Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may việt nam trong bối cảnh tham gia hiệp...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may việt nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên thái bình dương

.PDF
227
345
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG CHỈNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG CHỈNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HOÀNG VĂN BẰNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận án tiến sĩ, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc, công phu do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên! Nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Chỉnh i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..........................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP ..................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án................................... 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 6 7. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 8 1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ....................................................................... 8 1.1.1. Các lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh ................................................ 8 1.1.2. Năng lực cạnh tranh ngành .......................................................................... 8 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành . 9 1.1.4. Các nghiên cứu về ngành dệt may, nâng cao năng lực ngành dệt may ..... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 11 1.2.1. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành. ................................................ 11 1.2.2. Các nghiên cứu về ngành dệt may và cạnh tranh ngành dệt may .............. 12 1.2.3. Tổng quan về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. ......................... 16 1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu ............................................................................ 18 1.3.1. Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu ................................................... 18 1.3.2. Khoảng trống cần nghiên cứu. ................................................................... 19 1.3.3. Khung nghiên cứu của luận án ................................................................... 20 ii CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY. .................................. 21 2.1. Các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngành .................................. 21 2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh .......................................................... 21 2.1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh. ................................................................ 23 2.1.3. Các quan điểm về ngành và đánh giá năng lực cạnh tranh ngành ............ 25 2.2. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may ............................................................. 31 2.2.1. Vai trò của ngành dệt may .......................................................................... 31 2.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may...................................................................... 33 2.2.3. Các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may ................................................. 35 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may ........................ 37 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. ............... 40 2.3.1. Tiếp cận theo mô hình Kim cương .............................................................. 40 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may. ................................................................................................................................... 42 2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam ..................................................................................... 47 2.4.1. Kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á ...................................................... 47 2.4.2. Kinh nghiệm của các quốc gia Nam Á........................................................ 50 2.4.3. Kinh nghiệm của các quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. .............................................................................................................. 53 2.4.4. Bài học rút ra để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam.... 56 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. ......................................... 58 3.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam ............................................................ 58 3.1.1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam ............................................... 58 3.1.2. Thị trường và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. ..... 60 3.1.3. Chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam. .......................................... 63 3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. .................................................................................................................. 65 3.2.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất của ngành dệt may. ................................ 65 iii 3.2.2. Cầu thị trường............................................................................................. 75 3.2.3. Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành dệt may. ........................................................................................................................... 78 3.2.4. Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ ngành dệt may. ..................... 82 3.2.5. Đầu tư nước ngoài đối với ngành dệt may. ................................................ 87 3.2.6.Vai trò của Nhà nước ................................................................................... 89 3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam thông qua một số tiêu chí. ...................................................................................................................... 94 3.3.1. Thị phần xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. ..................................... 94 3.3.2. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam. .................................... 98 3.3.3. Doanh thu của ngành dệt may Việt Nam. ................................................... 99 3.3.4. Lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam. .................................................101 3.3.5. Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam. .........................................104 3.3.6. Nghiên cứu và phát triển của ngành dệt may Việt Nam. ..........................106 3.4. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. ..................................................................................................................108 3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................108 3.4.2. Hạn chế .....................................................................................................108 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế. ........................................................................110 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG..........114 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động dến năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam. ........................................................................................................114 4.1.1. Bối cảnh quốc tế. ......................................................................................114 4.1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................................118 4.1.3. Những vấn đề đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam dưới góc độ năng lực cạnh tranh theo yêu cầu của Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương ..............123 4.3. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ........................................127 iv 4.3.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ..............................................127 4.3.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh dệt may khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. .............................................................................128 4.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. ..............................129 4.4.1. Đầu tư đổi mới công nghệ, huy động các nguồn vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp ngành dệt may ..................................................................................129 4.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động để đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. ....................................................131 4.4.3. Xây dựng chuỗi giá trị và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may ..........134 4.4.4. Xây dựng và nâng cấp cụm ngành dệt may, tăng cường liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp dệt may ..............................................................................137 4.4.5. Hoàn thiện chính sách cho ngành dệt may và cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh ...............................................................................................................140 4.4.6. Xây dựng thương hiệu, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may. ...................................................................................................................145 4.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. ...............................146 4.5.1. Đối với Nhà nước ......................................................................................147 4.5.2. Đối với Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bông sợi Việt Nam ...........................147 4.5.3. Đối với các doanh nghiệp dệt may ...........................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................................164 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt AEC Cộng đồng kinh tế Asean FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do ILO Tổ chức lao động quốc tế SHTT Sở hữu trí tuệ TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO Tổ chức thương mại thế giới VITAS Hiệp hội dệt may Việt Nam VINATEX Tập đoàn dệt may Việt Nam CNHT Công nghiệp hỗ trợ VCOSA Hiệp hội Bông sợi Việt Nam CMT Gia công xuất khẩu OBM Sản xuất theo thương hiệu riêng ODM Sản xuất theo thiết kế riêng OEM Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng NSLĐ Năng suất lao động NLCT Năng lực cạnh tranh VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. So sánh mức độ cam kết trong FTA thế hệ mới và các FTA khác .......... 46 Bảng 3.1: Sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may...................................................... 59 Bảng 3.2: Năng lực của mỗi khâu đoạn trong chuỗi dệt may Việt Nam so với toàn cầu hiện nay. .............................................................................................................. 64 Bảng 3.3: Đánh giá các vị trí lao động trong doanh nghiệp dệt và may ................... 66 Bảng 3.4: Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may giai đoạn 2010 - 2015 ....................................................................................................... 68 Bảng 3.5: Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu WEF về chất lượng hạ tầng giao thông của một số quốc gia TPP (2013 - 2014) .......................................................................... 72 Bảng 3.6: Quy mô thị trường dệt may toàn cầu. ....................................................... 76 Bảng 3.7: Số lượng nhà máy ngành dệt may năm 2013 so với năm 2005 ................ 79 Bảng 3.8: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ..................... 82 Bảng 3.9: Năng lực sản xuất ngành dệt Việt Nam .................................................... 83 Bảng 3.10: Nguyên liệu cho sản xuất sợi xơ ngắn .................................................... 84 Bảng 3.11: Phân bổ cọc sợi (xơ ngắn). ..................................................................... 85 Bảng 3.12: Các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào dệt may ................................... 88 Bảng 3.13: Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu dệt may của một số .............101 quốc gia ...................................................................................................................101 Bảng 3.14: Tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam so với Trung Quốc năm 2010 .................................................................103 Bảng 3.15: Chỉ số RSCA một số sản phẩm của Việt Nam so với TPP và Trung Quốc .................................................................................................................................104 Bảng 3.16: Chỉ số RCA của một số sản phẩm dệt may Việt Nam so với các quốc gia .................................................................................................................................105 Bảng 3.17: Các cơ sở R&D hiện nay đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp 3 tỉnh TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương. ...............................................................................107 vii Bảng 4.1: Dịch chuyển sản xuất từ nơi có chi phí cao sang nơi có chi phí thấp. ...114 Bảng 4.2: Tác động ngành của TPP đến năm 2020 ................................................116 Bảng 4.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025 ...................118 Bảng 4.4: Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2040 ............119 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may năm 2002 đến 2015 ................ 60 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu 2014 .......................................... .63 Biểu đồ 3.3: Lao động ngành dệt may giai đoạn 2010 -2015 ................................... 65 Biểu đồ 3.4: Tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam .......................................... 75 Biểu đồ 3.5: Chi tiêu bình quân đầu người hàng dệt may năm 2013 của một số quốc gia TPP ...................................................................................................................... 77 Biểu đồ 3.6: Chi phí nhân công ngành dệt may của một số quốc gia TPP giai đoạn 2002 - 2014 ............................................................................................................... 80 Biểu đồ 3.7: Giá bán của mặt hàng HS-61 and HS-62, năm 2014 ........................... 81 Biểu đồ 3.8: Thị phần của dệt may Việt Nam giai đoạn 2010 -2014 ....................... 95 Biểu đồ 3.9: Thị phần dệt may nội địa ...................................................................... 96 Biểu đồ 3.10: Thị phần của dệt may Việt Nam so với các nước trên thị trường Mỹ 97 Biểu đồ 3.11: Năng suất lao động của ngành dệt may giai đoạn 2010 - 2015. ........ 98 Biểu đồ 3.12: Doanh thu ngành dệt may 2010 - 2015 ............................................100 Biểu đồ 3.13: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành dệt may ............................102 Biểu đồ 3.14: Huy động vốn cho nghiên cứu..........................................................106 Biểu đồ 4.1: Các giải pháp theo doanh nghiệp mà Chính phủ cần ưu tiên sau khi TPP được ký kết ......................................................................................................140 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may Châu Á .......................... 34 Sơ đồ 2.2: Mô hình viên kim cương áp dụng luận án ............................................... 43 Sơ đồ 3.1: Cụm ngành dệt may TP. HCM và địa phương lân cận ........................... 73 Sơ đồ 4.1: Chuỗi giá trị ngành dệt may ..................................................................134 HỘP Hộp 2.1: Các sản phẩm dệt may trong Hệ thống phân loạiHS ................................. 26 Hộp 3.1: Điểm mạnh và điểm yếu của cụm liên kết công nghiệp dệt may của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ........................................................................................ 74 Hộp 3.2: Năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam ........................................... 99 Hộp 4.1: Tác động của TPP đối với ngành dệt may ...............................................117 x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngành dệt may là ngành có lợi thế của Việt Nam, qua 30 năm đổi mới phát triển, ngành dệt may đã có bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt hơn 27 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP và hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làm cho hơn 2,5 lao động tại hơn 6.000 doanh nghiệp [20]. Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt tại cả năm khu vực nhập khẩu chính bao gồm Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc và các nước Đông Âu.... Thế nhưng năng lực cạnh tranh ngành dệt may nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế như: Năng suất lao động thấp; tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm sẽ tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành; tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%; giá trị gia tăng của ngành thấp do công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT 65%, phương thức FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1%); Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; liên kết cụm ngành dệt may còn mờ nhạt [20]…. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các FTA thế hệ mới như TPP, các giao dịch xuyên biên giới ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thương mại dịch vụ toàn cầu, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài gần như bị san phẳng. Nhiều quốc gia chuyển sang mô hình công nghiệp hóa dựa trên sức cạnh tranh, khai thác và tạo lập lợi thế so sánh, chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời phấn đấu chiếm lĩnh các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị đó. Việt Nam tham gia các hiệp định này sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô và hình thành những tập đoàn kinh tế lớn đồng thời với xu thế cá thể hóa doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu về tác động của TPP đối với các nước tham gia đều cho thấy một dự báo rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước tham gia Hiệp định này. Việc Việt Nam là “cường quốc dệt may” duy nhất của Châu Á tham gia TPP có thể được coi là cơ hội đối với ngành dệt may. Theo nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình cân bằng tổng thể tính toán được (CGE) của Peter Petri (2013), nếu Việt Nam không tham gia vào TPP thì đến năm 2025 thì kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 239 tỉ USD nhưng khi có TPP sẽ tăng thêm 67,9 1 tỉ USD lên 307 tỉ USD, trong đó mặt hàng dệt may và da giày sẽ có mức tăng cao nhất là 51,9 tỉ USD (tương ứng tốc độ tăng 45,9%) [20]. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm dệt may cũng được đánh giá là sẽ tăng thêm 12,9 tỉ USD trong cùng giai đoạn. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất, trong đó có ngành dệt may...Do vậy việc nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may nhằm tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những định hướng và các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh ngành dệt may. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình nhằm mục đích giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra là nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may, tận dụng tối đa cơ hội, hạn chế thách thức do các FTA thế hệ mới mang lại, nhất là TPP. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích chung: Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may; những thách thức, cơ hội của các FTA thế hệ mới mang lại, nhất là TPP với ngành dệt may Việt Nam; thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam; đề xuất quan điểm, định hướng cũng như các giải pháp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP - Mục đích cụ thể: Để thực hiện mục đích chung nêu trên luận án, tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là: Một là, Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia TPP ?. Hai là, Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may bằng tiêu chí nào ?. Ba là, Hiện trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam như thế nào khi tham gia TPP ?. Bốn là, Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP ?. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án chủ yếu tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau: - Luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dệt may, 2 các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ngành dệt may. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam. - Phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia TPP. - Đề xuất được một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam và tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung phân tích sâu thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015. Luận án cũng đề cập đến các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. - Phạm vi về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. Địa bàn nghiên cứu là ngành dệt may trên cả nước. - Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2007 trở về đây, là giai đoạn mà Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tương lai giai đoạn Việt Nam tham gia toàn diện vào các FTA thế hệ mới, nhất là TPP. Các chính sách liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả thực hiện cách tiếp cận hệ thống bao gồm tiếp cận các cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành để thấy rõ bản chất, và các nội dung cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Sau đó, tác giả tiếp cận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt theo cả hai cách tiếp 3 cận trực tiếp và gián tiếp (sử dụng mô hình Dunning John và các tiêu chí để đánh giá), để đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh Việt Nam tham gia TPP đảm bảo tính logic, khả thi và tính khái quát các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp luận nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận, Các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận án bao gồm: 1. Phương pháp phân tích - so sánh: Luận án nghiên cứu, phân tích các mô hình và các yếu tố thuộc về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành, rút ra các kết luận khoa học có chọn lọc về mô hình và các yếu tố đó. Luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến luận án, đồng thời thu thập, biên dịch các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan cả về lý luận và thực tiễn về, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. So sánh năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam với ngành dệt may của các quốc gia khác. 2. Phương pháp chuyên gia: Luận án sẽ tổng hợp ý kiến, trích dẫn các ý kiến của chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh ngiệp, hiệp hội dệt may …về các vấn đề mà ngành dệt may đang gặp phải, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may, giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi tham gia các FTA thế hệ mới. 3. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích tình huống để nghiên cứu: nghiên cứu tình huống của năng lực cạnh tranh về cụm ngành dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, cụm ngành dệt may Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là hai vùng chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp dệt may của ngành. 4. Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn về nội dung năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, cụ thể là TPP. 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị và đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành: Việc sử dụng phối hợp cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị sẽ giúp phân tích và nhận diện một cách toàn diện những lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đồng thời có thể đánh giá được tính liên kết, hỗ trợ của các nhà cung ứng dịch vụ, các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ đối với những hoạt động cốt lõi của ngành dệt may. 4 Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp SWOT, phương pháp phân tích hệ thống...... - Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, Hiệp hội bông sợi, Ngân hàng thế giới, Uncomtrade, WTO, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm WTO, Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các hội thảo về FTA thế hệ mới, ngành dệt may và TPP, ….. - Quy trình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành, ngành dệt may Bước 2: Xác định cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Bước 3: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp các điểm mới như sau Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung về năng lực cạnh tranh, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Đã phân tích các cấp độ cạnh tranh ngành dệt may và đưa ra bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Trên cơ sở vận dụng mô hình Dunning John, luận án đã đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP) và làm rõ ảnh hưởng của những cam kết FTA thế hệ mới đối với chiến lược; đầu tư nước ngoài; điều kiện sản xuất; cấu trúc và cạnh tranh ngành dệt may cũng như đối với các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may và các ngành công nghiệp có liên quan. Luận án đã rút ra được bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP), trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành dệt may phát triển. 5 Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn vừa qua; đưa ra được những kết luận xác đáng về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào TPP cũng các FTA thế hệ mới khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ bản chất về năng lực cạnh tranh ngành, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Đồng thời chỉ rõ đặc điểm; tiêu chí đánh giá, các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may để làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và ngành dệt may nói riêng. Luận án cũng đã sử dụng mô hình "kim cương" của Dunning với 6 nhân tố cơ bản để làm cơ sở lý luận nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). * Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của các nước, đồng thời rút ra những kết quả nổi bật và những điểm yếu cần được khắc phục của ngành dệt may Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam, điều này có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi trong bối cảnh mới. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp làm cơ sở để đưa ra các kế hoạch, chiến lược, chính sách…. phù hợp để tận dung tối đa cơ hội, khắc phục, hạn chế những thách thức mà các FTA thế hệ mới nói chung, TPP nói riêng mang lại cho ngành dệt may cũng như các ngành sản xuất khác của Việt Nam. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kết cấu của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may 6 Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Chương 4: Quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 1.1.1. Các lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” (tiếng Anh thường sử dụng là competitiveness) thường được bàn luận trong các sách, báo, tạp chí... Thuật ngữ này được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Michael Porter, đã đề xuất mô hình 5 áp lực: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe doạ về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế; vai trò của các công ty bán lẻ và cuối cùng là các nhà cung cấp đầy quyền lực. Porter đã đề xuất mô hình kim cương để đo lường năng lực cạnh tranh quốc gia dựa vào phân tích các yếu tố: vốn, chiến lược, nhu cầu thị trường, sự phát triển ngành dịch vụ hỗ trợ và 2 yếu tố tác động là chính phủ và cơ hội [32, tr. 27, 28, 29]. Tuy nhiên, quan điểm của Michael Porter không được một số tác giả đồng tình, họ cho rằng cạnh tranh là cuộc chiến giành cơ hội trong tương lai nên không thể dùng mô hình “5 yếu tố” của Michael Porter để phân tích. Quan điểm cạnh tranh này được xây dựng trên cơ sở của vật lý học thế kỷ 19 với chủ trương “kinh tế hài hòa”. Giá cả hàng hóa và các yếu tố sản xuất do cung cầu thị trường quyết định. Hành vi có tính toán trên thị trường về phía cầu là người tiêu dùng tìm cách được thỏa mãn tối đa [61, tr. 35]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Krugman [100, tr. 10]; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ; Có nhiều tác giả như M. Porter [116], [117]. M.Porter và K.Ketels [33] đã thảo luận năng lực cạnh tranh, các vấn đề xung quanh năng lực cạnh tranh, quan điểm về năng lực cạnh tranh…….Tuy nhiên vẫn có những quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh dựa vào sự phân tích khác nhau. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh ngành Hiện nay có các quan điểm và góc nhìn khác nhau về năng lực cạnh tranh ngành: Đối với một ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được những thành 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan