH MỤC BẢNG STT 3.1. Tên bảng Trang Tình hình phân bổ và sử dụng ñất ñai của huyện qua 3 năm (2007-2009) 37 3.2 Nhiệt ñộ và lượng mưa trung bình tại Sapa 40 3.3. Tình hình dân số và lao ñộng của huyện qua 3 năm (2007-2009) 42 3.4. Một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của huyện qua 3 năm (20072009) 45 3.5. Số hộ ñiều tra 49 4.1. Tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình dự án ở nông thôn huyện Sapa 58 4.2. Sự thay ñổi loại hình kinh tế hộ ở huyện Sapa trong thời gian qua 61 4.3. Giá trị sản xuất các ngành nghề của ñồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa qua các năm 63 4.4. Một số thông tin cơ bản về hộ và chủ hộ ñược khảo sát 68 4.5. Nhân khẩu và lao ñộng trong các hộ ñồng bào dân tộc H.Mông và Dao 4.6. Trình ñộ lao ñộng trong các hộ ñồng bào dân tộc H.Mông và dân tộc Dao 4.7. 72 75 Nguồn vốn chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ ñồng bào dân tộc thiểu số 76 4.8. Tỷ lệ hộ ñã từng vay vốn và lượng vay bình quân năm 2009 78 4.9. Mục ñích vay vốn của nhóm hộ dân tộc H.Mông và Dao 79 4.10. Công cụ phục vụ sản xuất của hộ tính ñến năm 2009 80 4.11. Doanh thu năm năm 2009 của ñồng bào dân tộc thiểu số H.Mông và Dao Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v 82 4.12. Sự biến ñộng về diện tích cây trồng hàng năm của ñồng bào dân tộc H.Mông và Dao huyện Sapa 4.13. Sự thay ñổi các loại ñất nông nghiệp trong các hộ ñồng bào dân tộc H.Mông và Dao từ năm 2007 ñến nay 4.14. 85 87 Sự biến ñộng về năng suất và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của ñồng bào dân tộc H.Mông và Dao huyện Sapa 89 4.15 Tình hình chăn nuôi một số con vật chính 92 4.16 Xu hướng biến ñộng các loại vật nuôi trong hộ các dân tộc từ năm 2007 ñến nay 93 4.17 Thực trạng trồng rừng BQ/hộ ở các nhóm hộ năm 2009 95 4.18 Thu nhập BQ/hộ ở các nhóm hộ từ sản xuất lâm nghiệp năm 2009 4.19 96 Thực trạng số hộ có người tham gia hoạt ñộng kinh doanh. dịch vụ và hoạt ñộng ngành nghề ở các nhóm hộ khảo sát năm 2010 98 4.20. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ ñồng bào dân tộc thiểu số ñiều tra 101 4.21. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ ñiều tra 107 4.22. Hiệu quả kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Sapa 109 4.23. Kiểm ñịnh các hệ số xác ñịnh của mô hình 111 4.24. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập của hộ ñồng bào dân tộc 4.25. thiểu số huyện Sapa 113 Tỷ lệ áp dụng KHCN của các nhóm hộ 116 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi DANH MỤC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ Trang 4.1 Sự biến ñộng về số hộ nghèo qua các năm 64 4.2 Sự biến ñộng về tỷ lệ hộ nghèo qua các năm 65 4.3. Diện tích các loại ñất BQ/hộ phân theo thu nhập (ðVT: m2) 70 4.4 Xu hướng ñầu tư của kinh tế hộ từ năm 2007 ñến năm 2009 103 4.5 Mức ñộ ảnh hưởng của thủy lợi ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của hộ 115 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu Việt Nam là một quốc gia ña dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên khắp lãnh thổ quốc gia, trong ñó ñại bộ phận các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở miền núi, nơi chiếm 3/4 diện tích cả nước. Ðây là khu vực có vị trí chiến lược ñặc biệt quan trọng về kinh tế, chinh trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái; có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và ñất rừng. Nhận thức ñược vai trò quan trọng ñồng bào dân tộc thiểu số ðảng và Nhà nước ta ñã ra nhiều chủ chương, chính sách khuyến khích sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của ñồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước. Trong ñó ñặc biệt quan tâm ñến phát triển kinh tế ở vùng ñồng bào dân tộc thiểu số, mà trước hết là phát triển kinh tế hộ. Phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm sự phân hóa giàu nghèo với các dân tộc ña số. Góp phần ổn ñịnh kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, từng bước ñưa ñồng bào dân tộc vùng cao sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, có cuộc sống văn hoá lành mạnh, xây dựng quan hệ dân tộc bình ñẳng, ñoàn kết tương trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bên cạnh ñó phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số còn là yêu cầu tất yếu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về ñồng bào dân tộc thiểu số, ðảng và Nhà nước ta ñã ban hành nhiều chủ chương, chính sách ñặc biệt dành cho ñồng bào dân tộc thiểu số, như Nghị quyết 22 - NQ- TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị ” về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi”, Quyết ñịnh 72/HðBT ngày 13/3/1990 của Hội ñồng Bộ trưởng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1 “về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi” và một số chính sách của Chính phủ như Chương trình 135, 134, 186, 120, 327, hỗ trợ dân tộc thiểu số ñặc biệt khó khăn, Chương trình quốc gia về văn hoá - xã hội… Những chính sách ñó ñã góp phần làm phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, các dân tộc vùng cao có trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội không ñều nhau, ña dạng về ngôn ngữ, tâm lý xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá, nghệ thuật. Cùng với thay ñổi nhanh chóng của các ñiều kiện hoàn cảnh khác nhau, các chính sách cũng cần có sự thay ñổi và ñiều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo ra ñộng lực mới cho phát triển kinh tế hộ ñồng bào các dân tộc thiểu số. Bởi vậy nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số càng trở nên cần thiết hơn trong việc góp phần giúp các cơ quan công tác dân tộc tham khảo, ñể vận dụng vào ñiều kiện của từng vùng, của từng dân tộc, ñể có những chính sách, phương pháp ñúng ñắn ñúng ñắn và phù hợp hơn trong việc phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ñồng bào dân tộc trong giai ñoạn công nghiệp hoá hiện ñại hoá ñất nước như hiện nay. Sapa là một huyện miền núi với nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Trong những năm qua, phát triển kinh tế hộ nói chung và kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa nói riêng ñã ñạt ñược những kết quả ñáng chú ý, tỷ lệ hộ ñồng bào dân tộc thiểu sổ nghèo giảm ñáng kể, thu nhập tăng tăng lên nhanh chóng, ñời sống các dân tộc thiểu số trong huyện ngày càng ñảm bảo và phát triển. Tuy nhiên, với ñiều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch hiện có, hộ ñồng bào các dân tộc thiểu số ở Sapa vẫn chưa phát huy ñược những lợi thế của mình, kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số tuy có thay ñổi nhưng còn chậm. Bên cạnh ñó các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế hộ còn thiếu và yếu, như trình ñộ lao ñộng thấp, thiếu vốn và các ñiều kiện hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ còn còn nhiều bất cập… Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2 Với những vấn ñề nêu trên, vấn ñề phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu sổ ở Sapa càng trở nên cấp thiết hơn, vừa thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền, của ðảng và Nhà nước với ñồng bào dân tộc thiểu số nói chung và ñồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa nói riêng. Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, tôi ñã chọn ñề tài "Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số trên ñịa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai" làm ñề tài luận văn thạc sĩ của mình. Trong chừng mực nhất ñịnh ñề tài còn là tài liệu tham khảo có ích cho các nhà hoạch ñịnh chính sách ñối với ñồng bào dân tộc thiểu số. 1.2 Mục tiêu nghiên của ñề tài nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số từ ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số trên ñịa bàn huyện Sapa. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số. - ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số trên ñịa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai - ðề xuất ñịnh hướng các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số trên dịa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. 1.3 ðối tượng nghiên cứu Các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của hộ dân tộc thiểu số, trong ñó tập trung nghiên cứu chủ yếu ở 2 dân tộc H.Mông và Dao trên ñịa bàn huyện Sapa với chủ thể là các hộ nông dân dân tộc H.Mông và Dao. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng và ñề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc H.Mông và Dao Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3 ñang sinh sống trên ñịa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp lấy từ các tài liệu từ năm 2007 -2009. + Số liệu ñiều tra các hộ nông dân cho năm 2010. - Về không gian: ðề tài nghiên cứu trên ñịa bàn các xã có 2 dân tộc H.Mông và Dao ñang sinh sống thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ðỒNG BÀO DÂN TỘC THIỀU SỐ 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Lý luận về hộ và kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số 2.1.1.1 Khái niệm về hộ và hộ ñồng bào dân tộc thiểu số a. Khái niệm về hộ Hộ nông dân là những thuật ngữ ñược tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay. Nó ñược nhiều nhà khoa học nghiên cứu do ñó cho ñến nay có nhiều quan ñiểm khác nhau về hộ cũng như hộ nông dân. Trong từ ñiển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) ñịnh nghĩa “Hộ là tất cả những người sống chung trong một mái nhà. Nhóm người ñó bao gồm những người cùng chung huyêt tộc và những người làm ăn chung” ðể làm sáng tỏ hơn thì năm 1987 tạp chí Khoa Học Quốc Tế, năm 1988 Gee Me khi viết về những thay ñổi ñặc ñiểm kinh tế các hộ vùng ðông Nam Á và sau ñó một vài nhà kinh tế Việt Nam ñã ñưa ra một số khái niệm tương ñối hoàn chỉnh về hộ “ Hộ là một nhóm người có cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung trong một mái nhà, cùng ăn chung một mâm cơm, cùng tiến hành sản xuất chung và có cùng chung một ngân quỹ” Theo Martin năm 1998 thì “Hộ là ñơn vị cơ bản liên quan ñến sản xuất, tái sản xuất, ñến tiêu dùng và các hoạt ñộng khác” Theo kinh tế hộ nông dân của ðào Thế Tuấn xuất bản năm 1995 thì “Hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có cùng chung một ngân quỹ và có phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên sáng tạo ra” Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5 Trên ñây là những khái niệm tiêu biểu và có thể kết luận: + Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung huyết thống (cá biệt cũng có những thành viên của hộ không phải chung huyết thống như con nuôi, người tình nguyện và ñược sự ñồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt ñộng lâu dài) + Hộ nhất thiết phải là một ñơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế) có nguồn lao ñộng và phân công lao ñộng chung, có vốn và chương trình sản xuất kinh doanh chung. Là ñơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng và có ngân quỹ chung và ñược phân phối theo lợi ích thoả thuận có tính gia ñình. Hộ không phải là một thành phần kinh tế ñồng nhất mà hộ có thể thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, nhà nước [3] + Hộ không ñồng nhất với gia ñình mặc dù cùng chung huyết thống bởi vị hộ là một ñơn vị kinh tế riêng còn gia ñình thì có thể không chung một ñơn vị kinh tế ngân quỹ với nhau (ví dụ: gia ñình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà nhưng nguồn ngân sách lại ñộc lập với nhau ...) + Hộ là một ñơn vị kinh tế cơ bản cuả xã hội hay như chúng ta thường nói gia ñình là tế bào của xã hội. Vậy vẫn phải ñồng thời khẳng ñịnh vai trò của hộ ñối với xã hội và như vậy hộ sẽ không chỉ là một ñơn vị kinh tế ñơn thuần. b. Hộ ñồng bào dân tộc thiểu số  Dân tộc thiểu số Khái niệm dân tộc thiểu số chính thức phát sinh ở phương tây vào thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa thực dân bành trướng thế lực sang các nước chậm phát triển ñể mở rộng thuộc ñịa, khiến cho một số dân tộc nhỏ ở nhiều nơi rơi vào tình trạng bị thống trị hay lệ thuộc. Họ ñược chủ nghĩa thực dân ñịnh nghĩa như những con người lạc hậu, chậm tiến, có ñịa vị xã hội thấp, khác biệt nhau về nòi giống, nhân chủng, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo. Dựa vào quan ñiểm ñó, vào năm 1945 Lous With, Giáo sư trường ðại học Chicago (Mỹ) cho rằng: Dân tộc thiểu số là nhóm người do có một số nét Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6 ñặc thù về ngoại hình, thể chất hay văn hoá, bị ñối xử khác biệt bất bình ñẳng với các thành viên khác trong xã hội và do ñó tự coi mình là ñối tượng của một sự kỳ thị tập thể. Từ ðiển Bách Khoa Anh (1959) ñịnh nghĩa: Dân tộc thiểu số là nhóm người kết hợp với nhau bởi sợi dây liên lạc về nguồn gốc, ngôn ngữ hay tôn giáo, tự cảm thấy khác biệt với ña số dân cư của một quốc gia. Theo từ ðiển Bách Khoa Mỹ (1962): Dân tộc thiểu số là nhóm người có những ñặc ñiểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội và kinh tế khác biệt với nhóm chủ yếu khác trong xã hội. Tiểu ban ñặc biệt về chống nạn phân biệt chủng tộc và bảo vệ các dân tộc của Liên hợp quốc ñịnh nghĩa: Dân tộc thiểu số là những người có lịch sử và diện mạo văn hoá riêng, tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho ñến khi bị xâm nhập bởi các xã hội bên ngoài. Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển. Ngân hàng thế giới: Dân tộc thiểu số là các cộng ñồng người có ñặc ñiểm riêng biệt có liên quan ñến tính gắn bó với ñất ñai của tổ tiên, với các thiết chế xã hội truyền thống, sản xuất tự cung tự cấp, có ngôn ngữ, nhận dạng bản sắc văn hoá và xã hội khác hẳn với những người ña số. Viện ngôn ngữ Việt Nam: Hiểu một cách ngắn gọn và ñơn giản, Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số ñông nhất nước nhiều dân tộc. Dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất ña dân tộc. Trong ñó, có một dân tộc chiếm số ñông. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng ñiều kiện phát triển kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình ñẳng dân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7 tộc nhằm xoá bỏ những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc ñông người với và các dân tộc thiểu số. Dân tộc thiểu số là các dân tộc chiếm số dân ít hơn so với dân tộc chiếm số ñông nhất trong 1 nước có nhiều dân tộc. Dân tộc thiểu số là dân tộc có nhân khẩu ít trong nhà nước có nhiều dân tộc. Việt Nam là một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Kinh (Việt) chiếm tuyệt ñại ña số nhân khẩu ra, theo thống kế ñiều tra dân số năm 1999, 53 dân tộc thiểu số trong cả nước có gần 84 triệu người, chiếm gàn 14% tổng số nhân khẩu trong cả nước. Cho nên cái tên “dân tộc thiểu số”, là khái niệm số lượng ñối ứng tương ñối với dân tộc Kinh về nhân khẩu nhiều hay ít, không mang bất cứ hàm ý kì thị hoặc bất bình ñẳng nào, nó là tên gọi chung của các dân tộc ngoài dân tộc Kinh của Việt Nam, bắt ñầu sử dụng năm 1992 theo Hiến pháp 1992, ñến nay ñược cán bộ, nhân dân các dân tộc trong cả nước thống nhất sử dụng trong tất cả các văn bản, giao dịch. Tuy nhiên, theo thói quen một số người vẫn còn sử dụng thuật ngữ “dân tộc ít người”  Hộ ñồng bào dân tộc thiểu số Từ những khái niệm về hộ trên ñây ta có thể có một số cách nhìn nhận về hộ ñồng vào dân tộc thiểu số: - Hộ ñồng bào dân tộc thiểu số là là tất cả những người dân tộc thiểu số sống chung trong một mái nhà. Nhóm người ñó bao gồm những người cùng chung huyêt tộc và những người làm ăn chung. - Hộ ñồng bào dân tộc thiểu số là một thuật ngữ dùng ñể chỉ một nhóm người dân tộc thiểu số có cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung trong một mái nhà, cùng ăn chung một mâm cơm, cùng tiến hành sản xuất chung và có cùng chung một ngân quỹ. - Hộ ñồng bào dân tộc thiểu số là hộ trong ñó người dân tộc thiểu số là chủ hộ và chiếm ña phần trong hộ. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8 2.1.1.2 Kinh tế hộ và kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số Hộ và phát triển kinh tế hộ là vấn ñề ñược ñưa ra nghiên cứu từ hàng trăm năm nay, nhiều công trình nghiên cứu của C.Mác, Angghen, Lê Nin và các nhà khoa học nổi tiếng khác trên thế giới ñã ñưa ra những quan niệm ñúng ñắn về hộ và kinh tế hộ. Hộ nông dân là những hộ hoạt ñộng nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và những hoạt ñộng phi nông nghiệp ở nông thôn. Hội thảo quốc tế lần thứ VI về quản lý nông trại tại HÀ LAN(1980) cho rằng:” Hộ là ñơn vị cơ bản của xã hội có liên quan ñến sản xuất, tái sản xuất, ñến tiêu dùng và các hoạt ñộng khác”. Các ñại biểu theo trường phái Hệ thống thế giới gồm Walleiter (1984), Wad (1981), Smith (1985), Mactin, Beittell (1987) ñã thống nhất quan ñiểm :”Hộ là ñơn vị ñảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao ñộng thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung” Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ ở Việt Nam ðào Thế Tuấn (1997)cho rằng hộ có những ñặc ñiểm sau: + Hộ nông dân là ñơn vị kinh tế cơ sở, vừa là ñơn vị sản xuất, vừa là ñơn vị tiêu dùng. + Các hộ lâm nghiệp ngoài hoạt ñộng lâm nghiệp còn tham gia nhiều hoạt ñộng khác như nông nghiệp, phi nông nghiệp với các mục ñích khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là hộ lâm nghiệp. Cũng như quan niệm của Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia ñình có quyền sinh sống trên các mảnh ñất ñai, sử dụng chủ yếu sức lao ñộng gia ñình, sản xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức ñộ không hoàn hảo vào hoạt ñộng của thị trường”. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9 Nói tóm lại kinh tế hộ: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong ñó các nguồn lực như ñất ñai, lao ñộng, tiền vốn và tư liệu sản xuất ñược coi là của chung ñể tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung và mọi quyết ñịnh trong sản xuất kinh doanh và dời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, ñược nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo ñiều kiện ñể phát triển. Trên cơ sở ñó ta có thể hiểu kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số như sau: - Trước hết kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số là một loại hình kinh tế hộ. Nó ñặc chưng bởi những ñặc ñiểm, tính chất của hộ ñồng bào dân tộc thiểu số như phong tục tập quán, phương thức hoạt ñộng sản xuất kinh doanh...phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng ñặc thù cụ thể. - Kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số cũng là một trong những hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hộ, trong ñó các nguồn lực như ñất ñai, lao ñọng, tiền vốn và tư liệu sản xuất ñược coi là của chung trong hộ ñồng bào dân tộc thiểu số ñể họ tiến hành sản xuất. Cũng có chung nguồn ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung và mọi quyền quyết ñịnh trong sản xuất, kinh doanh và ñời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, ñược nhà nước thừa nhận, ñặc biệt hỗ trợ và tạo ñiều kiện ñể phát triển. 2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số Phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, anh ninh quốc phòng. * Vai trò của phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số ñối với kinh tế nói chung. Kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời với nền kinh tế quốc dân. Là nhân tố quan trọng thúc ñẩy sự phát triển kinh tế ñất nước ở nhiều vùng miền khác nhau. Phát triển kinh tế hộ không những phát Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10 huy ñược vai trò chủ ñạo của hộ ñồng bào dân tộc thiểu số trong việc tạo ra của cải vật chất xã hội, ñồng thời quá trình phát triển kinh tế hộ này còn giúp cho quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ñược hiệu quả và tối ưu. Phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số là ñộng lực quan trọng góp phần thúc ñẩy kinh tế vùng khó khăn, miền núi, vùng xa từ ñó ñảm bảo cho cơ cấu kinh tế quốc dân ở mức hài hòa, không chênh lệch giữa các vùng miền. Từ ñó tạo tính bền vững trong phát triển kinh tế ñất nước.[6] Phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số còn tạo ra tính ña dạng trong phát triển kinh tế hộ nói riêng và kinh tế ñất nước nói chung. Các ngành nghề truyền thống của ñồng bào dân tộc thiểu số sẽ phát huy tối ưu những lợi thế sẵn có. * Vai trò của phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số với các vấn ñề chính trị, văn hóa. Sự phát triển hài hòa giữa các dân tộc trên lãnh thổ quốc gia là nhân tố ñảm bảo cho các vấn ñề chính trị. Sự ổn ñịnh về chính trị phụ thuộc rất lớn vào các dân tộc. Nhiều quốc gia ña dân tộc trên thế giới ñã phải gánh chịu hậu quả nặng nề về chính trị do xung khắc về lợi ích kinh tế giữa các dân tộc. Mà nguyên nhân sâu xa của vấn ñề là sự phát triển không hài hòa về kinh tế các dân tộc, kinh tế hộ các dân tộc thiểu số không ñược trú trọng thì tất yếu dẫn ñến xung ñột nảy sinh trong quá trình phát triển. Bởi vậy có thể thấy, phát triển kinh tế hộ có vai trò quan trọng trong việc giữa vững tình hình ổn ñịnh chính trị quốc gia. Phát triển kinh tế hộ ñồng bào các dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng nhằm giữ gìn những văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc phát huy và giữa gìn những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. ðiều kiện kinh tế tốt hơn, sẽ giúp hộ ñồng bào dân tộc thiểu số có ñiều kiện phát huy những giá trị tốt ñẹp từ xa xưa của dân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11 tộc mình. Bên cạnh ñó, nó còn là nhân tố thúc ñẩy cho sự hình thành và phát triển những nền văn hóa mới ở những khu vực ñặc thù. * Vai trò ñối với an ninh quốc phòng. Các dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những vùng núi, vùng giáp danh biên giới. Có thể coi ñây là bức tường vững chắc cho quốc phòng và an ninh biên giới của quốc gia. Phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số sẽ tạo ra sức mạnh về kinh tế, giúp ñồng bào dân tộc ổn ñịnh cuộc sống, ñồng thời tạo ra bức tường vững mạnh hơn trong việc gìn giữ biên cương của tổ quốc. Phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số hợp lý sẽ tạo ra lượng của cải vật chất lớn cho quốc phòng an ninh ngay tại ñịa phương. Giúp tiềm lực của lực lượng vũ trang nhân dân, quốc phòng ñịa phương vững mạnh hơn trong công tác bảo vệ tổ quốc. 21.1.4 ðặc ñiểm phát triển kinh tế hộ ñồng bào dân tộc thiểu số - Với tập quán canh tác một vụ trong năm nên tâm lý sản xuất của ñồng bào là làm cho ñủ lương thực cần thiết cho ñến vụ sau. ðây là tâm lý sản xuất nhỏ của nền kinh tế tự túc tự cấp. Ngoài kinh tế truyền thống thì kinh tế phụ và kinh tế tự nhiên chỉ ñể khai thác thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, vì vậy không có các mặt hàng ñể bán thành tiền. Nền sản xuất còn gắn chặt với tài nguyên, ñặc biệt là tài nguyên ñất và ñộ phì của ñất, có thể có nương thâm canh, nhưng lối canh tác này thường dẫn ñến sự suy giảm chất lượng ñất, ñất dần mất chất màu, giảm ñộ phì và trở nên ñất thoái hoá. Ở các cộng ñồng vùng cao, mỗi người, mỗi gia ñình thường tự sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho bản thân và cho gia ñình, chủ yếu ñảm bảo cái ăn, cái mặc và những ñồ gia dụng, chỉ trừ những mặt hàng không thể tự sản xuất ñược như mắm muối và những hàng công nghệ khác họ mới phải ñi mua. Việc chăn nuôi gia súc, săn bắn, hái lượm ñều chỉ nhằm phục vụ nhu cầu ñời sống, không thành hàng hoá trao ñổi. Sản phẩm ñều mang tính chất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng