Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng lọc mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào (nannochloropsis oculata) của...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng lọc mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào (nannochloropsis oculata) của sò huyết (anadara granosa), sò lông (anadara antiquata) và vẹm vỏ xanh (perna viridis) tại khánh hòa

.PDF
67
855
116

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU Trong những năm qua, ngành thủy sản phát triển một mặt đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, làm thay đổi đời sống của người dân ven biển. Nhưng sự phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành thủy sản như môi trường nuôi bị suy giảm, dịch bệnh, khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên,…Vì vậy, ngoài các vấn đề kỹ thuật, kinh tế và xã hội thì một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp ngành thủy sản phát triển bền vững. Động vật thân mềm hai mảnh vỏ là một trong những nguồn lợi lớn của sinh vật biển. Vì chúng không chỉ làm thực phẩm, mà vỏ của nhiều loài còn làm dược liệu, hàng mỹ nghệ và dùng trong công nghiệp, nông nghiệp. Hàng năm, lượng động vật thân mềm hai mảnh vỏ cung cấp cho con người không chỉ từ khai thác tự nhiên, mà còn hàng triệu tấn từ nghề nuôi động vật thân mềm [3]. Hiện nay, do nhu cầu của thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các loài động vật thân mềm ngày càng tăng, nên nguồn lợi của hầu hết các loài thủy sản có giá trị kinh tế nói chung và động vật thân mềm hai mảnh vỏ nói riêng đang bị khai thác rất mạnh, vượt quá mức giới hạn khai thác bền vững cho phép. Thêm vào đó, sự gia tăng dân số cũng đã tạo nên sức ép nặng nề hơn về khai thác hải sản và gây ô nhiễm môi trường ở vùng ven bờ đã làm cho nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt một cách nhanh chóng. Do tập tính sống đáy, sử dụng mùn bã hữu cơ và vi sinh vật làm thức ăn nên các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ được coi là một trong các đối tượng có khả năng thay đổi khu hệ sinh vật đáy. Đặc biệt là trong các ao nuôi tôm công nghiệp, lượng mùn bã hữu cơ tồn tại dưới đáy ao rất lớn do sự phân hủy của thức ăn dư thừa, chất thải của tôm nuôi và sự lắng tụ của tảo tàn do sự phát triển cực đại. Lớp mùn bã hữu cơ và vi sinh vật trên được động vật thân mềm hai vỏ sử dụng làm thức ăn sẽ hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, động vật thân mềm hai mảnh vỏ đang là đối tượng nuôi được nhiều nhà khoa học quan tâm thử nghiệm trong các mô hình nuôi thủy sản bền vững nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do các vùng nuôi tôm thâm canh gây ra. Muốn ứng dụng tốt đặc điểm lọc sinh học của một số động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế để cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản trong các mô 2 hình nuôi bền vững, đồng thời có những hiểu biết để khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi động vật thân mềm đang ngày càng cạn kiệt cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm sinh học, khả năng lọc của một số động vật thân mềm hai vỏ. Từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng lọc mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) của sò huyết (Anadara granosa), sò lông (Anadara antiquata) và vẹm vỏ xanh (Perna viridis) tại Khánh Hòa”. Mục tiêu của đề tài - Xác định khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn của vẹm xanh, sò huyết, sò lông - Tìm hiểu khả năng ăn lọc cải thiện môi trường của sò huyết (Anadara granosa), sò lông (Anadara antiquata) và vẹm xanh (Perna viridis) ở các độ mặn khác nhau. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài làm đầy đủ thêm những hiểu biết về đặc điểm ăn lọc làm sạch môi trường của một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo cơ sở cho việc sử dụng động vật thân mềm trong việc cải thiện môi trường, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nội dung nghiên cứu Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau: 1. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống của sò huyết, sò lông, vẹm xanh thí nghiệm. 2. Nghiên cứu về khả năng lọc tảo đơn bào Nannochloropsis oculata của sò huyết, sò lông và vẹm xanh. 3. Nghiên cứu về khả năng lọc mùn bã hữu cơ của sò lông, sò huyết và vẹm xanh. Do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế vì vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Sơ lược một số đặc điểm sinh học của sò huyết, sò lông và vẹm xanh 1.1.1 Một số đặc điểm sinh học của sò huyết Anadara granosa 1.1.1.1 Phân loại, phân bố Phân loại Vị trí phân loại của sò huyết được xác định như sau: Ngành Mollusca Lớp Bivalvia Bộ Arcoida Họ Arcidae Giống Anadara Loài Anadara granosa (Linné, 1758) Tên đồng nghĩa: Arca granosa (Linné, 1758) Tegillarca granosa (Linné, 1758) Hình 1.1 - Sò huyết Anadara granosa Đặc điểm phân bố và sinh thái Sò huyết phân bố nhiều ở vùng biển Malaysia, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Việt Nam [3]. Hầu hết các loài thuộc giống Anadara thường phân bố ở vùng trung triều hoặc hạ triều. Khi khảo sát vùng biển đảo Sagihe (Indonesia), 4 Rondo (1994) đã thấy A. granosa phân bố ở nơi có đáy bùn, cát và bùn cát, san hô. Nhưng những nơi có đáy mềm chúng phân bố nhiều hơn [45]. Ting và ctv (1972), Broom (1982), Oon (1984)…cũng kết luận như vậy đối với sò A. subcrenata, A. granosa ở vùng biển Selangor của Malaysia. Các tác giả đều thống nhất là chúng phát triển tốt trong thủy vực tương đối lặng gió, đặc biệt trong các vịnh nông có chất đáy mịn mềm, lớp bùn dày ít nhất 46-76 cm [7]. Ở Việt Nam, sò huyết A. granosa phân bố dọc ven bờ biển từ Bắc vào Nam ở các vùng cửa sông và đầm phá. Sò huyết có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Kiên Giang [6]. Theo Nguyễn Chính (1996), ở Việt Nam sò huyết A. granosa phân bố hầu như trên tất cả các vùng triều đến độ sâu một vài mét nước, chất đáy bùn pha cát, có nước ngọt đổ vào. Thông thường sò huyết sống vùi mình trong bùn có độ sâu 2-4 cm [3]. Theo Nguyễn Hữu Phụng (1999), thành phần chất đáy chủ yếu nơi sò huyết phân bố ở vùng ven biển Việt Nam là bùn nhuyễn hoặc bùn cát, cấp độ hạt từ 0,062-0,0034 mm [13]. Về độ mặn, những nghiên cứu cho thấy A. granosa thường tập trung ở những bãi bùn gần bờ, độ mặn biến động từ 28 – 310/00. Tuy nhiên, ở ven bờ, gần cửa sông, khi mùa mưa đến, độ mặn có thể giảm xuống còn 5-10 0/00 [25]. Ở nước ta sò huyết phân bố trên các bãi triều, nơi ít nhiều có nước ngọt đổ vào [3], [5]. Độ mặn thích hợp từ 19 – 24 0/00 với loài A. granosa và có thể cao hơn tới trên 30 0/00 đối với loài A. nodifera [4], [12]. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của sò huyết là 15-300C. Khi nghiên cứu nhiệt độ thích hợp của A. granosa ở Phuket (Thái Lan), Boonruang và Janekarn (1983) thông báo chúng phân bố rộng với nhiệt độ ở đáy từ 25-31,40C và nhiệt độ nước từ 25-32,8 0C. Broom (1980) cũng cho rằng ở Malaysia, A. granosa phân bố thích hợp trong phạm vi nhiệt độ từ 29-320C [7]. Về hàm lượng oxi hòa tan, sò A. granosa là loài có ngưỡng oxy thấp. Người ta đã tìm thấy A. granosa phân bố nhiều ở vùng có hàm lượng oxy thấp hơn 60%. Thí ngiệm của Davenport (1986) về khả năng chịu đựng của sò A. granosa khi để ngoài không khí cho thấy sò có khả năng hô hấp khi đem lên khỏi mặt nước, tuy nhiên tỷ lệ sống thấp và yếu đi sau 24 giờ, sau 48 giờ thì sò bắt đầu chết [7]. Theo Narasimha 5 (1980) sò A. granosa có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở hàm lượng oxy hòa tan từ 4,98 – 7,00 mg/l [39]. 1.1.1.2 Sinh trưởng Sò huyết là loài sinh trưởng nhanh, trong vòng 1 năm có thể lớn 2,4 cm [31]. Khi nghiên cứu về giới hạn sinh trưởng của sò huyết A. granosa trong những vùng nước bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp ở Malaysia, Din và ctv (1995) cho biết tốc độ sinh trưởng của sò chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường nuôi. Ở những nơi có môi trường ô nhiễm, tốc độ sinh trưởng của sò kém hơn những nơi bình thường. Chỉ số sinh trưởng của sò cũng tương quan với các yếu tố môi trường nước và dòng chảy của nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tán các chất thải công nghiệp ở vùng nuôi (trích từ [7]). Pathansali (1966) cho rằng những nơi có mật độ nhỏ hơn 10,5 con/m2 thì thời gian nuôi sò có kích thước từ 4 – 10 mm đạt đến 18 -32 mm chỉ nuôi trong vòng 9 tháng. Ngược lại ở các bãi nuôi có mật độ từ 525 – 1050 con/m2 phải sau 10 -12 tháng mới đạt kích cỡ 18 – 32 mm. Thông thường năm thứ 2, tốc độ về sinh trưởng kích thước của sò chậm hơn năm thứ nhất [42]. Narasimham (1969) khi nghiên cứu về sinh trưởng của sò A. granosa tại vịnh Kakinada ở vùng biển Ấn Độ đã thấy năm đầu tiên sò có kích thước từ 4,5 mm tăng đến 31,5 mm, trong năm thứ 2 từ 31,5 mm tăng lên 49,5 mm và đã thiết lập phương trình về mối quan hệ giữa chiều dài L (mm) và khối lượng W(g) cho nhóm kích thước từ 20 – 63 mm là: W = 0,0013.L2,645. Kích cỡ lớn nhất mà Narasimham tìm thấy của sò A. granosa dài 63 mm [38]. 1.1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng Sò huyết dinh dưỡng bằng cách lọc mồi. Thức ăn được lọc qua mang nhờ vận động của các tiêm mao trên các tơ mang mà thức ăn được chuyển đến miệng. Thành phần thức ăn chủ yếu của sò huyết là tảo, mảnh vụn hữu cơ và nguyên sinh động vật. Kích cỡ thức ăn phụ thuộc vào kích cỡ của sò: sò nhỏ lọc cỡ mồi dưới 10 µm, sò lớn lọc cỡ mồi từ 10 - 100 µm. Tuy nhiên thành phần thức ăn của sò thay đổi theo môi trường, mùa và vùng sinh thái [25]. 1.1.2 Một số đặc điểm sinh học của sò lông Anadara antiquata 1.1.2.1 Phân loại, phân bố Phân loại Vị trí phân loại của sò lông được xác định như sau: 6 Ngành Mollusca Lớp Bivalvia Bộ Arcoida Họ Arcidae Giống Anadara Loài Anadara antiquata (Linné, 1758) Tên đồng nghĩa: Anadara maculosa (Reeve, 1844) Anadara scapha (Meuschen, 1781) Hình 1.2 - Sò lông Anadara antiquata Đặc điểm phân bố và sinh thái Sò lông A. antiquata là loài sống ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương, từ ven biển đông nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Phillippin, Bắc Úc,…[3]. Sò A. antiquata thường sống trong các rạn đá hoặc bám vào đá bằng các tơ chân ở vùng hạ triều. Lim (1966) đã tìm thấy loài A. antiquata ở đáy cát của vùng triều [34]. Theo Nguyễn Chính, sò A. antiquata là loài phân bố rộng, dọc ven biển Việt Nam hầu như vùng nào cũng có phân bố, nhất là vùng biển tỉnh Bình Thuận, phạm vi phân bố từ tuyến hạ triều đến độ sâu 10 m nước, chất đáy bùn có pha lẫn vỏ đômg vật thân mềm [3]. 7 1.1.2.2 Sinh trưởng Võ Sĩ Tuấn và Hứa Thái Tuyến (1997) dựa vào vân vỏ để nghiên cứu về sinh trưởng của sò lông Anadara antiquata ở vùng biển Bình Thuận, kết quả quá trình hình thành vân vỏ không tương quan với biến thiên nhiệt độ mà có tương quan với nguồn thức ăn. Tác giả cũng đã thiết lập mối quan hệ giữa chiều dài và tuổi theo phương trình Von Bertalanffy với các hệ số K = 0,712; to = -0,031; L∞= 54,6 mm đối với sò sống trong điều kiện thuận lợi và K = 0,632; to = -0,049; L∞= 46,9 mm đối với sò sống trong điều kiện bất lợi [15]. Kayombo (1991) đã thiết kế một hệ thống nuôi thử nghiệm Anadara antiquata ở Tanzania, ông cho biết, sò nuôi ở mật độ thấp có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn sò nuôi ở mật độ cao [32]. 1.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng Các loài trong giống Anadara dinh dưỡng bằng cách lọc mồi. Nhờ sự vận động của các tiêm mao trên các tơ mang mà thức ăn được lọc qua mang rồi chuyển đến miệng. Đầu tiên, sò mở vỏ nhờ sự vận động của mép màng áo và tiêm mao trên các tơ mang, tạo dòng chảy vào để hô hấp và lọc mồi, đồng thời đẩy các mảnh vụn lớn không sử dụng được rơi xuống mép màng áo đưa ra ngoài. Thức ăn chủ yếu của A. antiquata là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ [25]. 1.1.3 Một số đặc điểm sinh học của vẹm vỏ xanh Perna viridis 1.1.3.1 Phân bố, phân loại Phân loại Vị trí phân loại của vẹm vỏ xanh được xác định như sau: Ngành Mollusca Lớp Bivalvia Bộ Mytiloida Họ Mytilidae Giống Perna Loài Perna viridis (Linnaeus, 1758) Tên đồng nghĩa: Mytilus viridis Linné, 1758 Chloromytilus viridis Linné, 1758 Mytilus smaragdinus (Gmelin, 1791; Chemnitz, 1857) 8 Hình 1.3 - Vẹm vỏ xanh Perna viridis Đặc điểm phân bố và sinh thái Vẹm vỏ xanh phân bố rộng rãi chung quanh vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, lên phía bắc đến tận Hong Kong, các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản, từ ven vùng biển Đài Loan đến ven vùng biển các nước Đông Nam Á như Phillipin, Malaysia, Thái Lan. Ở Việt Nam, vẹm vỏ xanh phân bố rất nhiều nơi như Quảng Ninh, một số vùng ven đảo Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), cửa Sót (Hà Tĩnh), sông Nhật Lệ (Quảng Bình), đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Đầm Thị Nại (Bình Định), Đầm Nha Phu (Khánh Hòa), Vịnh Phan Thiết (Bình Thuận),…Chúng phân bố nơi có độ sâu từ tuyến hạ triều đến 10 m nước. [3]. Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của vẹm vỏ xanh. Độ mặn không thích hợp có thể làm cho vẹm vỏ xanh chết hàng loạt. Thí nghiệm khả năng chịu đựng độ mặn cao hay thấp của vẹm vỏ xanh cho thấy rằng: 50% sống sót sau 2 tuần ở độ mặn 240/00. Theo Aquacop và Gaillande (1979) độ mặn thích hợp là 300/00, nhưng chúng có thể chịu đựng thời gian ngắn ở độ mặn 200/00. Còn theo Coeroli và cộng sự (1984) ở độ mặn 50/00 vẹm vỏ xanh sẽ chết nếu quá 2 ngày [trích 17]. Loài vẹm Mytilus edulis và Cardium edulis ở biển Baren có độ muối thấp làm cho tốc độ phát triển của chúng chậm hơn rất nhiều so với vẹm cùng tuổi nuôi cùng thời gian khác môi trường, biểu hiện rõ ở kích thước tối đa chỉ bằng 3/4 đến 2/3 kích cỡ vẹm ở độ mặn bình thường. Vẹm vỏ xanh có thể sống ở độ mặn từ 150/00 đến 300/00, khoảng thích hợp nhất từ 20-25 0/00 [46]. 9 Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của vẹm vỏ xanh từ 26 – 320C, nếu nhiệt độ xuống mức 100C hay tăng lên 350C thì số vẹm sống sót chỉ còn 50% [46]. Ở Hong Kong, vào thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, vẹm vỏ xanh Ch. viridis sinh trưởng nhanh, còn từ tháng 1 đến tháng 3 vẹm lớn chậm do nhiệt độ nước trong thời gian này xuống thấp dần (từ 200C xuống còn 120C). Đến tháng 4 nhiệt độ tăng lên 20 0C, tốc độ tăng trưởng của vẹm tăng lên [17]. 1.1.3.2 Sinh trưởng Vẹm xanh là loài sinh trưởng chậm, vẹm đạt kích thước 80 – 100 mm sau thời gian 1,5 đến 2 năm [6]. Tốc độ sinh trưởng của vẹm là kết quả của sự tác động tổng hợp các yếu tố như nhiệt độ nước, thức ăn, mật độ nuôi, dòng chảy, hình thức nuôi, mức ô nhiễm của môi trường. Tốc độ sinh trưởng của vẹm còn thay đổi theo lứa tuổi. Ở vịnh Thái Lan với nhiệt độ nước ổn định quanh năm, tốc độ sinh trưởng trung bình của vẹm xanh vào năm thứ nhất là 6,1 mm/tháng, còn năm thứ hai là 2,2 mm/tháng. Hình thức nuôi cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của vẹm, khi được nuôi trong lồng vẹm có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với nuôi trên dây [trích 17]. Nguyễn Chính và cộng tác viên (1977 - 1979) nghiên cứu sinh trưởng của vẹm vỏ xanh P. viridis ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa cho thấy rằng: Quá trình sinh trưởng của vẹm vỏ xanh, khi chiều dài của vỏ tăng thì chiều cao và chiều rộng cũng tăng sao cho phần trăm sự tăng đó có xu thế giảm dần theo sự tăng của chiều dài. [trích 17]. 1.1.3.3 Đặc điểm dinh dưỡng Vẹm vỏ xanh là loài ăn lọc. Thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và vật chất lơ lửng trong nước. Vẹm không có khả năng lựa chọn thức ăn theo thành phần và chất lượng thức ăn mà chúng chỉ có khả năng lựa chọn thức ăn theo kích thước, loại thức ăn nào có mặt nhiều trong môi trường sống của vẹm là thức ăn chiếm tỷ lệ lớn trong dạ dày của vẹm. Vì cũng như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, vẹm sử dụng thức ăn thụ động theo hình thức lọc trong tầng nước, thức ăn được hút vào qua ống xiphong [44]. Theo Ngô Anh Tuấn, vẹm bắt mồi bị động bằng cách lọc nhiều lần như sau: Lần 1: Thức ăn và nước đi vào xoang màng áo đến mang, ở đây thức ăn rơi xuống màng áo và nhờ xúc tu của mép màng áo đẩy ra ngoài. Lần 2: Những hạt nhỏ nhờ các tiêm mao của tơ mang đưa đến xúc biện. 10 Lần 3: Tại xúc biện, nhờ sự vận động của tiêm mao trên xúc biện đưa thức ăn đến miệng vào thực quản rồi đến dạ dày. Tại đây thức ăn được tiêu hóa, khi thức ăn tiêu hóa xong, toàn bộ thức ăn xuống ruột, ruột hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng và phần cặn bã rơi vào hậu môn ra ngoài [20]. 1.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Trên thế giới Việc nghiên cứu động vật thân mềm đã được bắt đầu rất sớm, từ nhiều thế kỷ trước đây. Trong thế kỷ XVII, các nghiên cứu chủ yếu là mô tả. Tiến dần lên thế kỷ XVIII-XIX, việc phân loại được chú ý, các nhà khoa học tên tuổi trong lĩnh vực này gồm có: Linnes, Lister, Larmarck, Reeve, Sowerby, Keiner, Fisher,… mở đầu cho cho sự phát triển của khoa học sinh học. Các nghiên cứu cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỉ XIX nghiêng về giải phẩu học của Guettard, Adamson, Poli. Và đến thế kỉ XX sự phát triển vượt bậc về giải phẫu cũng như các nghiên cứu đặc điểm sinh học. Gần đây, các nghiên cứu về động vật thân mềm nói chung và vẹm xanh, sò huyết, sò lông nói riêng đang dần được quan tâm. Những nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau của cùng đối tượng, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng có lợi đối với môi trường của chúng. Theo Purchon (1977), Quayle và Newkirk (1989) thì giai đoạn ấu trùng thức ăn của nhóm Bivalvia là vi khuẩn, tảo sillic, mùn bã hữu cơ, các nguyên sinh động vật có kích thước khoảng 10 µm hoặc nhỏ hơn. Sau khi trưởng thành chúng có thể ăn những loài thực vật phù du có kích thước lớn hơn và mùn bã hữu cơ lơ lửng trong nước [trích 15]. Những nghiên cứu của Bayne và cộng sự (1976) về cấu tạo và tính ăn của vẹm xanh, kết luận rằng: Vẹm xanh là loài ăn lọc, nó có 4 hàng mang, vừa là cơ quan hô hấp, vừa là bộ máy lọc thức ăn. Các kết quả nghiên cứu của Korringa (1976); Sivalingam (1977); Yap và cộng sự (1979), thức ăn của vẹm gồm thực vật phù du và mùn bã hữu cơ [46]. Theo Berry và Schleyer (1983), vẹm có thể lọc những hạt thức ăn có đường kính tối thiểu là 0,46 µm. Những nghiên cứu của Sivalingam (1977) ở vẹm Chloromytilus viridis cho thấy dường như không có sự chọn lọc thức ăn vì ông tìm thấy trong dạ dày của vẹm có mặt hầu hết các loài tảo hiện có trong vùng nước đang sống (99%) [46]. 11 Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ tảo lên tỷ lệ lọc của vẹm Mytilus edulis,, Schulte (1975) cho rằng loài vẹm Mytilus edulis lọc 1500- 3200 ml/giờ ở nồng độ tảo thấp (3x105 và 5x105 tế bào/lít) trong khi ở nồng độ tảo cao (10 7 đến 108 tế bào/l) hoạt động lọc diễn ra rất chậm giảm đi đến 92% còn khoảng 250 ml/giờ [trích 33]. Cũng nghiên cứu về thức ăn của vẹm, Cheong (1982) cho rằng mật độ thực vật phù du thích hợp để nuôi vẹm xanh là 17-40 µg Chlorella sp/lít nước biển. Ở Malaysia, vẹm xanh được nuôi với mật độ tảo là 3,5-5,2 µg Chlorella sp /lít [46]. Ở Tahiti, mật độ tảo trung bình cung cấp cho vẹm là 104 tế bào/ml [trích 17]. Nghiên cứu khả năng lọc của vẹm châu Âu Mytilus eduslis, Mohlenberge và cộng sự (1978) đã phát hiện mỗi cá thể lọc được 60 lít nước/ngày. Đồng thời trong quá trình lọc, những vật chất hữu cơ có kích cỡ 4µm đều được giữ lại [36], [37]. Nghiên cứu so sánh về khả năng lọc của một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, Walne (1972) tiến hành thử nghiệm so sánh khả năng làm sạch của 5 loài hai mảnh vỏ và cho biết tỷ lệ làm sạch của Crassostrea gigas cao hơn hai lần so với Mytilus edulis [47]. Mohlenberg và Riisgard (1979) đã so sánh khả năng lọc trên 13 loài hai mảnh vỏ khác nhau và cho rằng Cerastoderma edule có tỷ lệ làm sạch cao hơn Mytilus edulis tính trên đơn vị trọng lượng cơ thể [37]. Cũng tương tự như thế, Hawkin và cộng sự (1996 và 1998) cho biết khả năng lọc của Mytilus viridis lớn gấp 2 lần Mytilus edulis. Sau khi thử nghiệm, Hammer J., (1996) cho rằng vẹm có khả năng nâng cao chất lượng nước trong vùng phì dưỡng, các loài vẹm được ví như các nhà máy lọc tự nhiên, lọc một lượng lớn các loài tảo mà sự phát triển quá mức của nó gây ra sự ô nhiễm nặng, có hại cho vật nuôi thủy sản [27]. Bằng việc thử nghiệm đưa vẹm vào môi trường bị ô nhiễm nặng, Huang và cộng sự (1985) đã kết luận rằng giống Perna có khả năng thích nghi cao với môi trường bị ô nhiễm nặng, ngoài ra còn có khả năng tích lũy và loại bỏ các chất độc sinh học gây bẩn môi trường. Điều đó mở ra một hướng ứng dụng mới cho việc xử lý ô nhiễm nước đang lan rộng khắp các vùng dân cư đông cũng như khắp các khu vực nuôi trồng thủy sản [29]. Các thành phần chất hữu cơ trong nước thải ao nuôi có thể cung cấp một nguồn thức ăn phong phú cho động vật thân mềm hai mảnh vỏ [41]. Sử dụng động vật thân mềm hai mảnh vỏ để xử lý nước thải ao nuôi tôm, ngoài việc nâng cao chất 12 lượng nước ao nuôi người nuôi tôm còn có thêm nguồn thu từ nuôi động vật thân mềm. Trong trường hợp không có các chất dinh dưỡng thải ra từ ao nuôi tôm, các lồng cá hồi, hay các loài thủy sản có giá trị cao, chi phí cho việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nuôi thâm canh của các loài có giá trị tương đối thấp như Hầu và rong biển sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận [40]. Theo thống kê của Briggs (1994), (Alex trích dẫn), mỗi ngày 1 ha ao tôm công nghiệp thải ra khoảng 46 kg chất thải hữu cơ, một số sẽ lắng xuống đáy, một số còn lại khoảng 1,2 kg Nitơ và 0,1 kg Photpho sẽ thải ra môi trường. Với năng suất thu hoạch như trong mô hình nuôi kênh có sử dụng sò thì mỗi năm sò có thể lọc gần 500 kg/ha vật chất hữu cơ và có thể cùng với tảo, một số sinh vật khác làm sạch môi trường. Đó là một trong những minh chứng cụ thể về vai trò có lợi của loài thân mềm hai vỏ này mà chúng ta cần chú ý ngoài lợi ích về kinh tế chúng đem lại [23]. Các nghiên cứu của Jones và cộng tác viên (1999), cho thấy loài sò đá Sydney (Saccostrea commercialis) có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nitơ tổng số giảm đến 80% và Phospho tổng số giảm 67%, Chlorophyll-a giảm được 8% [30]. Gordin và cộng sự (1980), Folke và Kautsky (1992), Quian (1996) là những người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu các mô hình nuôi ghép các đối tượng thủy sản nước lợ mặn [26]. Polke và Kautsky (1992) đề nghị nuôi kết hợp các đối tượng nuôi chính với các loài có thể làm giảm nguồn dinh dưỡng và chất thải trong môi trường để làm giảm tác động lên môi trường nghề nuôi. Động vật thân mềm hai vỏ là những loài được chú ý đầu tiên [43]. Trong thời gian qua, nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ đã được thử nghiệm nuôi kết hợp để cải thiện môi trường sinh thái cũng như giảm lượng chất thải từ ao nuôi như trai, nghêu, hàu,…cùng với rong biển. Trong các nghiên cứu thử nghiệm năm 1980 ở Isarael, Gordin và cộng sự đã thả nuôi loài trai ngọc cùng với cá vược trong 8 ao đất, mỗi ao rộng 250 m 2, với mật độ thả ban đầu là 35.000 con/ha. Kết quả cho thấy chất hữu cơ giảm hoàn toàn và chất lượng nước rất tốt [26]. Ở Israel có nghiên cứu về phương pháp sử dụng hệ thống nuôi kết hợp tuần hoàn bao gồm các đối tượng thân mềm và rong biển Ulva lactuca nuôi trong nước 13 thải từ hệ thống nuôi cá. Với phương pháp này thì lượng Nitơ tổng số từ hệ thống nước thải giảm chỉ còn 4% so với 70% Nitơ tổng ở hệ thống nuôi chính (Alex M., T.A. Redding 2000 trích dẫn). Các thông số trên cho thấy một cách rõ ràng sự biến đổi của chất lượng nước theo hướng có lợi sau khi có sự tham gia của động vật thân mềm [23]. Cùng với những nghiên cứu về dinh dưỡng là những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên đời sống của động vật thân mềm như nhiệt độ, độ mặn,… Năm 1976, Korringa và Sinvalingam thí nghiệm về khả năng chịu nồng độ muối của vẹm xanh thấy rằng vẹm xanh là loài chịu đựng khá tốt sự biến động của độ mặn. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển là 26-300C và nó sẽ phát triển kém nếu như nhiệt độ xuống dưới 100C và trên 350C [46] . Độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng vì sự thay đổi của độ mặn dẫn đến sự thay đổi áp suất thẩm thấu của sò, từ đó ảnh hưởng đến khả năng dinh dưỡng cũng như tốc độ sinh trưởng của sò. Theo Pathansali (1963), sò đóng chặt vỏ ở độ muối rất thấp và nước biển bị pha loãng. Tương tự, Broom (1981) thực hiện thí nghiệm và ngưỡng độ mặn của sò kết luận rằng loài hai mảnh vỏ này trong thực tế có thể đóng chặt vỏ để đối phó với những biến động điều hòa của độ mặn trong thời gian ngắn và chúng có thể chịu đựng trong vòng một tuần ở 170/00 [24]. 1.2.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam hoạt động nghiên cứu về động vật thân mềm hai vỏ chỉ mới được tăng cường trong những năm gần đây. Những nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu đánh giá nguồn lợi, một số nghiên cứu mô tả hình thái, phân bố, sinh hoá, kỹ thuật nuôi và sản xuất giống các đối tượng có giá trị kinh tế. Các nghiên cứu về dinh dưỡng thì thường tập trung vào nghiên cứu thức ăn cho giai đoạn ấu trùng trong sản xuất giống nhân tạo, một số ít nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng, thức ăn chung của cho nhóm Bivalvia và các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng động vật thân mềm trong nuôi kết hợp với các đối tượng có giá trị kinh tế khác để cải thiện môi trường nuôi. Còn các nghiên cứu về khả năng lọc, làm sạch môi trường hạn chế ô nhiễm hữu cơ của các đối tượng này còn rất ít. Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1998) nghiên cứu dinh dưỡng của sò huyết (Anadara granosa) cho thấy thức ăn của sò là mùn bã hữu cơ (93%) và tảo 14 (7%) ngoài ra còn tìm thấy Nguyên sinh động vật trong ruột của sò như Tintinnopsis và Cosliella. Trong thành phần tảo thì tảo Silic chiếm 92%, tảo Giáp chiếm 4% và các nhóm khác chiếm 4% [10]. Nguyễn Thị Mỹ Vân (1998) đã thử nghiệm áp dụng khả năng lọc của sò huyết vào các mô hình thử nghiệm nuôi Tôm sú tại Tân Thuận, Đầm Dơi – Cà Mau với 6 ao thực nghiệm. Trong đó, có 2 ao nuôi đơn tôm sú mô hình ít thay nước với diện tích 350m2, 2 ao nuôi kết hợp tôm sú– sò huyết và 2 ao đối chứng nuôi đơn tôm sú thay nước thường xuyên. Mật độ: 8 con tôm/m2, 20 sò huyết/m2, kích cỡ 120 con/kg. Kết quả cho thấy mô hình nuôi đơn ít thay nước thì pH biến động lớn, tăng dần vào cuối vụ và dao động trong ngày > 0,5. Trong khi đó, ở mô hình nuôi kết hợp tôm sú – sò huyết thì pH tăng chậm, chênh lệch pH sáng chiều < 0,5. Chứng tỏ rằng sò huyết có vai trò nhất định trong khả năng làm sạch môi trường do ăn lọc, góp phần làm sạch cặn bã, vật chất hữu cơ thừa, sự phát triển của phù du làm ổn định pH. Ở những ao nuôi tôm sú kết hợp với sò huyết, sự phát triển của sò có khả năng làm sạch môi trường kết hợp với sự thay nước thì hàm lượng H2S ở ao giảm rõ rệt và giữ ổn định, NH3 cũng không tăng cao như ở mô hình nuôi tôm sú đơn và ít thay nước [22]. Trương Quốc Phú và Tạ Văn Phương thử nghiệm nuôi sò huyết trong ao nước tĩnh cũng đưa ra những nhận xét về khả nămg làm sạch môi trường của sò huyết: sò có thể nuôi được trong ao nước tĩnh với tập tính ăn lọc tảo và mùn bã hữu cơ, sò có thể xử lý một phần chất thải từ các ao nuôi tôm bán công nghiệp. Theo tác giả khả năng sử dụng vật chất hữu cơ của sò trong các ao nuôi tôm là: tổng lượng đạm Nitơ sò hấp thụ trong môi trường khoảng 23 kg/ha/năm, tổng lượng vật chất hữu cơ sò hấp thụ là 198 kg/ha/năm [16]. Từ năm 2003-2004, Viện Hải Dương học đã thực hiện thành công đề tài KC 09.07 trong việc thử nghiệm nuôi ghép tôm hùm và vẹm xanh tại xã Vạn Hưng, Vạn Ninh. vẹm được nuôi treo trên các dây thừng xung quanh các lồng nuôi tôm hùm. Kết quả khảo nghiệm nuôi ghép tôm hùm với vẹm xanh cho thấy vẹm cấy lớn rất nhanh, 1kg vẹm giống sau một năm nuôi tại khu vực này sẽ cho từ 10-15kg vẹm thương phẩm. Vẹm thương phẩm được dùng làm thức ăn cho tôm hùm. Sau 9 tháng nuôi khảo nghiệm, đàn tôm hùm nuôi khảo nghiệm đạt trọng lượng trung bình 730 gam/con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 77,91 gam/tháng. Tôm hùm ăn vẹm xanh có tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh, không khác biệt so với tôm hùm ăn cá tạp. Kết 15 quả nuôi khảo nghiệm cho thấy tại những khu vực nuôi tôm hùm kết hợp với nuôi vẹm môi trường dần được cải thiện , ô nhiễm vi sinh vật giảm, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nuôi giảm, đặc biệt là tầng đáy. Thành công của đề tài là cơ sở khoa học cho người nuôi giảm bớt chi phí thức ăn cho tôm hùm, cải thiện môi trường nuôi, tránh ô nhiễm môi trường [1]. Thái Ngọc Chiến và cộng sự, sau nhiều năm thử nghiệm hàng loạt mô hình nuôi ghép khác nhau bao gồm: “cá mú, rong sụn, bào ngư”, “ốc hương, cá chẽm, hải sâm, rong sụn, bào ngư”, và “tôm hùm, rong sụn, bào ngư”,…đã cho thấy lợi ích lớn của các mô hình nuôi kết hợp, tận dụng khả năng làm sạch môi trường của các loài động vật thân mềm, đảm bảo chất lượng nước, nuôi theo hướng bền vững, giảm chi phí đầu vào. Báo cáo kết luận: Các mô hình nuôi ghép đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi đơn từ 1 đến 2 lần, trong đó đáng chú ý nhất là mô hình trình diễn nuôi kết hợp ốc hương và cá chẽm, hải sâm, rong sụn và vẹm xanh. Với mô hình này, lợi nhuận thu về hơn 1 tỷ đồng chỉ trên diện tích 0,5 ha diện tích mặt nước. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra tỷ lệ nuôi ghép cá mú, vẹm xanh, rong sụn là 1:1:4 theo khối lượng [2]. Bên cạnh, những nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, các mô hình nuôi ghép hiệu quả, còn có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, khả năng thích nghi với các yếu tố môi trường của sò lông, sò huyết, vẹm xanh. Năm 2003, Lê Trung Kì và La Xuân Thảo (TTNCTS III) công bố kết quả về ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống ấu trùng sò huyết như sau: Độ mặn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển ấu trùng sò huyết giai đoạn veliger đến hậu umbo là 250/00 và từ hậu umbo đến juvenila là 200/00. Từ đó tạo cơ sở cho việc sản xuất giống nhân tạo thành công cao hơn, góp phần giải quyết nhu cầu con giống cho người nuôi và chủ động về mùa vụ sản xuất, đem lại sản lượng cao [9]. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ lọc tảo, tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giống (3-7mm) thu ở bãi sò Long Phú – Sóc Trăng, Ngô Thị Thu Thảo (2003) đã cho thấy ở độ mặn 15 0/00 tốc độ lọc tảo, tốc độ sinh trưởng của sò là cao nhất. Điều đó cho thấy sò huyết giống thích hợp với độ mặn 150/00 hơn các độ mặn 5 0/00 và 10 0/00 [18]. 16 1.3 Tình hình khai thác và nuôi sò huyết, sò lông, vẹm xanh trên thế giới và Việt Nam 1.3.1 Trên thế giới Trong vòng 20 năm trở lại, nghề nuôi động vật thân mềm hai vỏ trên thế giới bắt đầu phát triển, kỹ thuật nuôi đã được áp dụng rộng rãi cho các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản và một số nước vùng Đông Nam Á, một số quốc gia đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh với trình độ kỹ thuật cao. Từ trước đến nay đã có có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi một số đối tượng thân mềm hai vỏ được công bố như: những khía cạnh kinh tế của nghề nuôi vẹm (Korringa, 1979); nuôi vẹm (mussel) ở Marlborough Sounds (Jenkins, 1979); những nghiên cứu ban đầu về phương pháp nuôi vẹm xanh (Perna viridis) bằng bè ở Singapore (Cheong và Chen, 1980); nuôi Mercenaria mercenaria ở Georgia (Walker, 1983); nuôi Trai Tai Tượng Tridacna ở Châu Á (Heslinga, 1984) và (Copland, 1988); nuôi Tapes decussatus ở đầm Venice (Breber, 1985); sinh học và kỹ thuật nuôi sò Anadara (Broom, 1985); sinh học và kỹ thuật nuôi vẹm Perna viridis (Vakily, 1989)…[15]. Theo thống kê của FAO, sản lượng nuôi động vật thân mềm tăng đều trong các thập niên qua. Thập niên 70 đạt mức tăng trung bình 5,6%; thập niên 80 tăng 7%; thập niên 90 tăng 11,5% Tổng sản lượng nuôi động vật thân mềm năm 2000 đạt 10,7 triệu tấn tăng lên 5,8% so với năm trước đó, trị giá 9,496 tỷ USD. Năm 2001 đạt 11,267 triệu tấn, trị giá 9,959 tỷ USD. Trung Quốc là một trong những nước nuôi sò huyết lớn trên thế giới với sản lượng 200 nghìn tấn năm 1999 chiếm 64% sản lượng thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia là nước dẫn đầu về sản lượng sò huyết A. granosa. Trong giai đoạn 1975 -1985, tổng sản lượng sò khai thác trung bình khoảng 55.000 tấn/năm. Năm 1994 diện tích nuôi sò ở Malaysia tăng lên đạt khoảng 4.640 ha với tổng sản lượng đạt 82.335 tấn [35]. Ở Indonesia, sò là đối tượng nuôi quan trọng nhất, tiếp đó là điệp, trai và hầu. Nuôi sò A. granosa ở Java phổ biến từ năm 1965 – 1969 và chủ yếu dựa vào con giống tự nhiên. Sò được khai thác quanh năm, mùa cao điểm thường từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau [28]. Ở Thái Lan nghề nuôi sò bắt đầu cách đây 75 năm (1930) tại tỉnh Phetchaburi. Nghề nuôi sò bắt đầu tiếp tục đến năm 1972, sau đó dừng lại do môi trường bị ô nhiễm nặng. Đến năm 1973 tỉnh Satun bắt đầu nuôi lại. Từ đó 17 nghề nuôi sò lan rộng ra các tỉnh phía nam Thái Lan [trích từ 7]. Ở Philippin, sò A . antiquata được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Khi lựa chọn địa điểm ương nuôi sò người ta chú ý đến 3 yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sinh trưởng là thành phần chất đáy, độ mặn và độ dốc của nền đáy. Vùng thích hợp nhất cho nuôi sò là vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều, đáy bùn mịn, mềm được che chắn sóng và gần cửa sông, có độ mặn dao động từ 10 – 300/00 [35]. Tổng sản lượng vẹm trên thế giới tăng, năm 1950 là 164.000 tấn đến năm 2000 đã lên đến 1,6 triệu tấn. Với 84,7% tổng sản lượng vẹm là từ nuôi trồng và tổng sản lượng vẹm tăng là do sản lượng nuôi trồng tăng (21,4% giai đoạn 1990 – 2000 và 33,4% ở giai đoạn 1990 – 1999). Các loài nuôi chính gồm Mytilis edulis (459.000 tấn), Mytilis galloprovinciali (117.000 tấn), Perna viridis (88.000 tấn) và Perna canaliculus (76.000 tấn) [19]. Trong những năm qua, nghề nuôi vẹm bắt đầu được phát triển, kỹ thuật nuôi đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Sản lượng vẹm đứng thứ hai sau sản lượng hầu. Năng suất vẹm nuôi rất cao có thể đạt 85 kg/m2 vẹm tươi cả vỏ. Ở châu Á, nghề nuôi vẹm đang được quan tâm, đối tượng nuôi chính là loài Perna viridis, các nước có nghề nuôi vẹm phát triển như: Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia, Malaisia, Philippine, Singapo và Thái Lan. Năm 2000, Trung Quốc dẫn đầu về sản lượng vẹm với 535.000 tấn, tiếp theo là Tây Ban Nha (248.000 tấn), Italya (94.000 tấn), New Zealand (76.000 tấn), Pháp (68.000 tấn) và Hà Lan (67.000 tấn) [19]. 1.3.2 Tại Việt Nam Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Phụng và ctv (2001) cho biết vùng ven biển miền Bắc (từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế), sản lượng hai loài sò A. granosa và A. subcrenata đạt 2000 – 2200 tấn/năm. Vùng ven biển miền Trung (từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu), sản lượng sò A. granosa từ 20.000-25.000 tấn/năm, sò A. antiquata từ 20.000-25.000 tấn/năm. Các tỉnh ven biển Nam Bộ, sản lượng sò huyết A. granosa đạt 16.000-17.000 tấn/năm [14]. Nhưng hiện nay, do tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu sự quản lý nên nhiều nơi nguồn lợi sò huyết đã bị cạn kiệt như: nguồn lợi sò huyết đầm Ô Loan – Phú Yên, trước đây người dân hay nói mỏ sò huyết đầm Ô Loan thì nay gần như không còn. Sò A. antiquata tập trung nhiều ở vùng ven biển tỉnh 18 Bình Thuận tuy nhiên hiện nay do người dân khai thác quá mức nên sản lượng cũng giảm đi đáng kể [3]. Về hình thức khai thác: Ở nước ta hình thức khai thác sò còn thô sơ, quy mô nhỏ. Đại bộ phận người khai thác là lao động nghèo, vốn đầu tư ít. Do lao động theo tính chất mùa vụ nên năng suất lao động thấp. Sò có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, việc khai thác sò để làm thực phẩm ngày càng tăng làm cho sản lượng sò khai thác tự nhiên giảm đi đáng kể. Do đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nghề nuôi sò thịt ở Việt Nam cũng dần phát triển. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi sò ở nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nuôi sò huyết cần ít vốn, ít rủi ro, không phải cho ăn, quản lý chăm sóc đơn giản nhưng thu lãi cao được xem là nghề xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Nghề nuôi sò ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1990 và mới chỉ nuôi 2 loài sò huyết A. granosa và A. nodifera, còn sò A. antiquata chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Sò huyết được nuôi phổ biến ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế… Nhưng Kiên Giang và Quảng Ninh vẫn là 2 tỉnh có nghê nuôi sò huyết phát triển nhất. Hình thức nuôi chính là nuôi bãi triều [6]. Ở nước ta, vẹm xanh P. viridis phân bố rộng khắp vùng ven biển từ Bắc vào Nam, vẹm tập trung ở các vùng cửa sông ven biển và khu vực các đảo. Trước đây, vẹm xanh chủ yếu khai thác từ tự nhiên nhưng những năm gần đây nghề nuôi vẹm đã dần phát triển ở một số nơi ở khu vực miền trung như Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế. Các hình thức nuôi vẹm phổ biến hiện nay ở nước ta: nuôi vẹm trong rổ, khay, nuôi vẹm trong túi treo thành giàn, nuôi vẹm bằng cọc ximăng, nuôi vẹm bằng cọc gỗ, nuôi vẹm bằng tấm đanh xi măng [11]. Hà Lê Thị Lộc và cộng tác viên (2001) cho rằng ở miền Trung, nghề nuôi vẹm xanh tập trung nhiều nhất ở đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) và đầm Nha Phu 2 (Khánh Hoà). Riêng ở khu vực đầm Lăng Cô diện tích nuôi vẹm tăng từ 200 m (năm 2 1997) lên 5.370 m (năm 2001) và sản lượng cũng tăng lên đáng kể từ 150 kg (năm 1997) đến 65.320 kg (năm 2001). Còn ở khu vực miền Bắc, tình hình nuôi vẹm thường không tập trung, nghề nuôi vẹm có nhiều ở vùng ven biển khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh [11]. 19 Bên cạnh những thành công ban đầu trong ứng dụng khả năng làm sạch môi trường của động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở những mô hình nuôi ghép, nuôi kết hợp giữa các loài thủy sản khác với động vật thân mềm hai mảnh vỏ đem lại. Tuy nhiên, trên thực tế những mô hình này vẫn chưa được phát triển rộng rãi và một số mô hình chưa thật sự phù hợp. Một trong những nguyên nhân là do chưa tìm hiểu hết đặc điểm sinh học, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lọc thức ăn làm sạch môi trường của động vật thân mềm hai mảnh vỏ nên chưa phát huy được tác dụng làm sạch môi trường của các đối tượng này. 20 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tổng quát của đề tài được tóm tắt qua hình 2.1 Nội dung nghiên cứu sò huyết Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn - Kiểm soát các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ,… - Theo dõi tỷ lệ sống vẹm xanh Thí nghiệm khả năng lọc tảo đơn bào ở các độ mặn khác nhau - Kiểm soát các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ,… - Theo dõi mật độ tảo (tế bào/ml) sò lông Thí nghiệm khả năng lọc mùn bã hữu cơ ở các độ mặn khác nhau - Kiểm soát các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ,… - Theo dõi: hàm lượng chất lơ lững (mg/l), hàm lượng Nitơ tổng,… Phân tích và xử lý số liệu Kết luận và đề xuất ý kiến Hình 2.1 - Sơ đồ tổng quát về phương pháp nghiên cứu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan