Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu một số giải pháp dinh dưỡng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong ch...

Tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp dinh dưỡng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt công nghiệp

.DOC
21
493
106

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGUYỄN HỮU MINH NGHIÊN CỨU MÔÔT SỐ GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG NHẰM HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CÔNG NGHIÊÔP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2017 2 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những thách thức lớn nhất cho phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp là ô nhiễm môi trường từ chất thải (phân + nước tiểu) do phát thải khí amoniac, các khí gây mùi, khí nhà kính (Green house gases - GHG) và đào thải N, P ra môi trường đất và nước, trong khi đó phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp là một xu hướng không tránh khỏi trong thời gian hiện tại và tương lai. Do vậy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn công nghiệp là một chủ đề nghiên cứu được quan tâm bởi các nhà khoa học, nhà chính sách, người sản xuất cũng như người dân. Ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa có hệ thống và chủ yếu tập trung nghiên cứu điều tra khảo sát về tình hình ô nhiễm và áp dụng các giải pháp để xử lý chất thải hiệu quả. Ngoài các nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn và các giải pháp giải quyết đầu ra để giảm ô nhiễm, ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu hệ thống về giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi lợn bằng các giải pháp dinh dưỡng (đầu vào) nào đáng kể. Trong khi đầu vào (thức ăn) chính là nguyên nhân, là nguồn gây ô nhiễm cho chăn nuôi lợn Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp dinh dưỡng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt công nghiệp”. 2. MỤC TIÊU - Xác định được hiệu quả của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến khả năng sản xuất, phát thải ni tơ, phốt pho, hydro sulfua và amoniac từ chất thải của lợn từ 20 kg đến xuất chuồng. - Xác định được hiệu quả của bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau đến khả năng sản xuất, đặc tính hóa học của chất thải và bài tiết nitơ, phốt pho của lợn thịt từ 20 kg đến xuất chuồng. - Kiểm tra kết quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong điều kiện trang trại. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Về mặt khoa học: Những kết quả từ luận án này là những cơ sở khoa học ban đầu cho việc xây dựng và cân đối khẩu phần ăn cho lợn thịt nuôi công nghiệp nhằm đảm bảo vừa có lợi nhuận vừa thân thiện với môi trường. Đồng thời, đây cũng là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trên các loại lợn khác như lợn nái và đực giống và là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cho giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. - Về thực tiễn: Những kết quả của luận án là những khuyến cáo quan trọng cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam nhằm đảm bảo hiệu quả, thân thiện với môi trường và bền vững đối với các doanh nghiệp, chủ trang trại, người chăn nuôi trong xây dựng các khẩu phần phù hợp cho lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đây là một trong số các nghiên cứu đầu tiên về giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua bổ sung dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy: Để không làm giảm năng suất của lợn thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn, cũng như hiệu quả kinh tế, đồng thời vẫn giảm được ô nhiễm môi trường do chất thải (N và P) và khí NH3, H2S, lợn thịt cần phải được bổ sung enzyme Kemzyme V Dry liều lượng 500 g/tấn thức ăn hoặc axít hữu cơ có nhãn hiệu Biotronic SE và phytase 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Toàn bộ luận án gồm 160 trang, 04 chương, 51 bảng, 13 hình, tham khảo 221 tài liệu trong và ngoài nước, trong đó 14 tài liệu tiếng Việt và 207 tài liệu tiếng Anh. Có 03 các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án được công bố. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang chuyển dịch nhanh từ hệ thống chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của người tiêu dùng. Theo báo cáo của Cục chăn nuôi (2015), dự báo năm 2016 tổng đàn lợn Việt Nam là 28,78 triệu con và năm 2020 sẽ có xấp xỉ 30 triệu con lợn. 1.2. CHĂN NUÔI LỢN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường vì các lý do sau đây: 3 - Chăn nuôi lợn gây phát thải khí nhà kính, - Chăn nuôi lợn tạo ra các mùi khó chịu và amoniac, - Chăn nuôi lợn làm thay đổi chất lượng đất, gây ô nhiễm đất do quá nhiều N, P và kim loại nặng trong chất thải, - Chăn nuôi lợn làm thay đổi chất lượng và gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, - Chăn nuôi lợn và chất thải từ chăn nuôi lợn là những nguy cơ với sức khỏe con người, vật nuôi. Do việc thải chất thải từ khu chăn nuôi vào nguồn nước (sông ngòi, kênh, rãnh nước) và bị rửa trôi xuống tầng nước ngầm dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và vật nuôi vì trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều mầm bệnh có thể truyền cho người và gây ra bệnh truyền nhiễm cục bộ (Fisher và cs., 2000). 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Trong khi trên thế giới các nghiên cứu dinh dưỡng (nghiên cứu đầu vào) để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn như ô nhiễm các chất N và P, phát thải mùi và khí nhà kính được nghiên cứu khá nhiều, thì các nghiên cứu này ở Việt Nam có thể nói là quá ít nếu không muốn nói là không có. Vì thế nghiên cứu này góp phần nghiên cứu để lấp các lỗ hổng còn đang hiện hữu. Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án có ba phần nghiên cứu riêng biệt: phần 1 gồm 3 thí nghiệm; phần 2 gồm một thí nghiệm và phần 3 là kết quả ứng dụng các nghiên cứu trong 03 mô hình thí nghiệm tại các trang trại chăn nuôi đại diện cho ba vùng khí hậu Bắc, Trung và Nam. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu của các thí nghiệm được trình bày riêng cho từng thí nghiệm. 2.1. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG ENZYME, AXIT HỮU CƠ VÀ BENTONITE VÀO KHẨU PHẦN LỢN THỊT Ở 03 GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU 2.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến đào thải nitơ, phốt pho và phát thải hydro sunfua, amoniac từ chất thải của lợn giai đoạn 20 - 50 kg 2.1.1.1. Động vật và thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 30 lợn lai Duroc x F1 (Landrace x Yorkshire) với khối lượng ban đầu 20 kg. Thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3-4/2012. Do khối lượng ban đầu của lợn không hoàn toàn đồng đều nên thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 01 nhân tố nghiên cứu. Nhân tố nghiên cứu là chất bổ sung vào khẩu phần gồm có 4 nghiệm thức và 01 đối chứng. - Đối chứng (KPCS) là khẩu phần ăn cơ sở không bổ sung enzyme, axít hữu cơ hay bentonite; - Nghiệm thức bổ sung enzyme là khẩu phần cơ sở + enzyme (KPCS + E) bổ sung với liều lượng 500 g/tấn thức ăn; enzyme bổ sung có nhãn hiệu là Kemzyme V Dry của hãng Kemin (Hoa Kỳ); thành phần của enzyme là Xylanase (tối thiểu 1875 U/g) và Cellulase (tối thiểu 2500 U/g); - Nghiệm thức bổ sung axít hữu cơ là khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ (KPCS + A) bổ sung vào khẩu phần với liều lượng 3kg/tấn thức ăn; axít hữu cơ bổ sung có nhãn hiệu Biotronic SE do hãng Biomin sản xuất; thành phần chính là axit Propionic và Fomic; - Nghiệm thức bổ sung kết hợp enzyme và axít hữu cơ vào khẩu phần là khẩu phần cơ sở + Kemzyme V Dry với liều lượng 500 g/tấn thức ăn + Biotronic SE với liều lượng 3kg/tấn thức ăn (KPCS + EA); - Nghiệm thức bổ sung bentonite là khẩu phần cơ sở + bentonite (KPCS + B) với liều lượng 2kg/tấn thức ăn; loại bentonite bổ sung có nhãn hiệu Mycofix Secure do hãng Biomin sản xuất; với thành phần là một chất khoáng đặc biệt gọi là Smectite/ Montmorilonite -(Na,Ca)0.33(Al,Mg)2(Si4O10)(OH)2·nH2O. Yếu tố khối là khối lượng ban đầu của lợn thí nghiệm với 6 khối. Mỗi cá thể lợn là một đơn vị thí nghiệm. Trong mỗi khối, mỗi nghiệm thức được lặp lại 01 lần. 2.1.1.2. Khẩu phần và nuôi dưỡng lợn thí nghiệm Khẩu phần ăn thí nghiệm được xây dựng dựa trên các nguyên liệu sẵn có như ngô, khô đỗ tương, bột cá, cám gạo, bã sắn. Năng lượng trao đổi, Ca, P và các axít amin được đảm bảo đủ nhu cầu của lợn theo khuyến cáo NRC . Giá trị protein thô phân tích 17%; năng lượng trao đổi 13,8 MJ/kg vật chất khô thức ăn. Lợn được nuôi cá thể trong chuồng nuôi với diện tích 0,8m x 2,2 m. Mỗi chuồng nuôi được trang bị một máng ăn riêng biệt, không có hệ thống uống nước tự động. Phía dưới mỗi chuồng nuôi có hố chứa chất thải với kích thước: (110cm x 50cm x 40cm). Lợn được nuôi thích nghi 07 ngày cho uống tự do. Trong giai đoạn thí nghiệm, lợn được ăn ở mức 4,0% so với khối lượng cơ thể (theo Tiêu chuẩn Nhật Bản 1993, trích trong cuốn Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam, Viện Chăn nuôi 2001) và lượng ăn vào được điều chỉnh theo ước tính tăng khối lượng hàng ngày của gia súc. Lợn được cung cấp nước uống hạn chế bằng cách trộn thức ăn với nước theo tỷ lệ 1:4. Ngoài trộn nước với thức ăn, lợn không được uống thêm nước nhằm đảm bảo lượng thức ăn và nước uống ở các cá thể là như nhau để khống chế sự ảnh hưởng của mức độ pha loãng chất thải, thể tích và bề mặt phát thải đến sự phát thải của các chất gây ô nhiễm môi trường và đặc tính của chất thải . Lợn được cho ăn 02 lần/ngày, vào lúc 8 giờ 30 phút và 15 giờ 30 phút. Lượng thức ăn được 4 ghi chép hàng ngày; Lợn được cân vào buổi sáng trước lúc cho ăn tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm để tính tăng khối lượng hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn. 2.1.1.3. Thu và phân tích mẫu Sau 07 ngày nuôi thích nghi, hố chất thải được dọn sạch và quá trình thí nghiệm chính thức được bắt đầu. Phân và nước tiểu được tích lũy liên tục vào hố chất thải. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm bài tiết N và P trong chất thải, phát thải khí NH3, H2S và khí nhà kính từ bề mặt chất thải và các chỉ tiêu về đặc điểm chất thải. Thu mẫu khí NH3 và ước tính lượng NH3 phát thải: Mẫu khí để xác định phát thải NH3 được thu trực tiếp từ không khí trên bề mặt hố chất thải dựa theo phương pháp của Le và cs . Mỗi hố chất thải thu một mẫu, như vậy tổng cộng có 30 mẫu khí được thu để xác định phát thải NH3. Sau 26 ngày thí nghiệm, dùng 01 thùng hình trụ không đáy được đặt vào hố chất thải. Đáy của thùng tiếp giáp với đáy của hố chất thải. Diện tích thực của bề mặt thùng hình trụ là 312 cm 2. Không khí đi vào thùng hình trụ được lấy từ mái của chuồng nuôi và mẫu không khí đầu vào cũng được lấy để xác định lượng NH3 trong không khí đầu vào. Không khí được di chuyển ra khỏi thùng hình trụ nhờ vào một bơm hút và hệ thống điều khiển vận tốc không khí với 1,0 lít/phút. Hệ thống bơm này được chạy suốt trong quá trình lấy mẫu, nhằm mô phỏng hệ thống động phát thải khí NH 3 từ hố chất thải. Không khí đầu ra được dẫn vào 2 impingers chứa 15ml 0,5M HNO3 (Sơ đồ 1). Khí NH3 được giữ lại trong impingers có chứa axít. Hệ thống thu mẫu này được vận hành trong vòng 60 phút. Thu mẫu H2S và ước tính lượng H2S phát thải: Nguyên lý thu mẫu và tính lượng H 2S phát thải giống như đối với khí NH 3. Mẫu xác định phát thải H2S được thu bằng cách sử dụng hệ thống thu mẫu như mô phỏng ở sơ đồ 1 và ước tính lượng H 2S phát thải như công thức, trong đó dung dịch HNO3 được thay bằng dung dịch Cadimi Sulfat 0,1M (CdSO 4). H2S được hấp phụ vào dung dịch Cadimi Sulfat 0,1M. Thể tích dung dịch hấp thụ là 30ml. Thu mẫu chất thải (phân + nước tiểu): Vào ngày thứ 29 của quá trình phân và nước tiểu tích lũy trong hố phân, tiến hành trộn đều chất thải trong hố và lấy 1kg mẫu. Mỗi hố chất thải lấy 01 mẫu. Các mẫu chất thải được phân tích các chỉ tiêu hóa học: vật chất khô, N tổng số, P và pH. Mẫu thức ăn được phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô, N, xơ thô, khoáng, P và Ca. Mẫu thức ăn được thu thập sau mỗi lần trộn. Kết thúc thí nghiệm, các mẫu thức ăn ở các lần trộn của mỗi nghiệm thức được trộn đều với nhau trước khi gửi đi phân tích. Phương pháp phân tích Vật chất khô (TCVN 4326-2001), N tổng số (TCVN 4328-2007), P (TCVN 1525-01), Canxi (TCVN 1526-07), xơ thô (TCVN 4329 - 93), khoáng (4327 - 93) được phân tích theo các phương pháp chuẩn TCVN; NDF và ADF được phân tích theo AOAC (973.18.01). Mẫu phân được đo pH bằng máy pH meter HI 8424 HANNA (Made in Mauritius). Tất cả các chỉ tiêu trên được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Môi trường Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi. 2.1.1.4. Phương pháp phân tích số liệu Ảnh hưởng của nhân tố nghiên cứu đến các chỉ tiêu nghiên cứu (khả năng sản xuất của vật nuôi, đào thải N, P, phát thải NH3 và H2S) được phân tích phương sai bởi phần mềm Minitab 14.0. Mô hình thống kê đầy đủ như sau: yij =μ+αi+ρj+ eij Trong đó: yij=biến phụ thuộc; αi= ảnh hưởng của nhân tố nghiên cứu;ρj= ảnh hưởng của khối; eij = sai số ngẫu nhiên. Giá trị của biến phụ thuộc được kiểm tra về tính đồng nhất phương sai và phân bố chuẩn. Khi giá trị p của phân tích phương sai < 0,05 (giả thuyết H0 bị bác bỏ); để so sánh sau phương sai (post hoc) chúng tôi tiến hành phương pháp so sánh trực giao có kế hoạch 1 (Planned Orthological Contrast) với 04 hệ số tương phản trực giao như ở bảng 2.1. Bảng 2. 1. Tập hợp 04 hệ số tương phản (C) trực giao Hệ số tương phản Nghiệm thức C1 C2 C3 C4 Khẩu phần cơ sở + Enzyme 1 1 1 1 Khẩu phần cơ sở + Axít hữu cơ 1 1 1 -1 Khẩu phần cơ sở + Enzyme + Axít hữu cơ 1 1 -2 0 Khẩu phần cơ sở + Bentonite 1 -3 0 0 Khẩu phần cơ sở (đối chứng) -4 0 0 0 1 Có kế hoạch ngay khi thiết kế thí nghiệm 5 Trong đó C1 dùng để so sánh giữa các nghiệm thức với đối chứng; C2 dùng để so sánh giữa nghiệm thức có bổ sung bentonite với 03 nghiệm thức còn lại (bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bổ sung đồng thời cả enzyme và axít hữu cơ); C3 dùng để so sánh giữa nghiệm thức bổ sung đồng thời enzyme và axít hữu cơ với nghiệm thức bổ sung enzyme và axít hữu cơ riêng lẻ; C4 so sánh giữa nghiệm thức bổ sung axít hữu cơ với bổ sung enzyme. Các nghiệm thức hoặc sự kết hợp của các nghiệm thức được cho là sai khác khi p < 0,05. Các giá trị trung bình và khoảng tin cậy 95% của giá trị được trình bày. 2.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến đào thải nitơ, phốt pho và phát thải hydro sunfua, amoniac từ chất thải của lợn giai đoạn 40 - 70kg 2.1.2.1. Động vật và thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 30 lợn lai Duroc x F1 (Landrace x Yorkshire) với khối lượng ban đầu 40,5 ± 1,6 kg (Trung bình ± độ lệch chuẩn). Thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4 6/2012. Khối lượng ban đầu của lợn không hoàn toàn đồng đều nên thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 01 nhân tố nghiên cứu. Nhân tố nghiên cứu là chất bổ sung vào khẩu phần gồm có 4 nghiệm thức và 01 đối chứng. - Đối chứng (KPCS) là khẩu phần ăn cơ sở (bảng 2.1) không có bổ sung enzyme, axít hữu cơ, hay bentonite; - Nghiệm thức bổ sung enzyme là khẩu phần cơ sở + enzyme (KPCS + E) bổ sung với liều lượng 500 g/tấn thức ăn; enzyme bổ sung có nhãn hiệu Kemzyme V Dry của hãng Kemin (Hoa Kỳ); thành phần của enzyme là Xylanase (tối thiểu 1875 U/g) và Cellulase (tối thiểu 2500 U/g); - Nghiệm thức bổ sung axít hữu cơ là khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ (KPCS + A) bổ sung vào khẩu phần với liều lượng 3kg/tấn thức ăn; axít hữu cơ bổ sung có nhãn hiệu Biotronic SE do hãng Biomin sản xuất; thành phần là axít Propionic và Fomic; tuy nhiên thành phần và hàm lượng chi tiết của các loại axít này trong chế phẩm không được công bố bởi nhà sản xuất; - Nghiệm thức bổ sung kết hợp enzyme và axít hữu cơ vào khẩu phần là khẩu phần cơ sở + Kemzyme V Dry với liều lượng 500 g/tấn thức ăn + Biotronic SE với liều lượng 3kg/tấn thức ăn (KPCS + EA); - Nghiệm thức bổ sung bentonite là khẩu phần cơ sở + bentonite (KPCS + B) với liều lượng 2 kg/tấn thức ăn; loại bentonite bổ sung có nhãn hiệu Mycofix Secure do hãng Biomin sản xuất; với thành phần là một chất khoáng đặc biệt gọi là Smectite/ Montmorilonite - (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2(Si4O10)(OH)2·nH2O. Yếu tố khối là khối lượng ban đầu của lợn thí nghiệm với 06 khối. Mỗi cá thể lợn là một đơn vị thí nghiệm. Trong mỗi khối, mỗi nghiệm thức được lặp lại 01 lần. 2.1.2.2. Khẩu phần và nuôi dưỡng lợn thí nghiệm Khẩu phần ăn thí nghiệm được xây dựng dựa trên các nguyên liệu sẵn có như ngô, khô đỗ tương, bột cá, cám gạo, bã sắn. Năng lượng trao đổi, Ca, P và các axít amin được đảm bảo đủ nhu cầu của lợn theo khuyến cáo NRC. Thành phần hóa học và nguyên liệu thức ăn của khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1. Giá trị protein thô phân tích khoảng 15%; năng lượng trao đổi khoảng 13,6 MJ/kg vật chất khô thức ăn. Lợn được nuôi và theo dõi như thí nghiệm 1. 2.1.2.3. Thu và phân tích mẫu Tương tự thí nghiệm 1 2.1.2.4. Phương pháp phân tích số liệu Tương tự thí nghiệm1 2.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến đào thải nitơ, phốt pho và phát thải hydro sunfua, amoniac từ chất thải của lợn giai đoạn 65 - 90kg 2.1.3.1. Động vật và thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 30 lợn lai Duroc x F 1 (Landrace x Yorkshire) với khối lượng ban đầu 66,7 ± 3,5 kg (Trung bình ± độ lệch chuẩn) trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2012. Khối lượng ban đầu của lợn không hoàn toàn đồng đều nên thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 01 nhân tố nghiên cứu. Nhân tố nghiên cứu là chất bổ sung vào khẩu phần gồm có 04 nghiệm thức và 01 đối chứng. - Đối chứng (KPCS) là khẩu phần ăn cơ sở (bảng 2.1) không có bổ sung enzyme, axít hữu cơ, hay bentonite; - Nghiệm thức bổ sung enzyme là khẩu phần cơ sở + enzyme (KPCS + E) bổ sung với liều lượng 500 g/tấn thức ăn; enzyme bổ sung có nhãn hiệu Kemzyme V Dry của hãng Kemin (Hoa Kỳ); thành phần của enzyme là Xylanase (tối thiểu 1875 U/g) và Cellulase (tối thiểu 2500 U/g); - Nghiệm thức bổ sung axít hữu cơ là khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ (KPCS + A) bổ sung vào khẩu phần với liều lượng 3 kg/tấn thức ăn; axít hữu cơ bổ sung có nhãn hiệu Biotronic SE do hãng Biomin sản xuất; thành phần là axít Propionic và Fomic; tuy nhiên thành phần và hàm lượng chi tiết của các loại axít này trong chế phẩm không được công bố bởi nhà sản xuất; - Nghiệm thức bổ sung kết hợp enzyme và axít hữu cơ vào khẩu phần là khẩu phần cơ sở + Kemzyme V Dry với liều lượng 500 g/tấn thức ăn + Biotronic SE với liều lượng 3kg/tấn thức ăn (KPCS + EA); 6 - Nghiệm thức bổ sung bentonite là khẩu phần cơ sở + bentonite (KPCS + B) với liều lượng 2 kg/tấn thức ăn; loại bentonite bổ sung có nhãn hiệu Mycofix Secure do hãng Biomin sản xuất; với thành phần là một chất khoáng đặc biệt gọi là Smectite/ Montmorilonite - (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2(Si4O10)(OH)2·nH2O. Yếu tố khối là khối lượng ban đầu của lợn thí nghiệm với 06 khối. Mỗi cá thể lợn là một đơn vị thí nghiệm. Trong mỗi khối, mỗi nghiệm thức được lặp lại 01 lần. 2.1.3.2. Khẩu phần và nuôi dưỡng lợn thí nghiệm Khẩu phần ăn thí nghiệm được xây dựng dựa trên các nguyên liệu sẵn có như ngô, khô đỗ tương, cám gạo, bã sắn. Năng lượng trao đổi, Ca, P và các axít amin được đảm bảo đủ nhu cầu của lợn theo khuyến cáo NRC. Thành phần hóa học và nguyên liệu thức ăn của khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1. Giá trị protein thô phân tích 12,3%; năng lượng trao đổi 13,3 MJ/kg vật chất khô thức ăn; xơ thô 10,6%. Lợn được nuôi và theo dõi như thí nghiệm 1. 2.1.3.3. Thu và phân tích mẫu Tương tự thí nghiệm 1 2.1.3.4. Phương pháp phân tích số liệu Tương tự thí nghiệm 1 2.2. THÍ NGHIỆM 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHỐT PHO DỄ TIÊU VÀ BỐ SUNG PHYTASE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN BÀI TIẾT N, P, KHÍ THẢI NHÀ KÍNH VÀ MÙI TỪ CHẤT THẢI LỢN THỊT NUÔI CÔNG NGHIỆP 2.2.1. Động vật và thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 30 lợn lai Duroc x F1 (Landrace x Yorkshire) có khối lượng ban đầu khoảng 22 kg và nuôi đến lúc xuất chuồng (gồm 03 giai đoạn thí nghiệm: 1) lợn có khối lượng cơ thể từ 20 kg đến 40 kg, 2) lợn có khối lượng cơ thể từ 40 kg đến 68 kg, 3) lợn có khối lượng cơ thể từ 68 kg đến xuất chuồng). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên với 02 nhân tố thí nghiệm (mức phốt pho dễ hấp thu và bổ sung phytase), như vậy thí nghiệm gồm 06 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là 05 con lợn với 05 lần lặp lại/nghiệm thức. Lợn được nuôi nhốt cá thể, mỗi con một ô có máng ăn riêng biệt, không có hệ thống uống nước tự động. Phía sau (đối diện với máng ăn), có hố chứa chất thải có kích thước (110cm x 50cm x 40cm). Mỗi con là một đơn vị thí nghiệm. 2.2.2. Khẩu phần và nuôi dưỡng lợn thí nghiệm Khẩu phần ăn thí nghiệm được xây dựng theo khuyến cáo của NRC (1998) và dựa trên các nguyên liệu sẵn có như ngô, khô đỗ tương, bột cá, cám gạo, bã sắn. Lợn được nuôi thích nghi 07 ngày với chế độ cho ăn, cho uống tự do. Trong giai đoạn thí nghiệm, lợn được ăn ở mức 4,0% so với khối lượng cơ thể và lượng ăn vào được điều chỉnh theo ước tính tăng khối lượng hàng ngày của lợn. Lợn được cung cấp nước uống hạn chế bằng cách trộn thức ăn với nước theo tỷ lệ 1:4. Lợn được cho ăn 02 lần/ngày (8 giờ 30 phút và 15 giờ 30 phút). Lượng thức ăn được ghi chép hàng ngày. Lợn được cân trước và sau khi thí nghiệm để tính tăng khối lượng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi: - Chỉ tiêu về tăng khối lượng và TTTĂ: Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được theo dõi và ghi chép hàng ngày để tính lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Lợn được cân vào lúc sáng sớm, trước khi cho ăn, tại các thời điểm: khi bắt đầu thí nghiệm và vào các thời điểm chuyển tiếp các giai đoạn sinh trưởng để khảo sát tốc độ sinh trưởng. - Các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường và mùi trong chất thải và phát thải ra không khí phương pháp xác định như đã đề cập ở thí nghiệm 1. Lấy mẫu sau 4 tuần kể từ khi phân bắt đầu được tích lũy vào hố phân. Quá trình tích lũy phân vào hố phân là một quá trình liên tục nhằm mô phỏng thực tế trong điều kiện chăn nuôi trang trại. - Chỉ tiêu phân tích: Chỉ tiêu thức ăn, môi trường và mùi + Mẫu thức ăn được phân tích VCK, N tổng số, xơ, khoáng, P, Ca + Chất thải hỗn hợp phân và nước tiểu (slurry) được phân tích VCK, nitơ tổng số, phốt pho và pH. + Không khí: xác định mức độ phát thải mùi và amoniac (NH3, H2S) + Khí phát thải nhà kính: N2O, CO2, CH4 Phương pháp phân tích số liệu Ảnh hưởng của nhân tố nghiên cứu đến các chỉ tiêu nghiên cứu được phân tích phương sai bởi phần mềm Minitab 14.0. Mô hình thống kê đầy đủ như sau: yijk =μ+αi+βj+(αβ)ij+ eijk Trong đó: yijk=biến phụ thuộc; αi= ảnh hưởng của mức phốt pho dễ hấp thu; βj = ảnh hưởng của bổ sung phytase; (αβ)ij = ảnh hưởng của tương tác giữa 2 nhân tố; eijk = sai số ngẫu nhiên. 7 2.3. ỨNG DỤNG KHẨU PHẦN ĂN THÍCH HỢP TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CÔNG NGHIỆP QUY MÔ TRANG TRẠI NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI 2.3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở chăn nuôi lợn thịt công nghiệp; - Địa điểm nghiên cứu: tại Bắc Ninh, Nghê ê An, TP. Hồ Chí Minh. - Thời gian nghiên cứu: 12/2012 đến 12/2013. 2.3.2. Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện tại 03 cơ sở chăn nuôi lợn thịt công nghiệp tại Bắc Ninh, Nghê ê An, TP. Hồ Chí Minh, với quy mô từ 150 đến 200 lợn thịt/lứa; nuôi 3-4 lứa/năm. Các trang trại được lựa chọn có thể là trại chuyên nuôi lợn thịt hoặc mô hình trại chăn nuôi kép kín (nuôi lợn thịt tự túc giống - có cả lợn nái sinh sản). - Tại mỗi trang trại, chọn 120 lợn thịt có khối lượng ban đầu khoảng 20 kg chia làm 2 lô, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô 60 con với 3 lần lặp lại (20 con/lần lặp lại). - Lô 1: Lợn được cho ăn khẩu phần tối ưu (KPTƯ) (kết quả rút ra từ các thí nghiệm 1; 2; 3 và 4 của Luận án này). Các thành phần dinh dưỡng (ME, protein, Pdht, các chất bổ trợ…) của KP cho lợn ở lô này được dựa vào khẩu phần tối ưu, nhưng loại và cơ cấu tỷ lệ các nguyên liệu trong KP phụ thuộc vào điều kiện và mức độ sẵn có của từng cơ sở chăn nuôi cụ thể. - Lô 2 (Lô đối chứng) (ĐC): Lợn được ăn khẩu phần đối chứng (KPĐC): lợn được cho ăn thức ăn thương mại (TĂTM) do cơ sở chăn nuôi đang sử dụng. Việc phân chia giai đoạn sinh trưởng và lựa chọn chế độ nuôi dưỡng hoàn toàn áp dụng theo phương thức truyền thống (TT) của trang trại. 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá - Chỉ tiêu về tăng khối lượng và TTTĂ: Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Lợn được cân vào buổi sáng, trước khi cho ăn, tại thời điểm bắt đầu nuôi thí nghiệm và xuất chuồng. - Các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường và mùi trong chất thải và phát thải ra không khí phương pháp xác định như đã đề cập ở thí nghiệm 4. Lấy mẫu sau 4 tuần kể từ khi phân bắt đầu được tích lũy vào hố phân. - Các chỉ tiêu đánh giá + Đánh giá hiệu quả dựa trên cơ sở so sánh với các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn Việt Nam hiện hành về chất lượng không khí, nước. + Chỉ tiêu về kết quả sản xuất: giá trị sản xuất, chi phí trung gian; khấu hao tài sản cố định, lao động của gia đình, lao động đi thuê, thu nhập hỗn hợp, giá thành đơn vị sản phẩm cho từng Trang trại. + Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất: hiệu quả của chi phí sản xuất, hiệu quả chi phí lao động, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị sản phẩm hoặc tính trên một đầu gia súc. - Chỉ tiêu phân tích: Chỉ tiêu thức ăn, môi trường và mùi + Mẫu thức ăn: 6 chỉ tiêu (VCK, N, xơ, khoáng, P, Ca)/mẫu: 3 cơ sở x 2 công thức x 3 giai đoạn = 18 mẫu + Chất chất thải hỗn hợp phân và nước tiểu (slurry): 4 chỉ tiêu (VCK, N tổng số; P và pH)/mẫu (3 cơ sở x 2 công thức x 3 giai đoạn = 18 mẫu) + Không khí: xác định mức độ phát thải 2 chỉ tiêu (NH 3, H2S)/ mẫu. Số mẫu: 3 cơ sở x 2 (trước và sau) x 2 lần = 12 mẫu. 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố mô hình thống kê như sau: y = μ+ρ m+ αn + e Trong đó: y = biến phụ thuộc; α n= ảnh hưởng của nhân tố thí nghiê m ê ; e = sai số ngẫu nhiên. Khi giá trị P của kiểm tra F<0,05, kiểm tra Tukey được tiến hành để phát hiện sự sai khác giữa các nghiệm thức. Các nghiệm thức được cho là sai khác khi P<0,05. - Phương pháp phân tích so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trước và sau khi thực hiện mô hình. - Phương pháp phân tích kinh tế: nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất chăn nuôi thông qua giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận dòng. 8 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG ENZYME, AXIT HỮU CƠ VÀ BENTONITE VÀO KHẨU PHÀN LỢN THỊT Ở 03 GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU 3.1.1. Kết quả của thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến đào thải ni tơ, phốt pho, hydro sulfua và amoniac từ chất thải của lợn giai đoạn 20 - 50kg 3.1.1.1. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến khả năng sản xuất của lợn Bảng 3.1. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến khả năng sản xuất của lợn từ 20 - 50 kg Khoảng tin cậy 95% Chỉ tiêu Nghiệm thức Trung bình pf Cận dưới Cận trên KPCSa 20,00 19,60 20,40 b KPCS+E 19,67 19,27 20,07 Khối lượng KPCS+Ac 19,67 19,27 20,07 0,28 ban đầu (kg) KPCS+EAd 19,50 19,10 19,90 KPCS+Be 20,00 19,60 20,40 KPCS 39,43 38,65 40,22 KPCS+E 41,00 40,21 41,79 Khối lượng 0,06 KPCS+A 40,83 40,05 41,62 kết thúc (kg) KPCS+EA 40,20 39,41 40,99 KPCS+B 40,13 39,35 40,92 KPCS 539,8 516,4 563,3 KPCS+E 592,6 569,1 616,1 Tăng khối lượng KPCS+A 588,0 564,5 611,4 0,02 (g/ngày) KPCS+EA 575,0 551,5 598,5 KPCS+B 559,3 535,8 582,7 KPCS 1,25 1,25 1,26 Lượng KPCS+E 1,25 1,25 1,26 thức ăn KPCS+A 1,25 1,25 1,26 0,78 ăn vào KPCS+EA 1,26 1,25 1,26 (kg/con/ngày) KPCS+B 1,26 1,25 1,26 KPCS 2,33 2,23 2,44 KPCS+E 2,12 2,01 2,22 Hệ số chuyển hóa KPCS+A 2,13 2,03 2,24 0,03 thức ăn (kg thức ăn/kg TKL) KPCS+EA 2,19 2,09 2,29 KPCS+B 2,25 2,15 2,36 a b c d= = khẩu phần cơ sở; = khẩu phần cơ sở + enzym; = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; khẩu phần cơ sở + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20 Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn (p < 0,05). Kết quả so sánh trực giao có kế hoạch cho thấy các nghiệm thức (KPCS + E; KPCS + A; KPCS + EA; KPCS + B) mang lại tăng khối lượng cao hơn so với đối chứng (KPCS) (P C1 = giá trị P của hệ số tương phản C1 = 0,02). Điều này là do bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đã nâng cao hiệu quả chuyển hoá thức ăn (PC1 = 0,03). 3.1.1.2. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến đặc tính hóa học của chất thải và đào thải N và P Bảng 3. 2. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phầần đếến đ ặc tnh hóa h ọc c ủa chầết thải và đào thải N và P Chỉ tiêu Lượng N ăn vào (g/con/ngày) Nghiệm thức KPCSa KPCS+Eb KPCS+Ac Trung bình 30,18 30,05 29,84 Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên 30,01 30,36 29,87 30,22 29,66 30,02 pf 0,20 9 Khoảng tin cậy 95% pf Cận dưới Cận trên KPCS+EAd 29,88 29,61 29,96 e KPCS+B 30,04 29,87 30,22 KPCS 11,15 11,08 11,21 KPCS+E 11,14 11,08 11,21 Lượng P ăn vào KPCS+A 11,16 11,09 11,23 0,78 (g/con/ngày) KPCS+EA 11,19 11,12 11,25 KPCS+B 11,19 11,12 11,25 KPCS 7,26 7,17 7,35 KPCS+E 7,40 7,31 7,50 pH chất thải KPCS+A 7,31 7,22 7,41 0,24 KPCS+EA 7,37 7,28 7,46 KPCS+B 7,33 7,24 7,42 KPCS 15,66 11,36 19,96 KPCS+E 17,02 12,72 21,32 Vật chất khô KPCS+A 19,03 14,73 23,33 0,81 chất thải (%) KPCS+EA 16,91 12,61 21,21 KPCS+B 16,09 11,79 20,39 KPCS 0,22 0,17 0,27 Lượng KPCS+E 0,21 0,16 0,26 chất thải thải ra KPCS+A 0,24 0,19 0,29 0,75 (kg vật chất KPCS+EA 0,21 0,16 0,26 khô/ngày) KPCS+B 0,20 0,15 0,25 KPCS 3,73 2,66 4,80 KPCS+E 3,17 2,10 4,24 N chất thải KPCS+A 3,12 2,05 4,19 0,45 (%VCK) KPCS+EA 3,22 2,15 4,29 KPCS+B 4,30 3,23 5,37 KPCS 3,34 2,87 3,80 KPCS+E 3,59 3,13 4,05 P chất thải KPCS+A 3,07 2,60 3,53 0,34 (%VCK) KPCS+EA 3,17 2,71 3,64 KPCS+B 3,61 3,15 4,07 KPCS 7,64 5,97 9,31 KPCS+E 6,52 4,85 8,19 N chất thải g (g/con/ngày) KPCS+A 7,48 5,81 9,15 0,43 KPCS+EA 6,05 4,38 7,72 KPCS+B 7,93 6,26 9,59 KPCS 3,05 2,47 3,64 KPCS+E 3,20 2,61 3,79 P chất thải KPCS+A 3,28 2,70 3,87 0,75 (g/con/ngày) KPCS+EA 2,78 2,19 3,36 KPCS+B 3,02 2,43 3,60 a = khẩu phần cơ sở; b = khẩu phần cơ sở + enzym; c = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở Chỉ tiêu Nghiệm thức Trung bình 10 + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20; g=không bao gồm lượng N đã phát thải ra không khí hàng ngày từ hố chất thảithải Qua bảng 3.2 ta thấy rằng nhân tố thí nghiệm đã không ảnh hưởng đến lượng N và P ăn vào của lợn (p > 0,05); điều này là do không có sự khác nhau về lượng thức ăn ăn vào giữa các nghiệm thức cũng như đối chứng (p > 0,05; bảng 3.1). 3.1.1.3. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến phát thải NH 3 và H2S từ chất thải Qua bảng 3.3 chúng ta thấy rằng nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến phát thải khí NH 3 và H2S từ chất thải của lợn (p < 0,05). Bảng 3. 3. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến phát thải NH3 và H2S từ chầết thải Khoảng tin cậy 95% Trung Chỉ tiêu Nghiệm thức pf bình Cận dưới Cận trên KPCSa 0,13 0,09 0,18 b KPCS+E 0,04 0,00 0,08 2 c H2S (mg/h/m ) KPCS+A 0,07 0,03 0,11 0,02 KPCS+EAd 0,06 0,02 0,10 KPCS+Be 0,10 0,06 0,14 KPCS 0,39 0,26 0,52 KPCS+E 0,12 0,00 0,25 NH3 (mg/h/m2) KPCS+A 0,22 0,09 0,36 0,04 KPCS+EA 0,20 0,07 0,33 KPCS+B 0,33 0,20 0,46 a b c = khẩu phần cơ sở; = khẩu phần cơ sở + enzym; = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20; phân tích ở dạng logarít Các nghiệm thức (KPCS + E; KPCS + A; KPCS + EA; KPCS + B) đã giảm phát thải NH3 và H2S lần lượt 43,6% và 48,8% từ chất thải của lợn so với đối chứng (p C1 < 0,05). Ảnh hưởng của enzyme và axit hữu cơ đến phát thải NH3 và H2S là không cộng hợp tích luỹ (additive); cũng không có sự khác biệt về phát thải NH3 và H2S từ chất thải của lợn khi khẩu phần được bổ sung enzyme so với bổ sung axít hữu cơ (p C4 > 0,05). 3.1.2. Kết quả của thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến đào thải ni tơ, phốt pho và phát thải hydro sulfua, amoniac từ chất thải của lợn từ 40 - 70kg 3.1.2.1. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến khả năng sản xuất của lợn Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến khối lượng kết thúc (p < 0,01) tăng khối lượng (p < 0,01) và hệ số chuyển hoá thức ăn (p < 0,05). Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phầần đếến kh ả năng s ản xuầết c ủa lợn Chie tiêu Khối lượng ban đầu (kg) Khối lượng kết thúc (kg) Tăng khối lượng Nghiệm thức KPCSa KPCS+Eb KPCS+Ac KPCS+EAd KPCS+Be KPCS KPCS+E KPCS+A KPCS+EA KPCS+B KPCS KPCS+E Trung bình 40,53 40,63 40,43 40,50 40,57 65,73 66,63 67,08 67,92 65,23 681,1 702,7 Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên 40,16 40,91 40,26 41,01 40,06 40,81 40,13 40,87 40,19 40,94 64,63 66,83 65,53 67,73 65,98 68,18 66,82 69,02 64,13 66,33 652,4 709,8 674,0 731,4 pf 0,95 0,01 0,008 11 Khoảng tin cậy 95% pf Cận dưới Cận trên KPCS+A 720,3 691,6 749,0 KPCS+EA 741,0 712,3 769,7 (g/ngày) KPCS+B 666,7 638,0 695,4 KPCS 2,14 2,06 2,21 KPCS+E 2,28 2,21 2,36 Lượng thức ăn ăn vào KPCS+A 2,19 2,11 2,27 0,07 (kg/con/ngày) KPCS+EA 2,20 2,12 2,27 KPCS+B 2,14 2,06 2,21 KPCS 3,14 3,00 3,29 Hệ số KPCS+E 3,25 3,11 3,39 chuyển hóa thức ăn KPCS+A 3,04 2,90 3,19 0,048 (kg thức ăn/kg KPCS+EA 2,97 2,83 3,11 TKL) KPCS+B 3,21 3,07 3,36 a = khẩu phần cơ sở; b = khẩu phần cơ sở + enzyme; c = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20 Kết quả so sánh trực giao có kế hoạch cho thấy bổ sung vào khẩu phần enzyme; axít hữu cơ; hỗn hợp enzyme + axít hữu cơ (KPCS + E; KPCS + A; KPCS + EA) đưa lại khối lượng (kg) kết thúc và tăng khối lượng (g/con/ngày) cao hơn so với bổ sung bentonite (KPCS + B), pC2= giá trị p của hệ số tương phản C2 < 0,01. Bổ sung đồng thời enzyme và axít hữu cơ mang lại hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao hơn so với bổ sung riêng lẻ (pC3 = 0,03). Bổ sung axít hữu cơ vào khẩu phần nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn so với bổ sung enzyme (pC3 = 0,03). 3.1.2.2. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến đặc tính hóa học của chất thải và đào thải N và P Qua bảng 3.5 ta thấy rằng nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến lượng N ăn vào (p = 0,04). Nghiệm thức KPCS + E; KPCS + A; KPCS + EA có lượng N ăn vào cao hơn so với nghiệm thức KPCS + B (pC2 < 0,05). Lợn ăn khẩu phần bổ sung enzyme có lượng N ăn vào cao hơn so với lợn ăn khẩu phần bổ sung axít hữu cơ (pC4 < 0,05). Bảng 3. 5. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonitevào khẩu phầần đếến đặc tnh hóa h ọc c ủa chầết Chie tiêu Nghiệm thức Trung bình thải và đào thải N và P Chỉ tiêu Lượng N ăn vào (g/con/ngày) Lượng P ăn vào (g/con/ngày) pH chất thải Vật chất khô chất thải (%) Nghiệm thức KPCSa KPCS+Eb KPCS+Ac KPCS+EAd KPCS+Be KPCS KPCS+E KPCS+A KPCS+EA KPCS+B KPCS KPCS+E KPCS+A KPCS+EA KPCS+B KPCS KPCS+E KPCS+A KPCS+EA KPCS+B Trung bình 46,57 49,09 46,44 46,79 45,30 18,59 19,87 19,06 19,11 18,59 6,65 6,50 6,66 6,41 6,38 16,72 17,84 19,60 17,33 18,26 Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên 44,90 48,25 47,42 50,76 44,77 48,12 45,11 48,46 43,63 46,97 17,91 19,27 19,19 20,54 18,38 19,74 18,43 19,79 17,91 19,27 6,44 6,86 6,29 6,71 6,44 6,87 6,20 6,62 6,16 6,59 13,13 20,30 14,26 21,42 16,02 23,18 13,74 20,91 14,68 21,85 pf 0,04 0,07 0,21 0,80 12 Khoảng tin cậy 95% pf Cận dưới Cận trên KPCS 0,33 0,23 0,43 Lượng chất KPCS+E 0,40 0,30 0,50 thải thải ra KPCS+A 0,34 0,24 0,44 0,79 (kg vật chất KPCS+EA 0,34 0,24 0,44 khô/ngày) KPCS+B 0,33 0,24 0,43 KPCS 5,25 4,25 6,25 KPCS+E 4,00 3,00 4,99 N chất thải KPCS+A 3,58 2,59 4,58 0,19 (%VCK) KPCS+EA 4,09 3,09 5,08 KPCS+B 4,29 3,29 5,29 KPCS 3,76 2,69 4,82 KPCS+E 3,32 2,25 4,38 P chất thải KPCS+A 2,78 1,72 3,84 0,35 (%VCK) KPCS+EA 3,52 2,46 4,59 KPCS+B 4,29 3,23 5,35 KPCS 15,84 12,74 18,94 KPCS+E 15,45 12,35 18,56 N chất thải KPCS+A 11,44 8,34 14,55 0,29 g (g/con/ngày) KPCS+EA 13,94 10,84 17,04 KPCS+B 14,15 11,05 17,25 KPCS 5,35 3,42 7,28 KPCS+E 5,70 3,77 7,64 P chất thải KPCS+A 4,41 2,48 6,34 0,70 (g/con/ngày) KPCS+EA 5,27 3,34 7,21 KPCS+B 6,28 4,35 8,21 a = khẩu phần cơ sở; b = khẩu phần cơ sở + enzyme; c = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20; g=không bao gồm lượng N đã phát thải ra không khí hàng ngày từ hố chất thải 3.1.2.3. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến phát thải NH3 và H2S từ chất thải Kết quả bảng 3.6 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến phát thải khí NH 3 từ chất thải của lợn (p < 0,05) nhưng không ảnh hưởng đến phát thải khí H 2S (p > 0,05). Lượng NH3 phát thải từ chất thải của lợn đã giảm một cách đáng kể so với đối chứng khi bổ sung các phụ gia. Tỷ lệ giảm phát thải NH 3 so với đối chứng khi bổ sung enzyme, axít hữu cơ, axít hữu cơ + enzyme và bentonite lần lượt là 78,2%; 47,9%; 37,5% và 45,4% (pC1 < 0,05). Chỉ tiêu Nghiệm thức Trung bình Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến phát thải NH3 và H2S từ chầết thải Khoảng tin cậy 95% Chỉ tiêu Nghiệm thức Trung bình pf Cận dưới Cận trên KPCSa 0,76 0,47 1,05 KPCS+Eb 0,21 -0,08 0,49 2 c H2S (mg/h/m ) KPCS+A 0,45 0,17 0,74 0,40 KPCS+EAd 0,54 0,26 0,83 KPCS+Be 0,48 0,19 0,76 KPCS 3,44 2,71 4,17 KPCS+E 0,75 0,02 1,48 0,01 NH3 (mg/h/m2) KPCS+A 1,79 1,06 2,52 KPCS+EA 2,15 1,42 2,88 KPCS+B 1,88 1,14 2,61 a = khẩu phần cơ sở; b = khẩu phần cơ sở + enzyme; c = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20; phân tích ở dạng 13 logarít. 3.1.3. Kết quả của thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axit hữu cơ và bentonite vào khẩu phần đến đào thải ni tơ, phốt pho và phát thải hydro sulfua, amoniac từ chất thải của lợn từ 65 90 kg 3.1.3.1. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến khả năng sản xuất của lợn Bảng 3. 7. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phầần đếến kh ả năng s ản xuầết c ủa lợn Khoảng tin cậy 95% Pf Cận dưới Cận trên a KPCS 66,67 65,59 67,74 KPCS+Eb 66,58 65,51 67,66 Khối lượng ban KPCS+Ac 66,50 65,43 67,57 0,98 đầu (kg) KPCS+EAd 66,92 65,84 67,99 KPCS+Be 66,75 65,68 67,82 KPCS 90,08 87,27 92,90 KPCS+E 92,25 89,43 95,07 Khối lượng kết 0,68 KPCS+A 91,42 88,60 94,23 thúc (kg) KPCS+EA 92,67 89,85 95,48 KPCS+B 90,92 88,10 93,73 KPCS 709,60 634,00 785,19 KPCS+E 777,78 702,18 853,37 Tăng khối KPCS+A 755,05 679,46 830,64 0,60 lượng (g/ngày) KPCS+EA 780,30 704,71 855,90 KPCS+B 732,32 656,73 807,92 KPCS 2,98 2,91 3,05 3,05 2,98 3,12 Lượng thức ăn KPCS+E ăn vào KPCS+A 3,03 2,96 3,10 0,18 (kg/con/ngày) KPCS+EA 2,94 2,86 3,01 KPCS+B 2,98 2,91 3,05 KPCS 4,31 3,87 4,74 Hệ số chuyển KPCS+E 3,94 3,51 4,38 hóa thức ăn (kg KPCS+A 4,04 3,61 4,48 0,26 thức ăn/kg KPCS+EA 3,79 3,35 4,22 TKL) KPCS+B 4,14 3,70 4,57 a b c = khẩu phần cơ sở; = khẩu phần cơ sở + enzyme; = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở Chỉ tiêu Nghiệm thức Trung bình + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20 Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến khả năng sản xuất của lợn từ 65 - 90kg được thể hiện ở bảng 3.7. Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn trong giai đoạn từ 65 - 90kg. 3.1.3.2. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến đặc tính hóa học của chất thải và đào thải N và P Bảng 3.8 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến lượng N ăn vào (p = 0,02). Tuy nhiên, chỉ có giá trị pC3 < 0,05 hay bổ sung đồng thời enzyme và axít hữu cơ vào khẩu phần làm giảm lượng nitơ ăn vào so với bổ sung riêng lẻ enzyme hoặc axít hữu cơ. 14 Bảng 3. 8. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phầần đếến đ ặc tnh hóa h ọc c ủa chầết thải và đào thải N và P Khoảng tin cậy 95% pf Cận dưới Cận trên KPCSa 53,10 51,85 54,35 b KPCS+E 54,26 53,01 55,50 Lượng N ăn vào KPCS+Ac 53,04 51,79 54,29 0,02 (g/con/ngày) KPCS+EAd 51,37 50,12 52,62 KPCS+Be 51,54 50,29 52,79 KPCS 25,36 24,75 25,96 KPCS+E 25,91 25,30 26,51 Lượng P ăn vào KPCS+A 25,76 25,16 26,37 0,18 (g/con/ngày) KPCS+EA 24,95 24,35 25,55 KPCS+B 25,32 24,72 25,93 KPCS 7,63 7,22 8,04 KPCS+E 7,06 6,65 7,46 pH chất thải KPCS+A 7,22 6,82 7,63 0,27 KPCS+EA 7,38 6,97 7,79 KPCS+B 7,11 6,70 7,52 KPCS 27,17 23,51 30,84 KPCS+E 26,37 22,71 30,04 Vật chất khô chất thải KPCS+A 23,92 20,26 27,59 0,40 (%) KPCS+EA 24,56 20,90 28,23 KPCS+B 26,98 23,32 30,65 KPCS 0,56 0,41 0,71 KPCS+E 0,55 0,40 0,70 Lượng chất thải thải ra KPCS+A 0,51 0,36 0,66 0,25 (kg vật chất khô/ngày) KPCS+EA 0,43 0,28 0,57 KPCS+B 0,67 0,52 0,81 KPCS 3,11 2,44 3,78 KPCS+E 2,48 1,81 3,15 N chất thải KPCS+A 2,99 2,32 3,66 0,62 (%VCK) KPCS+EA 2,80 2,13 3,48 KPCS+B 2,60 1,93 3,27 KPCS 4,94 4,22 5,66 KPCS+E 4,02 3,29 4,74 P chất thải KPCS+A 4,20 3,48 4,92 0,26 (%VCK) KPCS+EA 4,28 3,56 5,00 KPCS+B 3,86 3,14 4,59 KPCS 16,89 12,93 20,85 KPCS+E 13,65 9,69 17,61 N chất thải KPCS+A 14,38 10,43 18,34 0,29 (g/con/ngày)g KPCS+EA 11,98 8,03 15,94 KPCS+B 17,16 13,20 21,12 KPCS 11,69 9,40 13,97 KPCS+E 9,56 7,28 11,85 P chất thải KPCS+A 9,44 7,15 11,72 0,18 (g/con/ngày) KPCS+EA 7,91 5,62 10,19 KPCS+B 10,81 8,52 13,09 a = khẩu phần cơ sở; b = khẩu phần cơ sở + enzyme; c = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở Chỉ tiêu Nghiệm thức Trung bình + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20; g=không bao gồm lượng N đã phát thải ra không khí hàng ngày từ hố chất thải 15 Giá trị pH của chất thải không bị ảnh hưởng bởi nhân tố thí nghiệm (p > 0,05), Nhân tố thí nghiệm đã không ảnh hưởng đến vật chất khô (%) của chất thải, hàm lượng N và P (% vật chất khô) của chất thải tích luỹ liên tục chất thải vào hố chất thải, cũng như lượng N và P đào thải trong chất thải (g/con/ngày). 3.1.3.3. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến phát thải NH 3 và H2S từ chất thải Bảng 3. 9. Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần đến phát thải NH3 và H2S từ chầết thải Khoảng tin cậy 95% Trung pf bình Cận dưới Cận trên KPCSa 0,84 0,44 1,25 KPCS+Eb 0,63 0,23 1,04 2 c H2S (mg/h/m ) KPCS+A 0,61 0,20 1,01 0,25 KPCS+EAd 0,44 0,03 0,84 KPCS+Be 0,84 0,43 1,24 KPCS 4,27 3,29 5,25 KPCS+E 3,11 2,13 4,09 0,04 NH3 (mg/h/m2) KPCS+A 2,97 1,99 3,95 KPCS+EA 2,26 1,28 3,24 KPCS+B 4,18 3,20 5,16 a = khẩu phần cơ sở; b = khẩu phần cơ sở + enzyme; c = khẩu phần cơ sở + axít hữu cơ; d = khẩu phần cơ sở Chỉ tiêu Nghiệm thức + enzyme + axít hữu cơ; e = khẩu phần cơ sở + bentonite; f xác suất; df của sai số =20; phân tích ở dạng logarít Kết quả bảng 3.9 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã ảnh hưởng đến phát thải khí NH 3 từ chất thải của lợn (p < 0,05). Lượng NH3 phát thải từ chất thải của lợn đã giảm so với đối chứng khi bổ sung các phụ gia. Tỷ lệ giảm phát thải NH3 so với đối chứng khi bổ sung enzyme, axít hữu cơ, axít hữu cơ + enzyme và bentonite lần lượt là 22,1%; 24,8%; 38,3% và 1,7%. Bổ sung enzyme, axít hữu cơ hoặc đồng thời enzyme và axít hữu cơ làm giảm phát thải NH3 so với bổ sung bentonite vào khẩu phần (pC2 < 0,05). Bổ sung đồng thời enzyme và axít hữu cơ không làm giảm phát thải NH 3 so với bổ sung riêng lẻ enzyme và axít hữu vào khẩu phần (pC3 > 0,05). Kết quả bảng 3.9 cho thấy nhân tố thí nghiệm đã không ảnh hưởng đến phát thải khí H 2S (p > 0,05). 3.2. THÍ NGHIỆM 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHỐT PHO DỄ TIÊU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN BÀI TIẾT NI TƠ, PHỐT PHO, KHÍ NHÀ KÍNH VÀ MÙI TỪ CHẤT THẢI CỦA LỢN THỊT NUÔI CÔNG NGHIỆP Phân tích phương sai (ANOVA) số liệu thu được cho thấy: Không có tương tác giữa mức phốt pho dễ tiêu và bổ sung phytase; Vì vậy, kết quả thí nghiệm được trình bày riêng ảnh hưởng của mức phốtpho và có hoặc không bổ sung phytase. 3.2.1. Giai đoạn 1: lợn thịt ở giai đoạn từ 20 - 40kg Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy giảm hàm lượng phốt pho dễ hấp thu từ mức cao xuống mức trung bình trong khẩu phần ăn của lợn thịt đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng, tuy nhiên tiếp tục giảm xuống mức thấp đã làm giảm tăng khối lượng (p < 0,05). Bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đã làm tăng khối lượng (594 g/con/ngày) so với khẩu phần không bổ sung (554 g/con/ngày) và giảm hệ số chuyển hóa là 2,33 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cho khẩu phần có bổ sung và 2,48 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cho khẩu phần không bổ sung. pH chất thải và lượng Nitơ thải ra (g/con/ngày) không có sự khác biệt giữa các khẩu phần có mức phốt pho dễ hấp thu khác nhau và giữa khẩu phần có và không bổ sung enzyme phytase (p > 0,05). Hàm lượng phốt pho thải ra hàng ngày của khẩu phần có bổ sung enzyme phytase (3,52 g/con/ngày) là thấp hơn so với khẩu phần không bổ sung enzyme phytase (4,54 g/con/ngày) (p < 0,05). 16 Bảng 3. 7. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phầần có các m ức phốết pho dếễ tếu khác nhau đếến khả năng sinh trưởng, đặc tnh hóa học của chầết th ải và s ự bài tếết nit ơ, phốết pho c ủa l ợn th ịt ở giai đo ạn từ 20 - 40kg Chỉ tiêu Mức phốt pho dễ hấp thu Phytase (Pdht) Trung Không Cao Thấp Bổ sung bình bổ sung 22,35 21,95 22,35 22,20 22,23 46,11a 44,97ab 44,44b 45,96 44,39 594a 575ab 552b 594 554 Giá trị P SEM Mức Phytas Pdht e 0,373 0,900 0,020 0,002 0,015 0,001 Khối lượng ban đầu (kg/con) 0,32 Khối lượng kết thúc (kg/con) 0,55 Tăng khối lượng (g/con/ngày) 12,90 Lượng thức ăn ăn vào 1,39 1,38 1,36 1,39 1,37 0,038 0,838 0,583 (kg/con/ngày) Lượng N ăn vào (g/con/ngày) 33,7 33,6 33,1 33,7 33,3 0,93 0,823 0,610 Lượng P tổng số ăn vào 12,8a 12,0a 10,2b 11,7 11,6 0,38 0,000 0,647 (g/con/ngày) Lượng P dễ hấp thu ăn vào 7,8a 7,0a 4,6b 6,5 6,4 0,224 0,000 0,699 (g/con/ngày) Hệ số chuyển hóa thức ăn 2,33 2,40 2,48 2,33 2,48 0,075 0,159 0,027 (kgTA/kg TKL) pH chất thải 6,66 6,74 6,77 6,78 6,67 0,12 0,647 0,235 Vật chất khô (VCK) chất thải 11,31 11,34 10,83 11,45 10,87 1,32 0,909 0,593 (%) Lượng chấtthải thải 0,267 0,288 0,286 0,281 0,280 0,034 0,803 0,955 ra*(kgVCK/con/ngày) N chất thải (%VCK) 3,97a 3,63b 4,34a 3,70 4,25 0,264 0,044 0,019 Lượng N thải ra (g/con/ngày) 10,30 10,32 12,24 10,20 11,70 1,035 0,125 0,091 P chất thải %VCK) 1,27a 1,34a 1,73b 1,25 1,65 0,149 0,014 0,004 a a b Lượng P thải ra (g/con/ngày) 3,45 3,74 4,90 3,52 4,54 0,477 0,015 0,016 *Chất thải: bao gồm phân và nước tiểu 3.2.2. Giai đoạn 2: lợn thịt ở giai đoạn từ 40 - 68kg Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy giảm P xuống mức thấp đã làm giảm tăng khối lượng của lợn thịt ở giai đoạn 2 (p < 0,05). Bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu đã làm tăng khối lượng của lợn thịt (783 g/con/ngày) so với khẩu phần không bổ sung (720 g/con/ngày) và giảm hệ số chuyển hóa từ 3,94 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (không bổ sung) xuống 3,30 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (có bổ sung). Không có sự khác biệt về pH chất thải giữa các khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau và giữa khẩu phần có hoặc không bổ sung enzyme phytase. Phốt pho dễ tiêu mức cao đã làm giảm lượng P thải ra của lợn thịt. Lượng N thải ra có khuynh hướng tương tự như lượng P thải ra (p = 0,05) Bảng 3. 810. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phầần có các m ức phốết pho dếễ tếu khác nhau đếến khả năng sinh trưởng, đặc tnh hóa học của chầết th ải và s ự bài tếết nit ơ, phốết pho c ủa l ợn th ịt ở giai đo ạn 40 - 68kg Chỉ tiêu Khối lượng ban đầu (kg/con) Khối lượng kết thúc (kg/con) Tăng khối lượng (g/con/ngày) Lượng thức ăn ăn vào (kg/con/ngày) Lượng N ăn vào (g/con/ngày) Lượng P tổng số ăn vào (g/con/ngày) Lượng P dễ hấp thu ăn vào (g/con/ngày) Hệ số chuyển hóa thức ăn Mức phốt pho dễ hấp thu (Pdht) Trung Cao Thấp Bình 45,66 45,59 45,73 74,30 73,55 72,60 774a 756ab 726b Bổ sung 45,69 74,70 783 Không bổ sung 45,63 72,27 720 0,73 1,05 17,88 Mức Pdht 0,982 0,291 0,045 2,33 2,35 2,32 2,30 2,37 0,070 0,900 0,225 47,5 46,8 45,3 45,8 47,3 1,38 0,310 0,215 18,7a 16,5b 13,0c 18,1 19,3 0,50 0,000 0,153 10,4a 7,8b 4,4c 7,4 7,6 0,23 0,000 0,182 3,02 3,12 3,21 3,30 3,94 0,094 0,162 0,000 Phytase Giá trị p SEM Phytase 0,912 0,010 0,000 17 Mức phốt pho dễ hấp thu (Pdht) Trung Cao Thấp Bình Chỉ tiêu Phytase Bổ sung Giá trị p Không bổ sung SEM Mức Pdht Phytase (kgTA/kg TKL) pH chất thải 6,51 6,32 6,35 6,41 6,38 0,115 0,218 0,790 Vật chất khô chất thải (%) 12,94 12,75 13,70 12,88 13,38 1,078 0,651 0,578 Lượng chất thải thải 0,424 0,446 0,468 0,429 0,462 0,034 0,440 0,246 ra*(kgVCK/con/ngày) N chất thải (%VCK) 3,12 3,17 3,29 3,12 3,27 0,274 0,817 0,513 Lượng N thải ra (g/con/ngày) 13,01 13,78 15,18 13,08 14,89 0,849 0,054 0,017 P chất thải (%VCK) 1,31a 1,63b 1,62b 1,44 1,60 0,133 0,045 0,143 Lượng P thải ra (g/con/ngày) 5,56a 7,20ab 7,60b 6,09 7,49 0,799 0,045 0,045 *Chất thải: bao gồm phân và nước tiểu 3.2.3. Giai đoạn 3: lợn thịt ở giai đoạn từ 68kg – Xuất chuồng Kết quả tăng khối lượng cơ thể của giai đoạn 3 cũng có khuynh hướng tương tự như giai đoạn 1 và 2. Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy giảm hàm lượng phốt pho dễ tiêu từ mức cao xuống mức trung bình trong khẩu phần ăn của lợn thịt đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng, tuy nhiên tiếp tục giảm xuống mức thấp đã làm giảm tăng khối lượng của lợn thịt ở giai đoạn 3 (p < 0,05). Bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đã làm tăng khối lượng (831 g/con/ngày), so với khẩu phần không bổ sung là 781 g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn của khẩu phẩn có bổ sung là thấp hơn (3,90 kg thức ăn/kg tăng khối lượng) so với khẩu phần không bổ sung (4,38 kg thức ăn/kg tăng khối lượng) (p < 0,05). pH chất thải và lượng nitơ thải ra (g/con/ngày) không có sự khác biệt giữa các khẩu phần có mức phốt pho dễ tiêu khác nhau và giữa khẩu phần có và không bổ sung enzyme phytase (p > 0,05). Tuy nhiên, khi giảm hàm lượng phốt pho dễ tiêu từ mức cao xuống mức trung bình trong khẩu phần ăn của lợn thịt đã không ảnh hưởng lượng phốt pho thải ra, nhưng tiếp tục giảm xuống mức thấp đã làm tăng lượng phốt pho thải ra (p < 0,05). Hàm lượng phốt pho thải ra hàng ngày của khẩu phần có bổ sung enzyme phytase (8,48 g/con/ngày) là thấp hơn so với khẩu phần không bổ sung (10,64 g/con/ngày) (p < 0,05) Bảng 3.9. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau đến khả năng sinh trưởng, đặc tính hóa học của chất thải và sự bài tiết nitơ, phốt pho của lợn thịt ở giai đoạn 3 (lợn có khối lượng cơ thể từ 68 kg đến xuất chuồng). Chỉ tiêu Khối lượng ban đầu (kg/con) Khối lượng kết thúc (kg/con) Tăng khối lượng (g/con/ngày) Lượng thức ăn ăn vào (kg/con/ngày) Lượng N ăn vào (g/con/ngày) Lượng P tổng số ăn vào (g/con/ngày) Lượng P dễ hấp thu ăn vào (g/con/ngày) Mức phốt pho dễ hấp thu (Pdht) Pdht Pdht Pdht Trung cao thấp Bình Phytase Giá trị P Bổ sung Không bổ sung SEM Mức Pdht Phytase 74,45 74,50 74,35 74,43 74,43 0,85 0,984 1,000 99,50 98,95 97,40 99,37 97,87 1,41 0,326 0,208 835 815 768 831 781 25,41 0,045 0,026 3,43 3,42 3,34 3,32 3,48 0,132 0,786 0,156 53,97 55,40 52,67 52,60 55,43 2,026 0,420 0,102 24,00a 21,19b 16,38c 20,06 20,98 0,747 0,000 0,147 12,69a 9,57b 5,02c 8,90 9,28 0,315 0,000 0,155 18 Hệ số chuyển hóathức ăn 4,01 4,13 4,27 3,90 4,38 0,185 0,388 0,005 (kgTA/kg TT) pH chất thải 6,54 6,43 6,55 6,44 6,58 0,166 0,730 0,319 Vật chất khô 17,96 18,29 18,83 18,45 18,27 0,951 0,657 0,820 chất thải (%) Lượng chất thải thải ra* 0,684 0,697 0,741 0,703 0,712 0,046 0,432 0,810 (kgVCK/con/ngày) N chất thải 2,39 2,48 2,46 2,34 2,55 0,231 0,920 0,297 (%VCK) Lượng N thải ra 16,36 16,95 18,00 16,33 17,88 1,533 0,567 0,230 (g/con/ngày) P chất thải 1,22 1,41 1,45 1,21 1,51 0,125 0,179 0,008 (%VCK) Lượng P thải ra 8,34a 9,75ab 10,60b 8,48 10,64 0,813 0,036 0,004 (g/con/ngày) *Chất thải: bao gồm phân và nước tiểu 3.2.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau đến phát thải NH3 và H2S từ chất thải của lợn thịt qua các giai đoạn Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau đến phát thải NH3 và H2S từ chầết thải của lợn thịt qua các giai đoạn Mức phốt pho dễ hấp thu (Pdht) Phytase Giá trị p Chỉ tiêu SEM Bổ Không bổ Mức Cao Trung bình Thấp Phytase sung sung Pdht Giai đoạn 1 (từ 20 - 40kg) NH3 1,105 0,655 1,327 0,772 1,286 0,259 0,050 0,025 (mg/m3) H2S (mg/m3) 0,201 0,135 0,252 0,154 0,238 0,046 0,059 0,036 Giai đoạn 2 (từ 40 - 68kg) NH3 (mg/m3) H2S (mg/m3) 0,797 0,901 0,927 0,579 1,171 0,189 0,773 0,001 0,181 0,185 0,203 0,148 0,232 0,038 0,826 0,013 Giai đoạn 3 (từ 68 - xuất chuồng) NH3 0,767 0,847 1,341 0,886 1,084 0,288 0,124 0,411 (mg/m3) H2S (mg/m3) 0,153 0,163 0,251 0,172 0,206 0,050 0,122 0,413 Lượng H2S phát thải không có sự khác nhau giữa các khẩu phần có các mức phốt pho dễ hấp thu khác nhau cho cả 03 giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt (p > 0,05). Tuy nhiên, lượng H 2S phát thải giảm đáng kể trong khẩu phần có bổ sung enzyme phytase (0,154 mg/m 3 cho giai đoạn 1; 0,148 mg/m3 cho giai đoạn 2) so với khẩu phần không bổ sung phytase (0,238 mg/m 3 cho giai đoạn 1; 0,232 mg/m 3 cho giai đoạn 2) (p < 0,05). Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau đến phát thải ammoniac (NH3) có khuynh hướng tương tự như phát thải H 2S từ chất thải của lợn thịt ở các giai đoạn 1 và 2 (p < 0,05). Lượng NH 3 phát thải trong khẩu phần có bổ sung enzyme phytase (0,77 mg/m 3 cho giai đoạn 1; 0,58 mg/m3 cho giai đoạn 2) là thấp hơn so với khẩu phần không bổ sung phytase (1,286 mg/m3 cho giai đoạn 1, 1,171 mg/m3 cho giai đoạn 2). 3.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHẨU PHẦN ĂN THÍCH HỢP TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CÔNG NGHIỆP QUY MÔ TRANG TRẠI NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI TẠI 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM Về tăng khối lượng Kết quả thử nghiệm trong các mô hình trang trại tại 3 miền cho thấy: Khối lượng của lợn giữa 2 lô sau từng giai đoạn nuôi và cả thời gian thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa (p < 0,05), khối lượng của lợn ở lô ăn khẩu phần tối ưu cao hơn so với lợn ở lô ăn khẩu phần trang trại. 19 Về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng Tiêu tốn thức ăn trung bình cho cả thời gian thí nghiệm của lợn ở lô ăn khẩu phần tối ưu thấp hơn so với của lợn ở lô ăn khẩu phần trang trại (p < 0,05). Về tốc đô Ô phát thải khí gây hiê Ôu ứng nhà kính từ chất thải theo từng giai đoạn của lợn ăn khẩu phần khác nhau Phát thải mô êt số khí gây hiê êu ứng nhà kính từ chất thải hỗn hợp của lô ăn khẩu phần tối ưu trong cả 3 mô hình luôn thấp hơn so với lô ăn khẩu phần trang trại ở 3 giai đoạn (p < 0,05). Về hiệu quả kinh tế Lợi nhuâ ên kinh tế khi bán lợn giữa hai lô không có sự chênh lê êch nhau nhiều. Hiệu quả về môi trường, xã hô Ôi của các trang trại - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh từ trang trại chăn nuôi. - Góp phần làm giảm thiểu các tác động đến môi trường đất, nước, không khí, giảm hiệu ứng nhà kính. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN 4.1.1. Hiệu quả của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, enzyme + axít hữu cơ, bentonite vào khẩu phần Hiệu quả về tăng khối lượng và sử dụng thức ăn Bổ sung enzyme (Kemzyme V Dry liều lượng 500 g/tấn thức ăn); axít hữu cơ (do Biomin sản xuất với liều lượng 3kg/tấn thức ăn, nhãn hiệu Biotronic SE); enzyme + axít hữu cơ; bentonite vào khẩu phần làm tăng khối lượng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn so với đối chứng ở giai đoạn từ 20 - 65 kg. Tuy nhiên hiệu quả bổ sung là không rõ rệt ở lợn giai đoạn từ 65 kg trở lên. Hiệu quả về đào thải N, P Ở cả 03 giai đoạn đều không thấy ảnh hưởng của bổ sung enzyme, axít hữu cơ, axít hữu cơ + enzyme và bentonite vào khẩu phần đến đào thải N và P. Hiệu quả về phát thải NH3 và H2S Bổ sung enzyme, axít hữu cơ, axít hữu cơ + enzyme và bentonite vào khẩu phần làm giảm phát thải NH3 và H2S lần lượt 43,6% và 48,8% từ chất thải của lợn so với đối ở chứng giai đoạn 20 - 50 kg. Ở giai đoạn này bổ sung enzyme; axít hữu cơ hoặc hỗn hợp enzyme + axít hữu cơ vào khẩu phần làm giảm phát thải NH3 và H2S nhiều hơn bổ sung bentonite (45% so với 43%). Cũng không thấy tác động cộng gộp của bổ sung kết hợp, so với bổ sung đơn, hiệu quả giảm phát thải của của enzyme và axit hữu cơ là tương đương nhau. Khi lợn lớn hơn 40 - 70kg, bổ sung enzyme, axít hữu cơ, axít hữu cơ + enzyme và bentonite vào khẩu phần làm giảm phát thải NH3 phát thải từ chất thải của lợn so với đối chứng. Tỷ lệ giảm phát thải NH 3 so với đối chứng khi bổ sung enzyme, axít hữu cơ, axít hữu cơ + enzyme và bentonite lần lượt là 78,2%; 47,9%; 37,5% và 45,4%. Cũng không thấy tác động cộng gộp của bổ sung kết hợp so với bổ sung đơn. Hiệu quả giảm phát thải NH3 của enzyme và axit hữu cơ là tương đương nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn này không thấy hiệu quả bổ sung đối với phát thải H2S từ chất thải của lợn (p > 0,05). 4.1.2. Hiệu quả của bổ sung enzyme phytase (enzyme phytase 5000 của Biomin) vào khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau Hiệu quả về tăng khối lượng và sử dụng thức ăn Mức phốt pho dễ tiêu thấp làm giảm khả năng tăng khối lượng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở lợn 20 ở cả 03 giai đoạn. Bổ sung phytase có ảnh hưởng tích cực đến tăng khối lượng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Ở các giai đoạn 1, 2 và 3 tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn ở lợn bổ sung so với đối chứng là: 594 so với 554 g/con/ngày, 2,33 so với 2,48 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; 783 so với 720 g/con/ngày; 3,90 so với 4,38 kg thức ăn/kg tăng khối lượng và 831 so với 781 g/con/ngày; 3,90 so với 4,38 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (p < 0,05). Hiệu quả về đào thải N, P Không có sự khác biệt về pH chất thải giữa các khẩu phần có các mức phốt pho dễ tiêu khác nhau và giữa khẩu phần có hoặc không bổ sung enzyme phytase ở cả 03 giai đoạn nuôi. Lượng phốt pho thải ra tăng khi lượng phốt pho dễ hấp thu ở mức thấp (p < 0,05) ở cả 03 giai đoạn nuôi. Bổ sung phytase đã làm giảm phốt pho thải ra hàng ngày trong phân ở cả 03 giai đoạn nuôi. Phốt pho thải ra trong phân của khẩu phần bổ sung phytase thấp hơn phốt pho trong phân của lợn ăn khẩu phần không bổ sung phytase: 3,52 so với 4,54 g/con/ngày; 6,09 so với 7,49 và 8,48 so với 10,64 g/con/ngày) tương ứng với 3 giai đoạn nuôi (p < 0,05). Lượng N thải ra trong phân cũng có khuynh hướng tương tự như P thải ra. Hiệu quả về phát thải H2S, NH3 Bổ sung enzyme phytase làm giảm phát thải H 2S từ chất thải của lợn từ 20 - 70 kg. Phát thải H 2S từ chất thải của lợn ở khẩu phần có bổ sung phytase và không bổ sung phytase tương ứng là: (0,154 so với 0,238 mg/m3 và 0,148 so với 0,232 mg/m3). Tương tự như vậy, bổ sung enzyme phytase làm giảm phát thải NH 3 từ chất thải của lợn từ 20 - 70kg. Phát thải NH3 từ chất thải của lợn ở khẩu phần có bổ sung phytase và không bổ sung phytase tương ứng là: 0,154 so với 1,286mg/m3 và 0,579 so với 1,171 mg/m3 . Ở giai đoạn vỗ béo, bổ sung phytase không có tác động đáng kể đến phát thải H 2S và NH3 từ chất thải của lợn. 4.1.3. Kết quả ứng dụng khẩu phần ăn thích hợp trong chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô trang trại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả chăn nuôi. Áp dụng khẩu phần ăn tối ưu cho lợn đã làm giảm phát thải khí NH 3 và H2S, lượng N và P bài tiết trong chất thải ra ngoài môi trường; đồng thời mang lại lợi nhuâ ên cao hơn cho người chăn nuôi. 4.2. ĐỀ NGHỊ Để không làm giảm năng suất của lợn thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn, cũng như hiệu quả kinh tế đồng thời vẫn giảm được ô nhiễm môi trường do chất thải (N và P) và khí NH3, H2S đề nghị: - Bổ sung enzym Kemzyme V Dry liều lượng 500 g/tấn thức ăn; thành phần của enzyme là Xylanase (tối thiểu 1875 U/g) và Cellulase (tối thiểu 2500 U/g); hoặc axít hữu cơ liều lượng 3kg/tấn thức ăn cho lợn từ 20 - 65 kg. - Bổ sung enzyme phytase 5000 cho lợn từ 20 kg đến xuất chuồng. - Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả bổ sung enzyme, axít hữu cơ, enzyme + axít hữu cơ, bentonite và phytase vào khẩu phần lợn nái. - Cho ứng dụng khẩu phần ăn đảm bảo cân bằng các yếu tố dinh dưỡng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan