Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh nghệ an...

Tài liệu Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh nghệ an

.PDF
209
567
149

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN BÁ NGỌC 2. TS. TRẦN KIM HÀO HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Quỳnh i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 16 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................................... 22 Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƢỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.. 25 2.1. Một số lý thuyết, mô hình về di chuyển lao động quốc tế ...................................... 25 2.2. Xuất khẩu lao động..................................................................................................... 28 2.3. Chất lƣợng xuất khẩu lao động ................................................................................. 32 2.4. Nội dung và vai trò, lợi ích của nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ................. 37 2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng và tiêu chí đánh giá chất lƣợng xuất khẩu lao động ....... 48 2.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An ............................................................................................................... 56 Chƣơng 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở NGHỆ AN ..................................................................................... 64 3.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của Nghệ An .................................................. 64 3.2. Thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015 ..................... 67 3.3. Thực trạng chất lƣợng xuất khẩu lao động .............................................................. 76 3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An ..... 101 3.5. Đánh giá chất lƣợng xuất khẩu lao động qua khảo sát ......................................... 107 3.6. Đánh giá chung về chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An ................... 113 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH NGHỆ AN ....................................................................... 122 4.1. Bối cảnh thị trƣờng xuất khẩu lao động trên thế giới và ở Việt Nam ................. 122 4.2. Quan điểm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ............................................ 127 4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động của Nghệ An đến năm 2020 .. 131 4.4. Một số kiến nghị ....................................................................................................... 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNKT Công nhân kỹ thuật CP Chính phủ DN Doanh nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân IMO Tổ chức di cƣ quốc tế KT – XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LĐTB & XH Lao động thƣơng binh và xã hội LĐXK Lao động xuất khẩu NĐ Nghị định NLĐ Ngƣời lao động NXB Nhà xuất bản PTNN Phát triển nông thôn QLLĐNN Quản lý lao động nƣớc ngoài QLNN Quản lý Nhà nƣớc THCN Trung học chuyên nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TV Thành viên TW Trung ƣơng TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới XKLĐ Xuất khẩu lao động KHH Kế hoạch hóa XKLĐ Xuất khẩu lao động iii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình ký kết hợp đồng cung ứng lao động tại các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động ............................................................................... 40 Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ............................................................................... 41 Sơ đồ 3.1. Quy trình tuyển chọn lao động xuất khẩu tại các DN XKLĐ ............. 83 Sơ đồ 3.2. Quy trình ký kết hợp đồng XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ........ 85 Sơ đồ 3.3. Quy trình quản lý xuất khẩu lao động của DN XKLĐ Nghệ An ........ 86 Sơ đồ 3.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp XKLĐ ........................ 92 Sơ đồ 3.5. Thị trƣờng XKLĐ chính Nghệ An ...................................................... 97 Sơ đồ 3.6. Quy trình quản lý hoạt động đối với doanh nghiệp XKLĐ ................. 99 Sơ đồ 3.7. Quy trình giáo dục định hƣớng và ngoại ngữ trong DN XKLĐ........ 102 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam ............................... 38 Bảng 3.1. Số lƣợng lao động xuất khẩu Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015 ........... 67 Bảng 3.2. Thị trƣờng ƣa thích của lao động Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015 ..... 69 Bảng 3.3. Thu nhập lao động xuất khẩu Nghệ An chuyển về nƣớc giai đoạn 2011-2015 . 71 Bảng 3.4. Lao động xuất khẩu ở các huyện nghèo giai đoạn 2010 -2015 ........... 72 Bảng 3.5. Tỷ lệ thất nghiệp Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015 .............................. 75 Bảng 3.6. Tỷ trọng của xuất khẩu lao động trong tổng số việc làm hàng năm của Nghệ An giai đoạn 2010-2016 ...................................................... 75 Bảng 3.7. Chiều cao trung bình của lao động Việt Nam và một số nƣớc châu Á . 76 Bảng 3.8. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật .......... 79 Bảng 3.9. Tình hình lao động xuất khẩu Nghệ An vi phạm hợp đồng 2013-2015 .. 87 Bảng 3.10. Số lƣợng lao động DN XKLĐ đƣa đi năm 2014 ................................. 89 Bảng 3.11. Chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty TNHH 1 TV cung ứng nhân lực quốc tế và thƣơng mại.................................................... 90 Bảng 3.12. Đánh giá về chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 107 Bảng 3.13. Lao động xuất khẩu Nghệ An đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng XKLĐ . 108 Bảng 3.14. Khảo sát đánh giá về công tác tuyển chọn lao động tại các doanh nghiệp XKLĐ ................................................................................................ 109 Bảng 3.15. Khảo sát về nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 109 Bảng 3.16. Trình độ của lao động Nghệ An chuẩn bị đi xuất khẩu đƣợc khảo sát.... 110 Bảng 3.17. Kênh thông tin xuất khẩu lao động mà ngƣời lao động đã tìm hiểu . 111 Bảng 3.18. Đánh giá của ngƣời lao động Nghệ An về nội dung đƣợc trang bị trƣớc khi đi xuất khẩu lao động ......................................................... 112 Bảng 3.19. Ngƣời lao động tự đánh giá về kiến thức, kỹ năng sau khi đƣợc đào tạo, giáo dục và định hƣớng (%) ........................................................ 113 Bảng 3.20. Ngƣời lao động tự đánh giá về bản thân so với các yêu cầu đối với lao động xuất khẩu ............................................................................. 113 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP Biều đồ 3.1. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo giới tính của Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015 .......................................................................................... 68 Biều đồ 3.2. So sánh tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo của Nghệ An so với cả nƣớc và vùng ................................................................................................. 78 Hộp 3.1. Xuất khẩu lao động Nghệ An .............................................................. 74 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Hiện nay, trên thế giới ƣớc tính có khoảng 150 triệu lao động di cƣ quốc tế (theo ƣớc tính của ILO). Quá trình di cƣ lao động này đều đƣa đến lợi ích cho cả nƣớc xuất cƣ và nƣớc nhập cƣ. Về phía nƣớc xuất cƣ, ngƣời lao động di cƣ có đƣợc việc làm có thu nhập cao hơn, nƣớc xuất cƣ nhận đƣợc một lƣợng kiều hối quan trọng, giải quyết đƣợc vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tránh đƣợc tình trạng “chảy máu chất xám”, tăng đƣợc “vốn nhân lực” cho quốc gia. Còn đối với nƣớc nhập cƣ, quá trình di cƣ lao động sẽ giải quyết đƣợc tình trạng thiếu việc làm trong nƣớc. Xuất khẩu lao động (còn đƣợc gọi là hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài) đƣợc coi là một trong những chính sách ƣu tiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chỉ thị 41/TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia đã khẳng định “Cùng với giải quyết việc làm trong nƣớc là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lƣợc quan trọng và lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nƣớc”. Đến đại hội XII, trong phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “nâng cao hiệu quả đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động đã thu đƣợc một số kết quả khả quan, góp phần tạo việc làm, giảm đói nghèo, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ, ngƣời lao động xuất khẩu tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất có thể phục vụ đất nƣớc sau khi xuất khẩu lao động trở về. Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn góp phần tăng cƣờng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc, củng cố và phát triển cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, tạo sự ổn định cho xã hội… Nghệ An là một tỉnh có dân số đông và trẻ, dân số Nghệ An trên 3.022.300 ngƣời, đứng thứ 4 cả nƣớc (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa). Quy mô lao động lớn, tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế lớn trong quá 1 trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mặt khác, quy mô dân số đông, lao động lớn, kinh tế phát triển chậm, sản xuất nhỏ hẹp, nguồn cung việc làm trong tỉnh chƣa đủ đáp ứng nhu cầu việc làm của ngƣời lao động đang tạo nên nhiều áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Mặc dù thời gian qua, công tác giải quyết việc làm đã đƣợc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, các cấp, các ngành triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp tạo việc làm hiệu quả nhƣ phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất,... nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội và ngƣời lao động. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang đƣợc Nghệ An đẩy mạnh ở hiện tại và tƣơng lai. Bên cạnh đó, ngoài số lao động xuất khẩu theo con đƣờng “chính ngạch” có nghĩa là theo ký kết giữa các tổ chức Việt Nam với các tổ chức nƣớc ngoài, thì ở Nghệ An còn có một số lƣợng không nhỏ lao động đƣợc xuất khẩu theo dạng “tiểu ngạch” và hình thức này cũng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phƣơng. Kết quả thực hiện Chƣơng trình việc làm giai đoạn 2010- 2015, đến nay toàn tỉnh đã tạo việc làm cho từ 35.000 - 37.000 lao động; trong đó: xuất khẩu lao động đạt bình quân mỗi năm từ 12.000 - 13.000 ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn tại các nƣớc (chiếm trên 1/3 số lao động giải quyết việc làm hàng năm) đƣa tổng số lao động Nghệ An đang làm việc tại các nƣớc lên hơn 55.000 ngƣời, chiếm gần 32%, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống 2,8%, nâng tỷ lệ sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 85%, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần tích cực để giảm sức ép về việc làm ở địa phƣơng. Cụ thể, so với thu nhập của ngƣời lao động cùng ngành nghề và trình độ trong nƣớc thì thu nhập của lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng cao hơn 2 - 4 lần. Ví dụ năm 2005, thu nhập trung bình của lao động ở Đài Loan bình quân không dƣới 400USD/tháng, tại Hàn Quốc bình quân từ 700-1000USD/tháng, Nhật Bản từ 1000USD - 1500USD/tháng...trong khi đó thu nhập của lao động trong nƣớc ở mức khoảng hơn 3.8 triệu đồng/ngƣời/tháng. Số tiền lao động xuất khẩu gửi về ngày càng tăng (cụ thể, năm 2011: 3.758.800đồng, năm 2012: 4.038.000 đồng, năm 2013: 4.335.200 đồng, năm 2014: 4.831.200 đồng) đã đóng một vai trò hết sức quan 2 trọng trong giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, đặc biệt góp phần thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. Tuy nhiên, số lƣợng lao động xuất khẩu tuy tăng nhƣng chất lƣợng lao động xuất khẩu còn thấp: lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, từ 60 - 70%, chỉ tính riêng năm 2014 chỉ có 3.985 lao động đã qua đào tạo trong tổng số 12.366 lao động xuất khẩu, lao động không đáp ứng về trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp...Ngoài ra, lao động Nghệ An ra nƣớc ngoài làm việc vẫn còn xảy ra hiện tƣợng vi phạm hợp đồng, cƣ trú bất hợp pháp, thậm chí có một số ngƣời sống cuộc sống buông thả, cờ bạc, rƣợu chè, hay gây sự,… vi phạm đến luật pháp nƣớc sở tại. Hiện tƣợng ngƣời lao động tự ý hoặc thông qua môi giới bằng hình thức đi du lịch, thăm ngƣời thân, kết hôn giả… để sang một số nƣớc nhƣ: Angola, Nhật Bản, Hàn Quốc, Austraylia, Canada, các nƣớc Đông Âu làm việc không có hợp đồng lao động và cƣ trú bất hợp pháp còn diễn ra ở nhiều nơi. Tỷ lệ lao động bỏ trốn ở các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là cao nhất, so với lao động của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Philipines, Indonexia, Thái Lan …thì tỷ lệ này của Việt nam nói chung là rất cao và số lao động đi xuất khẩu của tỉnh Nghệ An cũng không thể tránh khỏi tình trạng chung ấy. Công tác quản lý lao động ở nƣớc ngoài còn yếu kém nên khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra ngƣời lao động phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có, hiện tƣợng ngƣời lao động bị ép buộc, lạm dụng vẫn còn xuất hiện mà chƣa đƣợc xử lý, ngăn chặn kịp thời. Việc quản lý đối với lực lƣợng lao động xuất khẩu “tiểu ngạch” hầu nhƣ còn bị bỏ ngỏ. Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rƣờm rà nhƣng lại chƣa chặt chẽ nên bị nhiều đối tƣợng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng với cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc hƣớng dẫn luật doanh nghiệp chƣa tốt, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động lợi dụng tuyển chọn lao động xuất khẩu trái pháp luật. Hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung xuất khẩu lao động còn hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn dẫn đến việc tôn trọng pháp luật còn yếu. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính trong hoạt động xuất khẩu lao động của địa phƣơng nhƣ thu, chi, quản lý dịch vụ, môi giới chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân... 3 Trong những năm tới, nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng, các thị trƣờng đều có nhu cầu cao về lao động có tay nghề, ngay cả những nƣớc nhận nhiều lao động nhƣ Malaysia, Đài Loan, Trung Đông...Đặc biệt là một số thị trƣờng có thu nhập cao và nhiều tiềm năng nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia...thì ngoài có tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngƣời lao động còn phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc,... Tình hình này cho thấy cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu rõ về thực trạng chất lƣợng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An để góp phần đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, trên cơ sở dự báo về tình hình thị trƣờng xuất khẩu lao động thế giới, Việt Nam và Nghệ An, dựa vào quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An" làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án + Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Nghệ An dƣới khía cạnh nghiên cứu chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Nghệ An. + Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về chất lƣợng xuất khẩu lao động, vai trò, lợi ích của nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động, các nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng xuất khẩu lao động. - Xem xét kinh nghiệm một số quốc gia và một số địa phƣơng trong nƣớc về xuất khẩu lao động, từ đó rút ra bài học về nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An. - Đánh giá đúng thực trạng về xuất khẩu lao động, chất lƣợng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, đƣa ra các thành tựu và hạn chế về chất lƣợng xuất khẩu lao động, đồng thời làm rõ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. 4 - Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh thị trƣờng xuất khẩu lao động trên thế giới và Việt Nam, quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động Nghệ An đến năm 2020. + Các câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu Để đạt được mục đích, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi: 1. Chất lƣợng xuất khẩu lao động đƣợc xác định nhƣ thế nào? 2. Thực trạng chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Tỉnh Nghệ An? 3. Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng xuất khẩu lao động? 4. Có thể đề xuất các giải pháp nào nhằm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là: Phải chăng muốn nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở cấp tỉnh thì trƣớc hết phải tập trung nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng nhân lực cho xuất khẩu lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động thông qua tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức và đào tạo nâng cao trình độ của ngƣời lao động, thông qua năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn và thông qua hoàn thiện cơ chế chính sách về xuất khẩu lao động và năng lực tổ chức thực hiện của Tỉnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án + Đối tƣợng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An dƣới ba khía cạnh: (i) Chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, (ii) Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp xuất khẩu lao động và (iii) Công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, đối tƣợng nghiên cứu của Luận án chính là lao động ở tỉnh Nghệ An chuẩn bị đi xuất khẩu lao động và cán bộ quản lý, cán bộ tham gia hoạt động đào tạo về xuất khẩu lao động tại địa phƣơng và tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. + Phạm vi nghiên cứu của luận án: - Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lƣợng xuất khẩu lao động ở địa phƣơng, vận dụng nghiên cứu cho trƣờng hợp tỉnh Nghệ An, 5 tập trung vào 3 khía cạnh là chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động. - Phạm vi về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu về chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. Về thị trƣờng nghiên cứu chủ yếu ở Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông vì đây là các thị trƣờng xuất khẩu lao động chủ yếu của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Luận án chỉ nghiên cứu lao động xuất khẩu ra nƣớc ngoài, không nghiên cứu đối tƣợng đƣợc coi là xuất khẩu lao động tại chỗ. Luận án chỉ đề cập đến xuất khẩu lao động theo các hiệp định của Chính phủ, chứ không đề cập đến xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch và xuất khẩu lao động chuyên gia. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng chất lƣợng xuất khẩu lao động trong 5 năm gần đây (2010-2015), nhu cầu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau: - Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh nguồn số liệu thống kê của Sở Lao động - Thƣơng Binh và xã hội Nghệ An, các nguồn thông tin đã đƣợc công bố trên sách báo, tạp chí, trên các trang web, các số liệu của Tổng cục thống kê, tƣ liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhất là các công trình nghiên cứu, các tƣ liệu thứ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chọn lựa. Đây là phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Phƣơng pháp nghiên cứu trực tiếp: qua khảo sát thực tế, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà quản lý xuất khẩu lao động, cán bộ tham gia hoạt động đào tạo lao động xuất khẩu, ngƣời lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động trên địa bàn khảo sát, kết hợp hai phƣơng pháp là phƣơng pháp khảo sát định tính và khảo sát định lƣợng. Khảo sát 30 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An (là các doanh nghiệp có uy tín, đƣa đƣợc số lƣợng lao động xuất khẩu lớn vào các thị trƣờng Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan...). 6 + Mục đích khảo sát: (1) Nhằm tìm hiểu quan điểm và đánh giá của cán bộ quản lý xuất khẩu lao động, cán bộ tham gia hoạt động đào tạo về xuất khẩu lao động tại địa phƣơng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động về các nội dung liên quan đến chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động ở địa phƣơng. (2) Tìm hiểu thông tin về ngƣời lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động để đánh giá về chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và công tác tổ chức quản lý XKLĐ của cơ quan quản lý địa phƣơng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động . + Mẫu khảo sát: tiến hành khảo sát 70 cán bộ quản lý xuất khẩu lao động và cán bộ tham gia hoạt động đào tạo về xuất khẩu lao động tại Sở Lao động và Thƣơng binh Xã hội Nghệ An, các địa phƣơng có lao động đi xuất khẩu lao động, 30 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An (là các doanh nghiệp có uy tín, đƣa đƣợc số lƣợng lao động xuất khẩu lớn vào các thị trƣờng Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan...) và 150 lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. + Phiếu khảo sát: hình thức phiếu khảo sát là Bảng hỏi, đối tƣợng khảo sát bao gồm: (1) Cán bộ quản lý xuất khẩu lao động tại Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội (Sở LĐTB &XH) tỉnh Nghệ An (2) Cán bộ quản lý ở các địa phƣơng có lao động đi xuất khẩu (3) Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (4) Cán bộ tham gia hoạt động đào tạo tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (5) Lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động + Nội dung trong các phiếu khảo sát: thu thập thông tin đánh giá của cán bộ quản lý về xuất khẩu lao động về các nội dung liên quan đến chất lƣợng xuất khẩu lao động của địa phƣơng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động của cơ quan quản lý địa phƣơng, nguyện vọng, mục đích, khả năng đáp ứng nhu cầu của các thị trƣờng xuất khẩu lao động, chƣơng trình đào tạo, giáo dục định hƣớng và ngoại ngữ, sự hỗ trợ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ quan quản lý địa phƣơng về xuất khẩu lao động... 7 - Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê và số liệu khảo sát. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thông qua trực tiếp phỏng vấn, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề trao đổi với một số cá nhân, tổ chức có liên quan nhƣ: cán bộ quản lý xuất khẩu lao động các cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và ngƣời lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn nhƣ sau: - Luận án đã hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động và chất lƣợng xuất khẩu lao động cả trong và ngoài nƣớc, làm rõ nội hàm chất lƣợng xuất khẩu lao động, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng xuất khẩu lao động, xây dựng đƣợc các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng xuất khẩu lao động. - Luận án đã tổng kết đƣợc bài học kinh nghiệm về xuất khẩu lao động của các quốc gia nhƣ Philippin, Indonesia, Thái Lan và các địa phƣơng trong nƣớc nhƣ Hà Tĩnh và Vĩnh Phúc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Nghệ An. - Luận án đã đƣa ra các quan điểm về nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở các địa phƣơng nói chung và Nghệ An nói riêng. - Đánh giá thực trạng chất lƣợng xuất khẩu lao động của Nghệ An, những thuận lợi và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Ý nghĩa lý luận của luận án: - Lý luận về chất lƣợng xuất khẩu lao động thực hiện trong luận án góp phần khẳng định việc nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động này, là cơ sở gợi mở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động 8 thì cần phải chú ý nâng cao chất lƣợng cả nguồn lao động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ lẫn công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động; vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm. + Ý nghĩa thực tiễn của luận án: - Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An; các giải pháp này nếu đƣợc áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động của Nghệ An trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tƣợng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề XKLĐ Nghệ An; các địa phƣơng khác trong cả nƣớc cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này. 7. Cơ cấu của Luận án Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu, phụ lục, nội dung luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở khoa học về chất lƣợng xuất khẩu lao động Chƣơng 3: Phân tích thực trạng chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Nghệ An Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng xuất khẩu lao động ở Nghệ An 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về di cư lao động nói chung Khi bàn về các tác động và lợi ích của di cƣ đối với các quốc gia xuất cƣ và nhập cƣ, các tác giả nhƣ Agboli, Angela Uzo, Charles W.Stahl, Stahl CW có cùng quan điểm khi cho rằng lao động di cƣ ở các quốc gia đều đem đến các lợi ích cho cả quốc gia xuất cƣ và nhập cƣ nhƣ: giảm tỷ lệ thất nghiệp, đem lại nguồn thu cho quốc gia, nâng cao kỹ năng cho ngƣời lao động, cải thiện tình trạng thiếu việc làm của các quốc gia...Cụ thể, tác giả Agboli, Angela Uzo trong nghiên cứu “Global migration and its effects on international behavior” [75] đề cập đến tác động của di cƣ: thứ nhất là thể hiện quyền con ngƣời, thứ hai là phân tích nguyên nhân di cƣ, thứ ba là xem xét tác động của di cƣ và sự hòa nhập của lao động di cƣ vào nƣớc nhập cƣ. Trong khi đó, Charles W.Stahl (1982) trong nghiên cứu “International labour migration and international development” [92] đánh giá tác động của quá trình di cƣ vào các quốc gia. Nghiên cứu đã tính toán đƣợc chi phí xã hội và lợi ích của cả quốc gia có lao động di cƣ (ví dụ nhƣ: ảnh hƣởng đến sản xuất, việc làm, đầu tƣ và đô thị hóa) và quốc gia có lao động nhập cƣ (ví dụ nhƣ giảm bớt lạm phát, tiết kiệm về an sinh xã hội, giảm chi phí đào tạo và giáo dục...). Cũng cùng đánh giá về lợi ích của các quốc gia có lao động di cƣ thì Stahl CW (1986) trong nghiên cứu “International labor migration: a study of the ASEAN countries” [134] bàn về 2 mục tiêu chính: Một là, lý luận về di cƣ quốc tế ở các quốc gia Đông Nam Á. Hai là, đánh giá tầm quan trọng của hoạt động di cƣ đến nền kinh tế của các quốc gia này. Nghiên cứu cho rằng lao động nhập cƣ có thể đƣa đến một số lợi ích tiềm năng cho các quốc gia nhƣ: giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết vấn đề việc làm, là một nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời nâng cao kỹ năng cho ngƣời lao động và cải thiện phúc lợi vật chất cho ngƣời lao động. Wickramasekera P trong nghiên cứu “Asian labour Migration: Issues and Challenge in an Era of Globalization” [141], bàn về vấn đề khan hiếm lao động 10 ngày càng gia tăng ở một số quốc gia Đông Á, các nƣớc này phải đối mặt với nạn thiếu lao động và đứng trƣớc các sự lựa chọn: một là, nâng cấp công nghệ và vốn con ngƣời, hai là, xuất khẩu công nghệ có hàm lƣợng lao động cao ra nƣớc ngoài thông qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và ba là, nhập khẩu công nhân không lành nghề từ các nƣớc khác sang. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác đề cập đến xu hƣớng di cƣ, động cơ di cƣ và các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình di cƣ lao động của các quốc gia. Cụ thể, trong những năm 80 của thế kỷ 19, Ravenstein là nhà khoa học đóng vai trò mở đƣờng cho việc phát triển lý thuyết di cƣ, thể hiện trong tác phẩm: "Các qui luật di cư". Ông nghiên cứu các cuộc di cƣ ở Anh và tìm hiểu mối quan hệ giữa di cƣ với qui mô dân số, mật độ và khoảng cách di chuyển. Everett S. Lee (1966) trong tác phẩm “Migration Methods” [99] đã phân tích các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến di cƣ lao động nhƣ: nhóm nhân tố gắn liền với nơi đi và đến của lao động di cƣ, nhóm nhân tố liên quan đến những trở ngại, trở lực giữa nơi đi và nơi đến mà lao động di cƣ phải vƣợt qua và nhóm nhân tố chủ quan của bản thân lao động di cƣ. Một lý do nữa dẫn đến quá trình di cƣ giữa các quốc gia đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu “Let their people come: Breaking the Gridlock on global labor mobility” [120] của tác giả Lant Pritchett (2006) đó là khoảng cách chênh lệch về tiền lƣơng, nhân khẩu học. Xu hƣớng toàn cầu hóa dẫn đến luồng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác, khi quốc gia càng phát triển, con ngƣời có nhu cầu chi tiêu cá nhân đa dạng hơn mà những nhu cầu này không thể nhập khẩu, vì vậy họ quyết định di cƣ để tiêu dùng dịch vụ đó. Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển cần nhiều lao động, đặc biệt là nhu cầu về lao động chất lƣợng cao là một nguyên nhân dẫn đến luồng di cƣ lao động để tìm kiếm khoản thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu “Blueprinting Migration Analysis: Why Theoretical Applications of International Migration Are Not One-Size-Fits-All” [121] của Larrison, Jennica A (2013) bàn về xu hƣớng mới của di cƣ từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc đang phát triển khác cũng là một tất yếu khách quan. Ngoài ra, Beaverstock J. (1996) trong nghiên cứu “Subcontracting the accountant: Professional labour markets, migration, and organisation networks in 11 the global accountancy industry” [87], Brah, Avtar, Mary J.Hickman; Martin Mac and Ghaill. Eds (1999) trong nghiên cứu “Global Future: Migration, Environment and Globalization” [82] và Carrington, William J; Datragiache, Enrica; Vishwanath, Tara (1996) trong nghiên cứu “Migration with endogenous moving cost” [84] đều bàn về mô hình di cƣ, động cơ di cƣ và chi phí phát sinh trong quá trình di cƣ. Statistical Report (1990) trong nghiên cứu “International Labor Migration from Asian Labour Sending countries” [135], IOL Bangkok bàn về vấn đề di cƣ lao động đó là sự di chuyển của ngƣời dân từ nƣớc này sang nƣớc khác với mục đích tìm kiếm việc làm và lao động di cƣ đã trở thành một vấn đề quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Tác giả Stouffer (1940) trong nghiên cứu "Intervening Opportunities: A Theory Relating to Mobility and Distance" [136] cho rằng trong quá trình di cƣ thì khoảng cách cơ học không có ý nghĩa quan trọng, các yếu tố quyết định đến sự lựa chọn định cƣ của lao động là do các yếu tố kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm mà ngƣời di cƣ nhận đƣợc. Đây chính là nhân tố chính dẫn đến quyết định định cƣ của lao động. UNESCO đã đƣa ra một chƣơng trình nghiên cứu về nhân tài MOST (Management of Social Translation) [137]. Trong nghiên cứu đã chú trọng về xu hƣớng di chuyển nhân lực trình độ cao giữa các nƣớc, các vấn đề về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này. William Thomas và Florian Znaniecki đã viết tác phẩm “The Polish Peasant In Europe and America” [142] nghiên cứu về hành trình của lao động di cƣ, mạng lƣới các mối quan hệ xã hội và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình di cƣ. Tóm lại, trong các nghiên cứu này đã đánh giá đƣợc các nội dung về di cƣ lao động nhƣ tác động, lợi ích, nguyên nhân và động cơ di cƣ, xu hƣớng và nhân tố ảnh hƣởng...của di cƣ lao động đến các quốc gia, chứ chƣa quan tâm đến các vấn đề về chất lƣợng lao động di cƣ. 1.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng lao động di cư Nghiên cứu về vấn đề chất lƣợng lao động di cƣ, các nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề cạnh tranh của lao động có tay nghề, ƣu thế của lao động có tay nghề so 12 với lao động phổ thông... trong quá trình di cƣ. Cụ thể, Aris Ananta (1998) trong nghiên cứu “Some Consequences of International Labour Migration in Southeast Asia” [80] chỉ ra xu hƣớng cạnh tranh giữa lao động di cƣ tay nghề cao ở các quốc gia Đông Nam Á ngày càng gia tăng. Cung lao động trong nƣớc đã vƣợt quá cầu lao động làm cho giá lao động trong nƣớc giảm xuống trong khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế ngày càng gia tăng. Manolo I. Abella (2000) trong nghiên cứu “International Migration and Labour Market development: A survey of Trend and Major Issues” [128] bàn về nhu cầu sử dụng lao động giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, cơ cấu sử dụng lao động ngày một đa dạng. Mặc dù, trong giai đoạn hiện nay thì việc sử dụng lao động phổ thông vẫn chiếm ƣu thế, nhƣng xu hƣớng trong tƣơng lai, lao động có chuyên môn cao sẽ chiếm ƣu thế. Garrick, Catherine Lesley (1991) trong nghiên cứu “A channels framework for the study of skilled international migration” [107] xác định sự thay đổi trong xu hƣớng di cƣ quốc tế. Đó là di cƣ có tay nghề cao, chuyển giao kỹ năng trở thành xu hƣớng di cƣ chính của các quốc gia, nghiên cứu trƣờng hợp điển hình ở Scotland. Chau, Nancy H; Stark, Oded (1999) trong nghiên cứu “Migration under asymmetric information and human capital formation” [93] đề cập đến quá trình di cƣ lao động tay nghề cao, phúc lợi quốc gia xuất cƣ và nhập cƣ nhận đƣợc khi lao động có tay nghề di cƣ. John Kennan (2014) trong nghiên cứu “Immigration restrictions and labor market skills” [114], University of Wisconsin - Madison and NBER cho rằng sự khác biệt về mức thu nhập giữa các quốc gia chính là do sự khác biệt về năng suất lao động. Xu hƣớng di cƣ của lao động lành nghề nhiều hơn lao động phổ thông. Tác giả đã phân tích những tác động của di cƣ bằng cách xây dựng mô hình phân tích hiệu quả của quá trình di cƣ. Đồng thời, đề xuất giải pháp nới lỏng các rào cản về nhập cƣ nhằm tạo ra thị trƣờng lao động tự do cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Philip L. Martin (2000) trong nghiên cứu “Migration and Trade: The Case of Philippines” [130] đề cập đến đặc điểm của lao động di cƣ Châu Á, đại đa số không có nghề nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp nhƣ công nhân xây dựng hoặc giúp 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan