Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉ...

Tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh điện biên trong điều kiện mới

.PDF
185
458
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN AN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN AN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đăng Thành PGS.TS. Đoàn Minh Huấn HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2017 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn An i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 11 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................... 11 1.1.1. Các nghiên cứu về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và kinh nghiệm nâng cao chất lượng CBCC người DTTS ở nước ngoài .............. 11 1.1.2. Các nghiên cứu về xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ CBCC người DTTS nói riêng ............................................. 15 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về xây dựng và nâng cao chất lượng CBCC cấp cơ sở/cấp xã.............................................................................................. 18 1.1.4. Các nghiên cứu về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở /cấp xã là người DTTS .......................................................................... 20 1.1.5. Các nghiên cứu về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã nói chung và CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên .................................................. 21 1.2. Đánh giá chung về các công trình đã tổng quan và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ....................................................................................... 23 1.2.1. Các giá trị có thể kế thừa ....................................................................... 23 1.2.2. Các vấn đề liên quan đến luận án nhưng chưa được đề cập, luận giải trong các công trình đã tổng quan ................................................................... 23 1.2.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .................................................. 26 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI ................................................................................ 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ................................................................................ 28 2.1.1. Khái niệm CBCC cấp xã người DTTS .................................................. 28 2.1.2. Đặc điểm của CBCC cấp xã người DTTS ............................................. 31 ii 2.1.3. Vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ........................... 34 2.2. Khái niệm và yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức câp xã người dân tộc thiểu số trong điều kiện mới .................................................... 35 2.2.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS .................... 35 2.2.2. Điều kiện mới và yêu cầu chất lượng đối với đội ngũ CBCC câp xã người DTTS.............................................................................................................. 38 2.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ... 44 2.3. Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ................................................................................................ 45 2.3.1. Nhóm tiêu chí về phẩm chất .................................................................. 45 2.3.2. Nhóm tiêu chí về trình độ ...................................................................... 47 2.3.3. Nhóm tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp ................................................. 51 2.3.4. Tiêu chí về kinh nghiệm công tác .......................................................... 57 2.3.5. Nhóm tiêu chí về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi của CBCC cấp xã người DTTS ......................................................... 58 2.3.6. Nhóm tiêu chí về cơ cấu ........................................................................ 58 2.3.7. Nhóm tiêu chí phản ánh sự phối hợp giữa các CBCC cấp xã người DTTS trong thực hiện nhiệm vụ ................................................................................ 59 2.3.8. Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCC cấp xã người DTTS và sự hài lòng của người dân ...................................................... 60 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ..................................................................................... 61 2.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 61 2.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 65 2.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở một số địa phương và các bài học rút ra ................................. 66 2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS .............. 66 2.5.2. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS ở một số địa phương ............................................ 71 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 72 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN .......... 74 3.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Điện Biên .............. 74 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 74 iii 3.1.2. Đặc điểm dân cư, dân tộc, hành chính ................................................... 74 3.1.3. Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 75 3.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội .................................................................... 76 3.1.5. Hệ thống giáo dục, y tế ......................................................................... 77 3.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên.......................................................................................................... 79 3.2.1. Số lượng CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên .......................... 79 3.2.2. Đặc điểm đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên ............ 79 3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên hiện nay .................................................................. 80 3.3.1. Về phẩm chất ........................................................................................ 80 3.3.2. Về trình độ ............................................................................................ 81 3.3.3. Về kỹ năng nghề nghiệp ........................................................................ 95 3.3.4. Về kinh nghiệm công tác ..................................................................... 104 3.3.5. Nhận thức về sự thay đổi trong tương lai và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi ......................................................................................................... 105 3.3.6. Về cơ cấu ............................................................................................ 106 3.3.7. Khả năng phối hợp trong công việc của CBCC cấp xã người DTTS.... 108 3.3.8. Kết quả thực hiện nhiệm vụ QLNN ở địa phương của CBCC cấp xã người DTTS và sự hài lòng của người dân .................................................... 109 3.4. Đánh gía chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên .................................................................................. 114 3.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm ................................................ 114 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................. 117 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 121 CHƯƠNG 4: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN ..................................................................... 122 4.1. Mục tiêu, quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên................................................... 122 4.1.1. Mục tiêu.............................................................................................. 122 4.1.2. Quan điểm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên trong điều kiện mới .............................................................................. 122 iv 4.1.3. Dự báo biến động của các nhân tố, điều kiện có thể tác động tới chất lượng CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên ...................................... 130 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên ....................................................... 132 4.2.1. Đổi mới nhận thức, cách tiếp cận vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên ................................................ 132 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách cho CBCC cấp xã nói chung và CBCC cấp xã người DTTS nói riêng ........................................................ 133 4.2.3. Đổi mới công tác quản lý CBCC cấp xã người DTTS ......................... 134 4.2.4. Nhóm giải pháp khai thác, phát huy, sử dụng tri thức bản địa các dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, v.v. trong tăng cường năng lực CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên ..................................................................... 140 4.2.5. Mở rộng hợp tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa một số hoạt động nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS ................................................... 141 4.2.6. Tạo môi trường làm việc tốt, xây dựng văn hoá tổ chức, nâng cao nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của đội ngũ CBCC cấp xã là người DTTS .... 142 4.2.7. Tổ chức và thực hiện quản lý chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên ................................................................................. 143 4.3. Các điều kiện bảo đảm để thực hiện các giải pháp ............................... 146 Kết luận chương 4 ............................................................................................. 147 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 160 PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ ........................ 160 PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI NGƯỜI DÂN .......................................................... 168 PHỤ LỤC 3: GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU ......................................................... 171 PHỤ LỤC 4: GỢI Ý THẢO LUẬN NHÓM..................................................... 174 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AN-QP An ninh – quốc phòng CA Công an CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CBCQ Cán bộ chính quyền CC Công chức CCHCNN Cải cách hành chính nhà nước CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐBKK Đặc biệt khó khăn ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân KH&CN Khoa học và công nghệ KTXH Kinh tế xã hội LLCT Lý luận chính trị NXB Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước QS Quân sự THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Trình độ học vấn của CBCC cấp xã người DTTS .................................. 83 Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã người DTTS ........................... 84 Bảng 3.3. Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp xã ngừời DTTS ........................ 87 Bảng 3.4 Trình độ QLNN của CBCQ và CC cấp xã người DTTS .......................... 89 Bảng 3.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBCC cấp xã người DTTS .................. 90 Bảng 3.6. Tỷ lệ CBCC và CC cấp xã người DTTS đã bồi dưỡng AN-QP .............. 94 Bảng 3.7. Kỹ năng sử dụng các chương trình thông thường trên máy tính của đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ............................................................................. 96 Bảng 3.8. Đánh giá một số kỹ năng của CBCC cấp xã người DTTS .................... 100 Bảng 3.9. Đánh giá kỹ năng của cán bộ chính quyền cấp xã người DTTS............ 101 Bảng 3.10. Nhận thức của CBCC cấp xã người DTTS về sự thay đổi công việc trong 5 năm tới và khả năng thích ứng với thay đổi ............................................. 105 Bảng 3.11. Cơ cấu độ tuổi, giới tính và dân tộc của đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên........................................................................................ 108 Bảng 3.12. Đánh giá hiệu quả QLNN của CBCC cấp xã người DTTS ................. 110 Bảng 3.13. Tỷ lệ % người dân hài lòng về kết quả QLNN của CBCC cấp xã người DTTS .................................................................................................................. 114 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Trình độ học vấn của CBCQ và công chức cấp xã người DTTS ............. 82 Hình 3.2. Trình độ chuyên môn của CBCQ và CC cấp xã người DTTS ................. 85 Hình 3.3. Trình độ LLCT của CBCQ và công chức cấp xã người DTTS ............... 88 Hình 3.4. Trình độ QLNN của CBCQ và công chức cấp xã người DTTS .............. 89 Hình 3.5 Trình độ ngoại ngữ của CBCQ và CC cấp xã người DTTS ..................... 91 Hình 3.6. Trình độ tin học của CBCQ và công chức cấp xã người DTTS .............. 92 Hình 3.7. Tỷ lệ CBCQ và CC cấp xã người DTTS đã bồi dưỡng AN-QP .............. 94 Hình 3.8. So sánh kỹ năng sử dụng các chương trình thông thường trên máy tính giữa cán bộ chính quyền với công chức cấp xã người DTTS ................................. 97 Hình 3.9. Kỹ năng tổ chức cuộc họp và điều hành công sở của CBCQ cấp xã người DTTS .................................................................................................................. 102 Hình 3.10. Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp của CBCQ cấp xã người DTTS ............................................................................................. 103 Hình 3.11. Cơ cấu dân tộc của CBCQ và công chức cấp xã người DTTS ............ 107 Hình 3.12. Cơ cấu tuổi của CBCQ và công chức cấp xã người DTTS.................. 107 Hình 3.13. Tỷ lệ % ý kiến tự đánh giá của CBCC cấp xã người DTTS về các lĩnh vực QLNN đạt hiệu quả thấp ............................................................................... 111 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều cần có nguồn lực con người. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là ''tài nguyên đặc biệt'', một nguồn lực không gặp trần giới hạn trong tăng trưởng và phát triển. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) hành chính là một loại nguồn nhân lực đặc biệt, có vai trò thực thi pháp luật, bảo đảm hiện thực hóa ý chí của thể chế cầm quyền và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thời gian qua, đội ngũ CBCC đã có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và hội nhập, đội ngũ CBCC chưa có chất lượng cao, nhất là về phẩm chính trị, đạo đức công vụ, trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp, vốn hiểu biết về KTTT và luật pháp, khả năng dự báo và xử lý các tình huống trong lãnh đạo, quản lý. Một bộ phận cán bộ chủ quan, tự mãn, bảo thủ, trì trệ, mắc bệnh thành tích; số khác thiếu tâm huyết với công việc, thiếu gương mẫu, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức tự phê bình, phê bình và tính chiến đấu kém; lợi dụng chức quyền để vun vén lợi ích cá nhân. Trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở nước ta, chính quyền cấp cơ sở có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp từ hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân thông qua đội ngũ CBCC cấp xã. Đội ngũ này là người gần dân, sát dân nhất; mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với nhân dân, đến đúng, đến đủ và có được nhân dân tiếp thu đúng đắn hay không đều thông qua cấp cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị cơ sở nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã. Chính vì đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở nên việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là một nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ CBCC cấp xã đối với sự nghiệp công 1 nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa là đầu tư cho phát triển [17]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân” [18, tr.136]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh cần phải “xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới” [20, tr.252]. Có như thế mới tạo ra được một đội ngũ CBCC “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận trong đội ngũ CBCC cấp xã nhưng là một đối tượng đặc thù do trình độ mọi mặt thấp hơn mặt bằng chung, văn hoá tộc người đa dạng và các thế lực thù địch đang ra sức lôi kéo, kích động, chống phá, v.v. Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS không chỉ thuần tuý thuộc phạm trù công tác tổ chức cán bộ bao hàm cả mặt lượng lẫn mặt chất mà còn là chính sách dân tộc của thể chế cầm quyền. Cán bộ và công tác cán bộ luôn là “khâu then chốt trong vấn đề then chốt” của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Do vậy, xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước nói chung, CBCC cấp xã nói riêng, đặc biệt là CBCC cấp xã người DTTS vững mạnh là công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi phải làm thường xuyên, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách, vừa là công tác thường xuyên và lâu dài. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách trong công tác cán bộ đối với CBCC cấp xã, nhưng thực tế hiện nay đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS còn nhiều hạn chế từ trình độ, kỹ năng, năng lực đến phẩm chất tâm lý – xã hội để hoạt động một cách chuyên nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải triển khai một hệ thống giải pháp đồng bộ trong đó vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt với đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài và cấp bách. 2 Về học thuật, nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở nước ta bấy lâu nay dù đã được quan tâm nhưng kết quả thu được vẫn còn giới hạn. Sự hạn chế đó có thể do thiếu năng lực nghiên cứu liên ngành, thiếu phương pháp tiếp cận phù hợp, chưa có đội ngũ chuyên sâu cho các nghiên cứu này, v.v. nhưng quan trọng là do thiếu khung lý thuyết hiện đại và mức độ hạn chế trong đầu tư cho nghiên cứu một chủ thể đặc biệt của hệ thống quản trị công là CBCC cấp xã người DTTS. Chủ thể đặc biệt này chịu chi phối của ba chiều kích: Một là, nằm trong hệ thống chính trị do một Đảng lãnh đạo; hai là, tổ chức thực thi quản lý công ở đơn vị hành chính cấp cơ sở; ba là, căn tính tộc người có nhiều đặc trưng chế định đến tổ chức và hoạt động. Do đó, nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS cần đến một khung lý thuyết hiện đại, một cách tiếp cận hợp lý và trong động thái mới, v.v. để nhận diện cả tầng nổi và tầng sâu, cấu trúc và chức năng, hệ thống và phân hệ. Điện Biên là tỉnh miền núi cao, biên giới thuộc vùng Tây Bắc, địa hình hiểm trở, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km; người DTTS chiếm hơn 80% với 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Thái (38,0%) và dân tộc Mông (34,8%). Các DTTS tập trung cư trú ở vùng cao, điều kiện hạ tầng KTXH còn nhiều khó khăn nhưng là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội (KTXH), quốc phòng, an ninh và môi trường. Với một địa bàn như vậy, việc xây dựng, quản lý, phát triển đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS là hướng tiếp cận cơ bản để củng cố chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan quản lý, hiện nay chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói chung, CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Điện Biên đang đẩy mạnh CCHC sâu rộng, do đó yêu cầu cao hơn về chất lượng CBCC cấp xã không chỉ về trình độ, mà cả năng lực, phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, v.v. Để có thể xây dựng được đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS đảm bảo được yêu cầu đó, cần nghiêm túc đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân yếu kém, đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng trong điều kiện mới. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu với cách tiếp cận hệ thống, toàn diện. Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên trong điều kiện mới” chính vì vậy là một nghiên cứu rất cần thiết và cấp bách. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở khung lý thuyết về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói chung, CBCC cấp xã người DTTS nói riêng, Luận án tập trung làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên trong điều kiện mới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra những giá trị có thể kế thừa, những khoảng trống cần khỏa lấp, những vấn đề cần tiếp tục phát triển trong nghiên cứu. - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói chung và CBCC cấp xã người DTTS nói riêng; - Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS ở một số địa phương, từ đó rút ra các giá trị tham khảo có thể áp dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên; - Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển KTTT hiện đại, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên trong điều kiện mới. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS được nghiên cứu bao gồm các nội dung về phẩm chất chính trị, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm công tác. 4 - Về khách thể nghiên cứu: Theo quy định của Luật CBCC năm 2008, đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS bao gồm cả chức danh trong tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. CBCC cấp xã ở mỗi loại hình tổ chức có yêu cầu khác nhau về chất lượng. Do đó, để đảm bảo tính đồng nhất và đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài giới hạn khách thể nghiên cứu chỉ là nhóm CBCC chính quyền cấp xã là người DTTS. Theo đó, đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS được đề cập trong đề tài bao gồm nhóm cán bộ được hình thành do bầu cử (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và nhóm công chức chuyên môn được hình thành do tuyển dụng. - Về không gian - địa bàn: Đề tài nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở 112 xã của tỉnh Điện Biên. - Về thời gian: Đề tài tổng kết, đánh giá các dữ liệu từ khi chia tách tỉnh Điện Biên (11/2003) đến 2016 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. - Về điều kiện mới: Chất lượng CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên được đặt trong điều kiện mới là điều kiện phát triển nền KTTT hiện đại, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính nhà nước (CCHCNN). 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS của tỉnh Điện Biên hiện nay như thế nào? Đã đáp ứng được ở mức độ nào so với yêu cầu đặt ra trong điều kiện phát triển nền KTTT hiện đại, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và CCHCNN. - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên, đặc biệt là những yếu tố tác động làm cho chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra? - Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS của tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu đặt ra trong điều kiện mới? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh phát triển nền KTTT hiện đại, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và CCHCNN. 5 Thực trạng này do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động, trong đó có các yếu tố đặc thù gắn liền với đội ngũ CBCC cấp xã là người DTTS. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ này cần có cách tiếp cận hệ thống với một hệ giải pháp đồng bộ, gắn liền với tính đặc thù của đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Khai thác các tài liệu thứ cấp bao gồm các thông tin, số liệu về thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên được phản ánh trong các công trình nghiên cứu liên quan, tài liệu, báo chí, báo cáo hành chính của các sở, ban, ngành và các cơ quan hữu quan, niên giám thống kê của trung ương và tỉnh. Các thông tin, tài liệu được lựa chọn có nguồn cung cấp chính thống, tin cậy, cập nhật, được xử lý, phân tích thận trọng, đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao khi trích dẫn, so sánh, đối chiếu. 5.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Luận án sử dụng 2 kỹ thuật cơ bản trong phương pháp nghiên cứu định tính đó là phỏng vấn sâu (PVS) cá nhân và thảo luận nhóm (TLN) tập trung. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp chuyên gia. PVS là phỏng vấn trực tiếp người cung cấp thông tin theo cách đưa ra các câu hỏi để tìm câu trả lời theo chủ đích nhằm thu thập các thông tin về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên. Tùy theo đối tượng mà có các gợi ý nội dung phỏng vấn về thực trạng chất lượng CBCC cấp xã người DTTS, công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, phương thức đào tạo; đánh giá các chính sách liên quan, các quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên, v.v. Đối tượng PVS bao gồm chủ yếu các nhóm đối tượng là lãnh đạo cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, CBCC cấp xã người DTTS và không phải DTTS và người dân (Phụ lục 3). TLN tập trung (mỗi nhóm có 6-10 người cung cấp thông tin và 2 cán bộ hướng dẫn) được thực hiện theo các gợi ý nội dung định trước, nhằm làm rõ thêm các thông tin về thực trạng chất lượng, quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng 6 (ĐTBD), bố trí, sử dụng, đánh giá CBCC cấp xã người DTTS; các quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên. Đối tượng TLN bao gồm chủ yếu là nhóm CBCC cấp xã người DTTS và không phải DTTS và người dân (Phụ lục 4). Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý thông qua phỏng vấn, tọa đàm, hội thảo để tìm hiểu về công tác tuyển dụng, sử dụng, ĐTBD, chính sách, chế độ, giám sát, đánh giá và các nhân tố tác động đến thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS nói riêng. 5.1.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Luận án sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn trực tiếp 2 nhóm đối tượng là CBCC cấp xã và người dân, nhằm thu thập các số liệu, thông tin định lượng để chủ yếu đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên. + Thiết kế bảng hỏi bán cấu trúc: Bảng hỏi được thiết kế làm 2 loại dành cho 2 nhóm đối tượng đã nêu trên. Bảng hỏi 1 được thiết kế để thu thập thông tin từ nhóm đối tượng là CBCC cấp xã người DTTS và CBCC cấp xã không là người DTTS, bao gồm các nội dung chủ yếu là tự đánh giá về trình độ, nhận thức, phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp, kết quả công tác QLNN của CBCC cấp xã và nguyện vọng về nâng cao chất lượng, v.v. của CBCC cấp xã ở tỉnh Điện Biên (Phụ lục 1). Bảng hỏi 2 được thiết kế để thu thập thông tin từ nhóm đối tượng là người dân vùng DTTS, gồm các câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS tại địa phương của họ và các dịch vụ công được cung cấp bởi đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS (Phụ lục 2). - Điều tra chính thức: Luận án chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên để vừa đảm bảo tính khách quan vừa đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu ở tất cả các xã, thị trấn thuộc địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin thực địa được tiến hành tại một số đơn vị cấp tỉnh và 7 đơn vị cấp huyện là Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên 7 Đông, Mường Ảng, Mường Nhé. Đề tài lựa chọn các mẫu nghiên cứu đảm bảo các tiêu chí: vùng thấp và vùng cao, đô thị và nông thôn, các DTTS sinh sống xen kẽ ở mức độ khác nhau, địa bàn các DTTS chiếm tỷ lệ dân số đông, v.v. Tại tỉnh, tiến hành PVS các đối tượng lãnh đạo, chuyên viên phụ trách lĩnh vực ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục & đào tạo, Trường Chính trị tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh. Tại các huyện, tiến hành PVS các đối tượng lãnh đạo, chuyên viên phụ trách lĩnh vực ở Ban Tổ chức Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Tại các xã, tiến hành PVS các đối tượng cán bộ lãnh đạo UBND, công chức và TLN tập trung các CBCC cấp xã. Tại thôn/ bản tiến hành PVS cán bộ thôn/bản, người dân, phỏng vấn bảng hỏi bán cấu trúc các đại diện hộ gia đình và TLN tập trung người dân. Số lượng phiếu ở tỉnh: 13 PVS; ở 7 huyện: 35 PVS; ở 70 xã: 770 bảng hỏi CBCC cấp xã, 140 bảng hỏi người dân và 90 phiếu PVS và TLN CBCC cấp xã, thôn/bản và người dân. Số phiếu được phát ra là 1.000 phiếu, bao gồm 910 bảng hỏi và 90 phiếu PVS, TLN; số phiếu thu về và xử lý thống kê là 983 cho tất cả các loại. Thông tin được thu thập theo hai cách: Đến một số xã (trường hợp PVS, TLN tập trung CBCC và bảng hỏi người dân), đến cơ sở đào tạo CBCC cấp xã tại tỉnh và huyện (trường hợp PVS và TLN các CBCC cấp xã). 5.2. Các phương pháp xử lý thông tin, số liệu - Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích chính sách, phương pháp mô hình hóa và đánh giá SWOT, v.v. để xử lý các thông tin, dữ liệu định tính về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên. + Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng đối với các thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài, bao gồm các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố liên quan đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên, v.v. 8 + Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc được sử dụng để vừa thấy được quá trình diễn biến của sự kiện, vừa rút ra những nhận định khái quát về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên. + Phương pháp phân tích chính sách là phương pháp cần thiết để nghiên cứu hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý CBCC cấp xã được sử dụng nhằm phân tích, so sánh mức độ đồng bộ hóa, tính phù hợp của hệ thống chính sách, pháp luật với thực tiễn, những khoảng trống hoặc sai sót cần khỏa lấp, các chủ thể chính và phối hợp trong hoạch định, thực hiện chính sách quản lý đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên, v.v. + Phương pháp đánh giá SWOT dùng để phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), rủi ro – nguy cơ (Threats) giúp đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS làm cơ sở đề xuất giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội, lường trước, giảm nhẹ hoặc triệt tiêu rủi ro từ những hạn chế về chất lượng của CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên. - Đối với các thông tin định lượng từ bảng hỏi: Luận án sử dụng phương pháp thống kê thông qua phần mềm SPSS 12.0 và phần mềm Excel 2007 để xử lý, phân tích và lập bảng biểu thống kê, vẽ các biểu đồ minh họa. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt khoa học Luận án đã hình thành được khung lý thuyết và định dạng các đặc điểm của CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên; đưa ra các nhận xét, kết luận mới về chất lượng CBCC người DTTS tỉnh Điện Biên hiện nay; hình thành hệ tri thức mới về cấu trúc, chức năng, động thái của CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên trong tương quan với bối cảnh phát triển KTTT định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và CCHCNN. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã hình thành được bộ tiêu chí công cụ đánh giá, kiểm định, kiểm soát, ĐTBD, nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS; đề xuất một hệ giải pháp với những hình thức, phương pháp, cách thức, xác định chủ thể và nguồn lực cụ thể để nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu điều kiện mới. 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả đề tài đóng góp vào sự tăng trưởng tri thức của khoa học quản lý công, đặc biệt đối với phân ngành quản lý nguồn nhân lực. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế đối với đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Điện Biên trong điều kiện mới đáp ứng yêu cầu gia tăng quy mô, số lượng và cải thiện chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Điện Biên; luận án cũng là tài liệu tham khảo có giá trị để xây dựng chính sách cho CBCC cấp xã người DTTS. 8. Cấu trúc của luận án Nội dung chính của luận án có cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trong điều kiện mới. Chương 3. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên. Chương 4. Mục tiêu, quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan