Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin từ lá cây chè dây (a...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin từ lá cây chè dây (ampelopsis cantoniensis planch.) làm chất chuẩn

.PDF
155
1508
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI -------------------------------- Ds. Vũ Hương Thủy Nghiên cứu phân lập, tinh chế Myricetin và Dihydromyricetin từ lá cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch.) làm chất chuẩn LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI -------------------------------- Ds. Vũ Hương Thủy Nghiên cứu phân lập, tinh chế Myricetin và Dihydromyricetin từ lá cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch.) làm chất chuẩn Chuyên ngành: Mã số: Dược liệu - Dược cổ truyền 607310 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ 2. TS. Trần Việt Hùng Hà Nội - 2008 Mục lục Tên mục Trang LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN .....viii-1, 2 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN .......................................ix-1, 2 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN ......................................... x-1, 2 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN............................................................................... 2 1.1. Vài nét về cây chè dây................................................................................... 2 1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của cây chè dây ......................................... 2 1.1.2. Thành phần hoá học của cây chè dây........................................................ 2 1.1.3. Tác dụng và công dụng của cây chè dây.................................................... 3 1.2. Những kết quả nghiên cứu về cây chè dây ở Việt Nam ............................. 3 1.3. Myricetin ........................................................................................................ 8 1.3.1. Cấu trúc hoá học, tính chất vật lý của myricetin....................................... 8 1.3.2. Tác dụng sinh học của myricetin ............................................................... 9 1.4. Dihydromyricetin ........................................................................................ 11 1.4.1. Cấu trúc hoá học, tính chất vật lý của dihydromyricetin ........................ 11 1.4.2. Tác dụng sinh học của dihydromyricetin................................................. 11 1.5. Sắc ký điều chế ứng dụng trong phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin................................................................................................ 13 1.5.1. Khái niệm về sắc ký điều chế .................................................................... 13 1.5.2. Sắc ký phân đoạn theo kích cỡ và việc sử dụng Sephadex .................... 13 1.5.3. Phân lập nói chung và phân lập các flavonoid chính trong chè dây nói riêng .................................................................................................................... 14 1.5.4. Tinh chế bằng kỹ thuật sắc ký ................................................................. 15 1.6. Sinh tổng hợp dihydromyricetin và myricetin ......................................... 17 1.7. Chuẩn đối chiếu........................................................................................... 17 1.8. Các thông tin về chuẩn myrietin và dihydromyricetin............................ 18 1.8.1. Ở Việt Nam ................................................................................................ 18 1.8.2. Trên thế giới .............................................................................................. 18 1.9. Định lượng hoặc xác định độ tinh khiết của myricetin và dihydromyricetin................................................................................................ 19 1.9.1. Định lượng myricetin và dihydromyricetin.............................................. 19 1.9.2. Xác định độ tinh khiết của chất bằng phương pháp quét nhiệt vi sai differential scanning calorimetry (DSC)............................................................ 20 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 22 2.2.1. Hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn.............................................................. 22 2.2.2. Thiết bị, dụng cụ........................................................................................ 22 2.2.3. Phương pháp định tính nhóm chất chính trong chè dây ........................ 22 2.2.4. Phương pháp chiết xuất............................................................................ 23 2.2.5. Phương pháp định lượng cắn trong giai đoạn chiết xuất....................... 23 2.2.6. Phương pháp phân lập.............................................................................. 23 2.2.7. Phương pháp tinh chế............................................................................... 24 2.2.8. Phương pháp phân tích myricetin và dihydromyricetin phân lập và tinh chế được............................................................................................................... 24 CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................. 27 3.1. Định tính nhóm hoạt chất chính trong lá chè dây.................................... 27 3.1.1. Định tính bằng phản ứng hóa học ........................................................... 27 3.1.2. Định tính flavonoid trong lá chè dây bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM).... 28 3.2. Xác định độ ẩm dược liệu........................................................................... 30 3.2.1. Tiến hành................................................................................................... 30 3.2.2. Kết quả ....................................................................................................... 30 3.3. Chiết xuất flavonoid từ lá chè dây ............................................................. 30 3.3.1. Chiết flavonoid theo các độ cồn khác nhau ở nhiệt độ phòng ............... 30 3.3.2. Chiết flavonoid theo các độ cồn khác nhau bằng phương pháp chiết nóng ............................................................................................................ 35 3.3.3. Chiết xuất bằng phương pháp đun với nước ở các mức thời gian khác nhau ..................................................................................................................... 40 3.3.4. So sánh các quy trình chiết xuất dựa trên tổng lượng cắn flavonoid thu được...................................................................................................................... 44 3.3.5. Định tính, định lượng myricetin và dihydromyricetin có trong các cắn flavonoid toàn phần ở các mẫu chiết khác nhau bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)................................................................................................................. 46 3.3.6. So sánh lựa chọn phương pháp chiết xuất .............................................. 48 3.4. Phân lập dihydromyricetin và myricetin .................................................. 51 3.4.1. Phân lập dihydromyricetin dựa vào độ tan.............................................. 51 3.4.2. Phân lập dihydromyricetin và myricetin bằng sắc ký cột....................... 51 3.4.3. Kết quả kiểm tra sự có mặt của myricetin và dihydromyricetin trong các phân đoạn ............................................................................................................ 52 3.4.4. Hiệu suất phân lập .................................................................................... 56 3.4.5. Định lượng myricetin và dihydromyricetin chưa qua giai đoạn tinh chế bằng HPLC .......................................................................................................... 58 3.5. Tinh chế dihydromyricetin và myricetin .................................................. 59 3.5.1. Tinh chế dihydromyricetin....................................................................... 59 3.5.2. Tinh chế myricetin .................................................................................. 59 3.5.3. Hiệu suất tinh chế ..................................................................................... 60 3.6. Phân tích và xác định cấu trúc hai chất phân lập được .......................... 62 3.6.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................... 62 3.6.2. Định tính bằng SKLM .............................................................................. 63 3.6.3. Định tính bằng HPLC .............................................................................. 65 3.6.4. Đo độ chảy ................................................................................................. 66 3.6.5. Đo phổ UV-VIS ......................................................................................... 67 3.6.6. Đo phổ IR .................................................................................................. 71 3.6.7. Đo phổ khối lượng (MS) ........................................................................... 77 3.6.8. Đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ................................................. 77 3.7. Xác định độ tinh khiết của dihydromyricetin và myricetin.................... 80 3.7.1. Xác định độ tinh khiết bằng phương pháp quét nhiệt vi sai ................... 80 3.7.2. Xác định độ tinh khiết bằng HPLC ......................................................... 83 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ...................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88 PHỤ LỤC .......................................................................................................... xi-1 Phụ lục I: Sắc ký đồ định lượng dihydromyricetin và myricetin bằng HPLC.. xi-2 Phụ lục II: Phổ UV, IR, MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC của dihydromyricetin .............................................................................................. xi-23 Phụ lục III: Phổ UV, IR, MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC của myricetin........................................................................................................... xi-35 Phụ lục IV: Sơ đồ chung quy trình chiết xuất, phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin ............................................................................................ xi- 47 vii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và TS. Trần Việt Hùng, các thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Nguyễn Viết Thân cùng các thầy, cô trong bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng đào tạo sau đại học và các bộ môn, phòng ban khác của trường Đại học Dược Hà nội. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các lãnh đạo công ty cổ phần Traphaco. Tôi cũng luôn nhận được sự giúp đỡ của Phòng Kiểm tra chất lượng, Phòng Nghiên cứu và phát triển - Công ty cổ phần Traphaco và Khoa vật lý - Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương tạo điều kiện về thời gian cũng như trang thiết bị trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là những sự giúp đỡ quí báu không thể thiếu trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn cao học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn luôn động viên và giúp đỡ, san sẻ công việc và góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này. Ds. VŨ HƯƠNG THỦY viii-1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN BP BPC BS CKII dd DĐVN DEPT DHM DL DSC EtOAc EtOH GS. H.P. HMBC HPLC HSPL HSQC IR KLDL M MS NCS NMR PĐ PL SK SKC SKĐ SKLM TB TC TK TN tnc TS. USP USPC UV UV-VIS WHO : British Pharmacopoeia : British Pharmacopoeia Committee : Bác sĩ : Chuyên khoa cấp 2 : Dung dịch : Dược điển Việt Nam : Distortionless Enhancement by Polarization Transfer : Dihydromyricetin : Dược liệu : Differential Scanning Calorimetry : Ethyl acetat : Ethanol : Giáo sư : Helicobacter pylori : Heteronuclear Multiple Bond Coherence : High Performance Liquid Chromatography : Hệ số pha loãng : Heteronuclear Singular Quantum Coherence : Infrared Spectrophotometry : Khối lượng dược liệu : Myricetin : Mass Spectrometry : Nghiên cứu sinh : Nuclear Magnetic Resonance : Pha động : Phân lập : Sắc ký : Sắc ký cột : Sắc ký đồ : Sắc ký lớp mỏng : Trung bình : Tinh chế : Tinh khiết : Thí nghiệm : Nhiệt độ nóng chảy : Tiến sĩ : United States Pharmacopoeia : United States Pharmacopoeia Committee : Ultraviolet : Ultraviolet - Visible : World Health Organization ix-1 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN STT Ký hiệu Nội dung 1. Bảng 1.1 2. Bảng 3.1 3. Bảng 3.2 4. Bảng 3.3 5. Bảng 3.4 6. Bảng 3.5 7. Bảng 3.6 8. Bảng 3.7 9. Bảng 3.8 So sánh các phương pháp chiết đã được khảo sát 45 10. Bảng 3.9 Hàm lượng M và DHM trong các mẫu chiết 46 11. Bảng 3.10 12. Bảng 3.11 13. Bảng 3.12 Thông tin về chuẩn M và DHM ở một số hãng sản xuất trên thế giới Vị trí, màu sắc các vết trên bản SKLM Định tính myricetin và dihydromyricetin trong các dịch chiết thu được bằng phương pháp ngâm lạnh Hàm lượng flavonoid toàn phần chiết xuất được với độ cồn khác nhau bằng phương pháp ngâm lạnh Định tính myricetin và dihydromyricetin trong các dịch chiết thu được bằng phương pháp chiết nóng Hàm lượng flavonoid toàn phần chiết xuất được với độ cồn khác nhau bằng phương pháp chiết nóng Định tính M và DHM trong các cắn thu được từ dịch chiết nước chè dây bằng phương pháp chiết nóng Hàm lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp chiết nóng với nước Hàm lượng M và DHM có thể chiết xuất được từ mẫu chè dây nghiên cứu Kết quả loại tạp qua cột Si Kết quả phân lập M ở các mẫu flavonoid toàn phần khác nhau Trang 19 30 33 34 38 39 43 44 48 54 56 ] ix-2 STT Ký hiệu Nội dung Kết quả phân lập DHM ở các mẫu flavonoid toàn phần Trang 14. Bảng 3.13 15. Bảng 3.14 16. Bảng 3.15 17. Bảng 3.16 18. Bảng 3.17 19. Bảng 3.18 20. Bảng 3.19 21. Bảng 3.20 Định tính M và DHM đã tinh chế bằng HPLC 66 22. Bảng 3.21 Độ chảy của M và DHM 66 23. Bảng 3.22 24. Bảng 3.23 25. Bảng 3.24 Hàm lượng của mẫu M tinh chế 83 26. Bảng 3.25 Hàm lượng của mẫu DHM tinh chế 83 khác nhau bằng phương pháp sắc ký cột Kết quả phân lập DHM ở các mẫu flavonoid toàn phần khác nhau dựa vào độ tan Kết quả xác định hàm lượng trong mẫu M Xác định hàm lượng của mẫu DHM phân lập được bằng sắc ký cột Xác định hàm lượng của mẫu DHM sau khi phân lập bằng phương pháp hòa tan Hiệu suất tinh chế DHM bằng phương pháp hoà tan và kết tinh lại trong nước Hiệu suất tinh chế M bằng phương pháp hoà tan trong methanol nóng và kết tinh lại trong methanol loãng Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của M (dung môi MeOD, tần số 500MHz) Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của DHM (dung môi MeOD, tần số 500MHz) 57 57 58 58 58 60 61 78 79 x-1 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN STT Ký hiệu Nội dung 1. Hình 1.1 Trích sơ đồ sinh tổng hợp myricetin và dihydromyricetin 17 2. Hình 3.1 Khảo sát lựa chọn hệ pha động 29 3. Hình 3.2 4. Hình 3.3 5. Hình 3.4 6. Hình 3.5 7. Hình 3.6 8. Hình 3.7 9. Hình 3.8 10. Hình 3.9 11. Hình 3.10 SKĐ định tính M và DHM trong phân đoạn Si2 54 12. Hình 3.11 SKĐ định tính M trong phân đoạn phân lập 55 13. Hình 3.12 SKĐ định tính DHM trong phân đoạn phân lập 55 14. Hình 3.13 Ảnh chụp các tinh thể Myricetin 62 15. Hình 3.14 SKĐ định tính dịch chiết chè dây ở các độ cồn khác nhau (dưới ánh sáng thường) SKĐ định tính dịch chiết chè dây ở các độ cồn khác nhau (soi dưới đèn UV, λ=254nm) SKĐ định tính dịch chiết nóng chè dây ở các độ cồn khác nhau (dưới ánh sáng thường) SKĐ định tính dịch chiết nóng chè dây ở các độ cồn khác nhau (soi dưới đèn tử ngoại, λ=254nm) SKĐ định tính cắn thu được từ dịch chiết nước chè dây với 4 cách chiết khác nhau (dưới ánh sáng thường) SKĐ cắn thu được từ dịch chiết nước chè dây với 4 cách chiết khác nhau (soi dưới đèn UV, λ=254nm) Sơ đồ quy trình chiết xuất Flavonoid toàn phần từ lá chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch.) SKĐ các phân đoạn sắc ký giai đoạn 1 Ảnh chụp các tinh thể Dihydromyricetin kết tinh trong nước Trang 32 32 37 37 42 42 50 53 63 x-2 STT Ký hiệu Nội dung Trang 16. Hình 3.15 SKĐ định tính mẫu DHM tinh chế 64 17. Hình 3.16 SKĐ định tính mẫu M đã tinh chế được 65 18. Hình 3.17 Phổ đồ của dung dịch M/ethanol 68 19. Hình 3.18 Phổ đồ của dung dịch DHM/ethanol 70 20. Hình 3.19 Phổ IR của M đã tinh chế 72 21. Hình 3.20 22. Hình 3.21 Phổ IR của DHM đã tinh chế 23. Hình 3.22 24. Hình 3.23 25. Hình 3.24 Phổ IR của M đã tinh chế được so sánh với myricetin chuẩn Phổ IR của DHM đã tinh chế so sánh với mẫu dihydromyricetin chuẩn Độ tinh khiết DHM được xác định bằng phương pháp DSC Độ tinh khiết của M được xác định bằng phương pháp DSC 73 75 76 81 82 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, do đó cũng có nguồn dược liệu quý và dồi dào. Từ bao đời nay, nhân dân ta đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc phòng và chữa bệnh. Cho tới nay, đã có nhiều sách tập hợp các công trình nghiên cứu về dược liệu cũng như những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh trong nhân dân như: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi [13]; “Từ điển cây thuốc” của phó giáo sư Võ Văn Chi [2]; “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể tác giả ở Viện dược liệu [20]. Trong những dược liệu được sử dụng, có nhiều dược liệu đã được xây dựng tiêu chuẩn đưa vào Dược điển Việt Nam.. Trước yêu cầu chất lượng dược liệu ngày càng nâng cao để tăng hiệu quả điều trị, nhiều chuyên luận dược liệu trong Dược điển Việt Nam đã đưa các chỉ tiêu định tính bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng hoạt chất bằng phương pháp đo độ hấp thụ UV-VIS, phương pháp HPLC. Thực hiện được những chỉ tiêu này cần phải có chất chuẩn đối chiếu. Để góp phần xây dựng bộ chất chuẩn đối chiếu chúng tôi được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin từ lá cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch.) làm chất chuẩn” với mục tiêu chiết xuất, phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin từ lá chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch.) đủ lượng và đạt độ tinh khiết làm chất chuẩn đối chiếu trong kiểm nghiệm bao gồm những nội dung chính sau: 1/ Định tính các nhóm chất hữu cơ chính có trong nguyên liệu lá chè dây, khảo sát và lựa chọn phương pháp chiết xuất flavonoid từ lá chè dây. 2/ Khảo sát và lựa chọn phương pháp phân lập myricetin và dihydromyricetin trong hỗn hợp flavonoid từ lá chè dây. 3/ Tinh chế myricetin và dihydromyricetin đạt tiêu chuẩn làm chất chuẩn và đủ lượng theo yêu cầu (2g mỗi loại). 2 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1 Vài nét về cây chè dây 1.1 .1 Đặc điểm thực vật và phân bố của cây chè dây Cây chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch, Vitaceae. Cây chè dây thuộc loại dây leo, cành có lông nhỏ hình trụ mềm. Tua cuốn chia 2-3 nhánh mọc đối diện với lá, thay thế cho lá bị thoái hoá. Lá kép lông chim có 7-11 lá chét. Gốc lá đôi khi hình tim, dài 25-75 mm, rộng 15-20 mm. Phiến lá nhẵn, mặt dưới ráp, màu nhạt, răng cưa đôi khi giảm thành mũi nhọn. Gân cấp hai có 4-5 đôi gân phụ tạo thành mạng lưới. Cuống lá chét dài 3-10 mm. Lá chét cuối cùng thường to và dài gấp đôi các lá chét khác. Lá kèm hình mắt chim. Cuộng hoa xim hai ngả có cuống dài. Hoa nhỏ cuống rất ngắn, cuộng hoa hình trứng tròn có những lông nhỏ. Đài hình đầu, cánh hoa 5, chỉ nhị hình chỉ. Nhụy hình trụ, đầu nhụy hầu như hình đĩa, bầu chia hai ô có hai noãn. Quả mọng nâu đen, hơi cay. Hoa nở vào tháng 6, quả chín vào tháng 9 [37]. Trên thế giới, chè dây phân bố ở Lào, Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ, thứ Harmadi Planch. (lá chét không có cuống) có ở Campuchia [6]. Ở Việt Nam chè dây mọc ở Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Uông Bí, Hoà Bình, Bắc Thái, Hà Giang, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai [2], [6], [19]. 1.1.2 Thành phần hoá học của chè dây Theo những nghiên cứu trong nước, trong lá chè dây mọc ở Cao Bằng có flavonoid (nhiều nhất là myricetin và dihydromyricetin) với hàm lượng cao (1819%), tanin catechic (10,8-13,3%), đường [9], [17]. Theo các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, trong lá A. cantoniensis mọc ở Trung Quốc có flavon, protein, nguyên tố vi lượng (K, Ca, Fe, Zn) và các vitamin (E, B1, B2) [46]. 3 1.1.3. Tác dụng và công dụng của cây chè dây 1.1.3.1. Tác dụng sinh học của cây chè dây Theo những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước [7], [10], [17], [18], chè dây có những tác dụng sinh học sau: - Cao khô chè dây và các flavonoid myricetin và dihydromyricetin không gây ngộ độc cấp tính trên chuột thí nghiệm. - Cao chè dây không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hoá sinh và huyết học, bao gồm: số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, protein huyết thanh, urê máu, khi cho thỏ dùng thuốc trong thời gian dài 5 tuần. - Myricetin không gây rối loạn nhiễm sắc thể, không ảnh hưởng tới sinh sản và di truyền. - Cao khô chè dây, myricetin, dihydromyricetin thử sơ bộ thấy có hoạt tính chống oxy hoá cao. - Cao khô chè dây và myricetin có khả năng thải độc theo cơ chế trung hoà gốc tự do của tetraclorua carbon. - Cao khô chè dây, myricetin và dihydromyricetin còn ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn chủ yếu là các chủng Staphylococcus aureus và một số chủng vi khuẩn Bacillus (myricetin có tác dụng trên 11 chủng, dihydromyricetin và cao khô có tác dụng trên 14 chủng) [10], [17], [18]. - Cao đặc chè dây có tác dụng tốt trong điều trị vết bỏng nông (bỏng độ II- bỏng biểu bì và bỏng độ III- bỏng trung bì nông). Việc sử dụng cao chè dây chỉ gây xót ở lần bôi đầu trong vòng 15-20 phút, không gây độc hại tại chỗ cũng như toàn thân đối với bệnh nhân [7]. 1.1.3.2. Công dụng của cây chè dây Theo kinh nghiệm dân gian, lá chè dây có vị ngọt, đắng, tính mát và có nhiều công dụng [2], [7], [17]: - Nhân dân vùng núi phía Bắc dùng pha nước uống hàng ngày thay chè và để điều trị đau dạ dày. - Nhân dân vùng Lạng Sơn dùng lá đắp vào chỗ viêm tấy có mủ (áp xe vú) 4 - Có nơi nhân dân dùng lá tươi giã đắp vào các vết bỏng. - Nhân dân ở Sapa dùng nước uống hoặc nước hãm dạng chè uống hàng ngày với tác dụng thanh nhiệt, chữa mất ngủ, kích thích tiêu hoá, điều hoà huyết áp, ổn định thần kinh, đặc biệt chữa đau dạ dày, viêm đường ruột cho kết quả rất tốt. Trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở trong nước về tác dụng điều trị loét dạ dày- hành tá tràng của cây chè dây: - Luận án phó tiến sĩ của Vũ Nam [14] đã đưa ra những kết luận về tác dụng cắt cơn đau dạ dày, làm liền sẹo ổ loét hành tá tràng, làm sạch Helicobacter pylori (H.P.), làm giảm viêm dạ dày của chè dây có kết quả tốt hơn so với dùng Alusi. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra kết luận: Chè dây không độc và không có tác dụng không mong muốn. - Luận án thạc sĩ y học của Nguyễn Thị Tuyết Lan [12] đưa ra những kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét hành tá tràng có nhiễm H.P. bằng nhóm thuốc AMPELOP-METRONIDAZOL-AMOXICILLIN. Trong đó AMPELOP là chế phẩm được sản xuất từ chè dây. - Kết quả nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Khánh Trạch theo dõi điều trị cho bệnh nhân loét dạ dày- hành tá tràng bằng AMPELOP-AMOXICILLIN-FLAGYL cho thấy thuốc AMPELOP có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh loét dạ dày tá tràng. Trong tất cả các bệnh nhân nghiên cứu không có trường hợp nào có biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc [15]. 1.2 Những kết quả nghiên cứu về cây chè dây ở Việt Nam Từ năm 1990 đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về cây chè dây ở trong nước như sau: - Sinh viên Nông Hữu Đức dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền đã tham gia báo cáo tại hội nghị khoa học tuổi trẻ của các trường Đại học Y Dược trong toàn quốc vào ngày 19/5/1992 về “Kết quả bước đầu nghiên cứu cây Chè dây Ampelopsis cantoniensis Planch, họ Nho (Vitaceae)” - đạt giải nhì. 5 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cây Chè dây Ampelopsis cantoniensis Planch. làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày - hành tá tràng (19931995)” do GS.TS Phạm Thanh Kỳ làm chủ nhiệm đề tài [15]. - Công trình tốt nghiệp dược sỹ đại học khoá 43 của sinh viên Nông Hữu Đức dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền về đề tài “Góp phần nghiên cứu cây Chè dây Ampelopsis cantoniensis Planch.” bảo vệ năm 1993 [11]. - Công trình tốt nghiệp Dược sĩ đại học Khoá 45 của sinh viên Đặng Thị Việt Hồng dưới sự hướng dẫn của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và NCS. Phùng Thị Vinh với đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học cây chè dây mọc ở Cao Bằng (Ampelopsis cantoniensis Planch.)” bảo vệ năm 1995. - Công trình tốt nghiệp Dược sĩ đại học Khoá 46 của sinh viên Nguyễn Kiều Vân dưới sự hướng dẫn của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và TS. Nguyễn Văn Long về đề tài “Nghiên cứu dạng bào chế của chè dây Ampelopsis cantoniensis Planch. họ Nho (Vitaceae)” bảo vệ năm 1996 [11]. - Luận án Tiến sĩ dược học của Dược sỹ Phùng Thị Vinh dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền, PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ với đề tài “Nghiên cứu về thực vật, hoá học và tác dụng sinh học của cây Chè dây” bảo vệ năm 1995 [17]. - Luận văn Thạc sĩ dược học của Vương Thị Hồng Vân về đề tài “Nghiên cứu cây chè dây Sapa Ampelopsis cantoniensis Planch. họ Nho (Vitaceae)”, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, bảo vệ năm 2002 [16]. - Luận văn Thạc sĩ dược học của Trần Hương Giang với đề tài “Nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời Myricetin và Dihydromyricetin trong lá chè dây và trong chế phẩm ampelop bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)” dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Văn Lẩu và GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, bảo vệ năm 2005 [5]. Các công trình nghiên cứu trên cho những kết quả sau: 6 + Xác định tên khoa học của cây Chè dây là Ampelopsis cantoniensis Planch. họ Nho (Vitaceae). + Mô tả đặc điểm thực vật, đặc điểm vi phẫu lá, đặc điểm bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hoá dược liệu. + Phân tích thành phần hoá học trong lá Chè dây có: Flavonoid, tanin, acid hữu cơ, đường khử tự do. + Xác định hàm lượng flavonoid toàn phần và tanin trong lá Chè dây mọc ở Cao Bằng lần lượt là 19,56±0,55% và 11,85±1,03%, flavonoid toàn phần và tanin trong lá Chè dây mọc ở Sapa lần lượt là 20,39±0,55% và 8,02%. + Đã phân lập được hai flavonoid tinh khiết. Căn cứ vào độ chảy, phổ UV, IR, MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, phổ nhiễu xạ tia X đã xác định chất F1 là Myricetin và F2 là 2,3- dihydromyricetin. + Kết quả nghiên cứu độ an toàn: Chè dây không gây độc cấp tính, không gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hoá sinh và huyết học khi dùng thuốc trong thời gian dài, không gây ảnh hưởng đến sinh sản và di truyền trên súc vật thí nghiệm. + Chè dây và các flavonoid myricetin và dihydromyricetin có hoạt tính chống oxy hoá cao, có khả năng thải độc theo cơ chế gốc tự do. + Kết quả nghiên cứu một số tác dụng dược lý theo hướng điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng cho thấy: Chè dây có khả năng làm giảm độ acid chlohydric invitro và độ acid dịch vị invivo, ức chế các ổ loét, giảm đau, ức chế sự phát triển của 14 chủng vi khuẩn thử, ức chế vi khuẩn H.P. phân lập và nuôi cấy từ các mẫu sinh thiết của bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng đang hoạt động. - Luận án Tiến sĩ Y học của Bác sĩ Vũ Nam dưới sự hướng dẫn của GS. Hoàng Bảo Châu, GS.TS. Nguyễn Khánh Trạch với đề tài “Góp phần nghiên cứu tác dụng của Chè dây trong điều trị loét hành tá tràng” bảo vệ năm 1995 [12] đưa ra kết luận: Chè dây có tác dụng rất tốt trong điều trị loét hành tá tràng; Chè dây cho kết quả 7 điều trị tương tự ở hai thể bệnh y học cổ truyền là tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị; Chè dây không gây độc và không có tác dụng không mong muốn. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc AMPELOP từ Chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch. Vitaceae) điều trị loét dạ dày- hành tá tràng và tiếp tục đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc” (1998-2000) do GS.TS. Phạm Thanh Kỳ làm chủ nhiệm đề tài [15]. Đề tài đã cho những kết quả sau: + Xác định được AMPELOP có tính ức chế vi khuẩn H.P. được phân lập và nuôi cấy từ các mẫu sinh thiết của bệnh nhân có viêm loét dạ dày- hành tá tràng đang hoạt động. + Xác định hàm lượng chất có khả năng ức chế (nhạy cảm) vi khuẩn H.P. của chế phẩm AMPELOP là 150μg so với mẫu kháng sinh đối chứng Amoxicillin 30μg theo phương pháp khuếch tán trên môi trường. + Xây dựng quy trình sản xuất bột AMPELOP từ chè dây, quy trình sản xuất viên nang AMPELOP quy mô phòng thí nghiệm. + Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu chè dây, tiêu chuẩn bột AMPELOP, tiêu chuẩn viên nang AMPELOP. + Theo dõi độ ổn định của thuốc đạt 24 tháng. - Luận án Thạc sĩ y học của Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan “Đánh giá tác dụng điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter Pylori của nhóm thuốc AMPELOP METRONIDAZOL - AMOXICILLIN” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Thu Hồ, TS. BS CKII. Phạm Văn Trịnh, bảo vệ năm 1999 [12] đưa ra kết luận: Sau điều trị, thuốc có tác dụng giảm rõ rệt hoạt động viêm của niêm mạc hang vị dạ dày, cắt cơn đau, làm liền sẹo; Nhóm thuốc có tác dụng điều trị tương đương ở hai thể bệnh Y học cổ truyền là Can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn; Nhóm thuốc được dung nạp tốt, không có tác dụng không mong muốn. - GS.TS. Nguyễn Khánh Trạch chỉ đạo nhóm nghiên cứu (BS. Mai Minh Huệ, BS. Nguyễn Trường Sơn) điều trị trên 63 bệnh nhân loét dạ dày- hành tá tràng sử 8 dụng phác đồ điều trị kết hợp AMPELOP- FLAGYL- AMOXICILLIN tại khoa tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai cho kết quả: Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng lâm sàng tốt, làm lành các vết loét, diệt được vi khuẩn H.P.; Trên tất cả các bệnh nhân đã nghiên cứu đều không có biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc [15]. TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết và cộng sự điều trị cho 30 bệnh nhân loét dạ dàyhành tá tràng ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây theo phác đồ điều trị kết hợp AMPELOP và hai kháng sinh METRONIDAZOL- AMOXICILLIN cũng cho kết quả tương tự [11]. 1.3. Myricetin 1.3.1. Cấu trúc hoá học, tính chất vật lý của myricetin Myricetin là 1 flavonoid được Perkin phân lập từ vỏ cây Myrica nagi Thunb., họ Dâu rượu Myricaceae từ năm 1896, có công thức phân tử: C15H10O8. Cấu trúc của Myricetin được xác định vào năm 1902 là 3,5,7-trihydroxy 2(3’, 4’, 5’-trihydroxyphenol) 4,1-benzopyran-4-on hay 3, 3’, 4’, 5, 5’, 7hexahydroxy- flavon và sau đó được J.Kalff và Robinson tổng hợp năm 1925. Công thức cấu tạo của myricetin: Theo Phùng Thị Vinh, myricetin có dạng tinh thể hình kim, mầu vàng cánh gián, tnc=312-315oC, hấp thụ UV ở các bước sóng λmax= 375nm, 255nm, tan rất ít trong nước lạnh, tan trong nước nóng và trong cồn, tan hoàn toàn trong cồn nóng [17]. Theo tài liệu The Merck Index, myricetin thu được sau khi kết tinh trong alcol loãng có dạng tinh thể hình kim, màu vàng, tnc=357oC, dung dịch trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan