Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ iba đến sự hình thành cây homtùng...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ iba đến sự hình thành cây homtùng la hán tại đại học nông lâm thái nguyên

.PDF
61
130
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LƢƠNG TUẤN VŨ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH RA RỄ IBA (INDOL-BUTILIC AXIT) ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH HOM CÂY TÙNG LA HÁN (PODOCARPUS MACROPHYLLUS) TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 - 2016 Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LƢƠNG TUẤN VŨ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH RA RỄ IBA (INDOL-BUTILIC AXIT) ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH HOM CÂY TÙNG LA HÁN (PODOCARPUS MACROPHYLLUS) TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chuyên ngành: Chính quy Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : K 44 - LN Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Lê Sỹ Hồng Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên,ngày Giảng viên hƣớng dẫn TS.Lê Sỹ Hồng tháng năm 2016 Sinh viên Lƣơng Tuấn Vũ Giảng viên phản biện (Kí và ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Nhờ vậy, tôi đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy, cô đã trang bị cho tôi đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào cuộc sống và sự nghiệp sau này. Để thực hiện được điều đó Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã đồng ý cho tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất kích thích ra rễ IBA đến sự hình thành cây homTùng la hán tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên’’ . Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân. Tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS.Lê Sỹ Hồng đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS. Lê Sỹ Hồng đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016 Sinh viên iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thời gian và tỷ lệ ra rễ của hom Phi lao......................................... 10 Bảng 2.2: Thí nghiệm với Bạch đàn trắng tại Đông Nam bộ cho kết quả ...... 10 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Tùng La Hán ở các công thức thí nghiệm ở định kỳ theo dõi khi dùng thuố c kích thích sinh trưởng IBA ...................................................................................... 28 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí nghiệm khi dùng thuố c kích thích sinh trưởng IBA .................. 30 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả về chỉ số ra rễ của hom cây Tùng la hán ở cuối đợt thí nghiệm ................................................................ 35 Bảng 4.4. Bảng phân tích phương sai một nhân tố về chỉ số ra rễ của hom cây Tùng la hán ....................................................................... 37 Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp | xi - xj | cho chỉ số ra rễ của hom cây Tùng La Hán khi dùng thuố c kić h thić h sinh trưởng IBA .............. 37 Bảng 4.6: Tỷ lệ ra chồi cua cây hom Tùng la hán ở các công thức thí nghiệm khi dùng thuố c kić h thić h sinh trưởng IBA........................ 38 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kết hợp kết quả về chỉ số ra chồi của cây hom cây Tùng La Hán ............................................................................. 43 Bảng 4.8. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chỉ số ra chồi của cây Tùng La Hán hán ở cuối đợt thí nghiệm ANOVA ......................... 45 Bảng 4.9: Bảng sai dị từng cặp | xi - xj | cho chỉ số ra chồi của hom cây Tùng La Hán khi dùng thuố c kić h thić h sinh trưởng IBA........ 45 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Tỉ lệ sống của hom Tùng La Hán ở các công thức thí nghiệm ....... 28 Hình 4.2. Tỉ lệ rễ (%) của hom cây Tùng la hán các công thức thí nghiệm giâm hom ............................................................................. 30 Hình 4.3. Số rễ(cái) trung bình/hom của các công thức thí nghiệm ............... 31 Hình 4.4. Chiều dài rễ (cm) trung bình/hom của các công thức thí nghiệm giâm hom cây Tùng la hán ................................................... 32 Hình 4.5: Chỉ số ra rễ của các công thức thí nghiệm giâm hom cây Tùng la hán ..................................................................................................... 34 Hình 4.6.Tỉ lệ chồi của các công thức thí nghiệm giâm hom cây Tùng La Hán (%) ............................................................................................. 39 Hình 4.7. Số chồi trung bình/hom của các công thức thí nghiệm giâm hom cây Tùng La Hán (cái) .............................................................. 40 Hình 4.8. Chiều dài chồi trung bình/hom của các công thức thí nghiệm giâm hom cây Tùng la hán (cm) ....................................................... 41 Hình 4.9. Chỉ số ra chồi của các công thức thí nghiệm giâm hom cây Tùng La Hán ..................................................................................... 42 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN: Công thức thí nghiệm CT: Công thức TB: Trung bình IBA: Indol-butilic Axit NST: Nhiễm sắc thể Đ/C: Đối chứng vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định ............................................. 4 2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định ............................... 5 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 14 2.3. Những nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 16 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 17 2.4.1. Vị trí địa lý địa hình .............................................................................. 17 2.4.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết .................................................................... 17 2.5. Những thông tin về cây Tùng La Hán...................................................... 17 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 19 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 19 3.2. Địa điểm, thời gian thực hiện đề tài ......................................................... 19 vii 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19 3.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin ......................................... 20 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 28 4.1. Kết quả về ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA ở một số nồng độ đến tỉ lệ hom sống của cây Tùng La Hán ........................................... 28 4.2. Kết quả về các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng La Hán ở các công thức thí nghiệm........................................................................................ 29 4.2.1. Kết quả về tỉ lệ ra rễ trung bình của hom cây cây Tùng la hán ở các công thức thí nghiệm ........................................................................ 30 4.2.2. Kết quả về số rễ trung bình/hom của hom cây Tùng la hán ................ 31 4.2.3. Kết quả về chiều dài rễ trung bình/hom của hom cây Tùng la hán ...... 32 4.2.4. Kết quả về chỉ số ra rễ trung bình/hom của hom cây Tùng la hán ...... 33 4.3. Kết quả về tỷ lệ ra chồi của hom cây Tùng la hán ................................... 38 4.3.2 Kết quả về số chồi trung bình/hom của hom cây Tùng La Hán ............ 40 4.3.3. Kết quả về chiều dài chồi trung bình/hom của hom cây Tùng la hán ........................................................................................................... 41 4.3.4. Kết quả về chỉ số ra chồi trung bình/hom của hom cây Tùng la hán ... 42 PHẦN 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47 5.2 Tồn tại ....................................................................................................... 48 5.3 Kiến nghị ................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây xanh không thể tách rời trong hoạt động sống của con người ở bất kì đâu dù nông thôn hay thành thị. Cây xanh gắn liền với sự tồn tại phát triển của của bất kì một quốc gia, dân tộc nào. Nó cung cấp cho con người những nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu xây dựng, tạo ra tất cả những tiện nghi phục vụ cuộc sống… Nó còn là nguồn dược liệu tạo ra nhiều loại thuốc phòng và chữa bệnh… Về phương diện nào đó nó có ý nghĩa rất lớn, chi phối các yếu tố khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, ngăn bụi làm sạch không khí, tạo nên cảnh quan sinh động, cung cấp dưỡng khí, tạo được môi trường trong lành, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để phục vụ cho việc tạo rừng, tạo cảnh quan môi trường thì công tác tạo ra giống là việc hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, các trung tâm nghiên cứu giống cây trong cả nước đã tiến hành nghiên cứu về chọn giống, khảo nghiệm và nhân giống cho nhiều loài cây. Đã đạt được một số kết quả bước đầu nhất định. Một trong những phương pháp nhân giống duy trì được nguyên vẹn những tính trạng tốt từ đời trước cho đời sau là phương pháp nhân giống bằng hom. Nhân giống bằng hom là phương thức nhân giống được dùng rộng rãi cho một số loài cây như cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả. Là phương pháp có hệ số nhân giống cao, phù hợp với quy mô lớn và sản phẩm cuối cùng cho một số lượng cây giống đồng đều về mặt chất lượng di truyền. Tùng la hán (Podocarpus Macrophyllus) được trồng rộng rãi ở cả nước để làm cảnh. Cây Tùng la hán là cây gỗ lớn, cao có thể cao tới 10 – 15m, vỏ mỏng có màu vàng xám, nhẵn. Là loài cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống 2 chịu với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Cây được trồng nhiều ở khuôn viên cây cảnh và có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường sinh thái ở những nơi công cộng vì vậy việc nghiên cứu nhân giống cho cây Tùng la hán bằng phương pháp nào để cây sinh trưởng nhanh là việc làm cần thiết. Giâm hom phương pháp duy trì được tính trạng của cây mẹ. Giâm hom là phương pháp dùng một đoạn ngọn, thân hoặc rễ để tạo ra cây mới, gọi là cây hom. Kết quả của giâm hom phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình như cách chăm sóc,…ngoài ra, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện ngoại cảnh, nhân tố nội tại, chất kích thích, giá thể,… Nhưng việc sử dụng loại thuốc nào, nồng độ bao nhiêu thích hợp với khả năng ra rễ của cây lại là một vấn đề cần được nghiên cứu. Xuất phát từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA (Indol-Butilic Axit) đến sự hình thành cây hom Tùng la hán (Podocarpus Macrophyllus.) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA đến khả năng hình thành hom cây Tùng la hán góp phần tạo cây giống phục vụ cho trồng cây làm đẹp cảnh quan, cải thiện môi trường sống. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra được nồng độ thuốc IBA phù hợp nhất cho khả năng ra rễ, chồi của hom cây Tùng la hán. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập, nghiên cứu khoa học. + Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn. + Kết quả của đề tài nghiên cứu làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong nghiên cứu, nhân giống loài cây Tùng la hán. 3 + Thông qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên có điều kiện học hỏi những kiến thức thực tiễn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân để thực hiện tốt công tác sau này. - Trong thực tế Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho công tác nhân giống loài cây Tùng la hán bằng hom trên địa bàn Thái nguyên và một số nơi có điều kiện tương tự. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Như chúng ta đã biết thì phần lớn các loài thực vật đều sinh sản bằng con đường sinh sản hữu tính, tuy nhiên chúng ta vẫn bắt gặp các hình thức sinh sản vô tính: Chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào, giâm hom. Nhờ có phương thức sinh sản vô tính mà thực vật có thể tái tạo lại mình từ các phần của cơ thể: Bằng thân như dây Khoai lang, bằng rễ như cây Hồng,… Trong các biện pháp sinh sản vô tính, giâm hom là hình thức phổ biến nhất và là một trong những công cụ có hiệu quả cho việc lưu giữ, bảo vệ và duy trì giống cây rừng. Bởi chúng có các đặc điểm sau: - Giâm hom có thể dùng hom thân, hom cành, hom rễ toàn những nguyên liệu sẵn có, dễ làm, dễ thao tác. - Nhân giống bằng hom cho hệ số nhân giống lớn, tương đối rẻ tiền, nên được dùng phổ biến cho trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả [4]. - Cây hom mặc dù không giữ được các đặc trưng hình thái giải phẫu nhưng lại giữ được các đặc điểm di truyền mong muốn của cây mẹ. Đặc biệt đối với một số cây lâm nghiệp có hình thức lai xa thì nó còn giúp giữ các tính trạng tốt ở đời F1, tránh phân ly ở đời F2 và như vậy chúng có hệ số biến động nhỏ hơn cây sinh sản hữu tính bằng hạt. 2.1.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định * Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó. Có 2 loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. + Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân, đoạn cành tách khỏi thân cây. 5 + Rễ mới sinh là loại rễ chỉ hình thành khi được cắt hom, nó là hậu quả của phản ứng với vết cắt. Nghĩa là khi cắt hom thì các tế bào sống tại vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián đoạn các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ ngọn lá đi xuống tới chỗ vết cắt. Quá trình nguyên phân xảy ra theo 3 bước tạo thành các mô sẹo, là cơ sở của sự hình thành 1 lớp tế bào bị thối trên bề mặt, vết thương được đậy lại bằng lớp keo bảo vệ, lớp keo bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát hơi nước. Các tế bào sống ở ngay dưới lớp tế bào bảo vệ, lớp tế bào bảo vệ đó bắt đầu phân chia sau khi vết cắt được vài ngày và có thể hình thành một lớp mô mềm (Callus). Các tế bào lân cận của vùng tượng tầng mạch và libe gỗ bắt đầu hình thành rễ bất định. Chính vì vậy việc giâm hom cành để hình thành bộ rễ mới là quan trọng nhất, sau đó là số lượng rễ/hom và chiều dài rễ. 2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom, về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm là: Các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân tố ngoại sinh [10]. 2.1.2.1. Các nhân tố nội sinh + Đặc điểm di truyền loài Nhiều nghiên cứu cho thấy không phải các loài cây đều có khả năng ra rễ như nhau. Do đặc điểm di truyền, biến dị, các xuất xứ và các giá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. + Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể: Trong một loài, các xuất xứ khác nhau có tỉ lệ ra rễ khác nhau. E.Camaldulensis có xuất xứ Victroria River là 60%, còn E.Camaldulensis xuất xứ Gibb River là 85%, còn xuất xứ Nghĩa Bình là 35% (Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích, Trần Cự (1997)[2]). 6 + Đặc điểm cá thể: Trong một xuất xứ các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Trong số 15 cây Phi lao (Casuarina Equisetifolia) 1 tuổi có 9 cây ra rễ 100%, 5 cây ra rễ từ 53-87%. Thí nghiệm với Keo lai lá tràm (Acacia Auriculiformis) cho 5 cây mẹ khác nhau có tỷ lệ ra rễ như sau: Cây mẹ Tỷ lệ ra rễ Hom chồi bất định Hom cành 1 100 80 2 90 60 3 70 60 4 100 70 5 100 80 Từ số liệu trên cho thấy: Không những loài cây khác nhau mà trong cùng một loài các xuất xứ, dòng và các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau (6). +Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom Tuổi cây mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom, nhất là đối với các loài khó ra rễ. Nhìn chung, tuổi cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm. Cây Mỡ (Manglietia conifera) 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ 98%, Mỡ 3 tuổi 47%, Mỡ 20 tuổi không ra rễ. (Lê Đình Khả Phạm Văn Tuấn (1996).(3) Cây Sao đen (Hopea Odorata) 1 tuổi 70% ra rễ, 2 tuổi 50% ra rễ. Hom từ cây già không những có tỷ lệ ra rễ thấp có thời gian ra rễ dài hơn. Ví dụ hom Mỡ 1 tuổi thời gian ra rễ là 80 ngày, trong lúc đó hom chồi bất định ở cây 8 tuổi là 120 ngày. Để giải thích tỷ lệ ra rễ thấp của hom giâm 7 ở cây có tuổi cao thì Liubin ski (1957) cho rằng: ở cây nhiều tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số ở thân cây quyết định. Nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân cây giảm xuống, song có người cho rằng, sở dĩ cây có tuổi cao ra rễ kém là do tính mềm dẻo của cây bị giảm đi [9]. Tuổi cành (hay trạng thái sinh lý của cành) cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, hom ở giai đoạn nửa hóa gỗ thích hợp cho việc ra rễ. Hom quá non khi đặt vào môi trường giâm hom dễ bị thối rữa, ngược lại hom quá già khó ra rễ. + Vị trí lấy hom trên cây và trên cành - Hom lấy từ cành ở các vị trí khác nhau, trên tán cây cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau, với Vân sam lá nhọn (Picea) hom từ phần trên của tán lá ra rễ tốt nhất, nhưng với vân sam châu âu(P.excelga) thì ngược lại, Phong trắng (Populus) khi hom hóa gỗ yếu tốt nhất là cắt hom ở phần dưới tán, khi hom nữa hóa gỗ cắt hom ở phần giữa. Như vậy với mỗi loài cây vị trí lấy hom khác nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau. - Trên một cành hom được lấy ở các vị trí khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau, với Bạch đàn một cành được chia làm 4 phần: Ngọn, sát ngọn, giữa và sát gốc. Qua 2 lần thí nghiệm cho kết quả như sau: Hom ngọn có tỷ lệ ra rễ 54,6 - 61,6%, hom sát ngọn 71,6- 90,8%. Với Keo lai lá tràm và Keo Tai tượng hom ngọn và hom sát ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 93,3 -100% so với hom giữa và hom sát gốc 66,7 - 97,6% [6]. Nếu tính từ đầu cành trở vào, hom mở ở vị trí thứ 2 có tỷ lệ ra rễ gấp 5 lần so với hom lấy ở đầu cành. Thường hom chồi ở phần gần gốc của một cây dễ ra rễ hơn ở phần ngọn. Theo Hartney (1980) có thể do 2 lý do: - Gốc của cây con là nơi tích tụ các chất cần cho ra rễ. - Tồn tại 1 sự chênh lệch về các chất kích thích và ức chế sự ra rễ ở các phần khác nhau của cây. 8 - Theo thuyết phát triển giai đoạn thì gốc là phần non nhất của một cây vì vậy lấy hom ở phần này cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. + Sự tồn tại của lá trên hom Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình ra rễ của hom. Lá là cơ quan hấp thu ánh sáng trong quang hợp để tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho cây dữ trữ chất dinh dưỡng, đồng thời là cơ quan thoát hơi nước và hút nước để khuếch tán tác dụng chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Vì vậy, nhất thiết giâm hom phải để lại một số lá, nhưng nếu để lại diện tích lá quá lớn sẽ hạn chế số lượng hom trên 1 đơn vị diện tích mà quan trọng là làm cho quá trình thoát hơn nước diễn ra mạnh làm cho hom bị héo và chết trước khi ra rễ hoặc diện tích quá nhỏ làm cho hom không ra rễ. Do vậy việc tìm ra diện tích lá vừa đủ là việc làm cần thiết. + Ảnh hƣởng của kích thƣớc hom Tuổi chồi gốc và tuổi lấy chồi cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Các thực nghiệm với Bạch đàn, các loài Keo tai tượng và Keo lá tràm của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cũng cho thấy: sau khi chặt gốc 2 tháng rồi lấy hom đem giâm cho tỷ lệ cao nhất. Như vậy, tuổi gốc cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom. Với loại Bạch đàn, Keo ở Việt nam thường chặt cây lấy hom ở dưới tuổi 10, Thông (P.caribe) có thể chặt cây lấy chồi ở dưới tuổi 12. Kết quả thu được với cây Mỡ cho thấy: Hom chồi gốc ở các cây 17-23 tuổi cho tỷ lệ ra rễ từ 75-80%. Điều này cho phép sử dụng chồi ở các cây trội để nhân giống phục vụ công tác trồng rừng. - Các chất điều hòa sinh trưởng Auxin được coi là chất quan trọng nhất đối với quá trình ra rễ của hom. Ngoài ra, nhiều chất khác tác động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin, cũng tồn tại 1 cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động 9 đến quá trình ra rễ của hom giâm. Những chất quan trọng nhất là Zhizocalin, đồng nhân tố ra rễ, kích thích ra rễ và chất kìm hãm ra rễ. Chất đặc biệt Zhizocalin được coi là cần thiết cho sự hình thành rễ của cây. Nhiều công trình nghiên cứu đã nêu lên sự tồn tại của chất kích thích ra rễ trong các loài cây dễ ra rễ như Sesquite peniclacton được chiết tách từ Hướng dương là chất kích thích ra rễ cho Đậu xanh. Một số tác giả còn nêu lên sự tồn tại của chất kìm hãm ra rễ như: Xanthoxin, Axít abscosis (ABA) được chiết tách từ hom khó ra rễ. Các chất kích thích và kìm hãm ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối của các chất này. Các loài cây dễ ra rễ chứa các chất kích thích ra rễ với nồng độ thấp, còn các loài cây khó ra rễ chứa các chất kìm hãm ra rễ với nồng độ cao. *Nhóm nhân tố môi trƣờng Nhóm nhân tố môi trường có tác dụng tổng hợp ảnh hưởng tới quá trình giâm hom là: Thời vụ, mùa giâm cành, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giá thể và môi trường ra rễ. + Thời vụ giâm hom: Tỷ lệ ra rễ của hom phụ thuộc vào trạng thái sinh lý trong thời kỳ lấy hom, vì vậy việc xác định thời kỳ lấy hom rất có ý nghĩa đối với việc giâm hom. Tỷ lệ ra rễ của hom rất có ý nghĩa đối với việc giâm hom. Tỷ lệ ra rễ của hom phụ thuộc vào thời kỳ lấy hom và thời vụ giâm hom, một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, song ở nhiều loài cây có tính thời vụ rõ rệt. Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thường gắn liền với thời tiết, khí hậu, mùa sinh trưởng của cây, trạng thái sinh lý của cành. Thời vụ giâm hom có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành bại của nhân giống bằng hom. Đối với loài cây rụng lá, gỗ cứng thường lấy cành giâm lúc cây bắt đầu bước vào thời kỳ ngủ nghỉ, còn với loài cây gỗ mềm nửa cứng không rụng lá thì thời kỳ lấy hom là mùa sinh trưởng. 10 - Những thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thấy rằng: Keo lá tràm và Keo tai tượng 1 năm tuổi giâm trong tháng 7có tỷ lệ ra rễ cao > 90%. Với Phi lao (C.equi seaifolia) tỷ lệ ra rễ ở các tháng như sau [1]. Bảng 2.1: Thời gian và tỷ lệ ra rễ của hom Phi lao Thời gian ra rễ Thời gian (ngày) Tỷ lệ ra rễ Tháng 11/1991 35 63,6% Tháng 01/1992 57 65,5% Tháng 3/1992 27 92% Bảng 2.2: Thí nghiệm với Bạch đàn trắng tại Đông Nam bộ cho kết quả Thời gian giâm Tỷ lệ ra rễ Thời gian giâm Tỷ lệ ra rễ hom % hom % Tháng 11/1991 49,5 Tháng 01/1992 26,0 Tháng 5/1992 67,0 Tháng 7/1997 76,7 Tháng 12/1991 13,7 Tháng 02/1992 27,9 Tháng 6/1992 72,7 Tháng 8/1992 14,8 Như vậy, với Bạch đàn ở Đông Nam bộ thời kỳ giâm hom thích hợp từ tháng 5 đến tháng 7. Nhìn chung trong điều kiện khí hậu Việt Nam thời kỳ giâm hom thích hợp là các tháng xuân, hè, thu [2]. + Nhiệt độ không khí và giá thể hom: Nhiệt độ không khí là 1 yếu tố quyết định đến tốc độ hình thành rễ của hom. Nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho nhiều loài cây từ 25-30oC, ở nhiệt độ < 25oC cần sưởi nóng giá thể như các nhà làm vườn ở Châu âu vẫn thực hiện. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao làm cho quá trình thoát hơi nước ở lá diễn 11 ra mạnh dẫn đến mất nước và héo. Nhiệt độ không khí vừa phải sẽ làm cho sự hô hấp của hom giảm tiêu hao dinh dưỡng, sự thoát hơi nước qua lá và hom giâm đều giảm. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng trước khi hom giâm ra rễ. Các loài cây nhiệt đới thường yêu cầu nhiệt độ cao hơn các loài cây ôn đới, nhiệt độ khoảng 26-30oC là thích hợp. Nhiệt độ thích hợp cho ra rễ còn phụ thuộc vào mức độ hóa gỗ của hom, mức độ hóa gỗ của hom yếu ra rễ tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ giảm thấp (20-22oC) so với nhiệt độ (27-30oC). Độ ẩm không khí và giá thể: - Độ ẩm không khí và giá thể là 1 yếu tố không thể thiếu được cho hom ra rễ. Trong quá trình giâm hom, độ ẩm giữ cho hom không bị khô héo và cung cấp nước cho hom quang hợp. Duy trì độ ẩm giá thể là việc làm cần thiết đảm bảo cho hom ra rễ. Tuy nhiên yêu cầu về độ ẩm không khí và giá thể từng loài cây và từng giai đoạn là không giống nhau. Khi nhiệt độ không khí cao và cường độ ánh sáng lớn thì hom yêu cầu độ ẩm cao hơn. Lúc hom chuẩn bị ra rễ yêu cầu độ ẩm cao hơn sau khi đã ra rễ. Vì vậy khi gặp thời nắng nóng cần phải tăng cường cung cấp nước cho cây nhiều hơn, hom chưa ra rễ cần cung cấp ẩm nhiều nhiều hơn lúc hom đã ra rễ. Cây lá rộng yêu cầu độ ẩm lớn hơn cây lá kim, hom có diện tích lá lớn yêu cầu độ ẩm cao hơn hom có diện tích lá nhỏ. Tốt nhất duy trì độ ẩm không khí bằng cách tạo 1 lớp sương mù trong nhà kính hoặc nhà giâm hom, phun mù vừa làm tăng độ ẩm vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm tốc độ thoát hơi nước của lá. Trong mùa lạnh thời gian phun và thời gian ngắt quảng cũng ngắn. Nếu độ ẩm giá thể quá thấp làm cho hom khô, héo lá trước khi ra rễ, song độ ẩm giá thể quá cao sẽ làm cho phần hom cắm trong giá thể sẽ bị thối rữa nhất là đối với các hom còn non. Vì vậy để duy trì độ ẩm giá thể thích hợp cho hom ra rễ cần chọn vật liệu làm giá thể có độ ẩm thông thoáng tốt, thoát nước song vẫn giữ được độ ẩm cần thiết cho hom ra rễ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng