Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nghiên cứu định lượng atenolol và các đồng phân đối quang trong một số chế phẩm ...

Tài liệu Nghiên cứu định lượng atenolol và các đồng phân đối quang trong một số chế phẩm thuốc và trong dịch sinh học

.PDF
182
723
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TẠ MẠNH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ATENOLOL VÀ CÁC ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG TRONG MỘT SỐ CHẾ PHẨM THUỐC VÀ TRONG DỊCH SINH HỌC LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TẠ MẠNH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ATENOLOL VÀ CÁC ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG TRONG MỘT SỐ CHẾ PHẨM THUỐC VÀ TRONG DỊCH SINH HỌC LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT MÃ SỐ: 62720410 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Văn Lẩu PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tạ Mạnh Hùng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Trịnh Văn Lẩu, Chủ tịch Hội đồng Dược điển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và PGS.TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học – Đại học Dược Hà Nội, hai người thầy đã tận tình hướng dẫn, cho tôi những kiến thức quý báu và động viên tôi quyết tâm hoàn thành luận án. Ban Lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, PGS.TS. Đoàn Cao Sơn, PGS. TS. Trần Việt Hùng đã ủng hộ, tạo điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận án. GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, Phó hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội, Trưởng bộ môn Hóa Phân tích - độc chất và PGS. TS Trịnh Văn Quỳ, nguyên Viện trưởng VKNTTW, những người thầy đã động viên và đóng góp ý kiến, chỉ dẫn tôi hoàn thiện luận án. Các đồng nghiệp tại Trung tâm đánh giá Tương đương sinh học - VKNTTW đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với tôi trong công việc thường nhật và hỗ trợ tôi trong nghiên cứu thực hiện luận án. Các thầy, cô và các anh, chị ở Bộ môn Hóa Phân tích - độc chất và Phòng Sau đại học - Trường ĐH Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Bác sỹ, điều dưỡng - Viện Tim mạch TW và Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong các nghiên cứu lâm sàng. Chân thành cảm ơn các em học viên Cao học đã cùng tôi thực hiện một số nội dung của luận án. Cảm ơn các tình nguyện viên đã tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng trong luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gia đình và những người thân đã chia sẻ, động viên tôi có đủ nghị lực, quyết tâm hoàn thành luận án. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận sự hỗ trợ, động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận án của Quý Thầy, Cô, Cơ quan, Bạn bè và Gia đình. Tạ Mạnh Hùng ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2-PrOH : 2-Propanol AGP : 1- acid glycoprotein : Chất phân tích (Analyte) ATN : Atenolol AN : Cyclodextrin CD CM--CD : Carboxymethyl-β-cyclodextrin : Nồng độ cực đại : Dược động học Cmax DĐH : Diethylamin : Điện di đồ DEA ĐDĐ : Đồng phân đối quang : Ethanol ĐPĐQ EtOH : Acid acetic : Huyết tương HAc HT : Methanol : Acetonitril MeOH MeCN : Người tình nguyện : Khối phổ (Mass spectrometry) NTN MS : Sinh khả dụng : Sắc ký đồ SKD SKĐ : Triethylamin : Acid trifloroacetic TEA TFA : Thời gian bán thải : Thời gian đạt nồng độ cực đại t1/2 Tmax : Tương đương sinh học TRIS : Tris(hydroxymethyl)aminomethan TĐSH : Tài liệu tham khảo : Tử ngoại (Ultraviolet) TLTK UV : Diện tích dưới đường cong (Area under the curve) AUC : Albumin huyết thanh bò (Bovine serum albumin) BSA : Điện di mao quản (Capillary electrophoresis) CE : Đầu dò mảng diod (Diode array detector) DAD : Cơ quan quản lý thuốc Châu âu (European Medicines Agency) EMA : Dòng điện thẩm (Electro-osmotic flow) EOF : Ion hóa phun sương điện tử (Electrospray ionization) ESI : Sắc ký khí (Gas chromatography) GC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid chromatography) HPLC : Mẫu kiểm tra nồng độ cao (High quality control) HQC : Albumin huyết thanh người (Human serum albumin) HSA : Chất nội chuẩn (Internal standard) IS : Sắc ký lỏng khối phổ (Liquid chromatography – Mass spectrometry) LC-MS LC-MS/MS : Sắc ký lỏng – khối phổ/khối phổ (Liquid chromatography – tandem mass spectrometry) : Giới hạn định lượng dưới (Lower limit of quantitation) LLOQ : Mẫu kiểm tra nồng độ thấp (Low quality control) LQC : Mẫu kiểm tra nồng độ trung bình (Medium quality control) MQC : Chiết pha rắn (Solid phase extraction) SPE : Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ US-FDA (United States – Food and Drug Administration) : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) WHO iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 1.1. ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ......................... 3 1.1.1. Tổng quan về thuốc chứa dược chất đối quang................................................................ 3 1.1.1.1. Khái niệm đồng phân đối quang ..................................................................................... 3 1.1.1.2. Một số dược chất có các đồng phân đối quang tác dụng không giống nhau .............. 4 1.1.1.3. Tầm quan trọng của việc phân tích các đồng phân đối quang ..................................... 5 1.1.1.4. Tình hình nghiên cứu phân tích đồng phân đối quang ở Việt Nam ............................ 7 1.1.2. Phương pháp phân tích đồng phân đối quang ................................................................. 9 1.1.2.1. Nguyên tắc chung ............................................................................................................. 9 1.1.2.2. Phân loại tác nhân chọn lọc hoạt quang ....................................................................... 11 1.1.2.3. Một số phương pháp phân tích đồng phân đối quang thường gặp ............................ 17 1.2. PHÂN TÍCH THUỐC TRONG DỊCH SINH HỌC ........................................................ 28 1.2.1. Các kỹ thuật xử lý, chiết tách dược chất trong mẫu sinh học........................................ 28 1.2.1.1. Kỹ thuật tủa protein ........................................................................................................ 29 1.2.1.2. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng.............................................................................................. 30 1.2.1.3. Kỹ thuật chiết pha rắn .................................................................................................... 31 1.2.2. Phân tích thuốc trong dịch sinh học bằng phương pháp sắc ký – khối phổ ................ 32 1.2.2.1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị phân tích khối phổ.................................................. 33 1.2.2.2. Cấu tạo các bộ phận thiết bị phân tích khối phổ .......................................................... 34 1.2.2.3. Định lượng thuốc trong dịch sinh học bằng LC-MS/MS với nguồn ESI ................. 35 1.2.3. Thẩm định phương pháp LC-MS/MS phân tích thuốc trong dịch sinh học ................. 37 1.2.3.1. Mục đích của thẩm định phương pháp phân tích ........................................................ 37 1.2.3.2. Các chỉ tiêu, tiêu chí trong thẩm định phương pháp phân tích................................... 37 1.3. ATENOLOL, ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ..... 39 1.3.1. Công thức cấu tạo và tính chất hóa lý của atenolol ....................................................... 39 1.3.1.1. Công thức cấu tạo ........................................................................................................... 39 1.3.1.2. Tính chất hóa lý .............................................................................................................. 40 1.3.2. Các đặc tính dược lý, dược động học của atenolol ........................................................ 40 1.3.2.1. Tác dụng và cơ chế ......................................................................................................... 40 1.3.2.2. Chỉ định – chống chỉ định .............................................................................................. 40 1.3.2.3. Dạng thuốc và hàm lượng.............................................................................................. 41 iv 1.3.2.4. Dược động học................................................................................................................ 41 1.3.2.5. Nghiên cứu dược lý, dược động học các đồng phân đối quang atenolol ................. 42 1.3.3. Các phương pháp phân tích atenolol và đồng phân đối quang .................................... 42 1.3.3.1. Phân tích atenolol và đồng phân đối quang trong nguyên liệu, chế phẩm thuốc ..... 42 1.3.3.2. Phân tích atenolol và đồng phân đối quang trong dịch sinh học................................ 46 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 49 2.1. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ ............................................................................... 49 2.1.1. Dung môi, hóa chất và chất chuẩn .................................................................................. 49 2.1.1.1. Chất chuẩn, chất đối chiếu ............................................................................................. 49 2.1.1.2. Dung môi, hóa chất......................................................................................................... 49 2.1.1.3. Huyết tương..................................................................................................................... 49 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ phân tích................................................................................................ 50 2.1.2.1. Thiết bị phân tích ............................................................................................................ 50 2.1.2.2. Dụng cụ phân tích ........................................................................................................... 50 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 50 2.2.1. Mẫu thuốc nghiên cứu ....................................................................................................... 50 2.2.1.1. Mẫu thuốc atenolol racemic .......................................................................................... 50 2.2.1.2. Mẫu thuốc S-Atenolol .................................................................................................... 51 2.2.2. Mẫu huyết tương người chứa atenolol ............................................................................ 51 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 52 2.3.1. Nghiên cứu định lượng atenolol và đồng phân đối quang trong chế phẩm ................ 52 2.3.1.1. Khảo sát xây dựng phương pháp ................................................................................. 52 2.3.1.2. Thẩm định phương pháp định lượng atenolol và đồng phân trong chế phẩm......... 55 2.3.1.3. Phân tích atenolol và đồng phân đối quang trong một số mẫu thuốc ....................... 56 2.3.2. Nghiên cứu định lượng ATN và ĐPĐQ trong huyết tương bằng LC-MS/MS............. 57 2.3.2.1. Khảo sát xây dựng phương pháp LC-MS/MS............................................................ 57 2.3.2.2. Thẩm định phương pháp LC-MS/MS ......................................................................... 58 2.3.2.2. Phân tích atenolol và đồng phân trong huyết tương người bằng LC-MS/MS ........ 60 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 62 3.1. PHÂN TÍCH ATENOLOL VÀ CÁC ĐỒNG PHÂN TRONG CHẾ PHẨM.................. 62 3.1.1. Nghiên cứu phương pháp CE phân tích đồng phân đối quang atenolol...................... 62 3.1.1.1. Khảo sát, lựa chọn các điều kiện điện di ...................................................................... 62 3.1.1.2. Thẩm định phương pháp CE phân tích atenolol và đồng phân trong chế phẩm ...... 65 3.1.2. Nghiên cứu định lượng các ĐPĐQ của ATN trong chế phẩm bằng HPLC ................ 70 3.1.2.1. Nghiên cứu xây dựng phương pháp HPLC ................................................................. 70 v 3.1.2.2. Thẩm định phương pháp HPLC phân tích đồng phân đối quang atenolol ............... 75 3.1.3. Phân tích atenolol và đồng phân đối quang trong chế phẩm ....................................... 84 3.1.3.1. Định lượng atenolol và các đồng phân trong một số thuốc ........................................ 84 3.1.3.2. Xác định tạp đồng phân đối quang trong một số chế phẩm S-Atenolol.................... 88 3.1.3.3. Định lượng atenolol và đồng phân trong so sánh độ hòa tan in vitro ........................ 89 3.2. PHÂN TÍCH ATENOLOL VÀ CÁC ĐỒNG PHÂN TRONG HUYẾT TƯƠNG ..... 90 3.2.1. Định lượng các ĐPĐQ của ATN trong huyết tương bằng LC-MS/MS........................ 90 3.2.1.1. Nghiên cứu xây dựng phương pháp ............................................................................. 90 3.2.1.2. Thẩm định phương pháp LC-MS/MS định lượng ĐPĐQ của ATN trong HT...... 100 3.2.2. Nghiên cứu định lượng atenolol toàn phần trong huyết tương bằng LC-MS/MS..... 112 3.2.2.1. Xây dựng phương pháp LC-MS/MS định lượng atenolol toàn phần...................... 112 3.2.2.2. Thẩm định phương pháp LC-MS/MS định lượng atenolol toàn phần .................... 114 3.2.3. Phân tích atenolol và đồng phân trong huyết tương NTN, bệnh nhân....................... 119 3.2.3.1. Định lượng atenolol toàn phần trong huyết tương .................................................... 119 3.2.3.2. Phân tích atenolol và các đồng phân trong huyết tương bệnh nhân ........................ 120 3.2.3.3. Phân tích atenolol và các đồng phân trong huyết tương người tình nguyện........... 121 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 130 4.1. PHÂN TÍCH ĐỒNG PHÂN ATENOLOL TRONG CHẾ PHẨM ............................. 130 4.1.1. Phân tích đồng phân đối quang atenolol bằng các phương pháp HPLC, CE .......... 130 4.1.2. Kết quả phân tích atenolol và đồng phân trong chế phẩm thuốc ............................... 134 4.2. PHÂN TÍCH ATENOLOL VÀ ĐỒNG PHÂN TRONG DỊCH SINH HỌC ............ 135 4.2.1. Phương pháp LC-MS/MS phân tích atenolol và đồng phân trong huyết tương ....... 135 4.2.2. Kết quả phân tích ĐPĐQ của ATN trong HT và sinh khả dụng các thuốc ............... 140 4.3. CÁC ĐIỂM ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................... 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 146 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Một số dược chất có ĐPĐQ tác dụng dược lý không giống nhau................................ 4 Bảng 1.2 Tính chất hóa lý của một số cyclodextrin tự nhiên ................................................................ 14 Bảng 1.3 Một số phương pháp GC với pha tĩnh đặc hiệu phân tích ĐPĐQ ................................ 19 Bảng 1.4 Một số thuốc thử được sử dụng trong phân tích ĐPĐQ bằng phương 20 pháp HPLC................................................................................................................................ Bảng 1.5 Một số nghiên cứu phân tích ĐPĐQ trong các mẫu nguyên liệu và chế 22 phẩm thuốc bằng phương pháp HPLC................................................................ Bảng 1.6 Một số nghiên cứu phân tích ĐPĐQ trong dịch sinh học bằng phương 23 pháp HPLC và LC-MS ................................................................................................ Bảng 1.7 Tóm tắt một số ứng dụng phân tích ĐPĐQ bằng CE sử dụng chất chọn 27 lọc hoạt quang dẫn chất CD ................................................................................................ Bảng 1.8 Một số đặc điểm khác nhau giữa phân tích dược chất trong chế phẩm 28 bào chế và trong dịch sinh học ................................................................................................ Bảng 1.9 Tóm tắt đặc điểm, phạm vi áp dụng phương pháp GC-MS và LC-MS ................................ 35 Bảng 1.10 Giá trị thông số dược động học của atenolol trong một số nghiên cứu ................................ 41 Bảng 1.11 Một số nghiên cứu định lượng ĐPĐQ atenolol trong nguyên liệu và 43 chế phẩm thuốc bằng phương pháp HPLC................................................................ Bảng 1.12 Một số nghiên cứu định lượng ĐPĐQ của ATN trong chế phẩm bằng 45 phương pháp CE ................................................................................................ Bảng 1.13 Một số phương pháp HPLC định lượng atenolol trong dịch sinh học ................................ 47 Bảng 1.14 Một số nghiên cứu định lượng ĐPĐQ của atenolol trong dịch sinh học 48 bằng phương pháp HPLC................................................................................................ Bảng 2.1 Cách chuẩn bị các mẫu chuẩn ATN trong huyết tương ................................ Bảng 3.1 Kết quả xác định độ phù hợp của hệ thống điện di ................................................................ 65 Bảng 3.2 Mối tương quan giữa nồng độ ATN và diện tích pic trên điện di đồ ................................ 67 Bảng 3.3 Độ lặp lại và tái lặp của phương pháp CE ................................................................ 68 Bảng 3.4 Kết quả xác định độ đúng của phương pháp CE................................................................ 69 Bảng 3.5 Hàm lượng R-ATN và S-ATN trong chất chuẩn racemic ................................ 76 Bảng 3.6 Độ phù hợp của hệ thống sắc ký ................................................................................................ 77 Bảng 3.7 Khoảng nồng độ tuyến tính của phương pháp HPLC............................................................... 80 Bảng 3.8 Độ lặp lại trong ngày của phương pháp HPLC ................................................................ 81 Bảng 3.9 Độ tái lặp của phương pháp HPLC ................................................................ 59 82 Bảng 3.10 Độ đúng của phương pháp HPLC .............................................................................................. 83 Bảng 3.11 Kết quả định lượng atenolol và đồng phân đối quang trong mẫu thử ................................ 85 vii Bảng 3.12 So sánh độ chính xác của hai phương pháp HPLC, CE định lượng 85 ATN và các ĐPĐQ trong chế phẩm ................................................................ Bảng 3.13 Phân tích ANOVA kết quả định lượng ATN toàn phần trong chế phẩm 86 của các phương pháp ................................................................................................ Bảng 3.14 Kết quả xác định hàm lượng atenolol trong một số chế phẩm thuốc ................................ 87 Bảng 3.15 Hàm lượng tạp R-ATN trong một số chế phẩm thuốc S-ATN ................................ 88 Bảng 3.16 Kết quả định lượng ATN và ĐPĐQ trong môi trường thử độ hòa tan ................................ 89 Bảng 3.17 Điều kiện khối phổ định lượng atenolol và nội chuẩn .............................................................. 99 Bảng 3.18 Độ phù hợp của hệ thống LC-MS/MS ................................................................100 Bảng 3.19 Đường chuẩn và khoảng tuyến tính của R-Atenolol ................................................................ 102 Bảng 3.20 Đường chuẩn và khoảng tuyến tính của S-Atenolol ................................................................ 103 Bảng 3.21 Giá trị LLOQ của phương pháp LC-MS/MS ................................................................ 103 Bảng 3.22 Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của nền mẫu ................................................................ 104 Bảng 3.23 Độ chính xác trong ngày và khác ngày của R-Atenolol................................ 105 Bảng 3.24 Độ chính xác trong ngày và khác ngày của S-Atenolol ................................ 106 Bảng 3.25 Độ thu hồi các đồng phân đối quang atenolol của phương pháp................................ 107 Bảng 3.26 Độ thu hồi nội chuẩn esomeprazol của phương pháp .............................................................. 108 Bảng 3.27 Độ ổn định của ATN trong mẫu HT bảo quản 6 giờ ở nhiệt độ phòng................................ 109 Bảng 3.28 Độ ổn định của ATN sau xử lý mẫu và bảo quản ở 4 oC ................................................................ 110 Bảng 3.29 Độ ổn định của ATN sau ba chu kỳ đông lạnh – rã đông................................ 110 Bảng 3.30 Độ ổn định dài ngày trong huyết tương của atenolol ............................................................... 111 Bảng 3.31 Điều kiện khối phổ định lượng atenolol và nội chuẩn diltiazem................................ 113 Bảng 3.32 Khoảng nồng độ tuyến tính của phương pháp LC-MS/MS định lượng 115 ATN toàn phần trong huyết tương............................................................................................... Bảng 3.33 Độ chính xác của phương pháp LC-MS/MS định lượng ATN toàn phần ............................... 116 Bảng 3.34 LLOQ của phương pháp LC-MS/MS định lượng ATN toàn phần................................ 117 Bảng 3.35 Ảnh hưởng nền mẫu trong phương pháp LC-MS/MS định lượng ATN 118 toàn phần ................................................................................................................................ Bảng 3.36 Độ thu hồi nội chuẩn diltiazem của phương pháp LC-MS/MS định 118 lượng ATN toàn phần ................................................................................................ Bảng 3.37 So sánh nồng độ R,S-ATN xác định bằng các phương pháp LC-MS/MS ............................... 119 Bảng 3.38 Nồng độ atenolol trong một số mẫu huyết tương bệnh nhân ................................ 121 Bảng 3.39 Nồng độ R-ATN và S-ATN trong huyết tương 06 NTN sau khi uống 122 thuốc Atenolol STADA 50 mg................................................................................................ Bảng 3.40 Nồng độ R-ATN và S-ATN trong huyết tương 06 NTN sau khi uống 123 thuốc TENORMIN 50 mg ................................................................................................ viii Bảng 3.41 Nồng độ S-ATN trong huyết tương 06 NTN sau khi uống các thuốc 124 ® Atpure 25 và viên nén S-Atenolol 25 mg ................................................................ Bảng 3.42 Nồng độ S-ATN trong huyết tương 06 NTN sau khi uống các thuốc 125 ® Atpure 25 và Tenormin 50 mg ................................................................................................ Bảng 3.43 Thông số DĐH trung bình của một số thuốc ATN trên NTN Việt Nam ................................ 128 ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1 Mô hình Easson-Stedman ................................................................................................ 5 Hình 1.2 Liên kết tạo phức giữa amylose tris (3,5-dimethylphenylcarbamat) với 10 (a): (1S, 2R)-(+)-norephedrin; (b): (1R, 2S)-(-)-norephedrin) ................................ Hình 1.3 Cấu trúc “phức lồng” của R-propranolol với heptakis (2,3-di-O-acetyl- 10 6-O-sulfo)-β-cyclodextrin trong (a): dung môi; (b): nước ................................ Hình 1.4 Cấu tạo, vị trí hình thành liên kết giữa HSA và các ĐPĐQ ................................12 Hình 1.5 Cấu tạo pha tĩnh đối quang dẫn chất polysaccharid cuả một số cột HPLC ............................... 12 Hình 1.6 Cấu tạo một số pha tĩnh liên kết tác nhân hoạt quang kiểu Pirkle ................................ 13 Hình 1.7 Cấu tạo và kích thước hốc kỵ nước của các cyclodextrin................................ 14 Hình 1.8 Cấu trúc của một số tác nhân hoạt quang dẫn chất cyclodextrin................................ 15 Hình 1.9 Một số chất chọn lọc đối quang có cấu trúc vòng ether thường dùng 16 trong phương pháp CE phân tích ĐPĐQ ................................................................ Hình 1.10 Cấu trúc phức hợp N-(2-hydroxypropyl)-L-4-hydroxyprolin và các đồng 17 phân đối quang của acid amin ................................................................................................ Hình 1.11 Cấu tạo một số pha tĩnh đối quang dẫn chất CD của cột GC................................ 18 Hình 1.12 Sự hình thành dòng điện thẩm trong phương pháp CE ............................................................ 24 Hình 1.13 Sơ đồ mô phỏng nguyên tắc phân tích ĐPĐQ bằng phương pháp CE 26 với tác nhân hoạt quang là dẫn chất CD................................................................ Hình 1.14 Qui trình xử lý mẫu bằng kỹ thuật SPE ................................................................31 Hình 1.15 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị khối phổ ................................33 Hình 1.16 Cấu tạo và cơ chế hoạt động của khối phổ tứ cực chập ba................................36 Hình 1.17 Công thức cấu tạo các đồng phân đối quang của atenolol ................................40 Hình 2.1 Các mẫu thuốc nghiên cứu ................................................................................................ 51 Hình 2.2 Quy trình khảo sát thành phần, tỷ lệ pha động trên cột Ultron ES-OVM............................... 52 Hình 2.3 Quy trình khảo sát thành phần, tỷ lệ pha động trên cột Chirex 3022 ................................ 52 Hình 2.4 Quy trình khảo sát thành phần, tỷ lệ pha động trên cột Chiracel AGP ................................ 53 Hình 2.5 Quy trình khảo sát thành phần, tỷ lệ pha động trên cột Astec Cyclobond .............................. 53 Hình 2.6 Quy trình khảo sát thành phần, tỷ lệ pha động trên cột Chiralpak CBH................................ 54 Hình 2.7 Cơ chế hoạt động của thiết bị LC-MS trong quá trình tối ưu hóa ................................ 57 Hình 3.1 Ảnh hưởng của các dung dịch đệm borat (a), Tetrabutylamoni sulfat 50 62 mM (b) và TRIS 50 mM (c) tới tm của atenolol ................................................................ Hình 3.2 Điện di đồ của atenolol với 3 tác nhân chọn lọc đối quang: a) β-CD 20 63 mM; b) HP-β-CD 25mM, c) CM-β-CD 8mM................................................................ Hình 3.3 Ảnh hưởng của pH dung dịch đệm đến độ phân giải của atenolol ................................ 64 x Hình 3.4 Điện di đồ mẫu R,S-Atenolol nồng độ 100 ppb ................................................................ 65 Hình 3.5 Điện di đồ các mẫu placebo (a), chuẩn R,S-Atenolol (b), chuẩn S- 66 Atenolol (c) và mẫu thử Atenolol STADA (d) ................................................................ Hình 3.6 Phổ UV (a) và phổ tinh khiết (b) của các pic ATN trên ĐDĐ mẫu thử ................................ 66 Hình 3.7 SKĐ mẫu chuẩn R,S-ATN phân tích trên cột Ultron ES–OVM ở bước 70 sóng =230 nm và các pha động: đệm phosphat 20mM, pH 3; 0,75 ml/phút (a) đệm phosphat 20 mM, pH 7–MeOH (99:1); 0,75 ml/phút (b) ............................. Hình 3.8 SKĐ phân tích R,S-ATN trên cột Chiral AGP với tốc độ dòng 0,75 71 ml/phút; đầu dò DAD ( = 230 nm) và các pha động (a): đệm NaH2PO4 10mM, pH 4,5 – 2-PrOH (99:1); (b): đệm NaH2PO4 10 mM, pH 7,0 – MeOH (99,9:0,1)........................................................................................................................... Hình 3.9 SKĐ mẫu chuẩn R,S-ATN phân tích trên cột Astec Cyclobond cùng các 71 pha động (a): đệm amoni acetat, pH 4 – MeCN (25:75), (b): MeCN – MeOH – acid acetic – triethylamine (99:1:0,1:0,1) với tốc độ 1,0 ml/phút và đầu dò DAD ( = 230 nm)................................................................ Hình 3.10 SKĐ mẫu chuẩn R,S-ATN phân tích bằng cột Chirex 3022, DAD ( = 72 230 nm), pha động n-hexan – CH2Cl2 – MeOH – TFA với các tỷ lệ 50:35:7,5:0,25 (a); 50:35:10:0,25 (b); 57,5:35:7,5:0,25 (c) và 50:35:5:0,25 (d) ............................................................................................................................ Hình 3.11 SKĐ mẫu chuẩn R,S-ATN phân tích trên cột Chiralpak CBH, pha động 73 2- PrOH/đệm amoni acetat 10 mM, pH 7,0 với các tỷ lệ 1/99(a) và 15/85(b)................................................................................................................................ Hình 3.12 SKĐ mẫu chuẩn R,S-ATN phân tích trên cột Chiralpak CBH với các 73 pha động có pH dung dịch đệm 5,0 (a) và 7,0 (b) ................................................................ Hình 3.13 SKĐ và phổ UV mẫu chuẩn R,S-ATN phân tích trên cột Chirex 3022 với 74 pha động n-hexan – 1,2 CH2Cl2 – MeOH – TFA (57,5 : 35 : 7,5 : 0,2), 1 ml/phút ................................................................................................................................ Hình 3.14 SKĐ và phổ 3D phân tích mẫu chuẩn R,S-ATN với cột Chiralpak CBH; 75 pha động 2-PrOH/đệm amoni acetat 10 mM, pH 5,9 (10/90); 0,7 ml/phút ................................................................................................................................ Hình 3.15 Sắc ký đồ đánh giá tính chọn lọc – đặc hiệu của phương pháp HPLC 78 phân tích các đồng phân đối quang atenolol ................................................................ Hình 3.16 So sánh phổ UV của các pic trong mẫu thử và chuẩn R,S-Atenolol ................................ 79 Hình 3.17 Đồ thị tương quan tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ R-ATN (trái) 80 và S-ATN (phải) ............................................................................................................................ Hình 3.18 SKĐ mẫu chuẩn R,S-ATN nồng độ: (a) 0,078 µg/ml và (b) 0,156 µg/ml ............................... 84 xi Hình 3.19 Sắc ký đồ xác định hàm lượng tạp R-ATN trong một số thuốc: mẫu tạp 88 ® chuẩn (a); mẫu Atpure 25 (b) và mẫu viên nén S-atenolol 25 mg (c) ................................ Hình 3.20 Biểu đồ so sánh độ hòa tan của các thuốc trong môi trường pH 1,2 ................................ 90 Hình 3.21 Phổ khối dung dịch chuẩn atenolol............................................................................................. 91 Hình 3.22 Giản đồ tối ưu điện thế “thấu kính hội tụ” ion có số khối 267 Da................................ 91 Hình 3.23 Phổ khối MS/MS phân mảnh ion [ATN+H]+ ................................................................ 92 Hình 3.24 Giản đồ năng lượng phân mảnh [ATN+H]+ tạo ion có tỷ số m/z = 190 ................................ 92 Hình 3.25 SKĐ phân tích mẫu chuẩn atenolol và IS trên cột Chiralpak CBH ................................ 95 Hình 3.26 Sơ đồ nghiên cứu chiết ATN trong HT bằng phương pháp chiết lỏng-lỏng ............................. 96 Hình 3.27 Sắc ký đồ dòng ion ATN và IS khi phân tích mẫu huyết tương trắng đã 97 xử lý tủa protein bằng MeCN ................................................................................................ Hình 3.28 Sắc ký đồ dòng ion ATN và IS khi phân tích mẫu huyết tương trắng đã 98 xử lý chiết lỏng - lỏng với chloroform ................................................................ Hình 3.29 SKĐ mẫu HT chứa R,S-ATN và IS phân tích bằng LC-MS/MS, (a): SKĐ 99 tổng các ion; (b): SKĐ chọn lọc ion atenolol; (c): SKĐ chọn lọc ion esomeprazol ................................................................................................................................ Hình 3.30 SKĐ tính chọn lọc–đặc hiệu của phương pháp LC-MS/MS định lượng 101 các đồng phân đối quang atenolol trong huyết tương .............................................................. Hình 3.31 Sắc ký đồ mẫu huyết tương chứa R,S-ATN và IS phân tích bằng LC- 113 MS/MS (a): SKĐ tổng ion, (b): SKĐ chọn lọc ion atenolol, (c): SKĐ chọn lọc ion diltiazem................................................................................................ Hình 3.32 Độ đặc hiệu–chọn lọc của phương pháp LC-MS/MS định lượng ATN 114 toàn phần ................................................................................................................................ Hình 3.33 SKĐ mẫu HT bệnh nhân T.V.H sau khi uống ATN 2 giờ ................................ 120 Hình 3.34 SKĐ mẫu HT bệnh nhân T.V.H sau khi uống ATN 24 giờ ................................120 Hình 3.35 SKĐ mẫu HT trước khi uống thuốc (điểm 0 h) của NTN 01 ................................ 126 Hình 3.36 SKĐ mẫu HT điểm 0 h của NTN 18 thêm nội chuẩn ................................................................ 126 Hình 3.37 SKĐ mẫu HT của NTN 02 sau khi uống thuốc atenolol racemic 2,5 h................................ 126 Hình 3.38 SKĐ mẫu HT của NTN 02 sau khi uống thuốc atenolol racemic 24 h................................ 126 Hình 3.39 SKĐ mẫu HT của NTN 08 sau khi uống viên nén S-atenolol 2 giờ ................................ 127 Hình 3.40 SKĐ mẫu HT của NTN 08 sau khi uống viên nén S-atenolol 24 giờ................................ 127 Hình 3.41 Đường cong trung bình nồng độ S-Atenolol – thời gian của các chế 128 phẩm thuốc trên người tình nguyện Việt Nam ................................................................ Hình 3.42 Đường cong trung bình nồng độ R,S-Atenolol – thời gian................................129 xii ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng phân đối quang (enantiomers) là hai đồng phân không gian dạng ảnh và vật qua gương, chúng có công thức hóa học hoàn toàn giống nhau chỉ khác về cách bố trí không gian của các nhóm thế quanh trung tâm bất đối xứng của phân tử. Sự khác nhau về cấu trúc không gian làm cho mỗi dạng đồng phân có tương tác khác nhau với một thụ thể sinh học xác định (tương tự như phản ứng đặc hiệu “chất mang-thụ thể” của các enzym). Kết quả là các đồng phân đối quang (ĐPĐQ) của một thuốc có thể có các đặc tính dược lý, lâm sàng khác nhau [50], [54]. Trong khi các protein, enzym, acid amin, hydratcarbon tự nhiên chỉ tồn tại ở một dạng ĐPĐQ duy nhất, ví dụ như các acid amin là đồng phân l (tả tuyền); các loại đường tự nhiên là đồng phân d (hữu tuyền) thì phần lớn các chất tổng hợp hóa học và bán tổng hợp hóa học đều có ĐPĐQ. Theo thống kê, gần 50% số hoạt chất đang lưu hành trên thị trường dược phẩm thế giới hiện nay là các hợp chất có ĐPĐQ và gần ⅓ trong số này, các ĐPĐQ của dược chất có đặc tính dược lý, dược lực học, dược động học, độc tính… không giống nhau [23], [85], [88], [108], [198]. Atenolol (ATN) dẫn chất của benzenacetamid, có tác dụng ức chế chọn lọc β–adrenergic, được dùng trong điều trị tăng huyết áp là một trong số những dược chất có đặc điểm nêu trên. Chế phẩm ATN được cấp phép lưu hành lần đầu trên thị trường dưới dạng hỗn hợp racemic của 2 đồng phân đối quang R-ATN và S-ATN. Trong hai đồng phân, S-ATN có tác dụng ức chế β–adrenergic cao hơn khoảng 50 lần và ít tác dụng phụ hơn so với R-ATN [146], [153], [177]. Hiện đã có một số chế phẩm thuốc chỉ có dược chất S-ATN với hàm lượng bằng 1/2 thuốc ATN racemic đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và một số nước. Xu hướng nghiên cứu phát triển dược phẩm mới chứa ĐPĐQ tinh khiết hoặc chuyển từ thuốc hỗn hợp racemic chứa các ĐPĐQ có tác dụng dược lý không giống nhau trong quá khứ thành thuốc chỉ chứa một ĐPĐQ có tác dụng dược lý với mục đích giảm lượng dược chất đưa vào cơ thể, giảm tác dụng không mong muốn, tránh độc tính của thành phần đối quang còn lại đang là một hướng phát triển mới của ngành công nghiệp dược thế giới trong những năm gần đây [23], [85], [88]. Theo số liệu thống kê đăng tải trên tạp chí Pharmaceutical Technology năm 2006, trong số 10 biệt -1- dược có doanh số bán lớn nhất toàn cầu có tới 9 dược chất đối quang, và 4/5 biệt dược có doanh số lớn nhất đều là các dược chất đối quang tinh khiết [160]. Trên thế giới, tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng các thuốc đối quang đã được chú trọng từ nhiều năm nay. Cơ quan quản lý Y tế của Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu quy định các thuốc chứa dược chất đối quang chỉ được cấp phép đăng ký, sản xuất và lưu hành khi có đầy đủ số liệu nghiên cứu đặc điểm dược lý, dược động học… của từng đồng phân; cũng như phải có các phương pháp phân tích phù hợp để kiểm soát chất lượng thuốc [34], [65], [66], [89]. ĐPĐQ có cấu tạo hóa học tương tự nhau nên có nhiều tính chất vật lý, hóa học cơ bản giống nhau, do vậy việc phát triển các phương pháp hóa lý phân tích, định lượng đồng phân đối quang gặp nhiều khó khăn [23], [54], [77], [78]. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, cho tới nay số lượng các nghiên cứu phân tích, định lượng các ĐPĐQ của ATN nói riêng và các đồng phân có tác dụng dược lý không giống nhau khác nói chung trong các chế phẩm thuốc và đặc biệt trong dịch sinh học còn tương đối ít và chưa có hệ thống. Do vậy, luận án “Nghiên cứu định lượng atenolol và các đồng phân đối quang trong một số chế phẩm thuốc và trong dịch sinh học” được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu các phương pháp phân tích ĐPĐQ nhằm góp phần kiểm soát chất lượng và thử tương đương sinh học các thuốc chứa ĐPĐQ. Để đạt được mục tiêu này, luận án thực hiện các nội dung chính sau: 1. Nghiên cứu xây dựng, thẩm định phương pháp phân tích các ĐPĐQ của ATN trong chế phẩm thuốc. 2. Nghiên cứu xây dựng, thẩm định phương pháp phân tích ATN và các ĐPĐQ trong huyết tương. 3. Ứng dụng các phương pháp phân tích trong kiểm tra chất lượng và nghiên cứu sinh khả dụng một số chế phẩm thuốc ATN đang lưu hành trên thị trường. -2- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1.1.1. Tổng quan về thuốc chứa dược chất đối quang 1.1.1.1. Khái niệm đồng phân đối quang Đồng phân đối quang (ĐPĐQ) có liên quan đến sự khác nhau về góc quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực. Chất có khả năng làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực một góc  nào đó được gọi là chất hoạt quang. Điều kiện cho tính hoạt quang chính là cấu trúc hình học của phân tử phải có tính chất bất đối xứng. Sự bất đối xứng thường xảy ra khi trong phân tử có một nguyên tử C liên kết với 4 nhóm thế khác nhau, gọi là nguyên tử carbon bất đối. Ngoài nguyên tử C bất đối, thì trung tâm bất đối của phân tử còn có thể là các nguyên tử S, P hoặc N. Tính chất bất đối xứng của phân tử không những chỉ liên quan đến trung tâm bất đối mà còn có thể hình thành từ trục bất đối xứng vật - ảnh hoặc mặt phẳng bất đối xứng của phân tử. Hai dạng phân tử đối xứng của cùng một chất nhưng không thể chồng khít giống vật với ảnh của chính nó qua gương hay giống như tay phải và tay trái của một người được gọi là các ĐPĐQ (enantiomer hoặc optical isomer) của chất đó [2], [128], [198]. Các ĐPĐQ có công thức hóa học hoàn toàn giống nhau, chỉ khác về cách bố trí không gian của các nhóm thế quanh carbon bất đối. Ngoài sự khác biệt trong cấu trúc phân tử theo kiểu như sự phân biệt của bàn tay phải và bàn tay trái, khả năng quay mặt phẳng ánh sáng phân cực theo những góc bằng nhau nhưng ngược chiều nhau, còn lại tất cả các tính chất lý hóa thông thường của các ĐPĐQ là giống nhau [2], [128], [198]. Các ĐPĐQ được phân chia thành đồng phân tả tuyền (l-isomer) và đồng phân hữu tuyền (d-isomer) dựa trên khả năng làm quay ánh sáng phân cực sang bên trái hay bên phải tương ứng (phân loại cấu hình theo quy tắc Fischer). Hỗn hợp có tỷ lệ bằng nhau của đồng phân tả tuyền và hữu tuyền được gọi là hỗn hợp racemic. Do có tỷ lệ các ĐPĐQ bằng nhau, nên hỗn hợp racemic không làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực. Ngoài hệ thống phân loại theo quy tắc Fischer, còn có hệ thống phân loại ĐPĐQ dựa trên trục quay từ nguyên tử liên kết với C có phân tử lượng lớn nhất đến nguyên tử có phân tử lượng bé hơn (hệ thống phân loại Cahn – Ingold Prelog). Nếu chiều quay thuận chiều kim đồng hồ thì gọi là đồng phân hữu tuyền (Rictus - R: phải) và ngược lại là đồng phân tả tuyền (Sinister - S: trái) – [75], [85]. -3- 1.1.1.2. Một số dược chất có các đồng phân đối quang tác dụng không giống nhau Hiện tượng đồng phân quang học được phát hiện bởi Louis Pasteur năm 1848, khi ông phân tách được ĐPĐQ l-natri amoni tartrat [75]. Tuy vậy, phải mất gần thế kỷ sau nhân loại mới thấy được hiện tượng này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của thực vật, động vật mà còn trong nền công nghiệp dược phẩm, nông nghiệp và hóa chất [50], [54]. Trong khi các hợp chất tự nhiên như protein, enzym, acid amin, hydratcarbon, nucleosid, một số alkaloid và hormon… đều là các hợp chất đối quang và thường chỉ tồn tại ở một dạng đồng phân thì hầu hết các thuốc tổng hợp hóa học được phát triển trong quá khứ đều có cấu trúc phân tử bất đối xứng nhưng không hoạt quang do tồn tại ở dạng hỗn hợp racemic [58], [88], [108]. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, mặc dù có chung công thức hóa học song các ĐPĐQ trong hỗn hợp racemic lại có tác dụng dược lý, dược lực học, độc tính… không giống nhau. Bảng 1.1 liệt kê danh sách một số dược chất có cấu trúc phân tử bất đối xứng và hoạt tính sinh học của từng ĐPĐQ trong hỗn hợp không giống nhau. Bảng 1.1. Một số dược chất có ĐPĐQ tác dụng dược lý không giống nhau Thuốc/ dược chất Atenolol Ethambutol Tác dụng dược lý TLTK Đồng phân S-ATN có tác dụng chẹn kênh β-adrenergic [177], gấp khoảng 46-100 lần so với đồng phân R-ATN [178] Đồng phân S có tác dụng diệt vi khuẩn lao. Đồng phân [25] R có thể gây viêm dây thần kinh thị giác Levodopa l-dopa là dạng dùng làm thuốc điều trị Parkinson. Đồng [49] phân d-dopa gây giảm bạch cầu hạt Penicillamin Đồng phân S-penicillamin có tác dụng chống viêm [33] khớp. Đồng phân R-penicillamin độc với tế bào Propranolol Tác dụng ức chế β-adrenergic của đồng phân S gấp [178] khoảng 100 lần so với đồng phân R Thalidomid Đồng phân hữu tuyền có tác dụng an thần, đồng phân tả [132] tuyền gây độc tế bào Ngoài sự khác nhau về tác dụng dược lý và độc tính, các ĐPĐQ còn có thể khác nhau về mức độ tác dụng dược lý hoặc khác nhau về dược động học (DĐH)... Một trong các ví dụ điển hình về mức độ tác dụng dược lý khác nhau giữa các ĐPĐQ có thể kể đến là các thuốc điều trị tim mạch, huyết áp nhóm chẹn β-adrenergic, chẹn kênh -4- calci hoặc ức chế men chuyển như ATN, propranolol, diltiazem, amlodipin và verapamil [153], [167], [178], [189]. Dạng đồng phân tả tuyền của ATN có tác dụng dược lý gấp khoảng 40–100 lần so với dạng ATN hữu tuyền, S-amlodipin có tác dụng gấp khoảng 2 lần R-amlodipin và có ít tác dụng phụ hơn [153]. Sự khác nhau về tác dụng dược lý, dược lực học, DĐH, độc tính… của các ĐPĐQ trên cơ thể sống có thể được giải thích bởi mô hình tương tác ba điểm của EassonStedman – Hình 1.1 [85]. Hình 1.1. Mô hình Easson-Stedman Trong mô hình, ĐPĐQ có hoạt tính (bên trái) sẽ gắn với thụ thể (receptor) ở cả ba vị trí tương ứng tạo thành các cặp liên kết Aa, Bb, Cc trong khi đó ĐPĐQ còn lại do vị trí trong không gian của các nhóm chức không phù hợp với cấu trúc không gian của thụ thể nên không thể tạo thành đủ cả ba cặp liên kết cần thiết với thụ thể, vì vậy không gây ra các hoạt tính sinh học trên cơ thể sống [54], [85], [88]. Môi trường cơ thể sống tồn tại nhiều yếu tố, tác nhân bất đối xứng như là các enzym, protein, receptor... nên cơ thể sống có tính chọn lọc đối quang cao, cơ thể sống tương tác với mỗi ĐPĐQ của một thuốc racemic theo cách khác nhau. Do vậy, các ĐPĐQ có tác dụng sinh học trên cơ thể sống khác nhau. 1.1.1.3. Tầm quan trọng của việc phân tích các đồng phân đối quang Trước những năm 1990, việc phân tích ĐPĐQ là một vấn đề khá khó khăn, các phương pháp tổng hợp và phân tách chưa phát triển nhiều do vậy việc nghiên cứu về các ĐPĐQ còn hạn chế. Một thảm họa y học liên quan đến ĐPĐQ xảy ra vào những -5- năm 50 – 60 của thế kỷ 20 đã được ghi nhận trong lịch sử y văn thế giới. Hàng nghìn thai phụ sử dụng thuốc thalidomid dạng racemic để điều trị những triệu chứng như chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ đã sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các chi (hội chứng phocomelia). Các nghiên cứu chuyên sâu thực hiện sau thảm họa cho thấy, đồng phân S-thalidomid trong thuốc racemic ức chế miễn dịch, gây độc đối với tế bào và là nguyên nhân gây ra hội chứng phocomelia [132]. Mặc dù vậy, số lượng các thuốc chứa dược chất đối quang (thuốc đối quang) vẫn không ngừng gia tăng qua các năm. Sự chuyển dịch các thuốc đối quang từ dạng racemic sang các thuốc chỉ chứa một ĐPĐQ cũng như sự phát triển các thuốc mới chứa dược chất có cấu trúc bất đối với một dạng ĐPĐQ duy nhất vẫn là xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành dược trong những năm gần đây [88], [160], [168], [192]. Hiện nay, để theo kịp sự phát triển của các thuốc đối quang, nhiều nước và tổ chức quốc tế đã ban hành các quy chế, hướng dẫn nghiên cứu phát triển và quản lý chất lượng thuốc chứa dược chất có tính đối quang [34], [65], [89], [91], [182]. Theo quy định, có thể nghiên cứu phát triển và đăng ký lưu hành thuốc đối quang ở dạng racemic trong trường hợp không có hoặc chỉ có sự khác biệt nhỏ về tác dụng dược lý, độc tính giữa các đồng phân. Nếu tác dụng dược lý chính, chỉ do một đồng phân đem lại nên xem xét phát nghiên cứu triển thuốc chỉ chứa một ĐPĐQ thay cho thuốc racemic để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Trường hợp, độc tính do một đồng phân gây ra, cần thiết phải phát triển thuốc chỉ với một ĐPĐQ duy nhất để đảm bảo an toàn cho các chỉ định trên lâm sàng [65], [89], [182]. Các phương pháp phân tích phân biệt ĐPĐQ thích hợp phải được sử dụng trong nghiên cứu phát triển cũng như quản lý chất lượng các thuốc đối quang. Chỉ những trường hợp, khi chứng minh được việc chuyển đổi giữa các ĐPĐQ không xảy ra thì mới có thể không cần thiết phải sử dụng phương pháp phân tích phân biệt ĐPĐQ [67], [94]. Đối với các thuốc chứa một ĐPĐQ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phải quy định mức giới hạn tạp ĐPĐQ hoặc chỉ tiêu tinh khiết đối quang (enantiomeric purity) cùng với phương pháp phân tích phân biệt ĐPĐQ phù hợp. Phương pháp phân tích xác định giới hạn tạp chất đối quang hoặc tinh khiết đối quang phải có khả năng đánh giá tính toàn vẹn về lập thể của hoạt chất và sản phẩm thuốc đồng thời phải có độ nhạy phù hợp với giới hạn phát hiện tạp chất đối quang. Tùy theo từng hoạt chất mà giới hạn tạp đối quang có thể chấp nhận từ 0,1% đến không quá 2,0% [92], [93], [130], [186]. Kể từ năm 2004, khi lần đầu tiên Dược -6-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng