Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập nhóm vi khuẩn lactic acid có tính chất đối kháng với vi khuẩ...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập nhóm vi khuẩn lactic acid có tính chất đối kháng với vi khuẩn edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra pangasianodon hypophthanlmus

.PDF
89
68
77

Mô tả:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Sản lượng cá tra tăng rất nhanh từ 52.248 tấn trong năm 2000 đến 1.128.014 tấn trong năm 2008, ước tính sản lượng tăng sấp xỉ 22 lần trong vòng 08 năm. Sản lượng cá tra ngày càng gia tăng đi đôi với sự suy thoái môi trường do nước thải và bùn ao nuôi cá tra thâm canh thải trực tiếp ra sông, dẫn đến bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại cho người dân. Phương pháp phòng và trị bệnh truyền thống đã lạm dụng sử dụng kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn đã tạo ra những chủng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và tăng độc lực. Để thay thế dần dần phương pháp phòng bệnh truyền thống, phương pháp phòng và trị bệnh bằng liệu pháp sinh học ngày càng được ưa chuộng như vaccine, các chất tăng cường hệ miễn dịch (immunostimulants), probiotics. Nghiên cứu về vaccine ứng dụng trên cá tra vẫn đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Vaccine được cho là phương pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus, nhưng chưa được sử dụng phổ biến có thể là do giá thành quá cao, thời gian nghiên cứu lâu và thường gây sốc cho cá. Những thành công đáng chú ý là việc sử dụng các chất tăng cường hệ miễm dịch thân thiện với môi trường và có phổ phòng ngừa bệnh rộng. Hơn thế nữa, phương pháp trị liệu sinh học bằng vi sinh vật có lợi (probiotic) được mong đợi và trở thành công cụ phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản thông qua khả năng cải thiện môi trường nước và ức chế vi sinh gây bệnh. Đặc biệt là các vi sinh vật có lợi có khả năng phân hủy phân tử tín hiệu (Quorum sensing) của các vi khuẩn gây bệnh nhằm làm giảm độc và đồng thời ức chế sự phát triển của chúng. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân lập nhóm vi khuẩn lactic từ hệ tiêu hóa cá tra thịt và giống, nước ao nuôi cá tra có đặc tính phân hủy phân tử tín hiệu và đối kháng Edwardsiella ictaluri. Và thực phẩm lên men truyền thống. SVTH: Trần Trọng Nguyễn 1 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2 Mục tiêu đề tài Phân lâp các dòng vi khuẩn có tính chất đối kháng với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, gây bệnh cho cá tra nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 1.3 Nội dung đề tài - Thu thập mẫu cá Tra ở 3 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. - Sàng lọc các mẫu có khả năng phân hủy phân tử tín hiệu N-acyl homoserine lactone (AHL). - Dùng một số phương pháp để đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập đối với vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ E. ictaluri. - Khảo sát khả năng phân hủy HHL và đối kháng E. ictaluri của các vi khuẩn nhận từ ngân hàng vi sinh vật. - Bước đầu mô tả hình thái, nhộm gram các chủng có khả năng phân hủy AHL và đối kháng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài - Phân lập từ hệ vi sinh vật từ hệ tiêu hóa của cá tra nuôi và cá tra giống. - Phân lập từ hệ vi sinh vật nước của cá tra nuôi. - Phân lập từ hệ vi sinh vật trong thực phẩm lên men truyền thống. - Sàng lọc các chủng vi khuẩn phân lập và các chủng từ ngân hàng vi sinh khả năng phân hủy phân tử tín hiệu AHLs và đối kháng Edwardsiella ictaluri. SVTH: Trần Trọng Nguyễn 2 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2. TỔNG QUÁT TÀI LIỆU 2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá Tra 2.1.1 Phân loại Bộ cá nheo Siluriformes Họ cá tra Pangasiidae Giống cá tra dầu Pangasianodon Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) 2.1.2 Phân bố Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp chúng ở lưu vực sông Mê Kông và Chao phraya. Ở nước ta cá bột và cá giống vớt được chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong các ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên. 2.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái Cá thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng, có hai đuôi râu dài. Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (10 - 14 % độ muối), có thể chịu đựng được nước phèn với pH ≥ 4 (pH dưới 4 thì cá bỏ ăn, bị sốc), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 150C, chịu nóng tới 390C. 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Chúng ăn các loại phù động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng. Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy,…. SVTH: Trần Trọng Nguyễn 3 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Cá trong tự nhiên, có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu dài tới 1,8m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 - 6 kg/năm. 2.1.6. Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục: Cá Tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái ở tuổi thứ 3 trở lên. Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp), nên nhìn hình dáng ngoài khó phân biệt đực - cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh, ở cá cái gọi là buồng trứng. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 (dương lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ ở phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mê Kông và Tonlesap, từ Sombor, tỉnh Crache trở lên. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (tháng 3). Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá Tra có thể tái phát dục 1 - 2 lần trong năm. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá ta gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000 đến vài triệu trứng. 2.2 Các bệnh thường gặp ở Cá Tra Bệnh là nguyên nhân gây thất thoát cá Tra nuôi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng và dẫn đến kết quả không như mong muốn. Hiện nay, do quy định sử dụng kháng sinh trên cá rất khắc khe nên người nuôi sử dụng phương pháp phòng bệnh là chính, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm của Bộ Thủy Sản. SVTH: Trần Trọng Nguyễn 4 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1 Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas Tác nhân gây bệnh: Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromanas: A. hyrophila, A. caviae, A. sobria. Vi khuẩn có mặt trong nước có nhiều chất hữu cơ. Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưỡng thành, có thể gây chết đến 80%. Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, mắt lồi, mờ đục và sưng phù, xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử. 2.2.2 Nhiễm khuẩn do Pseudomonas (Bệnh đốm đỏ) Tác nhân gây bệnh : Pseudomonas fluorescens, P.anguillise, P.chlororaphis Dấu hiệu bệnh lý: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng, bề mặt cơ thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn. Pseudomonas spp gây nhiễm khuẩn huyết thường xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da, vẩy. 2.2.3 Nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis) a. Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda gây ra. b. Dấu hiệu bệnh lý Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3-5m. Những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ và da bị mất sắc tố. Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị rách, gẫy. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi. Các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ xung quanh. Biết xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày. Nhiệt độ thích hợp để phát triển khoảng 300C. c. Đặc điểm sinh hóa The Hawke et al. (1981) Edwardsiella ictaluri là loài thuộc Enterobacteria cea, gram âm, hình que ngắn kích thước 0.75x1.5-2.5μm. di động yếu ở 25-300C, SVTH: Trần Trọng Nguyễn 5 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP không di động khi nhiệt độ cao hơn, Catalase dương tính, cytochrome oxidase âm tính và lên men glucose (Shott,1989). Không sinh ra H2S và Indole âm tính. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phát triển chậm trên môi trường BHI (36-48 giờ tại 28300C). Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri còn gây bệnh trên một số loài cá trong điều kiện thí nghiệm như: Chinook salmon Oncarhynchus tshauytscha và Rainbow trout Oncorhynchus mykiss (Lương Trần Thục Đoan, 2006). Ở Việt Nam, vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh chủ yếu trên cá tra (ở tất cả các giai đoạn phát triển). Tỷ lệ hao hụt lớn trên cá tra giống, nhưng gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất ở giai đoạn cá tra thịt cỡ 300-500g (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Theo Ferguson et al (2001), bệnh này được ghi nhận xuất hiện ở ĐBSCL vào cuối năm 1998 và có tên là BNP (Bacilliaty Necrosis of Pangaius). Từ Thanh Dung (2005) cũng phân lập vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra nuôi bè ở Việt Nam, với dấu hiệu có nhiều nốt trắng trên gan. 2.2.4 Bệnh ký sinh trùng Bệnh trùng bánh xe (Trichodinosis) + Dấu hiệu bệnh lý: Thân cá có lớp nhớt màu trắng hơi đục, mang cá đầy nhớt. Cá thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước lắc mạnh đầu. Cá bệnh nặng thường lờ đờ, đảo lộn vài vòng, chìm xuống đáy rồi chết. Trùng bánh xe ký sinh chủ yếu trên da, mang, các gốc cây. Bệnh trùng quả dưa (Ichthyopthisiosis) + Dấu hiệu bệnh lý: Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang và vây. Trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, đường kính lớn nhất bằng 0,5-1mm, có thể thấy được bằng mắt thường. Da và mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. SVTH: Trần Trọng Nguyễn 6 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3 Tình hình nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.3.1 Tình hình nuôi cá tra Trong các năm qua, nghề nuôi thủy sản trong nước đã có bước phát triển nhanh và ngày càng có vị trí nổi bật. Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2002 đã đạt 450.000 tấn, chiếm 46% sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa. Trong các loài cá nuôi nước ngọt, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá nuôi nước ngọt truyền thống được nuôi chủ yếu trong bè, ao và đăng quần với các mức độ thâm canh, bán thâm canh và qui mô nông hộ ao hồ nhỏ ở hầu hết ở các tỉnh Nam bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, và Cần Thơ. Sản lượng nuôi cá tra ước tính đạt khoảng 300.000 tấn năm 2004, đạt 400.000 tấn năm 2005, đạt trên 800.000 tấn năm 2006, đạt 1.000.000 tấn năm 2007 và 1.128.000 tấn năm 2008 (Đồ thị 1) (Sáng et al., 2007) Đồ thị 1. Sản lượng nuôi cá tra từ năm 2000-2008 (Vietnam association of Seafood Exporters and Producers-VASEP, 2008 SVTH: Trần Trọng Nguyễn 7 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu bền vững. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau đang được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành, các địa phương, các tổ chức Hiệp hội nuôi cá và chế biến xuất khẩu đang chung tay triển khai các giải pháp đồng bộ để khắc phục một cách hữu hiệu (Sáng et al., 2007). Trong đó, vấn đề về môi trường bị nhiễm dẫn đến dịch bệnh bùng phát đã tác động nghiệm trọng đến người nuôi và đồng thời giảm chất lượng sản phẩm của cá tra. Các bệnh thường gặp ở cá tra giống và thịt 2.3.2 Nghiên cứu về bệnh gan thận mủ Bệnh do vi khuẩn Bệnh xuất huyết: Aeromonas hydrophila, Clostridium botulinum, Pseudomonas spp., Edwardsiella tarda: mass mortality: 70-80% Edwardsiella ichtaluri gây bệnh gan thận mủ Tỉ lệ chết cao: 80-100% Bệnh do ký sinh trùng: Cryptobia spp., Ichthyophthyrius multifiliis, Trichodina, Epistylis. ----- tỉ lệ chết: 15-20% Hình 1. Các bệnh thường xuyên xuất hiện trên cá tra qua các giai đoạn nuôi (Loan và ctv., 2007). a. Bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá tra và những nghiên cứu về phòng bệnh gan thận mủ Hiện nay cá tra đang là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2008, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất khẩu hơn SVTH: Trần Trọng Nguyễn 8 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 640.000 tấn sản phẩm cá tra philê, đạt kim ngạch gần 1,5 tỷ USD, tăng hơn 48% so với năm 2007. Chỉ trong vòng khoảng 10 năm, từ năm 1998 đến năm 2008, từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia, với sản lượng nuôi tăng gấp 65 lần, xuất khẩu sang hơn 140 nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước (Thủy sản Việt Nam, số 13/2009). Với sự phát triển ngày càng cao của cá tra cùng thị trường to lớn cho xuất khẩu, hàng ngàn nông dân đã chạy theo lợi nhuận từ con cá tra một cách vô điều kiện, với năm 2008 là đỉnh điểm của phong trào nuôi cá tra ở ĐBSCL. Người nuôi đã ồ ạt mở rộng diện tích nuôi, tăng mật độ nuôi một cách tự phát, cung cấp một lượng lớn thức ăn dẫn đến môi trường trong ao nuôi dễ dàng bị ô nhiễm, là điều kiện để bệnh bộc phát, gây thiệt hại cho người nuôi. Nghề nuôi cá tra trong những năm gần đây có tỉ lệ hao hụt khá cao (khoảng 40-50%), cao gấp đôi so với các năm trước (www.vasep.com.vn). Các bệnh thường gặp trên cá tra bao gồm bệnh do vi khuẩn (bệnh gan thận mủ, bệnh đốm đỏ do Pseudomonas, bệnh nhiễm trùng máu do Edwardsiella tarda), nấm (nấm thủy mi,...) và ký sinh trùng (trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ, sán song chủ,...). Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thanh Phương (2007) về các bệnh do tác nhân vi khuẩn xuất hiện trong các ao nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh An Giang, 68,3% số hộ điều tra nhận thấy bệnh đỏ mỏ đỏ đuôi, 61% số hộ ghi nhận bệnh gan-thận-mủ, 51,2% số hộ ghi nhận bệnh phù đầu, 24,4% số hộ ghi nhận bệnh vàng da. Theo thống kê của Lý Thị Thanh Loan (2008), tần suất xuất hiện bệnh năm 2007 ở các tỉnh ĐBSCL bao gồm bệnh gan thận mủ: 52,80%; xuất huyết: 42,50%; phù đầu, phù mắt: 20,70%; vàng da: 21,60%. Trong đó bệnh gan thận mủ (hay bệnh đốm trắng nội tạng) gây thiệt hại nhiều nhất cho người nuôi. Bệnh này xuất hiện lần đầu tiên trên cá tra nuôi ở ĐBSCL vào cuối năm 1998. Khi cá nhiễm bệnh, tỉ lệ chết tăng cao (10-90%), có thể lên đến 100% tùy thuộc vào cách quản lý và kích cỡ cá nuôi, đồng thời trên gan, thận và tụy tạng xuất hiện nhiều đốm trắng đường kính 1-3 mm bên trong chứa dịch màu trắng đục. Khi cá bệnh người nuôi thường dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh để chữa trị. Tuy nhiên người ta đã phát hiện rằng tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (theo kết quả định danh của Crumlish et al., 2002), đã kháng với khá nhiều loại kháng sinh như: SVTH: Trần Trọng Nguyễn 9 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bactrime (100%), Colistin (97,9%), Florphenicol (42,5%), Amoxicillin (40,4%), Tetracyclin (31,9%), Doxycyclin (27,7%) (Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan, 2007). Nguyễn Thanh Phương (2007) xác định khả năng kháng thuốc kháng sinh của 8 chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập từ cá tra bệnh mủ gan, cho thấy cả 8 chủng đều cho kết quả kháng với Colistin, Oxolinic acid, Streptomycin, Cefepime, Sulfa+trime, Ceftriaxone, Cefazolin, Gentamycin, Aztreonam, Cefixim, Cefotaxime, Oxytetracycline và Amoxicillin. Hơn thế sản phẩm cá tra sau thu hoạch thường không được ưa chuộng do sự tích lũy thuốc, hóa chất trong thịt, tạo các dòng vi khuẩn kháng thuốc và gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra tồn dư chất kháng sinh trong thịt cá tra sẽ ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, và làm giảm uy tín của sản phẩm cá tra xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta phải tìm các giải pháp thay thế cho việc chữa trị bằng kháng sinh và thuốc hóa học. Hiện nay biện pháp sử dụng vaccine để phòng bệnh đang được đánh giá là có hiệu quả và kinh tế. Từ năm 2005, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã phối hợp với Công ty Thuốc thú y Trung ương II (Navetco) thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra, cá basa, cá mú, cá giò, cá hồng Mỹ nuôi công nghiệp”, trong đó đối tượng được quan tâm đặc biệt là cá tra. Sau ba năm thực hiện, việc nghiên cứu vaccine phòng bệnh gan thận mủ cho cá tra đã đạt được một số kết quả khả quan và có triển vọng áp dụng vào thực tế. Hiện nay loại vaccine này đã nhận được lời mời hợp tác từ công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), công ty nuôi và xuất khẩu cá tra lớn thứ ba của Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu hợp tác giữa tập đoàn Bayer và công ty sản xuất vaccine Pharmaq của Nauy trên bệnh gan thận mủ của cá tra cũng đã bước đầu khẳng định tác nhân gây bệnh là vi khuẩn E. ictaluri, hiện đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo vaccine. Tuy nhiên, các loại vaccine nói trên là vaccine bất hoạt (sử dụng kháng nguyên là tế bào vi khuẩn giết bằng formalin 0,4%), có một số nhược điểm là tỉ lệ bảo hộ chưa cao, thời gian bảo hộ khá ngắn (hai tháng, trong khi một vụ nuôi cá tra kéo dài tới 5-6 tháng), đòi hỏi phải bổ sung một số chất bổ trợ để làm tăng hiệu quả SVTH: Trần Trọng Nguyễn 10 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP của vaccine. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp luôn luôn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều cách tiếp cận khác nhau: quản lý môi trường nuôi, quản lý chất lượng con giống, tăng cường sức khỏe vật nuôi, sử dụng các hợp chất kích thích miễn dịch, vaccine bất hoạt, vaccine sống nhược độc, các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược, các chế phẩm vi sinh vật..... Hiện nay, một số chế phẩm vi sinh đã được ứng dụng trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra nhằm thay thế cho việc sử dụng kháng sinh. Các chế phẩm này được bổ sung vào trong thức ăn dưới dạng men vi sinh, đồng thời được bổ sung vào nước để xử lý môi trường. Gần đây, chế phẩm sinh học Bokashi được chiết xuất từ lá trầu của nhóm nghiên cứu Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm Huế được xem là một trong những hướng nghiên cứu đột phá trong việc phòng và trị bệnh cho tôm cá. Thành phần hệ vi sinh vật trong chế phẩm này bao gồm vi khuẩn lactic (50%), vi khuẩn quang hợp (20%), nấm men (20%), xạ khuẩn (5%), nấm sợi (5%). Qua kết quả thử nghiệm của Công ty TNHH Hải Nông Phát thành phố Hồ Chí Minh trên một số ao nuôi cá tra, basa từ tháng 4/2006 đến nay đã đạt được những thành công nhất định trong việc phòng bệnh gan thận mủ (Nguyễn Khoa Diệu Hà, 2009). b. Bệnh do Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá da trơn và một số nghiên cứu về biện pháp phòng bệnh Bệnh gan thận mủ trên cá tra xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1998, tác nhân gây bệnh lúc đầu được xác định bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Stirling phối hợp với trường Đại học Cần Thơ là Bacillus sp. (Ferguson et al., 2001). Đến năm 2002 nhóm nghiên cứu này đã đính chính lại tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (Crumlish et al., 2002). E. ictaluri được báo cáo đầu tiên trên cá nheo Mỹ, Ictalurus punctatus, vào năm 1979 (Hawke, 1979). E. ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính trên cá da trơn, hội chứng này được gọi tắt là ESC (Enteric Septicaemia of Catfish) và có thể dẫn đến tỉ lệ chết cao ở cá nheo Mỹ (Austin & Austin, 1999). Bệnh này được tìm thấy tại bất cứ nơi nào nuôi cá nheo tại nước Mỹ. Bệnh xảy ra ở tất cả các kích cỡ cá nuôi nhưng tập trung ở giai đoạn cá hương và cá giống SVTH: Trần Trọng Nguyễn 11 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (USDA/APHIS, 2003). Sự thiệt hại cho nghề nuôi công nghiệp của cá da trơn do ESC được ước tính hàng năm khoảng 4-6 triệu USD từ năm 1990 và đã tăng nhanh sau đó. Khoảng 70% các hộ nuôi được khảo sát vào năm 1996 cho thấy nguyên nhân từ ESC đã gây ra thiệt hại cao nhất cho các hộ nuôi cá da trơn, với 57% số hộ nuôi bị thiệt hại nặng (USDA/APHIS, 1997). Bệnh xảy ra theo mùa, đặc biệt xảy ra thường xuyên khi nhiệt độ nước nằm trong khoảng 20 – 29oC (Tucker et al., 2004). Cá bị bệnh ESC thường giảm ăn, lờ đờ, bơi dạng xoay vòng, xuất huyết xung quanh vùng miệng và phần bụng. Nhiều vết lở loét nhỏ màu trắng có thể xuất hiện trên bề mặt da. Cá nhiễm bệnh thường lồi mắt và bụng trương to (Tucker et al., 2004). Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất vaccine phòng bệnh do E. ictaluri gây ra trên cá da trơn. Shoemaker và ctv. (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại vaccine sống cải tiến dưới dạng đông khô (Immuno X+5, Immuno2 X+5, Serial 1A) và một loại vaccine sống truyền thống (RE-33). Cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) được gây miễn dịch bằng phương pháp ngâm ở các ngày tuổi khác nhau (từ 7 ngày tuổi đến 31 ngày tuổi). Kết quả cho thấy hiệu lực của vaccine đã thể hiện được ngay từ khi cá được gây miễn dịch ở giai đoạn 7 ngày tuổi và 10 ngày tuổi. Tỉ lệ sống của cá 7 ngày tuổi được gây miễn dịch dao động trong khoảng 58,4 – 77,5%, đối với cá 10 ngày tuổi thì dao động trong khoảng 64,1 – 78,9%. Ba năm sau đó, nhóm tác giả này cũng đã nghiên cứu phương pháp in ovo đối với việc sử dụng các loại vaccine sống cải tiến này, khi gây miễn dịch từ giai đoạn trứng của cá nheo Mỹ, bằng phương pháp ngâm trong thời gian 10 phút. Kết quả cho thấy phương pháp gây miễn dịch này là khá hiệu quả, với tỉ lệ bảo hộ khoảng 59,7% (Shoemaker et al., 2002). Trong những năm gần đây, một số nhóm nghiên cứu đã quan tâm đến việc phát triển các chế phẩm vi sinh (probiotic) và một số chế phẩm sinh học khác bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh ESC ở cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus). Shelby và ctv. (2007) bổ sung hai loại chế phẩm vi sinh có chứa Pediococcus sp. và Enterococcus sp. (riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau) vào thức ăn của cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) giống và cho ăn trong vòng 5-8 tuần. Sau đó tiến hành đo các SVTH: Trần Trọng Nguyễn 12 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chỉ tiêu: tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và các thông số miễn dịch như protein huyết thanh, immunoglobulin, lysozyme, complement. Các số liệu về vi sinh cho thấy hai chủng vi khuẩn probiotic vẫn tồn tại được trong thức ăn sau khi bổ sung trong thời gian bảo quản trong vòng 4 tuần. Tuy nhiên các tác giả không tìm thấy sự khác biệt nào về tăng trọng, đáp ứng miễn dịch cũng như tính kháng bệnh của cá sau thời gian cho ăn thức ăn có bổ sung probiotic. Aboagye và ctv. (2008) thử nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh Lymnozyme đến tỉ lệ sống của cá nheo Mỹ sau khi được gây nhiễm thực nghiệm với Edwardsiella ictaluri. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nghiệm thức có bổ sung Lymnozyme vào nước hàng ngày liên tục trong hai tuần, tỉ lệ chết của cá sau khi gây nhiễm Edwardsiella ictaluri (45%) giảm một cách có ý nghĩa thống kê (p = 0,002) so với nghiệm thức đối chứng (80%). Các nhà khoa học Nauy và Mỹ đã nghiên cứu hiệu quả kháng khuẩn của hai lọai peptide tổng hợp cecropin B và cecropin P1 đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá, trong đó có E. ictaluri (Kjuul et al., 1999). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cecropin B dao động từ 0,3-1,3 µM. Các dẫn xuất của cecropin B đã được biết đến có họat tính kháng khuẩn đối với nhiều lòai vi khuẩn gây bệnh, và có khả năng tăng cường tính đề kháng của cá nheo Mỹ gây cảm nhiễm với E. ictaluri (Kelly et al., 1993). Prebiotic là những hợp chất bổ sung vào thức ăn, có tác dụng kích thích sinh trưởng và họat tính của hệ vi khuẩn có lợi hịện diện trong hệ tiêu hóa của vật chủ (Delzenne & Roberfroid, 1994). Prebiotic thường được sử dụng kết hợp với probiotic (gọi là synbiotic). Các hợp chất đường mạch ngắn đang được sử dụng phổ biến như là prebiotic bổ sung vào thức ăn thủy sản, trong số đó bao gồm: Inulin, fructoseoligosaccharide (FOS), transgalacto-oligosaccharide, lactulose (Mahious, 2005), isomalto-oligosaccharide (IMOS) (Li et al., 2009). Hiệu quả về dinh dưỡng và sức khỏe của một số oligosaccharide đã được chứng minh trên cá (Glencross et al., 2003; Li & Gatlin, 2005; Pryor et al., 2003). Isomalto-oligosaccharide ở nồng độ 0,2% sử dụng kết hợp với vi khuẩn probiotic Bacillus OJ (108 CFU/g thức ăn) bổ sung vào SVTH: Trần Trọng Nguyễn 13 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường phản ứng miễn dịch và khả năng đề kháng đối với virus đốm trắng, thông qua hiệu ứng tương hỗ của hai loại chế phẩm này (Li et al., 2009). Mannan-oligosaccharide (MOS), một loại prebiotic chiết xuất từ nấm men, đã được chứng minh là có hiệu quả tăng cường đáp ứng miễn dịch và tính đối kháng đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Welker et al., 2007). 2.4 Tình hình nghiên cứu sử dụng probioic trong nuôi trồng thủy sản trên thới giới và tại Việt nam 2.4.1 Tình hình nghiên cứu probiotic trên thế giới Sản lượng nuôi trồng thủy sản hiện nay chiếm đến 40% tổng sản lượng thủy sản, với tổng giá trị vào khỏang 78 tỉ USD (FAO, 2008). Vai trò quan trọng của nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng đáng kể, do sản lượng khai thác thủy sản đã trở nên bão hòa và nhu cầu tiêu thụ hải sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh đang gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi thủy sản. Những bệnh gây ra bởi Vibrio spp., Aeromonas spp., Pseudomonas spp., Streptococcus spp., xảy ra rất phổ biến và dẫn đến tỉ lệ chết cao của tôm cá nuôi (Watson et al., 2008). Khi người nuôi gặp phải vấn đề dịch bệnh, thông thường biện pháp đối phó đầu tiên là sử dụng các hóa chất diệt khuẩn hoặc kháng sinh. Việc sử dụng những hóa chất này đã đem lại hiệu quả trong việc phòng và trị bệnh trên vật nuôi (Schwarz et al., 2001; Phillips et al., 2004). Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất diệt khuẩn và kháng sinh trong nông nghiệp cũng như trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến sự xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc (Schwarz et al., 2001; Akinbowale et al., 2006). Những thiệt hại lớn nhất đã xảy ra cho nghề nuôi tôm trên thế giới, khi việc nuôi tôm thiếu quy họach cộng với việc lạm dụng kháng sinh đã đưa đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và suy giảm về năng suất nuôi ở nhiều nước châu Á (Karunasagar et al., 1994; Moriarty, 1999). Nghiêm trọng hơn, những dòng vi khuẩn kháng thuốc có thể SVTH: Trần Trọng Nguyễn 14 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP truyền những gen kháng thuốc cho vi khuẩn gây bệnh ở người, đe dọa đến sức khỏe con người (Witte, 2000; Schwarz et al., 2001). Nhận thức được về những mối nguy do việc sử dụng kháng sinh không kiểm sóat, Hoa Kỳ, nhiều nước châu Âu và một số nước châu Á đã ban hành những đạo luật về kiểm sóat việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, tiến đến việc ngưng sử dụng kháng sinh (Delson et al., 2005; Martin, 2005). Thức tỉnh trước những mối đe dọa do việc sử dụng kháng sinh cũng như do vi khuẩn gây bệnh mang đến cho người nuôi, những biện pháp thay thế đang được tìm kiếm. Trong đó có việc sử dụng vaccine, các chất kích thích miễn dịch, các peptide kháng khuẩn, prebiotic (hợp chất tiền sinh học), probiotic (chế phẩm vi sinh). Trong đó, việc sử dụng chế phẩm vi sinh đang ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Probiotic ban đầu được định nghĩa là “chế phẩm vi sinh vật sống bổ sung vào thức ăn, có ảnh hưởng có lợi đối với vật chủ thông qua việc cải thiện cân bằng hệ đường ruột (Fuller, 1989). Tuy nhiên trong nuôi trồng thủy sản, probiotic không chỉ được bổ sung vào thức ăn mà còn được bổ sung vào môi trường nước (Moriarty, 1998). Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng vi khuẩn probiotic có thể làm tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm/cá thông qua việc ức chế vi khuẩn gây bệnh, nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch hoặc cải thiện chất lượng nước (Verschuere et al., 2000). Năm 2002, Irianto và Austin đề nghị một định nghĩa ngắn gọn nhưng đầy đủ “probiotic là cả tế bào hoặc một thành phần của vi sinh vật sống có ảnh hưởng có lợi đối với sức khỏe của vật chủ”. Trong một số trường hợp, những vi khuẩn ứng cử viên sau khi sàng lọc in vitro sẽ được kiểm tra in vivo ở qui mô nhỏ về đặc tính an toàn đối với vật chủ (Chythanya et al., 2002; Hjelm et al., 2004) và khả năng bảo vệ vật chủ khi gây cảm nhiễm ngược với tác nhân gây bệnh (Irianto & Austin, 2002; Lategan et al., 2004). Trong một số nghiên cứu khác, các ứng cử viên sau khi sàng lọc sẽ tiếp tục được kiểm tra những đặc tính khác như khả năng chịu đựng muối mật (Chabrillon et al., 2006), khả năng kích thích hệ miễn dịch (Irianto & Austin, 2003), cạnh tranh vị trí bám (Chabrillon et al., 2006), cạnh tranh chất dinh dưỡng (Gram et al., 1999). Trong SVTH: Trần Trọng Nguyễn 15 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thực tế, những nghiên cứu này là cần thiết để kiểm tra các vi khuẩn probiotic ứng cử viên có thể hiện những cơ chế tác động nào khác hay không. Ngoài ra, những thử nghiệm in vivo là rất cần thiết, bởi vì một chủng vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn khác ở điều kiện in vitro, không nhất thiết là sẽ thể hiện đặc tính đối kháng đó khi có sự hiện diện của vật chủ. 2.4.2 Tình hình sử dụng các chế phẩm probiotics trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam Những năm gần đây, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh và cải thiện môi trường trong quá trình nuôi tôm ở nước ta đang phát triển mạnh (FICen, 2007). Hiện nay có hàng trăm loại chế phẩm sinh học được sử dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bao gồm chế phẩm trộn vào thức ăn và chế phẩm xử lý nước. Đa số các chế phẩm có nguồn gốc ngoại nhập hay sử dụng công nghệ từ nước ngoài để sản xuất phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, yếu tố lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, chưa thật sự quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người sử dụng. Chưa kể đến tác dụng của chế phẩm ra sao bởi vì những chế phẩm ngoại nhập hay chủng vi sinh vật từ nước ngoài đưa vào Việt Nam có phù hợp với điều kiện của Việt Nam hay không thì việc đưa một lượng đáng kể chủng vi sinh vật vào Việt Nam cũng là một mối nguy hiểm tiềm tàng, xét về khía cạnh an toàn sinh học (Lương Đức Phẩm, 2007). Giá bán của các loại chế phẩm này khá cao, nên đã gây khó khăn cho người nuôi trồng thủy sản trong việc lựa chọn một sản phẩm vừa đạt chất lượng vừa có giá thành rẻ. Với lý do đó,việc đẩy mạnh nghiên cứu để sản xuất probiotic dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên sản phẩm tinh chế thì giá thành còn cao nên ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại phụ phẩm của ngành nông nghiệp. Do đó giá thành của probiotic giảm xuống nhiều và cũng giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, giảm tỉ lệ bệnh và góp phần cải thiện môi trường. SVTH: Trần Trọng Nguyễn 16 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Viện Sinh học Nhiệt đới đã thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm probiotic BioII gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và enzyme tiêu hóa dùng trong nuôi trồng thủy sản Chế phẩm này đã được khảo nghiệm trên ao nuôi tôm sú ở các tỉnh cho kết quả khả quan và được Công ty thuốc thú y và nuôi trồng thủy sản đưa ra thị trường (Võ Thị Hạnh và ctv, 2004). Các nhà khoa học tại Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm EBS2 để bổ sung vào thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. EBS2 có vai trò quan trọng như những vitamin kích thích trong quá trình sinh trưởng của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Kết quả thử nghiệm với cua biển cho thấy trong 22 ngày đầu lô cua dùng thức ăn tổng hợp có bổ sung EBS2 đạt tốc độ tăng trưởng 3,5%. Trong khi đó lô không bổ sung EBS2 có tốc độ tăng trưởng là 0,9% và lô dùng thức ăn tự nhiên có tốc độ tăng trưởng là 0,5% (Phòng hóa sinh biển, 2001). Ngoài ra, chế phẩm sinh học Biochie bao gồm một số chủng thuộc chi Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis) và Lactobacillus (Lactobacillus acidophilus). Chúng có chức năng phân hủy hợp chất hữu cơ bằng cách tiết ra các enzyme như protease, amylase. Chúng còn có khả năng tổng hợp chất kháng khuẩn làm giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh phát triển quá mức như Vibrio, Aeromonas…. Sử dụng chế phẩm sinh học Biochie để xử lý nước nuôi tôm cá có tác dụng làm giảm lượng bùn hữu cơ, giảm chu kỳ thay nước và cải thiện môi trường (tăng oxi hòa tan, giảm COD, BOD). Bên cạnh đó, còn có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc, tăng sản lượng và giảm mùi hôi của ngư trường (Vũ Thị Thứ và ctv, 2004a). Ngoài những chế phẩm probiotic trên, chế phẩm sinh học BioF có chứa chủng Lactobacillus acidophillus được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng tăng khả năng hấp thụ thức ăn và hạn chế bệnh do Aeromonas, Vibrio… gây ra. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy khi bổ sung BioF vào thức ăn tôm làm tăng tỷ lệ sống và đặc biệt tăng đáng kể sản lượng tôm trong ao. Kết quả bước đầu cho thấy sử SVTH: Trần Trọng Nguyễn 17 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP dụng BioF để nuôi tôm giống rất hiệu quả, tôm tăng trưởng nhanh, khoẻ, đồng đều (Vũ Thị Thứ và ctv, 2004b). Chế phẩm EM được giáo sư Teruo Higa-Nhật Bản phát minh năm 1980, được ứng dụng trong các lĩnh vực nông - ngư nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, chế phẩm EM ở dạng lỏng được nhân giống từ EM gốc của Nhật Bản với mật độ tế bào vi sinh vật có lợi cho nuôi trồng thủy sản thấp (< 107 CFU/ml) nên hiệu quả sử dụng không cao. Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chế phẩm EM, phòng Vi sinh ứng dụng - Viện Sinh học Nhiệt đới đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm VEM sử dụng bổ sung với chế phẩm BioII. Chế phẩm VEM (Vietnamese effective microorganisms) gồm tập hợp các vi sinh vật hữu ích có trong chế phẩm EM. Ngoài ra, còn có thêm một số lòai vi khuẩn Bacillus spp. được chọn lọc và vi khuẩn quang dưỡng, không chỉ có tác dụng cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản mà còn cạnh tranh và đối kháng với các loài vi khuẩn gây bệnh tôm, cá (Võ Thị Hạnh và ctv, 2004). Tại Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi tôm đã áp dụng phương pháp nuôi có bổ sung chế phẩm vi sinh. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả khá cao. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm vi sinh là tạo nên môi trường sạch, chi phí thấp, tôm phát triển nhanh và hạn chế dịch bệnh, nhất là bệnh đốm trắng, đầu vàng, phân trắng (FICen, 2007). Tại xã Tân Hưng Đông - huyện Cái Nước – Tỉnh Cà Mau, việc áp dụng mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm EM.ZEO bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, giữ cho môi trường của ao luôn sạch, tôm khoẻ mạnh mà hoàn toàn không sử dụng các hoá chất độc hại, kháng sinh. Trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh. Đây là mô hình nuôi tôm công nghiệp mang tính bền vững vì quy trình của dự án sử dụng chủ yếu vi sinh EM.ZEO (FICen, 2007). Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh đã mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi như: Sẽ giảm được vất vã, tăng lợi nhuận và ý thức hơn về việc bảo vê môi trường xung quanh; đối với vật nuôi thì mang lại sự khỏe mạnh, sức đề kháng tốt hơn với bệnh tật, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn,…và cải thiện được môi trường nuôi. Tuy SVTH: Trần Trọng Nguyễn 18 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nhiên, người nuôi cần chú ý đến những thông tin về sản phẩm có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia, tránh lạm dụng quá mức hay sử dụng các chế phẩm vi sinh không phù tại Việt Nam. 2.5 Ứng dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản 2.5.1 Định nghĩa probiotic Đã có khá nhiều định nghĩa cho thuật từ này của các tác giả khác nhau như: Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ (Parker, 1974). Van De Kerkove (1979) Barows và Deam (1985), Lestradet (1995) cũng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chũa tri bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tối thiểu sự phát triển tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày và ruột. Havenaar (1992) đã mở rộng định nghĩa về probiotic : “ Probiotic được định nghĩa như là các chủng riêng lẻ hay hổn hợp các vi sinh vật sống có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa”. Riêng đối với động vật thủy sản vốn có mối quan hệ gần gủi với môi trường xung quanh. Mầm bệnh nguy hiểm có thể tồn tại tự do trong môi trường nước và tăng trưởng độc lập với vật chủ (Hansen và Olafsen;Verschuere et al., 2000) được động vật thủy sản ăn vào liên tục thông qua quá trình điều tiết thẩm thấu và bắt mồi. Dựa trên mối quan hệ phức tạp mà một loại vi sinh vật nước có với môi trường xung quanh, định nghĩa probiotic trong nuôi trồng thủy sản cũng cần thay đổi. Verschuere và ctv (2000) đưa ra định nghĩa mới nhất “ Probiotic là chất bổ trợ vi khuẩn của môi trường xung quanh hoặc hệ vi khuẩn có liên quan đến vật chủ, đảm bảo việc cải thiện chất lượng thức ăn hoặc làm tẳng giá trị dinh dưởng của nó, nâng cao đáp ứng của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc cải thiện chất lượng nước” SVTH: Trần Trọng Nguyễn 19 MSSV:207111033 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Có nhiều cơ chế phức tạp tồn tại bên trong probiotic bao gồm : khả năng bám dính trên biểu mô ruột, sản xuất hợp chất ức chế, cạnh trnh hợp chất hoặc năng lượng có sẵn, cạnh tranh vị trí bám, tăng cường đáp ứng miễn dịch, cải thiện chất lượng nước, tương tác với tảo, nguồn dinh dưỡng đa_ vi lượng và đóng góp hệ enzyme cho quá trình tiêu hóa (Ohene et al., 2007). 2.5.2 Các thành phần của probiotic Các chủng loại vi sinh vật sử dụng trong probiotcs được xác định có sự hiện diện của cả vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương, bacteriophages, nấm men và cả nấm đơn bào (Irianto va Austin, 2002). a. Vi khuẩn gram âm Pseudomonas fluorescens được chứng minh là có khả năng ức chế Saprolenia và A. salmocinida trên các loài cá có vây và ngăn chặn các mầm bệnh trên tôm từ Vibrio spp, đồng thời có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết trên cá hồi (Irianto và Austin, 2002). Một vi khuẩn gram âm khác cũng có tác dụng cải thiện chất lượng của ấu trùng cua, hàu và cá bơn, đó là V. proteolyticus. Chủng này cải thiện quá trình tiêu hóa protein ở cá bơn khi được cung cấp qua con đường cho ăn, Alteromonas làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng pacific oyster (Irianto và Austin, 2002). b. Vi khuẩn gram dương Cá vi sinh vật gram dương, hiếu khí và sinh bào tử như chủng Bacillus spp được sử dụng như probiotics nhằm mục đích nâng cao chất lượng nước ao nuôi do ức chế hệ vi sinh vật gây hại trong nước và làm giảm số lượng mầm bệnh. Một lợi ích trực tiếp trong việc sử dụng trực khuẩn này là làm giảm việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong việc nuôi trồng thủy sản (Irianto và Austin, 2002). Ngoài các chủng Bacillus, vi khuẩn lactic trong các chế phẩm probiotics được ứng dụng khá nhiều trong nuôi trồng thủy sản như sử dụng chế phẩm chứa Lactobacillus bulgaricus, L. acidophillus, L. sporogenes, L. casei, L. plantarum, Streptococcus thermophillus (Venkat et al., 2004). Lợi ích của việc sử dụng vi khuẩn SVTH: Trần Trọng Nguyễn 20 MSSV:207111033
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng