Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, ph...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen

.PDF
44
1
130

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN KEOMANIVONG SOMVANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ CHUA ĐEN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh học Phú Thọ, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN KEOMANIVONG SOMVANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ CHUA ĐEN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh học Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Mận Phú Thọ, năm 2020 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn Th.S Lê Thị Mận đã hướng dẫn tận tình, quan tâm và động viên em hoàn thành tốt khóa luận. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy (cô) trong Bộ môn Sinh học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp đỡ để em thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, ngày… tháng…. năm 2020 Sinh viên Keomanivong Somvang i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Việt Trì, ngày…. tháng…. năm 2020 Sinh viên Keomanivong Somvang ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 1 2.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 1 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 2 3. Mục tiêu............................................................................................................. 2 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3 1.1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua ..... 3 1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua ...................................................... 3 1.1.2.Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: ................................................................ 5 1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ........................................................................... 8 1.3. Giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng của cây cà chua .................................... 10 1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của cây cà chua ........................................................... 10 1.3.2. Giá trị sử dụng của cây cà chua ................................................................ 12 1.3.3.Giá trị kinh tế của cây cà chua ................................................................... 12 1.4.Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam .................................. 14 1.4.1.Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới .................................................... 14 1.4.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam .................................................... 15 1.5. Cà chua đen .................................................................................................. 17 1.6. Phân hữu cơ vi sinh ...................................................................................... 18 1.7. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển của cây trồng ....................................................................................... 20 1.7.1. Ngoài nước ................................................................................................ 20 iii 1.7.2 Trong nước ................................................................................................. 21 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 24 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 24 2.2 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 24 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 25 2.3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu..................................................... 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC ..................................... 27 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ............................ 27 3.2. Các đặc điểm hình thái cấu trúc cây ................................................................. 28 3.2.1. Cấu trúc cây ............................................................................................... 28 3.2.2. Hình thái lá ................................................................................................ 29 3.3. Đánh giá tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng ...... 31 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 33 1. Kết luận ........................................................................................................... 33 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34 iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cà chua đen 27 Bảng 3.2. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của cây cà chua đen 28 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái lá 30 Bảng 3.4. Tình hình nhiễm một số loại bệnh hại chính 31 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Sự phát triển của nền công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số đã làm diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần, bên cạnh đó dân số tăng nhanh đã đẩy mạnh nhu cầu về lương thực, thực phẩm đặc biệt là nhu cầu về rau sạch. Hiện nay, chất lượng rau xanh bị ảnh hưởng do nhiễm kim loại nặng, NO-3, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng... Vì vậy, nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác nói chung và diện tích rau sạch nói riêng là vấn đề đang được xã hội quan tâm hàng đầu. Quả cà chua (Solanum lycopersicum) là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong quả cà chua có nhiều nước, giàu các loại vitamin và khoáng, đặc biệt là kali, giàu carotenoid và lycopen (Canene-Adams et al., 2005; Frusciante et al., 2007; Preedy, 2010). Vì vậy cây cà chua được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, với khoảng 122 triệu tấn tiêu thụ trên toàn thế giới (FAOSTAT, 2005). Gần đây, một số giống cà chua đen (tím) đã được tạo ra bằng nhiều phương pháp khác nhau, giàu anthocyanin, là nguồn thực phẩm tốt cho con người (Gonzali et al., 2009; Myers, 2012). Để tăng năng suất, chất lượng nông sản, ngoài biện pháp giống, các biện pháp canh tác (dinh dưỡng, chăm sóc) đang được sử dụng phổ biến. Trong đó bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh là một trong những giải pháp đa dạng được chú trọng. Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây cà chua đen”. 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học góp phần hoàn thiện quy trình trồng cà chua đen trong điều kiện khí hậu Phú Thọ. Đồng 1 thời kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học, nông - lâm nghiệp. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài được thực hiện góp phần đẩy mạnh hướng sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh theo hướng trong trồng rau an toàn còn nhiều tiềm năng ở nước ta. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tiền đề để mở rộng việc trồng, sử dụng và kinh doanh cà chua đen ở Phú Thọ và các tỉnh lân cận. 3. Mục tiêu Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây cà chua đen. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua 1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller Giới: Plant Bộ: Solanales Họ: Solanaceae Phân họ: Solanoideae Tông: Solaneae Chi: Solanum Loài: Solanum lycopersicum Nguồn gốc: Nam Mỹ Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa phát triển mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus,... khó phòng trị. Ngoài ra mùa hè vùng nhiệt đới làm cà kém đậu trái vì nhiệt độ cao nên hạt phấn bị chết (bất thụ). Mô tả sơ bộ cây cà chua: Hệ Rễ: Rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất. Rễ phục cấp 2 phân bố dày đặc trong đất ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. Khả năng tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh. Cây cà chua còn có khả năng ra rễ bất định, loại rễ này tập trung nhiều nhất ở đoạn thân 3 dưới hai lá mầm. Trong quá trình sinh trưởng hệ rễ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường như nhiệt độ đất và độ ẩm đất. Ở nhiệt độ đất 10 - 20oC rễ phụ phát triển mạnh, khi nhiệt độ xuống thấp 14 - 16oC sự phát triển của hệ rễ chậm lại 15 - 20 ngày. Nhiệt độ cao trên 35oC rễ cà chua phát triển có thể bị trở ngại và có thể chết. Rễ cà chua tương đối chịu hạn, nhưng hệ rễ sinh trưởng tốt ở điều kiện đất có sức giữ ẩm đồng ruộng khoảng 70 - 80% (Tạ Thu Cúc, 2003). Thân: Thân cây cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ) và chất dinh dưỡng,...Ở thời kỳ cây con, thân tròn có màu tím nhạt, có lông tơ phủ dày, thân giòn, dễ gãy, dễ bị tổn thương. Khi trưởng thành cây có màu xanh nhạt hơi tối, thường có tiết diện đa giác, cây cứng, phần gốc hóa gỗ. Đặc điểm thân cà chua phát triển theo kiểu lưỡng phân, các chùm hoa sinh ra trên thân chính và các cành, các cành phát triển mạnh ở nách lá, đặc biệt trong điều kiện thích hợp và ẩm độ không khí cao. Lá: Lá cà chua thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3 - 4 đôi lá chét. Ở giữa đôi lá chét còn có lá giữa trên gốc lá chét có những phiến lá nhỏ gọi lá lá bên. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá trên cây ít, khi lá bị bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất quả. Số lá là đặc tính di truyền của giống, nhưng quá trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Để hình thành 10 lá đầu sau khi trồng cần nhiệt độ trung bình trên 13oC, khi hình thành 20 lá cần nhiệt độ trung bình ngày đêm là 24oC, nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC thời gian xuất hiện lá mới sẽ chậm lại. Hoa:Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh. Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, do đặc điểm cấu tạo của hoa. Các bao phấn bao quanh nhụy, thông thường vị trí của nhụy thấp hơn nhị. Núm nhụy thường thành thục sớm hơn phấn hoa. Hoa cà chua nhỏ, màu sắc không sặc sỡ, không có mùi thơm nên không hấp dẫn côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn chéo cao hay thấp phụ thuộc vào cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng. Hoa cà chua mọc thành chùm, hoa đính vào chùm bởi cuống ngắn. Quá trình phân hóa mầm hoa chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nhiệt độ, 4 ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc. Thời kỳ ra hoa cà chua rất mẫn cảm với nhiệt độ. Điều kiện cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa là nhiệt độ ban ngày từ 20 - 25oC, nhiệt độ ban đêm 15oC, độ ẩm đất từ 65 - 70%, độ ẩm không khí là 55 - 65%, cường độ ánh sáng tối thiểu 4000 lux. Khi nhiệt độ 20oC thì hoa to, tỷ lệ đậu quả cao. Quá trình phát triển hạt phấn chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhiệt độ, khi nhiệt độ thấp dưới 15 oC và nhiệt độ cao trên 35oC hạt phấn phát triển không bình thường, gây ra hiện tượng thụ phấn không đầy đủ. Bầu phát triển không bình thường gây hiện tượng quả bị dị hình. Hạt phấn không nảy mầm khi nhiệt độ thấp dưới 10oC và cao trên 35oC. Quả: Quả cà chua thuộc loại quả mọng, quả cà chua cấu tạo từ 2 ngăn đến nhiều ngăn. Hầu hết các giống trồng trọt, loại quả trung bình trở lên có 3 ngăn. Số lượng quả trên cây là đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Số quả trên cây của loài cà chua trồng trọt thay đổi rất lớn từ 4 -5 quả đến vài chục quả. Hình dạng quả thay đổi giữa các loài và ngay cả trong loài với các dạng quả chủ yếu là tròn, tròn bẹt, ô van, quả lê, quả anh đào. 1.1.2.Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Thích hợp từ 21-24oC, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5oC thì cây cho nhiều hoa. Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000-3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém. Yêu cầu nước của cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng. 5 Đất và dinh dưỡng: Cà chua yêu cầu chế độ luân canh và luân phiên rất nghiêm ngặt, không được trồng cà chua trên loại đất mà vụ trước có trồng cây họ cà, nhất là khoai tây. * Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất có cấu tượng nhẹ, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt (Đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất bazan,…), pH từ 5,5-7,5, thích hợp nhất từ 6-6,5. Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh vì vậy cần cung cấp đẩy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả. Trong các chất dinh dưỡng, cà chua sử dụng nhiều nhất là kali, đạm lân và canxi. Muốn bón phân thích hợp cho cà chua cần chú ý độ phì của đất và tình trạng cây. Tỉ lệ bón các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào tuổi cây, giống và điều kiện trồng. Ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đến cà chua Nguyên tố N Triệu chứng thiếu hụt Triệu chứng nhiễm độc Lá xanh xám, rễ ốm, lá nhỏ với những Thân và lá tăng trưởng lá tía đưới có màu vàng, trái nhỏ chồi quá lớn, lá có màu xanh rất đậm. hoa rụng. P Tán lá có màu xanh đen với những lá Không có dấu hiệu dưới có màu tía, cây còi cọc, thân cứng, hệ thống rễ nghèo nàn, sự thiếu hụt thể hiện đầu điên ở lá trưởng thành, lá rụng sớm, quá trình tạo quả có thể bị ngừng lại. K Biểu hiện như lá bị cháy, lá cuộn lại và Ảnh hưởng đến hoạt thường bị rụng, sinh trưởng hạn chế, động của các nguyên tố quả chín không đều, thân mềm. Mg khác. Màu vàng ở giữa các vân với các vân Lá lớn có màu sáng. vẫn có màu xanh , mép lá xoắn lại, hình 6 thành quả giảm nếu thiếu nghiêm trọng. Fe Lá non bị bệnh vàng lá, triệu chứng lan Không có dấu hiệu. dần đến những lá già hơn, sinh trưởng kém, hoa rụng. Mn Xuất hiện những đốm vàng trên lá, Sinh trưởng chậm và bệnh vàng lá ít nghiêm trọng hơn so thân nhỏ. với thiếu Fe, lá có mạng rất ít hoa được hình thành. S Vàng lá, gân lá có màu sáng hơn những Giam kích thước và tăng vùng xung quanh, những lá trên bị trưởng của lá. quăn xuống. Ca Lá non bị quăn lại, cuối cùng chết ở Không có dấu hiệu. phía lưng từ đầu nhọn và mép lá, xuất hiện những điểm chết cuối cùng bị thối rữa, thân dày và hóa gỗ, rễ phát triển kém. Bo Lá non có màu xanh sáng, cuống chết Sự chết hoại tăng lên bắt từ phía lưng, lá trên nhỏ và xoắn vào đầu từ trên đỉnh và dịch trong, thân nứt nẻ và những vùng hóa chuyển dần vào phía libe phát triển, trái có màu tối và khô. Zn Lá có kích thước nhỏ, mép lá bị vặn, Xuất hiện bệnh vàng lá, cuống hoa có lóng ngắn. Cu Mo CI Na trong. thân nhỏ và chậm phát triển. Lá non bị héo với những chấm và dấu Sinh trưởng chậm. hiệu của bệnh vàng lá, rất ít hoa được tạo thành. Lá bị xoắn lên, những lốm đốm ở trong Lá chuyển sang vàng. gân lá phát triển đầu tên ở những lá già, lá bị khô hoặc cháy xém. Không có dấu hiệu. Nghiêm trọng thì lá cháy, mép lá bị tưa như những mô chết bị rời ra. Không có dấu hiệu. Ngăn cản sự hấp thu K. 7 1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Giống: Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường để chọn giống. Hiện nay, các giống được trồng phổ biến, thường có hình thức quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có khả năng kháng bệnh tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn Chiều Đường Độ tuổi Số lá Giống cao cây kính cổ (ngày) thật (cm) rễ (mm) Cà chua 22-25 12 - 15 2,5-3,5 5-6 Cà chua ghép 30-35 12 - 15 2,5-3,5 5-6 Tìnhtrạng cây Cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không biểu hiện nhiễm sâu bệnh Cây khoẻ mạnh, không dị hình, vết ghép liền da, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh * Làm đất: Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy…(không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng. Mùa khô lên luống 15-20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi. Mùa mưa lên luống 25-30cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 90cm, trồng hàng đơn. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp: Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng hàng đơn, màng khổ 1,4m trồng hàng đôi. Khi phủ mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống. 8 - Lên luống cao 15-20cm tùy mùa, mặt luống phải làm bằng phẳng để tăng độ bền màng phủ. - Bón phân lót: Liều lượng như phần phân bón, cách bón phân, trường hợp bón thúc, đục thêm lỗ gần với gốc cây và sau đó rãi phân vào lỗ đã đục thêm. - Xử lý mầm bệnh: Phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng và các sâu hại trong đất trước khi đậy màng phủ. - Đậy màng phủ: Kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây kẽm bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10cm ghim sâu xuống đất (dây kẽm sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạt ghim mé liếp. * Kĩ thuật trồng chăm sóc. - Kỹ thuật trồng: Trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng không nén đất quá chặt. Sau khi trồng phải tưới nước ngay để giữ ẩm, dự phòng 5% cây con đúng tuổi để dặm, trồng ra ruộng (trồng giữa các cây trên hàng), để tiện cho việc bứng dặm sau này. + Mùa khô trồng hàng đôi: hàng x hàng 70cm, cây x cây 50cm theo kiểu nanh sấu. Mật độ: 27.000 cây/ha. + Mùa mưa: Trồng hàng đơn hàng x hàng 1-1,2m, cây x cây 50-60cm, mật độ 18.000-20.000 cây/ha. Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết. - Làm cỏ: Cần phải có biện pháp phòng trừ cỏ dại sớm và duy trì cho đến khi cây cà chua có thể cạnh tranh hiệu quả với cỏ dại. Phải phòng trừ cỏ dại trước khi ra hoa. Phòng trừ cỏ dại thông qua các biện pháp như: + Biện pháp cơ giới: Nhổ bỏ cỏ bằng tay, bằng cuốc hoặc máy cắt cỏ. + Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc diệt cỏ trước nảy mầm. Lựa chọn thuốc diệt cỏ phù hợp không gây tổn thương đến sự phát triển của cây. 9 - Tưới nước: Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1-2 lần/ngày, sau đó tùy điều kiện thời tiết và độ ẩm đất tưới để tưới, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60-70%; Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%. Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu. - Vun xới: Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém. Loại bỏ cây bệnh, quả bệnh, sâu… mùa mưa tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển vàng để vườn được thông thoáng. Gom lá bệnh tiêu hủy xa vườn trồng hoặc gom tập trung để ủ làm phân hữu cơ. - Làm giàn: Khi cây cao 40-60cm làm giàn để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. - Tỉa chồi: Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3-5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương. - Tỉa lá: Tỉa bớt lá chân, lá già của cây đã chuyển sang màu vàng để vườn thông thoáng, nhất là những vườn rậm rạp, dễ gây nhiễm bệnh trong mùa mưa. Tuy nhiên, mùa khô cần để lá chân để che bớt nắng tránh bị rám quả. - Tỉa quả: Mỗi chùm quả chỉ để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả tạo cho quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao. - Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp. 1.3. Giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng của cây cà chua 1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của cây cà chua Nhiều nghiên cứu và phân tích thành phần hóa học đã xếp cà chua vào nhóm rau quả dinh dưỡng. Trong quả cà chua chín có chứa nhiều đường (glucoza, fructoza, saccaroza), các vitamin (A, B1, B2, C), các axít hữu cơ (xitric, malic, galacturonic...) và các khoáng chất quan trọng: Ca, Fe, Mg..... 10 Thành phần hoá học của 100 g cà chua TT Thành phần Đơn vị tính Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên 1 Nước Gram 93,76 93,9 2 Năng lượng Kcal 21 17 3 Chất béo Gram 0,33 0,06 4 Protein Gram 0,85 0,76 5 Carbonhydrates Gram 4,46 4,23 6 Chất xơ Gram 1,10 0,40 7 Kali Gram 223 220 8 Photpho Mg 24 19 9 Magie Mg 11 11 10 Canxi Mg 5 9 11 Vitamin Mg 19 18,3 12 Vitamin A IU 623 556 13 Vitamin E Mg 0,38 0,91 14 Niacin Mg 0,628 0,67 Nguồn: USDA Nutrient Data Base [48] Phân tích thành phần hóa học của 100 mẫu giống cà chua ở đồng bằng Sông Hồng, kết quả: chất khô chiếm 4,3 - 6,4%; đường tổng số 2,6 - 3,5%; hàm lượng chất tan 3,4 - 6,2%; axít tổng số 0,22 - 0,72%; vitaminC: 17,1 - 38,81% (Tạ Thu Cúc, 2011). Điểm quý của cà chua là rất giàu caroten và khả năng dễ hấp thu đối với người sử dụng ở mọi lứa tuổi. Và đặc biệt trong quá trình nấu vitamin C hao hụt rất ít. Có thể sử dụng cà chua dưới dạng ăn tươi, nấu chín hay đã qua chế biến côn nghiệp. Ở Việt Nam có khoảng 15 món ăn phổ biến được nấu với cà chua hoặc dùng cà chua như là đồ gia vị. Chính vì giá trị của cà chua phong phú như vậy nên nhu cầu tiêu thụ cà chua ngày càng lớn hơn. 11 1.3.2. Giá trị sử dụng của cây cà chua Cà chua là cây rau ăn quả đa dụng: - Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn salat, sào nấu, nấu sốt vang và cũng có thế chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép. Ngoài ra, có thể chiết tách hạt cà chua để lấy dầu. - Bên cạnh đó, cà chua có giá trị trong y học. Theo Quách Tấn Vinh (2005), cà chua có vị ngọt tính mát có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có dư axit, hòa tan ure, thải ure, điều hòa bài tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng loại bột và tinh bột. Dùng ngoài để chữa bệnh trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá để điều trị vết đốt của sâu bọ. Chất tomarin chiết xuất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh hại cây trồng. Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư axít, hoà tan urê, thải urê, điều hoà bài tiết, giúp tiêu hoá dễ dàng các loại bột và tinh bột (Võ Văn Chi, 1997). 1.3.3.Giá trị kinh tế của cây cà chua Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu chính của nhiều nước. Chính vì như vậy, cà chua được trồng với diện tích lớn hơn nhiều so với các loại rau khác. Theo số liệu của FAO, năm 2018, diện tích cà chua trên thế giới là 4,78 triệu ha, sản lượng 177,0 triệu tấn, năng suất 370,0 tấn/ha. Dẫn đầu thế giới về diện tích là Trung Quốc (1.305.050 ha), Ấn Độ (547.690 ha), Thổ Nhĩ Kỳ (260.000 ha), Ai Cập (195.000 ha) và về sản lượng là Trung Quốc (31.644.040 tấn), Mỹ (11.043.300 tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (10.050.000 tấn) và Ấn Độ (8.585.570 tấn). Cà chua cũng là một trong những mặt hàng có giá trị xuất, nhập khẩu cao. Lượng cà chua trao đổi trên thị trường quốc tế năm 2005 là 4,8 triệu tấn, trị giá 12 4,7 tỷ USD. Các nước xuất khẩu nhiều cà chua là Tây Ban Nha (876.950 tấn), Mexico (844.040 tấn), Hà Lan (778.410 tấn), Jordan (264.970 tấn), Ả rập (256.540 tấn) và nhập khẩu nhiều cà chua là: Mỹ (985.350 tấn), Đức (660.330 tấn), Pháp (421.430 tấn), Anh (405.530 tấn) và Liên Bang Nga (344.430 tấn). Trong đó cà chua được dùng dưới dạng quả tươi chỉ từ 5 – 7%. Qua đó cho thấy, trên thế giới cà chua được sử dụng chủ yếu là các loại sản phẩm đã qua chế biến. Đài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi đạt 952.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến. Còn ở Mỹ tổng giá trị sản xuất 1 ha cà chua cao gấp 4 lần lúa nước và 20 lần lúa mì. Ở Việt Nam, tùy điều kiện sản xuất có thể thu được từ 1- 3 triệu đồng/1sào bắc bộ. Với điều kiện của vùng Gia Lâm - Hà Nội thì một ha cà chua có thể thu được 27.409.000 VNĐ Theo TS. Ngô Quang Vinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam cho biết 1 ha cà chua ghép có thể đạt năng suất tới 100 tấn và cho thu nhập khoảng 150 - 200 triệu đồng (Ngô Quang Vinh, 2000)[39]. Tại Lâm Đồng, sản xuất 1,7 ha cà chua kim cương đỏ (Red Diamond) cho thu nhập là 100 triệu đồng (nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam, số ra ngày 29/5/2007). Theo số liệu điều tra của Phòng nghiên cứu kinh tế thị trường (Viện nghiên cứu rau quả), sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0 - 68,4 triệu/ha/vụ với mức lãi thuần 15-26 triệu/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Cà chua là cây trồng thu hút nhiều lao động, một hécta cà chua cần 500 - 600 công lao động cho cà chua chế biến và 8.020 giờ cho cà chua ăn tươi. Về mức tiêu thụ bình quân trên đầu người thì Hy Lạp là nước đứng vị trí số một với 170,8 kg/năm, tiếp theo là Bungary 102,4 kg/năm; Thổ Nhĩ Kỳ 84kg/năm; Italia 77,9 kg/năm (Mai Phương Anh, 2000)[1]. Trong những năm qua, tình hình tiêu thụ cà chua thế giới đã gia tăng nhanh chóng. Lượng xuất khẩu hàng năm tăng trung bình 8 %, đạt đỉnh cao 2,4 triệu tấn trong năm 2007. Về nhập khẩu, trong danh sách 10 nước đứng đầu thì chủ yếu là các nước thuộc châu Âu, đứng đầu là Mỹ với lượng nhập khẩu hàng năm là 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng