Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng l...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai

.PDF
119
39
130

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Vốn kinh doanh là điều kiện thiết yếu cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, là cơ sở trong việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề luôn vấn đề quan tâm hàng đầu đối với DN. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay, DN đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các DN nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trên thị trường, DN cần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết đối với các DN. Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường cũng như khai thác tốt các cơ hội từ môi trường kinh doanh, thì ngay từ đầu DN phải có vốn kinh doanh và sử dụng số vốn kinh doanh có hiệu quả nhất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ làm cho dòng vốn của DN quay vòng nhanh hơn, vốn được bảo toàn và tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho DN, trên cơ sở đó nguồn vốn của DN sẽ ngày càng lớn mạnh để thực hiện tái sản xuất cũng như mở rộng quy mô. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đảm bảo an toàn về tài chính cho DN mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một DN. Thực tế cho thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Đối với Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận VLĐ và VCĐ của công ty, cũng như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho vẫn còn hạn chế, công tác quản trị vốn trên nhiều phương diện, khả năng phối hợp giữa tình hình huy động và sử dụng vốn còn nhiều bất cập. Để kinh doanh có hiệu quả trong môi trường ngày càng cạnh tranh đòi hỏi cán bộ quản lý của công ty phải xác định chính xác nhu cầu vốn, có kế hoạch huy động vốn kịp thời, phân phối nguồn vốn một cách phù hợp, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đặc biệt trong tình hình hiện
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TIẾN NAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LAO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TIẾN NAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀO CAI NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thy Trang THÁI NGUYÊN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trần Tiến Nam ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Võ Thy Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan nơi tôi công tác và nghiên cứu luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trần Tiến Nam iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn ............................................... 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ................ 4 1.1.1. Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của doanh nghiệp ......................................... 4 1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ..................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ........................................ 27 1.2.1 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại một số DN... 28 1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Lào Cai ..... 31 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 34 2.2. Phương pháp nghên cứu ..................................................................................... 34 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 34 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ......................................................................... 34 2.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 35 2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 39 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN .................... 39 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ............ 40 2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp............... 44 iv CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀO CAI ................................ 46 3.1. Tổng quan về CTCP Vật liệu Xây dựng Lào Cai .............................................. 46 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................ 46 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................................. 47 3.1.3. Tình hình lao động của công ty ....................................................................... 50 3.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty .................................................... 52 3.2. Thực trạng vốn và cơ cấu vốn kinh doanh tại CTCP Vật liệu XD Lào Cai trong những năm gần đây ................................................................................................... 53 3.2.1. Cơ cấu tài sản của công ty............................................................................... 53 3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty ........................................................................ 57 3.2.3. Tình hình phân bổ vốn kinh doanh ................................................................. 62 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP Vật liệu XD Lào Cai ................. 64 3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ............................................... 64 3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty .................................................... 66 3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty................................................... 70 3.4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP Vật liệu xây dựng Lào Cai ...................................................................................................................... 88 3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 88 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 90 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀO CAI ..... 95 4.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của CTCP Vật liệu Xây dựng Lào Cai trong giai đoạn 2020 - 2030 ................................................................................ 95 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại CTCP Vật liệu Xây dựng Lào Cai ............................................................................................................. 96 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh ........................... 96 4.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.................................. 100 4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ .................................................. 103 4.3. Kiến nghị với các cơ quan, đơn vị ................................................................... 104 v 4.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ...................................................... 104 4.3.2 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng ................................................................ 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 108 Phụ lục 01. CƠ CẤU TÀI SẢN GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 ................................... 109 Phụ lục 02. CƠ CẤU NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 .......................... 110 vi MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Viết đầy đủ Từ viết tắt BCTC Báo cáo tài chính CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế NSNN Ngân sách nhà nước QTTC Quản trị tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TCDN Tài chính doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu Tiếng Anh Từ viết tắt BEP Viết đầy đủ tiếng Anh Basic Earning Power Nghĩa tiếng Việt Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản JIT Just In Time Sản xuất tức thời NWC Net working capital Nguồn VLĐ thường xuyên ROA Return on Tatal Assets Tỷ suất LNST trên tổng tài sản ROE Return On Equity Tỷ suất LNST trên VCSH vii ROS Return on Sales Tỷ suất LNST trên doanh thu DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Lào Cai .........48 Sơ đồ 3.2: Tỷ lệ đầu tư vào TSDH của công ty giai đoạn 2017 – 2019 ...................67 Sơ đồ 3.3: Kết cấu VLĐ của công ty qua 3 năm 2017 – 2019 .................................71 Sơ đồ 3.4: Tốc độ tăng DTT và tốc độ tăng VLĐ bình quân của công ty ................73 Sơ đồ 3.5: Mức độ biến động của tỷ suất lợi nhuận VLĐ, tốc độ tăng LNST và tốc độ tăng VLĐ bình quân của công ty .............................................................75 Sơ đồ 3.6: Kỳ thu tiền và khả năng thanh toán nhanh của công ty ...........................84 Sơ đồ 3.7: Vòng quay hàng tồn kho bình quân của công ty .....................................86 Bảng biểu Bảng 3.1: Thống kê lực lượng lao động của công ty ................................................50 Bảng 3.2: Bảng kết quả kinh doanh của công ty .......................................................52 Bảng 3.3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn 2017 – 2019 ..............................55 Bảng 3.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2017 – 2019........................60 Bảng 3.5: Tóm tắt tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.................................61 Bảng 3.6: Cơ cấu phân bổ tài sản-nguồn vốn của CTCP Vật liệu XD Lào Cai: ......63 Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng VKD ................................64 Bảng 3.8: Bảng tính ROE của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Lào Cai ............65 Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ......................69 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ....................73 Bảng 3.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến số lần luân chuyển VLĐ (L) ......................77 Bảng 3.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ luân chuyển VLĐ (K) ...........................77 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình VLĐ của công ty .................................78 Bảng 3.14: Khả năng thanh toán của công ty ...........................................................79 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vốn kinh doanh là điều kiện thiết yếu cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, là cơ sở trong việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề luôn vấn đề quan tâm hàng đầu đối với DN. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay, DN đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các DN nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trên thị trường, DN cần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết đối với các DN. Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường cũng như khai thác tốt các cơ hội từ môi trường kinh doanh, thì ngay từ đầu DN phải có vốn kinh doanh và sử dụng số vốn kinh doanh có hiệu quả nhất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ làm cho dòng vốn của DN quay vòng nhanh hơn, vốn được bảo toàn và tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho DN, trên cơ sở đó nguồn vốn của DN sẽ ngày càng lớn mạnh để thực hiện tái sản xuất cũng như mở rộng quy mô. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đảm bảo an toàn về tài chính cho DN mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một DN. Thực tế cho thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Đối với Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận VLĐ và VCĐ của công ty, cũng như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho vẫn còn hạn chế, công tác quản trị vốn trên nhiều phương diện, khả năng phối hợp giữa tình hình huy động và sử dụng vốn còn nhiều bất cập. Để kinh doanh có hiệu quả trong môi trường ngày càng cạnh tranh đòi hỏi cán bộ quản lý của công ty phải xác định chính xác nhu cầu vốn, có kế hoạch huy động vốn kịp thời, phân phối nguồn vốn một cách phù hợp, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đặc biệt trong tình hình hiện 2 nay khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường xây dựng và kinh doanh bất động sản khá ảm đạm sẽ là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tìm hiểu thực trạng công tác này tại công ty cho nên tác giả chọn chủ đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai” để đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong DN. Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DN kinh doanh vật liệu xây dựng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Để phục vụ đề tài nghiên cứu, tác giả thu thập và khai thác số liệu từ năm 2017 – 2019. - Về không gian: Chỉ nghiên cứu trong Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai. 3 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn Luận văn cung cấp những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ tốt cho việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại các DN nói chung và DN đá xây dựng nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh gồm hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu định của Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai, chỉ ra những thành công, nguyên nhân của hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn kinh doanh, khả năng thanh toán, đánh giá vòng quay hàng tồn kho của công ty trong thời gian qua. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai, có thể là tài liệu tham khảo cho một số DN cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. 5. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai. Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Lào Cai. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh Vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất kinh doanh; hình thành các yếu tố đầu vào của sản xuất, tiến hành công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. VKD cần thiết trong mọi khâu của quá trình sản xuất và giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, mở rộng sản xuất và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, về mặt lý luận vốn kinh doanh được hiểu như thế nào? Khái niệm về vốn rất phong phú và đa dạng, các quan niệm này được đưa ra dựa trên tư duy logic, quan điểm, mục tiêu và lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả hoặc nhóm các nhà khoa học. Sau đây là một số quan niệm về vốn được đưa ra dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Trên giác độ của các nhà nghiên cứu kinh tế học thì quan niệm về vốn có phần trìu tượng hơn. Theo Mác, vốn hay “tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Mác cho rằng tư bản gồm tư bản bất biến và tư bản khả biến. Trong đó, tư bản bất biến được ứng trước để mua tư liệu sản xuất gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng… giá trị của tư liệu sản xuất được lao động của người công nhân chuyển nguyên vẹn vào giá trị của sản phẩm và lượng giá trị của nó không đổi. Còn tư bản khả biến là bộ phận dùng để mua sức lao động, trong quá trình sản xuất, sức lao động của người công nhân sẽ tạo ra một giá trị mới, giá trị đó không chỉ bù đắp được sức lao động đã bỏ ra mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Giá trị mới mà người lao động tạo ra vượt quá chi phí tiền lương, hay nói cách khác tư bản khả biến tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, bộ phận tư bản này có sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất, tăng lên một lượng bằng giá trị thặng dư. Quan niệm về vốn của Mác được 5 xem xét trên giác độ về mặt giá trị, có tính khái quát cao và có ý nghĩa khoa học sâu sắc. Theo Paul A. Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ của trường phái tân cổ điển cho rằng vốn là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (ba yếu tố bao gồm đất đai, lao động và vốn). “Vốn được quan niệm là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp, có thể bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng…”. Như vậy, nhà kinh tế học này đã đưa ra khái niệm về vốn dựa trên giác độ về mặt hiện vật. Nhà kinh tế học hiện đại, David Begg, cũng quan niệm “vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, ông đưa ra quan điểm rộng hơn và cho rằng “ Vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác, vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp, được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Với mục tiêu phục vụ cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp và dựa trên cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu về quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, “vốn được cho rằng có liên quan tới các nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị tăng thêm”. Tuy nhiên, vẫn có những khái niệm cụ thể khác nhau phụ thuộc vào cách đánh giá và tiếp cận của từng nhóm tác giả. Ở nước ta, cũng có một số quan điểm về vốn được đưa ra trong thời gian gần đây. Theo tác giả Nguyễn Văn Phúc cho rằng “Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. Như vậy Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuất, được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận” . Theo quan điểm của Nguyễn Đình Kiệm của Học viện Tài chính cho rằng “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 6 nghiệp”. Theo đó, có thể hiểu vốn kinh doanh chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận (Trần Đình Tuấn (2008). Vốn được đưa ra trong nghiên cứu được hiểu: Vốn là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào (nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa, nguồn nhân lực, tiền bạc, uy tín của doanh nghiệp thị trường…). được huy động và sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. 1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh Có thể nhận thấy rằng với những cách tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau thì có những khái niệm khác nhau về VKD. Song, nhìn chung các quan niệm khác nhau đó đều có những điểm chung nhất và cho rằng VKD của doanh nghiệp có những đặc trưng sau: Một là, vốn kinh doanh đại diện cho một lượng tài sản ứng trước và biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nhất định để dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có những tài sản hữu hình như nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến trúc… và những tài sản vô hình như lợi thế thương mại, quyền phát minh, sáng chế… những tài sản này biểu hiện bằng tiền gọi là vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn vận động từ hình thái này sang hình thái khác và dịch chuyển giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Tùy theo từng loại vốn kinh doanh mà việc dịch chuyển giá trị một lần hay nhiều lần. Đối với vốn cố định thì giá trị của nó được dịch chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định (TSCĐ) hết thời gian sử dụng thông qua tính khấu hao TSCĐ. Đối với vốn lưu động thì giá trị của nó được chuyển một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Vì lẽ đó, quản trị vốn kinh doanh cần phải xem xét cả về mặt giá trị và hiện vật. Hai là, vốn kinh doanh phải tích tụ và tập trung với một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau nên mức độ tích tụ và tập trung vốn nhiều hay ít cũng khác nhau. Song, để thực hiện được việc sản xuất kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn đủ lớn nhất định mới có thể phát huy được tác 7 dụng. Nếu không có một lượng vốn đủ lớn thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được. Ba là, vốn kinh doanh gắn liền với chủ sở hữu nhất định. Vốn kinh doanh có thể xem như loại hàng hóa đặc biệt, vừa có giá trị vừa có giá trị sử dụng; quyền sở hữu và quyền sử dụng có thể tách rời nhau. Do đó, người cần vốn kinh doanh có thể mua quyền sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường vốn hoặc thị trường tài chính và phải trả cho người nhượng bán quyền sử dụng đó số tiền chi phí sử dụng vốn theo thỏa thuận. Bốn là, khi sử dụng vốn kinh doanh vào mục tiêu nào đó, đều phải tính đến giá trị và hiệu quả của nó. Mục đích cuối cùng của người sử dụng vốn kinh doanh là lợi nhuận. Trong quá trình này, vốn kinh doanh thường xuyên vận động từ hình thái này sang hình thái khác. Sau một vòng tuần hoàn, doanh nghiệp sẽ thu về với giá trị vốn kinh doanh lớn hơn, nghĩa là vốn đã sinh lời. Từ những phân tích trên, vốn kinh doanh có thể được hiểu một cách khái quát là giá trị được đo lường bằng tiền của những yếu tố được ứng trước dùng để hình thành nên các tư liệu sản xuất, trả công cho người lao động, tiến hành hoạt động sản xuất và hoàn thành sản phẩm, dịch vụ với mục đích thu về lợi ích lớn hơn số vốn bỏ ra. Nói cách khác, vốn kinh doanh là giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi ích trong tương lai. 1.1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh Trong quá trình SXKD của DN, VKD luôn vận động không ngừng và tồn tại dưới các hình thái khác nhau. Mỗi loại vốn khác nhau có tính chất và đặc điểm khác nhau nên cũng cần thiết phải có phương thức quản trị khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho quá trình quản lý và sử dụng VKD, cần phải nghiên cứu VKD trên những góc độ khác nhau. Dưới đây nghiên cứu một số tiêu thức phân loại VKD.  Phân loại vốn kinh doanh theo kết quả của hoạt động đầu tư Theo tiêu thức này, VKD của doanh nghiệp được chia thành VKD đầu tư vào tài sản lưu động (TSLĐ), VKD đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ), VKD đầu tư vào tài sản tài chính (TSTC) của DN. 8 VKD đầu tư vào TSLĐ là số vốn DN đầu tư để hình thành các TSLĐ phục vụ cho hoạt động SXKD của DN. Thuộc loại này, gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư, hàng hóa, vốn sản phẩm dở dang, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của DN như chi phí trả trước… VKD đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành các TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình như: nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, lợi thế thương mại, giá trị bằng phát minh sáng chế, các phần mềm máy tính… VKD đầu tư vào TSTC là số vốn DN đầu tư vào các TSTC như: cổ phiếu, trái phiếu DN, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác. Trong quá trình sử dụng, mỗi loại VKD đầu tư vào từng loại tài sản trên đây có thời gian luân chuyển khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác nhau. Phân loại tiêu thức này, giúp nhà quản trị tài chính nhận biết tác dụng của từng loại VKD khi tham gia vào SXKD, từ đó có thể lựa chọn được cơ cấu vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả tốt nhất.  Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. a. Vốn cố định Để tiến hành SXKD, DN cần phải ứng trước một lượng VKD nhất định để đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị,… Số vốn ứng ra này gọi là vốn cố định. Như vậy, vốn cố định là một bộ phận của VKD mà DN ứng ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD của DN. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong DN. Vốn cố định là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2010) Vốn cố định của DN là bộ phận quan trọng của VKD. Cơ sở vật chất kỹ thuật của DN, của ngành và của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào quy mô phát triển đầu 9 tư tăng thêm VCĐ của các DN. Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN để quyết định quy mô, tính đồng bộ của TSCĐ. Đối với các DN hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, tỷ lệ đầu tư, mua sắm TSCĐ thường lớn hơn các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực lưu thông phân phối. Đặc điểm chủ yếu của VCĐ thể hiện qua đặc điểm của TSCĐ, đó là: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN; - Vốn cố định luân chuyển từng phần trong các chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao TSCĐ; - Vòng luân chuyển vốn cố định hoàn thành sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình tham gia hoạt động SXKD, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển dần dần vào giá trị sản phẩm. Đặc điểm này cho thấy VCĐ của DN được chia thành 2 phần: một phần được tính vào chi phí sản xuất dưới hình thức khấu hao TSCĐ tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ, phần còn lại của VCĐ được “cố định” trong TSCĐ [10]. Trong chu kỳ sản xuất tiếp theo phần “cố định” được giảm dần tương ứng với giá trị tính vào chi phí sản xuất kỳ đó và làm cho giá trị sử dụng của TSCĐ giảm đi tương ứng. Kết thúc vòng tuần hoàn của VCĐ, toàn bộ giá trị TSCĐ được chuyển hết vào sản phẩm của các chu kỳ SXKD, lúc này TSCĐ hết thời gian sử dụng và VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển. b. Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để quá trình SXKD của DN được diễn ra thường xuyên, liên tục thì ngoài các TSCĐ đòi hỏi DN cần phải có một lượng các tài sản lưu động nhất định như nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, nửa thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán… các loại TSLĐ này được chia thành 2 loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông [10]. - TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và một bộ phận đang nằm trong quá trình sản xuất như những sản phẩm làm dở, nửa thành phẩm và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. 10 - TSLĐ lưu thông là những TSLĐ đang nằm trong quá trình lưu thông của DN như các sản phẩm, thành phẩm trong kho, thành phẩm đang gửi bán, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Trong quá trình SXKD, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn luôn vận động không ngừng và thay thế chỗ cho nhau để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, không bị gián đoạn. Để đảm bảo quá trình SXKD diễn ra thường xuyên liên tục, DN cần phải có một lượng TSLĐ ở một mức nhất định. Để hình thành nên các TSLĐ đó, đòi hỏi phải có một lượng vốn ban đầu, số vốn đó được gọi là VLĐ của DN. Vì thế, có thể nói VLĐ của DN là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm các loại tài sản lưu động của DN nhằm đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên, liên tục. TSLĐ có đặc điểm là luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành của sản phẩm mới tạo ra. Quá trình hoạt động SXKD của DN diễn ra liên tục, do đó VLĐ của DN cũng diễn ra liên tục, không ngừng vận động qua các chu kỳ kinh doanh được thể hiện qua ba giai đoạn: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Cụ thể, giai đoạn dự trữ sản xuất: DN dùng tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu… Khi đó, VLĐ chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật (vật tư, hàng hóa…). Giai đoạn sản xuất: Hàng hóa, vật tư được đưa vào qua các bước sản xuất. Trong giai đoạn này, VLĐ được chuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm. Giai đoạn lưu thông: DN tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu tiền về. Giai đoạn này, vốn được chuyển từ hình thái thành phẩm sang hình thái tiền tệ. Do quá trình SXKD diễn ra một cách liên tục cho nên quá trình vận động tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra một cách thường xuyên liên tục, lặp đi lặp lại. Sự chu chuyển diễn ra không ngừng, do đó trong cùng một thời gian, thường xuyên có sự tồn tại của các bộ phận vốn lưu động khác nhau trên các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Khi tham gia vào quá trình SXKD, VLĐ chuyển hết giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ khi DN thực hiện xong một chu kỳ kinh doanh. Như vậy, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Từ phân tích trên có thể thấy rằng, VLĐ của DN là số vốn ứng trước để hình 11 thành nên TSLĐ của DN, đảm bảo cho quá trình hoạt động SXKD của DN diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Trong quá trình chu chuyển giá trị, VLĐ được chuyển dịch toàn bộ giá trị khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm. Khi đó VLĐ đã hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Đối với bất kỳ DN thuộc loại hình kinh doanh nào, vốn lưu động cũng là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất. Để quá trình này diễn ra liên tục, DN phải có đủ vốn đầu tư vào các thành phần khác nhau của VLĐ. Tuy nhiên, mỗi loại hình DN hoạt động trên lĩnh vực SXKD khác nhau sẽ có mức độ hợp lý khác nhau đối với từng thành phần vốn lưu động. Do đó, việc đầu tư như thế nào cho mỗi thành phần VLĐ được hợp lý nhất là một trong những yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý VLĐ. Sự tuần hoàn, luân chuyển VLĐ của DN nhanh hay chậm phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng các loại vật tư, tiền vốn của DN. Vì vậy, thông qua tình hình luân chuyển VLĐ có thể đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng VLĐ của DN. Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ trong DN có những đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ với giá trị lớn hơn. - VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. VLĐ giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của DN. VLĐ đảm bảo cho sự thường xuyên liên tục của quá trình SXKD từ khâu mua sắm vật tư đến tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng chính là vốn luân chuyển, giúp cho DN sử dụng tốt máy móc, thiết bị và lao động để tiến hành SXKD nhằm thu lợi nhuận. VLĐ với đặc điểm về khả năng luân chuyển của mình có thể giúp DN thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh một cách dễ dàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường cũng như các nhu cầu tài chính trong các quan hệ kinh tế đối ngoại cho DN. VLĐ luân chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm mới và là một trong những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan