Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái hoc và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái hoc và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn_2

.PDF
160
458
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN CHÍ HIỂU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÒ KHAI (ERYTHROPALUM SCANDEN BLUME) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC KẠN Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 62.62.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Minh 2. PGS.TS. Đặng Kim Vui THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Chí Hiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và cơ quan nghiên cứu trong nước. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Minh, PGS.TS. Đặng Kim Vui, với cương vị người hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp to lớn cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông, TS. Lê Sỹ Lợi, PGS.TS. Đào Thanh Vân, TS. Hoàng Văn Hùng, TS. Đặng Quý Nhân, TS. Trần Minh Quân, TS. Dương Văn Thảo, TS. Hà Văn Thuân trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn. Cảm ơn phòng Nông nghiệp các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Thị xã Bắc Kạn, BQL VQG Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn; phòng Nông nghiệp các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Thành phố Thái Nguyên, KBTTN Thần Sa Phượng Hoàng - tỉnh Thái Nguyên trong việc cung cấp tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài, hợp tác trong điều tra, bố trí thí nghiệm đồng ruộng, triển khai xây dựng mô hình trồng rau Bò Khai có sự tham gia của nông dân. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ của cán bộ, công nhân viên Khoa Nông học, Khoa Tài nguyên và môi trường, Trung tâm Môi trường và tài nguyên miền núi - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng - Viên Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam; Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan trên. Xin trân trọng cảm ơn Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên, Phòng QLĐT Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình. Thái Nguyên, ngày 12/5/ 2012 NCS Nguyễn Chí Hiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... i * Mục tiêu của luận án ........................................................................................... 3 * Ý nghĩa của luận án ............................................................................................ 3 * Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 5 1.1. Các vấn đề về bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích.......................... 5 1.1.1. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và công tác bảo tồn trên thế giới ....... 5 1.1.2. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và việc bảo tồn ở Việt Nam ...... 13 1.2. Một số nghiên cứu về thực vật hoang dại hữu ích ......................................... 19 1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................... 19 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 23 1.3. Tổng quan về loài cây nghiên cứu ................................................................. 27 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 32 2.1. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 32 2.2. Phương pháp luận và nội dung nghiên cứu.................................................... 32 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 32 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 33 2.3.1. Phương pháp điều tra, phân tích về điều kiện tự nhiên và các kiến thức bản địa về khai thác, trồng trọt và sử dụng cây Bò khai ................ 33 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Bò khai .... 33 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bò khai ............................................................ 35 2.3.4. Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất rau Bò khai ............................. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 41 3.1. Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các kiến thức bản địa về cây bò khai ................................................................................................ 41 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 41 3.1.2. Kết quả điều tra kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng và gây trồng cây Bò khai ..................................................................................................... 45 3.1.3. Tri thức bản địa về sự phân bố sinh thái của cây Bò khai ...................... 47 3.2. Đặc điểm sinh thái của cây bò khai .......................................................................... 48 3.2.1. Một số đặc điểm thực vật và thành phần dinh dưỡng ............................ 48 3.2.2. Đặc điểm sinh thái học .......................................................................... 50 3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng trọt cây bò khai. ............... 75 3.3.1. Kết quả thí nghiệm nhân giống bằng hom ............................................. 75 3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng của cây Bò khai .......... 86 3.3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau tới sinh trưởng của cây Bò khai. .................................................................................................... 91 3.4. Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất rau bò khai và bổ sung hoàn thiện đề xuất kỹ thuật gây trồng ................................................................................................... 96 3.4.1. Xây dựng mô hình sản xuất rau Bò khai ................................................ 96 3.4.2. Đề xuất kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Bò khai ............................. 98 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 105 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 105 4.2. Đề nghị .................................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 107 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 118 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt BGCI CBD CITES CREDEP CT Đ/C FAO FRLHT IPR IUCN KBTTN KTXH LN LSNG MH MPSG NN&PTNT ÔTC PC PCA PRA SĐVN TB TN TP TWINSPAN UNCED VH-LS-MT VQG VTV WB WHO WWF Viết đầy đủ Tổ chức các Vườn thực vật Quốc tế Công ước đa dạng sinh học Công ước về chống buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cây thuốc Dân tộc Cổ truyền Công thức Đối chứng Tổ chức Lương Nông thế giới Quĩ khôi phục các nền y học địa phương Quyền sở hữu trí tuệ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới Khu bảo tồn thiên nhiên Kinh tế xã hội Lâm nghiệp Lâm sản ngoài gỗ Mô hình Nhóm chuyên gia về thực vật làm thuốc Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ô tiêu chuẩn Phân chuồng Phép phân tích trục chính Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia Sách đỏ Việt Nam Trung bình Thí nghiệm Thành phố Phép phân tích hai chiều loài chỉ thị Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc Văn hóa, lịch sử, môi trường Vườn Quốc gia Vườn thực vật Ngân hàng thế giới Tổ chức Y tế thế giới Tổ chức Quĩ thiên nhiên toàn thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số Bảng Bảng 3.1 Tên Bảng Trang Diễn biến thời tiết khí hậu Thái Nguyên (TB 5 năm 2004-2008) 42 Bảng 3.2 Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Bò khai 45 Bảng 3.3 Tình hình khai thác cây Bò khai các thời kỳ 46 Bảng 3.4 Tình hình gây trồng cây Bò khai 46 Bảng 3.5 Kiến thức bản địa về sự phân bố cây Bò khai 47 Bảng 3.6 Thành phần dinh dưỡng trong rau Bò Khai 50 Bảng 3.7 Sự xuất hiện và tình hình sinh trưởng của cây bò khai tại các ÔTC 51 Bảng 3.8 Kết quả phân tích các mẫu đất tại các ÔTC 52 Bảng 3.9 Quan hệ tuyến tính giữa các chỉ tiêu về tính chất đất đai, cây Bò Khai (tại Võ Nhai) với 3 trục chính (PCA ) đầu tiên 55 Bảng 3.10 Quan hệ tuyến tính giữa các chỉ tiêu về tính chất đất đai, cây Bò Khai (tại Ba Bể) với 3 trục chính (PCA ) đầu tiên 57 Bảng 3.11 Quan hệ tuyến tính giữa các chỉ tiêu về sinh thái và cây Bò Khai (tại Võ Nhai) với 3 trục chính (PCA ) đầu tiên 60 Bảng 3.12 Quan hệ tuyến tính giữa các chỉ tiêu về sinh thái cây Bò Khai (tại Ba Bể) với 3 trục chính (PCA ) đầu tiên 63 Bảng 3.13 Tỷ lệ ra rễ của các công thức có và không dùng thuốc giâm hom 76 Bảng 3.14 Khả năng ra rễ tại các CT có và không dùng thuốc giâm sau 65 ngày 78 Bảng 3.15 Khả năng ra chồi tại các CT có và không dùng thuốc giâm sau 65 ngày 79 Bảng 3.16 Số lượng & tỷ lệ hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn khi kết thúc TN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn vii Số Bảng Tên Bảng Trang Bảng 3.17 Số hom ra rễ TB của các công thức giá thể qua các kỳ theo dõi 81 Bảng 3.18 Tỉ lệ ra rễ của các công thức giá thể theo thời gian 82 Bảng 3.19 Các chỉ tiêu về ra chồi của các công thức giá thể 82 Bảng 3.20 Số cây sống và tỷ lệ xuất vườn trung bình/công thức TN giá thể 83 Bảng 3.21 Kết quả theo dõi về thời gian ra rễ của các loại hom 84 Bảng 3.22 Các chỉ tiêu về ra chồi của các loại hom 85 Bảng 3.23 Cường độ ánh sáng thực tế ở các công thức che bóng 86 Bảng 3.24 Tốc độ ra chồi theo lứa hái của cây ở các mức che bóng 87 Bảng 3.25 Tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi của cây ở các mức che bóng 88 Bảng 3.26 Tốc độ tăng trưởng đường kính chồi của cây ở các mức che bóng 88 Bảng 3.27 Tỷ lệ hoá gỗ của chồi ở các mức che bóng 89 Bảng 3.28 Năng suất thực thu của cây rau bò khai ở các mức che bóng 90 Bảng 3.29 Sự tăng trưởng chiều dài và đường kính thân ở các CT bón phân 92 Bảng 3.30 Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng ra chồi của cây Bò khai 93 Bảng 3.31 Trọng lượng chồi TB/cây ở các công thức bón phân 95 Bảng 3.32 Mức độ sâu hại Bò khai của các công thức bón phân 95 Bảng 3.33 Năng suất trung bình tại các mô hình 96 Bảng 3.34 Năng suất thống kê tại các mô hình qua 2 năm 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang Hình 3.1 Bò khai (Erythropalum S. B.) 48 Hình 3.2 Các nhóm ô tiêu chuẩn tương đồng 53 về dinh dưỡng đất (Võ Nhai) Hình 3.3 Mức độ tương đồng về dinh dưỡng đất 54 giữa các ô tiêu chuẩn (Võ Nhai) Hình 3.4 Các yếu tố có quan hệ với cây Bò Khai (Võ Nhai) 54 Hình 3.5 Mức độ quan hệ của các yếu tố với cây Bò Khai (Võ Nhai) 55 Hình 3.6 Các nhóm ô tiêu chuẩn tương đồng về dinh dưỡng đất (Ba Bể) 56 Hình 3.7 Mức độ tương đồng về dinh dưỡng đất 56 giữa các ô tiêu chuẩn (Ba Bể) Hình 3.8 Các yếu tố có quan hệ với cây Bò Khai (Ba Bể) 58 Hình 3.9 Mức độ quan hệ của các yếu tố với cây Bò Khai (Ba Bể) 58 Hình 3.10 Các nhóm ô tiêu chuẩn tương đồng về sinh thái (Võ Nhai) 59 Hình 3.11 Quan hệ giữa cây Bò Khai và các yếu tố sinh thái (Võ Nhai) 60 Hình 3.12 Các nhóm ô tiêu chuẩn tương đồng về sinh thái (Ba Bể) 61 Hình 3.13 Quan hệ giữa cây Bò Khai và các yếu tố sinh thái (Ba Bể) 62 Hình 3.14 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài 65 thực vật thảm tươi (Võ Nhai) Hình 3.15 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài 65 thảm tươi (Võ Nhai) Hình 3.16 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài cây bụi (Võ Nhai) 66 Hình 3.17 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai 66 và các loài cây bụi (Võ Nhai) Hình 3.18 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài 67 cây tái sinh (Võ Nhai) Hình 3.19 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài tái sinh (Võ Nhai) 67 Hình 3.20 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài 68 cây cao tán (Võ Nhai) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix Hình 3.21 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài 68 cây cao tán (Võ Nhai) Hình 3.22 Các nhóm ô tiêu chuẩn tương đồng về 69 thành phần loài (Võ Nhai) Hình 3.23 Mức độ quan hệ giữa các loài và với cây Bò khai (Võ Nhai) 69 Hình 3.24 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài 70 thực vật thảm tươi (Ba Bể) Hình 3.25 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài 70 thảm tươi (Ba Bể) Hình 3.26 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài cây bụi (Ba Bể) 71 Hình 3.27 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài 71 cây bụi (Ba Bể) Hình 3.28 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài cây tái sinh (Ba Bể) 71 Hình 3.29 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài 71 tái sinh (Ba Bể) Hình 3.30 Quan hệ giữa các ÔTC về thành phần loài cây cao tán (Ba Bể) 72 Hình 3.31 Mức độ quan hệ giữa cây Bò Khai và các loài 72 cây cao tán (Ba Bể) Hình 3.32 Các nhóm ô tiêu chuẩn tương đồng về thành phần loài (Ba Bể) 73 Hình 3.33 Mức độ quan hệ giữa các loài và với cây Bò khai (Ba Bể) 73 Hình 3.34 Biểu đồ tỷ lệ ra rễ đợt đầu (16 ngày sau giâm) 76 Hình 3.35 Biểu đồ tỷ lệ ra rễ 65 ngày sau giâm) 77 Hình 3.36 Biểu đồ tỉ lệ ra chồi của các công thức giá thể theo thời gian 83 Hình 3.37 Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ của các loại hom qua các kỳ theo dõi 84 Hình 3.38 Biểu đồ tỷ lệ ra chồi của các loại hom 85 Hình 3.39 Biểu đồ năng suất trung bình ở các công thức che bóng 90 Hình 3.40 So sánh năng suất giữa các mô hình ở hai loại đất khác nhau 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU Tổ chức Quĩ thiên nhiên toàn Thế giới (WWF) đã ước tính: trên thế giới có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số 250.000 - 270.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích làm thực phẩm và chữa bệnh [128]. Kho tàng nguồn tài nguyên thực vật vô giá này đã và đang được các cộng đồng khác nhau trên thế giới khai thác và sử dụng thường xuyên, nguồn lợi từ thực vật đã góp phần lớn trong công cuộc phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích (useful wild plants UWP) [121] hiện đang bị đe dọa do thảm thực vật tự nhiên bị tàn phá, bị khai thác quá mức và bị sử dụng một cách lãng phí, tri thức về khai thác, sử dụng và bảo tồn các loài cây hữu ích bản địa bị mai một do không được tư liệu hoá, thế hệ trẻ ở nhiều cộng đồng ít quan tâm đến học tập kinh nghiệm của thế hệ trước, v.v... Ngày nay, nhiều cây hoang dại hữu ích đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng lại có rất ít nỗ lực bảo tồn. Trong khi đó các nỗ lực lại tập trung quá nhiều vào việc khám phá các loài có ích mới [13]. Do đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và cấu trúc địa hình đa dạng nên Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ động thực vật rất phong phú. Theo báo cáo tại hội nghị khoa học về đa dạng sinh học do Tổng cục môi trường tổ chức tháng 11/2010,[12] trên lãnh thổ Việt Nam, ở các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, hơn 10.000 loài động vật. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi và loài mới. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích phong phú, với khoảng 3.800 loài cây hoang dại hữu ích đã được phát hiện [8]. Đây là cơ sở rất quan trọng để chúng ta tiếp tục phát hiện, chọn lọc và phát triển các loài cây hoang dại trong tự nhiên có tiềm năng cho giá trị kinh tế cao, vừa góp phần bảo tồn các nguồn gen giống quý vừa hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là người dân miền núi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng về mọi mặt. Do nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống ngày một tăng, nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích ở nước ta đang bị đe dọa do bị khai thác quá mức, tri thức sử dụng các loài cây bản địa ngày càng bị mai một. Nhiều loài cây đang bị đe dọa nhưng lại rất thiếu thông tin về các quá trình xẩy ra ở cộng đồng liên quan đến sử dụng, bảo tồn và phát triển các loài cây đó. Do đó việc phát triển hệ thống phương pháp luận, cách tiếp cận và kỹ thuật thích hợp nhằm quản lý, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 bảo tồn. sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích trong tình hình mới ở Việt Nam là việc làm hết sức cấp thiết. Một trong những lợi ích quan trọng của thực vật bản địa đối với con người là cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ như rau xanh, củ, quả. v.v... Đây là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Khoa học dinh dưỡng đã phân tích và xác định trong rau quả có hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người [4]. Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột qụy, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư… Một chế độ ăn uống khoa học, và an toàn thì không thể thiếu rau xanh và các loại hoa quả trong mỗi bữa ăn [27]. Do vậy việc nghiên cứu phát triển nghề trồng rau luôn là hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nghề trồng rau trên địa bàn toàn quốc như các chương trình sản xuất rau, quả an toàn…cùng với đó là chiến lược đầu tư nghiên cứu phát triển sản xuất các loại rau bản địa đặc sản tại các vùng, địa phương trên cả nước, như dự án” Liên kết để đa dạng hoá thu nhập từ các cây trồng ít sử dụng”, chương trình bảo tồn và phát triển cây rau bản địa như cây rau sắng tại vườn quốc gia Xuân Sơn [88]… Tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, gần đây cây rau Bò khai được biết đến như một loài rau xanh sạch, ngon và có nhiều giá trị. Cây Bò khai có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume [94], là một loại dây leo có tua cuốn, chúng thường mọc ven các rừng thứ sinh hoặc rừng đang phục hồi. Loài rau này vừa có tác dụng làm thực phẩm - thức ăn, vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, và còn được đánh giá là một loại thực phẩm chức năng quý. Theo Tạ Minh Hoà - Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản Việt Nam [35]: Rau Bò khai là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, gồm các thành phần chủ yếu sau (tính trong 100g lá non): nước 78,8g; Protein 06g; Gluxit 6,1g; Xơ 7,5g; tro 1,6g; can xi 138mg; phốt pho 40,7 mg; ca-rô-ten 2,6mg; vitamin C 60mg. Chính vì vậy, Bò khai được coi là một loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng và có thể phát triển để góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ lâu, người dân các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam đã biết khai thác loại rau rừng này để làm thức ăn hàng ngày. Ban đầu chỉ là vào rừng khai thác nguồn rau sẵn có trong tự nhiên đem về ăn, sau đó nhận thấy giá trị nhiều mặt của loài rau này nên người dân các địa phương đã vào rừng khai thác nhiều hơn, vừa để ăn và vừa để đem bán, cùng với việc diện tích rừng ngày một giảm nên số lượng cây Bò khai tự nhiên hiện không còn nhiều. Vì vậy để bảo tồn và phát triển loài cây này cần có biện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 pháp để khôi phục cả trong tự nhiên và nhân tạo. Việc nghiên cứu gây trồng được coi là hướng đi chủ đạo, có thể đem lại cơ hội thành công cho việc duy trì phát triển loài cây đặc sản có giá trị này. Góp phần tạo nguồn hàng hoá có giá trị trên thị trường, hình thành nghề trồng rau mới - một cơ hội sinh kế lâu dài cho người dân, góp phần bảo vệ nguồn gen của những loại thực vật rừng quý hiếm đang có nguy cạn kiệt trong tự nhiên (Bò khai thuộc họ đơn chi, và cũng là chi đơn loài). Thời gian qua, một số cơ quan nghiên cứu cũng đã có những thử nghiệm bước đầu về nhân giống đối với cây Bò khai và khuyến cáo một số kỹ thuật gây trồng đơn giản đối với loại cây này. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ mang tính thử nghiệm chủ yếu là giới thiệu cây Bò khai là một loài cây lâm sản ngoài gỗ mới, có tiềm năng. Hiện chưa có nghiên cứu cơ bản nào tập trung đi sâu tìm hiểu các đặc điểm sinh thái và xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt phù hợp để bảo tồn và phát triển loại rau đặc sản nhiều tiềm năng này. Từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây Bò khai (Erythropalum Scandens Blume) tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn” được thực hiện với mục đích tổng quát là: Xác định được một số cơ sở khoa học để phát triển sản xuất cây rau Bò khai làm thực phẩm chức năng, đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. * MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá thực trạng việc khai thác, sử dụng và một số kiến thực bản địa liên quan đến cây Bò khai. - Xác định một số đặc điểm sinh thái học của cây Bò khai, làm cơ sở cho định hướng phát triển sản xuất loài cây này. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bò khai theo hướng thâm canh. * Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN - Bổ sung phương pháp luận trong việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây hoang dại và khai thác tiềm năng kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học. - Góp phần phát triển cây Bò khai trở thành loại thực phẩm chức năng sạch được dùng phổ biến hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo. - Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà định hướng chiến lược phát triển cây rau, các nhà khoa học, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên, nông dân... về đặc tính sinh thái học, kỹ thuật gây trồng theo hướng thâm canh cây Bò khai. * NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu các kiến thức bản địa về sự phân bố, tình hình khai thác và sử dụng cây Bò khai (Erythropalum Scandens Blume) tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. - Đã nghiên cứu các đặc điểm sinh thái tự nhiên của cây Bò khai làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát triển loài cây này. - Là Công trình nghiên cứu một cách hệ thống về kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây Bò khai. Từ đó bổ sung và hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển loài rau bản địa tiềm năng này trong sản xuất nông lâm nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT HOANG DẠI HỮU ÍCH 1.1.1. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và công tác bảo tồn trên thế giới 1.1.1.1. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích Nói về thực vật hoang dại hữu ích là nói đến nguồn tài nguyên cây cỏ phong phú trên hành tinh, đó là những loài thực vật có giá trị đối với loài người, chúng đã và đang được con người khai thác và sử dụng hàng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình. Trong đó, các sản phẩm phi gỗ được khai thác ngày càng nhiều, nhu cầu khai thác các cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) để làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh luôn là quan trọng nhất, đồng thời hai nhu cầu này lại thường song hành với nhau. Hầu hết các loài thực vật hoang dại được khai thác từ rừng, hoặc thuần hóa để gây trồng làm thức ăn cho con người đều có ý nghĩa như những vị thuốc quan trọng, vì nó giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, từ đó tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Mặt khác, có rất nhiều loài cây thuốc ngày nay được con người sử dụng hàng ngày như những loại thực phẩm thiết yếu. Nguồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và kho tàng tri thức sử dụng cây hoang dại của các nền văn hoá khác nhau đang được khai thác triệt để và nghiên cứu nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ và phát triển kinh tế. Ở mức độ toàn cầu thực vật hoang dại hữu ích phục vụ cho 4 nhu cầu chính là (i) các hệ thống chăm sóc sức khoẻ truyền thống, (ii) công nghiệp dược, (iii) cá nhân những người hành nghề y truyền thống và (iv) phụ nữ để chăm sóc sức khoẻ trong gia đình [107],[112]. Theo số liệu của FAO, ước tính có khoảng 80% dân số trong các nước đang phát triển sử dụng các loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ và dinh dưỡng. Vài triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sống nhờ vào các sản phẩm này để đáp ứng các tiêu dùng thiết yếu hàng ngày hay là tạo thu nhập. Hiện nay, có ít nhất 150 loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, ước tính tổng giá trị thương mại quốc tế của các loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa hàng năm khoảng 5 - 11 tỷ USD (Mohammad Iqbal - 1993) International trade in NWFPs: an overview).[74] Ngày nay, ước lượng có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số hơn 250.000 loài thực vật bậc cao được sử dụng vào mục đích làm thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới [128]. Trong đó Trung Quốc có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 trên 10.000 loài [119]. Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài [97], [113], Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài [82]. Nepal có hơn 700 loài [114]. Sri Lanca có khoảng 550 - 700 loài [110]. Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có thể sử dụng được trong y học truyền thống [109]. Châu Mỹ La tinh, nơi có chứa lới 1/3 số loài thực vật trên thế giới, cũng có truyền thống sử dụng cây cỏ bản địa thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là ở người dân bản địa Schule đã phát hiện gần 2.000 loài thực vật hoang dại hữu ích được sử dụng ở vùng Amazon thuộc Colombia. Các quốc gia ở Châu Phi có số loài thực vật hoang dại hữu ích ít hơn như Somalia có 200 loài [114]. Botswana có 314 loài [104]. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal có ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền như Cỏ thi (Achillea), Cúc bạc (Chrysanthemum sinense Sabine)..vv. Người dân bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mehico (Opuntia. Spp) mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn [122]. Mức độ sử dụng thực vật hoang dại hữu ích ở các nước công nghiệp ngày càng tăng. Ngày nay, có khoảng 40% dân số ở các nước công nghiệp phát triển sử dụng các dạng thuốc bổ sung [100]. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc cây cỏ trên thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là 43 tỉ USD [92]. Tonga Noweg và cộng sự (2003)[123] nghiên cứu những loài cây làm rau lấy từ rừng của các cộng đồng trong khu vực Vườn quốc gia Crocker Range, Sabah, Malaysia cho thấy có đến 70,6% cộng đồng dân cư có lấy các loài rau từ rừng, 82% phụ nữ tham gia lấy các loại rau rừng phục vụ cho gia đình 18% vừa lấy để dùng vừa đem bán ở các chợ địa phương. Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự (2006) [126] đã nghiên cứu phân bố các loài cây ăn được ở vùng biển đen Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các loài cây ăn được rất phổ biến và được dân cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52 loài cây ăn được thuộc trong 26 họ. Họ có số loài nhiều nhất là họ Lamiaceae (10 loài), tiếp theo là các họ Asteraceae (5loài), Apiaceae và Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3 loài), Orchidaceae và Polygonaceae (2 loài). Trên thế giới có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng là Trung Quốc Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu Úc, Ấn Độ, Trung Á, Cận Đông, Địa Trung hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều loài Thực vật hoang dại hữu ích đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu đời ở các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 trung tâm đó như Gai dầu, Nhân sâm, Đinh hương, Nhục đậu khấu, Quế Xây Lan, Bạc hà, Đan sâm, Canh kina. vv.. [77] Các loài cây lâm sản ngoài gỗ đã được người dân gây trồng, khai thác sử dụng cách đây hàng nghìn năm, đặc biệt ở một số nước có nhiều rừng nhiệt đới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, hiện nay các nhà khoa học, các nhà kinh doanh trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu, gây trồng và phát triển các loài cây LSNG gắn với bảo tồn và phát triển rừng [121]. Đây cũng là mốc đánh dấu sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của cây LSNG trong xã hội, nó được coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó được coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi, vừa góp phần vào quá trình bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. 1.1.1.2. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích * Các mối đe dọa đối với tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích Nguồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích trên thế giới bị đe doạ bởi các nguyên nhân sau: Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số và các hoạt động phát triển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường, xây dựng các công trình thuỷ điện. vv. [114] Hoạt động du canh: Hoạt động du canh đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong điều kiện dân số thấp. Đến nay, do áp lực dân số ngày càng cao trong khi quĩ đất để du canh càng ít đi, dẫn đến chu kỳ quay vòng càng ngắn. Kết quả là tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích nói riêng ngày càng bị tàn phá và mất môi trường sống [114]. Khai thác quá mức: Có đến 80% thực vật làm thuốc sử dụng ở Trung Quốc và 95% loài cây thuốc ở Ấn Độ được khai thác từ hoang dại. Việc khai thác quá mức tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích gây ra bởi áp lực tăng dân số và nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp được lượng bị mất đi [114], [110]. Lãng phí tài nguyên thực vật có ích: Gây ra bởi (i) thói quen sử dụng hoang phí, (ii) hoạt động thu hái mang tính chất hủy diệt, (iii) điều kiện bảo quản kém, (iv) thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp [110] . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Nhu cầu sử dụng thực vật hoang dại hữu ích tăng lên: Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ở nhiều nước tăng lên do chính sách khuyến khích phát triển các nền y học truyền thống [107]. Khai thác không có kế hoạch. Thay đổi cơ cấu cây trồng. Tri thức sử dụng không được tư liệu hoá: Hầu hết tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác hay từ người dạy sang người học nghề. Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế, một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến việc thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước [127]. Sự sụp đổ và mất các nền văn hoá truyền thống. * Quan điểm và cách tiếp cận trong bảo tồn tài nguyên thực vật có ích Trước hội nghị Chiang Mai (1988) các quan điểm, cách tiếp cận và nội dung công tác bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích đã được nhiều nhà chuyên môn trên thế giới xây dựng và phát triển, nhưng còn tản mạn và chưa có hệ thống. O. Hamann cho rằng để bảo tồn thực vật hoang dại hữu íchcần nắm vững về phân bố, hiện trạng của chúng để thiết lập các khu bảo tồn nguyên vị và chuyển vị. Theo O. Akerel, bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích ở các quốc gia chính là sự nhận biết và bảo tồn giá trị sử dụng của chúng trong các nền văn hóa ẩm thực và y học truyền thống [92]. Sau hội nghị Chiang Mai, tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) lần đầu tiên đưa ra nội dung công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích một cách có hệ thống và đầy đủ nhất [127]. Nội dung công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích bao gồm: (1) Nghiên cứu cơ bản : Nghiên cứu tri thức sử dụng cây cỏ truyền thống trong việc chăm sóc sức khỏe của các cộng đồng, trong đó Thực vật dân tộc học đóng vai trò quan trọng. Nội dung hoạt động bao gồm: (i) xác định và hỗ trợ một tổ chức để xây dựng kế hoạch, điều phối và tiến hành điều tra về thực vật dân tộc học. (ii) tiến hành điều tra sử dụng cây cỏ làm thuốc trên qui mô toàn quốc bằng nhóm nghiên cứu đa ngành và với sự tham gia thực sự của những người hành nghề y truyền thống ở địa phương, (iii) phân loại và phân tích dữ liệu về thực vật dân tộc học qua chương trình điều tra, (iv) đưa các phương thuốc cổ truyền đã được chứng minh vào các chương trình chăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 sóc sức khoẻ ban đầu của quốc gia, (v) thành lập tổ chức của những người hành nghề y truyền thống ở cấp quốc gia để tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe. Xác định (tên khoa học) thực vật có ích, xác định sự phân bố và đánh giá mức độ phong phú của chúng, trong đó: (i) xây dựng ít nhất một phòng tiêu bản quốc gia, (ii) lập danh mục tất cả các loài cây được sử dụng ở trong nước, (iii) xác định loài thực vật hoang dại hữu ích bị đe dọa trong tự nhiên nhằm đưa ra ưu tiên trong các chương trình bảo tồn và (iv) xây dựng cơ sở dữ liệu máy tính hoá về thực vật hoang dại hữu ích theo tiêu chuẩn quốc tế để, lưu trữ và truy cập thông tin. (2) Sử dụng: Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích phải được sử dụng một cách bền vững, an toàn thông qua: - Cơ chế luật pháp, bao gồm: (i) Nhà nước điều hòa hoạt động thu hái, khai thác thực vật hoang dại hữu ích từ hoang dại, (ii) nghiêm cấm thu hái các loài thực vật hoang dại hữu ích đang bị đe doạ, (trừ việc thu thập vật liệu nhân giống với lượng nhỏ, theo cách không làm nguy hại đến, loài thực vật hoang dại hữu ích đó) (iii) kiểm soát hoạt động buôn bán thực vật hoang dại hữu ích và các sản phẩm của chúng. - Nghiên cứu và phát triển trồng thực vật hoang dại hữu ích, bao gồm: (i) thiết lập các vườn ươm thực vật hoang dại hữu ích, (ii) cải thiện mặt nông học các loài thực vật hoang dại hữu ích được trồng và trồng các loài thực vật hoang dại hữu ích có nhu cầu nhưng chưa được trồng trước đây, (iii) chọn tạo các giống thực vật hoang dại hữu ích thuần chủng, có năng suất và chất lượng cao, (iv) hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong trồng thực vật hoang dại hữu ích, (v) đào tạo và cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng trọt thực vật hoang dại hữu ích, đặc biệt là cho cộng đồng. - Cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, sử dụng và sản xuất hàng hóa. (3) Bảo tồn: - Bảo tồn nguyên vị (In situ): Xây dựng các khu bảo tồn chính thức của nhà nước như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.vv.. hay duy trì, khôi phục các khu vực được bảo vệ không chính thức của các cộng đồng. Nội dung hoạt động bao gồm: (i) xây dựng chính sách quốc gia về bảo tồn và sử dụng thực vật hoang dại hữu ích ở các khu vực được bảo vệ. (ii) đánh giá phạm vi bao gồm các loài thực vật hoang dại hữu ích trong hệ thống các khu vực được bảo vệ trong toàn quốc (iii) xác định các động cơ kinh tế và xã hội thúc đẩy việc duy trì các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 nơi sống tự nhiên và các loài hoang dại, (iv) bảo đảm hoạt động bảo tồn và khai thác thực vật hoang dại hữu ích được kết hợp chặt chẽ trong kế hoạch quản lý, (v) trồng lại các loài thực vật hoang dại hữu ích bị thu hái quá mức vào các khu vực nguyên sản của chúng. Bảo tồn chuyển vị (Ex situ): Được thực hiện tại các vườn thực vật (VTV), vườn sưu tầm, ngân hàng hạt, nhà kính..vv.. Bảo tồn chuyển vị có thể bao hàm cả việc trồng trọt không chính thức các loài cây hoang dại ở các vườn ươm, vườn gia đình hay VTV cộng đồng. Nội dung bảo tồn chuyển vị bao gồm: (i) thiết lập VTV hoạt động, (ii) thiết lập ngân hàng hạt thực vật hoang dại hữu ích bản địa và được trồng trong nước, hay (iii) sử dụng các giải pháp khác như ngân hàng trên đồng ruộng (Field Genebank), ngân hàng gen in vitro. (4) Truyền thông và hợp tác: Bao gồm: (i) xây dựng (cơ chế) hỗ trợ công cộng cho hoạt động bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích thông qua truyền thông và hợp tác, (ii) thiết lập chiến lược truyền thông, (iii) xác định những người tham gia, kể cả từ bên trong và ngoài tổ chức bảo tồn, (iv) xác định đối tượng truyền thông, (v) xác định nội dung cần thực hiện đối với đối tượng truyền thông. Theo WHO, công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích cần phải có sự tham gia của các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế mà còn cần có sự tham gia của người dân. Sự tham gia của người dân phải là sự tham gia tích cực chứ không phải là "đối tượng nghiên cứu" [127]. Theo WB, bước đầu tiên trong bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích là tư liệu hoá, sử dụng chúng và thiết lập các chương trình trồng thực vật hoang dại hữu ích với người nông dân và các trạm/trại nghiên cứu nông nghiệp [107]. Theo nhóm chuyên gia về thực vật làm thuốc (MPSG). việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới có thể thực hiện được thông qua (i) xác định các bậc phân loại (taxa) bị đe dọa và các khu vực ưu tiên trên thế giới, (ii) xác định nguyên nhân, giải pháp và phương pháp nghiên cứu trong bảo tồn và (iii) khuyến khích sử dụng bền vững [110]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan