Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai g...

Tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai giai đoạn 2012 2015

.PDF
110
44
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- VŨ VĂN THUẤN NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên – 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- VŨ VĂN THUẤN NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Vũ Văn Thuấn ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Trung tâm quan trắc môi trường Lào Cai, UBND thành phố Lào Cai và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Văn Thuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3 3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4 1.1.1. Cơ sở lí luận ...............................................................................................4 1.1.2. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................10 1.2. Thực trạng môi trường trên Thế giới và Việt Nam ........................................11 1.2.1. Thực trạng môi trường trên Thế giới .......................................................11 1.2.2. Thực trạng môi trường tại Việt Nam .......................................................14 1.3. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam .........15 1.3.1. Những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới ........................15 1.3.2. Những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ..........................21 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................24 2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24 iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................24 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Lào Cai ảnh hưởng đến môi trường .................................................................................................................24 2.3.2. Diễn biến môi trường thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 – 2015 ...........24 2.3.3. Đánh giá của người dân về môi trường TP. Lào Cai giai đoạn 2012 – 2015....... 24 2.3.4. Đề xuất các giải pháp về phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường..24 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................25 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................25 2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp .........................................25 2.4.3. Phương pháp so sánh - tổng hợp và xử lý số liệu ....................................31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 32 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến môi trường thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai....................................................................................................32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................35 3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến môi trường của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai..................................................................................38 3.2. Diễn biến môi trường tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 – 2015 .............43 3.2.1. Diễn biến môi trường đất tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 – 2015 43 3.2.2. Diễn biến môi trường nước tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 – 2015 .... 50 3.2.3. Diễn biến môi trường không khí tại TP. Lào Cai giai đoạn 2012 – 2015....... 69 3.3. Đánh giá của người dân về môi trường thành phố Lào Cai ...........................76 3.3.1. Đánh giá của người dân về môi trường đất thành phố Lào Cai...............76 3.3.2. Đánh giá của người dân về môi trường nước thành phố Lào Cai ...........78 3.3.3. Đánh giá của người dân về môi trường không khí thành phố Lào Cai ...79 3.3.4. Đánh giá của người dân về tình hình công tác quản lý môi trường trên địa bàn .......................................................................................................80 3.3.5. Đánh giá của người dân về tình hình công tác thu gom rác trên địa bàn thành phố Lào Cai ..............................................................................................81 3.4. Đề xuất các giải pháp về phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường ........82 3.4.1. Các giải pháp về kỹ thuật – công nghệ ....................................................82 v 3.4.2. Các giải pháp sử dụng công cụ kinh tế ....................................................83 3.4.3. Các giải pháp về chính sách BVMT ........................................................83 3.4.4. Các giải pháp về tăng cường ý thức bảo vệ môi trường ..........................83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 84 1. Kết luận .............................................................................................................84 2. Kiến nghị ...........................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 86 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên và môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BVMT : Bảo vệ môi trường COD : Nhu cầu oxi hóa học DO : Oxi hòa tan KCN : Khu công nghiệp KDC : Khu dân cư KLN : Kim loại nặng KPH : Không phát hiện QCCP : Quy chuẩn cho phép QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BTNMT : Quyết định-Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ-TTg : Quyết định thủ tướng QL : Quốc lộ TC : Tiêu chuẩn TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TN&MT : Tài Nguyên và Môi trường TM : Thương mại TP : Thành phố TSS : Tổng chất rắn lơ lửng UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức y tế thế giới XLNT : Xử lý nước thải vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường đất, nước, không khí ............ 28 Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí .....29 Bảng 3.1. Tổng lượng nước thải tại các KCN, thương mại trên địa bàn thành phố 40 Bảng 3.2: Diễn biến hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 ...........................................................44 Bảng 3.3: Chỉ số pH, COD trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.....................................................................................50 Bảng 3.4: Chỉ số BOD5 và TSS trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015..............................................................................54 Bảng 3.5: Chỉ số As và Pb trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.....................................................................................58 Bảng 3.6: Chỉ số Zn và Fe trong môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.....................................................................................61 Bảng 3.7: Chỉ số pH, COD trong môi trường nước ngầm của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015..............................................................................63 Bảng 3.8: Chỉ số As, Pb, Fe trong môi trường nước ngầm của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015..............................................................................66 Bảng 3.9: Chỉ số Tiếng ồn, Bụi trong môi trường không khí của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015..............................................................................69 Bảng 3.10: Chỉ số SO2, NO2, CO trong môi trường không khí của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.......................................................................73 Bảng 3.11. Đánh giá người dân về môi trường .........................................................76 Bảng 3.12. Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm đất theo ý kiến của người dân .......77 Bảng 3.13. Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước theo ý kiến của người dân .................................................................................................78 Bảng 3.14. Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm không khí theo ý kiến người dân .........79 Bảng 3.15. Công tác thu gom rác trên địa bàn thành phố Lào Cai ...........................81 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Lào Cai ......................................................32 Hình 3.2: Biểu đồ hàm lượng As trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.....................................................................................45 Hình 3.3: Biểu đồ hàm lượng Pb trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.....................................................................................46 Hình 3.4: Biểu đồ hàm lượng Zn trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.....................................................................................48 Hình 3.5: Biểu đồ hàm lượng pH trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 ..............................................................................51 Hình 3.6: Biểu đồ hàm lượng COD trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2015.......................................................................52 Hình 3.7: Biểu đồ hàm lượng BOD5 trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .........................................................................55 Hình 3.8: Biểu đồ hàm lượng TSS trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 .......................................................................56 Hình 3.9: Biểu đồ hàm lượng Asen trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .........................................................................58 Hình 3.10: Biểu đồ hàm lượng chì trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .........................................................................59 Hình 3.11: Biểu đồ hàm lượng kẽm trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .........................................................................61 Hình 3.12: Biểu đồ hàm lượng sắt trong môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .........................................................................62 Hình 3.13: Biểu đồ hàm lượng pH trong môi trường nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 ...........................................................64 Hình 3.14: Biểu đồ hàm lượng COD trong môi trường nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .............................................................65 Hình 3.15: Biểu đồ hàm lượng Asen trong môi trường nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .............................................................66 ix Hình 3.16: Biểu đồ hàm lượng Chì trong môi trường nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .............................................................67 Hình 3.17: Biểu đồ hàm lượng sắt trong môi trường nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 .............................................................68 Hình 3.18: Biểu đồ tiếng ồn trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 .....................................................................................70 Hình 3.19: Biểu đồ nồng độ bụi trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 .............................................................................71 Hình 3.20: Biểu đồ nồng độ SO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 ......................................................................73 Hình 3.21: Biểu đồ nồng độ NO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 ......................................................................74 Hình 3.22: Biểu đồ nồng độ CO trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2015 ......................................................................75 Hình 3.23: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Thành Phố Lào Cai ..................................................................................79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong bối cảnh chung của thế giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, môi trường đang chịu nhiều sức ép từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng và bị ô nhiễm. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nhưng chất lượng môi trường vẫn đang bị suy giảm khá nghiêm trọng. Trong đó chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế lớn phía Bắc đang là một trong những vấn đề được quan tâm. Thành phố Lào Cai là một thành phố biên giới phía Bắc, một đô thị loại 2, của tỉnh Lào Cai. Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Thành phố có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc; Thành phố giáp các huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa cùng của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc thành phố giáp huyện Hà Khẩu châu tự trị dân tộc Hani và Yi Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; Thành phố Lào Cai gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là 12 phường: phường Lào Cai, Phố Mới, Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Pom Hán, Bắc Lệnh, Thống Nhất, Xuân Tăng, Bắc Cường, Nam Cường, phường Bình Minh và 5 xã: xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành. Thành phố Lào Cai có 2 con sông chảy qua: sông Nậm Thi chảy quanh phía Bắc tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc, nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phố. Sông Nậm Thi hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc; Sông Hồng sau khi được sông Nậm Thi hợp lưu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Thành phố Lào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng, các cây cầu Cốc Lếu, Phố Mới,Giang Đông... bắc qua sông nối 2 hai phần của thành phố. Từ thành phố lên thị trấn du lịch Sa Pa theo Quốc lộ 4D chỉ chừng 35 km. Với đặc thù là một thành phố biên giới, có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai nơi giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, là điểm chiến lược trong hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và khu mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc; là thượng nguồn của 2 con sông đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, nên vấn đề môi trường của Lào Cai rất nhạy cảm, mang tính liên Quốc gia. Trong những năm qua, Lào Cai đang từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế; song cũng phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nhất là vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới đặc biệt thể hiện qua sự suy giảm về lưu lượng và chất lượng nước trên sông Hồng trong thời gian gần đây. Kết hợp với một thành phố đang trên đà hội nhập và phát triển kinh tế, với các khu vực dân cư; khu, cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động du lịch dần dần hoàn thiện và đi vào hoạt động, được nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước quan tâm cùng với những cơ hội đó là các khu đô thị, trung tâm thương mại được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng đã gây tác động tiêu cực, diễn biến môi trường xảy ra phức tạp, nguy cơ ô nhiễm rất cao, làm suy giảm chất lượng môi trường, dẫn đến môi trường sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra vấn đề ô nhiễm sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý môi trường. Do vậy nếu không được quan tâm theo dõi chặt chẽ, thường xuyên và có giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời thì tác hại đối với môi trường thành phố Lào Cai sẽ rất lớn. Điều này đã được chứng minh từ thực tế hiện trạng môi trường thành phố Lào Cai. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2015”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất, nước và không khí tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 - 2015 và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường trong thời gian tới. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước và không khí thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 - 2015. - Đánh giá của người dân về môi trường thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 - 2015 - Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế diễn biến môi trường dưới tác động của thành phố trong giai đoạn hiện nay. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ được những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng và những biến đổi của môi trường. Từ đó góp phần hoàn thiện về phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế trong xu thế phát triển bền vững. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường của phát triển kinh tế xã hội thành phố Lào Cai và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm trong quá trình phát triển, góp phần nâng cao đời sống người dân thành phố Lào Cai, BVMT nhằm mục đích phát triển thành phố Lào Cai theo hướng bền vững. Đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nhằm kiểm soát và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [11]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [11]. - Khái niệm Quan trắc môi trường: Là quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá đựơc diễn biến chất lựơng môi trường nước [8]. - Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [11]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [11]. 5 1.1.1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường * Ô nhiễm môi trường đất Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người... Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Đất cùng với con người đồng hành qua các thời kì công nghiệp khác nhau từ nền nông nghiệp sơ khai đến nền nông nghiệp hiện đại như ngày nay. Tuy nhiên con người lại có những tác động xấu đến môi trường như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều. Tuy nhiên trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thường có sẵn kim loại nặng và chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô nhiễm [9]. Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiêp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả… ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm [19]. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người là thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật sống trên cạn. Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất theo nước mưa [7]. * Ô nhiễm môi trường nước Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển. Nước đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. Thế nhưng, tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về 6 tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất [1]. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được, kết quả là làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đó là sự cố tràn dầu, ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải, nước thải công nghiệp được thải ra các con sông mà chưa qua khâu xử lý đúng mức, các loại phân bón háo học và thuốc trừ sâu từ các khu dân cư sống ven sông [6]. * Ô nhiễm môi trường không khí “Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hydro, Ozôn, hơi nước... Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói đến cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về tác động của ô nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ vật liệu (Katyal và Satake, 1989) [5]. Năm 1961 – 1967 ở Yokaichi (Nhật) môi trường không khí bị ô nhiễm do khí thải (chủ yếu từ SO2) từ các liên hiệp hóa dầu đã làm cho hàng ngàn người chết và nhiễm nhiều loại bệnh [5]. Tháng 12 năm 1930: Thung lũng sông Meuse (Bỉ) bị bao trùm bởi màn sương mù do khói thải công nghiệp dẫn đến hàng ngàn người bị nhiễm độc đường hô hấp và 600 người bị chết [5]. Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có thể tác động 7 rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân cư, từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới khu vực khác. Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này [21]. Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời, cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng [17]. “Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí” [17]. * Ô nhiễm chất thải rắn Nếu tính bình quân mỗi ngày một, một người thải ra môi trường 0,5kg chất thải sinh hoạt (rác thải), trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải ra 3 triệu tấn và 1 năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác thải. Với số lượng chất thải hàng ngày lớn như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn mà phạm vi hoạt động của các công ty này có tầm cỡ quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ có công ty Waste Management Inc, đi đầu trong xử lý chất thải. Ở Anh có công ty Attwood PLC, Biffa (BET). Ở Pháp có công ty Cie Lyonasedes Eaxux, Cie Generaldes Eaux,… [10]. Chât thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong khu vực đô thị mà không đòi hỏ được bồi thường cho sự vứt bỏ đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu [14]. 8 * Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm phóng xạ là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy. Sự ô nhiễm phóng xạ cũng được sử dụng ít chính thức để chỉ một số lượng, cụ thể là các hoạt động phóng xạ trên một bề mặt (hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt) [18]. Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân kho, vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lượng phóng xạ vào nguồn nước. Bởi vì, trong không khí các tia phóng xạ chỉ có một không gian tác động rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong nước, nó có thể đi xa hơn và gây độc cho những vùng lân cận, không những thế ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sự tích tụ phóng xạ trong nước ngày càng lớn hơn. Vì vậy, khi Hiroshima và Chernobyl bị ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ hạt nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do nguồn nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ [18]. Sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chất phóng xạ rất nguy hiểm. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm do các chất phóng xạ không bị tiêu hủy hay không bị vô hiệu hóa bởi con người, mà nó tự phân hủy theo thời gian, do đó không thể loại trừ chất phóng xạ khi bị ô nhiễm. Chất phóng xạ là một dạng năng lượng tự nhiên có trong đất, từ ánh sáng mặt trời và các tia vũ trụ, ngoài ra còn xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chuẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò…. Bởi vậy, chúng ta đều có thể tiếp xúc, ăn uống, hít thở phải chất phóng xạ. 9 Các chất phóng xạ nhân tạo đã đem lại nhiều lợi ích trong chuẩn đoán, điều trị bệnh cũng như hàng loạt kỹ thuật trong khoa học, nghiên cứu sinh học, nông nghiệp và công nghiệp. Tia X dùng để soi hành lý tại sân bay, kiểm tra các khuyết tật mối hàn và các vết hàn hoặc các vết nứt trong công trình xây dựng… Bức xạ mạnh được sử dụng thành công trong việc phát triển 1.500 giống cây lương thực và cây trồng cho sản lượng cao, chống chịu tốt hơn với điều kiện thiên nhiên và sâu bệnh [18]. * Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ thuộc từng người mà có cảm nhậntiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau [21]. Tác động của tiếng ồn, tai người có thể nghe được âm thanh từ 0 – 180dBA. Ngưỡng chói tai khoảng 140dBA. Tiếng nói chuyện bình thường khoảng 30 – 60dBA. Tiêu chuẩn tiếng ồn trên các khu vực khác nhau thì khác nhau: bệnh viện, nhà của người già (<35dB vào ban đêm và nhỏ hơn 45dB vào ban ngày), nhưng đối với khu dân cư (<45dB vào ban đêm, <55dB vào ban ngày), khu thương mại (trung bình 60dB)… Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn: quấy rầy giấc ngủ, ảnh hưởng tới thính giác, tác động xấu tới tinh thần và hiệu quả làm việc của con người [21]. Theo Viện Quốc gia sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa kỳ, công nhân tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn người làm việc nơi yên tĩnh. * Ô nhiễm nhiệt Mọi sự hoạt động của con người trên Trái đất đều sản sinh ra nhiệt nhưng nguồn gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình thiêu đốt nhiên liệu như than đá, dầu khí trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất chế tạo vật liệu và cấu kiện xây dựng… Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình sản xuất có thể trực tiếp phát tán vào không khí hoặc gián tiếp thông qua nước làm nguội hay không khí làm nguội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng