Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt n...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

.PDF
109
6
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN VĂN TÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------- NGUYỄN VĂN TÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Văn Tùng là học viên lớp Cao học Ngân hàng Đêm 4 khóa 22. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tùng MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài ............................................................... 3 6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 4 CHUƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................................... 5 2.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 5 2.1.1.Khái niệm về cạnh tranh ......................................................................................... 5 2.1.2.Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ...................................................... 7 2.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ......................................................... 7 2.1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ....................................................... 8 2.1.3.Đặc trưng của năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .............................. 10 2.1.4.Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM.......................................... 10 2.1.4.1 Năng lực tài chính ..................................................................................... 12 2.1.4.2. Năng lực nhân sự...................................................................................... 13 2.1.4.3. Năng lực quản trị và điều hành ................................................................. 14 2.1.4.4. Năng lực mạng lưới .................................................................................. 15 2.1.4.5. Năng lực công nghệ .................................................................................. 16 2.1.4.6. Mức độ đa dạng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ .............................. 17 2.1.4.7. Uy tín thuơng hiệu .................................................................................... 17 2.2. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .... 18 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 16 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................................. 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 26 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 3.1. Tổng quan về Vietinbank ..................................................................................... 27 3.2. Thực trạng NLCT của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ................... 27 3.2.1. Năng lực tài chính ....................................................................................... 27 3.2.2. Năng lực nhân sự......................................................................................... 33 3.2.3. Năng lực quản trị và điều hành .................................................................... 36 3.2.4. Năng lực mạng lưới ..................................................................................... 38 3.2.5. Năng lực công nghệ ..................................................................................... 40 3.2.6. Mức độ đa dạng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ .................................. 41 3.2.7. Uy tín thuơng hiệu. ...................................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 46 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 47 4.1.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 47 4.1.2. Nghiên cứu sơ bộ: ................................................................................................ 48 4.1.3. Mô hình hiệu chỉnh, đề xuất nghiên cứu .............................................................. 48 4.1.4 Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 51 4.2. Xây dựng thang đo................................................................................................ 52 4.3. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 67 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ..................................... 68 5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .......................................................................... 68 5.1.1. Kết quả từ mô hình nghiên cứu định lượng .......................................................... 68 5.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ........................................................................................................... 69 5.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .............................................................................................. 72 5.2.1. Năng lực về mạng lưới ......................................................................................... 72 5.2.2. Năng lực tài chính ................................................................................................ 73 5.2.3. Năng lực nhân sự ................................................................................................. 74 5.2.4. Uy tín thương hiệu ............................................................................................... 75 5.2.5. Mức độ đa dạng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ ........................................... 76 5.2.6. Năng lực quản trị và điều hành ............................................................................ 77 5.2.7. Năng lực công nghệ ............................................................................................. 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 80 KẾT LUẬN GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CIC Cụm từ tiếng Anh Credit Information Center Cụm từ tiếng Việt Trung tâm thông tin tín dụng CNTT Công nghệ thông tin HĐQT Hội đồng quản trị NLCT Năng lực cạnh tranh NHNN Ngân hàng nhà nước Ngân hàng công thương Việt Nam NHCTVN TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCTD Tổ chức tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank WTO Việt Nam World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG STT 1 Nội dung Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu tổng quan về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM Trang 25 2 Bảng 3.1 Vốn chủ sở hữu của Vietinbank qua các năm 29 3 Bảng 3.2: Hệ số CAR của Vietinbank qua các năm 29 4 Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản có của Vietinbank qua các năm 31 5 Bảng 3.4: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank qua các năm 31 6 Bảng 3.5: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng 32 7 Bảng 3.6: Chỉ tiêu ROA của Vietinbank qua các năm 32 8 Bảng 3.7: Chỉ tiêu ROA của một số ngân hàng năm 2014 33 9 Bảng 3.8: Chỉ tiêu ROE của Vietinbank qua các năm 33 10 Bảng 3.9: Chỉ tiêu ROE của một số ngân hàng năm 2014 34 11 Bảng 3.10. Thu nhập nhân viên Vietinbank qua các năm 36 12 Bảng 3.11. So sánh tình hình nhân sự các Ngân hàng 36 13 14 15 16 17 Bảng 3.12: So sánh mạng lưới giao dịch của Vietinbank và các Ngân hàng Bảng 3.13: Tổng hợp các sản phẩm của Vietinbank hiện nay Bảng 4.1. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến hình ảnh thương hiệu Bảng 4.2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến chất lượng sản phẩm và dịch vụ Bảng 4.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực tài chính 41 44 59 59 60 18 19 20 21 22 23 24 25 Bảng 4.4. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực về mạng lưới Bảng 4.5. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực về công nghệ Bảng 4.6. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực nhân sự Bảng 4.7. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực quản trị và điều hành Bảng 4.8. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực cạnh tranh của ngân hàng (biến phụ thuộc) Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Bảng 4.11. Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình 60 60 61 61 61 63 64 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng số lượng lao động Vietinbank 34 2 Biểu đồ 3.2. Trình độ nhân viên Vietinbank năm 2014 35 3 Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng chi nhánh Vietinbank qua các năm 40 4 Biểu đồ 4.1. Phần trăm phản hồi theo giới tính 56 5 Biểu đồ 4.2. Phần trăm phản hồi theo độ tuổi 57 6 Biểu đồ 4.3. Phần trăm phản hồi theo trình độ 57 7 Biểu đồ 4.4. Phần trăm phản hồi theo mức thu nhập 58 DANH MỤC HÌNH STT Nội dung Trang 1 Hình 2.1. Mô hình “Năm lực lượng của Porter” 18 2 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank 38 3 Hình 3.2. Các lĩnh vực kinh doanh của Vietinbank 43 4 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu 49 Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố tác động đến 5 năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại theo các giả thiết 51 của Victor Smith. 6 Hình 4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức đề xuất về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 52 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề nâng cao sức mạnh cho hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng trong xu thế hội nhập quốc tế đã bắt đầu đựợc thảo luận từ làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài đến các quốc gia đang phát triển nở rộ ở những thập niên nửa cuối thế kỷ 20. Sự thay đổi tư duy quản lý kinh tế của Việt Nam tiếp tục góp phần cổ động mạnh mẽ xu thế lịch sử này. Một báo cáo gần đây được ủy quyền bởi Hội đồng tiêu dùng của Fiji tựa đề dịch vụ ngân hàng: Từ góc nhìn của người tiêu dùng (Chandra 2011), có một lưu ý rằng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nội địa chưa cao lợi nhuận thấp, lệ phí, chi phí cao, thiếu tiếp cận chủ động trong việc cung cấp thông tin, mức độ cạnh tranh không đồng đều, dịch vụ kém chất lượng, sự vắng mặt của một thị trường để kiểm soát doanh nghiệp của các ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài có mức lợi nhuận cao hơn do truyền thống lâu đời và năng lực cạnh tranh tốt hơn. Do đó vấn đề năng lực cạnh tranh là vấn đề quan trọng cần chú trọng cho từng ngân hàng nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Vietinbank là một trong các NHTM hàng đầu tại Việt Nam với tổng tài sản xấp xỉ 528,6 nghìn tỷ VND và giá trị vốn hóa đạt 55 nghìn tỷ VND. Vietinbank cũng là một trong những NHTM Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, và hiện nay Vietinbank đang không ngừng nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng của công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vietinbank cũng là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam, chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực tài trợ dự án và thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, nếu Vietinbank không đánh giá lại toàn diện về cơ cấu hoạt động, không xem xét toàn diện năng lực cạnh tranh của mình thì Vietinbank có thể sẽ dễ dàng mất đi thế mạnh hiện hữu của mình. Vì vậy, để tiếp tục phát huy lợi thế của 2 mình, giữ vững vị thế hàng đầu của Vietinbank, cần có những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của Vietinbank. Do có cơ hội được làm việc tại Vietinbank, nhận thức được tầm quan trọng của cạnh tranh là vấn đề không thể tránh và nhận thấy Vietinbank phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng ngày nay, tác giả đã chọn đề tài: ''Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu nghiên cứu chung: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietinbank.  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Đánh giá năng lực cạnh tranh NHTM - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietinbank. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của Vietinbank - Giải pháp pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietinbank.  Câu hỏi nghiên cứu: - Năng lực cạnh tranh của NHTM đuợc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu nào? - Thực trạng cạnh tranh của Vietinbank hiện nay như thế nào? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến năng lực cạnh tranh của NHCTVN? - Làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCTVN? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Vietinbank. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2014 - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống Vietinbank trong mối tương quan với các NHTM khác và năng lực cạnh tranh của Vietinbank qua một số lĩnh vực hoạt động cụ thể. 3 4. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng dữ liệu được thu thập từ các nguồn tư liệu thứ cấp: báo cáo của ngân hàng Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Sacombank, Eximbank, MBBank, ACB..; nghiên cứu khoa học, tạp chí,…và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM thông qua khảo sát điều tra thực tế, xử lý bằng phần mềm SPSS. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu trong luận văn. Tương ứng từng mục tiêu nghiên cứu, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh NHTM: Phuơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Vietinbank: Phuơng pháp mô tả và so sánh. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của Vietinbank: Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. - Giải pháp pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietinbank: Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đánh giá và giải thích. 5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học, đề tài đã hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh của các NHTM, hệ thống các lý luận về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh. - Về mặt thực tiễn, luận văn đã vận dụng hệ thống các lý luận, mô hình, phương pháp nghiên cứu vào việc xem xét năng lực cạnh tranh của Vietinbank, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cũng như xây dựng nền tảng cơ sở cho các NHTM khác tham khảo nhằm phát triển năng lực canh tranh. 4 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì bố cục luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chương 4: Mô hình nghiên cứu Chương 5: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện có sự xuất hiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Theo K. Marx1: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 1)2 cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004) trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” thì cạnh tranh trên thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của 1 Chu Văn Cấp và cộng sự (2006), Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lê Nin, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia. 2 Bùi Thị Thanh Hà (2000), Từ Điển Bách Khoa Việt Nam , Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa. 6 mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh. Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là " Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”. Từ những định nghĩa và các cách hiểu về cạnh tranh trên có thể rút ra các điểm chung sau đây: Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược. Giống như bất kỳ sự vật hiện tượng nào khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, cạnh tranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội một cách hợp lý, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản xuất xã hội, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông qua các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng…Ở khía cạnh tiêu cực, nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả thì song song với lợi nhuận được tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho 7 xã hội như môi trường sinh thái bị hủy hoại, nguy hại cho sức khỏe con người, đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhân cách con người bị tha hóa. Nếu xảy ra tình trạng này, nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển một cách lệch lạc và không vì lợi ích của số đông (Nguyễn Thị Quy, 2005). 2.1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 2.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Để có thể định nghĩa được năng lực cạnh tranh của NHTM, trước hết ta phải hiểu về khái niệm năng lực cạnh tranh. Vì sao lại có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn những doanh nghiệp khác? Vì sao có những quốc gia này giàu có hơn những quốc gia khác? Liệu các nước kém phát triển hơn có thể phát triển kịp các quốc gia đã phát triển? Các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mà danh tiếng đã được khẳng định không? Làm thế nào để có thể cạnh tranh được? Rất nhiều các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Khái niệm NLCT được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “DN có khả năng cạnh tranh là DN có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ DN”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (Flanagan và cộng sự, 2005) Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với DN, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các DN khác”. Theo Buckley (1988), NLCT của DN cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của DN với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của DN, mục đích chính của DN và các mục tiêu giúp các DN thực hiện chức năng của mình 8 Theo Adina Apatachioae (2013) thì năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004) trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” thì NLCT là việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của DN. Mặc dù có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh song cho đến nay, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chuẩn về khái niệm năng lực cạnh tranh đúng cho mọi trường hợp. Khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh vì thế cũng không phải là một hệ thống chỉ tiêu cố định. Một khái niệm NLCT của DN hay tổ chức phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại có thể là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan trọng là, NLCT không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm DN (ngành) và từng DN 2.1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Qua tìm hiểu về khái niệm năng lực cạnh tranh ở trên và theo Từ điển Bách Khoa, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội năm 1995 khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM có thể được hiểu như sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là sự tổng hợp tất cả các khả năng của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng về việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, đa dạng và phong phú, tiện ích và thuận lợi, có tính độc đáo so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường, tạo ra được lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế cao trên thị trường” Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM vẫn dựa trên nền tảng sự cạnh tranh về sản phẩm như mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường, sản 9 phẩm của ngân hàng đó là sản phẩm dịch vụ tài chính. Các sản phẩm này mang tính trừu tượng, người sử dụng sản phẩm không thể cầm nó, sờ nó được mà phải dùng cảm quan. Do vậy, đối với NHTM, ngoài đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu thức như các doanh nghiệp, còn phải đánh giá thông qua các yếu tố lòng tin, dựa trên uy tín, an toàn của NHTM. Theo Nguyễn Thị Quy (2005), thì “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh” Với khái niệm này thì tác giả Nguyễn Thị Quy đã đề cập đến năng lực nội tại của một NHTM và mối quan hệ của năng lực này với sự phát triển của ngành ngân hàng trên cơ sở tận dụng được lợi thế của mình nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, khái niệm trên cũng thể hiện sự linh hoạt trong chiến lược cạnh tranh của NHTM khi thích nghi và tận dụng sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của NHTM thể hiện thành các lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh khác nhưng các lợi thế đó không phải là bất biến. Điều đó phụ thuộc vào mỗi ngân hàng trong việc thường xuyên duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh. Có những NHTM gần như không có lợi thế hoặc lợi thế chỉ ở dạng tiềm năng, tuy nhiên do biết cách khai thác và sử dụng một cách hợp lý hiệu quả các lợi thế tiềm năng đó đã nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng bao hàm cả việc ngân hàng phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Nói cách khác, ngân hàng phải liên tục duy trì lợi nhuận trên cơ sở bám sát với nhịp độ phát triển của thị trường. Việc hạ thấp giá thành dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh theo quan niệm mang tính dài hạn không bao gồm việc hạ giá thành bằng những biện pháp tiêu cực như cắt giảm lương nhân viên, cắt giảm các chi phí phúc lợi, giảm chi phí môi trường... năng lực cạnh tranh ở đây phải gắn liền với khái niệm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan