Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ việt nam tại thị trường eu từ khi việt ...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ việt nam tại thị trường eu từ khi việt nam gia nhập wto

.PDF
183
1259
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------- ***------- TRẦN THẾ TUÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG EU TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 62 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN XUÂN DŨNG 2. PGS.TS TRẦN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Tất cả số liệu và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng. Những phân tích của Luận án chưa từng được công bố ở một công trình nào khác ngoài các bài báo/ bài viết hội thảo của tôi hoặc các bài báo/ bài viết hội thảo của tôi và đồng tác giả được nêu trong danh mục công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến Luận án. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận án TRẦN THẾ TUÂN ii LỜI CẢM ƠN Luận án tiến sĩ kinh tế là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của Thầy PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng – Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Cô PGS.TS Trần Thị Lan Hương – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã kiên trì, tận tâm hướng dẫn tôi từ những ngày đầu tiên chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học, xin được gửi lời cảm ơn TS. Hoa Hữu Cường – Viện nghiên cứu Châu Âu và các nhà khoa học khác trong và ngoài Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như PGS.TS Nguyễn An Hà – Viện trưởng Viện NC Châu Âu, PGS. TS Chu Đức Dũng – Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới, PGS.TS Nguyễn Xuân Trung – Viện trưởng Viện Ấn độ và Tây Nam Á, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Chủ tịch Viện hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiêm trưởng khoa Quốc tế học, PGS.TS Nguyễn Quang Thọ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Quốc tế học, các phòng ban liên quan của trường Học viện khoa học xã hội và các anh chị, em đồng nghiệp, bạn bè đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà khoa học, người Thầy của bao thế hệ anh chị em học viên cao học nói chung và nghiên cứu sinh nói riêng Thầy Lưu Ngọc Trịnh, Phó chủ nhiệm khoa Quốc tế học – Học viện Khoa học xã hội, nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Chính trị thế giới thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam người đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt trong quá trình tôi nghiên cứu luận án tại học viện. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5/2017 Tác giả: Trần Thế Tuân iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................9 1.1. Về phương diện lý thuyết ..................................................................................9 1.2. Về phương diện nghiên cứu thực tiễn năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh ..................................................................................................................11 1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố ................................................25 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU ..........................................................................................................29 2.1. Khái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh ....................................................29 2.2. Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu 34 2.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO ..........................................................................47 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................55 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG EU KỂ TỪ KHI ...........56 GIA NHẬP WTO ....................................................................................................56 3.1. Khái quát thị trường gỗ và sản phẩm gỗ của Liên minh Châu Âu (EU) ...........56 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU từ năm 2006 đến nay ...........................................................................................71 3.3. Đánh giá chung ..................................................................................................87 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................112 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG EU THỜI GIAN TỚI ..............................................................................................................113 iv 4.1. Phân tích những cơ hội và thách thức cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị thường EU trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 .................................................................................................................113 4.2. Mục tiêu và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU đến năm 2025 ..............................................123 4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU đến năm 2025 .....................................................................125 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .......................................................................................145 KẾT LUẬN ............................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ....................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................154 PHỤ LỤC ...............................................................................................................166 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG ANH VIẾT TẮT AFTA ASEAN Free Trade Area Association of Southeast ASEAN Asian Nations CE Eropean Conformity CNHT Convention on International Trade CITES in Endangered Species of wild fauna and flora TIẾNG VIỆT Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Công nghiệp hỗ trợ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Trung tâm nghiên cứu công CSIL nghiệp CEN Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia Chứng nhận hàng hóa đạt tiêu CENELEC chuẩn EU DN Doanh nghiệp HTX Hợp tác xã EU European Union Liên minh Châu Âu European Union Timber Quy định gỗ của Liên minh Châu EUTR Regulation Âu Europe-Viet Nam Free Hiệp định thương mại tự do EUEVFTA trade agreement Việt Nam FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tăng cường thực thi luật lâm Forest Law Enforcement, FLEGT nghiệp, Governance and Trade quản trị rừng và thương mại FSC The Forest Stewardship Council Hội đồng quản lý rừng FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ GSP Generalized Systems of Prefrences cập GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Hazard Analysis Critical Control Phân tích mối nguy và điểm kiểm HACCP Point System soát tới hạn International Organization for ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Standardization International Tropical Timber ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế Organization vi KTQT MDF Medium Density Fiberboard Malaysian Furniture Promotion Kinh tế quốc tế Gỗ ép công nghiệp MFPC Council Hội đồng thúc đẩy phát triển đồ nội thất MTCC Malaysian Timber Certification Council Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia MUTRAP European Trade Policy and Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương Investment Support Project mại Đa biên NDT NLCT NXB OBM ODM OECD OEM RCA SPS TBT TFF TFT TPP UNDP VAT VPA WB WEF WTO XTTM XTXK Đồng Nhân dân tệ Năng lực cạnh tranh Nhà xuất bản Original Brand Manufacturing Nhà sản xuất thương hiệu gốc Thiết kế, sản xuất theo đơn đặt Original design manufacture hàng Organization for Economic CoTổ chức hợp tác và phát triển kinh operation and Development tế Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất phụ tùng gốc Revealed Comparative Advantage Chỉ số lợi thế tương đối Sanitary and Phytosanitary Biện pháp kiểm dịch động thực Measure vật Các rào cản kỹ thuật trong thương Technical Barriers to Trade mại Timber Trade Federation) Liên đoàn thương mại gỗ Anh Tropical Forest Trust Hiệp hội rừng Trans-Pacific Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Partnership Agreement Dương United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hợp Programm Quốc Value Added Tax Thuế Giá trị gia tăng Voluntary Partnership Agreement Hiệp định Đối tác tự nguyện Worldbank Ngân hàng Thế giới World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Xúc tiến thương mại Xúc tiền xuất khẩu vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006- 2015 theo chủng loại sản phẩm ...................................... 72 Bảng 3.2. Thị phần sản phẩm gỗ của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU giai đoạn 2006-2015 ................................................................ 79 Bảng 3.3. So sánh giá xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam với một số đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU giai đoạn 2006-2015 ................................... 82 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 1995-2016 ......................................................................................................................... 50 Hình 3.1. Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của EU theo mã ...... 57 sản phẩm trong giai đoạn 2006-2015 .............................................................. 57 Hình 3.2. Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ của EU và thế giới trong giai đoạn 2007-2015 .............................................................................. 58 Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường EU giai đoạn 2006-2015............... 75 Hình 3.5. Giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2015 ........................................................................................ 80 Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng gỗ và các sản phẩm gỗ của một số thị trường đến năm 2020 ................................................................... 116 Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ của một số thị trường giai đoạn 2020-2030 ................................................................ 117 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay khi nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng còn tồn tại quan điểm tiếp cận khác nhau về nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá do chưa có một khung lý thuyết tiếp cận toàn diện và thống nhất về vấn đề này. Đây là một khoảng trống trong các nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, trên cơ sở đó tìm ra một cách tiếp cận thống nhất và toàn diện về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là một đòi hỏi hết sức cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi thương mại toàn cầu. Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành gỗ của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Thể hiện qua: tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm luôn duy trì ở mức hai con số trong suốt giai đoạn 20062015, bên cạnh đó, các sản phẩm gỗ xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đến nay đã xuất khẩu các sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam không chỉ có uy tín và tiêu thụ trong nước mà được tiêu thụ ở hơn 120 quốc gia trên thế giới với hơn 3.000 mặt hàng sản phẩm các loại đưa Việt Nam trở thành một trong sáu quốc gia có giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới. Hiện tại, sản phẩm gỗ xuất khẩu luôn đứng trong top 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường quốc tế nói chung và thị trường Liên minh Châu Âu (EU) nói riêng, vượt qua Indonesia và Malaysia để trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ hàng đầu khu vực Đông Nam Á (ASEAN), đứng thứ hai Châu Á sau Trung Quốc và đứng thứ sáu thế giới vào năm 2013 [107]. Sự khởi sắc trong xuất khẩu sản 1 phẩm gỗ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng nhìn chung năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và sự phát triển mang tính thiếu bền vững, cụ thể là chất lượng sản phẩm sản xuất có giá trị chưa cao, thiếu thông tin trên thị trường, thiếu nguồn vốn đầu tư và máy móc thiết bị và tay nghề lao động còn lạc hậu, chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm, không chủ động được nguồn nguyên liệu mà phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ bên ngoài với khoảng 70-80% nhu cầu nguyên liệu gỗ của cả nước, sản phẩm bị cáo buộc về việc sử dụng nguồn nguyên liệu bất hợp pháp, chưa khai thác hết khả năng vốn có để nâng cao hiệu quả, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ đều có quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự liên kết với nhau,... đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với thế giới đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các nước đưa ra nhiều tiêu chuẩn, khắt khe hơn. Ngoài những khó khăn chung như trên, các doanh nghiệp chế biến gỗ còn gặp phải những khó khăn mang tính đặt thù của ngành như sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan. Chi phí đầu vào của Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng và không ổn định trong khi các sản phẩm trên thế giới đa phần có xu hướng giảm giá, nâng cao chất lượng để cạnh tranh. Ngoài ra, khi gia nhập WTO, nước ta gặp phải nhiều trở ngại về khía cạnh pháp lý, về tiêu chuẩn sản phẩm, sự thiếu hiểu biết về thị trường đã gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang có những thuận lợi, cơ hội lớn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức và khó khăn 2 Thị trường EU với 28 nước thành viên hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 41,4 tỷ đô la Mỹ (USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt 17,16 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 10,43 tỷ USD [111]. Với hơn 500 triệu dân và những nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của các nước EU hiện đạt khoảng 1/4 nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ toàn cầu. Trong giai đoạn 2006-2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường EU luôn đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15%/năm, EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam về sản phẩm gỗ xuất khẩu vào năm 2013 với giá trị 608 triệu USD, chiếm 14,4% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU tăng 25,65% đạt giá trị 764 triệu USD, chiếm 11.07% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam [111]. Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ sang EU, chủ yếu thuộc 2 mã sản phẩm HS 94 (các sản phẩm đồ gỗ) và mã HS 44 (các sản phẩm gỗ), trong đó các sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng. Các sản phẩm này ngày càng được thị trường EU ưa thích. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường EU vẫn còn những tồn tại như: nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên không đảm bảo nguồn gốc, cơ sở sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ,… Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành gỗ còn hạn chế trong việc liên kết để có thể đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài tại thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng. 3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) kết thúc đàm phán song phương vào tháng 12/2015 và đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục phê chuẩn để năm 2018 có hiệu lực, điều này sẽ tác động rất lớn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU, trong đó có sản phẩm gỗ. Khi EVFTA có hiệu lực sẽ đem đến nhiều cơ hội và cũng như tạo ra không ít những thách thức đối với năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU như: loại bỏ dần các rào cản thương mại, tạo môi trường thuận lợi để gia tăng đầu tư. Về thuế quan, với mặt hàng gỗ, 83% số dòng thuế có thuế suất cơ sở 0-6% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 17% còn lại gồm ván dăm, ván sợi, gỗ dán thuế suất cơ sở 6-10% về 0% sau 5 năm [4]. Mặt khác, sản phẩm từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng lên, nhất là các thiết bị máy móc chế biến gỗ với công nghệ cao, giá cả phù hợp hơn, giúp cải thiện năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam. Khi các nhà đầu tư từ EU tăng cường đầu tư vào ngành gỗ sẽ giúp nâng giá trị gia tăng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA không chỉ đơn thuần là giảm thuế hay cắt giảm thuế quan, loại bỏ rào cản thương mại, gia tăng đầu tư mà còn tác động vào những vấn đề tồn tại, hạn chế của Việt Nam, một nước đang phát triển có trình độ thấp về nhiều mặt. Cụ thể việc giảm thuế sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong khu vực đầu tư mạnh vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh buộc phải dịch chuyển khung pháp lý theo hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm trong nước, thực thi môi trường và pháp luật lao động,… một cách đầy đủ và hiệu quả. Điều này một mặt giúp nhà đầu tư EU vào Việt Nam thấy hấp dẫn hơn nhưng mặt khác đặt gánh nặng chi phí, trách nhiệm lên các doanh nghiệp trong nước, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy, muốn tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và 4 sản phẩm gỗ của Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình để tận dụng được cơ hội và hạn chế được những thách thức đến từ WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới kiểu như EVFTA mang đến. Do vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường EU từ khi Việt Nam gia nhập WTO” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng việc năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường EU kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu. - Đánh giá những tác động của hội nhập WTO đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU trong sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh từ năm 2006 đến nay, chỉ ra những thành tựu, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU kể từ khi gia nhập WTO. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU kể từ khi gia nhập WTO. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU trong giai đoạn 2006 2016 và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh từ nay cho đến năm 2025. - Về không gian: nghiên cứu trường hợp hai mã sản phẩm là HS 94 và HS 44 tại thị trường EU bởi một số lý do sau: + Thứ nhất, hai mã sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 90%) trong giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại trường EU. + Thứ hai, hai mã sản phẩm này có sự tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài và đem lại giá trị thương mại lớn cho Việt Nam mặt khác Việt Nam có nhiều tiềm năng cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của hai mã sản phẩm này trong tương lai. + Thứ ba, tác động của Việt Nam khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường EU. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu sinh (NCS) đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu và tư liệu, phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số công trình nghiên cứu khoa học của các học giả trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ nói riêng; số liệu thống kê qua các năm, báo cáo của các bộ, ngành, địa phương để phân tích và làm rõ năng lực cạnh tranh các sản phẩm được chọn làm nghiên cứu điển hình; các cơ chế, chính sách có liên quan đến 6 hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng. Ngoài ra, khi phân tích thực trạng việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, NCS sử dụng đồng thời 2 phương pháp: (1) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm gỗ xuất khẩu (tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã,...); (2) đánh giá trực tiếp thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ (doanh số bán, thị phần, hệ thống phân phối,...). Phương pháp đánh giá trực tiếp các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Phương pháp đánh giá này dựa trên các yếu tố của sản phẩm gỗ xuất khẩu như: thương hiệu, chất lượng, chi phí sản xuất và giá xuất khẩu. Khi đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu cần xem xét và đánh giá sản phẩm gỗ xuất khẩu có chất lượng như thế nào? Thương hiệu của sản phẩm ra sao? Chi phí và giá xuất khẩu có hợp lý không? Phương pháp đánh giá trực tiếp thị trường nhập khẩu Hai thông số phổ biến nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu là thông số tuyệt đối (kim ngạch xuất khẩu) và thông số tương đối (thị phần). Tuỳ từng trường hợp mà các thông số này có ý nghĩa khác nhau, phần lớn các trường hợp, thông số tuyệt đối quan trọng hơn thông số tương đối. Trong trường hợp kim ngạch xuất khẩu tuyệt đối lớn, thị phần tương đương với các đối thủ cạnh tranh, người ta phân tích thêm các yếu tố hệ thống phân phối, khả năng cung ứng hàng hóa nhanh,... 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu một cách toàn diện hơn. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dựa trên bộ 7 tiêu chí phản ánh 5 nội dung cơ bản của năng lực cạnh tranh: kim ngạch xuất khẩu, thị phần, giá bán, chất lượng và thương hiệu, nhằm chỉ ra những thành tựu cùng những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Trên cơ sở dự báo nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước cũng như tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, các nhà hoạt động thực tiễn đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam trong việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới. Đồng thời, Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cho các sinh viên và giảng viên các trường đại học kinh tế, và cho tất cả những ai quan tâm đến chủ đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu. Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại trường EU kể từ khi gia nhập WTO. Chương 4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU thời gian tới. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Về phƣơng diện lý thuyết Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu không mới, đã được nhiều học giả, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, theo các cách tiếp cận khác nhau và trên các phạm vi khác nhau. Những nghiên cứu này đề cập đến năng lực cạnh trên nhiều cấp độ khác nhau (năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm) đồng thời sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra các kiến nghị chính sách và các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều điểm cần bàn luận. Về phương diện lý thuyết, năng lực cạnh tranh đã được Micheal Porter đề cập và phân tích trong cuốn sách “The advantage competitiveness of Nations”, được dịch là “Lợi thế năng lực cạnh tranh quốc gia” [94]. Tác giả cho rằng “trong thời đại ngày nay, năng lực cạnh tranh đã trở thành một trong những mối quan tâm chính đối với chính phủ, ngành, doanh nghiệp ở bất kỳ một quốc gia nào”. Từ khẳng định trên, M.Porter đi sâu nghiên cứu nền móng thành công về mặt kinh tế của quốc gia, ngành, doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của M.Porter đưa một mô hình (mô hình kim cương) để phân tích và giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong một ngành, một sản phẩm nhất định, qua đó giải thích tại sao một quốc gia có thể thành công trong một ngành, một sản phẩm và quốc gia khác lại không thành công. Mô 9 hình này cho rằng có bốn yếu tố, chính là bốn thuộc tính cơ bản của một quốc gia, định hình môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh, bao gồm: (i) lợi thế so sánh của quốc gia về các yếu tố đầu vào của sản xuất là lao động, vốn, cơ sở hạ tầng cần thiết cho cạnh tranh của một ngành, một sản phẩm; (ii) đặc tính của nhu cầu trong nước đối với sản phẩm hoặc sản phẩm của ngành đó; (iii) sự phát triển của công nghiệp phụ trợ; (iv) những điều kiện liên quan đến thành lập, tổ chức và điều hành doanh nghiệp của quốc gia. Bốn yếu tố này, kết hợp với nhau tạo thành một “tinh thể kim cương” bền vững và rất cần thiết cho ngành được thành công và duy trì khả năng cạnh của các ngành. Mô hình lý thuyết này của M.Porter đã mở ra một cách tiếp cận tổng thể hơn về khả năng cạnh tranh của một ngành trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Nhóm tác giả J.Fagerberg, D.C.Mowery và R.R. Nelson trong công trình nghiên cứu “Innovation and Competitiveness”, được dịch là “Đổi mới và năng lực cạnh tranh” [90], đã nghiên cứu năng lực cạnh tranh dưới ba cấp độ: Cấp độ quốc gia; cấp độ ngành, cấp độ địa phương và doanh nghiệp. Với việc phân tích so sánh năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngành và giữa các tập đoàn lớn nhất trên thế giới, các kết luận được rút ra là năng lực cạnh tranh có nguồn gốc từ việc tạo ra những năng lực khác biệt cần thiết cho việc duy trì sự tăng trưởng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiếp cận năng lực cạnh tranh dưới góc độ tổng thể ba cấp. Điều này đã cho phép các tác giả nhấn mạnh vai trò của quốc gia, của ngành trong việc tạo dựng và củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, những kết luận của công trình nghiên cứu mang lại nhiều ý nghĩa hơn trong việc định hướng tổng thể, đưa ra các chính sách phát triển hiệu quả của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. 10 Tác giả Franziska Blunck thuộc Viện nghiên cứu Năng lực cạnh tranh trong công trình nghiên cứu của mình vào năm 2015 với tự đề “What is Competitiveness? ” (Năng lực cạnh tranh là gì?) [87], đã tiếp cận năng lực cạnh tranh trên hai khía cạnh là thương mại và phi thương mại. Trong đó ông cho rằng, trong lĩnh vực thương mại, năng lực cạnh tranh là sự thành công bền vững trong thị trường quốc tế không có sự bảo vệ hoặc trợ cấp. Tính cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại thường đề cập đến lợi thế thu được thông qua năng suất vượt trội. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại bao gồm lợi nhuận công ty, kim ngạch xuất khẩu của công ty và thị phần khu vực hoặc toàn cầu. Còn trong lĩnh vực phi thương mại, năng lực cạnh tranh được hiệu là khả năng để phù hợp hoặc đánh bại các công ty tốt nhất thế giới về chi phí và chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực phi thương mại thường là khó khăn, vì không có thử nghiệm hiệu suất thị trường trực tiếp. Tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của nền kinh tế bao gồm lợi nhuận công ty, chi phí và chất lượng của sản phẩm. 1.2. Về phƣơng diện nghiên cứu thực tiễn năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh Về phương diện nghiên cứu thực tiễn năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nước, có thể thấy một số cách tiếp cận sau: 1.2.1. Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Nguyễn Thị Tuệ Anh và Vũ Như Hoa (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (76) – 2014 [2], đã phân tích những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Thông qua việc phân tích kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan