Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ nâng cao kỹ năng trả lời phỏng vấn...

Tài liệu nâng cao kỹ năng trả lời phỏng vấn

.DOCX
23
232
115

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài....................................................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................3 5. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................................4 PHẦN 1......................................................................................................................................................5 NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG......................................................5 1. Khái niệm.............................................................................................................................. 5 2. Mục đích của phỏng vấn tuyển dụng.....................................................................................5 3. Các hình thức phỏng vấn.......................................................................................................6 3.1. Phỏng vấn không chỉ dẫn...............................................................................................6 3.2. Phỏng vấn theo mẫu.......................................................................................................6 3.3. Phỏng vấn tình huống.....................................................................................................7 3.4. Phỏng vấn liên tục..........................................................................................................7 3.5. Phỏng vấn nhóm.............................................................................................................7 3.6. Phỏng vấn căng thẳng....................................................................................................8 4. Quy trình của một buổi phỏng vấn........................................................................................8 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phỏng vấn của sinh viên trường Đại học Lao động – xã hội CS2 10 PHẦN 2.....................................................................................................................................................11 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG THAM GIA PHỎNG VẤN CỦA SINH VIÊN.....................11 1. Những điều sinh viên cần chuẩn bị......................................................................................11 1.1. Trước buổi phỏng vấn..................................................................................................11 1.2. Trong buổi phỏng vấấn...................................................................................................13 1.3. Sau buổi phỏng vấấn......................................................................................................15 2. Những câu hỏi thông minh để ứng viên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng.................................16 3. Các kiểu bẫy của nhà tuyển dụng đặt ra và cách ứng phó....................................................18 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................................................21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................22 LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................23 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phỏng vấn xin việc là một hình thức đang ngày càng phổ biến hiện nay, nó có ý nghĩa quan trọng đối với người đi xin việc nói chung và cá nhân các bạn sinh viên nói riêng để có được một công việc như mong muốn. Bởi sinh viên hầu hết ít khi được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế trong khi sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn thì ngày càng cao, nên hầu hết đều bỡ ngỡ khi bước chân khỏi cổng trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề...Bên cạnh đó cùng một lúc, trong cùng một ngành nghề có rất nhiều sinh viên cùng tốt nghiệp, kết hợp với số sinh viên chưa tìm kiếm đươc việc làm khiến cho khả năng cạnh tranh đối với một vị trí công việc là rất cao. Vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn, nếu sinh viên không trang bị những kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng phỏng vấn xin việc thì khó có thể giành được cơ hội chiến thắng cho mình. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù hầu hết sinh viên thì đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn tuyển dụng song kinh nghiệm phỏng vấn vẫn còn hạn chế. Vì trên thực tế sinh viên sắp ra trường thường chỉ tiếp cận thông tin qua mạng internet, các thông tin này rất rời rạc và hầu hết chưa được kiểm định chính xác. Đối với các tài liệu như sách, báo, tạp chí có nhưng với số lượng rất ít, một số nội dung chưa phù hợp với hoạt động phỏng vẫn tuyển dụng ở nước ta do các sách này chủ yếu là bản dịch từ sách nước ngoài, các sách của tác giả Việt Nam viết thì lại có nội dung tương tự, hiếm có sự thay đổi cho phù hợp. Trong nhà trường, sinh viên cũng ít có cơ hội tham gia các khóa học hay hoạt động nâng cao kỹ năng phỏng vấn xin việc, nếu có thì có rất ít sinh viên đăng ký tham gia. Ngoài ra, với tâm lý e ngại và còn nặng lý thuyết, sinh viên luôn bị động trong việc tìm kiếm những cơ hội để trải nghiệm và nâng cao năng lực phỏng vấn của mình. Do đó, nhiều bạn sinh viên ra trường với tấm bằng giỏi, đạt yêu cầu về hồ sơ, thậm trí là rất tốt nhưng khi được gọi tới phỏng vấn lại thất bại hoàn toàn vì thiếu kỹ năng giao tiếp hay nói cách khác là kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng khi chưa thể hiện được năng lực của mình cho nhà tuyển dụng. Hơn nữa, việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định đến cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta, tìm kiếm những việc làm tốt phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ cũng như sở thích là điều mà tất cả người lao động trong đó có sinh viên đều mong muốn. Song nó không phải là một việc dễ dàng đạt được nếu thiếu kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường đầy biến động; khoa học kỹ thuật và tỷ lệ dân số ngày càng phát triển như hiện nay. 2 Vì vậy, để giúp sinh viên trường Đại học – lao động xã hội CS2 nói riêng, người xin việc nói chung vượt qua bức tường mang tên “phỏng vấn xin việc”, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Nâng cao kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Lao động – xã hội CS2” 2. Mục tiêu đề tài Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ: - Làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quá trình phỏng vấn tuyển dụng hiện nay để khẳng định vai trò của nó đối với các bạn sinh viên. - Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết liên quan tới phỏng vấn tuyển dụng cho sinh viên để có thể chuận bị sẵn sàng cho quá trình phỏng vấn xin việc sau này. - Trang bị cho bản thân thêm những kiến thức và kinh nghiệm về phỏng vấn tuyển dụng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu sách, báo, tạp chí và các bài viết liên quan đến hoạt động phỏng vẫn xin việc trên thư viên Đại học Lao động – xã hội CS2, bài báo cáo nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Đào Xuân Chúc hướng dẫn, năm 2014 và các trang mạng thông tin đại chúng. - Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi về nhận thức của sinh viên chưa từng tham dự phỏng vấn để rút ra những điều cần lưu ý cho sinh viên. - Phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu các vấn đề: thực trạng nhận thức của sinh viên đối với hoạt động phỏng vấn tuyển dụng; những hiểu biết chung về phỏng vấn tuyển dụng; những kỹ năng cần có cho sinh viên trường đại học Lao động – xã hội CS2 trước, trong và sau khi phỏng vấn. 5. Lịch sử nghiên cứu 3 Hiện nay, có rất nhiều tác giả, dịch giả quan tâm tới vấn đề phỏng vấn tuyển dụng. Tuy nhiên những cuốn sách được biên dịch lại hay tập hợp lại từ sách nước ngoài chỉ nghiên cứu khái quát một số công đoạn cho phỏng vấn tuyển dụng mà chủ yếu là những việc nên làm hoặc không nên làm khi tham gia phỏng vấn. Mặt khác, cách viết sách hay tiếp cận vấn đề của những cuốn sách nước ngoài được dịch lại mặc dù gợi mở được vấn đề và cung cấp cho chúng ta một lượng kiến thức khá lớn nhưng chưa rõ và chưa cụ thể từng vấn đề chi tiết. Ngược lại, đối với những cuốn sách của các tác giả Việt Nam, các vấn đề được viết khá cụ thể, dễ hiểu nhưng chưa bao quát đầy đủ được vấn đề. Cụ thể:Trong cuốn “10 điều cần biết để có một việc làm thích hợp”, tác giả P.H. Diệp đã tập trung nghiên tới tác phong của ứng viên khi tham dự phỏng vấn và những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhưng chưa đề cập tới những yếu tố cần chuẩn bị khi tham dự phỏng vấn, không hướng dẫn trả lời cho các câu hỏi trên và không đề cập tới các công việc ứng viên cần làm khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Trong cuốn sách “Kĩ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh” của TS Thái Trí Dũng xuất bản năm 2009, tác giả có cung cấp những vấn đề mà ứng viên cần biết như chuẩn bị trước phỏng vấn, cách trả lời phỏng vấn và tác phong cần thể hiện trong buổi phỏng vấn...Tuy nhiên những vấn đề này còn viết chung chung, khái quát. Cuốn sách “Cây dù của bạn màu gì?” – Cuốn “cẩm nang” dành cho người xin việc của tác giả Richar Nelson Bolles xuất bản năm 2008 có đưa ra những nguyên tắc mà ứng viên cần tuân theo khi tham dự phỏng vấn tuyển dụng và phân tích khá chi tiết nguyên tắc này. Tuy nhiên, cuốn sách này viết theo hướng gợi mở cho người đọc nên nội dung không được tập hợp thành vấn đề cụ thể mà nó đòi hỏi người đọc phải suy luận và liên hệ thực tế để có thể hiểu vấn đề…Nhìn chung những nghiên cứu nêu trên đã phần nào đó đề cập tới kĩ năng cần có của ứng viên khi tham dự phỏng vấn tuyển dụng. Tuy nhiên phần lớn các công trình đó chưa thể hiện được đầy đủ các kĩ năng và công việc cần phải làm của sinh viên sắp ra trường trong việc phỏng vấn tuyển dụng. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi kế thừa những nghiên cứu nói trên và tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề về phỏng vấn tuyển dụng nhằm trang bị cho các bạn sinh viên những lý thuyết cơ bản nhất về vấn đề này. 4 PHẦN 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG 1. Khái niệm “Phỏng vấn là một quá trình, theo đó, người phỏng vấn sẽ hỏi các ứng viên một số câu hỏi nhằm đánh giá ứng viên theo những mục tiêu đã định, còn ứng viên có trách nhiệm đưa ra câu trả lời của mình” (TS. Lê Thanh Hà, Quản trị nhân lực tập 1, trang 392) 2. Mục đích của phỏng vấn tuyển dụng. Một cuộc phỏng vấn được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm một số mục đích cơ bản như sau: Thứ nhất, phỏng vấn tuyển dụng nhằm thu thập thông tin về người xin việc: Qua các công cụ tuyển dụng như sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc, những thông tin về ứng viên có thể chưa hoàn toàn đầy đủ, chưa rõ ràng. Qúa trình phỏng vấn sẽ tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng có thêm thông tin về ứng viên được rõ ràng, được giải thích cặn kẽ hơn. Những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên có thể là: - Đủ khả năng làm việc: Ứng viên có trình độ học vấn (học trường nào, xếp loại học lực gì...) và sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của công việc hay không? - Đủ tiêu chuẩn để làm được công việc: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc và có khả năng phát triển, có định hướng nghề nghiệp (nguyện vọng về nghề nghiệp, những mục tiêu trực tiếp và lâu dài, khả năng thăng tiến) rõ ràng hay không?... - Sự phù hợp với công việc: Ứng viên có khả năng hoà nhập với tập thể hay không? Ngoài những yếu tố trên, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm và đánh giá một số kĩ năng cần thiết mà ứng viên cần có như kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng xử lý xung đột, khả năng làm việc nhóm và truyền đạt thông tin… Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn tìm kiếm những phẩm chất như sự trung thực, lòng nhiệt huyết, sự quyết đoán, khả năng hoà nhập và tiềm năng phát triển của ứng viên… Thứ hai, phỏng vấn tuyển dụng có tác dụng đề cao công ty: Qua phỏng vấn giúp cho nhà tuyển dụng giới thiệu về công ty của mình, làm cho người xin việc hiểu rõ những mặt mạnh, ưu thế của công ty. Đây chính là hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho cơ quan đó. 5 Thứ ba, phỏng vấn tuyển dụng được tiến hành để cung cấp thông tin về tổ chức cho người xin việc, ví dụ như mục tiêu của công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý, các chính sách về nhân sự, các cơ hội thăng tiến, việc làm... Ngoài ra, phỏng vấn tuyển dụng sẽ giúp những người tham gia thiết lập quan hệ bạn bè, tăng cường khả năng giao tiếp. 3. Các hình thức phỏng vấn Hiện nay, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thường áp dung nhiều loại phỏng vấn để thu thập thông tin. Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của PGS.TS Trần Kim Dung, tái bản lần thứ 9, NXB Kinh tế TPHCM, có các hình thức phỏng vấn cơ bản sau: 3.1. Phỏng vấn không chỉ dẫn Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo. Sau khi nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc và hồ sơ của ứng viên, người phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên và những điểm chưa rõ, cần được làm sáng tỏ trong phỏng vấn. Phỏng vấn viên có thể hỏi những câu chung như: “hãy nói cho tôi biết về kinh nghiệm của anh chị trong công việc cũ”, “hãy kể cho tôi nghe về những đồng nghiệp của anh chị trong công việc cũ”. Ứng viên được phép trình bày tự do, hầu như không bị gián đoạn, ngắt quãng, phỏng vấn viên thường lắng nghe chăm chú, không tranh luận, ít thay đổi đề tài một cách đột ngột và thường kích thích ứng viên nói thêm bằng những câu hỏi như: “thực ra sự việc ntn?” , “rồi sao nữa”, “thế anh, chị nghĩ gì về vấn đề đó?”,v.v…Người phỏng vấn thường căn cứ vào câu trả lời trước của ứng viên để đặt câu hỏi tiếp theo, nên nội dung các câu hỏi có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Phỏng vấn viên có thể đặt ra những câu hỏi hoàn toàn khác nhau cho những ứng viên khác nhau của cùng một công việc. Hình thức phỏng vấn này thường tốn nhiều thời gian, mức độ tin cậy và chính xác không cao, do chịu ảnh hưởng tính chủ quan của người phỏng vấn và thường áp dụng để phỏng vấn các ứng viên vào chức vụ cao trong tổ chức, doanh nghiệp. 3.2. Phỏng vấn theo mẫu Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bản câu hỏi mẫu trong quá trình phỏng vấn ứng viên, các câu hỏi thường được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và các yêu cầu của công việc, tiêu chuẩn cần có của ứng viên và thường bao trùm lên tất cả những vấn đề quan trọng nhất cần 6 tìm hiểu về ứng viên: Động cơ, thái độ, năng lực, khả năng giao tiếp,v.v… để nâng cao hiệu quả của phỏng vấn đối với từng câu hỏi sẽ có các hướng dẫn cần tìm hiểu hoặc các thông tin cần biết về ứng viên. Hình thức phỏng vấn này ít tốt thời gian và có mức độ chính xác, độ tin cậy cao hơn hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn. 3.3. Phỏng vấn tình huống Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng vấn đưa ra những tình huống giống như trong thực tế người thực hiện công việc thường gặp, và yêu cầu ứng viên phải trình bày cách thức giải quyết vấn đề. Các tình huống được xây dựng căn cứ vào quyền hạn, trách nhiệm, điều kiệm làm việc, các mối quan hệ trong công việc thực tế. Ví dụ, tình huống đặt ra đối với ứng viên vào công việc tiếp viên hàng không có thể là: Anh chị sẽ làm gì nếu trong lúc phục vụ khách hàng trên tuyến bay, một khách hàng sơ ý  làm đổ một ly nước trên tay anh/chị và một hành khách khác. Anh/ chị sẽ nói gì khi khách hàng phàn nàn về chuyến bay quốc tế bị chậm tới 3 giờ.?  Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc càng đa dạng thì các tình huống trong phỏng vấn càng phong phú. Đặc biệt do tính chất thử thách, phức tạp trong công việc của nhà quản trị, ứng viên vào chức vụ giám đốc thường được yêu cầu giải quyết rất nhiều tình huống nan giải trong điều kiện rất hạn hẹp về thời gian. 3.4. Phỏng vấn liên tục Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó, ứng viên bị nhiều người phỏng vấn hỏi liên tục, riêng biệt và không chính thức. Ứng viên thường không biết là mình đang bị phỏng vấn, nên hành vi, cách nói năng dễ bộc lộ tính cách của ứng viên một cách trung thực nhất. Hình thức này cho kết quả đáng tin cậy hơn so với hình thức phỏng vấn thuần túy không chỉ dẫn. 3.5. Phỏng vấn nhóm Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn viên cùng hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. Trong phỏng vấn nhóm thường sẽ có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi phỏng vấn viên đều nghe được câu trả lời của ứng viên đối với các phỏng vấn viên khác, do đó, các phỏng vấn viên có điều kiện tìm hiểu và đánh giá về ứng viên chính xác hơn. Nhóm phỏng vấn viên thường có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá, giải quyết các vấn đề, do đó phỏng vấn nhóm thường khách quan hơn. 7 Tuy nhiên hình thức này có thể gây ra tâm lý căng thẳng thái quá ở ứng viên. Khi đó, hội đồng phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức từng ứng viên tham gia thực hiện các câu trả lời. 3.6. Phỏng vấn căng thẳng Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy không được thoải mái, bị căng thẳng về tâm lý vì những câu hỏi xoáy mạnh vào những điểm yếu của ứng viên. Loại phỏng vấn này được sử dụng nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm tâm lý, long độ lượng khoan dung, cách thức phản ứng, giải quyết vấn đề của ứng viên khi bị căng thẳng trong công việc. Tuy nhiên, nếu thực hiện hình thức phỏng vấn này không khéo có thể dẫn đến tình trạng xúc phạm ứng viên quá đáng hoặc gây ra những sự giận dữ, xung đột không kiểm soát được. Do đó, chỉ trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của công việc và phỏng vấn viên phải có nhiều kinh nghiệm mới nên thực hiện hình thức phỏng vấn này. 4. Quy trình của một buổi phỏng vấn Theo Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của PGS.TS Trần Kim Dung, tái bản lần thứ 9, NXB Kinh tế TPHCM, qua trình phỏng vấn gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn Nhà tuyển dụng chuẩn bị lịch phỏng vấn, lên thời gian, địa điểm, danh sách ứng viên, người phỏng vấn, liên lạc với ứng viên, trang thiết bị phỏng vấn,… Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn Các câu hỏi được sử dụng một cách có cấu trúc, có thể thúc đẩy tiến trình phỏng vấn một cách đáng kể bằng cách khuyến khích ứng viên tiếp tục tham gia buổi tiếp xúc, làm rõ những hiểu biết của mình, và cho phép người phỏng vấn có thời gian để sắp xếp câu trả lời của ứng viên trước khi đánh giá những gì ứng viên đã nói ra. Các câu hỏi dùng trong phỏng vấn cũng là một “nghệ thuật” để tìm ra được những thông tin cần thiết quan trọng nhất về ứng viên giúp ích cho việc tuyển chọn. Do đó cần phải biết cách chọn và chuẩn bị sẵn những câu hỏi phù hợp. Các loại câu hỏi phỏng vấn như sau: - Câu hỏi chung Câu hỏi đặc trưng cho từng loại công việc Câu hỏi riêng biệt Bước 3: Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời 8 Mỗi câu phỏng vấn cần được dự đoán các phương án có thể trả lời, xác định những câu trả lời như thế nào sẽ được đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu và kém hoặc theo thang điểm 10. Việc xây dựng thang điểm đánh giá các câu trả lời liên quan đến các đặc điểm tâm lý cá nhân thường căn cứ và quan điểm, triết lý lãnh đạo cao nhất đối với nhân viên và các giá trị, văn hóa, tinh thần được duy trì trong doanh nghiệp. Bước 4: Thực hiện phỏng vấn Tất cả các thành viên của hội đồng phỏng vấn nên có sự thống nhất về bảng câu hỏi và cách đánh giá các câu trả lời của ứng viên trước khi bắt đầu phỏng vấn. Một thành viên trong hội đồng phỏng vấn sẽ giới thiệu tóm tắt về các ứng viên khách với hội đồng . Để giúp các ứng viên không bị hồi hộp, lo lắng thái quá trong phỏng vấn, hội đồng có thể nói chuyện than mật với các ứng viên trong một hai câu ban đầu Cấu trúc của buổi phỏng vấn: 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phỏng vấn của sinh viên trường Đại học Lao động – xã hội CS2 Điều tra bằng bảng hỏi sau với nội dung như sau: 1) Theo bạn, tuổi tác có nói lên trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc của một người hay không? a. Có 9 b. Không c. Khác 2) Trước khi đi phỏng vấn, bạn nghĩ mình có nên kiểm tra lại tất cả hồ sơ, tài liệu có liên quan đến buổi phỏng vấn hay không ? a. Không cần thiết b. Rất cần thiết c. Không quan trọng 3) Để rèn luyện kỹ năng tham gia trả lời phỏng vấn bạn đã chuẩn bị những gì? a. Không chuẩn bị gì b. Tìm hiểu kỹ trên mạng c. Tự tập luyện nhiều lần trước khi phỏng vấn 4) Bạn đã từng tham gia buổi phỏng vấn nào hay chưa? Nếu có là trong dịp nào và kết quả ra sao, bạn có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình phỏng vấn hay không? a. Đã từng ....................................................................................................................... ......................................................................................................................... b. Chưa từng 5) Khi đến dự buổi phỏng vấn bạn muốn ăn mặc như thế nào? a. Ăn mặc kiểu cách để tạo sự chú ý cho các nhà tuyển dụng b. Ăn mặc lịch sự phù hợp nơi công sở c. Ăn mặc giản dị, hình thức bên ngoài không quan trọng d. Tùy trường hợp 6) Theo bạn nghĩ điều gì là quan trong nhất mà một người ứng viên cần nhớ trong suốt quá trình phỏng vấn? a. Tự tin, bình tĩnh luôn là chính mình b. Cố làm thay đổi bản thân sao cho tạo được ấn tượng tốt nhất trong mắt nhà tuyển dụng 7) Giả sử sau buổi tham gia phỏng vấn, bạn được các nhà tuyển dụng gợi ý đặt câu hỏi cho họ thì bạn có nên hỏi hay không? a. Hỏi tất cả các vấn đề mà bản thân đang thắc mắc b. Chỉ hỏi một vài câu hỏi cần thiết nhất c. Không hỏi gì 8) Nếu bạn được hỏi về mức lương mong muốn thì bạn sẽ trả lời như thế nào? a. Tự đưa ra một mức lương mà mình cho là hợp lý nhất b. Tùy công ty nhận xét đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp với khả năng c. Cần biết trước nội dung công việc mà mình sẽ làm rồi mới thảo luận đến vấn đề lương bổng 9) Nếu cho bạn chọn một công việc lương cao, áp lực công việc lớn với một công việc lương thấp nhưng lại là đam mê của bạn, liệu bạn sẽ chọn công việc nào? a. Công việc lương cao, áp lực lớn b. Công việc lương thấp, đam mê c. Tùy vào trường hợp 10) Theo bạn, sếp nam hay sếp nữ đảm nhận vai trò lãnh đạo tốt hơn? Vì sao? ...................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. 11) Bạn là một ứng cử viên, điều mà bạn cần ở các nhà tuyển dụng là gì? 10 a. b. c. d. Thân thiện, cởi mở Nghiêm khắc, chí công vô tư Cả a và b Tùy từng tình huống cụ thể Mẫu khảo sát: 200 sinh viên của Trường Đại học lao động – xã hội CS2, thuộc 3 lớp Đ12NL, Đ12KT1, Đ12KD1, Đ12BH. Từ kết quả của các bẳng hỏi, chúng tôi sẽ tiến thành thu thập, phân tích, tổng hợp các yếu tố về tâm lý, chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của sinh viên trong diện khảo sát. PHẦN 2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG THAM GIA PHỎNG VẤN CỦA SINH VIÊN 1. Những điều sinh viên cần chuẩn bị 1.1. Trước buổi phỏng vấn Việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là chìa khoá mở ra sự thuận lợi và ấn tượng đẹp cho buổi phỏng vấn. Mang theo những thứ cần thiết khi đi phỏng vấn góp phần quan trọng giúp bạn tự tin để gặt hái kết quả mỹ mãn nhất. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ thật may mắn khi có bạn. Các giấy tờ cần thiết Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua Internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in, phô tô công chứng hoặc ghi trên loại giấy chất lượng. Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ bận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Việc bạn chuẩn bị sẵn vài bản CV sao in sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn. Thông tin công ty Tìm hiểu và ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh…Còn gì tệ hơn khi bạn đang tìm đường đến nhưng bị lạc. Những thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến. Chuẩn bị trước các câu hỏi thường hay gặp ở một buổi phỏng vấn 11 Từ các nguồn trên thông tin đại chúng, sách báo, tài liệu…các ứng viên hoàn toàn có thể chuẩn bị và tập trả lời các câu hỏi thường hay gặp nhất trong một buổi phỏng vấn. Sổ tay, bút ghi Rất nhiều bạn khi đang được phỏng vấn không mang theo gì cả. Đây thực sự là thiếu sót không đáng có. Có rất nhiều thông tin cần thiết được tiết lô buộc bạn phải cần có sổ tay và bút để ghi lại. Hành động này gián tiếp giúp nhà tuyển dụng thấy rõ bạn thực sự quan tâm, dành tâm huyết cho công việc ấy. Đồ dùng gọn nhẹ Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, những người mang đồ dùng cồng kềnh khi phỏng vấn không được đánh giá cao. Họ là những người có đầu óc tổ chức kém và khó hoàn thành công việc đúng hạn. Đừng để bạn rơi vào trường hợp này. Hãy chọn một chiếc túi đơn giản, có thể chứa tất cả vật dụng của bạn. Đừng bao giờ mang áo khoác trên tay trong khi có thể bỏ gọn vào cặp. Trang phục lịch sự Trang phục nào khi đi phỏng vấn cho phù hơp? Mặc thế nào để tạo thiện cảm cho ngườiphỏng vấn? Đó luôn là những câu hỏi hàng đầu trước mỗi buổi phỏng vấn. Ăn mặc một cách lịch sự, kín đáo luôn là lựa chọn an toàn dành cho bạn. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu văn hoá công ty tương lai để quyết định trang phục phù hợp. Hãy tránh xa những thứ rườm rà hoặc lạc mốt, đồng thời loè loẹt màu sắc. Ngoài ra, nên chú ý vài chi tiết nhỏ nhưng tạo nên tính chuyên nghiệp của bạn: tóc tai gọn gàng, móng tay cắt giũa sạch sẽ. Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt Cần kiểm tra điện thoại của mình trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Nếu không có gì quan trọng, bạn nên tắt hoặc để chế độ rung cho máy. Tiếng chuông điện thoại vang lên rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn. Hãy nói tạm biệt với công việc tương lai khi nghe điện thoại trong lúc phỏng vấn. Không thực sự muốn làm việc, bất lịch sự là những điều nhà tuyển dụng sẽ nghĩ về bạn qua hành động đó. Vật dụng liên quan đến công việc cũ 12 Ngày nay, rất nhiều ứng viên đã viết cách "tô điểm thêm" hồ sơ xin việc nhiều hơn thực tế. Việc liệt kê hàng loạt công việc "hoành tráng" khiến rất nhiều nhà tuyển dụng hoài nghi sự thật. Hãy đánh tan suy nghĩ này bằng cách đem một vật dụng có liên quan đến công việc cũ. Bạn chỉ cần mang theo vài mẫu sản phẩm, hình ảnh hoặc tối thiểu là card visit cũ. Đây là một lợi thế củng cố lòng tin đối với nhà tuyển dụng. Sự chuẩn bị tốt về tinh thần Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có ấn tượng tốt với các ứng viên tự tin. Bạn không thể mang bộ mặt lo âu, căng thẳng bước vào phỏng vấn. Một nụ cười, môt cái bắt tay thật chặt, ánh mắt kiên định... tất cả đều thể hiện sự sẵn sàng của bạn. Việc chuẩn bị tinh tốt sẽ giúp bạn không thấy vấp váp hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra, để đạt được thành công vững chắc trong tương lai, bạn cần phải “kiên nhẫn”. Kiên nhẫn không bao giờ là điều thừa, kể cả khi bạn thất bại trong phỏng vấn, bạn cũng phải kiên nhẫn để duy trì sự tự tin và lạc quan. 1.2. Trong buổi phỏng vấn. Tác phong khi bước vào Nên đi thẳng người, đi nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động, thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp. Cảm ơn sau mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng Thường là khi NTD đặt câu hỏi, các ứng viên chỉ chú trọng vào việc trả lời câu hỏi mà quên mất câu cám ơn với người đưa ra câu hỏi cho mình, và các NTD rất để ý vấn đề này. Lời khuyên từ nhà tuyển dụng: hãy cảm ơn sau mỗi câu hỏi của NTD. Nên chú ý phần tự giới thiệu của nhà tuyển dụng: Mục đích khi NTD giới thiệu bản thân mình là họ cho ứng viên biết mình tên là gì, làm việc tại vị trí nào ...để tạo cảm giác thân thiện, biến cuộc phỏng vấn thành một buổi nói chuyện vui vẻ nhưng ít có ứng viên nào biết tận dụng cơ hội này và đa số các bạn đi PV đều không hề nhắc đến tên của NTD trong suốt buổi PV mà chỉ nói chung chung : " Thưa anh/ thưa chị ...." Chú ý khi ngồi Nên ngồi thẳng, và ngồi khoảng 1/2 ghế, tránh ngồi dựa người thoải mái vào ghế, đối với các bạn nữ nên ngồi khép kín chân hoặc vắt gọn chân cho kín đáo, tránh cách ngồi gợi cảm là chụm gối hình chữ V ngược. 13 Trang phục, đầu tóc Nên chọn trang phục là áo sáng màu, quần /váy tối màu, đầu tóc gọn gàng, tránh để tóc mái lòe xòe che khuôn mặt bạn.Tối kỵ trang phục tối màu vì sẽ phản màu da, làm tối khuôn mặt bạn.Và cũng không nên mặc những trang phục quá gợi cảm không thích hợp cho một buổi PV. Khi phỏng vấn nhóm Nếu như trong một cuộc PV có nhiều nhóm cùng tham gia PV một lúc, và các thành viên trong một nhóm phải thảo luận với nhau thì cần lưu ý: - Người đại diện nên ngồi cùng với nhóm của mình để trả lời, như vậy sẽ tạo cơ hội cho các thành viên khác được thể hiện kiến thức và bổ sung cho câu trả lời của người đại diện. Rất nhiểu trường hợp người đại diện nhóm đứng lên một mình để trả lời, và đây là điều bất lợi cho các bạn. - Nên chú ý lắng nghe khi nhóm khác trả lời : điều này thể hiện các bạn là người ham học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Và bạn đừng quên một điều là: NTD luôn chú ý đến thái độ, cử chỉ của bạn đấy. Tạo phong thái tự tin Trong suốt buổi phỏng vấn bạn phải tạo cho mình phong thái tự tin, nhất quán với câu trả lời của mình, tránh tình trạng lúc thì trả lời thế này lúc lại có ý kiến khác với cùng một câu hỏi để tránh tình huống bạn bị NTD '"quay". Nếu câu hỏi nào bạn không trả lời được, bạn có thể nói ngay là mình không biết, tránh nói lan man, lạc đề. Nếu NTD đưa ra gợi ý cho câu hỏi mà bạn không biết thì cố gắng nắm bắt vấn đề. Điều này thể hiện sự nhanh nhạy trong tư duy của bạn. Thể hiện kiến thức chuyên môn, khả năng đảm nhiệm vị trí được giao Khi được hỏi " Tại sao bạn nghĩ bạn có đủ khả năng để đảm nhiệm công việc này" thì tốt nhất là bạn nên nói cụ thể về kiến thức, thành tích cũng như các kĩ năng mà bạn đã tích lũy được. Nếu có nhiều kinh nghiệm thực tế, như bạn đã từng làm việc cho một công ty nào đó thì hãy kể ra vị trí mà bạn đảm nhiệm, thành tích đã đạt được.... Tác phong khi đứng dậy ra về Có một vấn đề mà nhà tuyển dụng rất để ý, đó là khi phỏng vấn xong bạn đứng dậy ra về như thế nào, đa số trong các ứng viên khi đi vào phỏng vấn thì tác phong rất lịch sự nhưng lại chưa 14 biết đi ra như thế nào, thường là quay người đi thẳng bỏ lại sau lưng một ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Lời khuyên từ nhà tuyển dụng: khi đứng dậy ra về, bạn nên quay mặt về phía người phỏng vấn, chào và lùi vài bước trước khi quay người đi. Và kết luận cuối cùng của nhà tuyển dụng là : Sẽ chọn ra 1 ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng chứ không phải là một ứng viên xuất sắc nhất. Hỏi lại nhà tuyển dụng Thông thường, gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi: “Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Đừng lúng túng. Cũng đừng lắc đầu “Không. Tôi không có câu hỏi nào cả”. Hãy xem đây là một cơ hội vàng để nhà tuyển dụng phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn. Trong cuốn sách: “301 câu trả lời thông minh để hỏi nhà tuyển dụng khó tính” nữ tác giả Vicky Oliver khuyên chúng ta phải học cách luôn chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi. "Một cuộc phỏng vấn thành công không chỉ đơn giản là mô ôt cuô ôc nói chuyê nô hiê ôu quả. Đôi khi, tùy thuô ôc vào cá tính của nhà tuyển dụng”. Bạn nên có sẵn mô ôt kho “vũ khí” câu hỏi để “tấn công” lại nhà tuyển dụng, gây ấn tượng và trở thành mô ôt ứng cử viên sáng giá cho vị trí mà bạn phỏng vấn. Giao tiếp bằng ánh mắt Giao tiếp bằng ánh mắt là một trong những cách thể hiện sự tự tin của ứng viên. Ánh mắt không thể nào giả dối, thông qua đó bạn có thể đoán ý của NTD và có những phản ứng linh hoạt hơn. 1.3. Sau buổi phỏng vấn Thể hiện rằng bạn rất quan tâm Để đọng lại trong tâm trí người phỏng vấn, lúc kết thúc buổi phỏng vấn bạn có thể nhấn mạnh bằng một câu: “Tôi rất muốn đóng cống hiến cho công ty và tôi hy vọng anh/chị sẽ chọn tôi”. Và hỏi xem khoảng bao lâu thì được biết kết quả. Những câu nói như vậy chứng tỏ bạn rất quan tâm và khao khát công việc này. Lưu giữ số điện thoại/email của nhà tuyển dụng Sự im lặng trong thời gian chờ đợi có thể bị hiểu là thờ ơ với vị trí tuyển dụng. Bạn có thể điện hỏi nhà tuyển dụng về kết quả hoặc cảm ơn về buổi phỏng vấn. Hãy đúng hẹn 15 Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn gửi tài liệu hoặc giấy tờ gì bổ sung vào hồ sơ vào ngày mai thì bạn cần gửi tới đúng hẹn để chứng tỏ sự chuyên nghiệp của bản thân. Biết khi nào cần chờ đợi Nếu họ yêu cầu bạn chờ điện thoại trong một tuần thì trong thời gian ấy bạn cần kiên nhẫn chờ đợi đừng sốt ruột mà gọi điện giục giã. Thư cảm ơn Sau khi phỏng vấn trong vòng 24h hãy gửi thư phỏng vấn tới nhà tuyển dụng để cảm ơn và đây cũng là cách để gợi nhớ đến bạn. Gửi tài liệu hay thư tay tới từng người phỏng vấn Nếu phỏng vấn bạn là một nhóm chứ không phải một người thì bạn nên gửi thư cảm ơn hoặc thư xin việc tới từng người một. Tìm hiểu thêm về công ty Không ngừng tìm hiểu thêm về công ty và về những câu hỏi phỏng vấn để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tiếp theo nếu bạn được gọi. Thư giới thiệu Nếu bạn quen biết ai làm ở công ty đó hoặc có thể nhờ một người có uy tín gửi thư giới thiệu, nói tốt về bạn để tạo thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng Vui vẻ chấp nhận từ chối Nếu chẳng may bạn bị từ chối hãy vui vẻ chấp nhận và gửi một thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt với các ứng cử viên bị từ chối khác và biết đâu lần sau họ lại nhớ đến bạn khi có một cái ghế trống nào đó phù hợp với năng lực của bạn thì sao. 2. Những câu hỏi thông minh để ứng viên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng Dưới đây là 08 câu hỏi mà sinh viên nên hỏi người phỏng vấn để giành thế chủ đô ông hơn. 1. Hiênê nay vấn đề mà quý công ty đang gă êp phải là gì? Công ty đang có những giải pháp gì đê giải quyết những vấn đề này? 2. Anh/chị mong muốn điều gì ở mô êt nhân viên? Phẩm chất nào là quan trọng nhất đê hoàn thành nhiêm ê vụ và có thê thăng tiến tại công ty? 16 Những câu hỏi này chứng tỏ bạn rất quan tâm đến hoạt đô ông của công ty. Nó cho người phỏng vấn thấy rằng bạn thực sự mong muốn gắn bó lâu dài với môi trường này, và nó cũng sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí này hay không. 3. Tôi biết rằng anh/chị từng giảng dạy, làm việc… tại…. Vâ êy kinh nghiêm ê mà anh/chị có được từ viêcê này đê áp dụng vào công viêcê hiênê tại là gì? Với câu hỏi này bạn đã khéo léo thể hiê nô sự tôn trọng của mình với người đang trực tiếp phỏng vấn bạn, rằng họ là mô ôt “chuyên gia” trong mô ôt lĩnh vực trước khi họ bắt đầu công viê ôc hiê ôn nay. 4. Kế hoạch của quý công ty đê chống lại đối thủ cạnh tranh là gì? 5. Những tiêu chí mà quý công ty đă êt ra cho vị trí của tôi là gì? Những câu hỏi chứng tỏ bạn rất quan tâm đến vị trí ứng tuyển và tâm huyết với sự phát triển chung của công ty này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công viê ôc mà bạn phỏng vấn. 6. Tôi sẽ trực tiếp báo cáo công viêcê cho ai? Hay “Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi?” 7. Kế hoạch kinh doanh mới của công ty là gì? Với hai câu hỏi trên, bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn trong tư thế sẵn sàng lâ pô kế hoạch và hào hứng với công viê ôc mà bạn ứng tuyển. 8. Tôi nhâ ên thấy bản thân rất muốn được làm viêcê cùng với anh/ chị. Vâ êy bước tiếp theo tôi cần làm là gì? Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn đầy ấn tượng này sẽ là mô ôt “đòn quyết định” có tác đô ông trực tiếp đến người đang phỏng vấn bạn. Anh ta sẽ thực sự bất ngờ và thấy hứng thú để kết hợp với bạn. Chắc chắn anh ta sẽ nói cho bạn những suy nghĩ của anh ta và sẽ hỏi bạn những thông tin mà anh ta muốn biết thêm về bạn trước khi bắt đầu sự hợp tác lâu dài và thú vị. 3. Các kiểu bẫy của nhà tuyển dụng đặt ra và cách ứng phó 17 Với vai trò là nhà tuyển dụng- họ sẽ là người khơi mào để tìm ra những ứng cử viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là để hiểu rõ hơn về ứng viên, xem xét và cận cảnh đánh giá năng lực thật sự của họ. Vì vậy, nhà tuyển dụng có quyền đưa ra những tình huống khó, hay nói cách khác là các kiểu “bẫy” để tìm ra những ứng viên sáng giá cho cuôc tranh tài. Các kiểu bẫy thường được chia làm hai dạng: + Dạng thứ nhất: Các câu hỏi trực tiếp + Dạng thứ hai: nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra một hoặc hai tình huống nhỏ trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi và tình huống của mỗi nhà tuyển dụng sẽ có phần khác nhau, nhưng nhìn chung thường nhà tuyển dụng sẽ xoay quanh các vấn đề sau: Những câu hỏi “xoay” Ngoài những câu hỏi liên quan đến phần chuyên môn thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một vài câu hỏi có khi nằm ngoài lề. Nhiệm vụ của bạn là phải giải quyết những câu hỏi hóc búa. Sau đây là một vài câu hỏi mang tính chất tham khảo: + Điểm yếu của bạn là gì? Chúng ta thường nhớ đến điểm mạnh của bản thân, và đôi khi lại khó chấp nhận điểm yếu của chính mình. Chính vì điều này, bạn thường có thói quen gạt bỏ nó đi. Nhưng trên thực tế, điểm yếu là điểm mà chúng ta phải thường xuyên nhìn nhận, đánh giá chúng. Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bạn, tức là nhà tuyển dụng muốn biết: + Bằng cách nào bạn khắc phục được điểm yếu của chính mình? + Bạn có biết cách tận dụng điểm mạnh để loại trừ điểm yếu hay không? Hãy suy ngẫm về điểm yếu của chính bạn và đừng ngần ngại liệt kê các điểm yếu ra giấy. Bạn có thể nhờ sự nhận xét của các chuyên gia hay những chia sẻ thật lòng của người thân. Khi nhìn thấy điểm yếu của chính mình thì bạn mới nhanh chóng tự thay đổi và hoàn thiện mình hơn. + Bạn đã học những gì ở thực tế mà không thông qua trường lớp? Mục đích câu hỏi này nhằm để nhà tuyển dụng kiểm tra vốn sống của bạn. Đây có thể được xem là một câu hỏi khó, vì có những bài học trong thực tế thường khó diễn đạt thành lời. Trong trường hợp này, bạn nên đưa ra một bài học thực tế nhỏ, có thể liên quan đến cách cử xử với bạn 18 bè, cách tự quản lý thời gian, tiền bạc,.. từ những bài học nhỏ đấy, bạn nêu ra kinh nghiệm mà bản thân tự tích lũy được. + Bạn sẽ làm gì trong 5 năm tới? Thường thì bạn sẽ ít suy nghĩ về tương lai, 5 năm cũng là khoảng thời gian khá dài để bạn tự định hướng cuộc đời mình, chính vì vậy, bạn có thể bị sốc với dạng câu hỏi này. Nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải trả lời ngay lập tức, vì vậy hãy cố gắng trấn tĩnh để suy nghĩ về câu trả lời. Bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng nghe về mơ ước công việc mà bạn đang ứng tuyển, mục đích bạn hướng đến đó là trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi? Khả năng xử lý tình huống Nhà tuyển dụng sẽ tự tạo một tình huống nhỏ để thử khả năng ứng biến của bạn. Hãy xem tình huống minh họa dưới đây để tham khảo: + Nghe điện thoại khi đang phỏng vấn Nhà tuyển dụng đột ngột ra tín hiệu dừng lại để họ nghe điện thoại. Bạn có thể khó chịu vì cảm thấy mình bị xúc phạm. Có thể đây là cuộc điện thoại quan trọng mà nhà tuyển dụng cần hồi đáp, nhưng đây cũng có thể là một tình huống mà nhà tuyển dụng tự dựng lên để đánh giá thái độ của bạn. Hãy tỏ ra thật điềm bĩnh. Nhiệm vụ của bạn lúc này là không nên quan tâm đến cuộc trò chuyện của nhà tuyển dụng. Bạn nên tập trung nhớ lại những gì mà nhà tuyển dụng đã hỏi bạn trước đó, hoặc những thông tin mà họ đã đưa ra cho bạn trước khi họ tiếp điện thoại. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ quay lại hỏi bạn: “ chúng ta đang nói về vấn đề gì?”. Đây thực chất là câu hỏi đo độ phản xạ và thái độ ứng xử của bạn. Rõ ràng rằng, nếu bạn chỉ tập trung vào những thông tin nhiễu bên ngoài thì bạn không thể trả lời được câu hỏi tưởng chừng như hết sức đơn giản mà nhà tuyển dụng đặt ra. Đặt câu hỏi phỏng vấn không rõ ràng Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, bạn cần nghĩ đến hai điều. Thứ nhất là trả lời điều người phỏng vấn đã nêu. Thứ hai là trả lời sao cho ngắn gọn và ấn tượng. Tuy nhiên, với những câu hỏi lan man, không cụ thể, có khi vô thưởng vô phạt, không hề liên quan đến nghề nghiệp, bạn cần biết trả lời khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng. Cách hay nhất là bạn đưa ra một nhận xét dí dỏm, thông minh, sau đó “lái” nhà tuyển dụng vào vấn đề cụ thể: “Ồ, tôi vừa nhận được một câu hỏi trắc nghiệm IQ hay nhất từ trước đến giờ. Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin nói 19 một chút về...” Sau đó, hãy an tâm vì nhà tuyển dụng sẽ không còn nhớ câu họ vừa hỏi để tiếp tục “vặn vẹo” bạn nữa đâu. Giữ im lặng “đáng sợ” Đây là một kiểu “bẫy” phổ biến tại các cuộc phỏng vấn. Và có không ít ứng viên bị “sập”. Đó là trường hợp bạn đã trả lời đầy đủ và đang đợi câu hỏi khác. Thế nhưng, chẳng biết vô tình hay hữu ý, người phỏng vấn vẫn chăm chú quan sát bạn, chừng như đang muốn nghe bạn nói tiếp, trong khi bạn chẳng còn gì để nói. Một số ứng viên, trong sự im lặng và cái nhìn xoáy sâu của nhà tuyển dụng đã bị mất bình tĩnh, cuống quýt, lắp bắp. Phản xạ này thường bị đánh điểm rất thấp. Tệ hơn nữa là trong sự mất bình tĩnh đó, ứng viên tiết lộ những thông tin không có lợi cho mình với nhà tuyển dụng. Vì vậy, tốt nhất bạn đáp trả lại cái nhìn của nhà tuyển dụng với ánh mắt thân thiện và bình tĩnh. Nếu họ im lặng quá lâu, hãy chủ động là người đưa ra câu hỏi. Khơi mào để bạn nói ra các bí mật cá nhân Người phỏng vấn chuyên nghiệp rất có kinh nghiệm trong việc tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lúc nói chuyện với ứng viên. Và bạn hãy cẩn thận với loại “bẫy” này. Do đó, trong các cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải biết kiểm soát bản thân, đừng nói những câu thừa thãi hay biểu lộ tâm trạng vui vẻ, hưng phấn thái quá. Hãy tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống, kể cả khi người phỏng vấn muốn “khiêu khích” bạn nhằm tìm kiếm các thông tin “mật” mà bạn “sống để bụng chết mang theo”! Làm ra vẻ thích nghe bạn nói Đây là một kiểu “bẫy” mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều sẽ bị “lừa”. Sau khi đưa ra một câu hỏi, người phỏng vấn tỏ vẻ chăm chú nghe bạn nói, thỉnh thoảng đệm vào một câu “À, ra thế”, “thú vị nhỉ” và ghi chép cái gì đó.Thế là bạn sẽ huyên thuyên dài dòng và không biết điểm dừng ở đâu. Người phỏng vấn ngay lập tức đánh giá bạn là người “lơ tơ mơ” và không biết cách hoạch định công việc cụ thể hay lên kế hoạch làm việc chuẩn mực. Tốt nhất, bạn nên trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc trong vòng vài phút. Nếu người phỏng vấn muốn bạn trình bày chi tiết hơn thì bạn có thể nói dài hơn một chút, nhưng tuyệt đối không được lan man, vòng vo. Cố tình khiêu khích ứng viên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan